Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch: quần thể di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.94 KB, 39 trang )

Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Lịch trình tour “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”
(1 buổi – bằng ô tô)

Sáng:
7h30: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại khách sạn khởi hành đi thăm Cụm
di tích liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8h00: Quý khách xếp hàng vào thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8h30: Quý khách thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch gồm
những di tích đặc biệt: Phủ Chủ tịch, Nhà 54, Nhà sàn, Nhà 67 và các di tích
ngoài trời: ao cá, đường xoài, giàn hoa Phủ Chủ tịch và vườn cây.
9h30: Quý khách đi thăm Chùa Một Cột – ngôi chùa cổ kính giữa lòng thủ đô Hà
Nội.
10h00: Quý khách vào tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.
11h30: Quý khách lên xe trở về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi.
Kết thúc chương trình.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Bài thuyết minh hướng dẫn tham quan
Kính thưa quý khách!
Tôi rất vui mừng được đón quý khách tham gia chương trình du lịch mang
tên “Hồ Chí Minh – chân dung một con người” ngày hôm nay. Trước hết tôi xin
trân trọng nói lời cảm ơn tới tất cả quý vị đã có mặt tại đây. Tôi xin tự giới thiệu,
tôi là Thanh Ngọc – hướng dẫn viên của công ty du lịch 15C. Như tôi đã giới thiệu
tới quý khách ở trên. Trong buổi sáng hôm nay, chúng ta sẽ đi thăm Cụm di tích
liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tôi hi
vọng rằng chuyến tham quan này sẽ mang đến nhiều điều thú vị và bổ ích cho quý
khách. Xin chúc quý khách có một sức khỏe tốt để chúng ta có một chuyến đi thành
công tốt đẹp.
Xin chào quý khách đã đến với Thủ đô Hà Nội!


Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến – trái tim của cả nước – niềm tin và hy
vọng. Thủ đô Hà Nội xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1010 với
tên gọi Thăng Long mang ý nghĩa “Rồng bay lên”, tượng trưng cho khí thế vươn
lên của dân tộc, mở đầu cho một giai đoạn phát triển của đất nước. Với 1000 năm
tuổi, Hà Nội có rất nhiều chùa chiền và thắng cảnh cổ kính thiêng liêng. Hà Nội là
mảnh đất anh dũng và hào hùng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian
khổ chống Pháp và chống Mỹ. Hà Nội cũng là thành phố có vẻ đẹp kiến trúc cổ
điển kiểu Pháp, hiện đại kiểu Mỹ. Đối với người dân Việt Nam, Thủ đô Hà Nội
không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, mà Hà Nội còn lưu
giữ trong mình rất nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa và cách mạng.
Thưa quý khách, biết đến Thủ đô thân yêu của chúng ta nhắc đến Chùa Một
Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự
cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các - viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
khoa bảng ngàn đời… Bên cạnh đó, chúng ta còn nhắc đến Cụm di tích liên quan
tới Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh và còn có chùa Một Cột –
ngôi chùa cổ giữa lòng thủ đô.
Vâng thưa quý khách, chúng ta đang trên đường Hùng Vương. Đường Hùng
Vương dài gần 1,2km, đi từ ngã tư phố Quán Thánh – đường Thanh Niên đến phố
Nguyễn Thái Học. Mặt đường được đổ bê tông rộng 40m. Hai bên đường là những
hàng chò nâu xanh tươi, thẳng tắp được mang từ đất tổ Hùng Vương về trồng nên
càng có ý nghĩa cho con đường. Hùng Vương hay vua Hùng, là tên hiệu của 18 vị
vua cai trị nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này
là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sách “Lĩnh Nam chích quái” thời Trần
viết rằng: “Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra
một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ: 50 người con
theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm

vua, gọi là Hùng Vương”. Ngôi vua theo truyền thống được cha truyền con nối,
Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Đền
thờ Tổ Hùng Vương ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, mở hội quốc
lễ Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Đường Hùng Vương chính là mặt thành phía tây của tòa thành Thăng Long
thời Nguyễn.Thời Pháp thuộc có tên là đại lộ Bờrie đờ Lixlơ (Avenue Brière de I’
Isle). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được đổi tên thành đường Hùng
Vương. Đường Hùng Vương nằm trên một khu đất cổ, có địa thế phong thủy thuộc
loại đẹp nhất Thủ đô, hơn nữa con đường này nằm giữa Trung tâm hành chính
chính trị quốc gia và cũng là Trung tâm của quận Ba Đình, Hà Nội. Con đường
mang ý nghĩa lịch sử này thật xứng đáng mang tên hiệu của 18 đời vua Hùng.
Thưa quý khách, đứng tại vị trí này, chúng ta có thể nhìn thấy Quảng trường


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Ba Đình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi vào thăm lăng, tôi xin có một
vài điều lưu ý với quý khách. Như tôi đã nhắc từ tối qua, quý khách nên mặc trang
phục lịch sự. Nếu quý khách nào mang nhiều đồ thì phải gửi ở phòng gửi đồ của
khu di tích ở phía kia. Khi vào thăm lăng, quý khách phải tắt nguồn điện thoại. Quý
khách có máy ảnh hoặc các phương tiện thu âm ghi hình thì phải gửi lại phòng giữ
đồ và quý khách sẽ nhận lại ở phòng trả đồ phía bên kia lăng. Khi vào trong lăng,
quý khách không được quay phim, chụp hình và không được làm ồn. Đây là những
điều quý khách cần chú ý. Nếu còn điều gì chưa rõ, quý khách có thể hỏi, tôi xin
sẵn sàng trả lời quý khách trong khả năng của tôi.
Và bây giờ để đảm bảo lộ trình tôi xin mời quý khách xếp hàng để vào lăng
viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin mời quý khách đi lối này!
Thưa quý khách, đoàn chúng ta vừa vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Và bây giờ, xin mời quý đoàn đi theo tôi ra phía trước của Lăng để có thể ngắm
nhìn lăng kĩ hơn.
Vâng thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

