Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đấu tranh, phòng chống Tội chống người thi hành công vụ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.5 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì trong đời sống xã
hội vấn đề gia tăng tội phạm hình sự đang làm đau đầu các nhà quản lý và ngành
chức năng. Những vụ án hình sự ngày càng gia tăng về cả số lượng và tính chất
nguy hiểm ngày càng cao vì thế nó đang là hồi chng cảnh tỉnh đối với tồn xã
hội. Việc tìm ra Ngun nhân tội phạm đã và đang đóng một vai trị khơng nhỏ
trong việc ngăn chặn tình hình tội phạm hiện nay và tìm ra các biện pháp hữu ích
nhằm giảm thiếu tối đa tình hình tội phạm. Với đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu một
luận văn thạc sĩ về tội phạm học, hãy trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của
luận văn về nguyên nhân của tội phạm và rút ra nhận xét cá nhân về kết quả
nghiên cứu đó.
Em đã lựa chọn luận văn thạc sĩ luật học: “Đấu tranh, phòng chống Tội
chống người thi hành công vụ ở Việt Nam hiện nay” (năm 2009) của Đào Bá
Sơn để tiến hành nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, rút ra được những bài học ý nghĩa về nguyên nhân của tội
phạm nói chung. Tạo tiền đề cho q trình tìm hiểu cơng tác đấu tranh, phịng
chống Tội người thi hành cơng vụ ở Việt Nam nói riêng.

NỘI DUNG:

1.

Khái quát về nguyên nhân của tội phạm.

Trong tội phạm học, tội phạm là một hiện tượng mang các tính chất cá nhân
và xã hội.Vì thế khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm cần nghiên cứu các
nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ phía cá nhân
người phạm tội, sự tác động của nguyên nhân xã hội dẫn đến nhân cách không tốt

1




của cá nhân người phạm tội, từ đó làm phát sinh tội phạm; bên cạnh đó cần tìm
hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì trong nhiều trường hợp tình huống đóng vai trị
như là ngun nhân phát sinh của tội phạm.
Có thể hiểu: “Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác
động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội”1.
Có thể chia nguyên nhân tội phạm thành các nhóm:
-

Nhóm ngun nhân từ mơi trường sống.

-

Nhóm ngun nhân xuất phát từ người phạm tội.

-

Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân

đưa đến việc phát sinh tội phạm).


Có thể mơ tả về ngun nhân của tội phạm thông qua sơ đồ sau:2

Môi trường sống
tiêu cực
Tác

Động

Hình

Cá nhân
Thành
Tác

Nảy
Nhân cách lệch
lạc cá nhân

Sinh

Ý định
phạm tội

Động

Tình huống
cụ thể

Đưa đến

Thực hiện
tội phạm

Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các
phương pháp thống kê, nghiên cứu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm.
1

Giáo trình Tội phạm học – Trường Đại học Luật Hà Nội.


2

Giáo trình Tội phạm học – Trường Đại học Luật Hà Nội.

2


2.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận văn về nguyên nhân của tội
phạm.

2.1. Nguyên nhân, điều kiện thuộc về kinh tế, xã hội.
Từ khi Nhà nước thi hành các chính sách mở cửa nền kinh tế, nhìn chung
nước ta đã dần thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, lạc hậu của nền kinh tế, lạm phát
trong nước đã giảm một cách đáng kể. Những năm gần đây đặc biệt là 5 năm trở
lại đây, tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình qn đạt 7,51%, tình hình chính trị
ổn định đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cùng với những
thành tựu đạt được nền kinh tế nước nhà cũng không tránh khỏi những tác động
tiêu cực. Sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị đã
dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội, tỉ lệ nghèo đói và thiếu việc
làm vẫn còn ở mức cao,…Chênh lệch về mức thu nhập, mức sống giữa các tầng
lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng dãn ra, nhu cầu về việc làm ở nông thôn
và thành thị chưa được đáp ứng tốt...Những yếu tố này gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước mặt khác nó cịn là “ngun
nhân, điều kiện của tội phạm trong đó có tội chống người thi hành cơng vụ”.
Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa một số vùng địa phương đã làm cho
người dân bị mất đất làm ruộng, nhiều người nơng dân khơng có cơ hội được đào
tạo nghề , bỗng dưng trở nên thất nghiệp, trở thành lao động dư thừa ở địa phương.

