Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN tiếng việt: Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Liên 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.9 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II.Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
II. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
2
3
3
3
4
5
7
17
18
19
20

A. MỞ ĐẦU


I. Lý do chọn đề tài:
Tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong chương trình Tiểu học. Môn Tiếng
Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện thế hệ trẻ. Việc dạy
học Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử
dụng tiếng Việt văn hoá hiện đại, để suy nghĩ, giao tiếp và học tập, giáo dục cho
1


các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng, lành mạnh. Trong môn Tiếng Việt
muốn “ Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”, người thầy cần biết tổ chức
cho học sinh được “Tự bộc lộ” năng lực nhận thức và hành động qua các kỹ
năng nghe, đọc, nói, viết cùng với sự hợp tác trong học tập của bạn bè.
Trong 4 kỹ năng trên, nói là một hoạt động giao tiếp cần thiết của mỗi con
người. Trong cuộc sống hàng ngày, ở tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều cần
đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là quá trình người nói diễn đạt thông tin
đến các đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng của hoạt động
giao tiếp. Chính vì vậy mà ngay từ khi bước vào lớp 1 SGK đã rất chú trọng đến
việc dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh tiểu học.
Nói là một trong 4 kỹ năng cơ bản ( nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và
phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1. Rèn kỹ năng nói là
giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói. Luyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho
việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này. Ngoài ra,
luyện nói cho học sinh, sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Các
em biết sử dụng từ ngữ trong giao tiếp một cách chính xác, phong phú, phát huy
trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ đề, một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Việc rèn kỹ năng nói là giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và
nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây thơ
của con mắt trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo
viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú
bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình và diễn đạt suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ nói của

mình, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong
quá trình giao tiếp.
Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ
công nghệ thông tin, ngôn ngữ nói được thay bằng ngôn ngữ viết qua máy tính
(gửiE.mall, chát, nhắn tin… trên mạng). Như vậy, việc rèn luyện bồi dưỡng kĩ
năng nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chưa được
chú trọng, chưa quan tâm đúng mức. Trong thực tế cho thấy, một số người có
trình độ cao khi viết một văn bản nào đó đọc nghe rất có tính thuyết phục nhưng
khi trình bày ý kiến trước đám đông lại gặp rất nhiều khó khăn.
Cho nên với học sinh lớp 1, các em là một thế hệ trẻ chập chững mới bước vào
đời lại không có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp còn hạn
chế.
Các em còn nhút nhát, chưa tự tin trong lúc nói, tìm tiếng, tìm từ còn chậm
trong khi nói, nói không thành câu. Nói không rõ lời, chưa phát âm chuẩn,
nhiều học sinh nói còn kéo dài, chưa trôi chảy, chưa lưu loát, chưa biểu cảm.
2


Với lý do trên, tôi xin đã mạnh dạn nghiên cứu “ Một số biện pháp rèn
kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga
Liên 1 ”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp,
rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, trong
sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình.
- Giúp cho học sinh biết ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách
nhạy bén, lễ phép, thông minh hơn.
- Đưa ra những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh lớp 1.
- Tạo cơ hội cho các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, khám phá diễn đạt
ý tưởng trước đám đông, thành công trong công việc. Đồng thời góp phần phát

triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em có được kỹ năng sống tốt để
trở thành người có ích cho xã hội.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các giải pháp rèn kỹ năng luyện nói cho học sinh lớp 1 ở
trường tiểu học Nga Liên 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh tôi đã
kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giảng giải để giải quyết
vấn đề.
- Phân tích những nguyên nhân nhân dẫn đến yếu kém trong việc rèn kĩ
năng nói của học sinh.
- Thực hành, luyện tập.

B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người.
Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: nói và viết. Cùng diễn đạt một nội dung nào đó
bằng phương tiện ngôn ngữ có thể sử dụng dạng nói hoặc dạng viết tuỳ theo yêu
cầu, mục đích, đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp.
Việc rèn luyện kỹ năng nói rất có ích đối với sự phát triển và trưởng thành
của học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển sự nhận thức về thế giới xung
3


quanh. Cha, mẹ, thầy cô giáo nhiệm vụ giúp đỡ trẻ rèn luyện kĩ năng nói tự tin
và hiệu quả. Họ cần dạy học sinh nói rõ ràng, thuyết phục và tự tin. Việc rèn
luyện kĩ năng nói giúp học sinh trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cũng như
trong nhiều nghề nghiệp trong tương lai.
Trẻ em và quá trình hình thành, phát triển tiếng nói: Đã có rất nhiều nhà

