ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
TẠI TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ”
Tên tác giả: Nguyễn Thúy Nga
Trường mầm non Kim Thư
Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Mầm non
1
Năm học 2015-2016
MỤC LỤC
Trang
I
1
2
3
4
5
6
II
1
2
3
4
III
Mục lục
Đặt vấn đề
Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Phạm vi và thời gian thực hiện
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận
Thực trạng
Những giải pháp hữu ích
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Kết quả thực nghiệm
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Chữ viết tắt trong sáng kiến: Trò chơi vận động
( TCVĐ), Vận động cơ bản( VĐCB)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề tài: “Một số biện bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng chuyên đề phát
triển vận động tại trường mầm nonKim Thư”.
1. Lý do chọn đề tài:
2
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục
phát triển thể chất, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc
đọ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự
tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở
mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều
mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận
động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt
được mục tiêu giáo dục đề ra.
Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo
vệ sức khỏe, các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt
động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hơ hấp, hệ
tiêu hóa, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn giúp trẻ tăng cường sức đề
kháng, phát triển hệ cơ, hệ xương củng cố khớp, dây chằng giúp trẻ phát triển cân
đối.
Về kỹ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát triển vận động
giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất
vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ. Góp phần giáo dục tồn diện cho trẻ
mầm non về Đức-Trí- Thể- Mĩ.
Là một cán bộ quản lý phụ trách mảng chăm sóc giáo dục, để chỉ đạo giáo
viên bám sát với chương trình giáo dục mầm non mới thì trước tiên giáo viên dạy ở
mỗi độ tuổi phải xác định được mục tiêu, kết quả mong đợi của từng độ tuổi, để từ
đó xây dựng nội dung chương trình đảm bảo phù hợp với từng độ tuổi. Đối với trẻ
mẫu giáo là “ Thực hiện được các vận cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có
khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong
khơng gian, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay...”
Tuy nhiên trong thực tế tại trường tơi nhiều đồng chí giáo viên chưa xác
định được mục tiêu giáo dục phát triển thể chất, còn chưa nắm rõ cấu trúc, nội
dung, phương pháp giữa thể dục giờ học với thể dục sáng, lựa chọn nội dung bài
3
tập chưa phù hợp với độ tuổi, giáo viên còn thụ động, dập khn máy móc, hình
thức tổ chức chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực chủ động
của trẻ.
Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi bức bách phải nâng
cao hơn nữa chất lượng chun đề do đó tơi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp bồi
dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động ở trường
mầm non Kim Thư- Thanh Oai- Hà nội” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục của nhà trường đi lên.
2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận
động tại trường mầm non Kim Thư- Thanh Oai- Hà Nội
3. Đối tượng nghiên cứu: Các đồng chí giáo viên thuộc tổ mẫu giáo trong trường.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Các cháu khối mẫu giáo và giáo viên trường
mầm non Kim Thư
5. Thời gian nghiên cứu: 2 năm từ tháng 8/2014- 5/2016
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Dưới góc độ sinh học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người,
trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh.
Đặc điểm đặc trưng của trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi là sự hoạt động vận động tích
cực của chúng. Nếu trẻ không vận động vung vẩy tay, chân thì cơ, gân, khớp sẽ
kém phát triển và khó phối hợp động tác. Hơn nữa, trẻ em ít hoạt động thì quá trình
trao đổi chất chậm, dạ dày và ruột làm việc yếu hơn, tim và phổi kém phát triển.
Vận động là một trong những nguồn cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới
xung quanh trẻ càng nắm được nhiều động tác và hành vi phong phú thì tiếp xúc
của nó với thế giới càng rộng lớn. Trẻ ở mỗi độ tuổi thì khả năng vận động của trẻ
là khác nhau, trẻ càng nhỏ thì yêu cầu vận động đối với trẻ càng ít và đơn giản,
ngược lại trẻ càng lớn thì mức độ yêu cầu vận động đối với trẻ càng nhiều và mức
4
độ khó dần, vận động tinh với yêu cầu cao hơn và sự phối hợp vận động trở nên
chính xác hơn.
Do đó nhà sáng lập lý luận giáo dục thể chất ở nước Nga đó là ơng
P.Ph.Lexgap, ơng cho rằng, cơ sở để lựa chọn bài tập thể chất là tính đến những
đặc điểm giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần, đa dạng của các bài tập thể
chất. Ông nghiên cứu một cách hệ thống các bài tập thể chất nhằm phát triển toàn
diện và đúng chức năng của cơ thể con người. Ông cho rằng sự phát triển thể chất
có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và hoạt động lao động.
Quá trình thực hiện bài tập thể chất ơng coi như là q trình thống nhất giữa sự
hồn thiện tinh thần và thể chất. Những lý luận của P.Ph.Lexgap là nền tảng vững
chắc của sự phát triển khoa học về trẻ em.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
a. Thuận lợi
Trong những năm gần đây trường Mầm Non Kim Thư ln nhận được sự quan
tâm tạo điều của Phịng GD&ĐT Thanh Oai về việc đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác dạy và học của cơ và trị trong nhà trường. Năm học 2014
-2015 nhà trường đã tiếp nhận được các trang thiết bị do Phòng GD&ĐT Thanh
Oai và Quỹ Bảo trợ trẻ em Thành phố Hà Nội tặng đầu tư cho trường, Vì vậy rất
thuận tiện cho việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua
các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ và thực
hành luyện tập .