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập thấp đã làm cho cuộc sống một bộ
phận người dân trở nên khó khăn. Để thốt khỏi cuộc sống khó khăn, nghèo đói,
nhiều người đã chấp nhận làm những việc phi pháp để có thu nhập như: chở hàng
lậu thuê qua biên giới, chở gỗ lậu thuê, chở than thổ phỉ thuê, phá rừng, buôn bán
hàng cấm,… Khi gặp phải cơ quan chức năng, họ đã liều lĩnh chống lại người thi
hành công vụ để giành giật hoặc tẩu tán hàng phạm pháp.
Trong luận văn của mình tác giả đã lấy ví dụ chứng minh:
Ví dụ 1: Theo bản án hình sự sơ thẩm số 25/2005/HSST ngày 14/4/2005 của
Tòa án nhân dân huyện HNT tỉnh BT, Nguyễn Thanh Long, làm ruộng và thuộc
gia đình nghèo, bố mẹ và anh chị đều là nông dân. Do thu nhập từ nghề làm ruộng

3


không đủ sống, Nguyễn Thanh Long phải làm thêm nhiều nghề khác nhau như
cày , cuốc thuê, lái xe ôm…Nguyễn Thanh Long đã nhận chở gỗ lậu thuê (do lâm
tặc đã chặt xong để ở trong rừng) để lấy tiền trang trải cuộc sống. Khi xe bò của
Long chở gỗ trong rùng ra thì bị lực lượng Kiểm lâm phát hiện, Long đã có hành
vi chống người thi hành cơng vụ nhằm tẩu tán số gỗ chuyên chở cũng như mấy con
bị chở gỗ. Cụ thể Long có các hành vi như la hét,chửi bới,giật cây rựa chống đối
quyết liệt lực lượng Kiểm lâm.
Ví dụ 2: Theo bản án hình sự sơ thẩm số 66 (2006) HSST ngày 23/5/2006
của Tòa án nhân dân thị xã HB, tỉnh HB, Mai Thị Loan, khơng có nghề nghiệp và
đang phải ni 3 con nhỏ. Loan đã có bán trái phép một gói Heroin với giá
40.000đ cho Lê Thế Tháp. Khi bị tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra phát hiện bắt
giữ, Loan đã một tay cầm mía, một tay cầm dao chống người thi hành công vụ.
Mặc dù tổ công tác đã giải thích, nhưng Loan vẫn khơng chấp hành mà cịn tiếp
tục chống đối tổ công tác như chủi bới, cầm cây mía quật vào người thi hành cơng
vụ…
2.2. Ngun nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong xây dựng, triển khai

thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước rất đa dạng, thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế thì một số chính sách vẫn cịn nhiều hạn chế. Trong đó có chính sách đền bù đất
và giải phóng mặt bằng của Nhà nước. Việc quy định khung giá đất không hợp lý,
khiến sự chênh lệch giá mua và bán giữa các tỉnh ,thành phố, giữa người dân và
chủ đầu tư là rất cao.
Chính sách liên quan đến đất đai có những hạn chế như vậy và việc triển
khai trên thực tế cũng lại có thêm nhiều sai sót. Trên thực tế, các địa phương vận
dụng, triển khai chình sách của Nhà nước thiếu nhất quán,mỗi địa phương quy định
và thực hiện một kiểu. Trong việc thức hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt
bằng,hai địa hương sát nhau nhưng việc đền bù lại khác xa nhau về giá…Một số
nơi khơng có sự cơng bằng giữa người đền bù trước và người đền bù sau, giữa