khoa học nghiên cứu sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, với nhiều trường phái khác
nhau. Tiêu biểu trong số đó là 4 trường phái: hành vi luận, bẩm sinh luận, vận
động luận và tri nhận luận.
Tâm lý học tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận có quan điểm tương đối
toàn diện về khả năng lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ em. Theo quan điểm này, khi trẻ
em bắt đầu thụ đắc ngôn ngữ (ngay từ những tháng đầu đời), chúng trước hết
xây dựng những phạm trù đó được phân biệt. Những hình dung có tính khái
niệm mà trẻ tạo dựng trong năm đầu tiên đối với các sự vật, quan hệ, đặc tính và
các sự kiện cung cấp một nền tảng tri nhận rộng lớn, để trên nền tảng đó, chúng
có thể tìm ra các từ ngữ từ trong chuỗi lời nói hướng đến trẻ. Theo tiến sĩ
Pamela Snow, đại học, những trẻ em không nhận được sự trợ giúp đầy đủ để
phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng lời trong những năm đầu tiên của cuộc đời
thường khó khăn trong giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc khi chúng lớn lên.
Theo các nhà nghiên cứu tâm sinh lí trẻ em, từ 7 tuổi trở đi, trẻ em trở nên khó
học ngôn ngữ hơn. Quá trình tư duy của trẻ thay đổi kéo theo việc học ngôn ngữ
cũng thay đổi. Lúc này, trường tiểu học trở thành môi trường giáo dục tốt nhất
hướng dẫn trẻ phát triển vốn từ, học các cấu trúc chính xác của tiếng mẹ đẻ, mở
mang hiểu biết, hoàn thiện nhân cách.
Những điều nêu trên cho thấy, việc học tiếng nói chung và việc rèn kĩ
năng nói nói riêng ở tiểu học cần dựa trên nền tảng vốn sống, kinh nghiệm sử
dụng ngôn ngữ của trẻ để tiếp tục phát huy năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy
bằng ngôn ngữ của các em. Việc tìm ra những biện pháp phù hợp để phát triển
kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh tiểu học là trọng trách của các nhà nghiên cứu
giáo dục.
Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học: Định hướng đổi mới phương
pháp dạy học của bộ môn Tiếng Việt là phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh, tạo cơ hội để có thể tăng cường rèn luyện cho học sinh cả 4 kĩ năng sử
dụng tiếng Việt. Điểm mấu chốt để giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ
động trong giờ học tiếng Việt là người giáo viên cần có những biện pháp huy
động vốn kiến thức, kĩ năng học sinh đã tích luỹ, rèn tập được có liên quan đến

nội dung bài học sao cho học sinh tự thấy có nhu cầu bộc lộ, để tạo thế chủ động
cho học sinh trong việc tiếp thu bài mới. Muốn vậy, giáo viên phải tổ chức các
4


hoạt động học tập cho học sinh như: quan sát và thực hành theo mẫu, thực hành
giao tiếp, thảo luận, tranh luận, thuyết trình, đưa ra kết luận, v.v... để khám phá
kiến thức mới, thông qua đó mà rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
Quan điểm dạy học theo xu thế hiện nay là dạy học phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. Ứng với quan điểm này sẽ có một hệ thống
các phương pháp dạy học cụ thể, có thể gọi là các phương pháp dạy học tích
cực. Mỗi phương pháp dạy học tích cực lại có một hệ thống biện pháp, thao tác
đặc trưng (có thể gọi là hệ thống kĩ thuật) để thực hiện. Quy trình của một tiết
dạy học (các bước lên lớp) phản ánh ý tưởng của phương pháp dạy học đã được
lựa chọn. Lựa chọn PPDH nào, phối hợp các PPDH nào đối với mỗi bài học cần
dựa vào đặc điểm, yêu cầu của mỗi kiểu bài học, năng lực HS trong lớp và điều
kiện, phương tiện dạy học cụ thể của từng trường, từng địa phương.
II. Thực trạng về rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga
Liên 1 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Thực trạng của giáo viên:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ chú
trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học tiếng Việt thời lượng dành cho
hoạt động nói của học sinh quá ít. Chính vì thời lượng ít nên số lượng học sinh
tham gia nói về nội dung bài không được nhiều mà chỉ qua loa một vài em mà
thôi.
- Giáo viên chưa tập trung tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống
của học sinh, chưa thật sự thông cảm với những khó khăn mà học sinh gặp phải
nên khi tiến hành hỏi đáp chỉ yêu cầu những học sinh nói hay hoặc hay nói trả
lời. Không mấy quan tâm đến những học sinh ít nói, nghèo nàn về ngôn ngữ, vì
sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất nhiều thời gian. Vấn đề này vô tình giáo

viên đã làm cho những học sinh rụt rè ngày càng trở nên nhút nhát hơn.
- Nêu câu hỏi chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, câu hỏi dễ
lại dành cho học sinh khá, câu hỏi khó đôi khi muốn học sinh yếu trả lời,…
- Có sửa sai nhưng chưa kiên trì, uốn nắn trong mọi tình huống, mọi hoạt
động của bài cũng như ở những giờ học khác.
- Đa số các đồng chí trong thao giảng hoặc các tiết dự giờ rất ngại dạy các
tiết 2 của bài Tiếng Việt. Bởi vì tiết 2 có hoạt động luyện nói cho học sinh.
- Kỹ năng rèn nói cho học sinh chưa tốt: Chủ yếu là giáo viên đặt câu hỏi cho
học sinh trả lời chứ chưa biết bằng các câu hỏi gợi mở để giúp học sinh khá, giỏi
có thể nói được những câu có hình ảnh hơn.

5


- Trong phần luyện nói giáo viên chủ yếu sử dụng các hình ảnh có sẵn trong
SGK chứ chưa sưu tầm thêm các loại tranh ảnh khác phục vụ cho bài luyện nói
đạt kết quả cao hơn.
- Giáo viên nghiên cứu nội dung của chủ đề luyện nói, và tranh phục vụ cho
bài luyện nói chưa kỹ.
- Giáo viên chưa thực sự nhận thức hết vai trò của hoạt động luyện nói cho
học sinh trong quá trình dạy học nên dễ dẫn đến sa vào việc dạy luyện nói thành
tiết dạy học đạo đức.
- GV cũng chưa có biện pháp khuyến khích HS luyện nói hiệu quả.
GV chưa có biện pháp kiểm soát kết quả HS luyện nói theo nhóm khiến việc tổ
chức cho HS hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa hiệu quả.
1.2. Thực trạng học của học sinh:
- Các em chủ yếu là con em vùng nông thôn nên các em còn hạn chế về vốn
sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến việc các em không biết nói
gì với các chủ đề luyện nói theo yêu cầu bài học.
- Trong giờ học chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi khi giáo viên