- Được sự quan tâm giúp đỡ của phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai, các cấp lãnh
đạo địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh đã ủng hộ
kinh phí để nhà trường có được Ti vi bộ đầu đĩa DVD, loa đài góp phần cho việc
thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.
b. Khó khăn
5
Phát triển vận động cho trẻ Mầm non là việc làm thường ngày của các cô giáo
khi trực tiếp dạy dỗ các cháu ở trường Mầm non. Song khi đi sâu vào chuyên đề
phát triển vận động vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như sau:
- Năm học 2015-2016 do điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo thiếu các
phòng học, phòng chức năng nên Phòng giáo dục không cho trường tuyển sinh độ
tuổi nhà trẻ ưu tiên cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được học tại trường, nên khơng
có lớp nhà trẻ.
- Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo các động tác tập luyện kết
hợp với nhạc cho trẻ nghe và thực hành tập luyện.
- Lựa chọn nội dung bài tập chưa phù hợp với độ tuổi;
- Một số giáo viên còn học hệ tại chức nên khả năng vận dụng sáng tạo trong
cách dạy chưa cao.
- Phòng hoạt động giáo dục thể chất chưa có nên cịn nhiều ảnh hưởng đến việc
cho trẻ làm quen với 1 số hoạt động thể chất.
Diện tích sân trường cịn hẹp nên cũng có phần ảnh hưởng đến hoạt động phát
triển vận động cho trẻ.
- 4/8 lớp có ti vi, loa để hỗ trợ cho việc thực hiện chuyên đề PTVĐ.
- Cây xanh, bóng mát sân trường chưa có nên việc thực hiện hoạt động vận động
vui chơi ngoài sân với các đồ chơi ngồi trời khơng được thường xun liên tục.
Do cịn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
c. Số liệu khảo sát thực tế:
- Về đội ngũ giáo viên:
* Năm học 2014-2015:
- Tổng số: 27 đồng chí.
- Trình độ chun mơn: + Đại học:
8 đồng chí
+ Trung cấp:
19 đồng chí
* Năm học 2015-2016:
- Tổng số giáo viên:
6
- Trình độ chun mơn: + Đại học:
14 đồng chí
+ Trung cấp:
21 đồng chí
- Về nhận thức của giáo viên:
Đa số giáo viên hiểu được mục đích, yêu cầu và phương pháp thực hiện lĩnh
vực phát triển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non mới, yêu nghề mến
trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc.
Giáo viên tích cực chủ động tìm tịi thiết kế các hoạt động sáng tạo, quan tâm
phát huy tính tích cực của trẻ.
Qua khảo sát trên trẻ của giáo viên thấy đa số trẻ thích các hoạt động vận
động, tập các động tác múa, chơi các trò chơi động, các trò chơi đan tết, nặn, trẻ
thích chơi các trị chơi dân gian, …
*Bảng thống kê kết quả khi chưa thực hiện đề tài :
+ Về phía trẻ:
Năm học 2014-2015
Nội dung
Số
lượng/Tổng
Tỷ lệ %
số
Đầu năm học 2015-2016
Số lượng/
Tổng số
Tỷ lệ %
- Trẻ thực hiện các vận
động cơ bản đúng kỹ
thuật, phù hợp với độ
184/275
66,9
227/290
78,3
181/275
65,8
231/290
79,6
185/275
67,3
228/290
78,6
tuổi.
- Trẻ biết phối hợp cùng
các bạn tham gia vào các
trò chơi vận động, chơi
ngoài trời.
- Trẻ hứng thú tham gia
tập luyện mọi lúc, mọi
nơi
+ Về phía giáo viên:
Năm học
Tổng số
Hoạt
Loại Tốt
7
Loại Khá
Loại ĐYC
GV thao
giảng
động
chuyên đề
2014-2015
21
Thao
Đ. năm học
26
giảng
2015-2016
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
4
19,1
10
47,6
7
33,3
7
26,9
15
57,7
4
15,4
Qua đối chiếu Bảng thông kê kết quả hội giảng thì tỉ lệ giáo viên được xếp
loại Tốt ở các hoạt động Hội giảng là vẫn còn thấp hơn so mặt bằng chung.
Từ thực trạng trên với trách nhiệm là người quản lý chuyên môn luôn mong
muốn chất lượng chuyên đề phát triển vận động của nhà trường được đi lên. Sau
đây tôi xin đưa ra một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng giáo viên như sau:
3. Các biện pháp tiến hành:
* Biện pháp 1: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện tốt chuyên đề phát
triển vận động qua các buổi sinh hoạt, hội thảo, kiến tập chuyên đề.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên, tôi đã trao
đổi với đồng chí hiệu trưởng tổ chức cho các đồng chí giáo viên tham gia các lớp
tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chun mơn do phịng giáo dục tổ
chức. Thơng qua hình thức này đã giúp cho cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của
giáo viên cần gì về chun mơn, họ cịn thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng.
Mặt khác thơng qua các buổi hội thảo giáo viên ở trường tôi có dịp trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, kinh nghiệm về
trình bày sổ sách khoa học, cách soạn bài, cách xác định kiến thức và kỹ năng, nghệ
thuật thu hút trẻ khi tham gia hoạt động, cách xử lý tình huống sư phạm, tạo mơi
trường trong và ngồi nhóm lớp cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của
trẻ.
Trước tiên bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc về cấu trúc, phương pháp hướng
dẫn giờ thể dục và thể dục sáng.
