Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

công giáo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.75 KB, 31 trang )

PHỤ LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói Kitô giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có gần hai tỷ người theo Kitô giáo. Nghĩa
là khoảng một phần ba tổng số người trên trái đất.
Những người Kitô giáo có cùng đức tin độc nhất vào Đức Chúa Giêsu người
Nazareth. Họ cho rằng Chúa đã đem lại sự cứu chuộc tội lỗi cho loài người bằng
cái chết của mình và sống lại từ cõi chết. Người Kitô giáo cũng tin vào phép rửa tội
là nghi thức nhập đạo, và tin vào việc rước lễ. Họ chủ trương quan niệm là: các tín
đồ chỉ có một kiếp sống duy nhất để quyết định đời sống của họ, đó là sau khi chết.

1


Người ta tin rằng, số phận này hoặc là cuộc sống vĩnh cửu vô cùng hạnh phúc trên
Thiên Đàng; hoặc là đời đời bị đoạ đày trong hoả ngục.

I.

Vài nét về đạo Công giáo
Công giáo là tôn giáo thuộc Kito giáo.Đạo Công giáo là một trong những tôn

giáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới
Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma, dưới sự
lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và Giáo triều Rôma. Với khoảng 6,87%,Việt
Nam là quốc gia có tỷ lệ người Công giáo (trong tổng dân số) xếp thứ năm ở châu
Á, sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc. Thời cực thịnh, Công giáo tại
Việt Nam còn được mệnh danh là "Trưởng nữ Giáo hội bên Viễn Đông". Giáo hội
Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo châu Âu tới


giảng đạo. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm 2005, Công
giáo tại Việt Nam có 5,7 triệu tín hữu (chiếm 6,95%) trong tổng số dân 82 triệu,
với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên. Tới

2


năm 2008, theo thống kê của Giáo hội, số lượng tín hữu Công giáo Việt Nam là
hơn 6,18 triệu người, chiếm tỉ lệ 7,18% tổng dân số
II.Cấu trúc đạo Công giáo
1.Giáo lí của đạo Công giáo:
Nội dung cơ bản của giáo lý Công giáo
Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp của các học
thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinh
thánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và là thẩm quyền của
Giáo hội. Tín đồ không có quyền kê cứu kinh thánh. Luật lệ, lễ nghi của Công giáo
rất phức tạp (12 tín điều trong kinh tín kính,10 điều răn của Chúa, 6 điều răn của
Hội thánh, 7 phép bí tích, 1752 điều luật). Công giáo đề cao thuyết thần quyền
tuyệt đối (mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng là
đại diện Thiên chúa ở trần gian).
Kinh thánh
- Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là một
bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước. Ban đầu Kinh
thánh được truyền khẩu trong dân gian. Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da
dê, từ thế kỷ IV – VI được viết trên giấy Papêrút và đến thế kỷ VII mới viết thành
sách. Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học. Trong Kinh thánh
bao gồm toàn bộ toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạo
Kitô. Tùy theo đạo mà số kinh này được chấp nhận theo yêu cầu của giáo lý các
đạo. Ví dụ Đạo Chính thống chú trọng 5 cuốn đầu tiên của Kinh Cựu ước. Đạo Tin
Lành lại lấy 4 cuốn Kinh Phúc âm làm giáo nghĩa cơ bản…

- Kinh thánh chia làm 2 bộ:
+ Bộ Cựu ước: có 46 cuốn. Kể về những chuyện trước khi Chúa Giê su ra đời. Bộ
này chia làm 4 tập.
Tập 1: Bao gồm 5 cuốn đầu tiên (Ngũ kinh) gồm Sáng thế ký, Xuất hành ký, Lê vi
ký, Dân số ký, và Thân mệnh ký.
Tập 2: là bộ sử thư gồm 16 cuốn.
Tập 3:gồm 7 cuốn là những thi ca Triết học.
Tập 4: gồm 14 cuốn sách Tiên tri.
+ Bộ Tân ước: có 27 cuốn chia làm 4 tập.
Tập 1: có 4 quyển sách nổi tiếng gọi là sách Phúc âm. 4 cuốn sách này mô tả cuộc
đời của Chúa Giêsu, nhất là 3 năm ông đi truyền đạo.
3


Tập 2: bao gồm 15 cuốn nói về Công vụ tông đồ. Ghi lại các tông đồ làm việc như
thế nào khi Chúa về trời.
Tập 3: có 7 cuốn. Nói về hoạt động của 3 tông đồ giỏi nhất.
Tập 4: có tên là Khải huyền thư. Ghi lại việc con người không nghe lời nên bị
Chúa trừng phạt
Một số nội dung cơ bản
- Mười hai tín điều cơ bản:
Tín điều là 1 đoạn văn ngắn viết về các giáo lý chủ yếu tạo ra cơ sở cho bất kỳ
phong trào tôn giáo nào hay bất kỳ giáo hội nào. Tín điều phải được chấp nhận
không điều kiện (không chứng minh).
Đối với Công giáo trong kinh Tín kính có 12 tín điều cơ bản. Trong đó 8 tín điều
nói về bản chất Thiên Chúa, sự hiện thân của chúa Giêsu và ơn cứu độ, 4 tín điều
còn lại nói về giáo hội, nhà thờ và cuộc sống vĩnh hằng.
Tín điều căn bản đầu tiên là niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên
Chúa. Thiên Chúa có ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh
Thần nhưng cùng một bản thể. Ba ngôi “đồng vinh, đồng đẳng, đồng quyền”

nhưng có chức năng và vai trò khác nhau. Cha – tạo dựng, Con – cứu chuộc,
Thánh thần – thánh hoá....

