Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta biết rằng lứa tuổi mầm non ngôn ngữ đóng một vai trò vô cùng
quan trọng và trong đời sống của mội con người chúng ta thì ngôn ngữ là
phương tiện để giao tiếp là nhịp cầu nối con người xích lại gần nhau hơn, chúng
ta thử hình dung xem nếu thiếu ngôn ngữ con người sẽ ra sao, chúng ta chẳng
khác nào cỗ máy nếu không có ngôn ngữ.
Vậy ngôn ngữ từ đâu mà có, không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới
đất chui lên đấy chứ. Con bê khi sinh ra đã biết tìm đến đầu vú mẹ, con gà con
sinh ra đã đứng dậy biết đi tìm hạt thóc để mổ ăn còn đứa trẻ của chúng ta khi
sinh ra thì hoàn toàn bất động, phải trải qua một quãng thời gian “ ba tháng biết
lẫy bảy tháng biết bò chín tháng cò rò biết đi” và bất đầu ngôn ngữ của trẻ được
hình thành và nảy sinh từ trong qua trình lao động ấy.Engels trong cuốn tác
dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người đã viết “đem so
sánh con người với các loài động vật ta sẽ thấy rõ ngôn ngữ bắt nguồn từ trong
lao động và cũng nảy sinh với lao động”
Như vậy lao động quyết định nhu cầu tạo ra ngôn ngữ nhưng chỉ có nhu
cầu vẫn chưa có ngôn ngữ con người còn có khả năng tạo ra ngôn ngữ nữa
Giáo dục mầm non là nền móngS đầu tiên trong nền giáo dục quốc dân
góp phần quan trọng cải tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưa 5
lĩnh vực phát triển vào chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đó là:
Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ
và phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội. Trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
là một thể thống nhất không thể tách rời nó là công cụ để tư duy, là chìa khoá để
nhận thức, là phương tiện để giao tiếp, điều khiển, điều chỉnh các hành vi giúp
trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức chuẩn mực.vậy phải chăng môi trường trong
trường mầm non công viêc mà chúng ta đang làm hàng ngày tưởng chừng như
đơn giản ấy lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra ngôn ngữ
Đây là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, nó tạo được sự liên
thông giáo dục phát triển ngôn ngữ từ độ tuổi mầm non đến lứa tuổi học đường.
Cho đến nay chuyên đề phát triển ngôn ngữ đã được tổng kết. Song năm học


2012 – 2013
Trường mầm non Nga Nhân vẫn tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề
đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường nhằm giúp giáo viên nắm
bắt vững nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ một cách thường xuyên và
liên tục. Từ đó tác động đến trẻ một cách nhanh nhất, chính xác nhất, góp phần
quan trọng trong chiến lược trồng người. Tạo ra một lớp người mới có đủ đức,
đủ tài để xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn
xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Là một giáo viên công tác nhiều năm trong nghề tôi luôn nhận thức sâu
sắc được tầm quan trọng của giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc
1


biệt là trẻ mẫu giáo, đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra những giải
pháp, biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa.
Đồng thời ngôn ngữ cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt và tiếp
nhận những nét đẹp của truyền thống văn hoá – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Theo nhà giáo dục học Liên xô E. L Tikhêcva đã khẳng định: “Ngôn ngữ
là công cụ để tư duy, là chìa khoá để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho
tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại. Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng
quan trọng trong đời sống con người”
Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con người có linh hồn. Ngôn

ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tư duy, nhân cách
con người, thúc đấy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình.
Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng trước hết ngôn ngữ
là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, là
công cụ để trẻ học tập, vui chơi. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các hoạt
động giáo dục khác.
Trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, trẻ phải sử dụng từ
ngữ để nhận biết, phân biệt được vật này với vật khác, biết được tên gọi, màu
sắc, hình dáng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng....
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình. Trẻ sẽ
biết được tên gọi, đặc điểm hình dáng, tiếng kêu, môi trường sống, ích lợi của
chúng...nói được từ các con vật, như: “ Con chó”, “ Con mèo”... Ngôn ngữ
không chỉ là cầu nối để trẻ đến với thế giới của nhân loại thông qua các tác
phẩm văn học: Thơ ca, hò, vè, các bài ca dao, đồng dao, các trò chơi giân gian,
các câu chuyện kể, các hình tượng nghệ mà ngôn ngữ còn là công cụ để trẻ bày
tỏ suy nghĩ những tâm tư, tình cảm, những mong muốn của cá nhân mình. Bởi lẽ
trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh mong muốn hoà
nhập với xã hội loài người. Thông qua ngôn ngữ sẽ giúp trẻ hiểu và nhận biết về
chính bản thân mình, về con người và khám phá các sự vật xung quanh cũng
như các biến cố đang xảy ra trong đời sống hàng ngày của trẻ: nắng, mưa, nóng,
lạnh, các mối quan hệ trong xã hội... Đối với các em thế giới xung quanh luôn
chứa đựng những điều mới lạ, hấp dẫn. Ngay những cái tưởng chừng như bình
thường và giản dị thì các em cũng phát hiện ra những điều lý thú. Chẳng vậy mà
Pauxtopxky nhà văn người Nga có nhận xét rằng: “Thời thơ ấu không còn
2


mãi,....Trong thời thơ ấu tất cả đều khác. Trẻ em đã nhìn thế giới bằng đôi mắt
trong sáng và tất cả đối với chúng đều rực rỡ hơn nhiều. Mặt trời chói lọi hơn,
đồng ruộng được cày sâu hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa to hơn, cỏ mọc cao

