Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hàm lượng tinh bột của giống sắn mới HL200428 tại Thái Nguyên (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HÀM
LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN MỚI HL2004-28
TẠI THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2014-TN03-08

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Kim Diệu

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HÀM
LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN MỚI HL2004-28
TẠI THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2014-TN03-08
Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Hoàng Kim Diệu



Người tham gia thực hiện:

1. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng
2. ThS. Lê Thị Kiều Oanh

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

THÁI NGUYÊN – 2016


Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
và đơn vị phối hợp chính
Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
T
T

Đơn vị công tác và
Họ và tên

Khoa

ThS.
1

lĩnh vực chuyên môn

Hoàng Kim


học

Thái

Nguyên. thập, phân tích số liệu, viết báo cáo. Điều

Lĩnh vực chuyên môn: hành chung thực hiện các nội dung của đề
Khoa học cây trồng

PGS.TS.
2

- Tham gia lựa chọn địa điểm bố trí các thí

Trường Đại học Nông nghiệm nghiên cứu trên đồng ruộng. Thu
Lâm

Diệu

Nông

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

tài.

Nguyễn

Trường Đại học Nông Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu biện
Lâm Thái Nguyên, pháp kỹ thuật thời vụ trồng và mật độ


Viết Hưng

lĩnh vực chuyên môn: trồng sắn
Khoa học cây trồng
Khoa

ThS.
3

Thị
Oanh

Nông

học, Thư ký đề tài. Tham gia lựa chọn địa điểm

Lê trường Đại học Nông bố trí các thí nghiệm. Thực hiện thí
Kiều Lâm

Thái

Nguyên. nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật

Lĩnh vực chuyên môn: bón phân cho sắn.
Khoa học cây trồng


i

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2
3. Tính mới và sáng tạo ............................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam .......................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ................................................ 5
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam ................................................. 9
1.2.3. Thực trạng sản xuất sắn ở vùng trung du và miền núi phía Bắc ..................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn trên thế giới và ở
Việt Nam ................................................................................................................... 16
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên thế giới và Việt Nam .. 16
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về khoảng cách và mật độ trồng sắn trên thế giới và Việt Nam . 23
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng sắn trên thế giới và Việt Nam .............. 25
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 29
2.1. Vật liệu, phạm vi và thời gian nghiên cứu ......................................................... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 29
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29
2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên. ................................ 29
2.3.2. Thí nghiệm 2:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ......................................... 31


ii


2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và
chất lượng của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên. ........................................... 31
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .......................................... 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và chất lượng
giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên năm 2014 ............................................ 35
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng
của giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên năm 2014 ...................................... 41
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá .................................................. 41
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ... 42
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sắn ............................................. 43
3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng giống sắn HL2004-28 .............. 44
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng
suất giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ăm 2015 .............................................. 45
3.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến đến sinh trưởng và
năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên .............................................. 45
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến
sinh trưởng và năng suất giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ............................ 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 55
1. Kết luận ................................................................................................................. 55
2. Đề nghị .................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới, giai đoạn 2000 2013 ......................................................................................................... 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn

chính trên thế giới năm 2013 ................................................................... 6
Bảng 1.3: Lượng xuất khẩu sắn của thế giới và một số nước năm 2008-2011........... 7
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn 2004 2014 .......................................................................................................... 9
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng các vùng trồng sắn ở Việt Nam
năm 2014................................................................................................ 11
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn các tỉnh thuộc vùng trung du và
miền núi phía Bắc năm 2005 và 2013 ................................................... 14
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ nảy mầm của giống sắn
HL2004-28 ............................................................................................. 35
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đặc điểm nông học của giống
sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên .................................................... 37
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống sắn mới HL2004-28 .............................................................. 38
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất củ tươi, năng suất sinh
vật học và chỉ số thu hoạch của giống sắn HL2004-28 ......................... 39
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng
suất củ khô, năng suất tinh bột của giống sắn mới HL2004-28 ............ 39
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng giống sắn HL2004-28 ................. 40
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn HL2004-28 ........ 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên năm 2013 .......................... 42
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống sắn HL200428 tại Thái Nguyên ................................................................................ 43


iv

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của giống sắn
HL2004-28 tại Thái Nguyên .................................................................. 44
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân NPK và phân vi sinh đến tuổi thọ lá của
giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ................................................. 45