-) Gồm 4 điều “TIN, XIN, GIỮ, CHỊU (LÃNH)”


Những điều phải TIN(được tóm lại trong kinh Tin kính):

Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa
chúng tôi/ bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà
Maria Đồng Trinh/ chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô/ chịu đóng đanh trên cây
Thánh giá/ chết và táng xác/ xuống ngục Tổ tông/ ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà
4


sống lại/ lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng/ ngày sau bởi trời
lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này.
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy. Amen.


Những điều phải XIN (được tóm lại trong kinh Lạy Cha):

Lạy Cha chúng con ở trên trời,
Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,

Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

5




Những điều phải giữ (được tóm lại trong kinh 10 điều răn):
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:

Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên mọi sự,
Thứ hai, chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ,
Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật,
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,
Thứ năm, chớ giết người,
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,
Thứ bảy, chớ lấy của người,
Thứ tám, chớ làm chứng dối,
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,
Thứ mười, chớ tham của người,
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời
trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.


Những điều phải chịu được tóm lại trong kinh 7 Bí tích:


Đạo Đức Chúa Trời có bảy phép Bí tích:
Thứ nhất là phép Rửa tội,

6


Thứ hai là phép Thêm sức,
Thứ ba là phép Mình Thánh Chúa,
Thứ bốn là phép Giải tội,
Thứ năm là phép Xức dầu thánh,
Thứ sáu là phép Truyền chức thánh,
Thứ bảy là phép Hôn phối.
2. Giáo chủ đạo Công gíao


Đạo Công giáo do Chúa Giêsu lập ra.

Chúa Giêsu có kế hoạch thương xót cứu độ loài người.Chúa chọn một dân riêng
là dân Do thái.Chúa lập kế hoạch sai Con của Chúa làm người để cứu chuộc loài
người khỏi tội. Con Chúa nhập thể có người mẹ là Đức Maria, một thiếu nữ đẹp
đẽ, khôn ngoan, thùy mị, đạo hạnh người Do thái, theo pháp lý đời, Chúa Con có
cha nuôi là Giuse, tên Chúa Con là Giêsu, còn gọi là Kitô (Đấng Cứu Thế).
Ngài sống với cha mẹ tại thành Nazareth 30 năm. 3 năm cuối đời, Ngài đi giảng
đạo cho người Do thái . Ngài bị dân chúng hiểu lầm, bắt đóng đinh, chết trên thập
giá, nhưng tới ngày thứ 3, Ngài đã sống lại, sau 40 ngày, Ngài về trời với Chúa
Cha của Ngài. Ngày tận thế, Ngài sẽ xuống thế cách uy nghi để phán xét kẻ dữ
người lành, kẻ dữ sẽ muôn đời bị phạt trong Hỏa ngục , còn người lành sẽ muôn
đời hưởng phước trên Thiên đàng với Ngài.


7


Trước khi về trời, Ngài đã lập ra Hội thánh để nối tiếp công việc giảng đạo của
Ngài.Đứng đầu Hội thánh là ông Phêrô, có 11 tông đồ khác giúp sức.Các ông chia
nhau đi khắp nơi giảng đạo.
Sau khi ông Phêrô chết, các vị kế tiếp ông được gọi là giáo hoàng. Cộng tác với
giáo hoàng trong Hội thánh là các hồng y, giám mục, linh mục phó tế , và toàn thể
giáo dân trên khắp thế giới.
Đạo Công giáo tuy nhỏ bé từ ban đầu, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa 3
ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, đạo đã từ từ phát triên và lan rộng khắp nơi ra
nhiều nước trên thế giới.
Gốc chính do Chúa Giêsu lập vẫn đứng thẳng cho tới nay là 2007 năm, gọi là
đạo Công giáo , người ngoài gọi là Công giáo Roma. Từ thánh Phêrô là giáo hoàng
tiên khởi, tới nay là 265 vị.Giáo hoàng thứ 265 hiện nay tên hiệu là Benedicto thứ
16.