hơn và cả lòng người cũng mở rộng hơn. Nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và
mảng đất quê hương cũng chứa đầy bí ẩn, nhiều hơn gấp hàng nghìn lần.” Thật
vậy! những câu hát ru ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm vỗ về đã đem đến cho trẻ
những cảm giác bình yên. Đặc biệt khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn
ngữ văn học qua các bài ca dao, đồng dao, các câu chuyện kể, qua giao tiếp hàng
ngày ở trường mầm non... đã giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn
ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ thêm
yêu quê hương, yêu đất nước.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Nga Nhân là một trong những xã đồng mầu của đơn vị Huyện Nga Sơn
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga
Sơn, Tổ Mầm Non, Đặc biê năm 2009 được sự quan tâm của Đảng Ủy hội đồng
nhân dân Ủy Ban nhân dân các cấp các ngành xã Nga Nhân đầu tư trang thiết bị
cơ sở vật chất khang trang cho nhà trường.
Bản thân tôi là tổ trưởng tổ Mẫu Giáo, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 – 6 tuổi
tôi luôn luôn sát cánh và tham mưu cùng với ban giám hiệu nhà trường mua sắm
đầy đủ học liệu sách vở đầy đủ cho các cháu học tập, không ngừng nghiên cứu
tài liệu sách báo tập san của nghành cũng như qua mạng, qua thông tin đại
chúng, luôn tham gia đầy đủ các lớp chuyên do phòng giáo dục mở
Mặ khác nhân dân Nga Nhân phân nằm rải rác rộng rãi nên ảnh hưởng rất
lớn tới việc cho trẻ đến trường mầm non, phần lớn các cháu không được học qua
lớp Bé, Nhỡ mà vào thẳng lớp lớn nên trong những năm đầu thực hiện chuyên
đề Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trường tôi đã gặp không ít khó khăn. Cụ
thể là: Năm học 2012 – 2013 trường tôi có 120 cháu mẫu giáo 5 uổi nhưng số
cháu đã học qua lớp bé, nhỡ chỉ có 43/ 120 cháu. Do đó khả năng nghe, nói, làm
quen với việc đọc viết cũng như cách sử dụng câu từ của trẻ còn nhiều hạn chế.
Trẻ thường hay nói lắp, nói ngọng, phát âm chưa chính xác, còn lẫn lộn giữa các
phụ âm tiếng việt, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, trả lời trống không, ... Bên
cạnh đó một số giáo viên chưa nắm chắc các phương pháp, biện pháp tổ chức

hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng như chưa sáng tạo trong việc lồng
ghép nội dung này vào các hoạt động và thời điểm trong ngày, mọi lúc mọi nơi.
Mặt khác một số phụ huynh ý thức chưa cao được vấn đề phát triển ngôn ngữ
cho trẻ theo hướng chuẩn cho con em mình.
Đến nay chuyên đề đã được tổng kết nhưng việc tổ chức thực hiện
chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn nhiều hạn chế, kết quả đạt được chưa
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra. Chính vì lẽ đó tôi rất băn khoăn trăn trở
3


làm cách nào để trẻ mẫu giáo trường tôi phát triển ngôn ngữ đúng và chính xác
hơn. Vì thế ngay vào đầu năm học tôi đã khảo sát kết quả trẻ 4 nhóm lớp mẫu
giáo trong tổ tôi.
Qua kết quả khảo sát ban đầu cho thấy :
STT

Nội dung

1

Khả năng nghe, hiểu lời nói
trong giao tiếp hàng ngày.
Trả lời chính xác các câu hỏi khi
đàm thoại.
Nghe hiểu nội dung các câu
truyện các bài thơ, ca dao, đồng
dao phù hợp với độ tuổi.
Thể hiện được tình cảm, ngữ
điệu, nhịp điệu khi đọc các bài
thơ, câu chuyện, ca dao, đồng

dao.
Kể chuyện có xuất phát từ nội
dung tranh.
Kể chuyện theo một trình tự hợp
lý.
Chơi thành thạo các trò chơi.

2
3

4

5
6
7

Tổng số
cháu
120

Đạt
80

Tỷ lệ
( %)
66

Chưa
đạt
40


Tỷ lệ
(%)
34

120

78

65

42

35

120

78

65

42

35

120

75

63


45

37

120

75

63

45

37

120

72

60

48

40

120

80

66


40

34

Thông qua kết quả của thực trạng trên với tổng số cháu nắm vững về nội
dung phát triển ngôn ngữ ….còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã
mạnh dan chon đề tài “Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo” để nghiên cứu nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trường tôi cao
hơn nữa:
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Qua quá trình tổ chức thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tôi đã có một số giải pháp tổ chức thực hiện mang lại
kết quả khá khả thi như sau:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Tuy chuyên đề đã được tổng kết nhưng vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ
là vô cùng quan trọng và cần thiết
Vì vậy chuyên đề này luôn được nâng cao cả về kiến thức và thực hành
cho, giáo viên trong nhà trường và coi đây là chuyên đề trọng tâm cho năm học.
Để thực hiện tốt chuyên đề ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Ban
giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, sác thực với điều
kiện thực tế của nhà trường cũng như của địa phương. Sau khi xây dựng kế
hoach xong. Đươc sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường tôi đã đưa ra tập thể
hội đồng sư phạm nhà trường bàn bạc, bổ sung thống nhất khẳng định mục tiêu,
4


giải pháp thực hiện. Từ kế hoạch của nhà trường tôi đã họp giáo viên trong tổ
bàn bạc và thống nhất cùng xây dựng kế hoạch cho tổ mẫu giáo và cho cá nhân

