Tải bản đầy đủ (.pdf) (655 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.59 MB, 655 trang )

Header Page 1 of 166.
bộ tài nguyên và môi trờng
liên đoàn địa chất và khoáng sản việt nam
________________________________________________________

báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ

xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử
tra cứu các tính chất vật lý của đá
và một số loại quặng ở việt nam
Chủ nhiệm đề tài: trơng thu hơng

6291
31/01/2007
hà nội - 2006

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................
CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG CỦA DỮ LIỆU .........................................
I.1. Tập hợp số liệu đo TCVL đá và quặng ...................................
I.2. Khảo sát hệ thống tập số liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu.........
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC TÍNH CHẤT VẬT
LÝ CỦA ĐÁ VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM ....................
II.1 Nghiên cứu giải pháp quản lý và khai thác thông tin ...........
II.2. Lựa chọn phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu .................
II.3. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, các bảng tra cứu và thiết


lập mối quan hệ giữa các bảng code và cơ sở dữ liệu ..............................
II.4. Thiết kế giao diện nhập, xuất dữ liệu ..................................
II.5. Rà soát, chuẩn hóa và cập nhật số liệu ................................
II.6. Kết nối cơ sở dữ liệu với bản đồ địa chất 1: 200.000 chọn
thí điểm ......................................................................................................
CHƯƠNG III. THÀNH LẬP SÁCH ĐIỆN TỬ TRA CỨU CÁC TÍNH
CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐÁ VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM
III.1. Nghiên cứu phương pháp trình bày tính chất vật lý trong
“Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở
Việt Nam”, nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ sở dữ liệu và “Sách điện
tử...” ........................................................................................................
III.2. Chuẩn bị dữ liệu để thành lập “Sách điện tử .....” ................
III.3. Giới thiệu “ Sách điện tử.....” ....................................... .......
CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI ............................................................................................................
KẾT LUẬN ...............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ...........................................................
PHỤ LỤC 1. CÁC BẢNG CODE ..........................................................
PHỤ LỤC 2. HƯỚNG DẪN DỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ..................

Footer Page 2 of 166.

3
7
7
10
19
19
23
23

32
39
45
49

49
51
52
56
62
65
66
92


Header Page 3 of 166.
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam việc thu thập các tính chất vật lý của đá và quặng đã được
tiến hành đồng thời với công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 cả nước,
1:200.000 và 1:50.000 ở các Liên đoàn trên khắp đất nước.
Khoảng hơn 100.000 số liệu đo tham số vật lý của các mẫu đá và quặng
được thu thập trong quá trình nghiên cứu địa chất, tìm kiếm thăm dò khoáng
sản các loạt tờ, cụm tờ bản đồ địa chất đã được tập hợp, xử lý trong đề tài
“Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở
Việt Nam” (1994) và “ Biên tập xuất bản sách tra cứu các tính chất vật lý của
đá và một số loại quặng ở Việt Nam “ (được xuất bản năm 1999).
Từ đó đến nay công tác tham số vật lý vẫn được tiếp tục nghiên cứu
trong khi tiến hành các nhiệm vụ điều tra địa chất, khoáng sản. Ước tính từ
năm 1997 đến nay riêng Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc có khoảng hơn
5000 mẫu đá và quặng đã được đo tính chất vật lý thuộc các đề án đo vẽ địa

chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1: 50.000.
“Sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam,
1999” đã cung cấp những thông tin vật lý của các loại đất đá có tuổi địa chất
khác nhau giúp cho việc định hướng công tác nghiên cứu trong quá trình điều
tra cơ bản địa chất và tìm kiếm, đánh giá khoáng sản được tốt hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc quản lý và
xây dựng cơ sở dữ liệu về tính chất vật lý đá và quặng là rất cần thiết. Cơ sở
dữ liệu sẽ giúp cho việc lưu trữ, xử lý và khai thác thông tin được thuận lợi
và hiệu quả, tạo điều kiện để tra cứu, truy cập các tính chất vật lý của đá và
quặng được thuận tiện, dễ dàng, phục vụ hữu ích cho công tác đo vẽ bản địa
chất và điều tra khoáng sản cũng như các công tác nghiên cứu khác. Với mục
tiêu đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đã giao cho Liên đoàn Bản đồ Địa chất
Miền Bắc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Xây dựng
cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số
loạị quặng ở Việt Nam” theo hợp đồng nghiên cứu khoa học công nghệ số
01-ĐC/BTNMT-HĐKHCN ký ngày 28 tháng 7 năm 2005 giữa Vụ Khoa học
Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Liên đoàn Bản đồ Địa chất
Miền Bắc.
Đề tài được thực hiện trong thời gian hai năm 2005 – 2006 theo nội
dung đã xây dựng trong Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đã được Bộ
tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt .
Mục tiêu của đề tài:
Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, trình bày cơ sở dữ liệu các
tính chất vật lý của đá và quặng để phục vụ khai thác tài liệu thuận tiện, tốt
hơn. Hiệu đính, bổ sung và cập nhật số liệu được thu thập ở giai đoạn sau.

Footer Page 3 of 166.

3



Header Page 4 of 166.
“Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở
Việt Nam” (Sách điện tử...) được thành lập từ Cơ sở dữ liệu (CSDL) các tính
chất vật lý (CSDL) , vì vậy việc khai thác thông tin của tập dữ liệu giữa
CSDL và “Sách điện tử….” là thống nhất và thuận tiện.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Xây dựng CSDL các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở
Việt Nam.
- Thành lập “Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số
loại quặng ở Việt Nam”.
Sau hai năm thực hiện đề tài đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ
đề ra. Sản phẩm cuối cùng gồm:
1- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
2- Sản phẩm công nghệ:
- Cơ sở dữ liệu về tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt
Nam.
- Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở
Việt Nam.
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài gồm các chương, mục:
Mở đầu.
Chương I. Hiện trạng của dữ liệu.
I.1. Tập hợp các số liệu đo TCVL đá và quặng.
I.2. Khảo sát hệ thống tập số liệu để xây dựng CSDL.
Chương II. Xây dựng cơ sở dữ liệu các tính chất vật lý của đá và một
số loại quặng ở Việt Nam.
II.1. Nghiên cứu giải pháp quản lý và khai thác thông tin về tính
chất vật lý.
II.2. Lựa chọn phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu.
II.3. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, các bảng tra cứu và thiết lập

mối quan hệ giữa các bảng code và CSDL.
II.4. Thiết kế giao diện nhập, xuất dữ liệu.
II.5. Rà soát, chuẩn hóa, cập nhật số liệu.
II.6. Kết nối CSDL với bản đồ địa chất 1: 200.000 được chọn thí
điểm .
Chương III. Thành lập Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của
đá và một số loại quặng ở Việt Nam.