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến một số
đặc điểm nông học của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ........... 46
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến các yếu
tố cấu thành năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ...... 46
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến năng
suất tươi của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên............................ 47
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến chất
lượng của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ................................ 48
Bảng 3.16: Kết quả ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh đến
hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên ........ 49
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân NPK và phân hữu cơ đến tuổi thọ lá của
giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ................................................. 50
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến một số
đặc điểm nông học của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ........... 50
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến các yếu
tố cấu thành năng suất của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên ...... 51
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến năng
suất tươi của giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên............................ 52
Bảng 3.21: Ảnh hưởng tổ hợp phân bón NPK và phân hữu cơ đến chất lượng
của giống sắn HL2004-28 Thái Nguyên ................................................ 53
Bảng 3.22. Kết quả hoạch toán kinh tế ảnh hưởng tổ hợp phân bón NPK và phân
hữu cơ tới giống sắn HL2004-28 tại Thái Nguyên................................... 53


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

:


Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

CIAT

:

(Center for International Agriculture Tropical)
Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới

CTCRI

:

Viện nghiên cứu cây có củ Ấn Độ

FAO

:

(Food and Agriculture Organization of United Nation)
Tổ chức Nông Lương Quốc tế

IAS

:

(Institute of Agriculture of South Viet Nam)
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam


IITA

:

(International Institute of Tropical Agriculture)
Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế

NLSH

:

Nhiên liệu sinh học

NSCK

:

Năng suất củ khô

NSCT

:

Năng suất củ tươi

NSSH

:

Năng suất sinh học


NSTB

:

Năng suất tinh bột

PRCRTC

:

Trung tâm nghiên cứu huấn luyện cây có củ Philippines

TDMNPB

:

Trung du miền núi phía Bắc

VNCP

:

Chương trình sắn Việt Nam


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh
tác đến năng suất và hàm lượng tinh bột của giống sắn mới HL2004-28 tại Thái
Nguyên”
- Mã số: ĐH2014-TN03-08
- Chủ nhiệm: ThS. Hoàng Kim Diệu
- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2014 – tháng 12 năm 2015)
2. Mục tiêu
Xác định được các biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu đối với giống sắn
HL2004-28 nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
3. Tính mới và sáng tạo
Xác định được các biện pháp kỹ thuật: mật độ, thời vụ, phân bón đạt hiệu
quả kinh tế cho giống sắn HL2004-28
4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho giống sắn HL2004-28.
+ Thời vụ trồng: Giống sắn có thể trồng từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 3, tốt
nhất là 14/3 (năng suất củ tươi: 41,43 - 45,34 tấn/ha; năng suất tinh bột: 12,13 –
13,68 tấn/ha; năng suất củ khô: 16,19 – 18,64 tấn/ha).
+ Mật độ trồng: Giống sắn HL2004-28 có thể trồng từ 8.333 – 12.500 cây/ha,
tốt nhất là 10.000 cây/ha, khoảng cách 1m x 1m (năng suất củ tươi: 38,2 – 47,8
tấn/ha; năng suất tinh bột: 10,07 – 11,26 tấn/ha; năng suất củ khô: 14,18 – 15,34
tấn/ha).


+ Lượng phân NPK vô cơ: Trên nền 3 tấn phân vi sinh/ha, có thể bón từ 90kg
N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha đến 135kg N + 60kg P2O5 + 120kg K2O/ha cho giống sắn
HL2004-28, tốt nhất là bón 90kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha (năng suất củ tươi:
31,67 tấn/ha; năng suất tinh bột: 8,95 tấn/ha; năng suất củ khô: 12,55 tấn/ha, lãi
thuần đạt 23.94 triệu đồng/ha).

+ Phân hữu cơ: Trên nền 15 tấn phân chuồng/ha, có thể bón từ 90kg N + 40kg
P2O5 +80kg K2O/ha đến 135kg N + 60kg P2O5 + 120kg K2O/ha cho giống sắn HL200428, tốt nhất là bón 90kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha (năng suất củ tươi: 41,80
tấn/ha; năng suất tinh bột: 11,89 tấn/ha; năng suất củ khô: 15,74 tấn/ha, lãi thuần đạt
44,32 triệu đồng/ha)
5. Sản phẩm
- 2 bài báo khoa học
- Đào tạo: 2 sinh viên
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu sâu
hơn về cây sắn trong nước. Đối tượng sử dụng các kết quả là các đơn vị, trung tâm
nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Phòng nông nghiệp
huyện và trạm khuyến nông...
Địa chỉ áp dụng: Nông dân ở vùng nghiên cứu và các cùng có điều kiện
tương tự ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Ngày 22 tháng 12 năm 2015
Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

(ký, họ và tên)


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title: “Effect of some cultivation techniques on yield and starch content
of cassava HL2004-28 in Thai Nguyen”
Code number: ĐH2014-TN03-08