Đức Giêsu Kitô có vai trò trung tâm và quan trọng tuyệt đối trong đạo
Công giáo, bởi vì:

Thứ nhất Đức Giêsu Kitô là "Con Một Thiên Chúa" .Con Một của Thiên Chúa
nghĩa là chỉ một mình Đức Giêsu Kitô đích thực là Con trên hết mọi người là con.
Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, sinh
sống ở đất Do Thái. Đồng thời Đức Giêsu Kitô cũng là Thiên Chúa thật như Người
đã mặc khải cho biết: Người với Chúa Cha là một ,nghĩa là Người cũng là Thiên
Chúa. Do đó Đức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là người. Đây thật là một mầu
nhiệm.Mầu nhiệm này làm cho Đạo Công giáo thật sự là đạo xuất phát từ trời, từ
Thiên Chúa là Đấng làm chủ trời đất.


8


Thứ hai, Đức Giêsu Kitô là Con một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, đã
xuống thế làm người để cứu chuộc, nên Người có ba nhiệm vụ cốt yếu đối với loài
người là: mặc khải, cứu chuộc, qui tụ và phục hồi
+ Mặc khải. Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng duy nhất mặc khải về Thiên Chúa
là tình yêu và về chương trình cứu rỗi loài người: " Không ai biết rõ Chúa Cha trừ
người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”. Đức Giêsu Kitô biết rõ
Thiên Chúa cũng như biết rõ con người, biết rõ ngôn ngữ hình ảnh nào diễn tả
Thiên Chúa đúng nhất và dễ hiểu nhất cho con người để mặc khải. Người không
chỉ dùng lời nói mà còn dùng toàn bộ đời sống Người, từ giáng sinh, sống âm thầm
ở Nadarét, đi giảng dạy Phúc Âm, cho đến việc chết trên thập giá, sống lại,về trời,
tất cả đều góp phần làm cho việc mặc khải của Người về Thiên Chúa và về con
người được đầy đủ, trọn vẹn.
+ Cứu chuộc. Không những mặc khải, Đức Giêsu Kitô còn đích thân thực
hiện chương trình cứu rỗi và cứu chuộc loài người, nghĩa là Phúc Âm Hóa họ, biến
đổi họ từ thù nghịch với Thiên Chúa trở thành con cái nghĩa thiết với Thiên Chúa.
Để chuộc lại tội không vâng phục Thiên Chúa, Người đã dâng cả cuộc đời để vâng
phục thánh ý Thiên Chúa .Ngay từ 12 tuổi Người đã lo sống hiếu thảo với Cha trên
trời ở Nadarét Người vâng phục cha mẹ là thánh Giuse và Đức Maria .Người cùng
với dân tộc Người tuân giữ việc thờ phượng, cảm tạ, cầu nguyện Thiên Chúa.Khi
đi giảng đạo, Nguời tìm gặp gỡ mọi người, kêu gọi họ từ bỏ tội lỗi; dạy cho họ
Tám mối Phúc để biết sống khó nghèo, yêu thương, công bằng, khiết tịnh, tha thứ;
Người chữa bệnh, trừ quỉ, giúp con người thoát khổ; và để tỏ tình yêu thương đến
cùng, Người vui lòng chết trên thập giá như một hiến tế chuộc tội cho mọi người,
hòa giải con người với Thiên Chúa để họ lại có thể hưởng hạnh phúc vĩnh hằng với
Thiên Chúa.
9



+ Qui tụ và phục hồi - Trong khi loan báo Phúc Âm để mặc khải cho mọi
người biết chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, cũng như trong khi thực hiện việc
cứu chuộc bằng cuộc sống vâng phục đến chết trên thập giá, Đức Giêsu Kitô đã
biến đổi và phục hồi được một số đông người Do thái tin theo Người, và qui tụ họ
thành nhóm 12 tông đồ để làm nền móng cho Giáo Hội Công giáo. Người cũng đã
thiết lập Bí tích Thánh Thể và Bí tích Truyền chức thánh để ban ơn thiêng cho
Giáo hội đủ khả năng nối tiếp công việc của Người.Trước khi về trời, Đức Giêsu
Kitô đã sai giáo hội đi khắp trần gian "làm cho mọi dân trở thành môn đệ, làm
phép rửa cho họ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Người đã truyền. Và Người hứa ở
cùng giáo hội mọi ngày cho đến tận thế".Sau khi về trời, Đức Giêsu Kitô đã cử
Thánh Thần đến giúp Giáo hội.


Như vậy Đức Giêsu Kitô có vai trò độc đáo duy nhất trong đạo của Người,
Người vừa là Thiên Chúa, vừa là Con một Thiên Chúa xuống thế làm người.
Nói theo kiểu mới bây giờ, Ngườivừa là Đấng loan báo Phúc Âm, vừa là Đấng
sống Phúc Âm một cách toàn hảo, vừa Phúc Âm Hóa mọi người, để biến đổi
họ từ thù nghịch với Thiên Chúa trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, qui tụ họ
trong giáo hội của Người để tất cả những người theo Chúa được hưởng an
lành, hạnh phúc.