Footer Page 4 of 166.

4


Header Page 5 of 166.
III.1.Nghiên cứu phương pháp trình bày tính chất vật lý trong
“Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại
quặng ở Việt Nam”, nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ sở dữ liệu
và “Sách điện tử...”
III.2 .Chuẩn bị dữ liệu để làm “Sách điện tử…”.
III.3.Giới thiệu “Sách điện tử....”.
Chương IV. Tổ chức thi công và chi phí thực hiện đề tài.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một
số loại quặng đã được đóng gói có thể cà đặt dễ dàng qua file setup.exe. Dung
lượng của file setup.exe là 140MB, sau khi cài đặt sẽ được chạy trong
Program file của Window XP với dung lượng 258MB chứa toàn bộ kết quả
của đề tài.
Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng là

một file .PDF với 546 trang có dung lượng 5MB.
Tập thể tác giả thực hiện đề tài gồm: Kỹ sư địa vật lý Trương Thu
Hương (Chủ nhiệm đề tài ), kỹ sư địa vật lý – tin học Võ Bích Ngọc (Liên
đoàn Vật Lý Địa chất), và sự tham gia của tiến sỹ địa chất Nguyễn Đức Thắng
(Bộ Tài nguyên và Môi Trường); kỹ sư Phạm Toàn, kỹ sư Nguyễn Hữu Trí
(Đoàn ĐVL 209 Liên đoàn Bản đồ Địa chất - Miền Bắc).
Trong quá trình thực hiện, tập thể tác giả đã nhận được nhiều sự đóng
góp ý kiến và chỉ đạo của các cán bộ chuyên ngành như: Thạc sỹ Đoàn Thế
Hùng, Tiến sỹ Đỗ Tử Chung (Bộ tài nguyên và Môi Trường), Tiến sỹ Nguyễn
Tuấn Phong (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), Kỹ Sư Bùi Đăng Vũ
(Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc). Tập thể tác giả còn nhận được sự góp
ý của nhiều nhà khoa học và chuyên môn trong các cuộc nghiệm thu và hội
thảo.
Tập thể tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất!

Footer Page 5 of 166.

5


Header Page 6 of 166.
Hỡnh 1. S phõn vựng nghiờn cu cỏc tớnh cht vt lý ca ỏ
v mt s loi qung Vit Nam.
(Phn t lin)

104

102

100

24

n

T

108

106

r

u

n

g

q

u

113 24
00'

112

110




B

c

Kim Bình M Quan Bảo Lạc Chinh Si

đ

iệ

Khi Sử

n

Mờng Tè LĂo Cai Bắc QuangBắc Cạn Long Tân

iế

22
00'

22
00'

Hồ Thác Bà

M

Phong

Sa Lỳ

Điện biên Yên Bái

Tuyên
Quang

Lạng Sơn Móng Cái



SB Nội Bài

Sg. Đà

hà nội
Vạn Yên Hà Nội Hải Phòng Hồng Gai
g
ồn
.H
Sg

Sơn La

Cg Hải Phòng

Sg Mã

Sầm Na Ninh Bình Nam Định
Cửa Ba Lạt


20
00'

l

à o

Vịnh Bắc Bộ

20
00'

Mờng XénThanh Hoá
Đảo Hải Nam

Tơng DơngVinh
Cửa Hội

Hà Tĩnh

Kỳ Anh

18
00'

18
00'

Ma Ha XayĐồng Hới

Cửa Nhật Lệ

đảo Cồn Cỏ
Lệ Thuỷ quảng trị
Cửa Tùng

QĐ Hoàng Sa
(Đà Nẵng)

B

h

á

i

l

a

Cửa Thuận An

n

Hớng Hoá Huế

Đà Nẵng
Vịnh Đà Nẵng
Cg Đà Nẵng


đà nẵng
Ba Na
Hội An

Chỉ dẫn

16
00'



16
00'

Vụng Cầu Hai

i

t

n

Vùng Tây Bắc

Đ

Đắc Tô Quảng Ngi
Vùng Đông Bắc


Playku An Khê Qui Nhơn
bản đôn Buôn
Tuy Hoà
Mê Thuột

tờ bản đồ địa chất
PlaykuTên
tỷ lệ1: 200.000

12
00'

V

10
00'

Song tử Đông
Song tử Tây

Vịnh Văn Phong

Hòn Thi Tử

Bu Pơ Langbến khế Nha Trang

p u

c h i a


Hòn Loai Ta
Vịnh Cam Ranh

Lộc Ninh Ba Lao

Đà Lạt Cam Ranh

H. Tru Aba

Hồ Dầu Tiếng

Hồ Trị An

i

Châu Đốc Sài Gòn Gia Rai phan thiết
tp. hồ chí minh

L

T

Tiền
Sg.

ị nc ă m
h
T
h
á


g

Vùng Kon Tum
Vùng Đồng Nai - Bến Khế
và Nam Bộ

14
00'

n

Vùng Huế - Quảng Ngãi

ô

Kon Tum Măng Đen
Bồng Sơn

Vùng Bắc Trung Bộ

14
00'

Cg Sài Gòn

a

n


Hà Tiên Long XuyênMỹ Tho
Phú Quốc
hòn Nghệ
hònBiên
Rái Sóc TrăngTrĂ Vinh
hòn NamAn
Du

bà rịa

đảo Phú Quý

đ

Cg Vũng tàu

Cửa
Soi
Rạp

Cửa
ửa
Hàm

Vịnh Rạch Giá

Sg
Sg

u

Hậ

Cử
a
Cu
ng

Q

Lu
ôn
g

u





r





n

S

a


12
00'

g
H. Nam Yết

o

n

10
00'

Hầ
u

n
hA
Địn
Đề
nh
Tra
a
Cử

a
Cử

CĂ Mau


Đảo Trờng Sa

Bạc Liêu Côn Đảo
Côn Đảo

8
20'
100

102

104

106

Tỷ lệ 1:10.000.000

Footer Page 6 of 166.