8
* Đối với giờ thể dục: Giáo viên phải nắm được cấu trúc và phương pháp hướng
dẫn như sau:
Giờ thể dục cấu trúc gồm 3 phần: + Khởi động
+ Trọng động
+ Hồi tĩnh
Mỗi phần giải quyết một nhiệm vụ nhất định phù hợp với việc lựa chọn, sắp xếp
bài tập vận động và cách thức tiến hành.
+ Khởi động: Thời gian cho phần khởi động ở mỗi độ tuổi yêu cầu thời gian là
khác nhau: Đối với trẻ 3-4 tuổi từ 2-3 phút, trẻ 4-6 tuổi 3-4 phút. Trong phần khởi
động gồm tập hợp đội hình( Theo đội hình trẻ đã được làm quen như: Hàng ngang,
hang dọc, vòng tròn…)
Phần khởi động của các bé lớp 5 tuổi
Rèn luyện các vận động đi, chạy nhẹ nhàng, đi kết hợp với chạy với tốc độ khác
nhau, đi thường kết hợp với các kiểu đi khác. Kết thúc phần khởi động giáo viên
cho trẻ xếp đội hình để tiện cho việc tập các bài tập phát triển chung( Hàng ngang,
hang dọc, chữ U…
+ Trọng động: Thời gian cho phần trọng động từ 10-15 phút đối với trẻ 3,4 tuổi,
15-20 phút đối với trẻ mẫu giáo lớn.
9
Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự phát
triển cơ thể của trẻ, tùy theo các loại giờ học mà phần trọng động có cấu trúc gồm 2
hay 3 giai đoạn: Thực hiện bài tập phát triển chung( BTPTC), vận động cơ
bản( VĐCB) và trò chơi vận động( TCVĐ) chỉ bố trí TCVĐ đối với giờ học có 1
vận động cơ bản
Giáo viên sử dụng các dụng cụ như: Cờ, nơ, gậy, vòng… Và âm nhạc khi tập
BTPTC( Chon nhạc bài hát phải phù hợp thường là nhịp 2/4).
- Giai đoạn 1: Thực hiện BTPTC bao gồm các động tác phát triển các nhóm cơ
chính của cơ thể theo thứ tự thực hiện: Tay- Vai, chân, bụng- lườn, bật, trong đó có
động tác bổ trợ cho bài tập VĐCB thì giáo viên sẽ tăng số lần tập lên, đảm bảo phù
hợp với độ tuổi của trẻ.
Giáo viên và trẻ sử dụng vịng tập BTPTC
Ví dụ: VĐCB là Ném xa bằng 1 tay( Mẫu giáo nhỡ) thì động tác tay là động tác bổ
trợ cho VĐCB sẽ tăng số lần, số nhịp lên thực hiện 4lần x 4 nhịp. Khi thực hiện
BTPTC thì mỗi độ tuổi lại có số lần tập, nhịp tập khác nhau 3-4 tuổi trẻ tập theo
nhịp hô 1.2, trẻ 4-5 tuổi tập theo nhịp hô 1.2.3.4, trẻ 5-6 tuổi tập theo nhịp hô 1-8.
- Giai đoạn 2: Thực hiện bài tập VĐCB.
10
Nếu có 1 vận động cơ bản thì có thể là vận động mới hoặc trẻ đã quen thuộc, nếu
có 2 vận động cơ bản thì hoặc có 1 vận động mới, 1 vận động đã và đang ở giai
đoạn củng cố và hoàn thiện, hay cả 2 đều ở giai đoạn củng cố. Nếu có 3 vận động
cơ bản thì tất cả đều đang ở giai đoạn củng cố.
Khi hướng dẫn trẻ thực hiện VĐCB giáo viên cần tuân thủ nguyên tắc phát triển:
Vận động nào có cường độ mạnh hơn sẽ xếp sau.
- Giai đoạn 3: TCVĐ( Nếu có).
Nếu bài tập VĐCB là động thì trị chơi vận động là tĩnh và ngược lại. Những
TCVĐ được lựa chọn cho giờ thể dục thường là những trò chơi quen thuộc, nếu là
trị chơi mới thì phải đơn giản, tránh giới thiệu nhiều
Các bé lớp A1 tham gia TCVĐ “ Đôi bạn khéo”
+ Hồi tĩnh: Thời gian từ 1-2 phút đối với mẫu giáo bé và nhỡ, từ 2-3 phút đối với
mẫu giáo lớn. Giáo viên sử dụng các biện pháp hồi sức, có thể cho trẻ đi chạy nhẹ
nhàng 1-2 vòng, thả lỏng các bắp thịt bị căng thẳng khi tham gia vận động.
* Đối với bài thể dục sáng cho trẻ mẫu giáo: Yêu cầu giáo viên phải nắm được cấu
trúc của thể dục sáng cũng gồm 3 phần: + Khởi động
+ Trọng động
+ Hồi tĩnh
11
Trong phần khởi động của thể dục sáng thực hiện như thể dục giờ học, nhưng phần
trọng động của thể dục sáng tập các động tác theo trình tự: Hơ hấp, Tay-Vai, Chân,
Bụng- lườn, Bật. Thời gian tập của từng độ tuổi là khác nhau: trẻ 3-4 tuổi( 6-7
phút) tập các động tác phát triển chung 3-4 lần bằng nhịp 2, trẻ 4-5 tuổi( 8-9 phút)
tập các động tác phát triển chung 3-4 lần bằng nhịp 4, trẻ 5-6 tuổi( 8-9 phút) tập các
động tác phát triển chung 2 lần 8 nhịp.