nêu yêu cầu đến lúc trình bày thường câu trả lời không đúng mục đích hoặc
chưa hết ý. Một số trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” chứ
chưa giải thích được theo ý mình là vì sao có, vì sao không?
- Nhiều em còn ỷ lại hoặc nói theo các bạn chứ chưa chịu khó tự tìm ra câu
trả lời hay cho chính mình.
- Trong quá trình giao tiếp đó các em thường nói không đủ câu, không đủ ý
và không được ai giúp đỡ chỉnh sửa cách giao tiếp cho phù hợp. Khi đến lớp các
em thường nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói.
Trước những thực trạng mà thực tế dạy học của khối lớp 1 trong các năm
trước gặp phải, sau 2 tháng dạy học tôi khảo sát kỹ năng nói của học sinh lớp 1B
đầu năm học 2015- 2016 kết quả thu được như sau:

Sĩ số
28 HS

Sồ học sinh nói
tốt

Sồ học sinh nói
đạt yêu cầu

Số HS nói chưa đạt
yêu cầu

(Nói thành câu,
thành đoạn)

(Nói đủ câu, lưu
loát, đúng chủ đề)


(Nói chưa đủ câu, nói
chưa lưu loát, chưa
đúng chủ đề)

số
lượng

Tỉ lệ

số
lượng

Tỉ lệ

số
lượng

tỉ lệ

6


Tháng 10/ 2015

3

10,7%

12


42,8%

13

46,5%

III. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 ở
trường tiểu học Nga Liên 1:
1. Nghiên cứu toàn bộ nội dung phân môn học vần - tập đọc của chương
trình lớp 1.
Để giúp HS luyện nói một cách có hiệu quả trước hết người giáo viên cần
nghiên cứu toàn bộ nội dung chương trình phân môn học vần - tập đọc lớp 1.
Hệ thống lại toàn bộ các chủ đề luyện nói, nghiên cứu kỹ nội dung của từng chủ
đề, xác định rõ mục tiêu chính của các chủ đề luyện nói. Nghiên cứu tranh, đồ
dùng, phương tiện dạy học nhằm phục vụ tốt cho bài luỵên nói, cách sử dụng
tranh cho bài luyện nói như thế nào tránh sử dụng tranh như dùng trong dạy học
các bài đạo đức.
Kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt lớp 1 được xác định như sau:
- Nói trong hội thoại: Nói đủ to, rõ ràng, thành câu; Biết đặt và trả lời câu
hỏi lựa chọn về đối tượng; Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
- Nói thành bài: Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.
Phần 1. Phần học Vần: Chương trình Học vần ở lớp 1 được học trong 24 tuần,
bao gồm 103 bài ứng với 206 tiết dạy, được phân bố trong hai tập sách : 83 bài
thuộc tập 1, 20 bài thuộc tập 2. Có thể chia nội dung dạy học Học vần làm 3
phần : phần thứ nhất (6 bài đầu) có nội dung làm quen với chữ cái e, b , các dấu
thanh; phần thứ hai gồm 25 bài tiếp theo dành cho các chữ cái và âm (cấu trúc
âm tiết có vần là 1 nguyên âm); phần thứ ba gồm 72 bài giới thiệu vần phức tạp
và các tiếng có vần phức tạp dần. Nếu lấy mục đích của bài học làm tiêu chí
phân loại, có thể chia các bài Học vần thành 3 dạng : Dạng bài làm quen với âm
và chữ (và dấu thanh), dạng bài dạy học Âm- vần mới và dạng bài Ôn tập.

* Dạng bài thứ nhất: làm quen với âm và chữ
Ở giai đoạn này, phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, theo chủ đề
của tranh, không gò bó trong các âm thanh vừa học. giáo viên gợi ý theo định
hướng, bằng các câu hỏi hướng dẫn học sinh nói qua những câu trả lời đơn giản,
nội dung gần gũi với trẻ em. Mục tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là
giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám
mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của giáo
viên trong môi trường giao tiếp mới- giao tiếp văn hóa, giao tiếp học đường.
Ví dụ:
Phần luyện nói bài 1. e
- Giáo viên nêu nhưng câu hỏi :
+ Quan sát tranh, các em thấy những gì? Các bạn nhỏ trong bức tranh
đang học gi?
+ Các bức tranh đầu chó điểm chung là gì?...
7


Kết thúc phần luyện nói giáo viên hỏi: Học là cần thiết nhưng rất vui. Ai
ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ. Vậy lớp ta có tích đi học đều và học
tập chăm chỉ không?
Phần luyện nói bài 3. bé
- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý:
+ Quan sát tranh em thấy những gì?
+ Các bức tranh này có gì giống và có gì khác nhau
+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- GV phát triển chủ đề luyện nói:
+ Ngoài các hoạt động kể trên, em và các bạn còn những hoạt động nào
khác?
+ Ngoài giờ học tập, em thích làm gì nhất?...
* Dạng bài thứ hai: Dạy - học âm vần mới.

