HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề: HỒI
GIÁO
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Cường
Trương Thị Thanh Hoa
Nguyễn Thị Diệu Linh
Đặng Thị Mai
Trần Thị Hương Quỳnh
Nguyễn Tuyết Sương
Nhóm 12 - KH14NS1
AH130435
AH130447 Nhóm trưởng
AH130451
AH130473
AH131055
Hà Nội, tháng 09 năm 2015
MỤC LỤC
Nội dung
I. Khái quát về Hồi giáo
Trang
3
1. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo
3
2. Giáo lý Hồi giáo
4
3. Giáo chủ
5
4. Nghi lễ tôn giáo
5
5. Tổ chức Hồi giáo
7
6. Niềm tin tôn giáo
8
7. Những quan điểm sai lệch về Hồi giáo
9
II. Hồi giáo ở Việt Nam
10
1. Quá trình du nhập và phát triển Hồi giáo ở Việt Nam
10
2. Thực trạng Hồi giáo ở Việt Nam
11
III. Những quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về Hồi giáo
Đặt vấn đề:
2
14
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, cùng với việc hình thành các giá
trị văn hóa, hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Việt cũng
được hình thành. Ở Việt Nam tập hợp hầu hết các hình thức khác nhau của
những tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi
giáo (Islam), Hòa Hảo và Cao Đài… Tài liệu này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu
sâu hơn về Hồi giáo (sự ra đời, phát triển, giáo lý, nghi lễ, tổ chức…) và
thực trạng Hồi giáo ở Việt Nam, cùng những quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo và những người theo tôn giáo
ở nước ta.
Khái quát về Hồi giáo.
1. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo.
Hồi giáo còn gọi là đạo Hồi hay Islam xuất hiện khá sớm trên thế
giới. Xứ sở, nguồn gốc bắt đầu ở bán đảo Ả Rập. Hồi giáo ra đời do hàng
loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ
chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng
Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập
thành một nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc
thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn tại ở đó từ trước.
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Mohammad người khai sáng tín ngưỡng Hồi giáo. Mohammad được tín đồ Hồi giáo thế
giới tôn vinh là "tinh thần", "duy nhất", "toàn năng", "độ lượng", "siêu
việt" và "vĩnh cửu"... là thiên sứ và Giáo chủ.
I.
Sự phát triển của Hồi giáo giai đoạn đầu có ba đặc trưng:
Thứ nhất, Hồi giáo tồn tại trong cuộc đấu tranh với các tín ngưỡng, giáo lý
khác nhau. Sau khi Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến
năm 630, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời
kỳ đấu tranh quyết liệt, kết hợp những cuộc "thánh chiến" với những hoạt
động chính trị và ngoại giao. Mohammad cùng những người anh em Hồi
giáo xây dựng Mecca thành "Thánh địa " - trung tâm Hồi giáo thế giới cho
tới ngày nay. Sau khi chinh phục thành Mecca, Hồi giáo đã trở thành một
đế quốc bành trướng thế lực, tiếp tục mở rộng "thánh chiến" tấn công để
mở rộng thế giới Hồi giáo.
Thứ hai, sự phát triển của Hồi giáo gắn với các cuộc chiến tranh để
mở rộng về mặt lãnh thổ và về mặt số lượng tín đồ. Từ năm 636, Hồi giáo
bắt đầu những cuộc viễn chinh tấn công, mở đầu cho một thời kỳ truyền bá
Hồi giáo sang các quốc gia khác. Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành
một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến
3
Vịnh Ba Tư. Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo
truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Hiện nay,
Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,5 tỷ tín đồ - The
Pew Forum on Religion and Public Life cập nhật năm 2009), có mặt ở hơn
100 quốc gia trên tất cả các châu lục, nhưng tập trung ở vùng Trung Cận
Đông, Bắc Phi, Trung Á và Đông Nam Á.
Thứ ba, sự xuất hiện của Hồi giáo vào những giai đoạn này, đến giữa
thế kỉ XX, gắn với các khu vực có nền kinh tế phát triển thấp hơn so với
các khu vực của Công giáo và đạo Tin Lành.