tại quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi 65 năm trước đã chứng kiến giờ phút lịch sử
trọng đại của dân tộc ngày tuyên bố độc lập 2-9-1945, nơi gắn liền với tên tuổi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mùa thu Tháng Tám cách đây vừa tròn 65 năm, dưới ngọn
cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn
dân tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam triệu người như một đã nhất tề đứng lên Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn
người dân Hà Nội sau khi tham dự mít tinh ở Quảng trường Nhà hát Lớn thành
phố, đã rầm rập tỏa đi các ngả, chiếm các cơ quan, công sở của chính quyền bù
nhìn thân Nhật, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân. Sau khi Cách mạng
Tháng Tám thành công trong cả nước, ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình
lịch sử, giữa rừng cờ đỏ sao vàng và giữa rừng người dân Việt Nam vừa mới thoát
khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
lâm thời long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Thế là từ một khu đất còn trống vắng và hoang sơ của Hà Nội cũ dưới thời
Pháp thuộc, sau ngày Tuyên bố độc lập, Quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử
của dân tộc ta và trở thành nơi khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Quảng trường Ba Đình trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn gọi là
Quảng trường Tròn (Rond Point Puginier) hay còn gọi là Quảng trường Puginier –
tên một cha cố người Pháp. Đó là một khu đất gồm những bãi đất hoang và hồ ao
mới lấp bằng, rộng hàng chục héc-ta cạnh Phủ toàn quyền Pháp. Khu vực Quảng
trường Tròn này trong một thời gian dài hầu như chẳng có gì thay đổi cả. Mặc dù
đã hai lần có hai kiến trúc sư người Pháp là Hebrat và Cerruti đưa ra kế hoạch tổng
thể để cải tạo và quy hoạch lại Quảng trường Tròn. Và sau đó vào năm 1922, rồi
năm 1938, phủ Toàn quyền Pháp cũng đã có ý định quy hoạch lại Quảng trường
Tròn. Song không hiểu vì lý do gì mà các dự án cải tạo Quảng trường Tròn vẫn chỉ
nằm trên giấy. Tuy vậy, không phải là không có gì thay đổi. Người Pháp cũng đã

dự kiến làm một công viên lớn thuộc khu đất của Quảng trường Tròn và đường
Hoàng Diệu. Như vậy là trong nửa đầu thế kỷ XX, Quảng trường Tròn này chưa có
gì đáng chú ý lắm, chung quanh còn có nhiều bãi rộng đầy cát sỏi, hầu như không
có cây cối, là những khoảng đất chờ được xây dựng.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra
đời, các tên phố phường và vườn hoa, công viên ở Hà Nội cũng có nhiều sự thay
đổi. Quảng trường Tròn được gọi là Vườn hoa Ba Đình. Sở dĩ gọi là Vườn hoa Ba
Đình hay Quảng trường Ba Đình là để tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của
nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX do Đinh Công Tráng lãnh đạo. Có phải ngẫu
nhiên hay không mà Ban Tổ chức buổi lễ Tuyên bố độc lập và giới thiệu Chính phủ
lâm thời lại chọn Quảng trường Ba Đình, tức là dẫn nó đến một sứ mệnh huy


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
hoàng, làm cho nó trở thành một trong những địa danh lịch sử quan trọng của đất
nước? Theo yêu cầu của Chính phủ lâm thời hồi đó, Ban tổ chức buổi lễ Tuyên bố
độc lập, do mấy người trong Ban Văn hóa cứu quốc phụ trách – Trưởng ban là
Phạm Văn Khoa, kiến trúc sư Ngô Huy Huỳnh và họa sĩ Nguyễn Đinh Hàm, đi tìm
một địa điểm rộng đủ cho một cuộc mít tinh lớn có thể tập trung được mấy chục
vạn người. Ban đầu những người trong Ban tổ chức định chọn khu Quần Ngựa
hoặc Đông Dương học xá, song lại thấy nó quá xa trung tâm Thành phố. Còn địa
điểm trung tâm là Quảng trường Nhà hát Lớn thì lại quá chật chội. Vì vậy cuối
cùng, Ban tổ chức đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình, tuy rằng lúc này
xung quanh đó còn những địa điểm như Phủ Toàn quyền, Thành Hà Nội… vẫn còn
những lực lượng thù địch chiếm đóng. Buổi lễ trọng đại ngày 2-9-1945, giữa
Quảng trường Ba Đình, Ban tổ chức đặt một bục gỗ cao, chung quanh quấn vải,
dán khẩu hiệu, trên bục có cột cờ. Giữa trời nắng chang chang tháng tám, khi Chủ
tịch Hồ Chí Minh lên phát biểu phải có người đứng sau che ô.
Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947 – 1954), Phủ Toàn quyền Pháp
đã đổi tên Vườn hoa Ba Đình thành Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, khi bộ đội ta

về tiếp quản Thủ đô, Dinh Toàn quyền cũ cạnh Quảng trường Ba Đình trở thành
Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình là nơi thường xuyên có những cuộc mít tinh
lớn trong các ngày kỷ niệm lịch sử, hoặc để tiếp đón và chào mừng các phái đoàn
quốc tế đến thăm Việt Nam. Vài năm sau, phía bên kia của Quảng trường, Chính
phủ ta đã cho xây dựng Hội trường Quốc hội (nay là Hội trường Ba Đình) và cạnh
đó sau này là Đài tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, và bảy ngày sau Quảng
trường Ba Đình cũng là nơi chứng kiến Lễ truy điệu Người được tổ chức long
trọng. Mười vạn đồng bào Hà Nội và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
đã đến dự lễ và kính cẩn nghiêng mình để vĩnh biệt người con ưu tú của dân tộc
Việt Nam. Hà Nội những ngày đau thương mưa tầm tã, dòng người trong nước
mưa, nước mắt kéo dài vô tận bên linh cữu Người. Và nhà thơ Tố Hữu đã viết trong
bài thơ “Bác ơi”:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa.”
Sau đó không lâu, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chọn Quảng trường
Ba Đình làm nơi xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1990, nhân kỷ niệm 100
năm ngày sinh của Người, một công trình kiến trúc lịch sử nữa cũng được ra đời
bên cạnh Quảng trường Ba Đình, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Công trình này
cũng góp phần làm cho quần thể kiến trúc khu Lăng thêm hoàn chỉnh. Như vậy là
Quảng trường Ba Đình, trước đó đã có sẵn giá trị là một địa điểm vinh quang, sau
hơn nửa thế kỷ đã và đang trở thành một cái tên quen thuộc và thiêng liêng, một
niềm tự hào không chỉ của người dân Thủ đô, mà còn là niềm tự hào và vinh quang
chung cho nhân dân cả nước.
Vâng thưa quý khách, ngày nay, mặt chính của Quảng trường chính là Lăng
chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trước lăng là quảng trường rộng đủ chỗ cho 20 vạn