4


người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và người chầy ỳ ngang ngược. Tất cả
những điều này làm cho người dân cảm thấy thiệt thịi về quyền lợi. Từ đó dẫn đến
bức xúc phải khiếu kiện nhưng lại không được giải quyết thỏa đáng, thậm chí ở
một số nơi cịn có biểu hiện cơng chức thơng đồng với doanh nghiệp, gây thiệt hại
cho người dân, từ đó đẩy họ vào tình trạng uất ức, khơng kìm nén được nên đã
chống đối người thi hành công vụ…
Trong các trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ thuộc 210 bản
án mà tác giả nghiên cứu có 47 trường hợp (chiếm tỉ lệ 22,36%) có liên quan đén
giải quyết các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù,thu hồi,cho thuê đất
nông nghiệp,… Một số nơi, lãnh đạo địa phương “nơn nóng” muốn địa phương
mình có nhiều cơng trình, dự án phát triển nên đã xét duyệt ồ ạt, khơng tính đến
tính khả thi của dự án. Bên cạnh đó cũng khơng tránh khỏi việc phê duyệt dự án do
trục lợi của một số cán bộ lãnh đạo địa phương.

Q trình triển khai cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ồ ạt, thiếu qui hoạch đồng
bộ ở một số địa phương đã tác động đến tâm lý, đời sống người nông dân,… Nhiều
nông dân mất đất sản xuất cho các dự án trong khi việc đền bù, giải phóng mặt
bằng có nhiều yếu tố tiêu cực, đặc biệt việc đền bù đất nơng nghiệp cho nơng dân
thì rẻ mạt, nhưng sau khi làm cơ sở hạ tầng một cách qua loa, chiếu lệ thì đất đó lại
được bán với giá cao. Điều đã đẩy nhiều người nơng dân vào tình trạng bần cùng,
từ đó bức xúc, khơng kiềm chế được dẫn đến hành vi chống người thi hành công
vụ.
Trong luận văn của mình tác giả đã lấy ví dụ chứng minh:
Theo Bản án hình sự số 216/2006/HSST của Tịa án nhân dân thành phố Hà
Nội thì : Gần 400 người dân xã Kim Nỗ, huyên Đông Anh, thành phố HN vào ngày
13/12/2004 đã sử dụng cờ tổ quốc,biểu ngữ, khẩu hiệu, các bao tải đựng gạch đá,
cát sỏi, sử dụng gậy gộc, giáo mác, lốp xe hỏng, xăng dầu và la hét tấn công lại
lực lượng cảnh sát nhân dân và lực lượng vệ sĩ (100 người) bảo vệ cho việc thi
cơng dự án sân golf tại đây,có thể xem là một trường hợp điển hình của sự phản
đối đã làm 24 cán bộ chiến sĩ Cảnh sát nhân dân bị thương,24 đến 41%.

5


2.3.

Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém của người thi hành cơng
vụ và người quản lý.

Trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của một số người thi
hành công vụ hạn chế, thái độ ứng xử với người dân thiếu minh bạch, có dấu hiệu
tham nhũng tư lợi,không khách quan hoặc thiếu cương quyết làm cho người dân
cảm thấy mình bị thiệt thịi, dẫn đến bất bình, từ đó có hành vi chống đối người thi
hành cơng vụ mà trong đó, người thi hành cơng vụ cũng có lỗi chiếm một tỉ lệ