Khi tập thể dục sáng giáo viên có thể kết hợp với dụng cụ như: Nơ, vòng, gậy…Và
tập kết hợp với âm nhạc có nội dung chủ đề đang thực hiện
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới động vật” giáo viên cho trẻ tập theo nhạc bài: “Tiếng
chú gà trống gọi” hoặc với chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” tập kết hợp
với bài: “Nắng sớm”.
* Hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy đi từ dễ đến khó từ
đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với độ tuổi mà mình phụ trách.
Ví dụ: Đối với trẻ 3 tuổi đầu năm giáo viên có thể lựa chọn các VĐCB sau: Đi
trong đường hẹp, đi theo đường dích dắc, Bò theo hướng thẳng, Bò chui qua
cổng…
Cuối năm giáo viên có thể lựa chọn các VĐCB khó hơn như: Ném trúng đích bằng
một tay, Bật xa 20-25cm, Trườn theo đường dích dắc…
* Bồi dưỡng cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi dự
giờ, kiến tập chuyên đề: Khi tổ chức sinh hoạt tổ tôi cũng chỉ đạo cho tổ trưởng
chun mơn, tổ phó các khối phải xoáy sâu vào những điểm giáo viên trong tổ còn
yếu kém, yếu kém về mặt nào ta bồi dưỡng ngay về mặt đó.
Ví dụ: Khi tơi dự sinh hoạt chuyên môn của tổ 5 tuổi nhiều giáo viên trong tổ
còn lúng túng khi đánh giá chỉ số của bộ chuẩn PTTE 5 tuổi đối với nội dung bài
dạy của mình thì các thành viên trong tổ đưa ra các ý kiến còn lúng túng chỗ nào
cần tháo gỡ, qua buổi sinh hoạt các thành viên trong tổ cảm thấy hết băn khoăn hơn
khi sử dụng bộ chuẩn.
12
Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn các tổ phải chú trọng tìm và đưa ra những giải
pháp, biện pháp hữu hiệu, nếu giáo viên trong tổ mình cịn yếu về việc lựa chọn tên
bài dạy, nội dung day, xác định kiến thức, kỹ năng cho bài dạy, vậy phải bồi dưỡng
cho các đồng chí giáo viên bằng cách: Sẽ lấy ví dụ kế hoạch hoạt động một tuần
của một lớp sau đó tổ sẽ cùng nhau trao đổi và mổ xẻ từng hoạt động một về cách
xác định tên bài, kiến thức và kỹ năng của hoạt động này như thế nào? Đã phù hợp
với trẻ của lớp mình chưa?
Bên cạch đó việc đi kiến tập chuyên đề của các đơn vị do phòng giáo dục tổ chức
và các buổi kiến tập tại trường là rất cần thiết, bởi vì các đồng chí giáo viên được “
mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình được học ở lý thuyết, được nghe giáo viên về
bồi dưỡng chuyên đề tại huyện. Nhận thức được điều này sau khi đi tiếp thu chuyên
đề, về đơn vị tôi chỉ đạo giáo vững vàng về chun mơn xây dựng chun đề đó tại
trường để các đồng chí giáo viên khác học hỏi về cách thức và phương pháp tổ
chức, tuyệt đối yêu cầu giáo viên không dập khuôn giống của trường bạn mà phải
sáng tạo, linh hoạt, truyền thụ đúng phương pháp.
Ví dụ: Sau khi đi tiếp thu chun đề của Phịng về trường tơi đã tổ chức tốt chuyên
đề phát triển vận động ở tất cả các khối.
Để hoạt động kiến tập được tốt, chúng tôi đã duyệt giáo án trước và đề ra một số
tình huống sư phạm giúp giáo viên cách xử lý hợp lý nhất, lồng ghép nội dung có
hiệu quả cao. Sau buổi kiến tập các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí
trong tổ chun mơn và các đồng chí giáo viên của các tổ góp ý rút kinh nghiệm
cho hoạt động về ưu điểm cũng như tồn tại của giờ học.Thơng qua buổi kiến tập các
đồng chí Lê Thị Hiển, Trần Thị Hồng Gấm, Phạm Thanh Hiền, Lâm Bảo Ngọc, Lê
Thị Thanh Phúc là những giáo viên trẻ mới ra trường đã nắm vững phương pháp tổ
chức hoạt động phát triển vận động, bình tĩnh, tự tin, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức
hoạt động.
* Biện pháp 2:Tăng cường sử dụng thiết bị, dụng cụ vận động và tạo môi
trường cho trẻ hoạt động.
13
Qúa trình giáo dục thể chất cho trẻ khơng thể có hiệu quả nếu khơng có sự trợ
giúp của các trang thiết bị, dụng cụ. Thiết bị, dụng cụ thể dục giúp cho các bài tập
thể dục có tác dụng tốt hơn đối với cơ thể trẻ, nó làm tăng hiệu quả các bài tập, vì
bài tập được thực hiện với cường độ và biên độ lớn hơn. Việc sử dụng đa dạng các
dụng cụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng đều khắp đến tất cả các bộ phận của cơ thể trẻ.
Do vậy ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã chỉ đạo tới tất cả các lớp cùng phối
hợp rà soát những thiết bị, dụng cụ vận động để mua sắm bổ sung bằng nguồn thu
tiền đầu năm trang thiết bị đồ dùng 150.000đ/ trẻ/năm do cha mẹ trẻ đóng góp.
Ngồi ra năm học 2014-2015 được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, Quỹ
bảo trợ trẻ em Thành phố Hà Nội đã thăm và tặng quà cho nhà trường các thiết bị,
đồ dùng như: Thang leo, thú nhún, đồ chơi hạt muồng…Phục vụ cho chuyên đề
phát triển vận động với tổng trị giá 50 triệu đồng, có thêm những thiết bị phục vụ
cho học và chơi các cháu rất thích chơi và thích đến trường.