6

108

110

112

8
20'

113


Header Page 7 of 166.
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG CỦA DỮ LIỆU
I.1. TẬP HỢP SỐ LIỆU ĐO TCVL ĐÁ VÀ QUẶNG
Hiện nay toàn bộ số liệu về TCVL đã được tổng hợp của đề tài “Thành
lập Sách tra cứu các tính chất vật lý (TCVL) đá và một số loại quặng ở Việt
Nam” (1994) đã được thu thập.
Các số liệu đo TCVL của đá và một số loại quặng đã được các tác giả
đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở
Việt Nam” (1994) thu thập, tổng hợp và được bổ sung thêm trong quá trình
thực hiện đề tài “Biên tập Sách tra cứu các TCVL của đá và một số loại quặng
ở Việt Nam”. Các số liệu này được tổng hợp theo các phân vị địa chất của
các tờ bản đồ Địa chất 1: 200.000 dưới dạng sổ tổng hợp. Đó là các tờ bản đồ
thuộc 6 loạt tờ và cụm tờ : loạt tờ Tây Bắc, loạt tờ Đông Bắc, loạt tờ Bắc
Trung Bộ, cụm tờ Huế - Quảng Ngãi, cụm tờ Gia Lai – Kon Tum, cụm tờ
Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ, tương ứng với 6 vùng được sử dụng để
phân vùng nghiên cứu các tính chất vật lý đá và quặng của đề tài (hình 1).
Tổng số mẫu đá đã đo tính chất vật lý trên từng vùng được trình bày
trong bảng 1.
Bảng tổng hợp số lượng mẫu đá đã đo TCVL
thuộc các tờ bản đồ tỷ lệ 1: 200.000 ở các vùng khác nhau:
STT
vùng

Bảng 1
Tổng số
mẫu đo


Tên vùng

Tên tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000

Tây Bắc

Lào Cai –Kim Bình, Điện Biên, Sơn La,
Vạn Yên, Hà Nội, Yên Bái, Ninh Bình,
Mường Tè.

35000

Đông Bắc

25000

2

Bảo Lạc, Mã Quan-Bắc Quang, Bắc Cạn,
Long Tân – Chinh Si, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Hải Phòng-Nam Định, Hòn Gai –
Móng Cái.

20000

3

Bắc Trung Bộ Thanh Hoá – Vinh, Hà Tĩnh - Kỳ Anh,
Sông cả, Lệ Thuỷ - Quảng Trị, Mahaxay Đồng Hới, Mường Lát, Quỳ Châu .


1

Footer Page 7 of 166.

7


Header Page 8 of 166.
Tiếp theo bảng 1.
STT
vùng
4
5

Tên vùng

Tên tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000

Tổng số
mẫu đo

Huế Quảng
Ngãi

Hướng Hoá, Huế, Đà Nẵng, Bà Nà, Hội
An, Quảng Ngãi, Đắc Tô.

8000


Gia Lai – Kon Công Tum, Mang Đen, Bồng Sơn, PlayCu,
Tum
Quy Nhơn, Bản Đôn, Buôn Mê Thuột, Tuy
Hoà.

5000

Đồng Nai Bến Khế và
Nam Bộ

6

Nha Trang, Bơ Lao, Đà Lạt, Phan Thiết,
Cam Ranh, Bà Rịa, Bipơrang, Gia Ray,
Bến Khế và Nam Bộ.

7000

Các điểm mỏ, quặng được thu thập và tổng hợp các số liệu đo TCVL
Bảng 2
TT
vùng
1

Tên
vùng
2

1


Tây
Bắc

Footer Page 8 of 166.

Loại quặng

Mỏ, điểm quặng

3

4
Quý Sa, Làng Vinh, Làng Cọ, Xuân Giang,
Làng Phát, Kiến Lao, Làng Khuân, Văn Yên,
Sắt
làng Nhược, Làng Lếch – Ba Hòn, Kíp Tước,
Sin Quyền.
Đồng
Sin Quyền
Đồng – Ni ken Sin Quyền
Pyrit
Giáp Lai, Ba Trại, Làng Củ
Đất Hiếm
Nậm Se
Chì - Kẽm
CogiSan – Tú Lệ
Vạn Chài - Suối Chát, Cao Dăm – Hoà Bình,
Vàng
Miều Môn – Thanh Sơn
Apatit

Bát xát – Lũng Pô, Cam Đường
Graphit
Mậu A
Than
Chi Lê

8


Header Page 9 of 166.
Tiếp theo bảng 2.
1

2

3
Sắt
Chì - kẽm

2

Đông
Bắc

Đa Kim
Đồng
Mangan
Mangan – Chì
kẽm
Antimon

Nhôm
Kao Lin
Thiếc
Uran
Than
Sắt

3

Bắc
Trung
Bộ

4

Huế Quảng
Ngãi

6

Đồng
Nai Bến
Khế và
Nam
Bộ

Footer Page 9 of 166.

Mangan
Nhôm

Crom
Thiếc
Than
Sắt
Vàng
Uran
Nhôm
Thiếc
Than

4
Nà Rụa, Hoà An, Tòng Bá, Pù Ổ, Nguyên
Bình, Trại Cau, Bản Quân.
Ngân Sơn, Tống Tình, Làng Hích, Nà Tùm,
Pia Khao, Võ Nhai, Chợ Điền, Na Hang.
Đá Liền
Núi Chúa
Tốc Tát, Bắc Quang.
Chợ Đồn
Làng Vài, Tấn Mài
Táp Ná – Cao Bằng, Y Tích
Tấn Mài
Núi Pháo, Sơn Dương
Bình Đường
Hòn Gai, Quảng Ninh, Khoái Châu.
Thạch Khê, Nghi Xuân, Ngọc Lạc, Can Lộc,
Thiệu Hoá, Vĩnh An, Làng man- Làng Ấm,
Làng Đèn – Làng Chiềng.
Làng Cốc
Quỳ Châu

Cổ Định , Hón Vắng.
Bù Me
Khe Bố
Mộ Đức
Bồng Miêu
Nông Sơn
Bảo Lộc
Đà Lạt
Đại Lào

9


Header Page 10 of 166.
Trên đây là toàn bộ số liệu về TCVL của đá và quặng đã được thu thập
để thực hiện đề tài “ Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính
chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam”.
Từ năm 1997 đến nay công tác đo mẫu tham số vật lý vẫn được tiến
hành để phục vụ cho công tác đo vẽ và điều tra khoáng sản 1: 50.000 cũng
như phục vụ các đơn vị thăm dò khoáng sản hoặc điều tra cơ bản. Đề tài đã
thu thập số liệu trong giai đoạn này trên các vùng sau (bảng 3):
Bảng tổng hợp số lượng mẫu đá đo TCVL
trong đo vẽ địa chất tỷ lệ 1: 50.000
Bảng 3.
STT

Nhóm tờ, Tờ

Tổng số mẫu


Ghi chú

1

Hà Trung (đo vẽ
1:25.000)

500

Vùng Đông Bắc

2

Hưng Yên - Phủ Lý

300

Vùng Đông Bắc

3

Bắc Cạn

500

Vùng Đông Bắc

5

Tuần Giáo


1000

Vùng Tây Bắc

4

Quỳnh Nhai

1000

Vùng Tây Bắc

6

Tương Dương

500

Vùng Bắc Trung Bộ.

