Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

QUAN HỆ DÂN TỘC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 – 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 109 trang )

Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố duy nhất ở Việt
Nam có số lượng dân số người dân tộc thiểu số Việt Nam sống đông đúc và tập
trung thành nhóm cộng đồng dân cƣ đô thị lâu đời nhất ở nước ta. Ở Hà Nội không
có những phường dân cư hoặc quận đô thị có dân số dân tộc thiểu số từ 30% trở lên.
Ngược lại, tại Thành phố Hồ Chí Minh số đơn vị phường, quận có dân tộc thiểu số,
nhất là bà con người Hoa có dân số trên 30% là có thể nhận biết một cách dễ dàng
(ví như ở quận 11, quận 5, quận 6, quận Tân Phú). Ở Hà Nội, các dân tộc thiểu số
chưa có những cơ sở tôn giáo riêng, trong lúc đó ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà con
người Hoa có nhiều đền, miếu, chùa, đình Minh Hương riêng do họ lập nên và để
thờ cúng chung với người Việt. Bà con Khmer có chùa Khmer, bà con Chăm có các
thánh đường Muslim luôn luôn sinh hoạt tôn giáo hàng ngày. Hiện nay, người Hoa
có 14 hội quán, 39 đền thờ họ (48 họ), nhiều hội quán có tuổi đời lâu năm, kiến trúc
hoành tráng, hàng tháng có hàng nghìn bà con người Hoa, người Việt ở thành phố
và các tỉnh lân cận đến lễ bái cầu an. Đồng bào Chăm có 16 thánh đường, tiểu thánh
đường. Bà con Khmer có 2 chùa Phật giáo Nam Tông. Người Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh là một nguồn nhân lực kinh tế đáng kể của nền kinh tế đô thị tại thành
phố Sài Gòn – Chợ Lớn trước đây và Thành phố Hồ Chí Minh sau này. Văn hóa đô
thị Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là văn hóa đô thị vùng Chợ Lớn cũ (nay là quận
5, quận 11, quận 6) đều mang đậm nét nhân tố văn hóa Hoa truyền thống qua những
lễ hội dân gian, phong tục tập quán, sinh hoạt tâm linh [34, tr.838-842]. Tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay có 51 dân tộc thiểu số ở Việt Nam sinh sống và cư trú,
dân số chung là 437.532 người, chiếm 6,10% nhân khẩu thành phố. Trong đó, có 3
cộng đồng dân tộc sống tập trung đông là dân tộc Hoa (411.505 người), dân tộc
Khmer (11.807 người), dân tộc Chăm (7.059 người). Trong các dân tộc thiểu số,
dân tộc Hoa chiếm 94,05% dân số, dân tộc Khmer 2,69% và người Chăm là 1,61%
[34, tr.838-842]. Quan hệ tôn giáo của các dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày
càng có mối liên hệ kết nối với các tín đồ Phật Giáo trong cả nước và đất nước
Campuchia láng giềng, với các tổ chức tín ngưỡng dòng họ của người Hoa ở Việt



1


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
Nam và Đông Nam Á, người Chăm và cộng đồng tôn giáo Islam ở Malaysia và
Indonesia. Chỉ có ở Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và tín ngưỡng dòng
họ, tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Islam) đã tồn tại bên nhau nhƣ là
một vấn đề xã hội đô thị mang tính chiến lƣợc có từ trƣớc năm 1975.
Thật vậy, trước năm 1975, người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua
các hội quán dòng họ và cơ sở thừa tự ở vùng Chợ Lớn cũ đã là nơi kết nối và liên
lạc với bà con người Hoa ở hải ngoại. Trong đó, mối quan hệ với người Hoa Phúc
Kiến, Quảng Đông, Hải Nam ở Bắc Mỹ và Châu Âu là thường xuyên, với người
Hoa Triều Châu các quốc gia ở Đông Nam Á, đặc biệt là người Hoa ở Thái Lan,
Campuchia, Lào và Mianma là gắn kết qua con đường thương mại, tín ngưỡng,
dòng họ, địa phương. Sau năm 1975, quan hệ mang tính “mạng lưới xã hội” ấy có
thời gian lắng xuống. Nhưng từ khi chính sách “đổi mới” năm 1986 được thực hiện,
những hoạt động mang tính mạng lưới xã hội ấy đã và đang phục hồi và phát triển.
Người Hoa, nhất là bà con người Hoa lao động có một vai trò và vị trí quan trọng
trong lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là
một dân tộc đô thị có nhiều cống hiến xây dựng và phát triển thành phố từ khi khởi
đầu đô thị cho đến nay. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, bà con
người Hoa đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tháng 11 năm 1940 và Cách
Mạng Tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Trong 2 cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) và cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu
nước (1955 – 1975), phong trào đấu tranh của công nhân Hoa ở nhà máy dệt
Vitnatexco, Vimitex, các đội biệt động nam nữ cánh Hoa Vận đã có nhiều công lao
to lớn trong phong trào chống Mỹ và chế độ cũ suốt hàng chục năm liền. Ngày nay,
cán bộ người Hoa như Nghị Đoàn, Dư Huệ Liên, Hà Tăng, Lưu Kim Hoa, các liệt sĩ
như Quách Thị Trang, Trần Bội Cơ, Trần Khai Nguyên, các bà mẹ anh hùng, chiến

sĩ quân đội nhân dân người Hoa được cả nước biết tiếng và vinh danh đời đời.
Nói về đồng bào Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Nguyễn
Văn Linh nhân một lần tham dự cuộc họp mặt truyền thống các giới đồng bào Hoa
vào dịp đón mừng xuân Giáp Tuất ngày 30/01/1994 tại Khu du lịch Đầm Sen đã
khẳng định: “Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng bào ngƣời
Hoa ngay tại thành phố này cũng tham gia phong trào kháng chiến rất nhiều. Tôi
2


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
biết là ngay ở đây cũng có rất nhiều ngƣời đã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Thanh niên, sinh viên Hoa cũng tham gia chống Mỹ ngay
trong nội thành này và ở Chợ Lớn. Một biểu tƣợng trƣớc bùng binh chợ Bến Thành
là bức tƣợng của nữ sinh viên ngƣời Hoa Quách Thị Trang”. Trong phát biểu này,
đồng chí Nguyễn Văn Linh còn kêu gọi “Tôi kêu gọi đồng bào các giới, nhất là các
giới ngƣời Hoa ở thành phố này làm ăn giỏi, cả về thƣơng nghiệp cũng nhƣ công
nghiệp tham gia lao động, làm tiểu thƣơng, thƣơng nghiệp và có thể đóng góp
thành những tƣ sản Hoa đƣa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Tôi cũng đề nghị đồng
bào các giới kinh doanh ngƣời Hoa ở thành phố này có quen biết những ngƣời Hoa
ở các nƣớc gần chúng ta nhƣ Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông…trƣớc
kia cũng từng ở đây, nhƣng sau vì nhiều lý do bỏ đi sang các nơi khác làm ăn, bây
giờ cứ ở lại các nƣớc đó, nhƣng sẽ về đây góp vốn, thiết bị máy móc cùng với đồng
bào Hoa tại thành phố cùng chung sức nhau xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh này
cũng nhƣ đất nƣớc Việt Nam…” [20, tr.170]. Vì vậy, nghiên cứu người Hoa và mối
quan hệ của họ với sự phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử cận hiện đại
là nghiên cứu một phần quan trọng của tiềm năng và phát triển của thành phố trong
thời gian dẫn đến năm 1986 (đổi mới) và sau năm 1986.
Người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn là người nghèo đô thị có
nguồn gốc từ các tỉnh lân cận của vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung xung
quanh hai ngôi chùa của người Khmer ở quận 3 (chùa Kandaransi) và quận Tân