III. Nghi lễ Công Giáo
Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ.
Nghi lễ Thánh Lễ gồm 6 nghi thức sau:
1, Nghi Thức Ðầu Lễ:
-

Ca Nhập Lễ
Lời Chào

Nghi Thức Sám Hối
10


-

Kinh Thương xót
Kinh Vinh Danh (Bài thánh ca này đã có từ lâu đời cũng được gọi là “khúc
hát thiên thần” (le cantique des anges). Giáo Hội, được đoàn tụ trong Chúa
Thánh Thần, dùng kinh Vinh Danh để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chúa
Chiên Con. Kinh Vinh Danh được hát hay đọc vào phần đầu thánh lễ Chúa
nhật (trừ Mùa Vọng và Mùa Chay), trong các lễ trọng, lễ kính và trong các dịp
lễ khá long trọng. Người ta không biết tác giả là ai cũng như năm sáng tác,
nhưng biết rằng kinh Vinh Danh đã có trong kinh sáng bên Đông Phương vào

-

thế kỷ thứ IV)
Lời Nguyện Ðầu Lễ.
2, Phụng Vụ Lời Chúa:

-

Bài Ðọc I
Đáp ca
Bài đọc II
Alleluia (Tiếng do-thái, có nghĩa “hãy ngợi khen Thiên Chúa”. Alleluia, được
đọc hoặc hát trước khi nghe công bố Tin Mừng (Phúc Âm), diễn tả niềm hân
hoan, tán dương và ngợi khen, và mời gọi chúc tụng Thiên Chúa vinh quang.
Do đó, trong Mùa Chay, mùa sám hối và hoán cải, mùa tưởng niệm mầu

nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô, chúng ta không đọc hoặc hát Alleluia trong các

-

nghi thức phụng vụ)
Phúc Âm
Giảng (Bài giảng là phần phụng vụ phải có trong các thánh lễ chúa nhật và lễ
trọng, vì sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội luôn nhấn mạnh vai trò quan
trọng của Tin Mừng, của Thánh Kinh trong thánh lễ cũng như trong đời sống

-

Kitô hữu)
Kinh Tin Kính (Có hai bản kinh Tin Kính: kinh Tin Kính các Tông Đồ và kinh
Tin Kính Nicée. Dưới hình thức này hay hình thức khác, kinh Tin Kính được
cộng đoàn đọc trong các thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng sau bài Tin Mừng và
bài giảng.
11


° Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín các Tông Đồ
(symbole des Apôtres), là bản kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II. Bản này
tổng hợp các công thức đã có trước đó.Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức như
chúng ta thấy hiện nay.Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khi
chịu phép Rửa.
° Kinh Tin Kính Nixêa do Công Đồng Nixêa (Nicée) chấp thuận vào
năm 325 nhằm đối phó với lạc thuyết arianô chối bỏ thần tính của Chúa Giêsu
Kitô. Sau đó bản này được Công Đồng Constantinople bổ túc vào năm 381 nhằm
để xác quyết thần tính của Chúa Thánh Thần do nhiều bè rối chối bỏ, vì thế đôi khi
người ta gọi bản này là kinh Tin Kính của các Công Đồng Nixêa-Constantinople.

Giáo dân Việt Nam thường đọc bản này trong thánh lễ), Lời Nguyện Tín Hữu ( .
3, Phụng Vụ Thánh Thể:
-

Dâng bánh
Dâng rượu
Lời Nguyện Tiến Lễ
Lời Tiền Tụng.
4, Kinh Tạ Ơn: là trung tâm và là đỉnh điểm của Thánh lễ. Đây là phần cao

trọng nhất của Thánh lễ, vì phần này hiện tại hóa cho đến muôn đời lễ tế của Giêsu
trên Thập Giá, để cứu chuộc mọi người. Kinh tạ ơn bao gồm:
-

Hành vi tạ ơn
Khẩn cầu Chúa Thánh Thần
Truyền phép
Các lời chuyển cầu
Vinh tụng ca kết thúc.

5, Nghi Thức Hiệp Lễ:
-

Kinh Lạy Cha
12


-

Chúc bình an

Bẻ bánh
Kinh lạy Chiên Thiên Chúa
Rước lễ
Lời nguyện hiệp lễ

6, Nghi thức kết lễ
Theo tinh thần của Công Đồng Vaticanô II, phụng vụ là tác động linh thiêng, qua
đó, và dưới một nghi thức, hành vi tư tế của Chúa Kitô, nghĩa là công cuộc thánh
hóa con người và vinh danh Thiên Chúa, được thực hiện và tiếp tục trong Giáo Hội
và bởi Giáo Hội.
Nói một cách đơn giản, phụng vụ chỉ định các nghi thức thờ phượng công cộng
của Giáo Hội. Các nghi thức phụng vụ, theo định nghĩa, phải có sự chủ tọa của một
thừa tác viên của Giáo Hội với sự tham dự tích cực của các tín hữu
IV. Tổ chức

Khi nói đến tôn giáo, chúng ta thường thấy hai khái niệm là Giáo hội và Hội
thánh. Hiểu một cách vắn tắt, Giáo hội là cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính của
tôn giáo và cũng là cơ quan quyền lực của tôn giáo, trong đó tập trung ở một số
người. Nói đến Giáo hội là nói đến pháp nhân về tổ chức và không dừng lại ở mối
quan hệ trong đạo mà còn là mối quan hệ xã hội.Hội thánh là nói về phần thiêng
liêng, một tập hợp rộng rãi cả chức sắc và tín đồ có mối quan hệ trong đạo, mang
tính chất tôn giáo thuần túy.Trên thực tế hai khái niệm này rất gần nhau, thậm chí ở
một số tôn giáo, đôi khi được hiểu là một và sử dụng như nhau.
Công giáo tổ chức giáo hội theo 3 cấp: cấp Trung ương ( toàn đạo ), cấp trung
gian và cấp cơ sở.