Sự phát triển của Hồi giáo chẳng những bằng con đường truyền đạo,
mà bằng con đường chiến tranh, gọi là các cuộc Thánh chiến. Vì thế quá
trình phát triển thường kè theo sự mâu thuẫn nội bộ, chia vực các phe phái,
làm cho nội bộ Islam ở các khu vực cũng có những bất đồng về chính trị.
2.
Giáo lý Hồi giáo.
Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm
những quan niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo
chứa đựng yếu tố tín ngưỡng cổ của người Ả rập. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là
niềm tin vào thánh Allah và Thiên sứ Muhammad, tin vào thiên thần và sự
bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt
là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Koran và luật Sariat.
Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi
rất phức tạp, nghiêm khắc, thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi vượt ra
khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành chuẩn mực pháp lý của xã hội. Không
như những tôn giáo khác, Hồi giáo chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh
Koran, gồm có 114 chương, 6.236 tiết (những đoạn thơ). Nội dung kinh
Koran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản, chế
độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo
Ả rập đương thời cùng những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm
luân lý đạo đức. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Koran là một vật
linh thiêng, vì đó chính là lời phán của thánh Allah Đấng Toàn Năng.
Theo kinh Koran, tín đồ Hồi giáo phải theo năm điều luật gọi là
“Năm trụ cột của Đạo Hồi”.
Bên cạnh đó, giáo lý Hồi giáo còn quy định những điều cơ bản sau:
•
•
Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất.
Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài trong đó có con người.
4
•
•
•
•
•
-
Con người là bình đẳng trước thánh Allah nhưng số phận và tài năng tạo
nên sự khác nhau giữa những con người .
Số phận con người có tính định mệnh và do thánh Allah sắp đặt.
Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng Hồi giáo thì
phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng thánh Allah, đối với người ngoài thì
phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh
chiến.
Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe.
Những lời khuyên về đạo lý:
Tôn thờ Thiên chúa cao nhất là Allah.
Sống nhân từ độ lượng.
Thưởng phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù.
Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc.
Kiên định và nhẫn nại trong mọi thử thách.
Tin vào định mệnh và sự công minh của Allah.
Cấm một số thức ăn: thịt heo, rượu bia và các chất có men.
Trung thực.
Không tham của trộm cắp.
Làm lễ và tuân thủ các nghi lễ Hồi giáo.
Giáo chủ.
Người sáng lập ra Hồi giáo là Muhammad. Theo truyền thuyết người
Hồi kể lại thì: Muhammad sinh năm 570 tại Mecca. Mồ côi từ nhỏ, ông
được ông nội và bác đem về nuôi dưỡng. Mặc dù không biết đọc, không
biết viết, nhưng ông rất thông minh, khôn ngoan và giàu nghị lực. Lớn lên,
ông lấy vợ là bà Khadija. Từ lúc lập gia đình, ông chuyên tâm lo vào việc
buôn bán và đồng thời nghiên cứu về đời sống tâm linh. Lúc 40 tuổi, ông
vào thiền trong hang núi Hira thì bất ngờ 1 đêm, ông thấy thiên thần Jibrael
(Gabriel) thừa lệnh Thiên Chúa Allah xuống “khải thị” cho ông, khiến ông
trở thành sứ giả của Thượng đế. Từ đó, Hồi giáo chính thức được khai
sinh. Để hợp pháp hóa tôn giáo mới này, ông tự xưng mình là Tiên tri – sứ
giả cuối cùng được thánh Allah cử đến để truyền bá lời dạy của thánh
Allah, giáo dục lối sống cho người dân Arab; đồng thời ông cũng phán
rằng kinh Koran là bộ kinh chính thức của người Arab. (chống & hủy bỏ 2
bộ kinh cũ).
3.
4.