7

Quảng Trị

500

Vùng Huế - Quảng Ngãi.

8


Đồng Xoài

310

Vùng Đồng Nai - Bến Khế.

9

Đà Lạt

149

Vùng Đồng Nai - Bến Khế.

10

Lộc Ninh

192

Vùng Đồng Nai - Bến Khế.

11

Tánh Linh

200

Vùng Đồng Nai - Bến Khế.


12

Trà My - Tắc Pỏ

967

Vùng Kon Tum

13

Kon Tum

846

Vùng Kon Tum

14

Ba Tơ

972

Vùng Kon Tum

I.2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG TẬP SỐ LIỆU ĐỂ XÂY DỰNG CSDL.
Nguồn tài liệu được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu là các số liệu
nguyên thuỷ được đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý đá và
một số loại quặng ở Việt Nam” (1994) thu thập về từ các kho lưu trữ. Các tài
liệu này đã được công nhận qua các kỳ nghiệm thu của các đề án đo vẽ điều


Footer Page 10 of 166.

10


Header Page 11 of 166.
tra địa chất. Nguồn tài liệu lớn nhất được thu thập chủ yếu là ở Liên đoàn
Bản đồ Địa chất Miền Bắc, Liên đoàn Địa chất Miền Nam và Liên đoàn Vật
lý địa chất. Trong quá trình tổng hợp tài liệu và thực hiện đề tài, các tác giả
đã đánh giá chất lượng tài liệu và sự đồng bộ số liệu của từng tính chất vật lý
được đo bởi các máy khác nhau và ở những vùng khác nhau. Điều này cũng
đã được khẳng định lại ở đề tài “ Biên tập Sách tra cứu các tính chất vật lý của
đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1999).
Ở đề tài này chỉ tóm tắt sơ lược kết quả của công tác đó để khẳng định
độ tin cậy và sự đồng bộ của nguồn số liệu nguyên thuỷ.
I.2.1. Số liệu đo từ.
Số liệu đo từ tính của các mẫu đá được thực hiện trên máy MA-21.
Đã tiến hành đo kiểm tra nội bộ 2815 mẫu, kiểm tra ngoại bộ 93 mẫu.
Kết quả thống kê 2815 mẫu đo kiểm tra nội bộ bằng phương pháp đo lặp và
93 mẫu đo kiểm tra ngoại bộ ở Liên đoàn Vật lý Địa chất cho sai số δ < 20%
(đối với từ cảm) và 9,5% (đối với từ hoá dư) (hình 2).

Hình 2. Kết quả kiểm tra ngoại bộ theo đề tài “Thành lập sách tra cứu
các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam,1994)”
Các kết quả đo kiểm tra trên 3 máy MA-21 khác nhau đều cho sai số
trong phạm vi cho phép (hình 3).

Footer Page 11 of 166.


11


Header Page 12 of 166.

Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự phân bố sai số đo từ cảm của các tập mẫu theo
phương pháp đo lặp trên các máy từ MA-21:
a) Máy MA-21 N0 1941 (508 mẫu).
b) Máy từ MA -21 N0 1124 (712 mẫu).
c) Máy MA-21 N0 1931 (423 mẫu).
(Số liệu của đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá
và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994).
Kết quả đo kiểm tra mà các đề tài trước thực hiện đã chứng tỏ sự đồng
bộ của số liệu đo bằng các thiết bị khác nhau và ở các thời gian khác nhau.
I.2.2. Số liệu đo mật độ.
Trong giai đoạn trước năm 2000, mật độ của các đá và quặng được xác
định bằng cân kỹ thuật (cân thiên bình) và mật độ kế với mẫu chuẩn пп =
2,77g/cm3.
So sánh kết quả của 2 số liệu đo trên 2 thiết bị đều có sai số nằm trong
giới hạn cho phép. Kết quả đo kiểm tra nội bộ (5986 mẫu) và đo kiểm tra
ngoại bộ (347 mẫu) đều cho sai số trung bình < 0,015g/cm3. Thể hiện các
thiết bị đo mật độ là đồng bộ .
Trong quá trình tổng hợp số liệu đo các tác giả đề tài trước đã chỉnh lý
các trường hợp sai số hệ thống khi đo mẫu giữa các tờ bản đồ. Vì vậy số liệu
đưa vào tổng hợp là đồng nhất.
Từ năm 2000, sau khi thành lập phòng VILAS xác định các tính chất
vật lý 107, số liệu đo mật độ được thực hiện trên cân LA2200-S. Đã đo thử

Footer Page 12 of 166.


12


Header Page 13 of 166.
nghiệm trên 50 mẫu đá và quặng với đủ đại diện các loại đá: trầm tích lục
nguyên, trầm tích carbonat, biến chất, magma và một số loại quặng có kích
thước mẫu khác nhau. Khối lượng một mẫu thay đổi trong khoảng 80-160g,
mật độ thay đổi trong dải rộng từ 1,4 đến 8 g/cm3. Các mẫu đều được đo đồng
thời trên 2 thiết bị. Kết quả cho thấy số liệu đo mật độ trên 2 thiết bị (cân mật
độ kế và cân LA2200-S) đều cho sai số < 0,02g/cm3 (sai số đo đạc cho phép
là 0,02g/cm3). Điều đó cho thấy hai thiết bị đo mật độ là đồng bộ. (Theo báo
cáo của đề tài “Thành lập phòng VILAS xác định các tính chất vật lý” của
tác giả Nguyễn Hữu Trí, 2000).
I.2.3. Số liệu đo phóng xạ.
Số liệu phóng xạ thu thập là kết quả tiến hành đo mẫu trong nhiều năm.
Hệ thống máy đo phóng xạ luôn được chuẩn hoá bởi bộ mẫu chuẩn ổn định,
phản ánh chế độ làm việc ổn định của hệ thống máy đã sử dụng. Các tác giả
của đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại
quặng ở Việt nam của tác giả Đinh Đức Chất, 1994” (Sách tra cứu..., 1994) đã
tiến hành hành trình mặt cắt bổ sung lấy mẫu đo kiểm tra để khẳng định sự ổn
định của thiết bị theo thời gian. Kết quả so sánh các số liệu trên các mặt cắt đo
bổ sung và số liệu cũ cho thấy các đặc trưng tính chất vật lý không thay đổi.
(Theo báo cáo của đề tài “Thành lập sách tra cứu các TCVL đá và một số
loại quặng ở Việt Nam, 1994”). Như vậy hệ thống số liệu đã thu thập trong
hơn 2 thập kỷ vừa qua được khẳng định độ tin cậy cao .
Trước năm 2000, việc đo phóng xạ được tiến hành trên 2 hệ thống máy