Coordinator: Ms. Hoang Kim Dieu
Implementing institution: Thai Nguyen Univesity
Duration: 24 months (from January, 2014 to December, 2015)
2. Objective(s):
Determine the intensive technical measures primarily for HL2004-28
varieties to improve productivity, quality and economic efficiency.
3. Creativeness and innovativeness:
Determine technical measures: density, seasonality, fertilizers economic
efficiency for cassava HL2004-28
4. Research results:
- Techniques study for cassava HL2004-28:
+ Planting season: Just cassava of HL2004-28 can be planted from from
early March to late March, the best time is 14/3 (fresh root yield: 41,43 - 45,34
tonnes /ha, yield of wet starch: 12,13 – 13,68 tonnes /ha, dry starch yield: 16,19 –
18,64 tonnes /ha).
+ Planting density: Cassava of HL2004-28 can grow from .333 – 12.500
plant/ha, best density is 10.000 plant/ha, distance: 1m x 1m (fresh root yield: 38,2 –
47,8 tons /ha; yield of wet starch: 10,07 – 11,26 tons/ha; dry starch yield: 14,18 –
15,34 tons/ha).
+ Organic manure Fertilizer: Applied from 90kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha
to 135kg N + 60kg P2O5 + 120kg K2O/ha for HL2004-28 with 3 tons of microbial
fertilizer/ha, the best from 90kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha (fresh root yield: 31,67
tons/ha, yield of wet starch: 8,95 tons/ha; dry starch yield: 12,55 tons/ha, average
profit of 23,94 million VND/ha).


+ Fertilizer NPK: Applied from 90kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha to 135kg N
+ 60kg P2O5 + 120kg K2O/ha for HL2004-28 with 15 tons of organic manure/ha, the
best from 90kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/ha (fresh root yield: 41,80 tons/ha, yield of
wet starch: 11,89 tons/ha; dry starch yield: 15,74 tons/ha, average profit of 44,32

million VND/ha).
5. Products:
- 2 scientific articles.
- Training: 2 students
6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability:
The research results are the basis of scientific data for researchers on canna
tree. The agricultural and rural development office, Agriculture and Extension
Center, Agricultural Department and extension stations in district level... can use the
results as the unit.
Address apply: Farmers among study area and the same conditions area in
the Northern midlands and mountainous region.
December, 2015
Implement office

Coordinator


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở Nam Mỹ, sau đó được
du nhập vào châu Phi và châu Á, đến nay được trồng ở trên 100 nước nhiệt đới từ
300 N đến 300 S của ba châu lục nói trên [8]. Năm 2013, sắn tiếp tục được mở rộng
sản xuất. Ở châu Phi sắn là cây xóa đói giảm nghèo, là loại cây chiến lược đảm bảo
nguồn lương thực. Ở châu Á, sản lượng sắn biến động tùy vào tỉ lệ phát triển giữa
sắn và ngô, vào sản xuất thức ăn gia súc và ethanol. Trung Quốc đã đẩy mạnh sản
xuất ethanol từ sắn, năm 2008 đạt sản lượng một triệu tấn ethanol. Thái Lan đã xây
dựng nhiều nhà máy sản xuất ethanol từ sắn. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn
sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5%, bắt đầu từ năm 2010. Các

nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda
cũng đang nghiên cứu thử nghiệm sản xuất ethanol từ sắn [4].
Ở Việt Nam, cây sắn được trồng rộng rãi trên toàn quốc và được ưu tiên
nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn. Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất
nghèo dinh dưỡng, đất gò đồi khó khăn là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện
“Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/QĐ-TT ngày
20/11/2007. Năm 2011, diện tích sắn cả nước đạt 558,20 ngàn ha, năng suất bình
quân 17,63 tấn/ha, sản lượng 9,87 triệu tấn [33]. Hội nghị sắn toàn cầu tổ chức tại
Bỉ năm 2008 đã đưa ra thông điệp: “Cây sắn là quà tặng của thế giới, cơ hội cho
nông dân nghèo và thách thức đối với các nhà khoa học” [37]. Hướng sử dụng
nguyên liệu sắn để chế biến tinh bột, cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia
súc và màng phủ sinh học đang ngày càng được quan tâm. Theo thông cáo báo chí
của FAO tháng 5 năm 2013 khẳng định “Sắn tiềm năng to lớn là cây trồng thế kỷ
21”, nhiều hộ nông dân Việt Nam được ca ngợi là điển hình trong thực tiễn đã đưa
năng suất sắn lên 400% từ 8,6 tấn/ ha (năm 2000) lên 36,0 tấn/ha (năm 2013) [38].
Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam hiện là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính.


2

Việt Nam hiện có 13 nhà máy nhiên liệu sinh học công suất 1067,7 triệu lít cồn sinh
học mỗi năm, 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn qui mô công nghiệp, hơn 2000 cơ
sở chế biến thủ công [45]. Sắn là sự lựa chọn của nhiều hộ nghèo và người dân ở
các vùng đất xấu, bạc màu, khô hạn, cũng là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp
chế biến và kinh doanh do sắn đạt lợi nhuận cao, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp,
dễ thu hoạch, dễ chế biến. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nghiên cứu, phát triển sắn
hiện là cơ hội, triển vọng của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cũng như của
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên để sản xuất sắn đạt hiệu quả cao cần lựa chọn

được giống tốt và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Do vậy chúng tôi đã
thực hiện đề tài: “"Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến
năng suất và hàm lượng tinh bột của giống sắn mới HL2004-28 tại Thái Nguyên”.