Nghi lễ tôn giáo
Cũng như các tôn giáo độc thần khác, đạo Hồi có những nghi lễ tôn
giáo riêng biệt được giáo hội quy định để các tín đồ tuân thủ một cách
5
nghiêm túc và đồng nhất trong việc tôn thờ thánh Allah cũng như trong
việc chấp hành các luật đạo. Khi thực hiện các nghi lễ này, đạo Hồi buộc
tín đồ phải tập trung chú ý và với một thái độ thành kính. Nếu thiếu một
trong hai điều kiện này thì mọi nghi lễ sẽ bị coi là vô ích.
Có 5 nghi lễ quan trọng nhất trong đạo Hồi, thường được gọi là
"Năm cột trụ của Hồi Giáo":
Thứ nhất: Công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah và tin
rằng ngoài Allah ra không có một Thiên Chúa nào khác. Đồng thời tín đồ
phải công khai tuyên xưng Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa thì mới
nhận được lãnh ơn của Chúa.
Thứ hai: Khi cầu nguyện, tín đồ Hồi giáo phải quay mặt về phía
thánh địa Mecca (thủ đô xứ Saudi Arabia ngày nay). Cầu nguyện ngày 5
lần: lúc rạng đông, đúng ngọ, sau trưa, lúc mặt trời lặn và lúc nửa đêm.
Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc
trên đường phố, tại trụ sở làm việc hay tại trường học, bến xe, chợ búa
v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quỳ rạp xuống đất để thực hiện các nghi
lễ này. Mọi du khách đến các nước có tín đồ Hồi Giáo thường rất ngạc
nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt này của họ.
Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, những người đàn ông đứng
thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông
hoặc cầu nguyện tại nhà riêng. Trong nhà thờ Hồi Giáo (giống như Tin
Lành) không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ. Chỉ có
người hướng dẫn cầu nguyện tiếng Ả Rập gọi là Imam.
Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay
và cúi chào những đồng đạo ở quanh mình. Họ chúc nhau "bình an và đầy
ơn Chúa". Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đã được
thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua.
Thứ ba: Bố thí cho kẻ nghèo. Hồi Giáo coi việc bố thí này là một
thứ thuế tôn giáo đối với mọi tín đồ có lợi tức. Số tiền này được ấn định là
1/40 hoặc 2.5% lợi tức hàng năm. Trong các nước Hồi Giáo được coi là
quốc giáo thì tiền bố thí được chính thức gọi là "thuế bố thí" do chính phủ
trực tiếp thu. Tuy vậy, người nạp thuế vẫn có quyền đóng nhiều hay ít tùy
theo khả năng và hoàn cảnh riêng của mình. Tổng số tiền thu được trở
thành một thứ quỹ xã hội của quốc gia để cứu giúp hữu hiệu những người
nghèo khó, cô quả, già yếu, bệnh tật, hoạn nạn hoặc không còn khả năng
6
làm việc. Kinh Koran dạy rằng: "Bố thí là bổn phận do Thiên Chúa đòi
hỏi". Do đó, các tín đồ Hồi Giáo quan niệm bố thí là nghĩa vụ chứ không
phải là một hành vi bác ái hoặc từ thiện.
Thứ tư: Ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch Hồi Giáo).
Việc ăn chay này kéo dài suốt tháng: không ăn không uống trong suốt thời
gian ban ngày tức từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn từ ngày đầu
tháng đến rạng mồng một tháng mười. Người ăn chay chỉ được phép ăn
một cách từ tốn sau khi mặt trời lặn. Trong suốt tháng Ramadan không ai
được uống rượu, làm tình hoặc hút thuốc.
Việc ăn chay cũng có một số ngoại lệ. Đối với những xứ có nhiệt độ
khí hậu cao, ngày dài đêm ngắn, các người già, thiếu nhi hoặc người bị đau
yếu đều được miễn ăn chay vì nhịn nước quá lâu sẽ bị nguy hiểm đến tính
mạng. Tại các xứ kỹ nghệ cần có nhiều nhân công làm việc, các tín đồ chỉ
cần ăn chay vài ngày trong tháng Ramadan mà thôi.
