Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện Phổ Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.69 KB, 18 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
Tên cơ sở thực tập:

ĐẶNG THỊ HÀ
DTZ1354403010148
Khoa học môi trường K11A
ThS Nguyễn Thị Hồng Viên
Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ
Yên- Tỉnh Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép và tạo điều kiện của trường Đại Học Khoa học, em đã
được giới thiệu về phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên. Là một thực
tập sinh,trong thời gian thực tập tại phòng tài nguyên và môi trường thị xã Phổ Yên
đã giúp em học hỏi được rất nhiều điều, ở đó em đã có cơ hội được giao lưu, học
hỏi và hiểu biết thêm nhiều kiến thức thực tiễn.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thị Hồng Viên đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình em thực tập tại phòng
Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Khoa học môi trường và Trái đất, trường Đại học Khoa
học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị cho em đầy đủ
những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, các chú, các anh, các
chị làm việc tại phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại phòng


để em có được kết quả thực tập như hôm nay.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập và làm báo cáo em vẫn còn nhiều những
sai sót do còn hạn chế về kiến thức, thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy em
mong các thầy cô, các anh chị đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Phòng tài nguyên
và môi trường thị xã Phổ Yên luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày
Sinh viên

tháng

năm 2017


Đặng Thị Hà

PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Giới thiệu về quan thực tập
1. Tên cơ quan thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên thành lập theo quyết định số
1102/QĐ-UB ngày 24 tháng 11 năm 2003 của UBND thị xã Phổ Yên về
việc tổ chức lại phòng Địa chính thành phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Địa chỉ: Tổ dân phố 4, phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên
- Ðiện thoại: 02803863013
- Địa chỉ Email:
2. Trực thuộc sự quản lý của cơ quan, cấp: của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân

huyện Phổ Yên (nay là thị xã Phổ Yên).
3. Chức năng, quyền hạn:
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp thị xã thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã quản lý
nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản,
môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các thị xã có biển, đảo).
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản;
chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp thị xã; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên
và Môi trường.
Tại Thông tư liên tịch 50/2014/TTLT-BTNMT- BNV có quy định về nhiệm
vụ và quyền hạn của phòng tài nguyên môi trường như sau:
 Trình Ủy ban nhân dân cấp thị xã ban hành quyết định, chỉ thị;
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương
trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài Ứnguyên và môi trường.
 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành
pháp luật về tài nguyên và môi trường.


 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp thị xã và tổ chức thực hiện sau khi được
phê duyệt.
 Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp thị xã.

 Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập
nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin
đất đai cấp thị xã.
 Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu
giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thị xã quyết định trưng
dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
 Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết
bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ
môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục
sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi
trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi
trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường làn nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn;
thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường
và đa dạng sinh học trên địa bàn.
 Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các
loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ
liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có
nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham
gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và
phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
 Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước,
nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng
hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện
trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
 Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo
dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước
liên quốc gia theo thẩm quyền.



 Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
 Giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã giải quyết theo thẩm quyền
cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và
các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép
hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp
luật.
 Giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện các biện pháp bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo
quy định của pháp luật.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu trên địa bàn cấp thị xã.
 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (đối với các thị
xã có biển, hải đảo).
 Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các
quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết
khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài
nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân cấp thị xã.
 Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường.
 Giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã quản lý nhà nước đối với các
tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ
chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong

lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp thị xã.
 Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về
tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy
ban nhân dân cấp thị xã và Sở Tài nguyên và Môi trường.
 Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ
cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách,
chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động


thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân cấp thị xã.
 Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng
theo quy định của pháp luật.
 Giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã quản lý các nguồn tài chính và
các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp thị xã
giao hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức:
Về cơ cấu tổ chức: Phòng tài nguyên và môi trường thị xã Phổ Yên có 17
đồng chí cán bộ, trong đó:
- Đồng chí trưởng phòng: Dương Văn Diễn.
- Có: 02 đồng chí phòng:
+ Đồng chí: Phạm Tuấn Lợi.
+ Đồng chí: Hà Ngọc Hòa.

- Có: 01 đồng chí kế toán
- 13 đồng chí cán bộ chuyên môn.
Đảng viên: có 11 đồng chí.


PHẦN 2: NỘI DUNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I.

Nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thực tập.
2. Củng cố kiến thức bằng việc nghiên cứu một số tài liệu, các văn bản luật,
thông tư và nghị định liên quan đến môi trường.
3. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, đăng kí, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết
bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn.
4. Được tham gia một số hoạt động thực tiễn cùng với cơ quan, nâng cao khả
năng hòa nhập cộng đồng, mạnh dạn và năng động hơn.
5. Quan sát, học hỏi tác phong làm việc tại cơ quan.
6. Thực hiện các công việc, nhiệm vụ do cán bộ Phòng tài nguyên và môi
Trường thị xã Phổ Yên giao phó.

