Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hệ thống phân phối sản phẩm điện dân dụng của Công ty Cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.32 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC
Lời nói đầu...................................................................................................04

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI ....05
1.1. BẢN CHẤT KÊNH PHÂN PHỐI...............................................................05
1.1.1. Khái niệm kênh........................................................................................05
1.1.2. Vai trò kênh phân phối............................................................................05
1.1.3. Chức năng kênh.......................................................................................05
1.1.4. Cấu trúc kênh ..........................................................................................06
1.1.4.1. Bán hàng trực tiếp...................................................................................06
1.1.4.2. Bán hàng gián tiếp...................................................................................07
1.1.4.3. Chính sách đại lý.....................................................................................08
1.1.5. Quy mô kênh............................................................................................09
1.1.5.1. Kênh phân phối theo chiều dài.................................................................09
1.1.5.2. Kênh phân phối theo chiều rộng..............................................................09
1.2. QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI.................................................................10
1.2.1. Kế hoạch xây dựng kênh...........................................................................10
1.2.1.1. Cấu trúc kênh...........................................................................................10
1.2.1.2. Quy trình xây dựng hệ thống kênh phân phối..........................................11
1.2.2. Giám sát kênh và vận hành kênh.............................................................13
1.2.3. Điều chỉnh kênh.........................................................................................15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN
PHỐI CỦA SẢN PHẨM ĐIỆN DÂN DỤNG CÔNG TY CỔ
PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP............................16
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP..........................16
2.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................16
2.1.2. Quá trình phát triển của công ty..............................................................17


2.1.2.1. Quá trình phát triển của công ty được tóm tắt qua một số mốc thời gian 17
2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.............................................................18

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

1

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP...........................................................................19
2.2.1. Cơ cấu sản xuất.........................................................................................19
2.2.1.1. Các đơn vị................................................................................................19
2.2.2. Cơ cấu, bộ máy quản lý Công ty..............................................................19
2.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông...............................................................................20
2.2.2.2. Hội đồng quản trị.....................................................................................20
2.2.2.3. Ban Tổng giám đốc..................................................................................21
2.2.2.4. Ban kiểm soát...........................................................................................21
2.2.2.5. Các phòng ban chức năng.......................................................................21
2.2.3. Một số chỉ tiêu về tài chính của Công ty..................................................22
2.2.4. Những đặc điểm về công nghệ..................................................................23
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM ĐIỆN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VINACAP................24
2.3.1. Xây dựng kênh phân phối sản phẩm điện dân dụng Công ty Cổ phần
Viễn thông Điện tử VINACAP...........................................................................24
2.3.1.1. Căn cứ để thiết lập kênh phân phối..........................................................24
2.3.1.2. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm điện dân dụng của Công ty..............30
2.3.1.3. Quy mô kênh ...........................................................................................31

2.3.1.4. Chính sách đại lý.....................................................................................31
2.3.2. Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm điện dân dụng Công ty Cổ
phần Viễn thông Điện tử VINACAP.................................................................36
2.3.2.1. Lập kế hoạch...........................................................................................36
2.3.2. 2. Tổ chức kênh...........................................................................................39
2.3.2.3. Giám sát kênh..........................................................................................41
2.3.2.4. Điều chỉnh kênh.......................................................................................43
2.3.3. Đánh giá về hệ thống kênh phân phối sản phẩm điện dân dụng của
VINACAP............................................................................................................44
2.3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác tổ chức và quản trị kênh phân
phối sản phẩm của công ty..................................................................................45
2.3.3.2. Nguyên nhân của các tồn tại..................................................................45

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

2

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM ĐIỆN DÂN DỤNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ
VINACAP

...........................................................................47

3.1. DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG KINH

DOANH CỦA CÔNG TY...................................................................................47
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty....................................47
3.1.1.1. Nâng cao năng lực sản xuất đối với các sản phẩm cáp truyền thống......48
3.1.1.2. Mở rộng mạng lưới phân bố thiết bị viễn thông.......................................48
3.1.1.3.

Tập trung xây dựng thương hiệu và hoạt động marketing....................48

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM ĐIỆN DÂN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP...........................................................................49
3.2.1. Các giải pháp chính có thể áp dụng vào công tác xây dựng và quản trị hệ
thống kênh phân phối.........................................................................................49
3.2.1.1. Đối với chính sách đại lý của Công ty.....................................................49
3.2.1.2. Duy trì hệ thống kênh phân phối hiện tại một cách hiệu quả...................50
KẾT LUẬN
.............................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.............................................................56

PHỤ LỤC

.............................................................57

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

3

Lớp K48 - QTKD



Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh, doanh
nghiệp phải có các hoạt động Marketing hiệu quả. Hiện nay quá trình cạnh tranh
diễn ra rất mạnh mẽ, việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn,
thậm chí đạt được cũng không tồn tại lâu dài, các chiến lược quảng cáo, khuyến
mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh
chóng bắt chước làm theo. Từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp mong muốn tìm lợi
thế cạnh tranh dài hạn. Hệ thống phân phối nổi lên như một công cụ marketing quan
trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị
trường.
Hệ thống kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng giúp Công ty đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng và mang lợi nhuận cho công ty. Một hệ thống phân
phối đúng đắn và hiệu quả không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho công ty mà còn
giúp công ty giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường lâu dài.
VINACAP đã rất chú trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thống kênh phân
phối, vì vậy mà hiện nay Công ty đã có hệ thống các đại lý dày đặc trên hầu hết các
tỉnh thành cả nước. Các sản phẩm điện dân dụng là một trong những hướng đi chiến
lược của Công ty, Công ty mới tung ra các sản phẩm điện dân dụng nhằm đắp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, vì thế kênh phân phối các sản phẩn này vẫn chưa hoàn
thiện. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Hệ thống phân phối sản phẩm điện dân dụng
của Công ty Cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP” cho chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kênh phân phối
Chương 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối sản phẩm điện dân dụng của Công

ty Cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

4

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI
1.1. BẢN CHẤT KÊNH PHÂN PHỐI
1.1.1. Khái niệm
Hệ thống phân phối là hệ thống các quyết định nhằm chuyển đưa sản phẩm về mặt
vật chất cũng như về quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Vai trò kênh phân phối
Hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu thụ hàng hóa,
đưa hàng hóa đúng kênh, đúng lúc, đúng nhu cầu của người tiêu dùng bằng những
loại hình phân phối hợp lý với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ thống phân phối đóng vai trò quyết định trong giai đoạn phát triển và
chín muồi của sản phẩm, vì lúc đó doanh nghiệp phải tận dụng hết khả năng mở
rộng kinh doanh, tiêu thụ, tăng nhanh doanh số, tiết kiệm chi phí lưu thông để đạt
được tỷ suất lợi nhuận tối ưu
1.1.3. Chức năng của kênh
Các nhà sản xuất, các trung gian cũng như các thành viên khác trong kênh tồn tại
theo một cấu trúc nào đó nhằm thực hiện một hay một số chức năng chủ yếu sau
đây của kênh phân phối.