Thứ năm: Hành hương các thánh địa tại Saudi Arabia. Mecca là
thánh địa số một của thế giới Hồi Giáo vì đó là nơi sinh của giáo chủ
Muhammad và có ngôi đền Kaaba được tin là do Abraham và Ismael xây
dựng lên. Các tín đồ Hồi Giáo không phân biệt nam nữ đều được khuyến
khích đến thăm Mecca ít nhất một lần trong đời. Thời gian chính thức của
thế giới Hồi Giáo hành hương Mecca là vào tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo.
Mỗi lần viếng thánh địa phải kéo dài ít nhất 5 ngày. Tất cả mọi tín đồ hành
hương đến Mecca phải làm việc đầu tiên là cởi bỏ quần áo riêng của mình
để mặc vào một bộ đồ trắng đơn giản sau khi đã tắm rửa sạch sẽ. Đây là
một việc bắt buộc mang ý nghĩa: Các tín đồ Hồi Giáo, không phân biệt
màu da, giàu nghèo, địa vị xã hội, tất cả đều là con cái của một cha là
Thiên Chúa, tất cả là anh chị em của nhau và tất cả đều bình đẳng trước
mặt Chúa. Các phụ nữ có quyền mặc quốc phục của mình nhưng tất cả đều
phải trùm khăn che kín tóc.
5.
Tổ chức Hồi giáo.
Tổ chức Hồi giáo trên thế giới gồm có nơi sinh hoạt tập thể của các
tín đồ Hồi giáo (thánh đường Hồi giáo) và hệ thống các chức sắc tôn giáo.
•
Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính linh thiêng với
các tín đồ. Thánh đường gồm có Đại Thánh đường (giáo đường) và Tiểu
Thánh đường (nhà nguyện). Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không
7
•
bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền
thuyết là của giáo chủ Muhammad đã dùng nó để đi truyền đạo.
Hệ thống chức sắc từ khi thành lập đến nay, nó không còn thống nhất và
luôn bị thay đổi tùy theo các giáo phái Hồi giáo, gồm có:
Giáo chủ (hay còn gọi là Giáo trưởng) là người đứng đầu một quốc gia Hồi
giáo.
Ommal là người đứng đầu Hồi giáo ở tỉnh.
Giáo cả (Ha Kim) là người cai quản thánh đường.
Phó giáo cả (Naib Ha Kim) là người phụ tá cho giáo cả.
Ahly là người đứng đầu thôn ấp Hồi giáo.
Imam là người hướng dẫn hành lễ, thực hiện nghi lễ cho tín đồ ở thánh
đường.
Hadji là tín đồ đã qua hành hương ở thánh địa Mecca.
Ngoài ra, Hồi giáo còn có một số chức sắc khác như Khatib, Tuan,
Bilat, Slak, Cadis (lo về tư pháp của chính phủ Hồi giáo, Cheik (làm nhiệm
vụ truyền giáo).
6.
Niềm tin tôn giáo
Xét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Alah, sứ giả Muhammad,
thiên sứ, thiên kinh, hậu thế.
Tin vào Alah: Đây là một nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo
Hồi giáo, Allah là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử. Allah
sáng tạo thế giới, và là chúa tể. Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Allah vì
họ quan niệm Allah toả khắp nơi, không một hình tượng nào đủ để thể hiện
Allah.
Tin vào sứ giả Muhammad: Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử nhiều
sứ giả đến các dân tộc khác nhau trong những thời kỳ nhất định để truyền
đạt ngôn luận của Allah cho con người. Có đến 5 sứ giả. Trong đó
Muhammad là sứ giả cuối cùng mà Allah chọn lựa. Đây cũng là sứ giả
xuất sắc nhất. Chỉ có Muhammad là được nhận những ngôn luận của Allah
một cách đầy đủ nhất.
Tin Thiên kinh: thánh Allah từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước
Muhammed, mỗi người một bộ. Nhưng những bộ ấy không đầy đủ, bị thất
lạc hoặc bị người đời sau giải thích sai lệch. Chỉ có bộ thiên kinh mà thánh
Allah truyền cho Muhammed là bộ kinh cuối cùng nhưng đầy đủ nhất. Đó
là kinh Koran. Vì vậy, kinh Koran dưới mắt người Hồi giáo là bộ kinh thần
thánh duy nhất.