дп -100 và пп-16 cùng hệ đếm xung. Sau khi đo kiểm tra 260 mẫu trên 2 loại
máy дп -100 và пп-16 cho sai số trung bình là 9,1% (cho phép 15%). Cho
thấy số liệu đo trên 2 máy là đồng bộ. Riêng vùng Gia Lai – Kon Tum được

tiến hành trên máy пCO2-4 khác với hệ đếm của hai máy дп -100 và пп-16.
Trong quá trình tổng hợp tài liệu, các tác giả của đề tài “Sách tra cứu …,
1994” đã tiến hành đo thực nghiệm kiểm tra 217 mẫu trên máy дп -100 và
máy пCO2-4 tại Biên Hoà nhằm đồng bộ số liệu của vùng Gia Lai – Kon
Tum với cả nước. Kết quả đã chỉ ra, để có sự đồng bộ số liệu của vùng Gia
Lai –Kon Tum với toàn lãnh thổ thì số liệu đo trên máy пCO2-4 ở vùng Gia
Lai – Kon Tum phải giảm đi 3,28 lần.

Footer Page 13 of 166.

13


Header Page 14 of 166.
Các thiết bị đã được sử dụng để đo năng tính phóng xạ các mẫu đều là
máy thuộc hệ đếm xung. Vì vậy các tác giả của đề tài “Sách tra cứu …,1994”
đã thực hiện chuyển đổi từ đơn vị xung/phút sang đơn vị % uran tương đương
(%Utđ) theo công thức của Dortman.

QU t = U c

I pm
I Cp

Uc – Hàm lượng mẫu chuẩn (%U).
Ipm – Xung lượng bức xạ của mẫu đo.
Ipc – Xung lượng bức xạ của mẫu chuẩn.
Theo giáo sư Dortman, công thức này chỉ đúng trong trường hợp mẫu
đã bão hoà tia γ.
Để xem xét vấn đề chuyên đổi đơn vị từ xung/phút sang %Utđ đề tài

"Sách tra cứu...,1994" đã đo thử nghiệm chuyển đổi trên 150 mẫu, sau đó gửi
mẫu phân tích trên máy phổ gamma Anpec-15, phương pháp phổ gama tự
nhiên tại Liên đoàn Vật lý địa chất . Kết quả được tóm lược trên bảng 4 .
Bảng 4.
Nhóm cuờng độ
phóng xạ (Ip)
I
(0 - 22) x/p
II
23 – 32) x/p
III
(33- 40 )x/p
IV
40 – 60) x/p
V
(60 – 90) x/p
VI
(91 – 140) x/p
VII
(140 – 1000)x/p
VIII
(> 1000)x/p

Số
mẫu

Qtb chuyển đổi
theo công thức
(ppm)


Qtb phân tích tại
Liên đoàn VLĐC
(ppm)

δ (%)

20

10,73

12,26

6,42

20

15,11

15,44

1

20

19,94

23,61

8,4


20

28,83

35

9,6

20

40,11

49,17

10

20

59,77

67,44

6

15

222,21

232,42


2,2

15

1390,90

1167,63

7,6

δTB = 6,42%

Footer Page 14 of 166.

14


Header Page 15 of 166.
Sau đó tiến hành đo tách các tia bức xạ γ và β cho 87 mẫu lấy trên 4
khu vực thuộc các tờ bản đồ khác nhau. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong bảng 5.
Bảng 5
Tờ bản đồ

Số
mẫu

Bảo lạc

7


Bắc Cạn

30

Cao Bằng

25

Long Tân –
Chinh Si

25

I (γ , β )
I Min − I M

I (γ )
I Min − I M

I (β )
I Min − I M

I (γ )
I (γ + β )

(x/p)
167
14-768
23.16

8 - 45
82.56
71 - 102
481.12
139-2220

(x/p)
15
0-63
2.8
0-11
4.9
2-21
48.7
3-235

(x/p)
151
14-705
19.6
8-38
77.6
69-89
432
133-1985

(%)
8
12
5.9

10.1

Qua kết quả thực nghiệm các tác giả đã đưa ra kết luận:
Độ phóng xạ của các mẫu được đo trên máy дп -100 và пп-16 chủ yếu
có xung lượng bức xạ β (bức xạ γ không đáng kể).
Hàm lượng uran có quan hệ tuyến tính với tổng bức xạ (γ+β) tính bằng
xung/phút. Vì vậy có thể áp dụng công thức của Dortman để chuyển đổi đơn
vị đo phóng xạ từ xung/phút ra hàm lượng %Uran tương đương (%Utđ).
Trị số trung bình chuyển đổi 1xung/phút tương ứng với 0,000055%Utđ
hay 0,55.10-4%Utđ hoặc 0,55ppm (Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Thành
lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam,
1994”).
Trên đây là kết quả sơ lược của việc nghiên cứu chuyển đổi đơn vị
phóng xạ của đề tài trước đã được thông qua. Vì vậy trong tập số liệu của đề
tài này, số liệu đo năng tính phóng xạ cũng được chuyển đổi về đơn vị ra hàm
lượng %Uran tương đương (%Utđ) hoặc ppm .
Như vậy, với tập số liệu đo năng tính phóng xạ cho các mẫu đá và
quặng từ trước năm 2000, được thực hiện chủ yếu trên 2 máy дп -100 và пп16 được quy đổi 1xung/phút tương ứng với 0,55.10-4%Utđ (0,55ppm).

Footer Page 15 of 166.

15


Header Page 16 of 166.
Sang giai đoạn từ sau năm 2000, phòng VILAS 107 được thành lập.
Việc đo năng tính phóng xạ được tiến hành trên máy GR-320 (của Canada).
Máy GR-320 là máy đo xung lượng phóng xạ của các nguyên tố K, U,
Th và xung tổng. Thông qua phần mềm Exp4 (của Canada) có thể tính được
hàm lượng các nguyên tố U (ppm),Th (ppm), K (%) và xung bức xạ tổng

(x/p).
Máy GR-320 cũng dựa trên nguyên lý của hệ đếm xung. Để đồng bộ số
liệu đo trên máy GR-320 và máy дп -100 chỉ có thể sử dụng thông số xung
tổng. Công việc này được tiến hành trên 20 mẫu đo thử nghiệm của đề tài
“Thành lập phòng VILAS xác định các TCVL đá (2000)” và 20 mẫu đo của
đề án đo vẽ điều tra khoáng sản 1: 50.000 nhóm tờ Tuần Giáo.
Từ kết quả đo đã xây dựng được hệ số tương quan giữa hai số liệu đo
trên 2 máy (hình 4).