đáng kể - 18% trong 210 trường hợp được tác giả nghiên cứu.
Nhiều vụ phạm tội chống người thi hành công vụ sảy ra một phần là do
người thi hành cơng vụ có thái độ hách dịch, cửa quyền như qt tháo,nói xẵng,
khơng thèm trả lời khi dân hỏi, đuổi không tiếp dân… Xử sự không đúng này của
người thi hành công vụ đã tác động xấu đến người dân khiến họ phản ứng, bức xúc
và có hành vi chống đối người thi hành cơng vụ. Hoặc có nhiều vụ, do thái độ giải
quyết vụ việc của người thi hành công vụ không cương quyết, thiếu khách quan
(như chưa hết thời hạn tự nguyện thi hành án của đương sự đã tổ chức cưỡng chế)
dẫn đến quyền lợi chính đáng của người dân bị xâm phạm, từ đó họ bức xúc có
hành vi chống đối người thi hành công vụ. Số vụ phạm tội thuộc nhóm này tác giả
thống kê được là 30 vụ chiếm tỉ lệ 12,84%.
Trong luận văn của mình tác giả đã lấy ví dụ chứng minh:
Ví dụ 1: Bản án hình sự sơ thẩm số 79/2006/HSST của Tòa án nhân dân
huyện HNT,tỉnh BT…(Trang 37, 38 của luận văn).Trong vụ án này trưởng công an
xã đã đuổi và không tiếp dân nên dẫn đến phản ứng tiêu cực của người phạm tội và
đã có hành vi chống người thi hành cơng vụ.
Ví dụ 2: Bản án hình sự sơ thẩm 213/2001/HSST của Tòa án nhân dân quân
Đống đa, Hà nội…(Trang 38,40 của luận văn). Vụ án này có ngun nhân chính
dẫn đến hành vi chống người thi hành công vụ là do chính quyền địa phương
khơng xem xét, giải quyết dứt điểm, đặc biệt là những cư xử không đúng mực của
Thanh tra viên.

6


Mặt khác, ở một số địa phương, chính quyền có những hành vi sai trái như
cố ý áp sai đền bù đất nông nghiệp; áp đặt ép người dân nhận tiền đền bù rẻ mạt;
lừa dân ký hợp đồng giao đất… Những hành vi này làm người dân bức xúc. Từ đó
họ phải đi khiếu kiện nhưng khơng được cơ quan quản lý địa phương giải quyết
thỏa đáng. Do vậy, một số người đã khơng kiềm chế được mà có hành vi chống đối

người thi hành công vụ. Trong 210 trường hợp mà tác giả nghiên cứu, số người
phạm tội mà người thi hành cơng vụ có lỗi thuộc trường hợp này là 11 vụ chiếm tỉ
lệ 5,2 %. Tác giả lấy một ví dụ minh chứng trong Hồ sơ số 190/04-1050/03…
(Trang 39,40 luận văn) .
Công tác tiếp nhận đơn thư, khiếu kiện của dân, công tác tiếp dân, giải quyết
đơn thư,… của công dân ở một số địa phương, một số cơ quan bảo vệ pháp luật bị
coi nhẹ. Nhiều người dân bức xúc, nổi nóng và thực hiện hành vi chống người thi
hành công vụ. Trong 210 bản án mà tác giả nghiên cứu có 20 vụ thuộc trường hợp
này, chiếm tỉ lệ 9,5%. Để minh chứng tác giả đưa ra một ví dụ trong Bản án hình
sự sơ thẩm số 18/2002/HSST của Tòa án nhân dân huyện QT,tỉnh QB (Trang 41
luận văn).
Một yếu kém khác cũng là yếu tố dẫn đến việc chống người thi hành công
vụ là việc thiếu trách nhiệm của cấp trên kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ
của cán bộ, công chức cấp dưới, chưa cương quyết xử lý sai sót của cấp dưới,…
Từ đó góp phần tác động đến sự phát sinh các hành vi chống người thi hành cơng
vụ.
Tóm lại, tất cả các sai sót liên quan dến năng lực chuyên môn, phẩm chất
đạo đức, trách nhiệm của người thi hành cơng vụ ở các khâu của q trình quản lý
Nhà nước trong nhiều năm qua trên tất cả các mặt đời sống xã hội đã tạo thành môi
trường xã hội tiêu cực, một yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm chống người
thi hành cơng vụ ở nước ta.
2.4. Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong công tác xử lý vi
phạm và tội phạm chống người thi hành công vụ.