II.

Nhật ký thực tập
Thứ

 Tuần thứ nhất: từ ngày 06/ 02/ đến ngày 10/ 02/ 2017
Nhiệm vụ được giao
Kết quả thực hiện
Xác nhận
của cán bộ

hướng dẫn

2

+ Đến đơn vị thực tập
và nộp hồ sơ thực tập
+ Làm quen với mọi
người tại cơ sở thực
tập
+ Được phân cán bộ
hướng dẫn thực tập
+ Tìm hiểu các nhiệm
vụ có thể được giao

+ Nắm được nội quy làm việc,
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
+ Được phân phòng thực tập
+ Làm quen dần với môi trường
làm việc nơi công sở.
+ Cán bộ hướng dẫn thực tập

3

- Nghiên cứu thông tin
về cơ sở thực tập
- Tìm hiểu chức năng
nhiệm vụ của cơ sở
thực tập

- Nắm được thông tin, lịch sử

hình thành của cơ sở thực tập
- Hiểu rõ về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn cơ cấu tổ
chức của cơ sở thực tập


4

Làm quen với công Học hỏi phong cách làm việc, kỹ
việc văn phòng
năng giao tiếp.

5

Đọc và nghiên cứu tài
liệu

+ Nắm được điều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên

6

Tuần thứ 2: Từ ngày 13/ 02/ 2017 đến ngày 17/02/ 2017
Thứ Nhiệm vụ được giao

Kết quả thực hiện

Tự nghiên cứu tại nhà Củng cố kiến thức. Nắm được căn
cứ pháp lý để lập đề án bảo vệ môi


2

trường chi tiết
3

Đọc và nghiên cứu
Biết được 20 chương và 170 điều
luật bảo vệ môi
và hiểu được phạm vi điều chỉnh,
trường 2014 số
đối tượng áp dụng.
55/2014/QH (Đọc
chương 1 đến chương
10)

4

Đọc và nghiên cứu về
luật bảo vệ môi
trường
2014
số
55/2014/QH (nghiên
cứu tiếp từ chương 11
đến chương 20)

Xác nhận
của cán
bộ hướng
dẫn



5

6

Nghiên cứu về thông
tư 27 số 27/2015/TTBTNMT: thông tư về
đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá
tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ
môi trường

Có 07 chương và 38 điều hướng dẫn
cụ thể về đánh giá tác động môi
trường, đánh giá chiến lược bảo vệ
vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường: có bao nhiêu chương,
kết luận vè kiến nghị đối với các dự
án cụ thể có các phụ lục ở cuối
thông tư.

Tuần thứ 3: từ ngày 20/02/2017 đến ngày 24/02/2017
Thứ Nhiệm vụ được giao
Kết quả thực hiện

2

Đi thực địa ở xã Hiểu được công tác giải phóng mặt

Hồng Tiến
bằng về dự án ĐTM có những khó
khăn và thuận lợi khi thực hiện một
dự án cụ thể.

3

Rà soát danh sách cấp
giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà và
tài sản khác gắn liền
với đất từ năm 2010
đến 2016

Qua đó tiếp thu thêm kỹ năng làm
việc trên Excel cách làm việc có
hiệu quả nhất, hoàn thành nhiệm vụ
rà soát em hiểu rõ hơn về công việc

4

Đọc và nghiên cứu tài
liệu
Nghị
định
18/2015
NĐ-CP:
Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi

trường, đánh giá môi

7 chương 24 điều và quy định:
- Quy hoạch môi trường gồm có quy
hoạch môi trường cấp quốc gia và
quy hoạch bảo vệ môi trường cấp
tỉnh.
- Biết được các nội dung phải lập

Xác nhận
của cán
bộ hướng
dẫn


6

trường chiến lược,
đánh giá tác động
môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi
trường (nghiên cứu
về quy hoạch bảo vệ
môi trường, đánh giá
tác động môi trường
chiến lược)

quy hoạch bảo vệ môi trường cấp
quốc gia hoặc cấp tỉnh.
- Biết được các đối tượng phải lập

đánh giá môi trường chiến lược
(Đối tượng quy định tại Phụ lục I
Nghị định 18/2015/ND-CP).

Đọc và nghiên cứu tài
liệu
Nghị
định
18/2015
NĐ-CP:
Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi
trường chiến lược,
đánh giá tác động
môi trường. (nghiên
cứu phần đánh giá tác
động môi trường).

Nắm được các đối tượng phải thực
hiện lập báo các ĐTM. Quy định
phụ lục II (ban hành kèm theo nghị
định số 18/2015/nđ-cp ngày 14
tháng 02 năm 2015 của chính phủ)


Tuần thứ 4: từ ngày 27/02 đến ngày 03/03/2017
Thứ
2


Nhiệm vụ được giao

Kết quả thực hiện

Nghiên cứu tài liệu
tại nhà
Tìm hiểu về đề án
bảo vệ môi trường,
lập kế hoạch bảo vệ
môi trường.