Bình (chùa Bodhivong). Bà con đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Thành phố sinh sống nhằm xây dựng khu dân cư
cùng bà con người Việt. Lo lắng làm ăn sinh sống, hy vọng con em mình được học
hành, được dạy bảo nhân cách theo chuẩn đạo đức Phật giáo Nam tông và giữ mối
quan hệ với đồng bào Khmer ở quê hương gốc tại các tỉnh miền tây Nam Bộ là
nguyện vọng cơ bản nhất của bà con Khmer sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua “Cuộc chiến trên lĩnh vực văn hóa, mà
trƣớc hết là trận địa thông tin, báo chí, tuyên truyền đã diễn ra và ngày càng quyết
liệt. Bên cạnh những tổ chức lâu nay ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn, gần đây
cái gọi là “Hội Khmer Krôm” đã bùng lên quyết liệt trong trận chiến chống phá
Việt Nam. Mũi tấn công này của kẻ địch đã tác động không nhỏ vào sự ổn định xã

3


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
hội hiện tại và cho cả sự phát triển trong tƣơng lai ở vùng Khmer Nam Bộ. Nếu
chúng ta đến các vùng nông thôn xa xôi, nhất là vùng biên giới Việt Nam –
Campuchia, chúng ta dễ dàng nhận diện đƣợc mức độ ảnh hƣởng và thẩm thấu
trong nhận thức, tình cảm của ngƣời dân đối với những hoạt động tuyên truyền
chống phá của thế lực thù địch. Do vậy, cần củng cố và tăng cƣờng hiệu quả các
phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, tuyên
truyền cổ động…đƣa tất cả các “binh chủng” trên mặt trận này vào chiến đấu trực
diện và toàn diện. Đó phải coi là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa chiến lƣợc, chứ
không phải làm theo kiểu hình thức, “Hiện diện” hoặc ban ơn, chiếu cố nhƣ lâu
nay” [11, tr.303].
Người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh có dân số ít, nhưng quan hệ hải
ngoại không hẹp vì hai lý do. Một là liên quan đến dòng Suni của Hồi giáo hiện đại
trên thế giới, nhất là các quốc gia Đông Nam Á, hai là liên quan đến ngôn ngữ và
văn hóa với cộng động ngôn ngữ Malayou ở các quốc gia Hồi giáo vùng Đông Nam

Á hiện nay. Bà con Chăm thường cư trú tập trung xung quanh các thánh đường Hồi
Giáo (masjid) và các tiểu thánh đường (surao). Nhà nghiên cứu dân tộc Chăm Phú
Văn Hẵn cho rằng việc “nghiên cứu cộng đồng Chăm Nam Bộ là rất cần thiết trong
bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang hòa nhập với Đông Nam Á, nơi mà đạo Islam
có vị trí quan trọng trong các tôn giáo, có nơi là quốc gia nhƣ Malaysia, Brunei,
còn Indonesia là nƣớc có tín đồ lớn nhất với gần 200 triệu ngƣời. Những quốc gia
Đông Nam Á còn lại, ngay cả những quốc gia mang đậm dấu ấn Phật giáo nhƣ
Cambochia cũng có tín đồ Islam (chủ yếu là ngƣời Chăm) sinh sống. Cho nên việc
nghiên cứu ngƣời Chăm Nam Bộ là góp phần tìm hiểu khu vực, tìm hiểu thế giới
Islam, một lực lƣợng mạnh mẽ và phức tạp trên diễn đàn quốc tế hiện nay. Nghiên
cứu cộng đồng Chăm Islam Nam Bộ còn góp phần vào việc hiểu biết một nếp sinh
hoạt văn hóa độc đáo pha trộn giữa tôn giáo và phong tục tập quán dân tộc. Tìn đồ
Islam tuân thủ chặt chẽ giáo lý của mình. Sức mạnh của giáo lý đã làm thay đổi khá
nhiều quan niệm, nếp sống đặc trƣng của dân tộc họ. Chế độ mẫu hệ của ngƣời
Chăm nhƣờng bƣớc cho những đức tin, nhƣng ngƣời phụ nữ không bị ràng buộc
nặng nề nhƣ những ngƣời khác (nữ tín đồ Islam Nam Bộ chỉ đội khăn chứ không bịt
mặt). Ngoài tiếng mẹ đẻ Chăm họ còn sử dụng tiếng Melayu, tiếng Arad, tiếng

4


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
Khmer, tiếng Việt. Và cũng chính nhờ những ngôn ngữ mà họ giao tiếp đƣợc với thế
giới trong nƣớc và ngoài nƣớc, Hiện nay, trên thế giới, vấn đề đạo Islam nóng bỏng
vì những xung đột tôn giáo, quyền lực, chủng tộc…Nhƣng, đạo Islam ở Nam Bộ
Việt Nam, tuy có những vấn đề nội tại, nhƣng không bùng phát nhƣ tại các nƣớc
khác. Mặc dù, cộng đồng Chăm và đồng đạo Islam ở đây lại đồng thời cũng là một
cộng đồng tộc ngƣời đã từng có sự phát triển mạnh trong quá khứ. Vì thế, cần tìm
hiểu những yếu tố nào của cộng đồng đạo Islam và cộng đồng Chăm để có thể hiểu
sâu hơn quá trình tộc ngƣời của họ dƣới sự tác động của tôn giáo” [23, tr.315316]. Theo tôi, Thành phố Hồ Chí Minh là không gian tập trung nhất các vấn đề của

bà con người Chăm Nam Bộ mà tiến sĩ Phú Văn Hẵn đã đề cập đến.
Tóm lại, mối quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đương
đại mang tính đặc thù khác với thủ đô Hà Nội và các đô thị tỉnh thành trong nước. Ở
đây, các dân tộc sống tập trung thành những cộng đồng dân cư đô thị chiếm dân số
đông ở các tổ dân phố, khu phố, phường và quận. Ngược lại, ở Hà Nội và các đô thị
tỉnh thành ở nước ta, các dân tộc thường cư trú lẻ tẻ và rất phân tán. Mặt khác, ở
Thành phố Hồ Chí Minh, cộng đồng dân tộc và cộng đồng tôn giáo gắn kết lẫn nhau
với nhiều quan hệ kinh tế - xã hội - văn hóa rất phong phú và phức tạp tồn tại trong
từng dòng họ, từng nhóm địa phương. Các mối quan hệ này tồn tại ở nội thành,
ngoại thành, miền tây Nam Bộ và hải ngoại.
Do đó, việc chọn đề tài “Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong
30 năm đổi mới (1986-2015)” là cần thiết để nhận biết vai trò, vị trí của các dân tộc
và mối quan hệ giữa các dân tộc ở một thành phố lớn nhất nước ta về dân số, là một
trong hai đô thị đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì, các dân tộc ở Thành phố Hồ
Chí Minh là nguồn nhân lực xây dựng, hình thành và phát triển của Thành phố Hồ
Chí Minh trong lịch sử. Vấn đề quan hệ dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh liên
quan đến vấn đề ổn định xã hội và phát triển kinh tế - văn hóa trong 30 năm đổi mới
và trong tương lai.
2. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

5


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa các dân tộc đang chung
sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
- Mối quan hệ giữa người Kinh với người Hoa, giữa người Kinh với người
Chăm, giữa người Kinh với người Khmer, giữa người Kinh với các cộng đồng dân
tộc khác.

- Mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc (trừ người Kinh) trên địa bàn
thành phố.
- Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, đối ngoại ảnh hưởng đến các
mối quan hệ dân tộc trên địa bàn thành phố.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Là cộng đồng người Kinh, người Hoa, người Chăm, người Khmer và các dân
tộc ít người khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong những điều kiện hạn chế về nguồn lực và thời gian, đề tài này chỉ tập
trung nghiên cứu các yếu tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa các dân tộc.
- Về mặt không gian: Đề tài tập trung chủ yếu vào địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 30 năm thực hiện chính
sách đổi mới của Đảng (1986 – 2015), đây là giai đoạn Đảng, nhà nước có nhiều
chủ trương, chính sách mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài này nghiên cứu, phân tích các mối quan hệ giữa các dân tộc; các yếu
tố tác động đến mối quan hệ dân tộc trong xây dựng đại đoàn kết dân tộc thời kỳ đổi
mới để đánh giá, đề xuất các giải pháp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các
dân tộc. Đây là nền tảng, là động lực để phát triển thành phố trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể

6


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
- Tìm hiểu đặc điểm, tình hình của các dân tộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt trong giai đoạn thành phố tiến hành công cuộc đổi mới.
- Phân tích các yếu tố tác động đến các mối quan hệ giữa các cộng đồng dân

tộc trên địa bàn thành phố (chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội…).
- Đề xuất các giải pháp về chính sách để tăng cường mối quan hệ đoàn kết
giữa các dân tộc trên địa bàn nhằm tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của
thành phố trong giai đoạn tới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Quan hệ dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới
(1986 – 2015)”, theo tôi có 2 ý nghĩa khoa học và một ý nghĩa thực tiễn. Về ý nghĩa
khoa học, đây là một công trình nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về các hoạt động xã hội
toàn diện đối với 3 dân tộc đông người nhất ở thành phố trong tiến trình đổi mới 30
năm liên tục. Việc nghiên cứu này góp phần khắc sâu hơn tầm hiểu biết chiến lược
về vai trò và chức năng của vấn đề dân tộc trong thực tiễn xây dựng, phát triển và
hội nhập của môi trường đô thị hóa. Đồng thời, qua đó người nghiên cứu cũng bước
đầu tìm hiểu những nhu cầu mới của môi trường đô thị và văn hóa đô thị đang làm
chuyển hóa các nhân tố truyền thống của dân tộc đã tồn tại từ lâu đời trong lịch sử.
Hơn thế nữa, đây là một công trình sơ bộ đóng góp lịch sử đương đại của thanh phố,
đặc biệt là lịch sử 30 năm đổi mới của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975. Về ý
nghĩa thực tiễn, đây là một công trình tổng hợp tình hình hoạt động của các dân tộc
thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới với mối quan hệ với người
Việt (dân tộc đa số) với các chính sách, chủ trương của Đảng, chính quyền và Mặt
trận Tổ quốc. Từ đây, luận văn nghiên cứu có thể góp một phần vào tầm nhìn tổng
quan để hình thành một chính sách dân tộc đổi mới ở một đô thị văn minh, hiện đại
và nghĩa tình như Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lịch sử nghiên cứu
Có thể nói, quá trình nghiên cứu chuyên đề đã được công bố về mối quan hệ
dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới là còn rất hiếm hoi. Trong
lúc đó, những tư liệu phân tích và miêu tả về kinh tế người Hoa, tôn giáo và tín

7



Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
ngưỡng của Hoa, Chăm, Khmer có nhiều hơn, nhưng vẫn rất khiêm tốn, đặc biệt nói
đến các dân tộc Hoa, Chăm, Hoa ở thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn xưa. Những công
trình mang tính tổng quan như Đào Trinh Nhất nghiên cứu về “Thế lực Khách Trú
và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” (1924. NXB Thụy Ký, Hà Nội) của người Hoa ở
Việt Nam mà nội dung cụ thể là các hoạt động kinh tế công thương nghiệp ở vùng
Chợ Lớn cũ với nền kinh tế lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long…Đào Trinh Nhất
(1900 – 1951) quê ở huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, sinh ra ở Huế học báo chí ở
Paris, làm việc và trưởng thành ở Sài Gòn. Công trình nghiên cứu người Hoa được
xuất bản lúc ông 24 tuổi. Ông mất tại một xóm nghèo ở phố Hòa Hưng (Sài Gòn)
vào ngày 23/11/1951, thọ 52 tuổi. Đây là tác giả nghiên cứu về hoạt động kinh tế
thương mại của người Hoa sớm nhất trong lịch sử nghiên cứu người Hoa đô thị tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Mãi đến năm 1968, trong thư mục sách nghiên cứu mới xuất hiện một công
trình nghiên cứu về người Hoa một cách khoa học và toàn diện, tập trung vào vùng
Chợ Lớn. Đó là luận án đại học “Những ngƣời Trung Hoa ở miền Nam Việt Nam”
(Les Chinois Sud – Việt Nam) của tác giả Tsai Maw – Kuey đã bảo vệ thành công
tại Khoa văn hóa và khoa học nhân văn Trường Đại học Sorbonnes ở Paris vào
tháng 6 năm 1968. Tsai Maw – Kuey lớn lên ở Chợ Lớn và học Trường chuyên ngữ
Pháp - Hoa tại đây rồi vào đại học trường Sorbonne nổi tiếng của Châu Âu tại thủ
đô Paris. Tác giả rất quan tâm đến những thương nhân, doanh nghiệp người Phúc
Kiến và Quảng Đông. Luận án có 8 chương chính: chƣơng 1 nói về quá trình nhập
cư thời kỳ trước khi Pháp thuộc và sau khi Pháp thuộc, sự hình thành thành phố
Chợ Lớn. Chƣơng 2, nói về các dữ liệu dân số. Chƣơng 3, nói về 5 nhóm địa
phương theo ngôn ngữ (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hakka, Hải Nam).
Chƣơng 4, trình bày về các tộc họ. Chƣơng 5, nói về các nhà kinh doanh. Chƣơng 6,
nói về công nghệ và tiểu thủ công nghiệp. Chƣơng 7, trình bày về các nghề bị cấm.
Chƣơng 8, trình bày về các trường học và các tổ chức phụ huynh học sinh Hoa.
Về người Chăm, chỉ có một số bài báo của nhà nghiên cứu Chăm Dohamid
và Dorohiem nghiên cứu về ngôn ngữ và chế độ mẫu hệ Chăm. Ở Paris, từ năm

1970 có tiến sĩ Po Dharma làm việc ở Trường Viễn đông Bác cổ Pháp nghiên cứu
về lịch sử vương quốc Cham Pa. Về Khmer, chỉ có tác phẩm của Lê Hương viết
8