• Giới thiệu thông tin về sản phẩm :
Quá trình phân phối thực hiện các chức năng thông tin, thu thập thông tin về khách
hàng tiềm năng và khách hàng hiện có, thông tin về đối thủ cạnh tranh. Truyền đạt
thông tin từ nhà sản xuất với các trung gian bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng để tạo
sự thuận lợi trong quá trình trao đổi hàng hóa.
• Kích thích tiêu dùng :
Quá trình phân phối thực hiện hoạt động truyền bá các thông tin về hàng hóa và các
chương trình khuyến khích tiêu thụ khác đến với khách hàng và trung gian.
• Tiếp xúc thiết lập mối quan hệ :
Các Công ty phải thực hiện các quan hệ tiếp xúc để xác định ai là người mua hàng ở
các giai đoạn khác nhau trong kênh. Thông báo cho khách hàng biết các thông tin,
thiết lập mối quan hệ thương mại và nhận các đơn đặt hàng.
• Thích ứng, hoàn thiện sản phẩm :
Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

5

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Các thành viên của kênh thực hiện các hoạt động nhằm gia tăng hiệu quả các quá
trình trao đổi, tăng tính thích ứng và hoàn thiện sản phẩm thông qua các hoạt động
như : Phân loại hàng hóa, đóng gói, cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, lắp
ráp, tư vấn.
• Thương lượng :
Thông qua việc thực hiện các thỏa thuận, đàm phán liên quan đến giá cả và các điều
kiện bán hàng, thực hiện việc chuyển giao sở hữu hàng hóa và dịch vụ.
• Lưu thông hàng hóa :
Thông qua hoạt động vận động, bảo quản và lưu kho hàng hóa làm cầu nối giữa sản

xuất và tiêu dùng. Điều hòa cung cầu giữa các khu vực thị trường và giữa các thời
điểm tiêu dùng khác nhau.
• Tài chính, trang trải chi phí :
Thông qua hoạt động bán hàng thu tiền, tìm kiếm các nguồn tài chính trang trải cho
các hoạt động sản xuất và hoạt động của kênh.
Đó là các chức năng chính của phân phối. Vấn đề đặt ra là không phải các chức
năng trên cần phải được thực hiện mà là ai sẽ thực hiện chức năng đó. Nhà sản xuất
có thể thực hiện hết các chức năng trên, tuy nhiên nó sẽ phân tán khả năng và nguồn
lực của họ đồng thời chi phí thực hiện sẽ tăng lên. Việc chuyển giao các chức năng
này cho các trung gian sẽ giảm thiểu chi phí và thực hiện chuyên môn hóa cao hơn,
có hiệu quả hơn. Tùy theo tình hình thị trường mà Công ty sẽ quyết định mức độ
chuyển giao các chức năng cho các nhóm người khác.
1.1.4. Cấu trúc kênh
1.1.4.1.

Kênh phân phối trực tiếp

Nhà sản
xuất

Khách hàng

Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, không thông qua cấp trung
gian nào. Gồm có các phương pháp: Bán đến tận nhà, bán theo thư đặt hàng và bán
qua các cửa tiệm bán lẻ của nhà sản xuất

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

6


Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Dạng kênh này có ưu điểm đảm bảo cho nhà sản xuất nắm bắt kịp thời những
thông tin và yêu cầu của người tiêu dùng, có thể giảm chi phí phân phối để hạ giá
bán và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nó không thực hiện được nhiệm vụ ụ chuyên môn
hoá, người sản xuất phải thực hiện thêm chức năng lưu thông, bán hàng nên lực
lượng bị dàn trải, vốn chậm lưu chuyển, tăng thêm nhiều đầu mối phức tạp. Vì vậy,
kênh trực tiếp chỉ được sử dụng hạn chế trong một số trường hợp; hàng hoá có tính
chất thương phẩm đặc biệt, có tính chất tiêu dùng địa phương, quy mô nhỏ bé , đặc
thù đối với một số loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, yêu cầu kỹ thuật sử dụng và
hổ trợ dịch vụ phức tạp ...
1.1.4.2. K ênh gián tiếp.
Nhà sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng thông qua các cấp trung gian như : Các
đại lý, các nhà bán buôn, bán lẻ... Kênh gián tiếp gồm có các kênh như : Kênh rút
gọn, kênh phân phối đầy đủ, kênh đặc biệt .
 Kênh rút gọn (kênh một cấp):
Nhà sản xuất

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Nhà sản xuất thông qua các nhà bán lẻ để bán hàng cho người tiêu dùng .
Mặc dù đã khắc phục được một phần nhược điểm của kênh trực tiếp như đã có sự
phân công chuyên môn hoá, giảm được đầu mối quan hệ, năng cao khả năng đồng
bộ hoá lô hàng ... cuả nhà phân phối, nhưng vẫn còn những nhược điểm cơ bản: đòi
hỏi nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ phải kiêm nghiệm thêm chức năng, hạn chế trình
độ xã hội hoá cao trên cả hai lĩnh vực, khó đảm bảo được tính cân đối và liên tục

trên toàn tuyến phân phối.
 Kênh phân phối đầy đủ (Kênh hai cấp)
Nhà sản
xuất

Nhà bán
buôn

Nhà bán lẻ

Khách
hàng

Nhà sản xuất thông qua các nhà trung gian bán buôn để đưa hàng đến các nhà bán lẻ
để trực tiếp bán cho khách hàng tiêu dùng. Đây là dạng kênh có nhiều ưu điểm nhất