tôi. Trong đó phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, dự kiến thời gian
thực hiện cụ thể cho năm học, cho từng chủ đề, mạng nội dung mạng hoạt động
kế hoạch tuần, kế hoạch ngày cũng như nội dung lồng ghép giáo dục ngôn ngữ,
làm đồ dùng, bổ sung trang thiết bị cho từng chủ đề, phù hợp với chủ đề trên cơ
sở chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo Dục đã triển khai. Từ đó các lớp trong tổ cùng
thực hiện nội dung đã đề ra.
2. Nâng cao kiến thức về lĩnh vực phát triển ngôn cho giáo viên.
Mặc dù chuyên đề đã được triển khai và tổ chức thực hiện trong nhiều
năm, giáo viên đã nắm được tính chất của chuyên đề và vận dụng vào hoạt động
giảng dạy. Nhưng trong quá trình thực hiện giáo viên trong tổ tôi vẫn còn lúng
túng, chưa tích cực sáng tạo vì thế trong năm học 2012-2013 tôi đã giúp các giáo
viên của 4 lớp mẫu giáo thực hiện nắm bắt và cập nhật thêm kiến thức mới phù
hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
Ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên mẫu giáo được tham gia học tập
các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu
nhà trường đã tổ chức sinh hoạt theo các hình thức sau:
* Tổ chức hội thảo
Để buổi hội thảo diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả cao, công tác chuẩn bị là
vô cùng quan trọng. Vì vậy trước khi tổ chức, tôi phải soạn thảo và chuẩn bị nội
dung câu hỏi có liên quan đến nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo để
đưa ra tập thể giáo viên trong tổ cùng thảo luận.
Ví dụ:
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là gì?
+ Vì sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo?
+ Mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ là gì?
+ Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo?
+ Nội dung phát triển ngôn ngữ được tiến hành thông qua những hoạt
động nào?
+ Để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ bạn sẽ làm
như thế nào?...

Để buổi hội thảo diễn ra sôi nổi tôi đã cung cấp cho chị em một số tài liệu có
liên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ như:
+ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
+ Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
+ Phương pháp kể chuyện sáng tạo.
+ Cho trẻ làm que với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và thực
tiễn.
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi.
+ Một số tạp chí giáo dục mầm non các số: Số 3- 2003: số 3, 4-2006 :
Số 2- 2008: Số 3- 2009.
+ Hướng dẫn một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
5


+ Một số bài ca dao, đồng giao, hướng dẫn cách làm đồ dùng, đồ chơi tự
tạo...
Qua đó giúp chị em nắm bắt được một số kiến thức cơ bản trong việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo.
+ Dự giờ giáo viên để kịp bổ sung những hạn chế tồn tại. Trước khi đi
dự giờ hàng năm vào đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên giỏi, có nhiều
kinh nghiệm tổ chức hoạt động mẫu, làm đồ dùng dùng đồ chơi để giáo viên học
hỏi, rút kinh nghiệm sau đó mới đi dự giờ để thảo luận nhóm và học hỏi lẫn
nhau
+ Bên cạnh đó nhà trường còn đầu tư lớp điểm thực hiện góc mở tạo môi
trường chữ viết cho các lớp học tập.
Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm
kích thích cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Vì thế tôi đã xung phong thực
hiện xây dựng lớp điểm tại lớp mình theo phương pháp Động – Tĩnh với hình
ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc phong phú nội dung phù hợp với từng chủ đề, trong
mỗi góc, dưới mỗi hình ảnh đều có chữ viết kèm theo. Việc trang trí lớp vừa làm

đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh
được làm quen với chữ viết ở trong tranh.
+ Góc học sách truyện:

Hình ảnh trang trí là một “Quyển Sách” được trang trí rất đẹp với tên gọi
rất đáng yêu theo từng chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới thực vật. Tôi đặt tên cho góc là “ Thư viện của các
loài hoa quả” Bên trong góc này tôi tìm kiếm, sưu tầm, trưng bày các loại tranh
truyện chữ to, thơ chữ to, các bài ca dao, đồng giao, truyện kể sáng tạo, truyện
cổ tích, truyện dân gian Việt Nam và một số tranh ảnh, tạp chí khác phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Khi cho trẻ xem tranh tôi hướng dẫn cho trẻ đọc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới, giáo viên tham gia đọc sách cùng trẻ, tập cho
trẻ kể chuyện theo tranh, giúp trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của chữ viết, rèn luyện
khả năng quan sát, chú ý có chủ định của trẻ.

6


+ Góc phân vai:

Với các hình ảnh gắn với tên gọi như: Hình ảnh góc là những bông hoa
được gắn với tên gọi “ Bé tập làm nội trợ” Hình ảnh con cá gắn với từ “ Bé đi
siêu thị”...Tất cả các mặt hàng, đồ dùng trong góc đều được gắn kèm từ như:
Những hộp đựng gia vị đều được ghi tên: Hộp mì chính, đường, muối... các mặt
hàng khác cũng vậy. Với các góc khác:
+ Góc âm nhạc: Bé yêu ca hát, Ươm mầm tài năng âm nhạc nhí, Tiếng hát
chim sơn ca...

+ Góc xây dựng : Kỹ sư tương lai, Bé làm nghề xây dựng, ngôi nhà hạnh
phúc, Ngôi nhà ước mơ, ...