2. Mục đích của đề tài
Xác định được các biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu đối với giống sắn
HL2004-28 nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
3. Tính mới và sáng tạo
Xác định được các biện pháp kỹ thuật: mật độ, thời vụ, phân bón đạt hiệu
quả kinh tế cho giống sắn HL2004-28.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện là cây nguyên liệu chính để chế biến
nhiên liệu sinh học có lợi thế cạnh tranh cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Trước đây sắn chủ yếu để làm lương thực cho người, làm thức ăn
chăn nuôi, thủy sản nhưng ngày nay có đến 70% sắn ở châu Á được dùng làm
nguyên liệu sản xuất ethanol. Trong tình trạng dầu mỏ và những năng lượng hóa
thạch khác ngày một cạn kiệt, khan hiếm thì loài người càng kỳ vọng vào biodiezen
và cây sắn được lựa chọn số 1. Biodiezen có thể được chế biến từ lúa, ngô, mía
nhưng từ sắn là rẻ nhất. Cây sắn có hệ thống cố định Cacbon cho phép cây tiếp tục
quang hợp có hiệu quả trong thời gian thiếu nước kéo dài [22]. Vì vậy, sắn hiện nay
đang được sử dụng như một nguyên liệu phù hợp để sản xuất ethanol trên toàn châu
Á, châu Phi và Mỹ Latin. Nhiên liệu sinh học hiện có tầm quan trọng trong cuộc
sống hiện đại kể từ khi giá nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu tăng vọt do các vấn đề
chính trị và cũng là mối quan tâm ngày càng tăng trên tất cả các vấn đề về ô nhiễm

môi trường. Xem xét những vấn đề này, các nước phát triển và đang phát triển đã
xây dựng chính sách để bắt buộc pha ethanol và diesel sinh học (sản xuất từ các
nguồn tái tạo) với nhiên liệu hóa thạch (xăng, diesel). Từ đó dẫn đến một nhu cầu
lớn đối với nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học ở Trung Quốc, Braxil,
Nigiêria, Thái Lan, Inđônêsia, Côlômbia và Việt Nam [9].
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) [6], hiện nay cây sắn được trồng ở tất cả
7 vùng sinh thái trên cả nước, tuy nhiên diện tích tập trung nhiều nhất tại các tỉnh vùng
Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Diện tích sắn
toàn quốc giảm từ năm 1995-1999, tăng trở lại từ năm 2000 - 2010 và phát triển ổn
định từ năm 2011-2014. Năng suất sắn tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2015, sau 5
năm năng suất tăng 12,9 tạ củ tươi/ha, tốc độ tăng trung bình 2,58 tạ củ tươi/ha/năm.
Mô hình canh tác sắn bền vững đã được triển khai tại nhiều tỉnh trồng sắn
trọng điểm có vùng sắn nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến tinh bột, cồn và
ethanol như: Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,…[2]


4

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có khoảng trên 100 nhà máy chế biến tinh bột
sắn quy mô công nghiệp tập trung hầu hết ở các tỉnh, vùng trồng sắn trọng điểm của
cả nước, quy mô chế biến tồn tại dưới 2 dạng quy mô vừa và lớn. Tổng công suất
thiết kế của các nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt trên 2,2 triệu tấn sản phẩm/năm.
Tuy nhiên, các nhà máy nhìn chung không đủ nguyên liệu để hoạt động và do khó
khăn về tài chính, thị trường nên mới phát huy được trên 60% công suất thiết kế [5]
Bên cạnh đó, diện tích sắn phát triển chưa theo quy hoạch, kế hoạch dẫn đến
tình trạng phá vỡ quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch của từng địa phương.
Liên kết sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, sản phẩm thu hoạch không kết hợp được
với kế hoạch thu mua, chế biến làm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao, chất lượng
sản phẩm giảm thấp. Kỹ thuật canh tác sắn lạc hậu chủ yếu là trồng quảng canh. Vì
người nông dân vẫn quan niệm cây sắn là cây dễ trồng nên không bón phân hoặc