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
sách về “Người Việt gốc Miên”. Lê Hương tên thật là Lê Quang Hương, công chức
thời Pháp thuộc ở Cao Lãnh vào năm 1944. Sau năm 1954 làm thông tấn viên Việt
Tấn Xã ở thủ đô PhnômPênh và năm 1958 về lại Sài Gòn làm ở Phủ Quốc Vụ
Khanh đặc trách văn hóa Sài Gòn dưới thời Ngô Đình Diệm.
Ở Hà Nội, việc nghiên cứu người Hoa, người Chăm, người Khmer đã được
nghiên cứu từ năm 1956. Việc nghiên cứu chủ yếu là miêu tả và nhận dạng theo
chuyên khảo dân tộc học (monography) với tinh thần xây dựng khối đại đoàn kết
các dân tộc Việt Nam và thực hiện quyền tham chính xây dựng quyền lập pháp,
tham gia đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1959, nhà xuất
bản Văn hóa ở Hà Nội đã xuất bản cuốn sách “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” do
nhóm nghiên cứu dân tộc của Ủy Ban Dân Tộc biên soạn (Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu
Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như Đường) “nhằm trình bày một số tình hình
và đặc điểm các dân tộc thiểu số và giới thiệu sơ bộ một số dân tộc tƣơng đối có tài
liệu” [24]. Cuốn sách đã dành 10 trang (tr.73-83) viết về 80.538 người Hoa các tỉnh
miền Bắc như Hải Ninh, Hồng Quảng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Cạn, Cao Bằng. Cuốn sách dành 13 trang giới thiệu 45.000 người Chăm ở Ninh –
Bình Thuận, Châu Đốc, Sài Gòn, Tây Ninh và vùng dân cư ven biển miền Trung
(Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ngày nay). Cuốn sách cũng dành 13
trang (tr. 177-191) để giới thiệu về “Dân tộc Khơ – Me Nam Bộ” với dân số trên 45
vạn người cư trú ở miền tây Nam Bộ, trên 60% dân số tập trung trong khu vực Vĩnh
– Trà (tức là các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên) liên
hợp thành tỉnh Vĩnh – Trà thành lập ngày 27/6/1951 và giải thể sau hiệp định
Giơnevơ năm 1954. Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Viện Dân tộc học Việt Nam
thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã xuất bản một công trình sách lớn gồm

2 tập (“Các dân tộc phía Bắc” và “Các dân tộc phía Nam” Nxb KHXH Hà Nội,
1984). Trong đó, các phần giới thiệu về người Hoa, Người Chăm, người Khmer
Nam Bộ đã được giới thiệu qua những tư liệu điều tra thực tế và thư tịch theo chuẩn
mực dân tộc học và sử học. Trong thời gian sau năm 1975, với việc thành lập Ban
Dân tộc học thuộc Viện Khoa Học Xã hội Miền Nam thuộc Trung ương Cục Miền
Nam (năm 1978 đổi tên thành Viện Khoa Học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
trực thuộc Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam), công việc nghiên cứu, tập họp trí

9


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
thức dân tộc và công bố những công trình nghiên cứu về người Hoa, người Chăm,
người Khmer Nam Bộ đã được phát triển và lan tỏa mạnh mẽ. Trong thời gian này,
có nhiều bài nghiên cứu, chuyên đề nghiên cứu sách được xuất bản và công bố trên
các tạp chí khoa học. Có thể nêu lên vài ví dụ như các bài chuyên khảo của Mạc
Đường về “Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đối với vấn đề dân tộc ít người ở miền
Nam nước ta” (tạp chí Dân tộc học, Hà Nội số 2 – 1977), sách “Xã hội ngƣời Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975” (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1996),
“Về đồng bào Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ”, trong sách “Chung
một bóng cờ”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1993, “Hệ thống cấu trúc làng
Chăm ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, Hà Nội 1992, “Sơ khảo lịch sử chống
xâm lăng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ”. NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội 2015, sách “Chân dung anh hùng các dân tộc thiểu số Việt Nam” do Đinh
Thu Xuân và Mạc Đường biên soạn, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2006…Đó
còn là những công trình dân tộc nghiên cứu sâu về người Hoa của Gs. Phan An,
Phan Xuân Biên về người Hoa, người Chăm và Khmer Nam Bộ, của các nhà nghiên
cứu dân tộc học Phan Lạc Tuyên, Mad Mod, Phan Văn Dốp, Phan Thị Yến Tuyết,
Trần Hồng Liên, Võ Công Nguyện, Tạ Long, Nguyễn Thị Chính, Bá Trung Phụ,
Thành Phần, Sử Văn Ngọc, Nguyễn Khắc Cảnh, Đặng Thị Kim Oanh, Phú Văn

Hẵn, Trần Thanh Pôl…
Việc nghiên cứu chuyên khảo các vấn đề xã hội, kinh tế và văn hóa, tôn giáo
các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer Nam Bộ hầu như đã đạt được mức lan tỏa mạnh
trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XX. Sang thế kỷ XXI, xuất hiện xu thế đi dần
vào việc nghiên cứu quan hệ dân tộc trong thời đương đại. Mở đầu bằng những sự
nhận thức về lý thuyết được công bố tại Thành phố Hồ Chí Minh là một số nội dung
trong công trình mang tính lý thuyết và thực tiễn của Viện Nghiên cứu phát triển
thành phố Hồ Chí Minh do Gs. Phan Xuân Biên chủ biên (sách “Quan hệ tộc ngƣời
và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay”, NXB Tổng hợp TP.HCM 2010) và giáo
trình của Gs. Ngô Văn Lệ tại Khoa Nhân học, Trường Đại học KHXHNV Thành
phố Hồ Chí Minh (sách “KHXH và văn hóa tộc ngƣời – hội nhập và phát triển”,
Nxb Đại học Quốc Gia TP. HCM, 2012). Gần đây nhất, Hội Dân tộc Học – Nhân
Học Thành phố Hồ Chí Minh đã cho công bố sách “Nhân Học & Cuộc sống”, tập

10


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
3, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 với 34 nhà nghiên
cứu đã đề cập nhiều lĩnh vực quan hệ dân tộc đương đại. Ví như những bài viết của
Gs. Phan Thị Yến Tuyết, TS. Trần Thị Thảo, Trần Hạnh Minh Phương, Nguyễn
Đệ…về người Hoa, của Sơn Ngọc Khánh, Trần Văn Triệu, TS. Nguyễn Thành Đức,
Phan Anh Tú về người Khmer Nam Bộ…Nguyễn Ngọc Ánh về người Chăm.v.v.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Khảo sát và phân tích tư liệu, văn kiện
Với phương pháp khảo sát và phân tích tư liệu, văn kiện, đề tài tập hợp và
phân tích các tài liệu như: Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố từ năm 1986 đến
năm 2015, các Nghị quyết có liên quan đến việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc, các văn bản có liên quan đến các dân tộc trên địa bàn thành phố…, các
sách, báo, các tài liệu đã nghiên cứu về quá trình phát triển các dân tộc ở thành phố

Hồ Chí Minh nhằm xây dựng một bức tranh tổng quát về bối cảnh nghiên cứu, các
cách tiếp cận nghiên cứu, các kết quả phân tích đối với các vấn đề liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài.
Tổ chức khảo sát, phỏng vấn trên thực tế để thu thập các thông tin từ các
cộng đồng người Hoa, người Chăm, người Khmer, người Kinh về các mối quan hệ
giữa các cộng đồng, về tâm tư, nguyện vọng trong quá trình phát triển của thành
phố, để phản ánh, bổ sung thêm các thông tin từ nghiên cứu trên tư liệu.
6.2. Phân tích và miêu tả các mô hình quan hệ
Thông qua thực tiển khảo sát để mô tả các mô hình quan hệ giữa các dân tộc
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, như trong làm ăn kinh tế, trong tín ngưỡng
tôn giáo, trong giao tiếp văn hóa và trong cộng đồng dân cư để phân tích, đánh giá
mặt tích cực, mặt tiêu cực của các mô hình quan hệ. Qua đó rút ra những quan hệ
chung nhất, có tính phổ biến để phát triển.
6.3. Phân tích theo logic lịch sử để khẳng định xu hướng phát triển
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được sử dụng trong đề tài để xem
xét quá trình quan hệ liên tục trên nhiều mặt của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn
thành phố trước và trong quá trình đổi mới để làm rõ điều kiện và đặc điểm phát

11


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
sinh, phát triển và biểu hiện của chúng để cho thấy xu hướng phát triển của các mối
quan hệ này.
Trên cơ sở đó khẳng định mối quan hệ đoàn kết, gắn bó cùng nhau phát triển
của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn thành phố trong tương lai.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục luận văn được thực hiện theo hướng dẫn của khoa Sau Đại học –
trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Luận văn có bố cục như sau:
-


Phần mở đầu.