Tin vào Thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vô hình
trước con người, không có tính thần. Mỗi Thiên sứ có một nhiệm vụ.
8
Trong Thiên sứ cũng có sự phân chia cao thấp. Cao nhất là Thiên sứ
Gabriel. Con người không phải phủ phục trước Thiên sứ.
Tin vào hậu thế: Sẽ có ngày tận thế. Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết
thúc để rồi tất cả sống lại nhận sự phán xét của Allah. Dựa vào hành vi của
mỗi người mà Allah quyết định: thiên đường dành cho người thiện, địa
ngục là nơi của kẻ ác.
Những quan điểm sai lệch về Hồi giáo.
• Người Hồi giáo bạo lực, khủng bố, cực đoan, man rợ và lạc hậu.
Đây là quan niệm sai lệch lớn nhất về Hồi giáo và hiển nhiên đó là
kết quả của việc truyền bá thông tin về Đạo Hồi một cách rập khuôn và
báng bổ từ các phương tiện truyền thông. Những hành vi đó không thể rập
khuôn hoàn toàn một đức tin và không bao giờ được quy chụp đó là những
hành vi tôn giáo bởi rõ ràng chúng được thực hiện bởi những kẻ phạm tội.
7.
Hồi giáo cho phép tranh chiến để tự vệ, bảo vệ tín ngưỡng hay để
dành cho những người bị cưỡng bức phải rời bỏ nơi ăn, chốn ở của mình.
Hồi giáo đặt ra luật chiến đấu rất nghiêm ngặt gồm những cấm đoán không
được hại đến thường dân và phá hủy mùa màng, cây cối, vật nuôi.
Kinh Koran có viết: "Hồi giáo cấm giết người vô tội".
Phụ nữ bị đàn áp.
Hình ảnh người phụ nữ Hồi giáo điển hình đeo mạng che mặt và bị
buộc ở nhà, không được lái xe là điều phổ biến vô cùng trong tư tưởng của
hầu hết các dân tộc. Dù ở một số quốc gia Hồi giáo có thể có những luật lệ
đàn áp phụ nữ nhưng điều này không nên được xem là bắt nguồn từ Hồi
giáo.
•
Bạo lực đối với phụ nữ dưới bất cứ hình thức nào và việc ngăn cấm
phụ nữ theo đuổi ý chí của họ về một mục đích nào đó là điều không được
phép. Hồi giáo xem phụ nữ dù độc thân hay đã có gia đình là một cá nhân
tự mình có đủ thẩm quyền, kể cả quyền được lưu giữ và cho đi tài sản, lợi
tức của mình. Thông thường thì chú rể tặng cô dâu của hồi môn để nàng
làm của riêng cho mình. Cô dâu thường vẫn giữ họ của mình hơn là lấy họ
chồng. Một cuộc hôn nhân Hồi giáo là một thỏa thuận pháp lý đơn giản,
trong đó, hai bên được tự do đưa ra các điều kiện. Theo Hồi giáo, một cô
gái Hồi giáo không bị ép buộc phải kết hôn, cha mẹ cô gái đơn giản chỉ gợi
ý cho cô gái những chàng trai trẻ mà họ nghĩ có thể phù hợp với cô.
•
Đàn ông Hồi giáo được lấy bốn vợ.
9
Theo Kinh Doran, chỉ với điều kiện người chồng là người cực kỳ
công bằng, họ có thể lấy một người vợ khác nhưng phải được cấp phép.
Không có người phụ nữ nào bị ép buộc kết hôn theo cách này nếu họ
không muốn và họ cũng có quyền loại trừ trường hợp này trong hợp đồng
hôn nhân của họ.