nếu có bón phân thì không đầy đủ và mất cân đối, dẫn đến năng suất không cao.
Nguyên nhân chính là do sắn trồng trên đất dốc không hoặc rất ít áp dụng các biện
pháp chống xói mòn bảo về đất. Với đặc điểm canh tác nhiều năm liền, cộng với
đặc thù là cây sắn thường được trồng trên đồi độ phì nhiêu thấp, hàng năm lại bị rửa
trôi nên việc trồng sắn hiện nay cũng đang đối diện với thách thức về sự suy thoái
dinh dưỡng đất trồng [45]. Việc bón phân đầu tư cho cây sắn ban đầu cũng như sự
hoàn trả lại đất chất hữu cơ từ thân lá chưa bù đắp được lượng dinh dưỡng mất đi
hàng năm. Bên cạnh đó giống sắn địa phương năng suất thấp và đã bị thoái hoá. Kỹ
thuật sản xuất chưa hợp lý: các khâu làm đất, mật độ trồng, bảo quản hom giống,
lựa chọn hom khi trồng cũng như chăm sóc sắn còn rất tuỳ tiện. Trong khi đó, xét
mặt hiệu quả kinh tế, theo kết quả đánh giá của CIAT năm 2009 ở Việt Nam số
lượng hộ nông dân áp dụng kết quả nghiên cứu kỹ thuật mới từ năm 2003 - 2008 là:
22.898 hộ, với diện tích trồng sắn là 9. 228 ha, lợi nhuận tăng thêm là 2,2 triệu đô la
Mỹ. Thực tế này cho thấy việc cải tiến giống sắn kết hợp với áp dụng các biện pháp
kỹ thuật trong sản xuất đã nâng cao thu nhập cho nông dân [38], [39].
Đặc biệt, từ năm 2009 trở lại đây, Việt Nam đã xuất hiện hai loại bệnh mới là
chổi rồng và bệnh rệp sáp bột hồng trên sắn, được xác định là đối tượng dịch hại có
nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất sắn ở Việt Nam và làm giảm


5

mạnh đến năng suất, chất lượng, sản lượng sắn nguyên liệu. Điển hình như Thái
Lan đã giảm 60% sản lượng vì các bệnh này [1], [36]
Để phát triển sản xuất bền vững trong thời gian tới, cần tập trung triển khai những
nhiệm vụ chính quan trọng. Trong đó, quy hoạch vùng trồng sắn theo hướng linh hoạt,
có đầu tư thâm canh, không trồng sắn trên đất có độ dốc trên 15 độ, trồng sắn theo đường
đồng mức, trồng xen với cây họ đậu, cây thức ăn gia súc kết hợp đầu tư thâm canh, bón
đủ và cân đối phân bón theo quy trình kỹ thuật để chống xói mòn [2]. Đồng thời, tăng
cường sử dụng giống mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, khả năng chống chịu

sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp trong việc trồng rải vụ.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Trên thế giới sắn được trồng phổ biến ở ba châu lục là châu Phi (66%), châu
Mỹ (14%) và châu Á (20%) [38]. Trong hơn thập kỷ qua diện tích, năng suất, sản
lượng sắn tăng dần qua các năm. Tình hình sản xuất sắn giai đoạn 2000 - 2013 được
trình bày ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới, giai đoạn 2000 - 2013
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)
16,86
17,71
17,31
17,59

18,51
18,69
18,76
19,06
19,12
19,39
19,64
20,58
22,89
20,39

Năng suất
(tấn/ha)
10,70
10,73
10,61
10,79
10,95
10,87
11,89
11,94
12,20
12,24
12,37
12,40
11,62
13,57

Nguồn: FAOSTAT 2015[41]


Sản lượng
(triệu tấn)
177,89
184,36
183,82
189,99
202,64
203,34
223,19
227,80
233,50
237,43
243,05
255,40
266,12
276,69


6

Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích trồng sắn trên thế giới tăng dần qua các
năm (2000: 16,86 triệu ha; 2013: 20,39 triệu ha) tăng 3,53 triệu ha. Năng suất tăng
nhưng không đáng kể, đạt cao nhất 2013 (13,57 tấn/ha). Do diện tích, năng suất
tăng nên sản lượng sắn năm 2013 tăng đạt 276,69 tấn/ha [41].
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn chính
trên thế giới năm 2013
Vùng trồng
Toàn thế giới
Châu Phi
Nigiêria

Cộng hòa Cônggô
Ănggôla
Ghana
Môzămbic
Châu Mỹ
Braxil
Paragoay
Côlômbia
Pêru
Haiti
Châu Á
Inđônêsia
Thái Lan
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc

Diện tích
(triệu ha)
20,70
14,17
3,85
2,20
1,16
0,87
0,78
2,35
1,52
0,17
0,15

0,09
0,59
4,18
1,06
1,38
0,54
0,20
0,28

Năng suất
(tấn/ha)
13,57
11,14
14,03
7,50
14,05
16,72
12,82
12,86
13,91
16,00
10,71
12,11
7,00
21,09
22,46
21,82
17,89
34,95
16,29