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

7

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
và đặc trưng cho thị trường xã hội hoá đạt trình độ cao do đã phát huy được những
ưu thế của tập trung chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực, tăng nhanh năng suất lao
động và vòng quay vố lưu động ... Tuy nhiên, do có nhiều trung gian và đầu mối
quản lý làm cho công tác điều khiển toàn bộ hệ thống kênh phân phối trở nên phức
tạp, chi phí lớn và thời gian lưu động dài, dễ xảy ra những biến động hoặc rủi ro.
 Kênh đặc biệt (kênh nhiều cấp)

Nhà sản
xuất

Nhà pp
cấp 1

Nhà pp
cấp 2

Nhà bán
lẻ

Khách
hàng

Tham gia vào kênh này có thêm một số trung gian đặc biệt như đại lý, môi giới nằm
giữa nhà sản xuất, bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng.
Nó thường được sử dụng hữu hiệu đối với một số loại mặt hàng mới mà các nhà sản
xuất gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thông tin, quảng cáo, ít kinh nghiệm thâm
nhập thị trường hoặc một số loại hàng hoá có tính chất sử dụng đặc biệt, giá bán
biến động lớn phức tạp..
1.1.4.3. Chính sách đại lý
 Chính sách sản phẩm
Một chính sách đúng đắn là cơ sở cho công tác tiêu thụ đạt hiệu quả.Trong chính
sách sản phẩm đã chỉ ra số lượng, chủng loại sản phẩm là bao nhiêu, chất luợng ra
sao? Bao giờ tung ra thị trường còn cần một chính sách đề ra nhằm lưu thông hàng
hoá đó. Do vậy chính sách hàng hoá và hàng hoá luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Qua phân phối mới có thể thực hiện được giá trị hàng hoá của các loại sản
phẩm, đề ra chính sách sản phẩm đó, đồng thời qua tiêu thụ cũng phản ánh được kết
quả, công dụng, ích lợi của việc xây dựng chính sách sản phẩm.

Như vậy chính sách sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được chiến lược
tiêu thụ sản phẩm như:mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thế lực và mục tiêu an toàn.
 Chính sách giá cả cho đại lý
Thông thường các doanh nghiệp đều nghiên cứu kỹ thị trường, xem xét mức giá đưa
ra của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại trên cơ sở giá thành của sản

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

8

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
phẩm đó trước khi đưa ra chính sách giá cả để đảm bảo doanh số đủ để bù đắp toàn
bộ chi phí kinh doanh.
Tuy nhiên các doanh nghiệp còn có thể dùng các chính sách chiết khấu số
lượng lớn, chiết khấu chức năng, chiết khấu thời vụ…để kích thích trung gian bán
được nhiều sản phẩm giảm tồn kho và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Chính sách hỗ trợ thông qua hoạt động khuyếch trương:
Một số nhà sản xuất tiến hành hoạt động khuyếch trương hướng vào các thị
trường mục tiêu của mình để thúc đẩy sản phẩm qua hệ thống phân phối, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc bán, thu được lợi nhuận dài hạn và vìi vậy một cách gián
tiếp đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên trong hệ thống phân phối.Các công cụ
chính có sẵn đối với các nhà sản xuất để tiến hành các hoạt động khuyếch trương là:
quảng cáo, bán hàng cá nhân, hỗ trợ người bán lẻ, các phương tiện thông tin đại
chúng, xúc tiến bán.
1.1.5. Quy mô kênh
1.1.5.1. Kênh phân phối theo chiều dài
Ở đây muốn nói đến số lượng các trung gian phân phối xuất hiện giữa người mua và

người bán. Kênh phân phối ngắn nhất là kênh phân phối mà không có các trung
gian phân phối – nhà sản xuất thực hiện các hoạt động thương mại trực tiếp với
người tiêu dùng, kênh này được gọi là kênh phân phối trực tiếp. Loại hình kênh
phân phối phổ biến hơn là kênh phân phối gián tiếp, bao gồm một hoặc một vài các
trung gian phân phối. Có kênh 1 cấp, kênh 2 cấp, kênh nhiều cấp. Các thành viên
trong kênh phân phối gián tiếp bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn,
nhà bán lẻ, và người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.5.2. Kênh phân phối theo chiều rộng.
Kênh phân phối theo chiều rộng bao gồm: phân phối rộng rãi, phân phối độc quyền
và phân phối chọn lọc
 Phân phối rộng rãi: là phương thức mà doanh nghiệp tìm cách bán các sản
phẩm của mình qua nhiều trung gian ở mỗi cấp độ phân phối.
Kiểu này có nhược điểm là khả năng kiểm soát của nhà sản xuất đối với sản
phẩm, giá cả và các dịch vụ kèm theo không cao.

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

9

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
 Phân phối độc quyền: là trên mỗi thị trường doanh nghiệp sử dụng một nhà
trung gian duy nhất.
Phương pháp này doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được các hoạt động như
giá cả, quảng cáo, và các dịch vụ khác.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho những loại sản phẩm có sự khác biệt.
 Phân phối chọn lọc: là phương thức ở giữa phân phối độc quyền và phân
phối rộng rãi.