Giáo viên dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt tùy theo
trình độ học sinh, nhằm đạt được yêu cầu: nói về chủ đề trong sách giáo khoa,
chú ý đến các từ ngữ có âm vần mới học, từ đó mở rộng cả những từ ngữ có âm
vần chưa học. Chú ý nói theo định hướng, bằng câu hỏi của giáo viên, học sinh
có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung
quanh các em.
Ví dụ: Dạy phần luyện nói Bài 29. ia
Chủ đề luyện nói: Chia quà
Tôi đã đưa ra các câu hỏi gợi ý theo tranh để học sinh có điểm tựa luyện nói:
- Trong tranh vẽ gì?
- Ai đang chia quà cho các em nhỏ trong tranh?
- Bà chia những gì?
- Các em nhỏ trong tranh vui hay buồn? các em có tranh nhau không?
- Bà vui hay buồn?
- ở nhà em, ai hay chia quà cho em?
- Khi em được chia quà, em tự lấy phần ít hơn hay nhiều hơn?...
* Dạng bài thứ ba: Ôn tập âm, vần
Ở dạng bài này không có phần luyện nói như ở 2 dạng bài trên mà luyện nói
thông qua kể chuyện theo tranh. Nhưng GV kể cho học sinh nghe là chủ yếu.
Sau phần kể chuyện, nếu còn thời gian, GV đặt câu hỏi đơn giản về nội dung
câu chuyện cho học sinh trả lời.
Phần thứ 2: Phần luyện tập tổng hợp: Gồm 13 tuần, tiếp tục phát triển các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua các loại bài: Tập đọc, Tập viết,
Chính tả, Kể chuyện được cấu trúc theo cách xen kẽ các chủ điểm: Nhà trường,
gia đình, thiên nhiên – Đất nước. Mỗi chủ điểm học trong 1 tuần. Sau 3 tuần sẽ
kết thúc 1 vòng 3 chủ điểm. Tiếp đó, các chủ điểm được nhắc lại nhưng có sự
phát triển, mở rộng hoặc đổi mới. Tuần cuối cùng( tuần 35) dành cho ôn tậpkiểm tra.
2. Hệ thống các chủ đề luyện nói, xác định rõ mục tiêu, nội dung của chủ đề
cần luyện nói có trong môn học vần - tập đọc:
8



Yêu cầu luyện nói là một điểm mới của sách giáo khoa mới, có mục đích
giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ, rèn cho các em sớm có tính cách mạnh dạn, cởi
mở, tự tin. Điều quan trọng là giáo viên phải biết cách khơi gợi, kích thích học
sinh nói năng, có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình. Ví dụ: Khi dạy bài
“ Ngôi nhà”, phần luyện nói, Giáo viên phải khéo léo khơi gợi để mỗi em học
sinh đều muốn bộc lộ mơ ước của mìnhvề một ngôi nhà tương lai. Hay dạy bài
Vì mẹ bây giờ mới về, phải biết cách làm cho học sinh hiểu yêu cầu hỏi nhau dựa
theo nội dung bài tập đọc. Ví dụ: Bạn có hay làm nũng cha mẹ không? Bạn có
cho làm nũng cha mẹ là một tính xấu không? Hãy kể về một lần bạn làm nũng
cha, mẹ…
Môn học vần - tập đọc lớp 1 mỗi một bài học vần, tập đọc đều có 1chủ đề
riêng. Tuy nhiên các chủ đề đó đều tập trung ở các chủ điểm như: gia đình, nhà
trường, thiên nhiên, tự nhiên, con vật, cây cối….
Phần học vần có 80 chủ đề, tập đọc có 32 nội dung. Thời gian dành cho
luyện nói thông thường 8-10 phút. Chương trình yêu cầu của luyện nói nâng dần
theo mức độ từ dễ đến khó, ngắn đến dài.
Tất cả các chủ đề luyện nói đó đều xoay quanh cuộc sống của các em và
nó cũng rất gần gũi, gắn liền với đời sống của các em. Bên cạnh đó cũng có một
số chủ đề luyện nói cũng còn xa thực tế mà các em khó có thể hiểu và nắm bắt
được như: thung lũng, suối, đèo, biển cả, Ba Vì….Các chủ đề luyện nói, luôn
gắn liền với mỗi bài học âm, vần và tập đọc trong suốt cả năm học.
Khi dạy học hoạt động luyện nói, giáo viên chú ý hướng dẫn các em nói
đủ 2 nội dung: nhận biết về chủ đề và cảm xúc của các em trước chủ đề đó.
3. Khảo sát phân loại đối tưọng học sinh trong lớp để lựa chọn hình thức,
phương pháp dạy học cho phù hợp.
Ngay khi bắt đầu năm học được 1tháng tôi tiến hành khảo sát phân loại
đối tượng học sinh trong lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Nhóm các em nói, diễn đạt trôi chảy, đủ ý, thành câu, nói, diễn đạt

trôi chảy, đủ ý, thành câu.
- Nhóm 2: Nhóm các em nói, diễn đạt chưa trôi chảy, chưa thành câu, thành
đoạn.
- Nhóm 3: Nhóm các em chưa biết diễn đạt câu.
Sau khi khảo sát xong, trong các tiết học, đặc biệt là các tiết 2 của tiết học
vần, tập đọc có hoạt động luyện nói. Tôi tiến hành lựa chọn các hình thức,
phương pháp, đồ dùng dạy học cho phù hợp, dạy học theo các biện pháp mình
lựa chọn cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Hướng dẫn học
9