Quá trình chuyển các kỹ năng vận động thành kỹ xảo diễn ra nhanh chóng hơn
nếu giáo viên sử dụng những dụng cụ thích hợp vào việc luyện tập cho trẻ.
Ví dụ: Sử dụng ghế thể dục để luyện tập vận động đi cho trẻ, ghế thể dục có tác
dụng tăng độ khó của bài tập, qua đó vận động đi sẽ được củng cố.
Bằng việc chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp sử dụng có hiệu quả các thiết bị, dụng cụ,
các tố chất thể lực nhanh, mạnh, khéo, bền cũng được phát triển
Các cháu 4,5 tuổi giao lưu thi “Ném bóng”
14
Ví dụ: Khi cho tập bài tập “ Tung bóng cho cô, bạn” độ tuổi 3 tuổi sẽ giúp trẻ có
được các tố chất khéo léo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay, giúp trẻ có được
cảm giác vận động cơ đúng, nâng cao sức mạnh của cơ bắp.
Hoặc khi cho trẻ làm động tác hô hấp muốn trẻ thở sâu thì giáo viên chuẩn bị nơ
cho trẻ: Các con cùng thổi nơ nào“ Gió thổi, nơ bay”.
Sử dụng dụng cụ thường xuyên sẽ phát huy tối đa khả năng làm việc của cơ thể. Nó
giúp hình thành tư thế đúng, không làm cho trẻ mệt, tránh đơn điệu, gây hứng thú
cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện bài tập phát triển chung giáo viên cho trẻ tập kết hợp
với cầm cờ, nơ, vòng, gậy thể dục cùng với âm nhạc lời ca.
Ngồi ra trong q trình dạy trẻ, giáo viên cần cho trẻ làm quen với tên gọi và cách
sử dụng những trang thiết bị, dụng cụ thể dục điều này sẽ mở rộng tầm hiểu biết và
nhận thức của trẻ. Trẻ nhận biết được các đặc tính khác nhau của dụng cụ về màu
sắc, hình dạng, trọng lượng, chất liệu. Đồng thới phát triển các giác quan, góp phần
phát triển ngơn ngữ và trí tuệ ở trẻ. Sự phối hợp hài hịa các hình dáng, màu sắc
khác nhau của dụng cụ tạo cho trẻ những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, tăng hứng thú
của trẻ đến bài tập vận động. Trước khi thực hiện và sau khi kết thúc hoạt động giáo
viên yêu cầu trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ và thu dọn dụng cụ, sắp xếp chúng
gọn gàng, ngăn nắp cùng với cô. Góp phần giáo dục trẻ tính cẩn thận, kỹ năng sống.
Điều đặc biệt trước khi cho trẻ sử dụng đồ dùng, dụng cụ thể dục yêu cầu giáo viên
phải kiểm tra xem có phù hợp với yêu cầu giáo dục khơng, có đảm bảo vệ sinh, an
tồn và thẩm mỹ.
Bên cạnh đó việc tạo mơi trường cho trẻ được vận động cũng rất quan trong đối với
trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng mơi trường trong
và ngồi lớp để trẻ có thể tham gia vào vận động bất kể lúc nào, giờ học, giờ chơi.
Tạo môi trường trong lớp 100% các nhóm lớp phải có góc vận động, bố trí ở góc
vận động các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho hoạt động tinh và hoạt động thô của trẻ.
Giáo viên có thể tận dụng các nguyên vật liệu phế thải làm thêm những đồ dùng,
dụng cụ phục vụ cho trẻ hoạt động vận động.
15
Góc vận động bố trí (Đồ dùng, dụng cụ giúp trẻ tập luyện)
Ví dụ: Làm túi cát, quả bơng bằng dây ni lông, dây nơ bằng vải vụn…
Do điều kiện diện tích nhà trường trật hẹp vì vậy tơi đã chỉ đạo các đồng chí giáo
viên nhóm lớp thay phiên các lớp cho trẻ ra sân tập thể dục sáng thứ 2,4,6 các lớp
khu 2 tầng, thứ 3,5 các lớp khu 1 tầng với mục đích giúp trẻ được tắm nắng, hít thở
khơng khí trong lành của buổi sáng. Ngồi ra cịn tận dụng những khoảng khơng
gian trống như hành lang các lớp học dán đề can các vòng tròn, các ơ bật và các
đường đi dích dắc…Để trẻ có thể tham gia vận động mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên tận dụng hành lang giúp trẻ vận động mọi lúc, mọi nơi
Và tận dụng mảng tường trang trí góc vận động để cho trẻ được xem các hình ảnh
minh họa các vận động nhìn vào hình ảnh trẻ có thể bắt chước các bạn trong ảnh
thực hiện vận động một cách khéo léo, tự tin.
16
* Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động chơi ngoài trời nhằm tăng cường vận
động cho trẻ.