3

- Hiểu được và phân biệt đề án
bảo vệ môi trường đơn giản (hồ
sơ này được thực hiện lập đối
với các cơ sở có quy mô vừa và
nhỏ, tính chất tương đương với
đối tượng phải đăng ký bản kế
hoạch bảo vệ môi trường),
- Đề án bảo vệ môi trường chi
tiết (được thực hiện đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn,
tính chất tương đương với đối
tượng phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường ĐTM).
Thông tư 26/2015/TT-BTNMT
- Các bước thực hiện đề án bảo
vệ môi trường, lập kế hoạch bảo
vệ môi trường.


4

Đọc và tìm hiểu
thông tư 26/2015/TTBTNMT: Quy định
đề án bảo vệ môi
trường chi tiết, đề án
bảo vệ môi trường
đơn giản.

Đối tượng phải lập đề án bảo vệ
môi trường chi tiết: Biết được hồ
sơ thẩm định, phê duyệt dự án
chi tiết (quy định chi tiết tại Phụ
lục 1A, phụ lục 2 mẫu văn bản
đề nghị hồ sơ, thẩm định phê
duyệt đề án bảo vệ môi trường

Xác nhận
của cán bộ
hướng dẫn


và phụ lục 3 về bìa cấu trúc nội
dung của đề án bảo vệ môi
trường chi tiết).

5

6


Đọc và tìm hiểu
thông tư 26/2015/TTBTNMT: Quy định
đề án bảo vệ môi
trường chi tiết, đề án
bảo vệ môi trường
đơn giản.

Đối tượng lập đề án bảo vệ môi
trường đơn giản: Biết được đối
tượng lập đề án (được quy định
chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành
kèm theo Thông tư này). Hồ sơ
đề nghị đăng ký đề án đơn giản.

Đọc “Đề án bảo vệ
môi trường chi tiết
trang trại chăn nuôi
hậu bị xóm Đèo Nứa,
xã Phúc Thuận,
huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên”.

Nêu về quy mô của dự án, tổng
kinh phí, có chủ đầu tư.
Những thuận lợi và khó khan khi
thực hiện đề án như vốn: kiến
thức của chủ cơ sở cũng còn hạn
chế…
Có các hệ thống thu gom, xử lý

nước thải, các biện pháp chống
ồn rung, chống ô nhiễm môi
trường và đề ra kế hoạch cho
tương lại.
Các tác động của dự án tới môi
trường trên địa bàn.

 Tuần 5 từ ngày 06/03 đến ngày 10/03/2017
Thứ
2

Nhiệm vụ được
giao
Tổng hợp tài liệu

Kết quả thực hiện
Tổng hợp có chọn lọc các kết quả thu

Xác nhận của
cán bộ
hướng dẫn


3

4
5
6

Tổng hợp các kết

quả thu thập
được nhằm phục
vụ cho việc viết
báo cáo
Viết báo cáo thực
tập
Xin xác nhận của
cơ quan thực tập

thập được nhằm phục vụ cho việc
viết báo cáo
Tiến hành viết báo cáo

Hoàn thành báo cáo thực tập
- Nhận lại hồ sơ thực tập
- Xin xác nhận vào nhật ký thực tập
- Nói lời cảm ơn đối với cơ quan thực
tập

III. Đánh giá hiệu quả của đợt thực tập đối với bản thân
Trong quá trình 05 tuần thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Phổ Yên, với môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp cùng với sự
hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn nói riêng , các anh chị trong
phòng và toàn thể các bạn cùng thực tập ,bản thân em đã học hỏi được thêm
nhiều kinh nghiệm thực tiễn và mở mang được những kiến thức hữu ích.
- Về lý thuyết được củng cố: hiểu thêm về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch
bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các bước lập đề án bảo vệ môi trường
chi tiết.
- Về thưc hành: Được trực tiếp tham gia thực địa ngoài hiện trường. Biết được
những thuận lợi và khó khăn khi gặp phải trong quá trình đền bù, san lấp mặt

bằng… trong việc thẩm định, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt
kế hoạch bảo vệ môi trường với các dự án cụ thể.
Những kinh nghiệm khác được học hỏi trong 5 tuần thực tập vừa qua em rút ra cho
bản thân:
1. Học hỏi tác phong làm việc nghiêm túc, hiệu quả và năng động tại cơ quan
thực tập qua đó cải thiện thái độ và trách nhiệm của bản thân đối với công


việc, nhiệm vụ, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong, nâng cao tinh thần bảo
vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung.
2. Trong suốt quá trình thực tập em đã được tham quan các phòng ban trong
cơ sở thực tập, được làm quen và trao đổi trò cthị xã với các anh chị, cô chú
tại cơ quan từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân.
3. Nắm rõ hơn được các văn bản luật, nghị định và thông tư liên quan đến môi
trường
4. Cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ do cán bộ hướng dẫn tại nơi làm việc giao
cho .Tích lũy thêm được những kiến thức bổ ích về công tác quản lý và bảo
vệ môi trường trên địa bàn thị xã Phổ Yên
Trải qua đợt thực tập giúp em nắm bắt được nhiều kinh nghiệm làm việc
và học tập bổ ích tại cơ quan , giúp em tiếp thu nhiều cái mới và có nhiều
hành trang hơn trong ngành học của mình.
IV.