13


Giáo hội Công giáo là một tổ chức quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn

thế giới, vì được thiết lập trên các phẩm trật chức sắc cố định

có quyền thiêng

liêng ( hang giáo phẩm ). Người theo đạo và chức sắc - người có chức vụ hoạt
động tôn giáo chuyên nghiệp, tạo gạch nối giữa tín đồ với Đấng Thiêng liêng.
Cơ cấu tổ chức giáo hội để quản trị tín đồ và lo các công việc: đào tạo chức sắc,
hướng dẫn việc tu học cho tín đồ, chức sắc, việc phong chức, bổ nhiệm và điều
chuyển chức sắc, việc xây dựng nơi thờ tự, in ấn, xuất bản kinh sách,…
Phạm vi hình thành tổ chức giáo hội toàn thế giới (hoàn vũ) mang tính truyền
thống: Duy nhất (chỉ có một giáo hội), Công giáo (chung cho tất cả), Thánh thiện
(tính thiêng liêng) và Tông truyền (liên tục từ thời tông đồ Phêrô đến nay).
V. Niềm tin
Niềm tin là sự tin tưởng , hy vọng vào một chủ thuyết, một vấn đề tâm linh hay
sự kiện, một lẽ sống, một đối tượng, trong hiện tại cũng như trong tương lai, để
mong đạt được một mục đích cao đẹp nào đó. Bởi vậy, ai không có niềm tin thì
không có sức sống và không còn muốn sống nữa. Niềm tin là một động cơ sống và
làm việc, để có lý do tồn tại, là điều kiện cốt yếu để có được hạnh phúc, ngay cả
trong lúc con người gặp đau khổ nhất.
Niềm tin được hình thành ngay từ trong bản tính con người, nghĩa là được phú
bẩm qua di truyền, rồi qua giáo dục, qua văn hóa, qua môi trường sống, và thăm
trầm qua những biến cố của đời sống tinh thần phong phú , chính là nhờ vào niềm
tin chan chính đã được phú bẩm, cũng như do văn hóa và giáo dục mang lại, chứ
không phải những yếu tố bên ngoài. Như vậy, người ta có thể căn cứ vào những
niềm tin chân chính để làm thước đo ý nghĩa và giá trị của đời sống con người
cũng như hạnh phúc của họ.
14


Vì vậy, niềm tin là là một lẽ hết sức tự nhiên, hoặc gọi là đức tính hoàn toàn tự

nhiên của con người, có khác nhau là do những yếu tố thuộc về văn hóa và giáo
dục mà thôi. Vì là lẽ tự nhiên, nên niềm tin được tồn tại và phát triển tùy thuộc
vào mỗi cá nhân, mỗi gia đình và xã hội hoặc qua tổ chức tín ngưỡng , tôn giáo.
Trong tín ngưỡng hay tôn giáo, niềm tin và tình cảm lên cao sẽ thành long mộ đạo
hay sùng đạo.
Đối với niềm tin Công giáo, họ tin rằng linh hồn do Thiên Chúa và xuất phát từ
Thiên Chúa nên bất tử. Và nó sẽ mãi mãi tồn tại ở một trong hai nơi sau khi giã từ
cõi đời: Thiên đàng hay hỏa ngục. Đối với niềm tin Công giáo, chết là đưa lịch sử
con người đến hồi kết thúc. Tức là khii chết chúng ta quyết định số phận tối hậu
của mình một cách dứt khoát, không rút lui cũng không thể đảo ngược lại được
nữa. Giao lý Công giáo đã khẳng định rằng: “ Sự chết là chỗ tận cùng lữ hành của
con người nơi trần gian… và để quyết định về sô mệnh tối hậu của mình. Khi đã
chấm dứt gong đời duy nhất cảu cuộc sống trần gian cuả chúng ta, chúng ta sẽ
không trở lại những kiếp khác nơi trần gian này. Người ta chỉ chết một lần thôi,
không có sự lại đầu thai sau khi chết”. (GLGHCG 1013).
Để có được những niềm tin chân chính và cao đẹp, điều kiện cần và đủ là con
người phải thông qua giáo dục dựa trên nhân bản. Một xã hội vững bền và phát
triển phần lớn là có được những niềm tin chân chính, tin vào con người với nhau,
vào tổ chức, vào tín ngưỡng và tôn giáo chính đáng trong xã hội đó.