7


+ Góc tạo hình:

Bé là hoạ sỹ tý hon, Bé yêu nghệ thuật, Học vẽ cùng trống choai...
+ Góc tuyên truyền:

Một số hình ảnh kèm từ về các trò chơi, các bài ca dao, đồng dao, cách
phát âm chuẩn các âm tiết khó như: chữ l đọc “là lờ”, chữ n đọc “ là nờ” ; Chữ s
đọc “là
sờ”, chữ x đọc “là xờ”… một số nội dung tuyên truyền khác…
Tuỳ theo từng chủ đề giáo viên vận dụng chuyên đề một cách linh hoạt,
hợp lý. Đặc biệt là cỡ chữ phải phù hợp với trẻ. Không treo quá cao mà phải vừa
tầm mắt của trẻ.
8


Ngoài ra tôi còn tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ thông qua
các biểu bảng, danh sách tổ, các ký hiệu riêng được ghi trên đồ dùng của trẻ
như: Ba lô, khăn mặt, bàn chải đánh răng, ca cốc…
Môi trường ngoài lớp: mỗi cây cối, đồ vật đều được gắn các từ riêng: Cây
đa, cây vú sữa, cây phượng, thùng đựng rác…tạo môi trường chữ có kèm hình
ảnh không những cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh mà còn cung cấp
được vốn từ, cho trẻ một cách nhanh nhất cụ thể nhất.
Ngoài việc tổ chức xây dựng lớp điểm, môi trường điểm. tôi còn tổ chức
nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ qua các buổi sinh hoạt chuyên môn,
tham quan thực tế các trường bạn sau đố đúc rút kinh nghiệm cái đã làm được và
cái chưa làm được để phát huy. Thông qua các hình thức trên sẽ giúp giáo viên

nắm chắc những mục tiêu, nội dung , phương pháp tổ chức thực hiện phát triển
ngôn ngữ đến trẻ một cách có hiệu quả cao.
3. Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông
qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là đưa đến cho trẻ một chân trời
mới của nghệ thuật văn chương. Với trẻ mầm non văn học nói về thế giới cỏ cây
hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên vũ trụ... thông qua đó giúp trẻ nhận biêt các
mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật.
Thông qua giao tiếp hàng ngày, qua các bài thơ, câu chuyện, các bài ca
dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, làm quen với việc đọc viết... sẽ làm cho
vốn từ của trẻ phát triển, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh... Vậy làm
thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất? Thực hiện vấn đề này
tôi đã tổ chức thực hiện như sau:
3.1. Phát triển ngôn ngữ thông qua thể loại truyện kể .
Trước khi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi phải xác định rõ thể loại truyện,
phải thuộc tác phẩm, xác định được giọng đọc, giọng kể rõ ràng, phù hợp với
giọng điệu tính cách của từng nhân vật. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác chuẩn
bị khi tiến hành kể chuyện cho trẻ nghe: Chuẩn bị tranh ảnh minh họa, đồ dùng
trực quan, hình thức và môi trường kể chuyện, cách gây hứng thú...Và đặc biệt
là hệ thống câu hỏi đàm thoại. Vì thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của giáo
viên sẽ giúp trẻ, tái tạo lại một cách có hệ thống các sự việc diễn ra. Tùy vào đối
tượng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn câu hỏi theo mức độ từ thấp đến cao, từ
dễ đến phức tạp và nâng cao dần theo độ tuổi.
Ví dụ: Khi kể truyện “Cây tre trăm đốt” ( Mẫu giáo 5- 6 tuổi)
Giáo viên phải xác định được giọng của từng nhân vật như: Giọng anh
nông dân trầm hơi cao ở đoạn trừng trị lão nhà giàu. Giọng lão nhà giàu lúc trầm
lúc cao biểu hiện sự mánh khóe lừa lọc. Giọng ông tiên vang vọng, trầm ấm.
Qua đó sẽ giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ kể truyện và khắc sâu lời nói của từng
nhân vật và xác định được sắc thái biểu cảm của nhân vật qua cử chỉ, ánh mắt
điệu bộ thể hiện của giáo viên khi vào vai các nhân vật.

Hay Để giúp trẻ tái tạo nội dung truyện, tôi đặt câu hỏi từ dễ đến khó từ
đơn giản đến phức tạp
9


Với những trẻ khá hơn tôi đã nâng cao mức độ, sử dụng nhiều câu hỏi mở
nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo.
Ngoài ra tôi còn giúp giáo viên sử dụng các câu hỏi đòi hỏi trẻ phải sử
dụng nhiều mẫu câu để trả lời như: Hành động nào con biết Chị Út rất thương
mẹ? Trong 3 người con, con thích chị nào nhất ? Vì sao? con có thể thay đoạn
kết câu chuyện như thế nào? Con có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?.
Từ khâu xác định giọng kể, chuẩn bị đồ dùng trực quan, giáo án.. đến hệ
thống câu hỏi đàm thoại đến hình thức tạo hứng thú bằng các cách khác nhau:
Hội thi, trò chuyện, câu đố…với những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh sáng tạo ứng
dụng vào công nghệ thông tin để trẻ hoà nhập vào hoá thân vào trong các tác
phẩm truyện kể. Và đặc biệt khi trẻ trả lời các câu hỏi sẽ giúp cho ngôn ngữ của
trẻ phát triển hơn.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với câu chuyện: “ Cáo thỏ và gà trống” Tôi
đã xây dựng đoạn VideoClip