Sản lượng
(triệu tấn)
276,69
157,98
54,00
16,50
16,41
14,55
10,00
30,25
21,22
2,56
2,80
1,18
0,41
88,02
23,93
30,22
9,74
7,23
4,56

(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[41]
Qua số liệu bảng 1.2 cho thấy: 10 nước có sản lượng sắn hàng đầu thế giới
năm 2013 bao gồm Nigiêria (54 triệu tấn), Braxil (21,22 triệu tấn), Inđônêsia (23,93
triệu tấn), Thái Lan (30,22 triệu tấn), Cộng hòa Công gô (16,50 triệu tấn), Ănggôla
(16,41 triệu tấn), Ghana (14,55 triệu tấn), Môzămbic (10 triệu tấn), Việt Nam (9,74
triệu tấn) và Ấn Độ (7,23 triệu tấn).



7

Trong các châu lục thì châu Phi là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu
đến năm 2013 đạt 157,98 triệu tấn, chiếm 57,09 % sản lượng sắn thế giới (276,69
triệu tấn). Trong đó, đứng đầu châu lục này là Nigeria với sản lượng đạt 54,00 triệu
tấn năm 2013. Châu Á chiếm 31,80 % sản lượng sắn thế giới với diện tích 4,18 triệu
ha, năng suất bình quân 21,09 tấn/ha và sản lượng đạt 88,02 triệu tấn. Cây sắn giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước Thái Lan, Inđônêsia, Trung Quốc,
Philippin. Gần đây cây sắn ở Campuchia cũng trở thành một mặt hàng nông sản
xuất khẩu triển vọng. Châu Mỹ là khu vực sản xuất sắn lớn thứ ba trên thế giới.
Diện tích trồng sắn ở châu Mỹ tăng từ 2,54 triệu ha năm 2000 lên 2,85 triệu ha năm
2005 và sau đó giảm xuống còn 2,35 triệu ha vào năm 2013. Năng suất sắn châu Mỹ
bình quân đạt 12,86 tấn/ha, sản lượng sắn đạt khoảng 30,25 triệu tấn năm 2013.
Braxil là nước trồng nhiều sắn nhất của châu lục này với 1,52 triệu ha năm 2013,
chiếm khoảng 65% diện tích sắn trồng ở châu Mỹ [45]. Trong các nước sản xuất sắn
trên thế giới thì xuất khẩu sắn chủ yếu ở một số nước châu Á.
Bảng 1.3: Lượng xuất khẩu sắn của thế giới và một số nước năm 2008-2011
ĐVT: 1000 tấn
Năm

2008

2009

2010

2011

Thế giới


4,265

5,929

5,483

5,249

Thái Lan

3,963

4,993

4,864

4,427

Việt Nam

946

600

250

500

Thế giới


5,187

6,862

6,127

6,155

Thái Lan

2,848

4,411

4,411

2,927

Việt Nam

437

2,000

1,200

2,000

Campuchia


170

100

250

1,000

9,452

12,791

11,610

11,404

Bột sắn và tinh bột sắn

Sắn lát và bã sắn

Tổng lượng xuất khẩu thế giới

Nguồn: FAOSTAT 2013[38]


8

Số liệu bảng 1.3 cho thấy gia đoạn 2008 - 2013 lượng sắn xuất khẩu trên thế
giới tập trung chủ yếu ở 3 nước châu Á là Thái Lan, Việt Nam và Campuchia.

Trong đó Thái Lan là nước xuất khẩu nhiều nhất (năm 2011 lượng bột sắn và tinh
bột sắn: 4,427 nghìn tấn; sắn lát và bã sắn: 2,927 nghìn tấn), thứ hai là Việt Nam
(lượng bột sắn và tinh bột sắn: 500 nghìn tấn; sắn lát và bã sắn: 2 triệu tấn).
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới khoảng 6 triệu
tấn mỗi năm chiếm hơn 80% lượng sắn nhập khẩu toàn cầu, kể đến là Hàn Quốc,
Nhật, Indonesia,... để làm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và dùng
trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái
Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất
khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên [48].
Theo nghiên cứu thị trường sắn toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Quốc tế (FAO) và Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI),
với tầm nhìn đến năm 2020 thì đến năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt
275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7
triệu tấn, các nước phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước
đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5
triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự
báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng
năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia
súc đạt tương ứng là 1,98 % và 0,95 %. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng
sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối
lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2 %, làm thức ăn gia súc
là 4,4 %. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993 - 2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn
tăng hàng năm là 1,3 %, so với châu Phi là 2,44 % và châu Á là 0,84 - 0,96 %. Cây
sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước
vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng
sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả
năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng áp dụng
giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ [20].