7


Việc xử lý vi phạm nói chung (trong đó có vi phạm chống người thi hành
công vụ, của một số cơ quan có thẩm quyền cịn chưa cương quyết, nghiêm khắc).
Điều này đẫn đến việc người vi phạm coi thường kỉ cương, phép nước, tiếp tục

chống đối người thi hành công vụ.
Trong nhiều trường hợp, biểu hiện chống đối người dân lúc đầu chỉ là nhỏ lẻ
nhưng do xử lý vi phạm không dứt điểm, xử lý chưa nghiêm nên biểu hiện chống
đối ngày càng lan rộng, lôi kéo nhiều người tham gia. Nghiên cứu trong 210
trường hợp tác giả thống kê được 11 vụ thuộc trường hợp này chiếm tỉ lệ 5,2%.
Tác giả đưa ra một ví dụ chứng minh lấy trong (Báo cáo tình hình,kết quả xử lý tội
phạm chống người thi hành công vụ của công an tỉnh PY), (Trang 43 luận văn).
Trong một số trường hợp khác, hành vi sai phạm của đối tượng ở địa
phương không được xử lý, ngăn chặn ngay từ đầu từ đó dẫn đến việc những đối
tượng này có biểu hiện coi thường pháp luật, coi thường người thi hành công vụ và
trực tiếp tái diễn hành vi vi phạm hoặc hành vi chống người thi hành công vụ. Điều
này thường xảy ra phổ biến với các loại đối tượng thuộc loại “ngang ngược”,
“côn đồ, bất hảo” ở địa phương. Hành vi vi phạm của những người này khá đa
dạng như: hành vi chiếm đất đai, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, đánh
đập người thân,… Trong thống kê 210 bản án xét xử về tội chống người thi hành
cơng vụ, tác giả nhân thấy có 19 trường hợp thuộc trường hợp này, chiếm tỉ lệ
9,04%. Tác giả lấy ví dụ là Bản án HSST số 15/HHST/2005 của Tịa án nhân dân
huyện TT, thành phố HN (trang 44, 45 luận văn).Ví dụ thứ hai là Bản án số
12/HSST/2004 của tòa án nhân dân tỉnh YB (Trang 45, 46 luận văn).
Mặt khác, trong nhiều trường hợp, việc xử lý tội chống người thi hành công
vụ chưa thật cương quyết, triệt để mà cịn thiên về xử phạt hành chính. Điều này
phần nào dẫn đến ngườu phạm tội coi thường pháp luật, không tôn trọng người thi
hành công vụ. Tác giả có dẫn một ví dụ tại “Hồ sơ số 17A/2005/NB” và vụ thứ hai
nằm trong “Báo cáo tình hình và kết quả xử lý các vụ chống người thi hành công
vụ của công an tỉnh NB”.

8


Tóm lại, việc xử lý hành vi chống người thi hành công vụ ở một số địa

phương chưa thực sự nghiêm điều này đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến tâm
lý của người phạm tội làm cho những người này coi thường pháp luật, từ đó có
hành vi chống đối người thi hành cơng vụ.
3. Nhận xét việc trình bày nguyên nhân tội phạm của luận văn.
3.1. Ưu điểm.
3.1.1. Về hình thức trình bày.
Việc phân loại các nguyên nhân của tình hình tội phạm có thể dựa trên
những căn cứ khác nhau, dẫn đến những sự phân loại khác nhau. Trong luận văn
này, tác giả đã phân loại những nguyên nhân của các tội chống người thi hành công
vụ căn cứ vào nội dung của tác động xã hội. Với việc phân chia các nhóm nguyên
nhân nói trên về các tội chống người thi hành công vụ, chúng ta có thể nhìn rõ hơn
bản chất xã hội của loại tình hình tội phạm này. Cách sắp xếp và trình bày các
nguyên nhân của tác giả cũng rất khoa học, logic và có chủ đích.
Cách trình bày các mục và tiểu mục trong Chương II của tác giả cũng như
toàn luận văn được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học. Tác giả sử dụng cấu trúc
đánh số hỗn hợp cho một bài luận văn không phải quá dài là tương đối phù hợp,
cách trình bày này giúp người đọc tiếp cận một cách dễ dàng và hình dung được
kết cấu, những gì tác giả muốn trình bày về nguyên nhân của tội phạm trong luận
văn.
3.1.2. Về nội dung trình bày.
Thứ nhất, phần trình bày về nguyên nhân của tội phạm tội chống người thi
hành công vụ của tác giả mang tính khoa học biện chứng cao. Tác giả đã thông qua
việc nghiên cứu các vụ án thực tế, cụ thể là 210 bản án trên thực tế. Xem xét từng
bản án để tìm ra nguyên nhân phạm tội của loại tội phạm này. Sau đó tác giả phân
loại chúng theo các nhóm nguyên nhân, rồi tiến hành tổng hợp và tìm ra tỉ lệ phần
trăm cụ thể của từng nguyên nhân được nêu trong tổng số 210 bản án đã được