VideoClip cao thỏ và và gà trống
Có nội dung câu chuyện, kèm nhạc đệm tạo sự hứng thú của trẻ tích cực
tham gia vào hoạt động.
3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài thơ, ca dao, đồng
dao, trò chơi.
Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh của tiếng mẹ đẻ. Biết bao
điều của cuộc sống được diễn đạt trong thơ một cách giàu nhạc điệu, giàu hình
ảnh, làm nảy sinh trong lòng người đọc những tình cảm thiết tha với cuộc đời,
những ước mơ trong sáng về tương lai. Đặc biệt thơ ca góp phần làm giàu nhân
cách trẻ, góp phần vào giáo dục nghệ thuật, phát triển hoàn thiện ngôn ngữ cho

trẻ.
* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài thơ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo khi nhu cầu vể cái đẹp đang phát triển vì vậy việc dạy
thơ cho trẻ còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt nó có tác động mạnh mẽ về nhiều
mặt đối với trẻ: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ...Vì vậy khi dạy thơ ca cho trẻ
tôi đã cần chú ý đến những nội dung sau:
Trước hết cần phải chọn bài thơ hay phù hợp với chủ đề, với cách cảm,
cách nghĩ của từng độ tuổi, rồi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần điệu,
10


nhịp điệu cho trẻ nghe, nhấn mạnh hình tượng trong các bài thơ nhằm giúp trẻ
cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ từng bài thơ.
Chuẩn bị đầy đủ về gíáo án, đồ dùng trực quan,... cũng như việc khai thác
những hình ảnh đẹp là vô cùng quan trọng vì qua đó sẽ giúp trẻ hoà mình vào
thiên nhiên, trẻ dễ cảm nhận được cảm xúc như đến với chính mình.
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài Thơ “ Thăm nhà bà”

Tranh thăm nhà bà
Tôi đã khai thác được hình ảnh đẹp trong bài thơ đó là “ Đàn gà”, “ Chú
lật đật, chạy nhanh nhanh”, “ Kêu chiếp chiếp, gà mải miết, nhặt thóc vàng” để
làm toát lên trọng tâm của bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ”
Em dán được /cái hoa/
Nói rằng/ con tặng mẹ/
Cô cho/ mang về nhà/
Quà ngày tết/ tháng ba/.
Khi dạy bài thơ này giáo viên phải dạy trẻ ngắt nhịp 3/2 đối với dòng 1 và
dòng 4. Nhịp 2/3 đối với dòng 2 và dòng 3. cả bốn dòng thơ này chỉ có một câu
loại ngắt dòng, nên khi dạy trẻ nghỉ hơi ít ở mỗi nhịp, đến chỗ có dấu chấm câu

nghỉ dài hơn.
Với các thanh hỏi, thanh ngã, và các âm tr, ch, s, x. Trong bài “ Chú giải
phóng quân”
Chú là chú em
Cả nhà mừng quá chú ơi
Chú đi tuyền tuyến nửa đêm chú về
Y như em đã mơ rồi đêm nao
Ba lô con cóc to bè
Chú về kể chuyện vui sao
Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai
Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ
con
Cô chú ý đến các từ: “ Nửa” nhấn mạnh vào thanh hỏi,“ Mỹ” nhấn mạnh
vào thanh ngã hay từ “xoè” từ“ Sao” để phát âm chữ X, chữ S. Từ “ Chuyện”để
trẻ phát âm chữ h.
Ngoài những điều kiện trên thì khi đọc mẫu cô phải đọc diễn cảm, thể
hiện điệu bộ bài thơ, tạo được sự hứng thú của bài thơ.
Ví dụ: Khi đọc đến câu :
“ Ba lô con cóc to bè” tay cô đưa lên vai thể hiện chiếc ba lô, “ Mũ tai
bèo bẻ vành xoè trên vai” dùng tay đưa nhẹ lên đầu rồi vuốt xuống.
11


Để trẻ tiếp nhận bài thơ một cách nhẹ nhàng thì việc thay đổi hình thức
cũng rất quan trọng đó là việc chuyển thể thơ ca thành bài hát quen thuộc: “Bài
hạt gạo làng ta”,bài “ Quà 8/3” ...sẽ giúp trẻ tiếp nhận từ ngôn ngữ thơ ca sang
ngôn ngữ âm nhạc Đồng thời giáo viên có thể thay đổi bằng hình thức ngâm thơ.
Qua các bài thơ cô giáo cần giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp, cái hay
trong tiếng nói của dân tộc bằng những vần điệu, nhạc điệu... khêu gợi được
những xúc cảm của trẻ đối với những người đã một nắng hai sương làm nên hạt

gạo. Trẻ có thể hình dung ra những cảnh như: “ Những trưa tháng sáu/ Nước
như ai nấu/ chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy” Sự cảm nhận ấy
sẽ để lại tâm hồn đứa trẻ một ấn tượng thật sâu đậm.
* Phát triển ngôn ngữ qua các bài ca dao, đồng giao, các trò chơi dân
gian.
Mỗi hoạt động của trẻ đều có mục đích nhất định. Vì thế hoạt động nào
cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như ở hoạt động có chủ định được tổ chức
nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời giúp trẻ gần gũi với
thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất...Vì vậy tôi
đã lựa chọn các bài ca dao, đồng giao các trò chơi vào các thời điểm trong ngày
sao cho phù hợp. Bởi vì câu từ trong các bài ca dao, đồng giao thường có lối kết
cấu vòng tròn, trùng điệp. Ngôn ngữ đồng dao là ngôn ngữ hát kể, giàu tính
nhac, tính hình ảnh. Đặc biệt những bài đồng giao thường gắn liền với trò chơi
dân gian vì thế tổ chức thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc thông qua các nội
dung này sẽ làm cho vốn từ của trẻ được tăng nhanh, đặc biệt là ngôn ngữ mạch
lạc.
Ví dụ : Trong giờ đón trả trẻ tôi đã cho trẻ nghe và đọc các bài ca dao
mang tính giáo dục cao như: “ Công cha như núi thái sơn”,“ Bà còng”... Nhằm
phát triển
ngôn ngữ cho trẻ khi đọc và giáo dục trẻ lòng biết ơn sâu sắc tới ông bà,cha mẹ
* Mặt khác các bài đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian
chính vì vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, qua hoạt động có chủ định
hay qua các ngày lễ hội tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân
gian vì qua

đó trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động và hơn
hết nó làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh hơn.