9

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Tại Việt Nam cây sắn được coi là cây trồng chính cung cấp nguồn nhiên liệu
cho sản suất năng lượng sinh học. Bộ Công thương đã hoàn thiện việc quy hoạch và
phát triển vùng nguyên liệu cho năng lượng sinh học [3]. Khi chương trình NLSH
của Nhà nước vận hành, các nhà máy sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ một khối lượng
sắn rất lớn. Năm 2012, sản xuất ethanol đã tiêu thụ 16% sản lượng sắn, năm 2015
chiếm 35%, dự kiến năm 2020 chiếm 41%, đến năm 2025 chiếm 48%. Các tính
toán này dựa vào dự báo nhu cầu xăng tăng 8,5%/năm; năm 2012 áp dụng E5, năm
2015 áp dụng E10; sản lượng sắn tăng 5%/năm. Sự hình thành và phát triển của
ngành công nghiệp NLSH làm thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng
có lợi cho nông nghiệp và nông thôn [46].
Diện tích trồng sắn năm 2014 của Việt Nam là 551,1 nghìn ha, năng suất
bình quân đạt trên 18,96tấn/ha, phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Bắc
Trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ [6].
Diễn biến về năng suất sắn Việt Nam giai đoạn 2004-2014 được thể hiện ở
bảng 1.4 và hình 1.1.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

2014

Diện tích
(nghìn ha)
370,00
425,50
474,80
496,80
555,70
508,80
498,00
558,20
550,60
544,30
551,10

Năng suất
(tấn/ha)
14,49
15,78
16,25
16,07
16,91
16,82
17,26
17,73
17,69
17,89
18,50


Nguồn: Cục trồng trọt BNN&PTNT[6]

Sản lượng
(triệu tấn)
5,36
6,72
7,77
7,98
9,40
8,56
8,60
9,90
9,75
9,74
10,19


10

Sản lượng sắn Việt Nam: Năm 2014 là 10,19 triệu tấn trên diện tích thu
hoạch 551,10 nghìn ha với năng suất bình quân 18,50 tấn/ha [32] [6]. So với năm
2004 có sản lượng sắn đạt 5,36 triệu tấn, năng suất 14,49 tấn/ ha thì sản lượng sắn
năm 2014 đã tăng lên gấp đôi, năng suất tăng 16,27%.

Hình 1.1. So sánh diện tích, sản lượng sắn Việt Nam với bốn nước
dẫn đầu thế giới [20]
Hiện nay Việt Nam đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia có năng suất
cao. Tuy nhiên, năng suất 18,96 tấn/ha chỉ tương đương 54% so với năng suất sắn
tại Ấn Độ (34,95 tấn/ha), nước dẫn đầu năng suất sắn thế giới, thấp hơn Indonesia
15% (22,46 tấn/ ha) và thấp hơn Thái Lan là 13% (21,82 tấn/ha) nhưng nhiều hộ

nông dân Việt Nam đã đạt năng suất sắn trên diện rộng 36,00- 50,00 tấn/ ha vượt
hơn 400% so với năng suất trước đây.


11

Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng các vùng trồng sắn ở Việt Nam
năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

551,1

18,96

10,209

6,3

15,76


0,99

Trung du và miền núi phía Bắc

118,5

12,82

1,519

Bắc Trung bộ

63,1

18,03

1,137

Duyên hải Nam trung bộ

107,1

18,37

1,965

Tây Nguyên

152,2


17,60

2,678

Đông Nam bộ

97,7

27,7

2,706

Đồng Bằng sông Cửu Long

6,3

16,30

0,102

Vùng
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng

Nguồn: Cục trồng trọt BNN&PTNT[6]
Số liệu bảng 1.5 cho thấy:
+ Vùng Tây Nguyên: diện tích sắn lớn nhất cả nước, nãm 2014 diện tích sắn
đạt 152,2 nghìn ha (chiếm 27,61% diện tích cả nước), năng suất 17,6 tấn/ha, sản
lượng đạt 2,678 triệu tấn củ tươi (chiếm 26,23 % sản lượng sắn toàn quốc). Tập
trung ở các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Ðắk Lắk và Ðắk Nông.

+ Bắc trung bộ và Nam trung bộ: đây là hai vùng có diện tích trồng sắn
lớn,với diện tích năm 2014 của hai vùng này đạt 170,10 nghìn ha (chiếm 30,86 %
diện tích trồng sắn cả nước), năng suất trung bình đạt 18,20 tấn/ha và sản lượng đạt
3,103 triệu tấn củ tươi (chiếm 30,39% sản lượng sắn cả nước). Diện tích trồng sắn
nhiều nhất là các tỉnh: Bình Thuận, Nghệ An, Quãng Ngãi, Phú Yên.
+ Vùng Trung du miền núi phía Bắc: năm 2014, diện tích đạt 118,5 nghìn ha
(chiếm 21,50 % diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất thấp nhất trong các vùng
chỉ đạt 12,82 tấn/ha, sản lượngđạt 1,519 triệu tấn củ tươi (chiếm 14,88% sản lượng
sắn toàn quốc). Trong đó, diện tích trồng nhiều nhất là các tỉnh: Sơn La, Yên Bái và
Hòa Bình.