sinh dần dần, hình thành cho học sinh kỹ năng, thói quen giao tiếp tự nhiên, lưu
loát….
* Đối với nhóm thứ nhất: Ngoài việc yêu cầu các em thực hiện nói đủ yêu cầu
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì tôi còn gợi ý để các em có thể phát triển bài
nói rộng ra và biểu lộ được cảm xúc trong cách nói của các em.
* Đối với các em ở nhóm 2: Tôi tập trung rèn để các em nói thành câu, thành
đoạn theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
* Đối với các em ở nhóm thứ 3: Đây là nhóm các em học sinh yếu nên tôi dành
thời gian để hướng dẫn các em cụ thể hơn và chỉ yêu cầu các em nói được 1-2
câu theo gọi ý của giáo viên.
Căn cứ vào trình độ học sinh trong lớp để lựa chọn cách hướng dẫn HS có
thể luyện nói một cách có hiệu quả.
4. Rèn cho học sinh kỹ năng nói đủ câu, đủ ý:
Đối với học sinh lớp 1 phần đa các em con vùng nông thôn nên một số
học sinh chưa qua mẫu giáo, việc nói năng của các em còn mang tính chất tự
phát. Trên thực tế học sinh lớp 1, khi trả lời giáo viên hoặc trả lời các câu hỏi bài
tập mà giáo viên đưa ra các em thường nói câu cụt lủn, nói trống không, không
đầy đủ câu. Mặt khác qua nhiều lần dự giờ thao giảng của đồng nghiệp, tôi nhận
thấy khi học sinh trả lời như vậy rất ít giáo viên ý thức sửa câu trả lời cho học

sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 4 về dấu hỏi. Giáo viên đưa tranh con hổ hỏi: Tranh vẽ
gì? Thay vì phải trả lời: “Thưa cô, tranh vẽ con hổ ạ”. Thì học sinh thường chỉ
trả lời: “con hổ”. Hay: Trong tiếng “hổ” có dấu gì ? học sinh thường trả lời:
“dấu hỏi”, chứ không phải là: “Thưa cô, trong tiếng hổ có dấu hỏi”. Bởi lẽ do
thói quen hàng ngày giao tiếp, do vốn từ và khả năng nhớ nội dung câu hỏi của
học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy ngay từ khi bắt đầu bước chân vào lớp 1, với
6 bài học đầu tiên về âm và dấu thanh. Đồng thời áp dụng với tất cả các tiết học
khác như: toán, tự nhiên xã hội, đạo đức…Tôi bắt đầu tập trung rèn luyện cho
học sinh kỹ năng nói cho đủ câu, đủ ý, biết cách trả lời câu hỏi của giáo viên đưa
ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 7: Giáo viên đưa tranh cho học sinh quan sát và hỏi: Tranh
vẽ con gì ? (cho học sinh trả lời)
- Nếu học sinh trả lời “Con bê” hoặc không biết cách trả lời thì giáo viên
hướng dẫn học sinh cách trả lời như: Nhắc lại một phần câu hỏi, khi trả lời phải
kèm theo lời thưa cô (thầy). M: Thưa cô, tranh vẽ con bê. Sau đó cho học sinh
nhắc lại.
10


- Lúc đầu có thể giáo viên phải làm mẫu một vài lần, cho học sinh nhắc lại
câu trả lời với hình thức cá nhân, nối tiếp và đôi khi cho học sinh đọc câu trả lời
đồng thanh (cô đọc trước học sinh đọc lại sau). Với cách làm như vậy dần dần
hình thành thói quen cho học sinh nói đủ câu, đủ ý và trả lời câu hỏi rõ ràng đầy
đủ câu. Quan tâm uốn nắn sửa sai kịp thời cho các em ở mọi lúc, trong bất kỳ
môn học nào, sau vài lần sửa các em đã ý thức được việc nói phải đầy đủ câu.
Mặt khác học sinh lớp 1 các em còn rất ngây thơ, trong tâm trí các em cô
giáo luôn là hình mẫu chuẩn, lí tưởng. Chính vì vậy mà mỗi lời nói, cử chỉ của
cô giáo luôn là tấm gương để học sinh bắt chước.
5. Rèn cho học sinh kỹ năng nói thành câu, thành đoạn:

Đối với học sinh lớp 1, đặc biệt là con em vùng nông thôn thì vốn từ của các
em rất hạn chế, nghèo nàn. Chính vì vậy khi diễn đạt một vấn đề nào đó mà các
em nhìn thấy thường rất khô khan và cụt ý.
Ví dụ: Sau mỗi chủ đề luyện nói thì mục tiêu cuối cùng là học sinh phải nói
được 2 - 3 câu về chủ đề đó. Chẳng hạn như mục tiêu cuối cùng của bài luyện
nói : “giúp đỡ cha mẹ” - Bài 88- TV 1- Tập 2 là học sinh phải nói được: “Trong
tranh vẽ cảnh hai bạn đang giúp đỡ cha mẹ. Bạn nam đang quét sân, bạn nữ
đang cho gà ăn..”.
- Nâng cao hơn đối với học sinh nói tốt thì học sinh phải nói được:
“Trong tranh vẽ cảnh hai bạn đang giúp đỡ cha mẹ. Bạn nam đang quét sân,
bạn nữ đang cho gà ăn. Sân đã được bạn quét sạch sẽ, đàn gà đã được ăn no.
Sau khi làm được những việc để giúp đỡ cha mẹ em cảm thấy rất vui.”.
Sau khi rèn cho học sinh kỹ năng nói đủ câu, đủ ý, biết cách trả lời câu
hỏi ngay từ khi bắt đầu vào lớp 1. Khi học sinh đã quen và đây cũng là lúc mà
các em bước vào các bài học âm vần, tập đọc bắt đầu có các chủ đề luyện nói
tương ứng với mỗi bài học. Giáo viên bắt đầu tiếp tục rèn cho học sinh cách
trình bày các chủ đề luyện nói thành câu, thành đoạn, đúng chủ đề luyện nói.
Ví dụ: Bài 39 chủ đề luyện nói là: Bà cháu. Phần đa học sinh chỉ có thể nói:
“Tranh vẽ bà và cháu. Bà đang kể chuyện cho các cháu nghe”.
- Để giúp học sinh có thể nói thành một đoạn về chủ đề trên, trước hết
giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát tranh, trả lời các câu hỏi gợi ý giáo
viên đưa ra: Tranh vẽ gì ? Bà đang làm gì? Ánh mắt bà nhìn các cháu như thế
nào? Các cháu đang làm gì? Thái độ ra sao? ở gia đình em ai là người thường kể
chuyện cổ tích cho em nghe?...
Kết hợp với các câu hỏi làm điểm tựa để các em trả lời, khi hướng dẫn
học sinh luyện nói giáo viên phải thường xuyên chú ý cách trình bày, sửa cho
11