12



Các trò chơi dân gian mà tôi viên thường tổ chức đó là: “ Dung dăng dung
dẻ”, “ Nu na nu nống”, “ Chi chi chành chành”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Kéo cưa
lừa xẻ”, “ Mèo đuổi chuột” “ Lộn cầu vồng”...
3.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch.
Trò chơi đóng kịch được coi là một hoạt động vui chơi đặc biệt của trẻ
mẫu giáo. Trò chơi đóng kịch không chỉ là phương tiện để phát triển năng lực
sáng tạo, giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ phát triển toàn diện, bồi dưỡng cho trẻ lòng
nhân ái, những đức tính tốt đẹp mà còn phát huy ngôn ngữ mạch lạc, hình thành
khả năng ghi nhớ có chủ đích, tạo cơ hội cho trẻ có khả năng hoạt động nghệ
thuật ngay từ lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy nên tôi đã hướng dẫn trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi đóng kịch các tác phẩm văn học.

Đây cũng là một hình thức giúp trẻ dẽ dàng tiếp nhận từ ngôn ngữ viết
sang ngôn ngữ kể. Vì ở lứa tuổi này trẻ chưa thể đọc được truyện và quá trình
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần phải đa dạng hình thức và tổ chức
thật sinh động.
Vậy muốn hướng dẫn trẻ đóng kịch đạt hiệu quả tốt thì cần phải làm thế
nào? Từ câu hỏi trên đã đặt ra tôi đã tìm hiểu và đi sâu vào khai thác thể loại dạy
trẻ đóng kịch và tôi đã nhận ra rằng muốn hướng dẫn trẻ đóng kich thật tốt thì
các nội dung như: Lựa chon tác phẩm văn học, chuyển dịch kịch bản, chuẩn bị
trang phục, hoá trang, cảnh trí, âm thanh và đặc biệt là rèn luyện kỹ năng thể
hiện ngôn ngữ và hành động của các nhân vật là điều vô cùng quan trọng và cần
thiết khi dạy trẻ đóng kịch.
* Lựa chọn, chuyển thể kịch bản.
- Các tác phẩm tôi lựa chọn để đóng kịch cần phải, ngắn gọn, súc tích và
phải có tính kịch, có mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật không nên có quá
nhiều nhân vật. Đặc biệt các tác phẩm được lựa chọn phải đáp ứng được yêu cầu
giáo dục: Giáo dục tình yêu quê hương, yêu đất nước, tình cảm gia đình, cách
đối nhân xử thế, bộc lộ tính cách của từng nhân vật phải rõ ràng phù hợp qua

hành động và ngôn ngữ.
Ví dụ: Những câu chuyện có tính kịch cao đó là Truyện kể: “Chú dê đen”;
“Cây tre trăm đốt”; “ Ba chú heo con”; “ Rau thìa là”; “ Quả bầu tiên”...

13


Đó là những câu chuyện có nội dung giáo dục tốt, có tính kịch cao, ngôn
từ ngắn gọn dễ hiểu.
Ví dụ: Trong kịch bản “ Cây tre trăm đốt” Ngoài lão địa chủ, cô con gái
và anh nông dân ta có thể xây dựng thêm nhân vật Bà con hàng xóm vì trong vở
kịch các nhân vật độc thoại khá nhiều.
Hay với chuyện “Tấm Cám” đây là câu chuyện khá dài có nhiều chi tiết
thì giáo viên có thể bỏ bớt một vài chi tiết phụ điều đó cũng không ảnh hưởng
nhiều đến nội dung, diễn biến của kịch bản.
Ví dụ: Trong câu chuyện “ Chú dê đen” truyện kể mở đầu có đoạn: “ Có
một chú dê trắng đi vào rừng kiếm lá non để ăn, nước suối mát để uống...”
Nhưng khi chuyển thể sang kịch bản giáo viên có thể chuyển thành “ Ôi mùa
xuân tươi đẹp đã về mình phải đi vào rừng kiếm lá non để ăn và nước suối mát
để uống mới được...” Như vậy khi xem người nghe có thể nhận ra đây là lời độc
thoại của nhân vật với khán giả.
* Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật cho
trẻ.
Muốn giúp trẻ nắm được vai diễn của mình tôi đã tạo điều kiện thật tốt
cho trẻ hiểu tác phẩm, hiểu về vai mình đóng, đồng thời cho trẻ luyện tập vai
diễn của mình. Ngôn ngữ của nhân vật phải ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, truyền tải
đủ nội dung. Câu đối thoại phải có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, rõ ràng mạch lạc,
cần loại bỏ những từ ngữ không phù hợp nhưng vẫn không làm thay đổi ngữ
điệu và tính cách nhân vật.
- Khi hướng dẫn trẻ đóng kịch cần chú ý sửa sai cho những trẻ nói ngọng,