-

Chương 1 - Cơ sở lý luận và tổng quan về các dân tộc ở thành phố Hồ
Chí Minh (1986 – 2015).

-

Chương 2 – Thực trạng quan hệ dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn (1986 – 2015).

-

Chương 3 – Xây dựng quan hệ dân tộc trong giai đoạn mới (2016 – 2020)

-

Phần kết luận.

Tóm lại, nghiên cứu về các dân tộc người Hoa, Chăm, Khmer Nam Bộ đã
được phát triển và lan tỏa mạnh sau năm 1975. Những công trình này có giá trị khoa
học cao về mặt dân tộc học và sử học. Các công trình đã công bố rất có giá trị, có độ
tin cậy cao vì dựa vào những cứ liệu (facts) điều tra tại chỗ chứ không chỉ dựa vào ý
kiến tự suy (opinions). Nhưng, nghiên cứu chuyên khảo về quan hệ dân tộc trong
lịch sử và lịch sử đương đại nói chung, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, xét
trên các thƣ tịch đã đƣợc công bố, là còn rất hiếm vắng. Đây là điều khó khăn nhất
cho tác giả và sẽ là điều thiếu sót thể hiện trong luận văn này.


12


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
CHƢƠNG MỘT:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DÂN TỘC Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN (1986 – 2015)
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, quan hệ dân tộc là lĩnh vực được Đảng Cộng Sản Việt Nam và
nhà nước rất quan tâm để xây dựng Đại đoàn kết dân tộc. Đây chính là động lực, là
sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Trong toàn
bộ lý luận của Đảng thì tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp, tổ chức
cách mạng và tiến bộ, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh và độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội. Việc đánh giá quan hệ các dân tộc giúp chúng ta hiểu rõ những mặt mạnh, mặt
yếu trong từng mối quan hệ, hiểu rõ những chính sách đang tác động đến các quan
hệ dân tộc có phù hợp hay không? Sự phát triển của cộng đồng các dân tộc có phù
hợp với sự phát triển của đất nước hay không? Đây chính là những vấn đề để xây
dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết, báo
cáo tổng kết đi sâu phân tích các quan hệ dân tộc, các cộng đồng người dân tộc trên
địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác
nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong giới hạn đề tài cho phép, chúng tôi xin
tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
- Tập sách: Chung một bóng cờ - của nhiều tác giả được nhà xuất bản Sự
Thật tái xuất bản năm 2015. Bộ sách đã được xuất bản lần đầu cách đây 23 năm, là
kết quả đầy tâm huyết của các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Trần
Bạch Đằng và các đồng chí trong Hội đồng chỉ đạo biên tập, và Ban biên tập làm
việc trong gần 3 năm. Đây là tập sách nói về quan hệ chính trị và chiến đấu của

nhân dân Miền Nam trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước; sự đoàn kết
của các dân tộc, một phẩm chất dân tộc cô đặc, phản ảnh sức mạnh của nền văn
hiến Việt Nam, sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc.

13


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
- Tập sách: Người Hoa ở Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh của ông Nghị
Đoàn. Nguyên trưởng ban công tác người Hoa thành phố. Tập sách được nhà xuất
bản thành phố xuất bản năm 1999 tập trung nhiều bài viết về truyền thống cách
mạng, về lĩnh vực kinh tế, về truyền thống văn hóa dân tộc và các lĩnh vực khác của
người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Tập sách: Quá trình hội nhập và phong trào đấu tranh cách mạng của người
Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1975 do Câu lạc
bộ truyền thống kháng chiến khối người Hoa thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
Cuốn sách đề cập đến truyền thống đoàn kết giữa người Hoa và người Việt qua hai
thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc ta.
- Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong mỗi kỳ Đại hội đều tổng kết, đánh
giá tình hình các dân tộc, mối quan hệ của các dân tộc và việc thực hiện chính sách
Đại Đoàn kết dân tộc trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, thành phố cũng quan tâm
tổng kết, đánh giá tình hình người Hoa trên địa bàn (địa phương có đông người Hoa
nhất cả nước) để đúc kết kinh nghiệm, cụ thể:
+ Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) về
công tác dân tộc.
+ Báo cáo tổng kết 10 năm việc thực hiện Chỉ thị 62/CT-TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng “về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới” (Báo
cáo số 13-BC/TU ngày 12-4-2006 của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí
Minh).
+ Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 62-CT/TW của Ban Bí thư

Trung ương Đảng “về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới”.
+ UBND thành phố đã có Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số
06/2004/CT-TTg ngày 18-02-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự đối với đồng bào người
Chăm trong tình hình mới.
Tuy nhiên việc nghiên cứu sâu và tổng thể về mối quan hệ dân tộc tại thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 30 năm đổi mới chưa nhiều và chưa toàn diện. Do

14


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
vậy, đề tài này xin được đề cập một cách tổng thể những mặt được và chưa được về
quan hệ giữa các dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này để đề xuất,
kiến nghị những chính sách cần quan tâm thực hiện để góp phần nâng cao chất
lượng mối quan hệ các dân tộc tạo nền tảng và động lực cho bước phát triển mới
của thành phố.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm dân tộc
a. Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt
kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù; Xuất hiện sau bộ
lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và
thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Theo nghĩa này,
dân tộc được hiểu như một tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân
tộc, với nghĩa này, Việt Nam gồm 54 dân tộc hay 54 tộc người.
b. Chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh
thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất
quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn
hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
và giữ nước.

Theo nghĩa này, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia – dân tộc như: dân tộc Việt
Nam, dân tộc Trung Hoa.
Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau:
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng
nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành
viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
- Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư
trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng
gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
- Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung
của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, tình cảm…
15


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
- Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn
hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn
hóa của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).
1.2.2. Quan hệ dân tộc
Quan hệ dân tộc là quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia và xuyên
quốc gia và mối quan hệ giữa tộc người với cộng đồng dân tộc – quốc gia trên nhiều
lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Quan hệ dân tộc vừa là mối quan hệ tự nhiên, vừa mang tính tất yếu trong
một quốc gia hay khu vực đa dân tộc, chịu tác động của nhiều yếu tố.
Tầm quan trọng của quan hệ dân tộc là điều dễ nhận thấy, nhưng xử lý vấn
đề này như thế nào cho đúng ở mỗi quốc gia là điều không dễ dàng. Cùng với thời
gian, từ trong nội tại, quan hệ dân tộc cũng luôn biến đổi. Và cùng với thời gian, các
thể chế chính trị cũng thay đổi chính sách dân tộc, tác động đến mối quan hệ dân
tộc. Ngoài ra quan hệ dân tộc còn bị chi phối bởi bối cảnh quốc tế, trước những
nhân tố bên ngoài, với các hệ lụy khó kiểm soát.