Chế độ đa thê là không bắt buộc và cũng không được khuyến khích
nhưng được phép. Hiển nhiên là luật lệ chung của Hồi giáo là chế độ hôn
nhân một vợ một chồng chứ không phải chế độ đa thê. Hồi giáo quy định,
hạn chế và làm cho điều luật này trở nên nhân văn hơn đồng thời đề ra
quyền quan hệ bình đẳng cho tất cả các bà vợ.
•
•
•
Hồi giáo được truyền bá bằng gươm và không dung nạp các tín ngưỡng
khác.
Tất cả các tín đồ Hồi giáo đều là người Ả Rập.
• Người Hồi giáo tôn thờ một thần linh khác.
Người Hồi giáo không tin vào chúa Jesus hay bất cứ nhà Tiên tri nào khác.
II.
Hồi giáo ở Việt Nam.
1. Quá trình du nhập và phát triển Hồi giáo ở Việt Nam.
Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ
XI, XII. Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền
bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua
những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư.
Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau. Theo Tống
sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ
đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều
này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất
Chiêm Thành.
Có thể nói từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương
quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào,
gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng
Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo,
tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền
thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi.
Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo
chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.
10
Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người
Malaysia, Indonesia, Campuchia... và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các
nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để
theo Hồi giáo. Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay
về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng
đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao
hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của
người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ.
Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương
Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về
vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang ngày nay) mang theo
quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn
dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới. Từ đó hình thành
vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam.
Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ
đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ. Các thương nhân đã thu
nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho mãi
đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao
thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để
cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn. Ngoài ra,
trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một
bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương
nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn.
Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở
TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày nay.
Thực trạng Hồi giáo ở Việt Nam.
Số lượng và phân bố tín đồ.
2.
a.
Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số
lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72000 người cư trú trên 13 tỉnh, thành
phố cả nước. Do vị trí địa lý, hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự
giao lưu dân tộc với thế giới, Hồi giáo nước ta chia thành hai dòng :
Một là : cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo
nguyên thủy gọi là Chăm IsLam sống tập trung ở : An Giang, tp Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền
Giang, Long An, Bình Dương , Bình Phước , Hà Nội.Đây là nhóm Hồi
11
giáo chính thống , không bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng
cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và Malaysia.
Hai là : cộng đồng theo Hồi giáo đã bị Chăm hóa gọi là Chăm Bàni,
sống tập trung ở 3 tỉnh Ninh Thuận , Bình Thuận, Bình Phước. Đạo Hồi
Chăm Bàni hiện có khoảng 39.000 tín đồ người Chăm và có khoảng hơn
400 vị tu sĩ, chức sắc. Đây là nhóm Hồi giáo không chính thống vì đã pha
lẫn với yếu tố sinh hoạt và tôn giáo bản địa. Các lễ thức được tiếp biến cho
phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ và các lễ liên quan đến chu kỳ đời
sống của con người và các lễ thức nông nghiệp, không có liên hệ với Hồi
giáo thế giới. Đây là tôn giáo đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, nó gắn chặt với
dân tộc Chăm, là một phần tạo nên bản sắc văn hóa tôn giáo của người
Chăm, làm “ mềm hóa “ tính cứng nhắc của Hồi giáo, làm cho hệ phái Hồi
giáo ở Việt Nam phong phú và đa dạng.
b.
Nhu cầu về niềm tin tôn giáo.
Đồng bào Chăm có niềm tin sâu sắc vào Thượng đế Allah và Thiên kinh
Qur’an. Đó là nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu của đồng bào
người Chăm. Nhưng niềm tin đó có sự khác nhau trong quá trình thực thi
giáo luật Hồi giáo giữa hai dòng: Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo
hầu như trọn vẹn, mang tính chính thống, yếu tố tôn giáo sâu sắc hơn.
Chăm Bà ni thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện
hết 5 điều sống đạo, chỉ thực hiện trong tháng Ramadan hay còn gọi là
tháng vào chùa của các vị chức sắc.
c.
Thực trạng kinh tế xã hội.