Doanh nghiệp phân phối qua một số trung gian chọn lọc, theo những tiêu
chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối.
Đây là hình thức phân phối thích hợp nhất hiện nay, giúp các doanh nghiệp
đạt được quy mô thị trường thích hợp.
1.2. QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI
1.2.1. Kế hoạch xây dựng kênh
1.2.1.1. Cấu trúc kênh
Có thể hiểu kênh phân phối là tổng thế các thành viên tham gia và quá trình phân
phối sản phẩm của Doanh nghiệp
Lĩnh vực Sản xuất có 2 hệ thống chủ yếu là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp
• Kênh phân phối trực tiếp nếu nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho người tiêu
dùng
• Kênh phân phối gián tiếp nếu nhà sản xuất không trực tiếp bán hàng cho
người tiêu dùng. Khi đó sẽ chia thành nhiều hệ thống với các trung gian tiêu
thụ khác nhau: Trung gian bán buôn và trung gian bán lẻ:
- Những trung gian bán buôn: Là các trung gian phân phối chỉ bán cho các khách
hàng là các trung gian phân phối khác, trung gian bán buôn được chia thành:
+ Các hãng bán buôn: Là những hãng bán buôn tiến hành toàn bộ hoặc đa số
các hoạt động marketing cho nhà sản xuất, quy mô hoạt động của các hãng này rất
lớn, sự tồn tại của họ nhờ vào việc các nhà sản xuất trả tiền thù lao cho họ do những
dịch vụ mà họ thực hiện cho các nhà sản xuất này.
+ Các hãng bán buôn có chức năng hữu hạn: Là những hãng bán buôn chỉ
thực hiện một số lượng có giới hạn các chức năng marketing cho nhà sản xuất, các

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

10

Lớp K48 - QTKD



Chuyên đề thực tập
hãng này mua hàng của nhà sản xuất và bán lại cho các nhà bán lẻ, thu nhập của các
hãng này được hình thành bằng chênh lệch giữa giá mua và giá bán của sản phẩm.
+ Đại lý: là một dạng đặc biệt của các hãng bán buôn có chức năng hữu hạn
bao gồm đại lý cho nhà sản xuất, đại lý bán hàng, các nhà môi giới, các đại lý
không có quyền sơ hữu sản phẩm như các hãng bán buôn, có nghĩa là họ không mua
hàng của người sản xuất mà chỉ thay mặt cho nhà sản xuất bán hàng cho người tiêu
dùng và nhận hoa hồng, các đại lý đảm nhận nhiều hoạt động marketing cho nhà
sản xuất và có thể cung ứng những phương pháp tốt nhất để thâm nhập thị trường.
- Các trung gian thương mại bán lẻ: Là các trung gian phân phối bán hàng hoá, sản
phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng, các nhà bán lẻ có thể được phân loại theo
nhiều cách khác nhau:
+ Phân loại theo các hoạt động thực hiện thì các nhà bán lẻ bao gồm: Siêu
thị, Cửa hàng bách hoá, Cửa hàng bán lẻ trực tiếp
+ Phân loại theo quyền sở hữu thì các nhà bán lẻ bao gồm: Các cửa hàng bán
lẻ độc lập, Dây chuyền bán lẻ, Hội các cửa hàng bán lẻ độc lập, Cửa hàng độc
quyền bán lẻ
1.2.1.2. Quy trình xây dựng hệ thống kênh phân phối
Vấn đề là ở chỗ Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống kênh phân phối nào? Chọn ai
là trung gian bán hàng? Ai là đại diện thương mại?
 Phân tích các căn cứ
 Phân tích các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là đặc điểm của sản
phẩm dịch vụ; quy mô sản xuất và bán hàng.
• Đặc điểm của người tiêu thụ là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế
kênh. Khách hàng càng ở phân tán về địa lý thì kênh càng dài. Nếu
khách hàng mua thường xuyên, từng lượng nhỏ cũng cần kênh dài.
• Đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ
-


Giá trị sản phẩm

-

Tính chất sản phẩm thông dụng sản phẩm đơn chiếc và sản
phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn hóa

-

Tính chất sản phẩm nhanh hỏng, mất phẩm chất, ôi, thiu… cần
kênh trực tiếp

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

11

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
-

Tính chất sản phẩm cồng kềnh như vật liệu xây dựng, đồ
uống.. Cần kênh ngắn để giảm tối đa việc vận chuyển và bốc
dỡ.

-

Những hàng hóa không theo tiêu chuẩn hóa cần bán trực tiếp.
Các sản phẩm giá trị đơn vị cao thường do lực lượng bán hàng

của Công ty bán chứ không qua trung gian.

-

Tính chất sản phẩm cần lắp đặt hay dịch vụ, bảo hành

• Quy mô sản xuất và tiêu thụ
-

Đặc điểm Công ty cũng là một nhân tố quan trọng khi thiết kế
kênh phân phối. Quy mô của Công ty sẽ quyết định quy mô thị
trường và khả năng của Công ty tìm được những trung gian thích
hợp. Nguồn lực của Công ty sẽ quyết định nó có thể thực hiện
chức năng phân phối nào. Dòng sản phẩm của Công ty có ảnh
hưởng đến kiểu kênh. Ví dụ: dòng sản phẩm càng đồng nhất thì
kênh càng thuần nhất. Chiến lược của Công ty khác nhau thì kênh
sử dụng cũng khác nhau.

-

Cường độ và tính chất cạnh tranh

 Phân tích hệ thống kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh
• Là công việc không dễ dàng song lại cần thiết: khó khăn nhất là thu thập, xử
lý thu thập, xử lý thông tin và dự đoán khả năng phát triển hệ thống kênh
phân phối của đối thủ
• Phân tích hệ thống kênh phân phối hiện có và xu hướng phát triển của chúng.
Phân bố các điểm bán hàng và phương thức bán hàng
• Nhà sản xuất có thể lựa chọn những kênh phân phối có cùng đầu ra bán lẻ
với đối thủ cạnh tranh , hoặc có thể lựa chọn những kênh hoàn toàn khác đối

thủ của mình. Nhìn chung, cạnh tranh càng mạnh thì nhà sản xuất càng cần
những kênh có sự liên kết chặt chẽ.
 Cuối cùng phải tính đến đặc điểm môi trường: Khi nền kinh tế suy thoái,
nhà sản xuất thường sử dụng kênh trực tiếp, và bỏ những dịch vụ không
cần thiết làm tăng giá bán. Những quy định ràng buộc cũng ảnh hưởng

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

12

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
đến kiểu kênh. Luật pháp ngăn cản việc thiết kế các kênh có xu hướng
triệt tiêu cạnh tranh và độc quyền.
Ngoài những tiêu chuẩn nói chung về lựa chọn kênh nêu trên, doanh nghiệp còn
phải dựa vào những tiêu chuẩn chi tiết và hiệu quả đó là:
-

Yêu cầu của việc bao quát thị trường của phân phối

-

Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh

-

Tổng chi phí phân phối


-

Sự linh hoạt của kênh.