người tham dự mít tinh. Quảng trường được thiết kế thành 240 ô vuông cỏ bốn mùa
xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt
Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Ở giữa quảng trường có Cột
cờ cao 30m. Lễ thượng cờ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút sáng và Lễ hạ cờ diễn ra
lúc 9 giờ tối hàng ngày.
Thưa quý khách, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của Người.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973.
Lăng được khánh thành vào ngày 22 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm
của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống.
Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái
lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá
hồng màu mận chín. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro
tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân,
quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất
là người dân miền Nam và khách quốc tế có thể tới viếng.
Thưa quý khách, vào lăng viếng Bác, thấy Bác, gặp Bác bằng da bằng thịt
như Người bình yên sâu trong giấc ngủ sau những giờ làm việc căng thẳng của vị
Chủ tịch nước…Để giữ được giấc ngủ bình yên cho người có biết bao cán bộ, chiến
sĩ quân đội và nhân dân đã trải qua bao năm trời vất vả làm việc quên mình. Chiến
công của họ là chiến công đặc biệt.
Vâng thưa quý khách, không phải sau khi Bác Hồ mất thì Đảng ta mới quyết
định gìn giữ thi hài của Bác lâu dài, mà ngay từ sau lần sinh nhật lần thứ 77 của
Bác, Bộ Chính trị đã triệu tập cuộc họp bất thường quyết định tăng cường giữ gìn
sức khỏe của Bác. Sức khỏe của Bác là tài sản quý giá của dân tộc và chuẩn bị gìn
giữ thi hài của Bác lâu dài khi Người qua đời, công việc tiến hành phải tuyệt đối bí

mật. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã thay mặt Trung ương trực tiếp chăm sóc sức
khỏe cho Bác, lựa chọn một số cán bộ y tế giỏi sang Liên Xô nghiên cứu khoa học
giữ gìn thi thể. “Đội công tác đặc biệt” gồm các bác sĩ Nguyễn Gia Thiều (Chủ
nhiệm khoa giải phẫu Viện Quân đội 108), bác sĩ Lê Ngọc Mẫn (Chủ nhiệm khoa
nội tiết Bệnh viện Bạch Mai) và bác sĩ Lê Điều (Chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện
Hữu nghị Việt –Xô) được cử sang Liên Xô học tập “Công tác đặc biệt”. Bảo quản
thi hài Bác ở một đất nước như nước ta, độ ẩm và nhiệt độ cao, trình độ khoa học


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
chưa phát triển,lại trong khi đất nước có chiến tranh nhưng cán bộ và chiến sĩ của
ta đã cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Giữ
nguyên vẹn, lâu dài thi hài Bác là nguyện vọng của dân tộc, là phần thưởng cao quý
mà thời đại hôm nay trao lại cho muôn thế hệ mai sau.
Song song với việc giữ gìn lâu dài thi hài của Bác, Trung ương rất quan tâm
tới việc xây dựng lăng mộ của Người. Quan điểm xây dựng lăng được thống nhất
trên tinh thần tính hiện đại, dân tộc, trang nghiêm, nhưng giản dị, thuận tiện cho
nhân dân vào viếng lăng. Đảng và Chính phủ Liên Xô đã hết lòng giúp đỡ, bạn xem
đây là một trách nhiệm lớn lao và quang vinh với Bác kính yêu. Từ những ngày
đầu, bạn đã cử các đoàn chuyên gia sang cùng trao đổi kinh nghiệm xây lăng mộ và
giúp ta về trang thiết bị trong lăng.
Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân,
nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về
đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc
duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng
được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng
thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong
đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người
tham gia ý kiến. Mẫu thiết kế lăng Bác có nhiều với những ý tưởng phong phú,

mang dáng dấp hiện đại và dân tộc, đại chúng, gần gũi với dân ta. Có phương án
lấy chủ đề từ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Bác sinh ra từ làng Sen, lăng Bác
được thể hiện như một khối bông sen cách điệu. Có phương án khá độc đáo: tại khu
Ba Đình đắp một quả đồi khoảng chừng một triệu mét khối đất, xây lăng Bác trên
quả đồi này. Trên đỉnh lăng có thiết kế như lầu thơ, xung quanh là hồ nước và cây
xanh, rất nhiều ý kiến đồng ý phương án này vì cho rằng nơi tưởng niệm các Vua


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Hùng cùng trên đồi cao hàng năm nhân dân sẽ đến đây trồng cây tưởng nhớ Bác.
Hơn nữa, quả đồi cao từ xa có thể nhìn thấy lăng Bác, lầu thơ trông phảng phất
“Khuê Văn Các”, đường nét cổ kính phù hợp với những cấu trúc hiện đại. Cuối
cùng phương án chính được chọn có sự kết hợp nhiều phương án tổng hợp lại. Như
quý khách thấy, khối chính của lăng được đặt trên bệ tam cấp gần gũi thân thuộc
với phong cách kiến trúc người Việt, thân lăng gợi hình dáng ngôi nhà giản dị năm
gian như ngôi nhà của người dân Việt Nam. Bậc tam cấp được làm ở mái lăng có
hình vát, gợi lên đường nét kiến trúc cổ kính đình làng nơi hội tụ của mỗi tâm hồn
quê hương. Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý
kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết
kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.
Thưa quý khách, lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom
đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt
chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học
lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ
trong trường hợp có chiến tranh. Việc thiết kế hết 2 năm.
Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ
suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được
chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...;
đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá
đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát

còn lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra
16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở
Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn
tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện
phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và
cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.
Thưa quý khách, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ
thuật lớn. Phần trang trí chiếm gần một nửa thời gian, đòi hỏi trình độ trang trí kĩ
thuật và mỹ thuật cao. Nhìn toàn bộ phía trong và ngoài lăng như một khối kiến
trúc làm toàn bằng đá. Bên cạnh hai vạn tấm đá quý được chở từ Liên Xô sang,
nước ta cũng khai thác những mỏ đá quý đặc biệt, màu sắc và độ cứng đảm bảo tốt,
loại đá màu xám đậm có nhiều nét vân hoa tạo nên vẻ tôn nghiêm thành kính của
lăng. Dòng chữ bằng “Chủ tịch Hồ Chí Minh” trên nóc lăng được trọn loại đá bằng
ngọc ở Cao Bằng. Cửa chính của lăng được ốp bằng đá đen bóng như tấm gương
phản chiếu trong lung linh, phòng khách và lối lên lễ đài nền và bậc cầu thang cũng
lát bằng đá hoa cương. Tường chính mặt tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng
tươi, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và chữ ký của
Bác bằng vàng nổi lên rực rỡ. Phòng Bác nằm làm bằng đá cẩm thạch Hà Tây.
Những viên đá có hình chữ nhật xếp hình thẳng đứng từ chân tường cho đến đỉnh
trần, làm ta liên tưởng đến những thanh gỗ lát ở nhà sàn Bác, tạo cảm giác ấm
cúng, yên tĩnh, trang nghiêm như thầm nhắc ta hãy nhẹ nhàng giữ yên giấc ngủ của
Bác. Những cây gỗ quý được lựa chọn làm thành 200 bộ cửa. Tất cả gỗ được xẻ
bằng tay thận trọng do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An
vì mỗi miếng gỗ đều thấm mồ hôi xương máu của đồng bào miền Nam. Trước cửa
lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
Thưa quý khách, lăng Bác càng được tôn thêm vẻ đẹp với các loại cây được