100

80

∆Π−100

Y = 1.558657333 * X
R-squared = 0.927088

60

40

20

0
0

20

40

60
GR-320

80

100

Hình 4. Đồ thị tương quan giữa số liệu đo kiểm tra trên hai máy GR-320
và máy дп -100.
Tập mẫu đá đo thử nghiệm có xung lượng từ 0 – 123 x/p, tương ứng
với các loại mẫu đá chủ yếu được đo trong giai đoạn đo vẽ 1: 200.000. Vì vậy
hệ số quy đổi d= 1,55 có thể được xem xét để đưa vào sử dụng trong quá trình
tổng hợp khi bổ sung số liệu đo phóng xạ ở giai đoạn sau này vào tập số liệu

Footer Page 16 of 166.

16


Header Page 17 of 166.
đo phóng xạ ở giai đoạn trước (1: 200.000). Tuy nhiên với những tập mẫu có
xung lượng lớn (mẫu dị thường) chưa được nghiên cứu nhiều. Việc nghiên
cứu tính đồng bộ này mới chỉ được kiểm tra bằng thực nghiệm. Để đảm bảo
độ tin cậy cao cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn.
Số liệu đo phóng xạ cho các nhóm tờ điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:
50.000 cũng như nghiên cứu cơ bản ở giai đoạn sau này chủ yếu sử dụng các
thông số hàm lượng các nguyên tố K, U, Th.
I.2.4. Số liệu đo trọng lượng riêng và độ rỗng.
Các tính chất vật lý này được xác định cho một số tập mẫu của một số
tờ bản đồ trong các cụm tờ Tây Bắc, Đông Bắc và Trường Sơn. Trong quá

trình tổng hợp của đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý của đá
và một số loại quặng ở Việt Nam (1994)” đã cho thấy kết quả đo kiểm tra đều
có sai số nằm trong phạm vi cho phép và đảm bảo độ chính xác cao.
Trong khuôn khổ đề tài này tính chất điện không được đưa vào CSDL.
Trong giai đoạn trước các số liệu đo TCVL điện chưa thu thập, tổng hợp
được nhiều ; việc quản lý và lưu trữ không hệ thống. Đề tài “Thành lập sách
tra cứu... 1994” chỉ có thể đưa kết quả nghiên cứu điện trở suất đất vào sử
dụng nhưng không có số liệu nguyên thủy. Sau này việc đo TCVL điện mới
được tiến hành tại phòng thí nghiệm VILAS 107, nhưng số liệu chưa nhiều.
Hy vọng các số liệu này sẽ được bổ sung trong giai đoạn sau.
I.2.5. Số liệu đo TCVL cho các mẫu quặng.
Hiện nay trong đề tài này mới chỉ thu thập được số liệu đo TCVL của
một số điểm quặng (các số liệu đo cho một số loại quặng và đá vây quanh) và
một số mẫu đo các loại quặng trong quá trình đo mẫu phục vụ công tác đo vẽ
điều tra địa chất tỷ lệ 1: 200.000 và 1: 50.000. Số liệu thu thập được chưa
nhiều.
I.2.6. Số liệu đo TCVL cho các nhóm tờ đo vẽ và điều tra khoáng
sản tỷ lệ 1: 50.000.
- Các số liệu đo TCVL đá ở tỷ lệ này trong giai đoạn trước năm 1997
(như Bản Chiềng - Quế Phong; Huế, Hoành Sơn…..) đã được thu thập bổ
sung vào tập số liệu trong hai đề tài trước (đề tài “Thành lập Sách tra cứu các

Footer Page 17 of 166.

17


Header Page 18 of 166.
TCVL đá và một số loại quặng” (1994) và đề tài “Biên tập Sách tra cứu các
TCVL… (1999)”, đã được tổng hợp thống kê trên nền địa chất của bộ bản đồ

Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính, cụ thể:
Bản đồ Địa chất loạt tờ Tây Bắc tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 2001
(Nguyễn Văn Hoành và nnk).
Bản đồ Địa chất loạt tờ Đông Bắc tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 1994
(Nguyễn Văn Hoành và nnk).
Bản đồ Địa chất loạt tờ Bắc Trung Bộ tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm
1996 (Nguyễn Văn Hoành và nnk).
Bản đồ Địa chất cụm tờ Huế - Quảng Ngãi tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính
năm 1996 (Nguyễn Xuân Bao và nnk).
Bản đồ Địa chất cụm tờ Kon Tum – Buôn Ma Thuột tỷ lệ 1: 200.000,
hiệu đính năm 1996 (Nguyễn Xuân Bao và nnk).
Bản đồ Địa chất cụm tờ Đồng Nai – Bến Khế Và Nam Bộ tỷ lệ 1:
200.000, hiệu đính năm 1997 (Nguyễn Đức Thắng và nnk).
- Hiện nay đề tài đã thu thập các số liệu đo TCVL cho các đề án điều
tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 của giai đoạn sau năm 1997 như : Hưng Yên Phủ Lý, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Bắc Cạn,…
Toàn bộ nguồn tài liệu đã được đánh giá và tổng hợp lại theo các phân
vị địa chất của các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng
Ngãi, Gia Lai – Kon Tom, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ qua đề tài “Thành
lập sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam,
1994" của tác giả Đinh Đức Chất và nnk và đề tài “Biên tập sách tra cứu các
tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam, 1999" của tác giả
Nguyễn Hữu Trí và nnk.

Footer Page 18 of 166.