15


VI. Qúa trình hình thành và phát triển công giáo ở Việt Nam
1. Qúa trình hình thành

Công giáo( Thiên Chúa giáo) là tôn giáo thuộc Ki tô giáo. Đạo Công giáo là 1
trong những tôn giáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới. Đạo Công giáo
được hình thành qua 2 sự biến động:
Thứ nhất: Sự ra đời của Ki tô giáo gắn với cuộc đấu tranh chống đế quốc La Mã

thế kỷ thứ II- trước công nguyên. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh
xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã
hội. Trong bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được giải phóng và tự do.
Bên cạnh đó, vùng Trung Cận đông là nơi tiếp giáp 3 châu lục, dân cư ở đây vốn
theo đa thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã xuất hiện yêu cầu thống
nhất về tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc thần, vì vậy Kitô giáo đã ra
đời trên cơ sở của Do Thái giáo vốn đang tồn tại ở vùng này. Sự ra đời của đạo Ki
tô giáo là sự kế thừa, cải cách Do Thái giáo kết hợp với các tư tưởng triết học duy
tâm, thần học Hy Lạp, La Mã cổ đại. Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của
Giêsu Kitô. Ông sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã
mang thai một cách màu nhiệm và sinh ra ông. Giêsu là người thông minh. Trên cở
sở kinh thánh và những nghiên cứu hiện có, ta có thể biết được vài điểm về cuộc
sống của Giêsu như sau:
+ Giêsu là người Do Thái.
+ Sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên.
+ Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm.

16


+ Thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ. Phêrô là Thánh tông đồ
cả.
+ Bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo.
+ Sau khi bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự giá.
Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành. Đạo Ki tô giáo ra đời với 2
trung tâm Rô me và coongsstantinov cùng với các trung tâm khác như antrot,
gerusalem… Mâu thuẫn giữa 2 trung tâm diễn ra trong quá trình đấu tranh giành sự
độc tôn, chi phối toàn bọ giáo hội ki tô.Kitô giáo chi phối mọi mặt đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều nước phong kiến châu Âu. Quá trình mở
rộng ảnh hưởng của đạo Kitô đã gây ra nhiều cuộc xung đột, mâu thuẫn gay gắt

giữa Kitô giáo với Do Thái giáo và Hồi giáo với những cuộc Thập tự chinh tàn
khốc và đẫm máu. Ngay trong bản thân trong Kitô giáo cũng nảy sinh mâu thuẫn
gay gắt, quyết liệt dẫn đến sự phân hoá Kitô giáo lần thứ nhất vào năm 1054 thành
2 phái: Công giáo – thế lực lớn nhất ở phía Tây La Mã. Chính thống giáo ở phía
Đông La Mã. Lịch sử Ki tô giáo gọi là sự phân liệt lần thứ nhất
Thứ hai, trong nội bộ công giáo tiếp tục diễn ra cải cách (gọi là cuộc phân liệt tôn
giáo lần thứ hai) đã ra đời 1 tôn giáo mới tách ra khỏi Công giáo- đó là đạo Tin
Lành vào đầu thế kỷ XVI. Sự ra đời, phát triển của giai cấp tư sản và phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện yêu cầu cải cách Kitô giáo, Với những sự
cải cách của Mactin Luthơ (1483 – 1546) và Giăng Canvanh (1509 – 1546) đã làm
xuất hiện Giáo hội cải cách gọi là Tin lành. Đạo Tin lành ra đời gắn với giai đoạn
hình thành và phát triển của chế độ dân chủ tư sản và khuynh hướng cải cách trong
Ki Tô giáo

17


Cùng với cuộc cải cách dẫn tới sự ra đời đạo Tin Lành, ở nước Anh vào thời kì
này cũng đã nảy sinh mâu thuẫn giữa vua Henry VIII với giáo hội, cũng thời kỳ
này vua Anh tách Công giáo ở Anh khỏi sự chỉ đạo của Giáo Hoàng và lập ra Anh
giáo. Ngày nay, Kitô giáo có hơn 400 dòng khác nhau trong đó có 4 nhánh lớn là
Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin Lành và Anh giáo.
2. Sự phát triển công giáo trên đất nước Việt Nam
Công giáo là một trong số những tôn giáo lớn ở nước ta.Nếu tính từ năm 1553,
năm có giáo sĩ đều tiên đến truyền đạo tại Việt Nam, đến nay lịch sử truyền giáo và
phát triển công giao đã trải qua hơn 4 thế kỷ. Là 1 bộ phận của giáo hội công giáo
trên thế giới, giáo hội công giáo cơ bản mang những đặc điểm chung về hê thống
tổ chức, hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trên. Song, trong từng thời kì lịch
sự truyền giáo phát triển đạo mà hệ thống tổ chức, sinh hoạt tôn giáo của Công
giáo Việt Nam có những biểu hiện đặc thù. Và đạo công giáo trải qua 4 giai đoạn

sau:


Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 – 1884

Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên là Innê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ,
huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam trong
bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo
dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt
thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ
giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh,
Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến
tranh trong nước.