Do các đặc tính sản phẩm, môi trường bán, nhu cầu kỳ vọng của khách hàng tiềm
năng mà yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường trong phân phối sản phẩm sẽ thay
đổi. Sự bao phủ thị trường của hệ thống kênh phân phối được xem như bảng biến
thiên từ phân phối rộng rãi đến phân phối độc quyền.
Trong khi lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp phải ra quyết định liên
quan đến mức độ điều khiển trong kênh mong muốn. Mức độ điều khiển trong kênh
mong muốn tỉ lệ thuậ với tính trực tiếp của kênh. Khi sử dụng các kênh gián tiếp,
nhà sản xuất phải từ bỏ một số yêu cầu điều khiển việc tiêu thụ sản phẩm của mình
trên thị trường.
Khi lựa chọn kênh phải tính tới tổng chi phí phân phối của cả hệ thống kênh,
bởi vì đây là một hệ thống tổng thể hợp thành các hệ thống con có mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, mục tiêu của doanh nghiệp là phải tối ưu hóa hoạt động của toàn hệ
thống. Một kênh phân phối có tổng chi phí vật chất nhỏ nhất sẽ được chọn.
Vấn đề cuối cùng cần đặt ra xem xét là tính đến mức độ linh hoạt của kênh.
Điều này xuất phát từ những yêu cẩu của nhà sản xuất cần phải thích ứng với những
thay đổi của thị trường đang diễn ra nhanh chóng. Ví dụ: nếu nhà sản xuất có mối
quan hệ làm ăn dài hạn, quan hệ độc quyền với những nhà bán lẻ thì khả năng thích
ứng với sự thay đổi nhu cầu của người mua và sự di chuyển dân cư sẽ bị hạn chế.
Nói chung tương lai càng không chắc chắn bao nhiêu thì càng không nên chọn các
kênh có quan hệ lâu dài.
1.2.2. Giám sát và vận hành kênh
Sau khi các kênh phân phối được thiết lập, vấn đề quan trọng là phải quản trị và
điều hành hoạt động của chúng. Việc quản trị tập trung vào các hoạt động lựa chọn

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh


13

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
và khuyến khích các thành viên kênh hoạt động, giải quyết các hoạt động về sản
phẩm, giá cả, xúc tiến qua kênh phân phối và đánh giá hoạt động của họ qua thời
gian.
 Tuyển chọn thành viên kênh: Cũng giống như tuyển chọn lao động trong
doanh nghiệp, trong quá trình tổ chức hoạt động của kênh, Công ty phải lựa
chọn và thu hút những trung gian cụ thể tham gia và kênh phân phối của
doanh nghiệp. Việc tuyển chọn khó hay dễ phụ thuộc và quy mô của Công
ty và loại sản phẩm mà nó bán. Thông thường các Công ty thường phải xác
định một tập hợp các tiêu chuẩn chọn thành viên kênh như thành viên trong
nghê, những mặt hàng mà họ bán, mức lợi nhuận và khả năng phát triển, khả
năng chi trả tính hợp tác và uy tín cũng như điều kiện kinh doanh. Nếu trung
gian là đại lý bán hàng, nhà sản xuất phải đánh giá số lượng và những đặc
điểm mặt hàng họ bán, quy mô và chất lượng lực lượng bán hàng.
 Khuyến khích các thành viên kênh: Các trung gian phải thường xuyên được
khuyến khích để làm việc tốt nhất. Trước hết nhà sản xuất cần phải tìm hiểu
nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh. Bởi vì các trung gian
là các doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ là một thị trường độc lập, họ có
sức mạnh riêng, có chiến lược kinh doanh riêng. Các trung gian hoạt động
như một người mua cho khách hàng của họ. Họ nỗ lực bán cả nhóm hàng
chứ không phải một mặt hàng riêng lẻ. Trong nhiều trường hợp, quan điểm
của nhà trung gian không giống với quan điểm của nhà sản xuất, nhà sản
xuất phải điều tra để có chính sách thích ứng với nhu cầu mong muốn của
họ. Có nhiều phương pháp mà nhà sản xuất dùng để khuyến khích thành
viên kênh hoạt động , trong đó có 3 phương pháp phổ biến là: hợp tác, thiết

lập quan hệ thành viên, xây dựng chương trình phân phối. Các phương pháp
này đều tập trung vào việc tạo ra quan hệ liên kết chặt chẽ trong kênh.
Chúng chỉ khác nhau ở mức độ kế hoạch hóa và điều khiển, từ chỗ chỉ là các
biện pháp khuyến khích đơn lẻ, không được tính toán trước đến chỗ thiết lập
một hệ thống marketing chiều dọc có quy hoạch và được quản trị một cách
chuyên nghiệp, ở chương trình phân phối, nhà sản xuất lập ra một bộ phận
marketing để hoạch định quan hệ với các trung gian phân phối nó xác định

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

14

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
nhu cầu của các trung gian và xây dựng các chương trình phân phối để giúp
các thành viên kênh hoạt động ở mức tối ưu.
 Đánh giá hoạt động của thành viên kênh: Nhà sản xuất phải định kỳ đánh
giá hoạt động của các thành viên kênh theo những tiêu chuẩn: Mức doanh
số bán được, mức lưu kho trung bình, thời gian giao hàng, cách xử lý hóa
chất thất thoát hoặc hư hỏng, mức độ hợp tác trong các chương trình quảng
cáo và huấn luyện của Công ty, và những dịch vụ mà họ cung cấp. Việc đặt
định mức cho các doanh số trung gian để sau từng thời kỳ đánh giá mức độ
đạt được của từng trung gian có tác dụng khuyến khích hoạt động của họ.
Con số này giúp Công ty thấy được hoạt động của toàn kênh và bổ xung các
biện pháp marketing kịp thời trong phân phối. Tuy nhiên đánh giá thành
viên kênh phải theo tiêu chuẩn pháp lý và được thành viên kênh ủng hộ.
1.2.3. Điều chỉnh kênh
Thông thường, sau khi tiến hành tổ chức và giám sát hoạt động tiêu thụ của hệ

thống kênh, các đơn vị trực thuộc sẽ tập hợp những bất cập, thiếu sót còn tồn tại,
trình lên Công ty để Công ty có biện pháp giải quyết, khắc phục.
Công ty sẽ phải thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng, từ đó điều chỉnh
kênh phân phối sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