18


Header Page 19 of 166.
CHƯƠNG II

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐÁ
VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM
II.1. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN
II.1.2. Giải pháp quản lý.
Mục tiêu của việc nghiên cứu giải pháp quản lý là xây dựng một CSDL
để bảo quản số liệu nguyên thuỷ một cách trung thực và khoa học, đồng thời
đảm bảo cho việc tra cứu tính toán trên các số liệu một cách nhanh chóng.
Sau khi tập hợp và khảo sát toàn bộ hệ thống số liệu đã được thu thập
nhận thấy: Các số liệu đã được tập hợp theo phân vị địa chất của nền bản đồ
địa chất 1: 200.000. Mỗi phân vị địa chất có tuổi từ trẻ đến già, có số hiệu
mẫu và tên đá. Mặc dù, tên mỗi mẫu đá được xác định chủ yếu là tên xác định
ngoài trời, nhưng đại đa số các tập số liệu đều có số lượng mẫu khá lớn nên
việc nghiên cứu đặc trưng thống kê cho mỗi tập mẫu là tin cậy được. Tập mẫu
được thu thập theo cụm tờ bản đồ, tương ứng với 6 vùng.
Với tập số liệu như vậy, đề tài đã tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu theo hệ
thống sau:
- Quản lý theo vùng: gồm 6 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,
Huế - Quảng Ngãi, Gia Lai – Kon Tum, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ.
- Sau đó quản lý theo phân vị địa chất như: hệ tầng trầm tích- biến chất,
phun trào hay phức hệ magma, rồi đến các phân hệ tầng hay pha. Đơn vị cuối
cùng là loại đá.
Việc phân nhóm các tập số liệu theo các thành tạo đá được dựa trên nền
địa chất các loạt tờ bản đồ địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính và xuất bản.
Các tập số liệu này rất lớn, đòi hỏi việc rà soát, cập nhật phải chi tiết, tỉ
mỉ và mất nhiều thời gian, tuy vậy có ý nghĩa sử dụng cao.
Các số liệu được cập nhật thành những tệp dữ liệu có các trường: vùng,
phân vị địa chất, tên đá, ký hiệu và các số liệu đo…. Để thuận lợi cho việc
truy cập và khai thác, số liệu sẽ được phân ra 2 nhóm: đá trầm tích (gồm đá
trầm tích, biến chất, phun trào) và đá magma xâm nhập.


Footer Page 19 of 166.

19


Header Page 20 of 166.
Để dễ quản lý và khai thác, đã tiến hành xây dựng những bảng mã hoá
tuổi địa chất và các loại đá bằng các bảng codetuoi và codeda.
Cơ sở dữ liệu sẽ được quản lý thông qua các tệp sau:
-Tệp vung: được phân ra 6 vùng : Tây bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,
Huế - Quảng Ngãi, Kon Tum, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ.
Dữ liệu đo TCVL của các loại đá được quản lý thông qua các tệp:
-Tệp codetuoi: lập code để quản lý tất cả các phân vị đá trầm tích, trầm
tích- phun trào, phun trào, biến chất và magma xâm nhập của tất cả các vùng
trong cả nước .
-Tệp codeda: lập code để quản lý tất cả các đá trầm tích, trầm tíchphun trào, phun trào, biến chất và magma .
-Tệp DC200: thống kê tất cả các hệ tầng các đá trầm tích , trầm tíchphun trào, phun trào, biến chất và các phức hệ đá magma có mặt trong các
phân vị địa chất theo chú giải của Bản đồ Địa chất tỷ lệ 1: 200.000.
-Tệp DLtt200: là tệp quản lý tất cả số liệu đo TCVL cho các mẫu đá
của các hệ tầng, phân hệ tầng đá trầm tích , trầm tích- phun trào, phun trào,
biến chất trên các vùng: taybac, dongbac, bactrungbo, huequangngai,
kontum, dongnai.
-Tệp DLmm200: là tệp quản lý tất cả số liệu đo TCVL các mẫu đá của
các phức hệ đá magma xâm nhập trên các vùng: taybac, dongbac, bactrungbo,
huequangngai, kontum, dongnai.
Số liệu nguyên thuỷ được cập nhật theo thứ tự các phân vị có tuổi từ trẻ
đến cổ. Trong từng phân vị có thống kê các mẫu đá theo số hiệu mẫu và các
tính chất vật lý của từng mẫu.
Riêng cơ sở dữ liệu quặng đề tài quản lý dữ liệu dưới hai dạng: cho
từng điểm mỏ, với các đặc trưng của các loại quặng hay loại đá vây quanh và

cho các loại mẫu đo được thu thập trong quá trình đo vẽ lập bản địa chất.
Gồm các tệp:
-Tệp codequang: mã hóa tất cả các loại quặng và đá vây quanh quặng

Footer Page 20 of 166.

20


Header Page 21 of 166.
-Tệp diemquang: quản lý tất cả các điểm mỏ có số liệu TCVL của các
vùng.
-Tệp DLquangdiemmo: quản lý tất cả các giá trị đặc trưng về tính chất
vật lý của quặng và đá vây quanh của các điểm mỏ.
-Tệp quangdiatang: quản lý tất cả các loại quặng được xác định trong
quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất.
-Tệp DLquangdomau: quản lý tất cả số liệu về TCVL của các mẫu
quặng thu thập trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất.
Việc tổ chức số liệu như vậy đảm bảo cho tra cứu các số liệu hết sức
thuận lợi và nhanh chóng.
II.1.2 Giải pháp khai thác thông tin
Mục tiêu của đề tài là xây dựng một cơ sở dữ liệu về TCVL của các
mẫu đá và một số loại quặng để người sử dụng có thể khai thác thông tin dễ
dàng, thuận lợi với nhiều sự lựa chọn khác nhau.
Việc khai thác thông tin có thể thực hiện như sau:
- Khai thác tập CSDL nguyên thuỷ theo loại đá trong từng phân vị địa
chất hoặc từng đối tượng địa chất.
- Khai thác các đặc trưng thống kê cho các đá có mặt trong từng đối
tượng địa chất (hệ tầng, phân hệ tầng, phức hệ, pha) theo vùng.
Các đặc trưng thống kê đưa ra chính là các thông số đặc trưng thống kê

của tập mẫu:
N- Tổng số giá trị trong tập số liệu (số lượng mẫu).
Min – Giá trị nhỏ nhất.
Max – Giá trị lớn nhất.
XTB - Giá trị trung bình.
S - Sai số bình phương trung bình (s).
Đây là các tham số đặc trưng chủ yếu của các tập hợp thống kê các tính
chất vật lý được sử dụng trong đề tài.

Footer Page 21 of 166.

21


Header Page 22 of 166.
Việc xử lý, tính toán các đặc trưng thống kê tuân thủ theo các phương
pháp tính trong lý thuyết xác suất thống kê, cụ thể như sau:
- Các số liệu khác thường (lớn hơn 3 lần độ lệch bình phương trung
bình) sẽ được loại ra khỏi tập hợp thống kê trước khi tính các giá trị đặc
trưng, đó là những giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ so với giá trị trung bình.
-Giá trị trung bình tính cho một loại đá được tính theo công thức:

X TB =

Trong đó:

∑X

i


N

N - Tổng số mẫu.
XTB - Giá trị trung bình của tập mẫu.
Xi – Giá trị đo.