Tình hình kinh tế xã hội của đồng bào Chăm Hồi giáo hiện nay đã được
cải thiện. Đời sống kinh tế của họ được nâng cao nhờ cơ sở hạ tầng phát
triển, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng , phù hợp với đặc
điểm của từng vùng. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất,
nhất là khi Đảng thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Mức sống của
đồng bào Chăm cũng được nâng lên theo tỷ lệ chung ở từng vùng, từng địa
phương. Tuy nhiên vẫn còn một số cộng đồng Hồi giáo nhỏ lẻ thiếu đất sản
xuất nên tình hình tái nghèo trong cộng đồng này cũng là vấn đề cần được
quan tâm.
Những năm gần đây, đời sống văn hóa -xã hội trong các cộng đồng
Hồi giáo phát triển và tăng lên rõ rệt. Trình độ học vấn của họ cũng từng
bước được nâng lên. Một số bộ phận người Chăm Hồi giáo có trình độ cao
đẳng, đại học và trên đại học.
12
d.
Cơ sở thờ tự.
Theo kết quả khảo sát số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo đến năm
2009 là 79 cơ sở. Chăm Islam có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường.
Chăm Bàni có 17 thánh đường. Nhiều cơ sở được trùng tu sửa chữa khang
trang.Hầu hết các thánh đường tập trung chủ yếu ở An Giang và Tp Hồ Chí
Minh như :
•
•
•
•
•
Thánh đường AI Rahman được xây dựng sớm nhất ( 1885 ) tại Việt Nam ở
quận 1 tp Hồ Chí Minh.Thánh đường này chủ yếu dành cho người
Malaysia và Indonesia.
Thánh đường Jamia AI Noor ở 12 Hàng Lược Hoàn Kiếm Hà Nội.Đây là
thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc và là thánh đường thứ hai được
xây dựng tại Việt Nam (1890).
Thánh đường Jamia AI Muslim ở quận 1 tp Hồ Chí Minh được xem là
thánh đường Hồi giáo lớn nhất ở tp Hồ Chí Minh.
Thánh đường Jamiyah Islamic ở 52 Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận tp
Hồ Chí Minh là thánh đường của người Chăm và là Văn phòng Ban đại
diện cộng đồng Hồi giáo tp Hồ Chí Minh.
Thánh đường Jamiul Muslimin ở huyện An Phú tỉnh An Giang là thánh
đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tính đến hết năm 2009.
e. Tổ chức Hồi giáo.
Người Chăm Islam thành lập các Ban Quản trị thánh đường theo từng khu
vực cư trú. Đứng đầu ban quản trị là vị Hakim sau đó là một số chức sắc
như: Naib , Ahly , thư ký ,thủ quỹ.
Chăm Bàni mỗi làng có một chùa Bàni. Chức sắc Bàni tiêu biểu thành lập
ban cai quản chùa với người đứng đầu là Sư cả, giúp việc cho sư cả là các
thầy: Mun, Tip, Chang.
Trước năm 1975, Với Chăm Islam ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ
chức chính thức là: “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” và “Hội đồng
giáo cả Islam Việt Nam”. “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” hoạt động
dưới sự điều hành của Ban quản trị hiệp hội trung ương và Đại hội đồng cơ
sở, với mục đích không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo
đức trong sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên hai tổ chức này nhất là “Hiệp hội
Chàm Hồi giáo Việt Nam” bị chính quyền Mỹ Ngụy lợi dụng, sử dụng
làm công cụ chống cách mạng. Do đó nó cùng tồn tại đến ngày 30/4/1975
thì tự giải tán theo sự sụp đổ của chính quyền Ngụy Sài Gòn.
13
Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận đều có tổ chức “Hội đồng giáo
cả” tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và
tồn tại cho đến nay.
Sau giải phóng miền Nam đến trước khi có chủ trương của Đảng về
công tác đối với Hồi giáo,Việt Nam có một tổ chức là Ban đại diện cộng
đồng Hồi giáo tp Hồ Chí Minh (7/1992). Ban đại diện là cầu nối giữa cộng
đồng tín đồ Hồi giáo tại thành phố và chính quyền để chăm lo lợi ích chính
đáng của tín đồ, vận động tín đồ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân,
phát huy tình đoàn kết trong tín đồ
Đến nay, Chăm Islam có thêm hai tổ chức Hồi giáo cấp tỉnh ở An Giang và
Tây Ninh. Chăm Bàni có Hội đồng sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận.