15

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN
PHỐI CỦA SẢN PHẨM ĐIỆN DÂN DỤNG CÔNG TY CỔ
PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP
2.1.1. Lịch sử hình thành.
Tên Công ty:
-

Tên tiếng Việt

: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ

VINACAP
-


Tên tiếng Anh

:

VINACAP TELECOM ELECTRONIC JOINT

STOCK COMPANY
- Tên viết tắt

: VINACAP.,JSC

- Lo go của công ty:
Văn Phòng Giao Dịch :

Số 25, Ngõ 5 Láng hạ, Phường Thành Công, Quận Ba

Đình, TP Hà Nội
- Điện Thoại

:

(84 4) 35.37 7989

- Fax

:

(84 4) 35.377.988

- Website


:

www.vinacap.vn

Trụ sở đăng ký của Công ty:
-

Địa chỉ

:

Dốc Vân, Xã Yên Viên, Huyện Gia Lâm, Thành phố

Hà Nội
- Điện thoại

:

- Fax

:

- E-mail

:

- Web site

:


+ 84-4-38272312
+84-4-38272292

www.vinacap.vn

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

16

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Tháng 11 năm 1992: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam liên doanh với
hang Daesung của Hàn Quốc để thành lập Công ty liên doanh cáp Vinadeasung.
Công ty liên doanh đầu tiên của ngành BCVT Việt Nam sản xuất cáp thông tin sợi
đồng phục quá trình số hóa mạng lưới.
Ngày 09 tháng 11 năm 1992: Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác đầu tư (Nay thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy phép thành lập Công ty Liên doanh
VINADAESUNG
Năm 1995: Công ty liên doanh cáp Vinadaesung tăng vốn đầu tư ( lần 1) lên gấp 2
lần so với vốn ban đầu.
Năm 1998: Công ty liên doanh cáp Vinadaesung tăng vốn đầu tư lên gấp 5 lần so
với ban đầu, vàn năm 1999, công ty lần đầu tiên xuất lo cáp sang Hồng Kong.
Tháng 3 năm 2001: Tập đoàn NEXANS – Pháp mua vào và đổi tên hang Daesung
thành NEXANS Korea. Cùng với NEXANS Korea, Công ty Liên doanh cáp
Vinadaesung trở thành thành viên của tập đoàn NEXENS, nhà sản xuất cáp và hệ
thống mạng hàng đầu thế giới. Nhận chứng chỉ chất lượng ISO 9001:2000 do tổ
chức quốc tế TUV CERT – TUV Nord ( CH Liêng bang Đức cấp)

Ngày 27 tháng 07 năm 2006: Công ty Liên doanh VINADAESUNG hết hạn liên
doanh; Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Mạng được thành lập.
Các cổ đông chính:
• Tập đoàn BCVT Việt Nam ( VNPT)
• Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( PC 1)
Ngày 02 tháng 11 năm 2010: Chuyển đổi tên từ công ty Cổ phần Cáp và Vật Liệu
mạng thành Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử Vinacap.
2.1.2. Quá trình phát triển của công ty
2.1.2.1. Quá trình phát triển của công ty được tóm tắt qua một số mốc thời gian
sau:
Ngày 25 tháng 07 năm 1993: Khánh thành dây chuyền sản xuất Cáp thông tin liên
hoàn CCP đầu tiên.
Ngày 12 tháng 01 năm 1995: Tăng vốn đâu tư (lần 1) lên gấp 2 lần so với vốn ban
đầu.

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

17

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Ngày 25 tháng 07 năm 1996: Khánh thành dây chuyền sản xuất thứ hai; Sản xuất
Cáp viễn thông cách điện tổ hợp Foam-Skin
Ngày 17 tháng 03 năm 1996: Nhận chứng chỉ chất lượng ISO 9002 do tổ chức
quốc tế AFAQ Acsert Intermationl (CH Pháp) và QUAcerT (Việt Nam) cấp.
Ngày 13 tháng 06 năm 1998:Mở rộng, tăng cường sản xuất giai đoạn 2; Nâng vốn
đầu tư lên gấp 5 lần so với ban đầu.
Ngày 18 tháng 12 năm 1998: Giải thưởng Việt Nam 1998; Cúp bạc do Bộ trưởng

Khoa học và Công nghệ trao tặng.
Ngày 18 tháng 03 năm 1999: Xuất khẩu lô Cáp đầu tiên sang Hồng Kông.
Ngày 20 tháng12 năm 1999: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ trao tặng giải
thưởng chất lượng Việt Nam 1999 - Cúp Bạc.
Ngày 07 tháng 03 năm 2001: Cùng với Nexans Korea trở thành thành viên của tập
đoàn NEXANS - Nhà sản xuất Cáp và Hệ thông mạng hàng đầu thế giới.
Ngày 23 tháng 11 năm 2001: Nhận chứng chỉ chất lượng ISO 9001: 2000 do tổ
chức quốc tế TÜV CERT - TÜV Nord (CH Liên bang Đức cấp).
Ngày 28 tháng 08 năm 2002: Giải thưởng cho thành tích xuất khẩu do Bộ trưởng
Bộ Thương Mại tặng.
Ngày 30 tháng 06 năm 2003: Triển khai dự án (thứ 4) Cáp truyền số liệu, mạng
Cáp LAN; Trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến tạo lớp xốp bằng phương pháp
vật lý; Tạo cách điện tổ hợp 3 lớp S/F/S.
Ngày 01 tháng 06 năm 2004: Khánh thành dây chuyền sản xuất Cáp truyến số liệu
công nghệ cách điện tổ hợp 3 lớp Skin/Foam/Skin hiện đại nhất Việt Nam
2.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
* Sản xuất, kinh doanh các loại dây (kể cả dây điện tử) và Cáp. Hệ thống Cáp
Viễn thông, Thông tin, Cáp điện, Cáp công nghiệp, phụ tùng và phụ kiện Cáp.
* Sản xuất, kinh doanh các loại vật tư, vật liệu, phụ kiện, các thiết bị đầu nối
mạng Viễn thông, mạng Điện lực hay mạng chuyên ngành khác.
* Sản xuất các sản phẩm điện dân dụng.
* Mua bán, đại lý phân phối các nguyên vật liệu, Sản phẩm và dịch vụ sản xuất
kinh doanh.