Khơng gian chơi ngồi trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động
đa dạng tích cực của trẻ. Mặt bằng rộng rãi của sân chơi là nơi trẻ được thoat sức
chạy nhảy, leo trèo, được thỏa mãn nhu cầu vận động mà điều kiện phịng học
khơng thể đáp ứng, tại đây trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với nắng, với gió, với
hoa lá, cây cỏ…Trẻ cũng có cơ hội được thấy các hiện tượng diễn ra xung quanh
mà trong lớp khơng có: Khi là chiếc xe ba bánh chở nước uống cung cấp cho nhà
trường, lúc lại được xem những chiếc xe ơ tơ con chạy qua cổng trường…Ngồi
trời trẻ có thể thoải mái chơi với cát, nước được chăm sóc tưới cây mà khơng sợ lỡ
tay làm đổ, bẩn. Được ra sân chơi, trẻ giống như những chú chim sổ lồng bay nhảy
ngó nghiêng các nơi, thử nghịch với thứ này, thứ khác. Cũng có những bạn chỉ
thích ngồi trên lặng n trên xích đu chăm chú nhìn các bận ồn ào chơi xung
quanh…Do vậy để đảm bảo nâng cao các giờ chơi chơi ngoài trời theo hướng tăng
cường vận động của trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ,
giáo viên có thể xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần và tổ chức cho
trẻ chơi với 2 hình thức: Các trò chơi vận động( TCVĐ) và vận động với các đồ
chơi thiết bị ngồi trời.
* TCVĐ thuộc nhóm các trị chơi có luật, có vai trị giáo dục nổi trội là rèn
luyện, củng cố các vận động cơ bản( Đi, chạy, nhảy, ném) và các tố chất vận động (
nhanh, mạnh, bền bỉ và khéo léo). Mỗi loại trò chơi thường đòi hỏi người chơi phải
thực hiện 1-2 loại vận động cùng với những tố chất nhất định.
Ví dụ: trong trò chơi nhảy lò cò người chơi phải nhảy khi 1 chân, khi 2 chân và
phải khéo léo ước lượng để chân không dẫm vạch khi nhảy… Như vậy, giáo viên
hồn tồn có thể chủ động giúp trẻ củng cố vận động này hay vận động khác thông
qua việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động.
Tuy nhiên để tổ chức tốt TCVĐ giáo viên cần xác định đúng giá trị giáo dục của
từng trò chơi cũng như khả năng chơi của trẻ theo từng độ tuổi.
17
Trẻ dưới 4 tuổi thường thích thú và dễ thực hiện quy tắc trong các TCVĐ có cốt
chuyện và nhân vật như: Mèo đuổi chuột, ô tô và chim sẻ, cáo và thỏ…Trẻ lớn hơn
có khả năng tuân thủ các quy tắc và thực hiện nội dung chơi mà không cần đến bối
cảnh tưởng tượng. Trẻ từ 5-6 tuổi trở lên rất hào hứng với các trị chơi mang tính
thể thao và có yếu tố thi đấu như trị chơi “ Thi xem tổ nào nhanh”, “ Cướp cờ”, “
Đôi bạn khéo”, “ Kéo co”... Trong những trò chơi này trẻ không chỉ được rèn luyện
về mặt vận động mà cả các phẩm chất xã hội như tính trung thực, tinh thần đồng
đội cũng có cơ hội được rèn luyện và thử thách. Như vậy, để chọn đưa vào kế
hoạch tổ chức giờ chơi ngoài trời của trẻ giáo viên cần chọn lựa những trò chơi vận
động cả về mặt hình thức và cấu trúc.
Trị chơi “ Mèo đuổi chuột”
Trị chơi “ Kéo co”
Song song cùng các hoạt khác như: Quan sát các hiện tượng diễn ra xung quanh,
chơi với cát, lao động chăm sóc cây, vận động tự do…Các trị chơi theo nhóm hoặc
cả lớp góp phần làm nên nội dung hoạt động ngoài trời của trẻ. Để duy trì hứng thú
của trẻ với các TCVĐ mà cũng là duy trì độ tích cực vận động của trẻ, giáo viên
khơng chỉ biết cách dẫn dắt trẻ vào trị chơi mà còn phải biết cải biên trò chơi khi
việc thực hiện quy tắc và vận động đã trở nên dễ dàng đối với trẻ.
Ví dụ: Trị chơi vận động “ Đi trên ghế thể dục” giáo viên có thể cải biên và nâng
cao lên bằng hình thức “ Đi trên ghế thể dục kết hợp gáng gồng cải biên thành trò
chơi Gánh lúa qua cầu”. Còn riêng đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ có thể chỉ cho nhau cách
18
chơi nên giáo viên có thể phổ biến cách chơi với một số trẻ và trò chơi sẽ như “ vết
dầu loang” mà lan đến những trẻ khác.
* Giáo viên nên tạo cơ hội cho trẻ được vận động tự do với đồ chơi, thiết bị vận
động ngoài trời.
Thiết bị cho trẻ tự do vận động ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, thang leo, thú nhún…
Những đồ chơi này được bố trí sao cho tẻ khơng làm cản trở hoạt động của nhau
khi chơi và giáo viên cũng dễ bao quát trẻ. Lưu ý cần hướng dẫn trẻ sử dụng mỗi
khi có đồ chơi thiết bị mới.
Trẻ chơi với thiết bị ngồi trời
Ví dụ: Với bóng có thể chơi bằng nhiều cách như lăn, ném xa, ném trúng đích, tung
hứng…cũng có thể chuyền qua lại với bạn, có thể lăn bóng cho nhau qua gầm ghế.
Tuy nhiên giáo viên cũng cần quan sát để nhắc nhở trẻ không quá say sưa kéo dài
thời gian chơi với một dụng cụ nào đó. Trẻ cần kịp thời thay đổi dụng cụ, đồ chơi
để không vận động quá sức.