nói lắp, trẻ nói tiếng địa phương…
- Luyện cho trẻ cách thể hiện ngữ điệu, giọng điệu của các nhân vật Cần
nhấn mạnh vào các từ cần nhấn mạnh trong các câu nói của nhân vật.
Ví dụ: Câu nói của lão địa chủ trong truyện “ Quả bầu tiên” trong đoạn
thả chim én lên trời: “...Bay đi én con, mau hãy mang hạt bầu tiên về đây cho
ta...” Thể hiện sự độc ác tham lam của lão địa chủ.
Đi liền với ngôn ngữ là cử chị điệu bộ, nét mặt luôn đóng vai trò quan
trọng làm nổi bật tính cách nhân vật tạo nên sự sinh động hấp dẫn của vở kịch.
Ví dụ: Đoạn Dê đen đi tìm Dê trắng: Vẻ mặt lo âu, hốt hoảng, điệu bộ vừa
đi vừa chạy, ngó nghiêng tìm kiếm, giọng nói to, nhanh thể hiện sự lo lắng “ Dê
Trắng ơi! bạn ở đâu, các bạn ơi, các bạn có thấy bạn Dê Trắng của tôi đâu
không”
* Hướng dẫn trẻ tập thể hiện vai mình dóng.
- Trong quá trình luyện tập cho trẻ nhập vai, giáo viên vừa là người nhắc
nhở, vừa là người đạo diễn, dẫn chuyện ở buổi đàu luyện tập.
- Giáo viên cần tổ chức cho trẻ thể hiện hành động, điệu bộ cử chỉ kết hợp
với ngôn ngữ của các nhân vật trong kịch bản. Trong quá trình luyện tập nếu trẻ
gặp khó khăn trong việc nhập vai. Giáo viên có thể cho trẻ xem lại tranh minh
họa, gợi ý bổ sung những gì trẻ chưa làm được và cần thể hiện cho trẻ xem. Gợi
ý để trẻ thể hiện sáng tạo, động viên và khuyến khích trẻ kịp thời.
14


- Nên cho trẻ biểu diễn nhiều lần, nhắc đi nhắc lại lời thoại của từng nhân
vật giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng ghi nhớ có chủ định, làm
giàu vốn từ, vốn kinh nghiệm sống cho trẻ.
Để khuyến khích động viên trẻ cũng như kết hợp tuyên truyền với các bậc
phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hoạt động này tôi đã cùng với
giao viên của các lớp cho trẻ chơi ở góc kể chuyện cùng bé yêu, hoạt động học
có chủ định và đặc biệt là thông qua các ngày lễ hội như: Ngày hội toàn dân đưa

trẻ đế trường, Ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày tết trung thu, qua các hội thi của
Trường, của Huyện...Bởi vì thông qua những ngày này sẽ có mặt đầy đủ các
thành phần, công tác chuẩn bị về loa đài, âm thanh, ánh sáng được tốt hơn và sự
cổ vũ nồng nhiệt của khán giả tạo cho trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn
khi thể hiện kịch bản. Sau mỗi lần biểu diễn cho trẻ nói lên cảm xúc của mình về
vai diễn, quá trình tham gia trò chơi.
3.4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua kể chuyện sáng tạo.
Kể chuyện sáng tạo có thể là hiện thực qua tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi
hoặc có thể là chuyện cổ tích. Chính vì vậy tôi đã cùng với các giáo viên trong
trường thường xuyên kể trong các hoạt động hàng ngày đặc biệt là qua hoạt
động đón trả trẻ, hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Ví dụ: Chủ đề : “ Đồ chơi yêu thích nhất của cháu”
Muốn trẻ kể tốt cô giáo phải gợi ý để trẻ kể hoặc cô kể mẫu trước sau đó
cho trẻ kể như: Ở nhà các con có nhiều đồ chơi không? Con thích đồ chơi nào
nhất? Con chơi đồ chơi đó như thế nào?
- Cô kể mẫu trước: “ Khi còn nhỏ, đồ chơi yêu thích nhất của cô là chú gà
con lên dây cót. Nó có màu vàng, đôi mắt đen tròn, mỏ nhọn. Chú gà rất nhỏ,
được đặt gọn trong lòng bàn tay cô. Khi cô lên dây cót nó bắt đầu mổ: Túc – túc
– túc...và chạy từ chỗ này sang chỗ khác. Cô cảm tháy rất vui”.
- Sau đó cô kể lại hoặc gợi ý cho trẻ kể lại đồ chơi đó như thế nào?)
- Nhắc trẻ suy nghĩ nhớ lại để kể về đồ chơi yêu thích của mình.
- Cho trẻ kể, cô và cả lớp theo dõi, giúp đỡ trẻ, khuyến khích trẻ kể.
Ví dụ: Đồ chơi của Lan Anh là gì? Con hãy bắt đầu câu chuyện của mình
đi, cả lớp chuẩn bị nghe bạn kể nhé...
- Đưa ra những câu hỏi trong những trường hợp cần thiết. Tên đồ chơi?
Đồ chơi có màu gì? Khi chơi con chơi như thế nào? Con đã làm gì với đồ chơi
ấy?
Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá tỷ mỉ câu chuyện của trẻ nhằm
hướng dẫn cả lớp.
Ví dụ: Khi kể chuyện theo tranh có chủ đề: “ Người thân yêu nhất trong gia

đình”
Sau khi trao đổi về chủ đề, cô kể “ Trong gia đình, người mà Lan Anh yêu
quí nhất đó là mẹ. Mẹ Lan Anh cao, tóc dài, da trắng. Mẹ rất yêu quý Lan
Anh...”

15


khi kể mẫu cô cùng trẻ trao đổi, gợi nhớ về chủ đề trong tranh và câu
chuyện cô vừa kể bằng hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ khắc sâu nhân vật và
nội dung của chủ đề cần kể.