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

18

Lớp K48 - QTKD



Chuyên đề thực tập
* Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản xuất Cáp, vật liệu điện công nghiệp – dân
dụng phục vụ hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử
và tin học;
* Lắp đặt bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các công trình viễn thông, điện, điện tử và
tin học. Xây lắp công trình viễn thông, điện, điện tử và tin học;
* Chuyển giao kỹ thuật công nghệ ngành viễn thông, điện, điện tử và tin học.
* Cho thuê các máy móc, thiết bị ngành bưu chính, viễn thông, điện, điện tử và
tin học;
* Kinh doanh các loại thẻ dùng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin;
* Môi giới thương mại;
* Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP
2.2.1. Cơ cấu sản xuất
2.2.1.1. Các đơn vị
Hiện nay công ty có 1 nhà máy sản xuất tại Dốc Vân, Yên Viên, Huyện Gia lâm, Hà
Nội.
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: 25/5 Láng hạ, Ba Đình, Hà Nội.\
Và rất nhiều đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước
2.2.2. Cơ cấu, bộ máy quản lý Công ty
Công ty Cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP được tổ chức và hoạt động tuân
thủ theo:
-

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc
hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực từ ngày

01/07/2006.

-

Điều lệ Công ty Cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP ngày 23/07/2007,
sửa đổi ngày 14 tháng 5 năm 2010.

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

19

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
-

Quy chế Quản trị Công ty của Công ty Cổ phần Viễn thông Điện tử Vinacap
ban hành kèm theo quyết định số 057/10/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị ngày 15 tháng 11 năm 2010.

2.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất và quyết định mọi vấn đề lớn
của Công ty.
-

Thông qua Điều lệ, tổ chức hoạt động, phương hướng sản xuất kinh doanh,
đầu tư phát triển của Công ty.

-


Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

-

Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

2.2.2.2. Hội đồng quản trị
Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ
đạo thực hiện của Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền
hạn theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông bao gồm:
-

Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối
lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng
phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

-

Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty;

-

Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban Giám đốc;

-

Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty;


-

Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông;

-

Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị Công ty hiện có 05 thành viên, bao gồm:
• Ông Nguyễn Mạnh Thắng

Chủ tịch HĐQT

• Ông Ngô Hồng Quân

Ủy viên HĐQT/ Tổng Giám Đốc

• Bà Đỗ Nguyệt Ánh

Ủy viên HĐQT

• Ông Nguyễn Kim Kỳ

Ủy viên HĐQT

• Ông Trần Xuân Thái

Ủy viên HĐQT/ Phó Tổng Giám

Đốc

Ngoài ra công ty có Thư ký công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

20

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Đại hội đồng cổ
đông.
Làm biên bản và tư vấn về thủ tục các cuộc họp
Cung cấp thông tin cho các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
2.2.2.3. Ban Tổng giám đốc
Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và Giám
đốc nhà máy. Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động của Công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc nhà
máy do Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó Tổng Giám đốc là người
giúp cho Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng
Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công
và giao quyền. Danh sách Ban Tổng Giám đốc bao gồm:
• Ông Ngô Hồng Quân

Ủy viên HĐQT/ Tổng Giám Đốc

• Ông Trần Xuân Thái

Ủy viên HĐQT/ Phó Tổng Giám đốc


• Ông Phạm Văn Ninh

Phó Tổng Giám Đốc

2.2.2.4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông để kiểm
soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công
ty. Danh sách thành viên Ban Kiểm soát của công ty bao gồm:
• Ông Nguyễn Mạnh Hà

Trưởng ban

• Ông Lê Thanh Bình

Thành viên

• Bà Trần Thị Tuyết Mai

Thành viên

2.2.2.5. Các phòng ban chức năng
 Phòng tổ chức – Hành chính là bộ phận tham mưu, giúp việc và thực hiện
các nhiệm vụ được Ban giám đốc giao trong công tác quản lý, điều hành các
lĩnh vực tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, chính sách xã hội, chăm sóc
sức khỏe và hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ.
 Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu, giúp việc và thực hiện các nhiệm
vụ được Ban giám đốc giao trong việc quản lý, điều hành toàn bộ công tác
tài chính, kế toán, hạch toán kinh doanh trong Công ty.
Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh


21

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
 Phòng Kinh doanh Viễn thông và Công nghệ thông tin: Phòng Kinh doanh
có chức năng tham mưu, giúp việc và thực hiện các nhiệm vụ được Ban giám
đốc giao trong công tác quản lý, điều hành các sản phẩm và dịch vụ trong
lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin của Công ty.
 Phòng Kinh doanh Điện dân dụng: có chức năng tham mưu, giúp việc và
thực hiện các nhiệm vụ được Ban giám đốc giao trong công tác quản lý, điều
hành trong các lĩnh vực liên quan đến sản phẩm điện dân dụng.
 Phòng Vật tư Thương mại Thương hiệu: Có chức năng tham mưu, giúp việc
và thực hiện các nhiệm vụ được Ban giám đốc giao trong lĩnh vực mua, nhập
khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, phụ tùng, công cụ, dụng
cụ.....phục vụ sản xuất của Công ty. Phụ trách các vấn đề liên quan đến việc
xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu của Công ty.
 Phòng sản xuất: có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất, quản lý, bảo dưỡng
sửa chữa máy móc thiết bị của xưởng sản xuất, quản lý điện.
 Phòng kỹ thuật và chất lượng chất lượng: có chức năng tham mưu, giúp việc
và thực hiện các nhiệm vụ được Ban giám đốc trong công tác quản lý, điều
hành lĩnh vực chất lượng, kỹ thuật trong toàn Công ty.
 Văn phòng Nhà máy: có chức năng quản lý công tác hành chính quản trị, văn
thư lưu trữ, công tác bảo vệ trị an, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ
tại Nhà máy.
 Bộ phận Kho: là nơi giao nhận, cất giữ, báo quán, mọi vật tư, hàng hóa của
Công ty. Bộ phận Kho có chức năng quản lý, theo dõi, xuất, nhập: vật tư,
hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay
thế.........phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty.