Như vậy để tổ chức tốt giờ chơi ngồi trời mà trong đó đặc biệt hướng đến việc
đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ nhỏ, những điều kiện giáo viên cần lưu ý đó là:
- Đảm bảo thời gian trong chế độ sinh hoạt,
- Sân chơi với những đồ chơi thiết bị đa dạng, phù hợp,
19
- Phương pháp hướng dẫn các TCVĐ, lập kế hoạch và phương pháp tổ chức giờ
chơi ngoài trời.
Để nâng cao chất lượng tổ chức giờ chơi ngoài trời của trẻ, các điều kiện này cần
được hoàn thiện củng cố nhất là phương pháp tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
* Biện pháp 4: Tổ chức ngày hội thể thao, trò chơi dân gian nhằm phát huy tính
tích cực của trẻ.
Ngay từ đầu mỗi năm học Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và được Phòng giáo dục ký duyệt sau đó
triển khai tới tồn thể cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường nắm được
những nội dung kế hoạch trong năm mà nhà trường đã đề ra và thực hiện cho tốt.
Năm học 2015-2016 nhà trường tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động
và tổ chức hội thi “ Chúng cháu vui khỏe”, hội thi nhằm khuyến khích phong trào
thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ long yêu thích thể dục thể thao, góp
phần củng cố và hồn thiện các kỹ năng vận động ở trẻ, nó tạo ra khơng khí thi đua,
biểu dương sức khỏe của trẻ, rèn luyện thể lực giữa các lớp trong trường.
Hội thi được tổ chức với mục đích cho tất cả trẻ tham gia hoạt động thể dục thể
thao một cách tích cực và sơi nổi. Hội thi thúc đẩy các hoạt động tập thể, gây khơng
khí náo nức cho trẻ vì được tham gia “ biểu diễn”, “ Thi tài” của tập thể lớp mình
cho các lớp khác xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ
tính linh hoạt, mạnh dạn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi,
phấn khởi, óc thẩm mĩ về những “ vận động viên tý hon” khi biểu diễn.
Ngày 26/2/2016 nhà trường đã long trọng tổ chức hội thi “ Chúng cháu vui
khỏe” với mong muốn sẽ đem đến cho các con có một sân chơi thật vui vẻ, thú vị
và hấp dẫn. Về dự Hội thi “ Chúng cháu vui khỏe” là sự tham dự của 8 đội chơi
với số trẻ tham dự là 126 cháu đến từ các lớp 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi.
Các đội lần lượt trải qua 2 phần thi là: Đồng diễn thể dục và phần thi “Chúng cháu
vui khỏe”. Các phần thi đều được các bé thể hiện rất tốt với những màn biểu diễn
20
đặc sắc. Phần thi thứ nhất, mỗi đội thi đã thể hiện 1 màn đồng diễn thể dục kết hợp
với dụng cụ 1 cách nhịp nhàng, khỏe khoắn.
Phần thi đồng diễn thể dục của lớp 5 tuổi A1, A2
Phần thi thứ hai các đội thể hiện tinh thần đồng đội, thực hiện tốt các kỹ năng vận
động cơ bản trong thời gian là một bản nhạc gồm các vận động: Bị chui qua cổng,
bật vào vịng và ném bóng vào rổ. Hội thi đã tạo được sân chơi sôi nổi, hào hứng và
bổ ích cho các cháu, góp phần tạo điều kiện để các cháu phát triển toàn diện cả về
thể chất và tinh thần. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất, nhì, ba cho
các đội đạt thành tích cao trong hội thi.
21
Phối hợp thực hiện các vận động: Bò chui qua cổng, bật liên tục vào vịng, ném
bóng vào rổ ( Khối 3 tuổi)
Mặt khác ngồi những trị chơi vận động ra thì việc sưu tầm và lựa chọn trị chơi
dân gian cho trẻ theo từng chủ đề là một công việc cần thiết trong quá trình tổ chức
hoạt động giáo dục cho trẻ, có thể tổ chức trong các giờ đón, trả trẻ, hoạt động
chung, hoạt động ngồi trời, hoạt động góc... Ở mỗi độ tuổi giáo viên nên lựa chọn
những trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của trẻ, tránh để trẻ chơi quá sức sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các trò chơi dân gian giúp trẻ được tham gia tập
thể phát huy tính tích cực của trẻ ở các hoạt động trong ngày tôi đã chỉ đạo đến các
lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối, trong
trường vào các ngày khơng có hoạt động vận động để tránh sự quá sức đối với trẻ,.
Các trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ trò chơi động và trò chơi tĩnh.
Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” lớp 4 tuổi B1 và Trị chơi “ Ơ ăn quan” lớp 5 tuổi
Các trò chơi dân gian manh tính chất tĩnh như “Cắp cua bỏ giỏ”, “ Nu na nu nống”,
“ Cờ lúa ngơ”, “ Ơ ăn quan”…. Các hoạt động mang tính chất động như trị chơi
dân gian “ Kéo co”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Rồng rắn lên mây”, “ cướp cờ”...
Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi đòi hỏi giáo viên phải nắm được nhu cầu hứng
thú, trình độ và năng lực nhận thức, khả năng hoạt động của trẻ, trên cơ sở đó điều
chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chơi phù hợp với tập thể, nhóm và
từng cá nhân trẻ, giáo viên phải hiểu rõ trò chơi thấy dược ưu điểm và hạn chế của
22
từng trò chơi để đặt chúng vào những yêu cầu khác nhau trong q trình tổ chức
các trị chơi dân gian cho trẻ.
* Biện pháp 5: Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ.
Gia đình cùng với nhà trường và các tổ chức xã hội là ba thành tố chủ đạo trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mahatma Gandi đã từng nói “ khơng có một ngơi
trường nào tốt bằng gia đình và khơng có người thầy nào tốt như cha mẹ”.