Với Việt Nam, quan hệ dân tộc là lĩnh vực được Đảng và nhà nước rất quan
tâm. Bởi vậy trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước, các dân
tộc thiểu số đã sát cánh cùng dân tộc đa số, có nhiều đóng góp to lớn. Khi bước vào
giai đoạn xây dựng đất nước, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
các chính sách của Đảng và nhà nước càng tập trung thực hiện đoàn kết, bình đẳng,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.
Quan hệ dân tộc hiện nay thể hiện chủ yếu:
- Mối quan hệ giữa toàn bộ các tộc người với quốc gia – Tổ quốc Việt Nam
Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Mối quan hệ giữa tộc người đa số với các tộc người thiểu số.
- Quan hệ giữa các tộc người thiểu số với nhau ở trong và ngoài nước.
- Quan hệ nội tộc người bao gồm: quan hệ nội tộc người trong nước và quan
hệ với những người đồng tộc và thân tộc ở nước ngoài.

16


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
Các quan hệ trên đây được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực: từ nguồn gốc, ngôn
ngữ, văn hóa, hôn nhân, dòng họ, kinh tế đến chính trị.
1.2.3. Quan hệ nội tộc người
Chủ yếu phân tích sự cố kết hoặc sự phân ly của tộc người:
- Sự cố kết: Nhu cầu nội tại trong phát triển, nhu cầu chia sẻ giúp đỡ nhau
trong cùng tộc người, đặc biệt là cùng dòng họ, hay cộng đồng làng.
- Sự phân ly: Thường do tác động bên ngoài như: kinh tế thị trường, toàn cầu
hóa, truyền đạo trái phép…
1.2.4. Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số
Đặc biệt là quan hệ xã hội – văn hóa dẫn đến sự đồng hóa tự nhiên hoặc
chuyển hóa về tộc người. Sự cư trú xen cài, hôn nhân hỗn hợp dân tộc. Vấn đề tái
định cư đang diễn ra ở nhiều vùng dân tộc thiểu số ở nước ta làm gia tăng việc cộng

cư, xen cư giữa các dân tộc, thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc văn hóa, song cũng đặt ra
vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa của các tộc người này.
1.2.5. Quan hệ giữa dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh
- Quan hệ giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số khác trong lịch sử khà tốt
đẹp, không có áp bức dân tộc. Ngay cả cuộc di dân về phương Nam để khai phá
vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng diễn ra một cách hòa bình giữa người Kinh
với các tộc người tại chỗ.
- Sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa của người Kinh với các dân tộc thiểu số có
sự xích lại gần nhau.
- Trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập  cảnh báo về
việc xói mòn, thậm chí mất văn hóa của các dân tộc thiểu số do ảnh hưởng văn hóa
của người Kinh.
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra mạnh mẽ, trong đó có sự phân
hóa giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, giữa đồng bằng và miền núi.
1.2.6. Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia

17


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
- Ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân, có khoảng 40 dân tộc có mối quan hệ
xuyên quốc gia với mức độ khác nhau. Chủ yếu là quan hệ dân tộc xuyên biên giới,
tức quan hệ với đồng tộc, khác tộc ở 3 nước láng giềng có chung đường biên giới là:
Trong Quốc, Lào, Campuchia.
- Quan hệ lịch sử tộc người, hôn nhân, dòng họ, di dân.
- Quan hệ với các quốc gia không có chung đường biên giới của một số dân
tộc như Hoa, Chăm.
1.2.7. Quan hệ tộc người với cộng đồng dân tộc – quốc gia
- Đây là vấn đề quan trọng.
- Sự đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số trong quá trình hình thành dân

tộc Việt Nam.
- Ý thức quốc gia – dân tộc.
1.2.8. Cộng đồng dân cư
a. - Cộng đồng: - Một nhóm người sống trong một khu vực địa lý nhất định,
“Một tập hợp từ tất cả các thành phần trong cộng đồng”.
b. - Cộng đồng: - Một nhóm người có chung những đặc điểm sắc tộc, tôn
giáo: - Cộng đồng thiên chúa giáo.
c. - Cộng đồng – sở hữu chung – họ là một cộng đồng có chung sự sở hữu.
d. - Cộng đồng – Một nhóm quốc gia có lợi ích chung: - Cộng đồng Asean.
- Cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã
hội nhỏ có những quan điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền
thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với
nhau và thường có ranh giới không gian trong một địa phương nhất định (thôn, bản,
làng, xã, huyện, tỉnh…).
- Cộng đồng dân cư là nhiều người, nhiều nhà cùng sống chung nhau trong
một khoảng không gian.

18


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
1.3. Tổng quan tình hình dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
(1986-2015).
1.3.1. Sự hình thành dân cư trong quá trình khai phá đất Sài Gòn – Gia
Định giai đoạn đầu đến thời kỳ Pháp thuộc:
Bến Nghé (Sài Gòn xưa) là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, đầm lầy, nằm
giữa lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, có nhiều sông rạch đổ ra biển
Đông.
Thế kỷ thứ 16 đã có lưu dân người Việt (Đàng Ngoài) và miền Trung (Đàng
Trong) đến đây sinh cơ lập nghiệp. Trong lưu dân có người bị đi đày và số đông là

nông dân, có cả nho sĩ, mang theo tinh thần chống đối bọn quan lại tham ô và cường
hào, ác bá.
Trên vùng đất mới, nhiều lớp người đi đầu mở cõi đã quy tụ ngày càng đông
đúc các lưu dân lao động cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, chống chọi lại cá
sấu, hùm beo, thú dữ, chịu đựng mưa nắng, muỗi mòng, đĩa vắt… cùng cư dân tại
chỗ biến vùng đất này thành ruộng rẫy, xây dựng nên thôn ấp với tinh thần tự lập, tự
quản, đoàn kết hòa hợp, tương thân, tương ái.
Đến cuối thế kỷ 17, vùng đất Bến Nghé - Sài Gòn trở thành bến sông, phố
chợ, một cửa ngõ giao dịch với bên ngoài. Khi Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh
làm quan kinh lược Đồng Nai, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn, dựng dinh
Phiên trấn. Từ đó Sài Gòn trở thành một trung tâm hành chính, có chế độ cai
trị,chấm dứt thời kỳ tự phát, tự quản của lưu dân.
Từ thế kỷ 18, Sài Gòn ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng, chẳng
những đối với cả nước mà còn đối với cả khu vực Nam Đông Dương và Đông Nam
Á.
Do ở phía Nam, đất rộng người thưa, nhà nước phong kiến đã sớm có chính
sách mở rộng nông nghiệp, tự do khai hoang chiếm hữu ruộng đất, khuyến khích
thương mại… chính sách này đã khuyến khích ngày càng mạnh mẽ hội tụ dân cư tứ
xứ từ Trung, Bắc vào Nam để sinh cơ lập nghiệp, nhất là tại phố thị Sài Gòn và các
vùng phụ cận. Trong số những lưu dân, những năm đầu thế kỷ 18 đã có nhiều người

19


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
Hoa vốn bất phục tùng triều đình nhà Thanh hoặc bị truy nã hoặc đời sống cùng cực
đã tìm đến vùng đất Đồng Nai – Gia Định để làm ăn. Họ đã góp sức đáng kể vào
việc mở mang đô thị vùng Sài Gòn và sau đó là vùng Chợ Lớn.
Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, Sài Gòn vừa là Trung tâm hành chính,
vừa là Trung tâm thương mại với 2 thị trấn lớn là Sài Gòn – Chợ Lớn và vùng Gia