9



nghiên cứu.Việc tiến hành nghiên cứu thực tế nên các số liệu thống kê khi trình
bày nguyên nhân của tội phạm trong luận văn của tác giả rất có tính thuyết phục.
Thứ hai, khi phân tích về nguyên nhân tội phạm của tội chống người thi
hành công vụ trong Chương II tác giả cũng đã dựa trên những phân tích về tình
hình tội phạm được trình bày trong Chương I. Giữa tình hình và nguyên nhân trong
hai phần này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Từ việc đưa ra các thống kê cụ
thể về tình hình diễn biến của tội phạm trong Chương I các tác giả đi sâu phân tích
để làm rõ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh cụ thể của loại tội phạm này.
Thứ ba, cùng với việc đưa ra các cơ sở lý luận và quan điểm của bản thân
thì khi trình bày từng nguyên nhân của loại tội phạm này, tác giả đều đưa ra các ví
dụ cụ thể, lấy dẫn chứng từ các bản án, vụ án trên thực tế để chứng minh.Trong
mỗi nguyên nhân thì tác giả cũng đưa ra các thống kê tương ứng để thấy được tỉ lệ
các vụ phạm tội thuộc nguyên nhân được nêu.
Thứ tư, trước khi tiến hành phân tích cụ thể các nguyên nhân của loại tội
phạm này. Tác giả thực hiện thao tác liệt kê ra 4 nhóm ngun nhân chính của loại
tội phạm này nhằm giúp hình dung ra một cách đơn giản kết cấu và ý định tác giả
định trình bày tiếp theo.
3.2. Hạn chế.
3.2.1. Về hình thức trình bày.
Thứ nhất, cách đặt tên tiêu mục của tác giả ở mục 2.1 và 2.2 dễ gây cảm
giác trùng lặp, giống nhau về ý của nguyên nhân tội phạm giữa hai phần này. Tác
giả đều sử dụng cụm từ “kinh tế, xã hội”. Theo quan điểm của cá nhân thì nên bỏ
cụm từ “kinh tế, xã hội” ở mục 2.2 và thay vào đó là cụm từ “của Nhà nước”. Cụ
thể sửa lại đề mục này như sau: “Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong
việc xây dựng, triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước”.
Thứ hai, tác giả sử dụng hai thuật ngữ “nguyên nhân” và “điều kiện” hai
thuật ngữ này riêng biệt về nghĩa tuy nhiên khi trình bày tác giả lại trình bày chung
nên gây ra cảm giác không phân biệt được đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện.