12

+ Ðông Nam bộ là vùng có năng suất sắn bình quân cao nhất cả nước, diện
tích sắn đạt 97,7 nghìn ha (chiếm 17,73 % diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất
đạt 27,7 tấn/ha, sản lượng đạt 2,706 triệu tấn củ tươi (chiếm 26,50 % sản lượng sắn
toàn quốc). Diện tích sắn tập trung ở các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Ðồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
Về tình hình chế biến và tiêu thụ sắn, theo số liệu của Hiệp hội sắn Việt Nam
[23], cả nước có 100 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, trong đó
có 7 nhà máy chế biến cồn từ tinh bột sắn. So với 5 năm trước đây, con số này tăng
gấp đôi về số lượng nhà máy và gấp 3 lần về công suất.
Sắn lát và tinh bột sắn là hai mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao và triển vọng trên
thị trường sắn. Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất và chế biến sắn làm tinh bột, thức ăn
gia súc và làm cồn sinh học đã tạo ra nhiều việc làm, tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa một số khu vực nông thôn.
Ở Việt Nam, 70% sản lượng sắn và tinh bột được xuất khẩu, 30% tiêu thụ
nội địa. Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam và chiếm 90%
thu nhập xuất khẩu của ngành công nghiệp trong đó sử dụng để sản xuất ethanol.

Hàn Quốc và Đài Loan là nước đứng thứ hai và thứ ba trong tốp các nhà nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan [30], năm 2010 Việt Nam xuất khẩu
được 1,677 nghìn tấn sắn và các sản phẩm sắn, thu về 556 triệu đô la Mỹ. Trong cơ
cấu các sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, sắn lát chiếm khoảng
56,8%, tinh bột sắn 42,9%. Diễn biến xuất khẩu sắn đang theo hướng tăng tỷ trọng
sản phẩm tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô là tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều
ngành sản xuất trong nước có liên quan đến sắn như thức ăn chăn nuôi, ethanol
đang cần nguyên liệu và giá tinh bột sắn đang có xu hướng tăng mạnh trên thị
trường thế giới. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm sắn Việt Nam
xuất khẩu năm 2010 chiếm 94,8 % tổng kim ngạch xuất khẩu sắn lát (tương đương
196,5 triệu đô la Mỹ) và 90 % tổng kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn (tương đương
315,4 triệu đô la Mỹ) [8]. Năm 2011 xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam


13

đạt 2,68 triệu tấn và thu về 960,2 triệu USD [42]. Tính đến hết năm 2012, xuất khẩu
nhóm hàng này của cả nước đạt 4,23 triệu tấn, tăng 57,7% và trị giá là 1,35 tỷ USD,
tăng 40,8 %. Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu sắn và sản phẩm
sắn Việt Nam với lượng đạt 3,76 triệu tấn, tăng 54,4 % so với năm trước và chiếm
88,9 % tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này [30].
Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2 triệu tấn sắn và sản
phẩm từ sắn với giá trị hơn 600 triệu USD, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm
2012. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sắn lát và củ tươi sang Trung Quốc giảm
mạnh (24,6%) nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng gấp đôi; xuất khẩu tinh bột sắn
giảm nhẹ do thị trường Indonesia và Philippines giảm mạnh (giảm lần lượt 87,7% và
17,7% so với cùng kỳ năm trước) dù có tăng trưởng nhẹ ở thị trường Trung Quốc và
Đài Loan còn lại là các thị trường khác, như: Philippines, Malaysia, Inđônêsia…
Bảng 1.6. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn

giai đoạn 2010-2014
Năm

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

QI/2015

Sản lượng (Triệu tấn)

1,70

2,68

4,22

3,14

3,39

1,37


Kim ngạch (Triệu USD)

564

960

1,316

1,102

1,140

420

Nguồn: Cục trồng trọt BNN&PTNT[6]
Tính chung 10 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam đạt 1,42
triệu tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước [30]. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan tính đến hết tháng 9 năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn của Việt
Nam sang châu Phi, Nam Á và Tây Á đạt khoảng 14,7 triệu USD, tăng 31,3% so với
cùng kỳ năm 2013. Quý I/2015, số lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn
đạt 1,37 triệu tấn với giá trị 420 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 22,7% về
giá trị cùng kỳ năm 2014 [6]
1.2.3. Thực trạng sản xuất sắn ở vùng trung du và miền núi phía Bắc
Vùng trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng sản xuất sắn lớn
của cả nước. Mặc dù diện tích sắn của vùng chiếm tới 26,56% diện tích sắn cả nước


×