chọn từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây giữ yên giấc ngủ ngàn thu của
Người. Những khóm trúc Pác Bó gắn bó với Bác những năm tháng gian khổ cháo
bẹ rau măng thời kì đầu mới về nước, những cây dầu nước lấy từ chóp mũi Cà
Mau nơi Bác vẫn muốn về thăm lúc người còn sống. Cây đa lấy từ Tân Trào gắn


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
với kỉ niệm quốc dân Đại hội và Đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Những
cây quế Trà Mi, cây đào được chiết từ cây đào Tô Hiệu, những nhành mai từ miền
Nam gửi ra. Phía sau lăng được trồng những giống hoa lúc sinh thời Bác rất thích
như nhài, hương mộc, dạ hương…được kết hợp từ hàng trăm thứ hoa Việt Nam
ngát hương khoe sắc suốt bốn mùa. Phía hai bên lăng, óng ả hàng tre tươi mát ngày
đêm rì rào tiếng quê hương mà nhà thơ Viễn Phương đã nhìn thấy từ xa khi đến
“Viếng lăng Bác”:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tố mưa xa vẫn đứng thẳng hàng…”
Phía trước sát bên lăng là hai hàng vạn tuế như những chiến sĩ đứng nghiêm trang
canh giấc ngủ cho Người. Dưới chân lăng là hai cây đại tượng trưng cho sự thanh
khiết trường tồn…Những chậu cây thế, cây cảnh nổi tiếng các nơi được đặt trong
những bồn đúc riêng đặc biệt do các nghệ nhân ở các địa phương làm gửi đến.
Vâng thưa quý khách, ngày 22 tháng 8 năm 1975, sau hơn ba tháng miền
Nam hoàn toàn giải phóng, một tin vui đến với đồng bào chiến sĩ cả nước: Lăng
Bác được khánh thành. Tất cả đã sẵn sàng đón Bác vào lăng để ai cũng được ngắm
Bác, nhìn thấy Bác, thỏa lòng mong ước lớn lao trong đời. Và 20 giờ ngày 18 tháng
7 năm 1975, sau sáu lần di chuyển, cuối cùng thi hài Bác được đưa về Quảng
trường Ba Đình để Bác được yên nghỉ vĩnh hằng. Bên linh cữu Bác, các đồng chí
lãnh đạo trong khóe mắt cảm động rước Bác vào lăng, để từ đây Bác được vĩnh
viễn yên giấc để con cháu muôn đời sau được kính cẩn nghiêng mình trước một

con người vĩ đại nhất của dân tộc.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Như vậy, quý khách có thể thấy, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng
trường Ba Đình có giá trị to lớn về lịch sử. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công
trình văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Và quý khách cũng có thể cảm
nhận được sự trang nghiêm của nơi đây và cả sự tôn kính của những người dân
bình thường tới viếng thăm lăng.
Thưa quý khách, xin mời quý khách tự do quan sát và chụp ảnh lưu niệm
trong 5 phút trước khi chúng ta tiếp tục chuyến tham quan tới các di tích khác trong
Cụm di tích.
Và bây giờ, xin mời quý khách theo tôi, chúng ta sẽ đi thăm Khu di tích Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để quý khách hiểu rõ hơn về con người và tính cách của
Hồ Chí Minh qua cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc của Người.
Thưa quý khách, đoàn chúng ta đang đứng trước cổng của Khu di tích Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội, trong tổng thể với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng
Hồ Chí Minh. Khu di tích Phủ Chủ tịch “Là di sản lịch sử văn hóa của quốc gia và
có ý nghĩa quốc tế”. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong 15
năm (1954 – 1969), trực tiếp lãnh đạo Đảng và dân tộc tiến hành nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa
bình thống nhất nước nhà; xây dựng “tình hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước
trên thế giới để xây dựng hòa bình thế giới lâu dài”.
Và trước mắt quý khách, đây là bản đồ tham quan của Khu di tích Phủ Chủ
tịch. Khu di tích này gồm nhiều điểm di tích trong đó có những di tích đặc biệt như
quý khách có thể nhìn thấy trong bản đồ này: đầu tiên là Phủ Chủ tịch – nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh làm việc với cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước, tiếp đến



Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
là Nhà 54 – nơi Người ở và làm việc vào những ngày đầu từ chiếm khu Việt Bắc về
Hà Nội, tiếp theo đó là Nhà sàn – nơi Người ở và làm việc từ tháng 5 năm 1958 đến
tháng 8 năm 1969, tiếp nữa là Nhà 67 – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong
hai năm cuối cùng 1967- 1969 và cũng là nơi Người qua đời. Ngoài ra, Khu di tích
còn có các di tích ngoài trời: ao cá, đường xoài, giàn hoa Phủ Chủ tịch và vườn cây.
Bây giờ, xin mời quý khách vào trong Khu di tích, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu
hơn về từng di tích tại đây. Xin mời quý khách theo tôi!
Thưa quý khách, trước mặt quý khách, tòa nhà màu vàng kia là Phủ Chủ tịch.
Tòa nhà đồ sộ, bề thế, sang trọng cao bốn tầng, nhìn ra đường Hùng Vương này là
điểm di tích đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Phủ chủ tịch.
Trong thời gian thực dân Pháp cai trị, tòa nhà này được gọi là Phủ Toàn
quyền Đông Dương vì đây là nơi ở và làm việc của các Toàn quyền Đông Dương.
Công trình mang phong cách thời Phụng Hưng này do kiến trúc sư người Pháp gốc
Đức Lich- ten Fen- đơ thiết kế, được xây dựng những năm đầu thế kỉ XX (19001906). Quy mô và kiến trúc của tòa nhà dường như muốn thể hiện sức mạnh và
quyền uy của nước Pháp ở Đông Dương. Diện tích sử dụng của tòa nhà gần
1300m2. Toàn bộ tòa nhà có trên 30 phòng, mỗi phòng được trang trí theo một
phong cách riêng. Mỗi khi có một viên Toàn quyền lên thay thế, tòa nhà lại được
trang trí, sửa chữa lại theo ý thích của người chủ mới. Từ khi tòa nhà được hoàn
thành đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đã có 29 đời Toàn quyền Pháp
đến ở và làm việc tại đây. Pôn- Bô là Toàn quyền đầu tiên. Toàn quyền cuối cùng
là Đờ- Cu.
Từ năm 1945 đến năm 1946, phát xít Nhật và quân đội Trung Hoa dân quốc
chiếm giữ tòa nhà này. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ
hai thì nơi đây lại trở thành trụ sở cao nhất của chính quyền thực dân. Tòa nhà này