các em câu, từ, cách dùng từ ngữ để diễn đạt. Có như vậy mới hình thành cho

học sinh nền nếp, thói quen trình bày một vấn đề nào đó phải có sự lô gíc. Đây
cũng là tiền đề để học sinh có khả năng viết văn ở các lớp học tiếp theo.
6. Hướng dẫn học sinh luyện nói đúng chủ đề:
Mỗi chủ đề luyện nói luôn gắn liền với cuộc sống, môi trường quen thuộc,
gần gũi với sự hiểu biết của các em. Đặc biệt ở mỗi bài học vần, tập đọc sẽ có
chủ đề nói tương ứng. Chính vì vậy mà giáo viên cần xác định rõ, đúng mục tiêu
của chủ đề luyện nói để hướng dẫn học sinh luyện nói đúng chủ đề.
Chẳng hạn như: Chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Nói lời xin lỗi” ,”Vâng lời
cha mẹ”….. Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy đạo đức. Vì thế, để
khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu hỏi gợi ý xoay quanh
vấn đề trọng tâm cần luyện nói:
- Em chỉ kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã cảm ơn ai
đó về điều gì?
- Hoặc em đã nói lời xin lỗi ai vì điều gi ?
- Kể những việc đã làm thể hiện em vâng lời cha mẹ …..
Hoặc những chủ đề về “Biển cả”,”Thung lũng, suối, đèo”,”Hươu, Nai,
Gấu, Voi, Cọp” “Sẻ, ri, bói cá, le le” Gió, mây, mưa, bão, lũ”…dễ lẫn sang dạy
tự nhiên xã hội. Do đó, tôi cũng cố gắng giúp học sinh hiểu rõ nội dung chủ đề
luyện nói bằng cách gợi ý những câu hỏi thật sát với chủ đề, không sa vào tìm
hiểu về đời sống của các động vật, sự vật, hiện tượng,….
Chẳng hạn những chủ đề về các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thiên
nhiên như: gió, mây, mưa, bão, lũ….
Cho học sinh xem 1 số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng đó, học sinh sẽ
nêu được tên của các sự vật trên. Sau đó, giáo viên chỉ cần nêu câu hỏi gợi ý để
các em cùng thảo luận với nhau về các hiện tượng thiên nhiên và tác hại của
chúng.
Những chủ đề nói về động vật : GV có thể cho các em sắm vai tên của các con
vật trong chủ đề cần luyện nói. Nêu lên nhận xét riêng của em về chúng (Em
thích, không thích con vật nào đó? Nói lên cảm nhận của mình: tại sao em lại
thích, không thích con vật đó?)

Điều đáng nói ở đây, trong chương trình phần gợi ý SGK qua hình vẽ hay
gợi ý ở SGV rất ít có khi chỉ có 1 - 2 câu gợi ý, hình ảnh không diễn tả hết nội
dung chủ đề, bởi vậy nếu người giáo viên chỉ làm theo SGK, SGV không mở
rộng thêm thì học sinh khó có thể nói được. Giáo viên chuẩn bị và đưa ra hệ
12


thống câu hỏi ngoài những gợi ý ở SGK để giúp các em tập trung những hiểu
biết vốn có trong cuộc sống đề nói về chủ đề thông qua việc trả lời các câu hỏi
của giáo viên. Vì vậy giáo viên phải đầu tư trong bài soạn, chuẩn bị tốt hệ thống
câu hỏi gợi mở, có thể chẻ nhỏ các gợi ý đối với các đối tượng học sinh yếu ...
thì mới có thể phát huy vốn sống, kiến thức thực tế của trẻ trong tiết học.
Ví dụ : Với chủ đề " Giúp đỡ cha mẹ" - bài 88 ( SGV chỉ có 2 câu hỏi gợi
ý: HS quan sát tranh và giới thiệu các bạn trong tranh đang làm gì? HS thảo
luận nhóm, giới thiệu với các bạn trong nhóm mình đã làm gì để giúp đỡ cha
mẹ?). Giáo viên có thể đưa thêm một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: Trong
tranh vẽ cảnh gì? Bạn nam đang làm gì? Bạn nữ làm gì? Em hãy kể những việc
em đã làm để giúp đỡ cha, mẹ? Sau khi làm được những việc giúp đỡ cha mẹ em
cảm thấy như thế nào? Tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên có thể cho học
sinh nói theo khả năng của mình : 1 đoạn, 2 câu hay 1 câu.
7. Lựa chọn hình thức, phương pháp và ĐDDH giúp học sinh luyện nói theo
khả năng:
Mỗi bài học, mỗi chủ đề giáo viên lựa chọn các cách hướng dẫn, giới
thiệu khác nhau tạo cho giờ học sinh động, gây hứng thú cho HS. Trong khi dạy
luyện nói cho học sinh lớp 1, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức,
phương pháp, đồ dùng dạy học hỗ trợ, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và
hiệu quả hơn. Các em sẽ thấy hứng thú hơn khi thực hành luyện nói. Bởi đây là
giai đoạn tâm lí lứa tuổi của các em thích mới lạ nhưng cũng rất nhanh chán.
Nếu rập khuôn một cách máy móc một hình thức hướng dẫn học sinh luyện nói
dễ làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thú với hoạt động luyện nói. Đặc