Từ lâu giáo dục gia đình đã trở thành một phần khơng thể tách rời trong q trình
giáo dục một con người từ khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ đến lúc trưởng
thành. Nhiều nhà giáo dục đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình là
mơi trường giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên ảnh
hưởng sâu sắc nhất đến đứa trẻ. Do đó nhà trường cần có những nội dung phối hợp
cho phù hợp.
* Những nội dung phối hợp với cha mẹ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển
vận động cho trẻ.
+ Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát
triển vận động.
Môi trường giáo dục phát triển vận động có thể là mơi trường trong lớp học, ngồi
lớp học. Việc xây dựng mơi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp, an toàn,
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát
triển vận động có ảnh hưởng lớn đối với việc đạt được mục tiêu giáo dục phát triển
vận động đề ra. Để cha mẹ và cộng đồng hiểu được về chuyên đề phát triển vận
động có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đứa trẻ thì các cô giáo phải làm cho
cha mẹ và cộng đồng hiểu về sự cần thiết phải xây dựng các môi trường giáo dục
phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ, giúp họ nắm vững các yêu cầu về môi
trường giáo dục phát triển vận động bên trong, bên ngoài lớp học.
Chia sẻ các điều kiện của nhà trường, giúp nhận ra khả năng khác nhau của cha mẹ
và cộng đồng, tao điều kiện cho cha mẹ và cộng đồng tham gia vào việc lập kế
23
hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho
trẻ.
Ví dụ: Khi lên kế hoạch tháng này, chủ đề này lớp cần những đồ dùng, dụng cụ để
trẻ tập luyện thì giáo viên có thể tuyên truyền với phụ huynh cùng giúp đỡ sưu tầm
những nguyên vật liệu phế thải như: vải vụn, chai nhựa, thùng cattoong… đồ dùng
mà gia đình có nhưng không sử dụng mang đến lớp ủng hộ cho lớp, sau đó giáo
viên nhóm lớp có thể sơn lại cho đẹp tạo điều kiện cho trẻ được tập luyện với đồ
dùng dụng cụ mới.
+ Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ.
Giáo viên có thể tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng giúp đỡ tập luyện các
vận động ở nhà giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc như hoạt động thể dục
buổi sáng gia đình mình cùng tập thể dục sáng kết hợp với bài thơ để trẻ dễ nhớ
động tác mà lại hứng thú tham gia tập luyện.
Ví dụ: Bài thơ “ Bé tập thể dục” giúp trẻ nhớ các động tác bài tập thể dục sáng.
Chuông đồng hồ báo thức
Bé chạy ra ngồi sân
Tập thể dục cùng bố
Hít thở cho thật đều
Hai tay đưa lên cao
Rồi sang ngang bé nhé
Tiếp theo bé chống tay
Quay ngang 90 độ
Động tác chân tiếp nối
Đứng khụy gối nhún chân
Bố nhắc bé đừng quên
Chống tay bật nữa nhé.
Bài thể dục buổi sáng
24
Giúp bé khỏe mạnh hơn.
* Đối với những cháu khó khăn về vận động nhà trường và gia đình phải có những
biện pháp hỗ trợ tích cực giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động vận động cùng các
bạn trong lớp.
Nhà trường có 1 cháu Phạm Minh Trí năm học 2014-2015 cháu học lớp 4 tuổi
B2, năm nay cháu đang học lớp 5 tuổi A3 cháu khó khăn về vận động, cho nên
ngay từ đầu năm tôi đã họp các đồng chí giáo viên cũ cùng với 3 đồng chí giáo viên
chủ nhiệm lớp mới trao đổi về đặc điểm riêng của cháu để các cô giáo lên kế hoạch
và có biện pháp phối hợp cùng gia đình tập luyện cho cháu. Khi cháu học lớp 4 tuổi
vận động đi lại rất khó khăn, cháu rất muốn tham gia thể dục sáng, thể dục giờ học
và các trò chơi vận động cùng các bạn nhưng không thể thực hiện được cùng các
bạn vì cháu đứng khơng vững, vì vậy các cô giáo chủ nhiệm phải giúp đỡ cháu,
nâng cháu để tập một số động tác đơn giản, việc cầm thìa xúc cơm ăn cũng khó,
cháu xúc cơm đưa vào miệng không chuẩn rơi vãi nhiều, nhưng rồi bố mẹ cháu
cùng phối hợp với các cô tập luyện cử động tay chân cho trẻ, lên lớp 5 tuổi các cô
giáo lại tiếp tục phối hợp luyện tập cho trẻ tăng cường các vận động đơn giản sau
đó tăng dần độ khó cho trẻ.
Ví dụ: Lăn bóng trên sàn, ném bóng về phía trước, xếp chồng các vật…Tập xâu
vịng qua hạt lỗ to, rồi lỗ nhỏ để luyện tập cơ tay, tập đứng, tập đi, tập chạy…
Ngoài ra các bạn trong lớp cũng cùng các cơ giáo giúp đỡ bạn Trí nên sau 2 năm
cháu có tiến triển rõ dệt về vận động, cháu có thể tham gia một số vận động đơn
giản, tự lấy nước uống, tự đi vệ sinh, tự xúc cơm ăn mà không rơi vãi và tham gia
các hoạt động cùng các bạn trong lớp, nặn và vẽ được những bức tranh đơn giản.
Các cô giáo thường xuyên khen ngợi trẻ khuyến khích động viên trẻ để trẻ cố gắng
thực hiện.
25