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
chỉ thực sự thuộc về nhân dân Việt Nam sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp

thành công.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng Chính phủ, Trung ương Đảng từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đii sau
chín năm kháng chiến anh dũng và gian khổ. Với lòng kính yêu lãnh tụ, với mong
muốn đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và đáp ứng
được những lễ nghi ngoại giao khi Người đón tiếp khách trong nước và quốc tế, các
đồng chí trong Trung ương Đảng, Chính phủ đã mời Người về ở và làm việc tại
Phủ Toàn quyền cũ, nhưng Người đã khước từ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước
kia đây là Phủ Toàn quyền, nhưng việc xây dựng nên công trình kiến trúc này là
bàn tay của những người thợ Việt Nam. Bây giờ nhân dân được tự do, đất nước
được độc lập, quyền làm chủ tòa nhà phải thuộc về nhân dân”. Người đề nghị sử
dụng tòa nhà làm nơi làm việc và tiếp khách của Chính phủ và Nhà nước Việt
Nam. Từ đó tòa nhà được gọi là Phủ chủ tịch. Nơi đây đã diễn ra những hoạt động
đối nội, đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị người đứng đầu Đảng,
đứng đầu Nhà nước. Căn phòng trang trọng nhất – nơi có 5 vòm cửa lớn ở chính
diện tòa nhà là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
Thưa quý khách, tại Phủ Chủ tịch đã diễn ra những phiên họp Hội đồng
Chính Phủ đề ra đường lối chủ trương, chính sách nhằm củng cố chính quyền dân
chủ nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh, chăm lo đời sống của nhân dân, đẩy
mạnh đấu tranh giải phóng miền Nam đi đến thống nhất đất nước, nâng cao uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phủ Chủ tịch cũng là nơi diễn ra những cuộc tiếp đón, hội đàm giữa Chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Nhà nước Việt Nam với một số vị nguyên
thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng các nước anh em, đại sứ các nước đến trình quốc thư.
Tại đây Người cũng tiếp đón, gặp gỡ các đoàn nghệ thuật, thể thao, các nhà văn,


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
nhà báo…Những buổi tiếp đó đã để lại nhiều kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc giữa Chủ
tịch Hồ Chí Minh với những người đồng chí thân thiết, nhân dân và bạn bè thế giới.

Cũng tại một căn phòng nhỏ ở tầng hai tòa nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đọc
thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài mỗi dịp năm
mới. Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1969, tại Phủ Chủ tịch, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tiếp trên 1000 đoàn đại biểu trong và ngoài nước.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Phủ Chủ tịch trở thành một trong
những di tích lưu niệm về Người được Nhà nước xếp hạng là di tích đặc biệt quan
trọng. Song, cũng từ đó đến nay tòa nhà này vẫn là nơi làm việc của Chủ tịch và
Phó Chủ tịch nước, những hoạt động có ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước
vẫn được tiến hành trọng thể ở đây.
Thưa quý khách, xin mời quý khách nhìn sang phía này! Trước mặt quý
khách là những cây cau vua hay còn được gọi là cây Pam- ma. Loại cây này có
nguồn gốc từ châu Phi, và được du nhập vào nước ta từ những năm đầu thế kỉ XX.
Cây cau vua thân tròn, nhẵn, vươn thẳng và cao tới gần ba chục mét. Thân của nó
có chỗ hơi phình ra. Là và tán cây của cây cau vua tựa như lá và tán cây của cây
cau ăn trầu của ta, trông rất đẹp. Ở nước ta, cây cau vua thường được trồng bên
những tòa nhà lớn, những dinh thự sang trọng để tôn vẻ đẹp sang trọng, nhưng
không che, không lấn át công trình kiến trúc. Cây, dáng oai vệ như những người
lính bảo vệ càng tôn thêm vẻ bề thế, uy nghi cho công trình kiến trúc. Ở nước ta,
cau vua là loài cây tương đối quý hiếm. Trong Khu Phủ Chủ tịch có khá nhiều cau
vua. Nó được trồng xen giữa các loại cây khác hoặc được trồng riêng theo hàng. Ở
phía trước tòa nhà Phủ Chủ tịch , hai hàng cau vua được trồng ở hai bên, theo hình
vòng cung và đối xứng nhau, như ôm lấy tòa nhà và sân tòa nhà. Tuy đã được trồng
từ gần một trăm năm, nhưng những cây cau vua trong khu Phủ Chủ tịch vẫn tươi
tốt, góp phần làm cho cảnh quan thêm phong phú, hài hòa và hấp dẫn.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Thưa quý khách, xin mời quý khách rời bước! Chúng ta sẽ thăm di tích tiếp
theo trong Khu di tích Phủ Chủ tịch. Đó là Nhà 54.
Thưa quý khách, chúng ta dang đứng phía bên trái của ngôi nhà 54 và trước