Định. Bến sông Sài Gòn trở thành bến sông thường xuyên có tàu thuyền các nước
phương Tây lui tới. Cư dân Sài Gòn – Gia Định vừa sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp vừa buôn bán, kể cả mở rộng buôn bán với nước ngoài nên trở thành
một trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất có tầm cỡ Đông Nam Á.
Qua con đường tàu bè giao lưu buôn bán với nước ngoài, văn hóa phương
Tây dần thâm nhập vào Sài Gòn. Xã hội Sài Gòn từ thuở đó đã có tính chất quốc tế
qua các bản sắc dân cư vãng lai. Cộng đồng dân cư Sài Gòn ly hương tìm đất mới là
để kiếm sống nên có ý chí tự lập cao. Những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh
tế xã hội mới đã tạo cho cư dân nơi đây nhiều đức tính mới. Cùng với tinh thần yêu
nước, trọng nhân nghĩa, cần cù lao động… vốn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân
Việt Nam nói chung, người dân Sài Gòn - Gia Định còn có thêm tính khí phóng
khoáng, hào hiệp, cởi mở, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo…
Cũng chính từ những đặc điểm nêu trên và qua đoàn kết đấu tranh với thiên
nhiên cùng với chống ngoại xâm để bảo vệ và xây dựng vùng đất Phương Nam đã
hun đúc nên hào khí Đồng Nai.
- Tháng 2/1859 quân Pháp đánh thành Gia Định tiếp đó tấn công đồn Chí
Hòa, thực dân Pháp chiếm Sài Gòn và biến nơi đây thành bàn đạp để thôn tính 3
tỉnh miền Đông, rồi cả Nam kỳ lục tỉnh. Chúng thực hiện chế độ thuộc địa trực trị ở
Nam kỳ. Sài Gòn trở thành thủ phủ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn ở
Miền Nam nước ta, chiếm được Nam kỳ thực dân Pháp chú trọng xây dựng những
công trình, những xí nghiệp phục vụ cho việc cai trị vùng đất mới và mở rộng việc
lấn chiếm cả nước và toàn cõi Đông Dương.
Do kinh tế mở mang khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thu hút ngày càng nhiều
người ở các vùng ngoại ô và các tỉnh Nam kỳ, cùng nhiều địa phương khác trong
nước (Bắc kỳ, Trung kỳ). Người Hoa, người Ấn cũng đến đây sinh sống ngày càng

20


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)

đông hơn. Dân số ngày càng tăng nhanh, năm 1901 chỉ có 47.577 dân, Chợ Lớn chỉ
có 63.237 dân thì đến năm 1929 Sài Gòn - Chợ Lớn có trên 300.000 dân. Cơ cấu
dân số cũng có sự thay đổi đáng kể:
- Công nhân lao động những năm đầu thế kỷ 20 có khoảng 25.000 thì đầu
năm 1920 đã lên đến 100.000 người. Đội ngũ công nhân lao động phần lớn nằm
trong các mạch máu kinh tế quan trọng của thực dân Pháp, chịu 3 tầng áp bức bóc
lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư sản, nên có ý thức chống áp bức, bóc lột,
có tinh thần đoàn kết với tính tổ chức kỷ luật cao.
- Tầng lớp dân nghèo thành thị bao gồm những người buôn gánh, bán bưng,
bán quán, bán lẻ tạp hóa, tiệm may nhỏ, làm nón, hớt tóc, chạy xe kéo, làm vệ sinh,
quét chợ, quét đường… nhiều người không có chỗ cư trú ổn định, đồng tiền kiếm
được chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Họ căm thù thực dân, phong kiến, bất bình trước
cảnh phân chia giàu nghèo. Họ thường tham gia vào các cuộc đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ và gắn bó với tự nhiên, với công nhân, nông dân.
Nông dân ở ngoại thành vốn sẵn lòng yêu nước, từ khi có giai cấp công nhân,
lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nông dân ngày càng được nâng cao.
Tầng lớp tiểu tư sản gồm những người thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ,
những viên chức nhỏ, trí thức làm nghề tự do, học sinh, sinh viên… Đa số kinh tế
của tầng lớp này thường bấp bênh, luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp, lại bị thực
dân phong kiến, tư sản bóc lột, khinh rẻ nên họ bất mãn với chế độ thực dân phong
kiến, đặc biệt là tầng lớp trí thức, ký giả, sinh viên, học sinh, họ biết lợi dụng “tự
do, dân chủ” kiểu thuộc địa để cổ vũ lòng yêu nước, thương nòi, chống ngoại ban
phong kiến đòi quyền lợi cho dân.
Giới tư sản ở Sài Gòn gồm tư sản người Pháp, người Hoa kiều, người Ấn
kiều, một số nước ngoài khác và tư sản người Việt. Tư sản Việt Nam chia làm 2 bộ
phận: Tư sản kinh doanh kiểu mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản quyền lợi
của lớp người này gắn liền với quyền lợi của thực dân Pháp và mâu thuẫn gay gắt
với tư sản Hoa kiều. Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân tộc và dân chủ muốn
được tự do phát triển như tư sản các nước, không lệ thuộc, nhưng do quan hệ kinh
tế phụ thuộc với thực dân, địa chủ nên phần đông họ giữ thái độ cải lương thỏa hiệp.


21


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
1.3.2. Sự biến động dân cư Sài Gòn – Gia Định từ năm 1954 – 1975:
Sau khi thực dân Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve
vào năm 1954 để chuẩn bị cho tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc. Một
cuộc di dân đã diễn ra từ Bắc vào Nam của một bộ phận người Công giáo đã vào
định cư ở Sài Gòn – Gia Định. Sau đó đế quốc Mỹ vào Nam bộ thay chân thực dân
Pháp. Hiệp định Geneve không được thực hiện, đất nước bị chia cắt thành hai miền
Nam, Bắc. Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo con
đường Xã Hội Chủ Nghĩa, Miền Nam bị Mỹ chiếm đóng và dựng lên chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm cầm đầu. Đất nước tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Ở miền Nam chính quyền Sài Gòn thực hiện chính sách
dồn dân lập ấp chiến lược, chiến tranh nổ ra và người dân từ nông thôn kéo về thành
thị làm cho dân số Sài Gòn – Gia Định tăng nhanh. Kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước vào 30/4/1975, hai miền được thống nhất, dân số Sài Gòn –
Gia Định lúc bấy giờ là 3.498.120 người (thống kê vào tháng 5/1975).
1.3.3. Sự biến động dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến
nay:
Đến tháng 7/1976 thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên thành thành
phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, một bộ phận dân cư đã quay trở lại quê nhà, một
bộ phận dân thành phố đi khai phá các vùng kinh tế mới để xây dựng lại đất nước,
một bộ phận người dân do lo sợ chế độ cộng sản di tản ra nước ngoài, trong đó có
một bộ phận người Hoa nên dân số thành phố giai đoạn này có sự giảm sút nhưng
không đáng kể (theo thống kê ngày 01/10/1979 dân số thành phố là 3.419.977
người); đến 01/4/1989 dân số thành phố có tăng nhưng không đáng kể: 3.988.124
người.
Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Thành phố Hồ Chí Minh đã có

nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, thu hút
đầu tư trong nước và nước ngoài, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế
xuất được hình thành đã thu hút một lượng rất lớn người dân ở mọi vùng miền trên
cả nước vào thành phố làm ăn, sinh sống.
Theo kết quả qua các cuộc điều tra dân số:

22


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
- Ngày 01/4/1999

– dân số là

5.037.155 người;

- Ngày 01.10.2004

– dân số là

6.117.251 người;

- Ngày 01.4.2009

– dân số là

7.162.864 người;

- Ngày 01.4.2010


– dân số là

7.382.287 người;

- Ngày 01.4.2014

– dân số là

7.955.000 người;

Nếu tính luôn những người lưu trú thì khoảng trên 10 triệu người, gấp gần 3
lần so với năm 1975, tốc độ tăng dân số hàng năm là 3,54%. (Phụ lục 5).
1.3.4. Khái quát tình hình dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự
nhiên, thì Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ nhì Việt Nam (Sau thủ đô Hà
Nội được mở rộng), nếu xét về quy mô dân số, thì Thành Phố Hồ Chí Minh là đô thị
lớn nhất Việt Nam. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội là đô thị
loại đặc biệt của Việt Nam.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 Quận và 5 Huyện, tổng hiện tích
2.095 km2. Theo kết quả điều tra dân số chính thức 01/4/2009 thì dân số thành phố
là 7.162.864 (chiếm 8,43% dân số Việt Nam). Đến 01/04/2014 dân số thành phố đạt
7.955.000, tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số vượt
trên 10 triệu người.
Về dân tộc, Thành phố Hồ Chí Minh có 51/54 dân tộc anh em, cùng người
nước ngoài sinh sống. Đại đa số là người Kinh, người Hoa (414.045), người Khmer
(24.268), người Chăm (7.814), người Tày (4.514), người Mường (3.462)…
Người dân thành phố theo nhiều tôn giáo khác nhau, theo thống kê có 13 tôn
giáo là: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành, Hồi Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo,

Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam, Ấn Giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ
Hương, Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, BaHa’I. (Phụ lục 4).
1.3.5. Phân tích tình hình các dân tộc trên địa bàn Thành phố.

23


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
1.3.5.1. Ngƣời Hoa:
Người Hoa là một thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc của nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bà con người Hoa sống ở Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh Nam Bộ có khoảng 1.000.000 người, riêng ở Thành phố Hồ Chí
Minh có khoảng 414.045 người
Người Hoa ở Nam bộ có nguồn gốc từ người Hán và các dân tộc ít người ở
các tỉnh vùng Duyên Hải phía Nam Trung Hoa di cư sang Nam bộ cách đây nhiều
thế kỷ. Phần lớn những người di dân từ Trung Hoa đến Nam bộ là những nông dân,
thợ thủ công nghèo, nhiều khó khăn. Ngoài ra còn có một số quan quân nhà Minh
không chịu khuất phục nhà Thanh, khi vương triều nhà Thanh nắm quyền thống trị
ở Trung Hoa. Những di dân từ Trung Hoa đến Nam Bộ còn có nhiều nho sĩ, thương
nhân, nghệ nhân… đã tìm đến đất Nam Bộ định cư, mưu sinh lập nghiệp lâu dài.
Trung tâm tụ cư của người Hoa ở vùng Chợ Lớn (nay thuộc Quận 5, Quận 6,
Quận 11… Thành phố Hồ Chí Minh) cũng được hình thành khá sớm. Làng Minh
Hương ở Chợ Lớn (nay dấu tích còn lại là Đình Minh Hương Gia Thạnh) được hình
thành từ năm 1776. Làng Minh Hương Chợ Lớn gồm một tập hợp đông đảo người
Hoa đến từ Biên Hòa, một số từ Mỹ Tho sau vụ Hoàng Tiến tranh quyền với Dương
Ngạn Địch năm 1688 và một số sớm ở Làng Tân Kiểng (nay thuộc khu vực Quận
5). Làng Minh Hương là một tổ chức hành chính đặc biệt của nhà Nguyễn để quản
lý và giúp đỡ sự hội nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vào cuối thế kỷ XVIII, khu vực người Hoa ở Chợ Lớn trở nên một khu đô
hội và thương mại nhộn nhịp vào loại lớn ở Nam Bộ.

Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa tại đất Nam Bộ diễn ra khá dài
với những đợt nhập cư đông đảo cũng như lẻ tẻ. Đặc biệt là những đợt nhập cư của
người Hoa đến Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Đó là thời kỳ thực dân Pháp mở rộng
công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, đang cần một nguồn nhân lực lớn.
Chính phủ Pháp đã ký nhiều hiệp ước với các chính quyền Trung Quốc đương thời.
Hiệp định tuyển mộ công nhân người Trung Quốc đến Việt Nam làm phu đồn điền
cao su, làm đường xe lửa, đường bộ,.. hàng vạn người Hoa đã nhập cư vào Nam Bộ,
nhiều người sau đó đã định cư vĩnh viễn ở vùng đất này.

24


Quan hệ dân tộc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới (1986- 2015)
Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ là một quá trình hội nhập,
những thế hệ người Hoa đầu tiên và con cháu đã chung lưng đấu cật với các dân tộc
anh em người Việt, Khmer, Chăm... trong công cuộc mở mang, khai khẩn và giữ
gìn vùng đất Nam Bộ qua một chặng đường dài lịch sử.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 414.045 người Hoa, chiếm 5,78% so với
dân số toàn thành phố. Cộng đồng người Hoa gồm 05 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng
Đông (nói tiếng Quảng, chiếm khoảng 50%), Triều Châu (nói tiếng Triều Châu,
chiếm khoảng 30%), Khách gia (nói tiếng Hẹ, chiếm khoảng 5%), còn lại là nhóm
ngôn ngữ Phúc Kiến và nhóm ngôn ngữ Hải Nam. Người Hoa sinh sống ở hầu hết
các quận, huyện trong thành phố, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn
(quận 11: 102.911 người; quận 6: 64.560 người; quận 5: 64.407 người; quận 8:
34.915 người; quận 10: 22.854 người), (xem phụ lục 1). Những năm gần đây người
Hoa ở các quận nội thành có xu hướng và tăng dần ở các quận ven (quận Tân Phú,
quận Bình Tân…).
(Xem phụ lục 1 – Số liệu người Hoa chia theo quận, huyện).
- Đặc điểm về kinh tế
Ở Thành Phố Hồ Chí Minh người Hoa sinh sống chủ yếu tập trung ở Quận 5,

6, 10, 11 và khu vực Chợ Lớn cũ (và mới). Kinh tế người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí
Minh khá mạnh và đa dạng có nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa,
da giày, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm... người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí
Minh cũng lớn mạnh về thương mại, dịch vụ.
Ở Sài Gòn, người Hoa sinh sống bằng nhiều hoạt động kinh tế khác nhau,
nhưng chủ yếu trên hai lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp,
dịch vụ. Trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp của thành phố, người Hoa đóng góp một
phần quan trọng trong tổng giá trị sản phẩm, ở một số quận đông người Hoa, từ
50% đến 70% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc về người Hoa. Hoạt động
tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở thành phố rất đa dạng, họ có mặt ở hầu hết
ngành nghề lớn nhỏ, đáng chú ý là ngành cơ khí, hóa nhựa, cao su, thủy tinh, thuộc
da và sản phẩm của da, dệt… Một số ngành thủ công của người Hoa mang tính
truyền thống và sản phẩm của họ được ưa chuộng trên thị trường trong nước cũng

25


×