biệt trong một lớp sẽ có nhiều đối tượng học sinh. Chính vì vậy mà giáo viên
cũng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng, tuỳ nội
dung từng bài.
Chẳng hạn như: với các chủ đề nói về : cây cối, hoa trái …( giáo viên có thể
đưa những vật thật hoặc tranh ảnh để học quan sát lấy điểm tựa để luyện nói….)
Ở những bài chỉ có 1- 2 câu gợi ý SGV, giáo viên có thể ứng dụng CNTT
trong một phần nội dung của tiết học (ở phần luyện nói theo chủ đề ) để giúp
học sinh có cơ hội được xem, được thấy những gì có liên quan đến chủ đề mình
đang học qua đó có thể hiểu và nói tốt hơn.
Ví dụ: - Bài 17, chủ đề luyện nói: Thủ đô
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh
trong bộ Đ DDH và nêu một số câu hỏi gợi ý:
13


- Trong tranh, vẽ những gì?
- Các em có biết cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì?( Chùa Một Cột)
- Chùa Một Cột ở đâu?( Hà Nội)
- Hà nội còn được gọi là gì?( Thủ đô)
- Mỗi nước có mấy thủ đô? ( GV có thể giới thiệu Hà Nội là thủ đô của
nước Việt Nam).
- Em nào đã được đến Thủ đô? Em hãy kể một số cảnh đẹp về thủ đo mà
em biết?...
Giáo viên trình chiếu một số địa điểm, cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội cho học sinh
biết.

Cảnh Hồ Gươm

Bưu điện Hà Nội


Cảnh Hồ Gươm

Lăng Bác

Bài 33. Chủ đề luyện nói: “Lễ hội”
- Giáo viên có thể sưu tầm các hình ảnh có các hoạt động lễ hội để giới
thiệu thêm cho các em hiểu rõ.
14


15


Một số hình ảnh về lễ hội
- Với những chủ đề gần gũi với học sinh như: Chủ đề: Ba má; Quà quê; Nhà trẻ;
Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Điểm 10; Bữa cơm… Giáo viên gợi mở cho học
sinh nói qua vốn hiểu biết thực tế của các em, chọn lựa những hình thức trò chơi
học tập, v.v…Chẳng hạn như:
- Chủ đề nói về gia đình:”Ba má” “Bà cháu”… có thể cho học sinh sắm vai
nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm
sóc em. Hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một
người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình.
Chẳng hạn như chủ đề: Nặn đồ chơi; Áo choàng, áo len, áo sơ mi; Ghế đẩu,
ghế xoay, ghế tựa; Phim hoạt hình; Đọc truyện tranh… Học sinh sẽ được tham
gia chơi nặn hình bằng đất, tô màu, vẽ tranh, hay chọn các loại áo thích hợp với
thời tiết…
-

Với những chủ đề lạ, xa với cuộc sống của các em: chủ đề: Rừng, Suối,
đèo, thung lũng; Lễ hội; Đất nước ta tuyệt đẹp; …giáo viên có thể dùng tranh

ảnh hỗ trợ giúp học sinh có thể cảm nhận, hiều được nội dung chủ đề luyện nói.
-

Trong khi hướng dẫn HS luyện nói giáo viên cũng cần chú trọng đến việc

phân hóa đối tượng học sinh trong lớp. Tùy từng đối tượng học sinh mà có cách
sử dụng câu hỏi gợi ý.
Đối với học sinh yếu, nói năng còn rụt rè, khi nói diễn đạt câu không hết ý
hay không diễn đạt được chủ đề luyện nói thì giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi
để gợi ý, hướng dẫn học sinh trả lời theo các gợi ý một cách đầy đủ, có hệ thống
16


theo chủ đề. Trong tiết dạy, tôi thường chú ý đến HS ít nói, thụ động, đặt những
câu hỏi dễ động viên các em cùng tham gia nói.
Ví dụ: Khi học những chủ đề quen thuộc như: chủ đề " Xanh, đỏ, tím,
vàng" - bài 64, chủ đề " Trong cặp sách của em" - bài 85, …giáo viên có thể
khuyến khích học sinh sưu tầm hình ảnh, vật thật mang đến lớp để quan sát ,
thảo luận cùng nhau qua đó có thể cùng nhau luyện nói. Chính đồ vật các em
chuẩn bị có khi là sở thích của các em, các em hiểu rõ về chúng hơn. Bởi vậy sẽ
tạo cho trẻ niềm vui, hứng thú khi các em được nói, kể về chúng với bạn bè của
mình. Điều đó cũng góp phần giúp nội dung luyện nói của giáo viên đạt hiệu
quả.
Trọng tâm khi dạy luyện nói cho HS, tôi thường chú ý rèn kỹ năng nói to,
rõ tiếng; nói thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh, hay, giàu cảm xúc. Với một ngữ
điệu tự nhiên, chân thành.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua nhiều năm áp dụng và thực hiện kinh nghiệm trong việc hình thành
và rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh khối lớp 1, tôi đã mang lại hiệu quả cao
cho việc dạy - học môn Tiếng Việt cũng như kĩ năng giao tiếp của các em ngày