mắt quý khách là hai chiếc xe ô tô: Pô- bê- đa và Pơ- giô 404. Đây là những chiếc
xe ô tô đã từng dùng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và
làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch.
Đây là chiếc ô tô Pô- bê- đa, là một trong những chiếc xe do Chính phủ Liên
Xô tặng cho Việt Nam vào năm 1955. Tháng 3 năm 1957, Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao
đã chuyển chiếc xe này sang văn phòng Phủ Chủ tịch. Xe đã phục vụ Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ đó đến năm 1969. Loại xe này gầm cao phù hợp với việc đi đường
trường vì vậy thường được Người dùng cho những chuyến đi thăm các địa phương
xa Hà Nội.
Đầu những năm 60, Chính phủ Liên Xô tặng Chính phủ ta một số xe ô tô
hiệu Von- ga đẹp hơn về kiểu dáng, tốt hơn so với xe Pô- bê- đa. Các đồng chí
trong văn phòng xin phép đổi xe mới cho người nhưng Người từ chối vì muốn để
xe tốt cho các đồng chí làm công tác ngoại giao.
Còn đây là chiếc Pơ- giô 404, là một trong những chiếc xe của đồng bào Việt
kiều ở Tân Đảo biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh sau chuyến hồi hương cuối cùng theo
lời kêu gọi của Người vào tháng 3 năm 1964. Chiếc xe này được dùng phục vụ Chủ
tịch Hồ Chí Minh vào những năm cuối của thập kỉ 60, khi sức khỏe của Người bắt
đầu giảm sút.
Những chuyến đi công tác trong nước đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ
tình hình lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập cũng như đời sống thực tế của cán
bộ và nhân dân để kịp thời động viên, khen ngợi những thành tích đạt được và chấn
chỉnh những khuyết điểm, yếu kém ở từng địa phương.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Thưa quý khách, bây giờ đoàn chúng ta đang đứng trong sân của nhà 54.
Phía trước quý khách chính là ngôi nhà 54. Đây là nơi Bác Hồ sống và làm việc từ
tháng 12 năm 1954 đến tháng 5 năm 1958.
Thưa quý khách, sau khi dành Phủ Toàn quyền cũ để Nhà nước làm việc và
tiếp khách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn một ngôi nhà nhỏ gần bờ ao để ở và làm

việc. ngôi nhà này vốn là nơi ở của người thợ điện nằm trong khu vực dành cho các
nhân viên phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương trước đây. Chủ tịch Hồ Chí Minh
sống và làm việc tại ngôi nhà này từ tháng 12 năm 1954, vì thế nên ngôi nhà được
gọi là Nhà 54 là vậy. Đến tháng 5 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển sang ở
ngôi nhà sàn được dựng phía bên kia bờ ao cá, nhưng hàng ngày Người vẫn trở về
đây để dùng cơm và khám sức khỏe định kỳ. Bởi vậy, Nhà 54 là nơi gắn bó với
cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 15 năm cuối cùng của
cuộc đời.
Thưa quý khách, do lối tham quan của Nhà 54 hẹp, để tránh cản trở các đoàn
khách khác tham quan, nên tôi không thể hướng dẫn chi tiết cho quý khách khi quý
khách tham quan. Vì vậy, tôi xin giới thiệu cho quý khách về Nhà 54 tại vị trí này.
Thưa quý khách, quý khách có thể quan sát thấy Nhà 54 chỉ có ba phòng
nhỏ, phía giáp ao là phòng làm việc và cũng là nơi Người tiếp khách, ở giữa là
phòng ăn, trong cùng là phòng ngủ. Mọi đồ dùng sinh hoạt của Người ở đây rất đơn
giản nhưng được xếp đặt ngăn nắp, khoa học.
Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng chứa đựng những ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
Nơi đây đã diễn ra những hoạt động quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
giai đoạn cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức lớn. Miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng nền kinh
tế vô cùng nghèo nàn, lạc hậu do chiến tranh tàn phá, cơ sở vật chất hết sức thiếu


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
thốn. Ở miền Nam, Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm mưu đồ phá hoại
Hiệp định Giơnevơ, thôn tính miền Nam. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn thử thách
này.
Thưa quý khách, cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiến đấu không
mệt mỏi để giữ gìn nền độc lập dân tộc, đem lại tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân
dân. Trong cuộc sống đời thường, Người rất gần gũi với nhân dân, đồng cam cộng

khổ với nhân dân. Ngôi nhà Người ở không chút bóng dán quyền uy, phú quý mà
chỉ thấy hiện hữu một phong cách sống giản dị, khiêm tốn. Cuộc sống của Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét, sinh động đạo đức cần – kiệm –
liêm – chính, chí công vô tư của Người.
Trong căn phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày các đồ dùng sinh
hoạt của Người chỉ vẻn vẹn có chiếc giường đơn mộc mạc, chiếc tủ nhỏ đựng vài
bộ quần áo lụa Người mặc hàng ngày, bộ quần áo kaki Người dùng khi tiếp khách
hay đi công tác...Trong một lần chuẩn bị đi công tác cho Người, thấy chiếc áo của
Người đã dùng lâu, cổ áo phải thay đến hai lần, các đồng chí phục vụ xin may áo
mới nhưng Người không đồng ý. Người giải thích: “Hoàn cảnh nước ta còn nghèo,
thi sang trọng với nước bạn thì thế nào cũng thua, nhưng thi tiết kiệm mới là điều
đáng quý”.
Vào mùa hè, ngôi nhà Người ở rất nóng bức. Người thường dùng chiếc quạt
bằng mo cau do Người tự làm. Các đồng chí trong Bộ Ngoại giao thương Người
nên đã mua biếu Người một chiếc điều hòa nhiệt độ do nước ngoài sản xuất. Nhân
một hôm Người đi công tác, anh em phục vụ lắp máy điều hòa vào phòng của
Người. Mọi người hồi hộp chờ đợi xem Người có ý kiến gì không. Nhưng chỉ tới
buổi chiều hôm đó, Người đã đề nghị dành máy đó cho trại điều dưỡng thương


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
binh. Dù ở cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn giữ mức sống không cao quá mức sống của nhân dân.
Tiếp đến là phòng ăn của Người. Tại phòng ăn của ngôi nhà, hiện nay đang
trưng bày một bộ đồ dùng ăn uống hàng ngày của Người. Bữa ăn của Người rất đơn
giản, không cầu kỳ, không cao lương mỹ vị. Với Người ăn cơm cũng có “đạo đức”:
Thứ nhất, Người không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này ăn
thứ kia, Người cũng không muốn coi mình là “vua”, có gì ngon, lạ là “cống, hiến”;
Thứ hai, món ăn của Người rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương, cà, cá kho…
thường chỉ là ba món, trong đó có một bát canh, khá hơn là 4, 5 món thôi; Thứ ba,