Đánh giá về kiến thức được đào tạo so với yêu cầu thực tế tại cơ
quan

Với những kiến thức em đã được học và tiếp thu được trong nhà trường chưa
thực sự đáp ứng được với nhu cầu thực tế của cơ quan. Học ở trên lớp chủ yếu
là học lý thuyết nhiều, nếu học lý thuyết thôi thì các bạn sinh viên cũng chỉ nắm
theo lý thuyết nhưng đến khi đi thực tế lại không biết áp dụng vào thực tế, với

lại sinh viên như chúng em cũng chưa được trực tiếp với các trang thiết bị kỹ
thuật hiện đại mà chỉ được nhìn qua hình ảnh. Vì vậy, việc nắm chắc được kiến
thức được đào tạo thôi là chưa đủ, cần phải được cọ sát thực tế để học hỏi được
nhiều hơn. Với lại sinh viên như chúng em cũng chưa được trực tiếp với các
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại mà chỉ được nhìn qua hình ảnh.




V. Nhận định những vị trị việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo tại
cơ sở thực tập
Dựa trên kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên ngành, em nhận thấy có
thế đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý môi trường, tư vấn môi
trường, …
VI. Đề xuất, kiến nghị đối với nhà trường
1. Chương trình đào tạo
Nhìn chung chương trình đào tạo của nhà trường đã sát với thực tế yêu cầu
công việc, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, thái độ học tập nghiêm túc của sinh viên
tuy nhiên chương trình đào tạo vẫn bị hạn chế .
- Đi nặng về số tín chỉ các môn đại cương với những kiến thức tràn lan,
không phục vụ nhiều cho việc bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu phục vụ cho
công việc sau này của sinh viên , gây lãng phí thời gian.
Khi thực hiện một đề án tốt nghiệp đòi hỏi kinh phí và công sức. các học
phần thực tập này có thể bố trí vào cuối mỗi học kỳ hay trong học kỳ phụ.
2. Phương pháp đào tạo
Trong đề cương các học phần lý thuyết, cần thiết phải có những tiết thực
hành, thực tập dưới nhiều hình thức khác nhau: thực hành bài tập, thảo luận
nhóm, các đề án, tiểu luận môn học,… Tận dụng tính tự học, tự nghiên cứu tìm
kiến thức của sinh viên. Thực tập, thực hành không chỉ minh họa lý thuyết mà
còn phải thể hiện vai trò gợi mở tìm kiếm và tạo dựng lý thuyết. Từ đó thực

hành, thực tập sẽ hỗ trợ tốt hơn cho khả năng sáng tạo của sinh viên ngay từ
giảng đường đại học.
Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động trong việc xây dựng thời khóa biểu
riêng của mỗi cá nhân, sinh viên sẽ sắp xếp tham gia các câu lạc bộ học thuật,
thể thao, văn nghệ và các câu lạc bộ kỹ năng khác nhằm tự hoàn thiện mình, đáp
ứng tốt nhất yêu cầu từ thực tế.
Sinh viên cũng nên được khuyến khích và tạo cơ hội đi làm thêm, đặc biệt ở
những công việc phù hợp với ngành đang đào tạo với một thời lượng nhất định


ngoài giờ học. Điều đó, không chỉ giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức, kinh
nghiệm thực tiễn và rèn luyện kỹ năng mềm, quá trình làm thêm còn kích thích
họ tự học, tự tìm kiếm lý thuyết trong quá trình học để lý giải những kinh
nghiệm thực tế mà họ tích lũy được. Từ đó, sinh viên sẽ đưa ra những yêu cầu
thực tế hơn để góp phần cải tiến chương trình đào tạo và nội dung các đề cương
bài giảng theo hướng gần gũi hơn với thực tế.
3. Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
Cơ sở vật chất của nhà trường phải phù hợp và hỗ trợ cho việc đào tạo theo
hướng ứng dụng thực tế, tạo điều kiện cho việc tương tác giữa giảng viên và sinh
viên và giữa sinh viên với nhau.
Khuôn viên nhà trường nên có địa điểm phù hợp cho việc học nhóm,
thảo luận, hỗ trợ quá trình tự học của sinh viên.



×