18


Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc
truyền giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến
các nước ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sau giáo
sĩ In-nê-khu là các giáo sĩ thuộc dòng Đa Minh như: linh mục Gaspar Da Santa
Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên năm 1550; linh mục Luis de Fonseca và linh mục
Grégeire de la Motte tại Quảng Nam năm 1588... và thời gian này công cuộc
truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm dò.
Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các
thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre
de Rhodes đến Cửa Bạng, Thánh Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã
lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt),
phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy giáo dân. Nhờ
những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa,

Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học
ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục dân tộc Việt.
Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi: Bộ Truyền giáo được
thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa
ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano
năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông
Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo; chữ Quốc ngữ ra đời
gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển
Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày... bằng chữ Quốc ngữ; Hội
Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản
Pháp. Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á,
trong đó có Việt Nam.

19


Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng
Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai
giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại
diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất
Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và giáo phận
Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung
Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không
nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài). Đến năm
1679 (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được
chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.
Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam
là Bá Đa Lộc) đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799), người đã giúp Nguyễn
Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của
Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945); cũng là người mang lại nhiều "cơ

hội" cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam. Đến năm 1844
Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây
Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Lefèbvre
và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Quénot Thể cai quản. Đến năm
1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do
Giám mục Retord và giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) do Giám mục Gauthier
cai quản. Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài
(Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu); tiếp theo là một loạt các giáo phận
mới được chia tách.
Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng,
phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng
chủ đạo trong trị nước yên dân. Nên trong qúa trình truyền giáo nhất là thời Nhà
20


Nguyễn đạo Công giáo cũng bị cấm gay gắt, nhất là thời vua Minh Mạng, Tự Đức.
Đến hoà ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862) được ký kết giữa triều đình Nhà Nguyễn
với Pháp và Tây Ban Nha, theo hoà ước triều đình phải nhượng 3 tỉnh miền đông
Nam Kỳ cho Pháp và các thừa sai hai nước được tự do ra vào truyền đạo. Đến hoà
ước Giáp Tuất 15/3/1874 thì việc truyền giáo ở Việt Nam tiếp tục được khẳng
định.
Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo đầu tiên nhưng đạo Công giáo đã tìm được
chỗ đứng ở Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ truyền giáo tiếp theo.


Đạo Công giáo thời kỳ từ 1884 – 1954

Với hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt Nam, tạo
nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam.Việc truyền giáo
không còn phụ thuộc bởi các quốc gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ đạo trực

tiếp của Bộ Truyền giáo Vatican.
Toà Giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu... được xây dựng ở nhiều nơi,
số tín hữu tăng nhanh. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của
Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các
giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục
như ngày nay; năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương
và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá
Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo
hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo; năm 1934 Cộng đồng Đông
Dương với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà
Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ... ở Việt Nam.
Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định
hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập. Đến năm 1939 đạo Công giáo ở
Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân.
21


Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc
thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc
hoàn toàn giải phóng. Lợi dụng sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã
tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di cư. Cuộc di cư có 72% linh mục,
40% giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào
Nam. Vì vậy thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện vắng không còn người.
Đạo Công giáo thời kỳ từ 1954 - 1975



Cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự xáo trộn ở cả hai miền:
Miền Bắc: Sau di cư số linh mục còn lại 28%, giáo dân 60%, có những địa
phận như: Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng có số người Công

giáo di cư đông. Các sinh hoạt tôn giáo trong giai đoạn này lắng xuống do thiếu
người hướng dẫn việc đạo. Hoạt động chủ yếu là giữ đạo.
Miền Nam: cuộc di cư năm 1954 đã dẫn đến đời sống đạo ở miền Nam sôi
động, số giáo dân tăng nhanh. Một số giáo phận mới được thành lập như: Cần Thơ
(năm 1955), Nha Trang (năm 1957).
Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng của đạo Công giáo Việt Nam, đó là
ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium
Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam; Giáo hội
Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các
Giám mục trước đây là hiệu toà nay nâng lên chính toà, đánh dấu vị thế mới của
đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo hội Công giáo hoàn vũ.Và các giáo
phận tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Năm 1960 Giáo hội
Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà
Nội, 4 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ
Chí Minh; với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 chủng
sinh.

22


Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội
Công giáo Việt Nam lại có biến động: 100 linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 giáo dân ra
nước ngoài. Tại miền Nam chỉ còn 25 Giám mục (15 vị tại Toà) 2.000 linh mục,
gần 7.500 tu sĩ. Nhưng giáo hội 2 miền Bắc và Nam được thống nhất để chuẩn bị
cho một giai đoạn phát triển tiếp theo.