-Giá trị trung bình của một nhóm đá (toàn phức hệ, toàn hệ tầng…)
được lấy theo trung bình trọng theo công thức:
X t=

Trong đó:

∑X N
i

i

N

Xt – Giá trị độ lớn trung bình của nhóm đá.
Xi – Giá trị trung bình của nhóm i.
Ni - Số lượng mẫu của nhóm i.
N - Tổng số mẫu trong tất cả các nhóm tính trung bình

trọng.
- Sai số bình phương trung bình với tập mẫu >10 được tính theo công
thức:
n

S =


Trong đó :

∑ (X

− X i )2

1

N −1

X - Giá trị trung bình của tập mẫu.

Xi – Giá trị đo.
N - Tổng số mẫu.
Với những tập mẫu < 10 không tính sai số bình phương trung bình.

Footer Page 22 of 166.

22


Header Page 23 of 166.
II.2. LỰA CHỌN PHẦN MỀM ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp quản lý, khai thác thông tin về
tính chất vật lý các đá nhằm mục tiêu:
- Các số liệu phải được lưu giữ một cách đảm bảo trung thực và khoa
học.
- Đảm bảo thuận tiện cho việc tra cứu, tính toán trên các số liệu đã
được đưa vào CSDL cũng như nhanh chóng và chính xác trong khi trích dẫn,

xem xét các thông tin cần thiết tuỳ theo yêu cầu và mục đích của người sử
dụng.
- Các số liệu được lưu giữ phải đảm bảo trong khi khai thác trích dẫn
hay cập nhật không ảnh hưởng đến số liệu gốc, đảm bảo tính bản quyền của
tác giả tài liệu.
- Từ CSDL, kết quả tính các đặc trưng thống kê sẽ được đưa ra dưới
dạng sách điện tử để tra cứu hoặc dưới dạng báo cáo biểu bảng.
Với mục tiêu như vậy, đề tài đã lựa chọn xây dựng cơ sở dữ liệu trong
Microsorft Office Access, định dạng thích hợp từ Microsoft Office Access
XP, dùng bộ mã TCVN3 và font dùng cho ký hiệu địa chất là Mapsymbol.
Cơ sở dữ liệu thiết kế mở, dễ mở rộng, có thể chuyển đổi dễ dàng sang
hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác và nhập được các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu
khác nhau vào chương trình.
Chương trình quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu được phát triển bằng
ngôn ngữ Visual Basic 6.0, chạy trên hệ điều hành Window Xp.
Microsorft Office Access là phần mềm trong bộ Office của Window, dễ
sử dụng và khai thác. Dùng ngôn ngữ lập trình Visual Basic là ngôn ngữ mở
để kết nối và kết quả đã xây dựng được Sách điện tử để tra cứu các giá trị đặc
trưng về tính chất vật lý.

Footer Page 23 of 166.

23


Header Page 24 of 166.
II.3. THIẾT KẾ CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU, CÁC BẢNG TRA
CỨU VÀ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG CODE
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Trên cơ sở số liệu thu thập được, với mục tiêu và giải pháp lựa chọn đã

trình bày, đề tài đã thiết kế cấu trúc cho CSDL. Đó là một chương trình có
đầy đủ các tệp, các trường quản lý cho đến từng mẫu đá.
II.3.1 Cấu trúc cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic trên
phần mềm Microsorft Access. Đây là phần mềm quản lý dữ liệu rất phổ biến
và dễ khai thác. Cấu trúc của CSDL gồm nhiều tệp có quan hệ móc xích với
nhau, với 2 loại:
- Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu đá.
- Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu quặng.
II.3.1.1- Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu đá.
a.Tệp Codevung: là tệp quản lý tên các vùng được phân ra để quản lý
dữ liệu. Tệp gồm các trường có cấu trúc như sau:
Bảng 6.
Field name

Data type

Description

stt

number

Thứ tự vùng

mavung

text

Mã hóa vùng


vung

text

Tên vùng theo TCVN3

Region

text

Tên vùng theo tiếng Anh

b. Tệp Codetuoi: là tệp quản lý tất cả các phân vị địa chất, bao gồm cả
các hệ tầng đá trầm tích (trầm tích, trầm tích phun trào, biến chất, phun trào)
cũng như các phức hệ đá magma xâm nhập của tất cả 6 vùng trong cả nước theo
nền bản đồ địa chất 1: 200.0000.
Tệp này gồm các trường có cấu trúc như sau:

Footer Page 24 of 166.

24


Header Page 25 of 166.
Bảng 7.
Field name

Data type


Description

TT_tuoi_th

Number

Thứ tự tuổi trong bảng tổng hợp toàn quốc

codetuoi

Text

Mã hóa tuổi của phân vị

mavung

Text

Mã hóa vùng

loaida

Text

Mã hóa loại đá

TT_tuoi

Number


gioi

Text

Mã hóa giới

he

Text

Mã hóa hệ (TVCN3 hoặc Mapsymbol)

tenphanvi

Text

Tên phân vị (TVCN3 hoặc Mapsymbol)

pha_phanhetang

Text

Pha hoặc phân hệ tầng

kyhieu

Text

Ký hiệu tuổi địa chất (Mapsymbol)


Text

Ghi chú về quy định đánh số thứ tự tuổi
địa chất trong mỗi vùng

Ghichu

Thứ tự tuổi trong một vùng

c- Tệp Codedaquang: là tệp quản lý các loại đá trầm tích, trầm tíchphun trào, phun trào, biến chất, đá magma xâm nhập và quặng.
Tệp này có cấu trúc các trường như sau:
Bảng 8.
Field name

Data type

Description

stt

text

Thứ tự đá có quy định loại đá:
t. là đá trầm tích, trầm tích phun trào f. là đá
phun trào, m. là đá magma; q. quặng

loaida

text


Mã hóa loại đá

tenda

text

Tên đá (TCVN3)

codeda

text

Mã hóa đá

tt_da

Autonumber

Ghichu

Text

Số thứ tự đá theo quy định loại đá
Quy định đánh số thứ tự đá cho các loại đá

d. Tệp DC200: Đây là tệp quản lý tất cả các đá trầm tích, trầm tíchphun trào, phun trào, biến chất và đá magma xâm nhập thuộc các phân vị địa
chất có mặt trên nền Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 toàn quốc.

Footer Page 25 of 166.


25


×