được hoàn thiện hơn. Lớp tôi chủ nhiệm cũng được nhà trường, bạn bè đồng
nghiệp, phụ huynh đánh giá cao về ý thức, thái độ, kĩ năng nói của các em.
Trong năm học vừa qua lớp tôi chủ nhiệm có các em Nguyễn Quang
Mạnh, Hoàng Thị Kim Liên, Nguyễn Bảo Nam, Trần Thảo My, Phạm Ngọc
Thư, Nguyễn Thị Trang vào đầu năm học các em này có thái độ sợ sệt, nhút
nhát, nói trống không, thiếu chủ ngữ, diễn đạt không rành mạch, ngại tiếp xúc
với các bạn nhưng sau quá trình được hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói các
em đã có sự tiến bộ rõ rệt, đã tự tin hơn khi giao tiếp, hăng hái phát biểu xây
dựng bài, đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước lớp, kết quả học tập của các
em có sự tiến bộ rõ rệt.
Kết quả qua các lần khảo sát ở cuối học kì I và Cuối học kỳ II đã đạt được
như sau:
Sồ học sinh nói tốt
(Nói thành câu, thành
đoạn

Sồ học sinh nói đạt
yêu cầu

Số HS nói chưa đạt
yêu cầu

(Nói đủ câu, lưu loát,
đúng chủ đề)

(Nói chưa đủ câu, nói
chưa lưu loát, chưa
17



đúng chủ đề

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Cuối học
kỳ 1

7

25%

12

42,8%

9

32,2%

Cuối học

kỳ 2

12

42,8%

16

57,2%

0

0

Nhìn vào bảng kết quả cho ta thấy việc áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng
luyện nói cho học sinh lớp 1 như trên đã đem lại hiệu quả cao. Giúp học sinh có
kỹ năng nói, giao tiếp tốt, tự tin và đó là tiền đề để hình thành nhân cách cho trẻ.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và áp dụng những biện pháp rèn kỹ năng nói cho học
sinh lớp 1, bản thân tôi thấy để đạt được hiệu quả cao trong rèn kỹ năng nói cho
học sinh thì bản thân mỗi giáo viên cần:
- Nắm bắt và hiểu nội dung, mục tiêu của chương trình, ý đồ của từng chủ
đề luyện nói.
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập phải linh hoạt. Tận dụng tối đa
phương tiện trực quan, phát huy năng lực quan sát của học sinh. Hệ thống câu
hỏi dẫn dắt, gợi ý phải rõ ràng, ngắn gọn xoay quanh chủ đề luyện nói, phù hợp
với mọi trình độ của học sinh trong lớp.
- Khi học sinh tham gia vào nhóm hoạt động, giáo viên cần theo dõi và
không bỏ sót học sinh nào khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, chứ không chỉ

chú ý đến những em hay giơ tay. Giáo viên cần đảm bảo tạo cơ hội cho tất cả
các học sinh lần lượt được nói trước lớp. Chính vì vậy, việc phân nhóm nhỏ để
cho các em được tập nói là rất cần thiết.
- Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động ngoại khóa khác để phát triển kỹ
năng
nói.
- Thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh tham gia giao tiếp.
- Xây dựng lớp học trong không khí học tập thoải mái, vui tươi, thân thiện
giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Động viên, khuyến khích, uốn nắn
học sinh kịp thời ở tất cả các môn học, gần gũi trò chuyện cùng học sinh, nhất là
học sinh nhút nhát. Xây dựng tốt nề nếp lớp học, phối hợp nhịp nhàng các hình
thức tổ chức dạy học.
II. Kiến nghị:
Đối với các đ/c giáo viên dạy lớp 1: Cần quan tâm hơn tới việc luyện nói
cho các em học sinh trong tiết dạy Tiếng Việt. Giáo viên cần phải nghiên cứu
kỹ chủ đề dạy luyện nói, xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi ý phù hợp để các
18


em học sinh có thể nói đúng chủ đề và nói một cách sáng tạo. Chứ không nên
hướng dẫn học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên. Có thể sưu tầm một số
các tranh ảnh liên quan đến chủ đề luyện nói để các em có vốn hiểu biết phong
phú và nói tốt hơn. Nói tốt cũng chính là tiền đề để các em có thể viết bài tập
làm văn tốt hơn ở các lớp trên.
- Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện bổ sung cho các lớp 1 bộ tranh dạy
luyện nói. Tổ chức chuyên đề dạy phân môn Tiếng Việt lớp 1 trong đó có phần
luyện nói cho tất cả các đ/c giáo viên dự để rút kinh nghiệm dạy phần luyện nói
cho học sinh lớp 1 tốt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân về rèn kỹ năng nói cho
học sinh lớp 1 thực tế đã áp dụng có hiệu quả. Rất mong được sự trao đổi, góp ý,

bổ sung của Hội đồng khoa học nhà trường, ngành Giáo dục và Đào tạo để cho
đề tài được hoàn thiện hơn. Tạo điều kiện để đề tài đươc nhân rộng cho bạn bè
đồng nghiệp tham khảo, góp ý cùng thực hiện để làm sao luyện nói là một phần
quan trọng đươc giáo viên và học sinh chú trọng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Hoàng Thị Tuyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Ngọc Chữ - Vũ Đức Nguyên - Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ
học và Tiếng Việt.-

Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

2. Phan Thiều:Rèn luyện ngôn ngữ (tập 1, tập 2) Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Tạp chí dạy và học ngày nay số 4/2007.
4. Sách Tiếng Việt 1 (tập 1, tập 2)- NXB Giáo dục
5. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 ( Tập 1,tập 2) của NXB Giáo dục
5. Một số thông tin khác trên internet.
19


20




×