Đạo Công giáo thời kỳ từ 1975 đến nay

Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo hội

Công giáo hai miền Bắc Nam cũng thống nhất và hoạt động trong một đất nước
độc lập, hoà bình. Đồng bào Công giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay vào xây
dựng đất nước với vô vàn khó khăn sau hai cuộc chiến tranh.
Trong hoàn cảnh đó Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể
Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành lập
Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội đã ra Thư chung 1980 với đường
hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng
bào”. Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ
trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc
và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức
chặt chẽ với hơn 6 triệu tín đồ, 47 Giám mục, hơn 3.500 linh mục, hơn 3.000 giáo
xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 15.000 tu sĩ
nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội có 10
giáo phận: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Bùi Chu, Thái
Bình, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh; giáo tỉnh Huế gồm 6 giáo phận: Huế, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Kon Tum, Nha Trang và Ban Mê Thuột; giáo tỉnh thành phố Hồ
Chí Minh gồm 10 giáo phận: thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ
Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa. Đứng đầu
23


03 giáo tỉnh là 03 Tổng giám mục và đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Các
giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội
đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập
năm 1980, trụ sở tại Toà Giám mục Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, thành phố Hà
Nội. Theo quy chế, Hội đồng Giám mục Việt Nam 3 năm đại hội 1 lần và hàng
năm có hội nghị thường niên.Đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010
là đại hội lần thứ XI. Giúp việc cho Hội đồng Giám mục có 17 Uỷ ban Giám mục
đặc trách các vấn đề của Giáo hội.

Đạo Công giáo hiện có 6 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục, nơi cung cấp
nguồn giáo sĩ chủ yếu cho Giáo hội.Sáu Đại chủng viện hoạt động ở 3 giáo tỉnh,
mỗi giáo tỉnh có 2 Đại chủng viện.Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại
chủng viện Vinh - Thanh đào tạo linh mục cho 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà
Nội.Đại chủng viện Huế và Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang đào tạo linh mục
cho 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Đại chủng viện Sao Biển - Nha Trang và Đại
chủng viện Thánh Giuse thành phố Hồ Chí Minh đào tạo linh mục cho 10 giáo
phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến hết tháng 4 năm 2015, Việt
Nam có 3 Tổng giáo phận Hà Nội, Huế, Sài Gòn và 23 giáo phận. Có cả thảy trên
một trăm vị được tấn phong giám mục, trong đó có 6 vị nhận tước Hồng y.
Hội đồng giám mục Việt Nam từ thời gian này mới thực sự là cơ quan trung
ương của tổ chức giáo hội nước ta
Về tổ chức theo lãnh thổ: giáo hội công giáo ở Việt Nam hiện nay được tổ chức
thành giáo tỉnh, giáo phận và giáo xứ. Hiện nay, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam
được chia thành ba giáo tỉnh:


Giáo tỉnh Hà Nội: với một tổng giáo phận và 9 giáo phận.

24




Giáo tỉnh Huế: với một tổng giáo phận và 5 giáo phận.



Giáo tỉnh Sài Gòn: với một tổng giáo phận và 9 giáo phận.
Trong thời gian sắp tới, theo kế hoạch thì sẽ có thêm 3 giáo phận mới gồm Hà


Tuyên (giáo tỉnh Hà Nội), Hà Tĩnh (giáo tỉnh Hà Nội) và Pleiku (giáo tỉnh Huế).
Đồng thời chuyển Giáo phận Vinh về Giáo tỉnh Huế.
Đứng đầu mỗi tổng giáo phận hay giáo phận là một vị tổng Giám mục hay Giám
mục chính tòa do Tòa Thánh bổ nhiệm, với sự đồng thuận của Chính phủ Việt
Nam. Trong trường hợp một tổng giáo phận hay giáo phận bị trống tòa, Tòa Thánh
sẽ bổ nhiệm một Giám mục làm Giám quản Tông Tòa hoặc linh mục đoàn của giáo
phận ấy bầu ra một vị linh mục giám quản.Hội đồng Giám mục Việt Nam là tổ
chức, cơ cấu duy nhất của các vị Giám mục tại Việt Nam, với mục đích hội nghị,
và đưa ra đường hướng chung cho cả Giáo hội tại Việt Nam.Nhân dịp kỷ niệm 350
năm thành lập hai giáo phận tông toà Đàng Ngoài, Đàng Trong và 50 năm thành
lập hàng giáo phẩm Việt Nam, năm thánh 2010 của riêng giáo đoàn Việt Nam đã
diễn ra với sự chấp thuận của Tòa thánh. Năm thánh 2010 khai mạc vào tối 23
tháng 11 năm 2009 tại Sở Kiện và bế mạc vào ngày 6 tháng 1 năm 2011 tại La
Vang.
3. Sự ảnh hưởng của Công giáo đến Việt Nam
a. Tích cực
Tư tưởng nhân văn và đạo ki tô giáo đã ảnh hưởng vào trong đời sống văn hóa
của 1 bộ phân người Việt Nam. Cụ thể tư tưởng ấy đã anh hưởng đến văn hóa nhận
thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức của những người tín đồ Ki tô giáo ở Việt
Nam, sự ảnh hưởng đó đã tạo nên 1 sắc thái trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp
phần cụ thể hóa chuẩn mực đọa đức của văn hóa Việt Nam, làm phong phú them
các quan niệm về nhân sinh quan, về những giá trị nhân văn và đạo đức trong đời
25


×