2.2.3. Một số chỉ tiêu về tài chính của Công ty
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

22

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Giá trị

Giá trị

9 tháng đầu năm 2010
%

tăng Giá trị

%

tăng


( giảm) so

( giảm) so

với 2008

với

năm

Tổng giá trị tài sản

174.371

294.958

69%

598.599

2009
140%

Vốn chủ sở hữu

94.740

111.702


18%

146.208

31%

Doanh thu thuần

106.875

235.207

120%

733.003

212%

Lợi nhuận từ hoạt 7.254

11.475

58%

22.864

99%

động kinh doanh
Lợi nhuận khác


301

1.743

479%

283

Lợi nhuận sau thuế

7.555

13.218

75%

23.148

75%

93.000

111.19%

Tỷ lệ cổ tức/ Lợi 68%

77%

nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009 và báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm
2010 - VINACAP
2.2.4. Những đặc điểm về công nghệ
Đầu tư vào hệ thông dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị tiên tiến luôn được
Công ty ưu tiên hàng đầu để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị
trường.
Công ty đang vận hành dây chuyền sản xất dây cáp sợi đồng ( phục vụ cho sản xuất
cáp điện và cáp viễn thông sợi đồng) Rosendalh của Áo thừa hưởng của
Vinadeasung. Dây chuyền này sử dụng công nghệ Skin- Foam – Skin gồm 3 đầu
lùn tạo thành 3 lớp vỏ bọc, dây là dây chuyền duy nhất Việt Nam do Công ty sở hữu
để sản xuất dây cáp mạng Lan CAT 5E, CAT 6
Để hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất dây cáp sợi đồng nói trên, Công ty đã đầu tư
mua dây chuyền bện, kéo và bọc sợi đồng của hãng Henrich, Samsytemi từ Đức và

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

23

Lớp K48 - QTKD


Chuyên đề thực tập
Ý. Dây chuyền này sử dụng công nghệ kéo nhiều sợi, bọc hai lớp vỏ và là dây
chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Cùng với định hướng thu hẹp dòng sản phẩm cáp viễn thông sợi đồng, Công ty
chuyển sang đầu tư vào dòng sản phẩm cáp viễn thông sợi quang. Trong năm 2008,
Công ty đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất Cáp quang hiện đại cho phép
kiểm tra luôn được chất lượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất, giúp kiểm
soát tốt hơn chất lượng sản phẩm ( giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi, hỏng), Công ty không
ngừng tìm kiếm, phát triển các dòng sản phẩm mới phát triển sản xuất dây thuê bao

quang 2 hoặc 4 sợi đùng để đưa về các hộ gia đình, khu căn hộ thay cho các loại
dây cáp Lan hiện thời.
Hiện tại, công suất dây chuyền cáp quang của công ty đạt 110.000 km sợi/ năm.
Dòng sản phẩm này được sản xuất theo các đơn đặt hàng lớn của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam, tập đoàn Viettel, tập đoàn FPT…với chất lượng tốt
nhất trên thị trường hiện nay. Cùng với khối lượng đơn đặt hàng khá lớn và ổn định
trong 5 năm tới, Công ty hiện đang tiếp tục đầu tư và nghiên cứu cải tiến dây
chuyền các sản phẩm cáp quang phục vụ các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách
hàng.
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM ĐIỆN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VINACAP
2.3.1. Xây dựng kênh phân phối sản phẩm điện dân dụng Công ty Cổ phần
Viễn thông Điện tử VINACAP.
2.3.1.1. Căn cứ để thiết lập kênh phân phối
Thiết kế kênh phân phối cho sản phẩm là tất cả những hoạt động liên quan đến việc
phát triển những kênh phân phối mới ở những nơi trước đó nó chưa tồn tại hoặc để
cải tiến các kênh hiện tại, khi kế kênh phân phối cho sản phẩm người quản lý kênh
phải phân tích các đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm khách hàng, các nguồn lực của
công ty, kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố môi trường..., để
làm căn cứ lựa chọn cấu trúc kênh phù hợp. Khi thiết kế kênh phân phối cho sản
phẩm phân đạm, các nhà quản trị cần dựa vào các căn cứ sau:
 Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm
 Bóng đèn Compart

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

24

Lớp K48 - QTKD



Chuyên đề thực tập
Hiện nay Công ty có rất nhiều sản phẩm bóng đèn Compart với rất nhiều mẫu mã,
chủng loại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do đặc tính là loại bóng tiết kiệm
điện, nên bóng đèn Compart có những ưu nhược điểm sau:
• Ưu điểm:
-

Đúng công suất: ánh sang tối đa- hiệu quả tối ưu

-

Tiết kiệm 80% điện năng tiêu thụ so với bóng đèn dây tóc thông
thường, tuổi thọ gấp 8 lần.

-

Bóng đèn tiết kiệm điện năng sử dụng 100% bột huỳnh quang 3 phổ,
ánh sang có chỉ số hoàn màu cao (Ra >80) màu sắc trung thực, tự
nhiên, phổ ánh sang phù hợp với độ nhạy cảm của mắt người

-

Có thể hoạt động ở giải điện áp rộng ( 110 đến 220V)

-

Dùng ống thủy tinh không chì hạn chế suy giảm quang thông, không
độc hại, bảo vệ môi trường


-

Sáng gấp 5 lần so với đèn sợi đốt cùng công suất

-

Tuổi thọ của bóng đèn cao lên đến 800h.

• Nhược điểm:
-

Chủng loại này không dùng với bộ điều chỉnh sáng ( dimmer), công tắc điện
tử, điều khiển từ xa, chụp đèn kín.

* Một số sản phẩm bóng đèn Compart của Vinacap và các thông số kỹ thuật:
 Tên SP Đèn Compact 55W Daylight
 Giá 119000 VNĐ (Đã VAT)
 Chi tiết Model: CP4UW 55W,E
Đầu đèn: E
Công suất(W): 55W
Điện áp: 110/220 V
Đóng gói: 12 cái/thùng Sản phẩm cùng loại

Sinh viên: Hoàng Thị Thùy Linh

25

Lớp K48 - QTKD



×