Người thường dạy ăn món gì thì phải hết món đấy, không đụng đũa vào các món
khác; Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Người ăn một mình, Người thường sẻ
cho người này người kia rùi cuối cùng mới tới lượt mình, thường là phần ít nhất;
Thứ năm, khi ăn cơm Người thường nhớ tới những người đói khổ. Sau mỗi bữa ăn,
Người lại tự tay xếp bát đĩa gọn ghẽ để bớt phần công việc cho các đồng chí phục
vụ. Nhiều hôm trời mưa to, nước ao không kịp rút ngập cả đường đi, anh em phục
vụ xin phép mang cơm sang nhà sàn cho Người nhưng Người không đồng ý vì
không muốn anh em phải vất vả. Thế là Người tự mình lội từ bờ ao bên kia sang bờ
ao bên này để ăn cơm. Hiện nay, trên bàn ăn còn một ngăn cặp lồng dùng đựng
cơm mà mỗi lần đi thăm các đơn vị địa phương trong nước, Người đều nhắc các
đồng chí phục vụ mang theo để tránh cho nhân dân sự tiếp đón phiền hà, tốn kém.
Tại phòng ăn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cơm thân mật một số đồng
chí trong Bộ Chính trị, đôi khi cả gia đình một số đồng chí trong Trung ương, cán
bộ, các anh hùng dũng sĩ miền Nam ra báo cáo công tác hoặc chữa bệnh. Những
lần như vây, bao giờ Người cũng nhắc các đồng chí phục vụ nấu món ăn phù hợp
khẩu vị của khách để mọi người ăn ngon miệng.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Thưa quý khách, tại phòng làm việc ở Nhà 54, có trưng bày bàn làm việc, tủ
sách và nhiều hiện vật khác. Trên chiếc bàn làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước về đường lối cách
mạng hai miền Nam – Bắc, đưa ra những chủ trương chính sách cụ thể, phù hợp
với thực tiễn của đất nước, giải quyết những yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt
Nam. Người đã viết gần 400 bài báo đề cập đến những vấn đề về độc lập dân tộc,
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, văn hóa, xã hội, quân sự…Tại ngôi nhà này,
Người đã viết cuốn sách “Đạo đức cách mạng”, trong đó Người phân tích rõ khái
niệm, mục đích, phương pháp rèn luyện đạo đức cách mạng để xây dựng Đảng
vững mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về tinh thần học tập không mệt mỏi.

Mặc dù bận bộn bề công việc, nhưng hàng ngày Người vẫn dành thời gian đọc sách
báo trong nước và nước ngoài. Việc đọc sách báo với Người không chỉ là nhu cầu
mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với Người. Trên giá sách trong
phòng làm việc của Người, hiện nay còn hơn 300 cuốn sách thuộc mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật…trong đó có nhiều cuốn kinh điển của các
nhà nghiên cứu, các học giả và các nhà văn hóa của nhiều nước. Với những cuốn
sách cần phổ biến rộng rãi, sau khi đọc xong Người chuyển cho Văn phòng để các
đồng chí cán bộ khác cùng đọc. Người chỉ giữ lại những sách nào cần nghiên cứu
lâu dài hoặc những sách của tác giả gửi tặng. Trong số những cuốn để lại, có rất
nhiều sách viết bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga…mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc nguyên bản vì Người sử dụng được nhiều ngoại ngữ.
Thưa quý khách, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng công tác giáo dục.
Người chỉ rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ
nghĩa, phát triển toàn diện, có trình độ khoa học kĩ thuật cao. Vào mỗi dịp năm học
mới, từ ngôi nhà 54 nhỏ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư mừng khai giảng


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
tới các trường đại học, cao đẳng, phổ thông…Nhiều tập thể giáo viên học sinh đã
được Người gửi thư khen và tặng huy hiệu. Tại phòng ăn Nhà 54 có treo một chiếc
nhiệt kế để Chủ tịch Hồ Chí Minh tiện theo dõi thời tiết hàng ngày. Khi thấy nhiệt
độ xuống dưới 100C, Người không quên nhắc đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho
học sinh cấp I nghỉ học để đảm bảo sức khỏe cho các cháu.
Thưa quý khách, tại nhà 54 còn lưu giữ nhiều hiện vật là những món quà của
bè bạn quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh như: phù điêu của Lênin, mô hình tháp
Krem- lin của Liên Xô, búp bê truyền thống của Hội hữu nghị Nhật – Việt, mô hình
thùng rượu của Bun- ga- ri tại phòng làm việc; chiếc bàn tròn của Chủ tịch Cu Ba
Phi- đen Cat- xtơ- rô, bức tượng nhà thơ Khuất Nguyên của nhân dân Trung Quốc
đặt tại phòng ngủ…Những kie vật này không chỉ chứa đựng những tình cảm quý
báu của Đảng, chính phủ và nhân dân các nước anh em dành cho Chủ tịch Hồ Chí

Minh mà còn minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị bền vững của nhân dân ta
với bạn bè thế giới do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và vun đắp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại ngôi nhà 54 gần bốn năm. Đó
là khoảng thời gian không dài nhưng nơi đây đã phản ánh khá trọn vẹn chiều sâu tư
tưởng, phong cách sống của Người.
Bây giờ xin mời quý khách vào tham quan trực tiếp nhà 54 và sau đó chúng
ta tiếp tục tới di tích khác.
Thưa quý khách, chúng ta vừa ra tham quan nhà 54. Xin mời quý khách quan
sát cây đa kia! Quý khách có thể thấy cây đa này có một rễ phụ rất dài và lớn ở
sườn bên phải và sườn bên trái có hai rễ phụ ngắn và nhỏ hơn. Rễ phụ, cành và thân
đa tạo thành một cái khung tựa vòm cổng. Quý khách có thể thấy dáng của cây đa
rất đẹp. Nếu không có mấy rễ phụ to, cao, đâm nghiêng thì cây đa sẽ không có cái
dáng đẹp ấy.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Khi ở và làm việc tại nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi lại trên con
đường này. Và khi đó, cây đa chưa có rễ phụ to, cao và dáng đẹp như chúng ta thấy
ngày hôm nay. Tháng 9 năm 1965, anh em phục vụ thấy hai cái rễ phụ cạnh nhau
buông từ một cành đa xuống đã lơ lửng mặt đường không xa. Lo hai cái rễ phụ này
dần thêm to và dài xuống sẽ làm vướng lối đi của Bác, nên anh em phục vụ muốn
cắt bỏ hai cái rễ đó. Biết được ý định của anh em phục vụ, Bác không tán thành và
gợi ý nên tìm cách cho hai rễ này cứ đâm xuống đát, nhưng sao cho vừa không
vướng lối đi vừa để cây thêm vững chắc, thêm đẹp. Anh em phục vụ nghe ra nhưng
chưa tìm được cách làm thế nào hợp lí. Mấy ngày sau, Bác chỉ cách làm cho anh
em như sau: chọn hai cái cọc, trên mỗi đầu cọc để chiếc lọ con đựng nước, rồi thả
đầu rễ đa vào lọ, độ cao của lọ nước sẽ được hạ dần theo độ dài của rễ. Khi rễ chạm
đất thì Bác bảo vun đất vào. Các anh em kiên trì làm theo cách của Bác và thành
công. Khi nghe anh em phục vụ báo cáo lại kết quả, Bác nói: “Các chú thấy đấy,
con người hoàn toàn có khả năng chinh phục và cải tạo thiên nhiên, tuy công việc