10



Theo quan điểm của cá nhân thì chỉ nên sử dụng một thuật ngữ duy nhất là
“nguyên nhân” của tội phạm trong bài luận văn. Còn nếu để dễ hiểu hơn tác giả
nên tách bạch hai thuật ngữ này khi phân tích cụ thể.
Thứ ba, ở nguyên nhân thứ 4 tác giả có nêu “Nguyên nhân, điều kiện thuộc
về yếu kém trong công tác xử lý vi phạm và tội phạm chống người thi hành công
vụ”. Với cách đặt tiêu mục như vậy của tác giả gây cảm giác khó hiểu, khơng rõ ý.
Nếu chưa tìm hiểu nội dung thì rõ ràng khi nhìn vào đề mục nguyên nhân thứ 4 này
thì dễ hiểu rằng tác giả muốn trình bày nguyên nhân thuộc về công tác xử lý vi
phạm và thứ hai là tác giả sẽ trình bày về tội phạm chống người thi hành công vụ là
hai phần riêng biệt. Theo ý kiến cá nhân thì nên sửa lại tiêu mục cho dễ hiểu ý của
tác giả như sau : “Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong cơng tác xử lý vi
phạm nói chung và xử lý tội phạm chống người thi hành cơng vụ nói riêng”.Như
vậy thì sẽ đúng với những gì tác giả trình bày trong luận văn hơn. Hoặc sửa :
Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu kém trong công tác xử lý vi phạm trong đó có
cơng tác xử lý tội phạm chống người thi hành cơng vụ”.
3.2.2. Về nội dung trình bày.
Thứ nhất, tác giả có đi sâu phân tích quan điểm lý luận và các ví dụ có tính
thuyết phục. Tuy nhiên tác giả mới chỉ trình bày ở góc độ nêu ngun nhân và đưa
ra ví dụ tình huống cụ thể, tác giả vẫn chưa làm rõ được các mối quan hệ cũng như
sự tác động qua lại giữa cá nhân người phạm tội trong sự tác động từ môi trường
bên ngồi, rồi trong các tình huống cụ thể.
Thứ hai, tác giả chưa nêu được trong luận văn của mình phần khái quát
chung về nguyên nhân của tội phạm trong tội phạm học nói chung. Theo quan
điểm của cá nhân thì nên có một phần cơ sở lý luận về nguyên nhân của tội phạm
nói chung trước khi tiến hành phân tích các nguyên nhân cụ thể của tội chống
người thi hành cơng vụ.
Thứ ba, khi trình bày về ngun nhân đầu tiên mục 2.1 “Nguyên nhân, điều
kiện thuộc về điều kiện kinh tế, xã hội” tác giả trình bày phần này hơi ngắn, tính

thuyết phục chưa cao. Khi đọc tồn bộ phần này có thể thấy rõ tác giả chỉ chủ yếu

11


tập chung vào phân tích các nguyên nhân thuộc về kinh tế mà chưa làm rõ được vế
thứ hai đó là các nguyên nhân thuộc về xã hội. Chưa có ví dụ tình huống cụ thể cho
phần ngun nhân thuộc về xã hội.
Thứ tư, sau khi phân tích tất cả 4 nguyên nhân tác giả chưa có phần nhận xét
chung, đánh giá cho cả 4 nguyên nhân trên.Theo cá nhân em thì cần tổng kết lại
trong những nguyên nhân mà tác giả trình bày nguyên nhân nào phổ biến nhất ,
chiếm tỉ lệ cao nhất, nguyên nhân nào ít hơn,chiếm tỉ lệ nhỏ trong số các nguyên
nhân đó.


Nhận xét chung

Phần trình bày về nguyên nhân của tội phạm trong luận văn khoa học, có
tính thuyết phục cao; được dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế thông qua các bản
án mà thầy đã nghiên cứu nên phần lý luận,quan điểm với tình huống ví dụ cụ thể
rất khách quan. Về tổng thể, cá nhân em đánh giá cao luận văn này.

KẾT LUẬN:
Qua việc tìm hiểu về nguyên nhân của Tội chống người thi hành công vụ ở
Việt Nam thông qua luận văn, nhận thấy rằng: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tội
phạm nói chung và tội chống người thi hành cơng vụ nói riêng. Ngun nhân của
tội phạm là cốt lõi của tội phạm học. Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm
đóng vai trị quan trọng trong tội phạm học, nó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tội
phạm học xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tế,
có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh của tội phạm, ngăn chặn

hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội

12



×