Việc thành lập tổ chức của các cộng đồng hồi giáo giúp cho công tác quản
lý nhà nước ở địa phương đối với Hồi giáo tốt hơn kịp thời đáp ứng những
nguyện vọng chính đáng của bà con tín đồ.Thông qua các tổ chức này cấp
ủy chính quyền UBMTTQVN và đoàn thể các cấp có nhiều thuận lợi trong
việc tuyên truyền phổ biến chủ trương ,chính sách, pháp luật của Đảng và
nhà nước cho bà con tín đồ Hồi giáo.Nhằm giúp họ hiểu rõ sự quan tâm
của Đảng nhà nước đối với việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
tín đồ Hồi giáo , củng cố niềm tin , ý thức tự nguyện ủng hộ và tham gia
thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng như chủ trương ,chính
sách tôn trọng tự do tín ngưỡng ,tôn giáo của Đảng nhà nước ta.
III.
Những quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về vấn đề tôn giáo.
Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín
đồ theo các tôn giáo khác nhau. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo
luôn chung sống hòa hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín
ngưỡng, tôn giáo theo lịch sử phát triển dân tộc. Chính sách tôn giáo của
Đảng và nhà nước ta được xây dựng một mặt trên quan điểm cơ bản của
học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo;
mặt khác căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng
nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
14
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VI, số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 đã nêu lên 4 quan điểm đánh giá về
tôn giáo trong tình hình mới như sau:
Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài.
Tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
lao động có đạo.
Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công việc xây dựng xã hội
mới.
Các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống lại
dân tộc và sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Quan điểm chính sách chỉ đạo về công tác công tác tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là:
-
-
-
-
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của các hệ thống chính trị.
Mọi tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận được phép hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được
hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh
sách và giữ gìn, sửa chữa xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo
đúng quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Không được lợi dụng tôn giáo để
tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người
dân theo đạo.
Chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
tínngưỡng, tôn giáo rất đúng đắn, minh bạch và từng bước hoàn thiện. Thể
hiện trong Văn kiện của Đảng qua các thời kì, Nghị quyết số 24/NQ-TW
của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoa VI, Chỉ thị 37/CT-TW ngày
02/07/1998 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và một số Văn kiện khác. Đồng thời quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tự do tín
ngưỡng tôn giáo cũng đã được thể hiện xuyên suốt trong 5 bản Hiến pháp:
15
Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1960, Hiến pháp 1992 sđbs
2001 và Hiến pháp 2013 của nước ta.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công
dân cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật
và được cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ
cao hơn, hoàn thiện hơn. Cụ thể là sau 5 năm thực hiện, Nghị định
26/1999/NĐ-CP, ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo
đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 18/6/2004 và Chủ tịch nước ký lệnh
công bố ngày 29/6/2004. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh
chứng rõ ràng và một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhât quán
trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực tế, những chủ trương, chính sách tôn giáo không phải chỉ được
khẳng định ở Hiếp pháp, pháp luật hay trong các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng mà còn được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày.
Kết luận:
Văn hóa Đạo hồi từ lâu đã có mặt ở nước ta và có những ảnh hưởng
rộng đến văn hóa của nhân dân. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân
tộc, tôn giáo. Vì vậy việc quản lý nhà nước về dân tộc và các hoạt động tôn
giáo là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các ngành
và các lĩnh vực. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm và tạo điều
kiện để nhân dân lựa chọn niềm tin tôn giáo cho mình. Chính vì vậy, các tổ
chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ đã thể hiện sự tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước ta, yên tâm sinh hoạt tôn giáo và cùng nhau hưởng
cuộc sống thanh bình, trên một đất nước ổn định về chính trị; cùng nhau
đoàn kết, đồng lòng vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.
16