đó rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao”. Sau này cây đa có thêm hai
rễ phụ nữa, các đồng chí phục vụ lại làm theo cách của Bác để tạo được cây đa như
hiện nay. Những người công tác tại Khu di tích Phủ Chủ tịch đã đặt tên cho cây là
cây đa kiên trì.
Xin mời đoàn theo tôi để tiếp tục chuyến tham quan. Đây là ao cá mà trước
đây là một ao tù nước đọng để hươu, nai trong Phủ Toàn quyền Đông Dương vẫn
tới uống nước. Khi về làm việc tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý
anh em phục vụ cải tạo thành ao nuôi cá để cải thiện đời sống và làm môi trường
trong lành.
Ao rộng hơn 3000 m2, nơi sâu nhất là khoảng 3m. Trong ao thả nhiều laoij cá
khác nhau như trắm, chép, mè, rô phi…để tận dụng nguồn thức ăn ở các tầng nước.
Hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra cầu ao


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
trước nhà sàn cho cá ăn. Trước khi cho cá ăn, Người thường vỗ tay gọi cá, lâu dần
tiếng vỗ tay của Người đã tạo cho cá một phản xạ, hễ cứ nghe tiếng vỗ tay cá lại
bơi về cầu ao. Cá trong ao được dùng để cải thiện bữa ăn cho anh em trong cơ
quan, tiếp khách trong và ngoài nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mong muốn các
địa phương trong cả nước phát triển nghề nuôi cá để cải thiện và nâng cao đời sống
của dân. Việc phát triển “Ao cá Bác Hồ” nhận được sự hưởng ứng của nhân dân cả
nước, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Thưa quý khách, tiếp theo chúng ta đến với một con đường trong Khu di tích
mà đã đi vào trong thơ của Tố Hữu:
“Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài, hoa trắng nắng đu đưa”
Vâng thưa quý khách, đây chính là Đường xoài. Con đường rộng 5m, dài
hơn 200m. Hai bên đường là hai hàng cây xoài cổ thụ, bởi vậy con đường mang tên
“Đường xoài”. Hàng ngày, trên con đường này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tập
thể dục vào mỗi buổi sáng và đi bách bộ sau giờ làm việc buổi chiều. Đây cũng là

con đường Người đi bộ từ nhà sàn ra tiếp khách ở giàn hoa Phủ Chủ tịch ở phía
cuối con đường và Phủ Chủ tịch.
Đường xoài từng ghi dấu nhiều kỉ niệm đẹp và cảm động giữa Chủ tịch Hồ
Chí Minh với đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Một trong những kỉ niệm đó là dịp
Người tiếp Đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải
phóng miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 15 tháng 11 năm 1965. Tình cảm Chủ
tịch Hồ Chí Minh dành cho các đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ
trang giải phóng miền Nam như tình cảm của người Cha đón những đứa con thân
yêu lâu ngày trở về. Hình ảnh này đã làm xúc động hàng triệu trái tim đồng bào
miền Nam.


Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Thưa quý khách, xin quý khách hãy chú ý phía này. Đây là cây đa rễ vòng.
Cây đa này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi.
Vào dịp Tết, kỷ niệm Ngày Thiếu nhi quốc tế, Tết Trung thu…Bác thường đón các
cháu thiếu nhi vào vui chơi trong vườn Phủ Chủ tịch. Một buổi sáng, sau một trận
mưa to gió lớn, như thường lệ Bác vẫn đi dạo trong khu vườn. Bác phát hiện một
cây đa con ở gốc có một nhánh rễ dài nằm trơ trọi trên mặt đất, cạnh gốc cây cọ.
Cây đa này mọc trên bẹ lá cọ, trận mưa đã đánh bật nó xuống đất. Thương cây đa
nhỏ và nghĩ tới các chúa thiếu nhi, Bác đã bảo các đồng chí phục vụ trồng cây đa ở
gần cuối đường xoài và tạo dáng cho nhánh rễ thành một vòng tròn thẳng đứng trên
mặt đất để các cháu chui qua chui lại vòng rễ đễ dàng, vui chơi thoải mái. Mỗi khi
nhìn các cháu vui đùa quanh rễ đa, Bác Hồ rất vui.
Thưa quý khách, phía trước kia chính là ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Nơi ở và làm việc của Người từ tháng 5 năm 1958 đến những ngày cuối đời.
Do ngôi nhà 54 về mùa hè nóng bức, nhiều lần Bộ Chính trị xin phép làm cho Bác
ngôi nhà thoáng mát hơn nhưng Bác đều từ chối. Cho đến sau buổi gặp mặt đại
biểu các dân tộc thiểu số Việt Bắc tại Phủ Chủ tịch và sau chuyến đi thăm một số
địa phương của tỉnh Thái Nguyên, Người đã đồng ý với ý định của Trung ương.

Người nói với anh em: Bác nghĩ: nên làm một căn nhà nho nhỏ ở phía bên kia bờ
ao theo kiểu nhà đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, giống như nhà Bác đã từng ở trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc
thuộc Bộ Giao thông thủy lợi được trao nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi
nhà này. Biết Bác là người sống giản dị nên kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã gặp
Bác và xin gợi ý trước. Thiết kế đưa lên với ngôi nhà gỗ đẹp gồm 4 phòng chính và
một khu phụ. Nhưng Người đã sửa lại chỉ còn bằng một phần hai thiết kế cũ và
không có khu phụ. Bác nhắc không nên dùng gỗ quý cho đỡ tốn kém.


×