Tranh chủ đề gia đình
Ví dụ: + Cô có bức tranh mang chủ đề gì?+ Trong bức tranh có những ai?
Trong gia đình người mà bạn Lan Anh yêu quý nhất là ai? Mẹ Lan Anh
trông như thế nào? Vì sao Lan Anh lại quý mẹ nhất?...
Việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả phát triển lời nói mạch lạc
nếu thực hiện thường xuyên và liên tục góp phần làm giàu vốn từ, kinh nghiệm
sống và khả năng tư duy của trẻ.
4. Thực hiện tốt nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông
qua các hoạt động khác.
Ngôn ngữ không thể thiếu được trong tất cả các hoạt động: Tạo hình, âm
nhạc, khám phá khoa học...trong mọi hoạt động đều cần đến ngôn ngữ. Thông
qua ngôn ngữ trẻ mới hiểu được sự việc của mọi vấn đề.
Ví dụ : với đề tài: Cho trẻ tìm hiểu về một số loại quả, loài hoa...
Trẻ sẽ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, hình dáng, kích thước,
mùi vị của từng loại quả mối quan hệ của chúng với sự vật xung quanh. Trẻ
được nói đi nói lại nhiều lần các từ khi được làm quen, trẻ được tự mình nói lên
những cảm nhận của trẻ về các loại hoa, quả..., giúp trẻ hiểu một cách chính xác
về ngôn ngữ tiếng Việt.

* Với hoạt động ngoài trời.
Để giúp trẻ hiểu các từ khái niệm. Có thể sử dụng các tình huống có thật
khi cho trẻ đi dạo chơi, thăm quan.
Ví dụ: Thăm vườn cây ăn quả.
Cô đặt câu hỏi và trao đổi với trẻ: Cây nhãn nào cao nhất? Có mấy cây ổi?
Trong vườn có những loại cây gì? ...
* Với hoạt động góc.
Trong quá trình tổ chức chơi ở các góc tôi đã gợi ý, trao đổi cùng giáo
viên trong trường để đưa ra biện pháp phát triển ngôn ngữ cho phù hợp. Tập cho
16


các cháu giao tiếp, trao đổi với nhau, để chọn món, chọn thực phẩm và biết
trong đó giàu chất gì?...
Ví dụ: Ở góc phân vai Giáo viên cho trẻ tập vào vai các nhân vật mang
các loại rau củ quả phát triển khả năng kể chuyện sáng tao như: Tôi là “Rau thìa
là” một loài rau có lá rất nhỏ, tôi mang trong mình rất nhiều Vitamin và muối
khoáng đấy các bạn có thể chế biến tôi thành nhiều món ăn khác nhau như: xào,
luộc đặc biệt là nấu canh cá khoai thì ngon tuyệt đấy các bạn ạ.
Còn tôi tên gọi là “ Quả cà chua” mình tròn, màu đỏ nhưng tôi lại cung
cấp rất nhiều Vitamin đấy nhé....
* Với hoạt động tạo hình.
Trong hoạt động này cô sử dụng các loại câu hỏi để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: Con hãy vẽ cho cô 3 quả cam. một quả tô màu đỏ, một quả tô màu
xanh, một quả tô màu vàng.
Như vậy khi trẻ vẽ tranh những yêu cầu là những từ khái niệm cần cung
cấp cho trẻ. Cùng với sự hướng dẫn của cô chúng sẽ dần hiểu nghĩa được các từ
khái niệm.
* Với hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết.
Tôi phải phát âm chính xác các từ, các câu, các âm tiết tiếng việt đặc biệt

là các âm tiết khó: L, n, tr,ch, s, x
Hướng cho trẻ biết cách giở sách lật từng trang, đọc từ trên xuống dưới từ trái sang phải, cách cầm bút bằng ba đầu ngón tay, cách ngồi đúng tư thế...
Cần phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: để luyện phát âm
cho trẻ. Muốn vậy đòi hỏi mọi giáo viên phải nắm vững khả năng phát âm, khả
năng của từng trẻ và lựa chọn thời điểm thích hợp. Ngoài ra tôi còn trao đổi,
tuyên truyền với phụ huynh cùng phối hợp trong công tác nâng cao chất lượng
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
5. Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền viên.
Công tác phối hợp với phụ huynh là đặc biệt quan trọng vì thế để tất cả
các giáo viên có kỹ năng tuyên truyền, trình bầy chuyển tải nội dung chuyên đề
đến phụ huynh một cách tự tin, lưu loát, thuyết phục làm cho phụ huynh hiểu
vấn đề tôi đã cùng với chị em trong trường soạn thảo nội dung tuyên truyền sao
cho thiết thực, phù hợp với nhận thức của từng phụ huynh. giải đáp những thắc
mắc của phụ huynh. Đồng thời phải luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp
của phụ huynh có như thế mới tạo được lòng tin đối họ để họ có thái độ hợp tác
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo và toạ đàm và chuyên đề. Giới
thiệu chương trình “ Làm quen với văn học” và các hoạt động khác đối với các
lớp mẫu giáo. Cho phụ huynh hiểu. Phát tài liệu về các nội dung phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo. Giới thiệu cách thức dạy trẻ ở lớp mẫu giáo mà giáo viên
thường sử dụng.
- Các biện pháp tạo môi trường văn học cho trẻ.

17


- Vận động phụ huynh tìm kiếm, sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao đồng
dao cho trẻ mầm non. Ủng hộ về vật chất để mua sắm trang thiết bị dạy học...
IV. KIỂM NGHIỆM.


Có thể nói rằng sau khi áp dụng một số giải pháp “ Nâng cao chất lượng
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” vào tổ chức thực hiện tại tổ mẫu giáo
Trường mầm non Nga Nhân đã đem lại những kết quả rất khả quan đó là:
Kê quả ban đầu:
Có thể nói rằng sau khi áp dụng một số giải pháp và tổ chức thực hiện tại
tổ mẫu giáo Trường mầm non Nga Nhân đã đem lại những kết quả rất khả quan
đó là:
* kế quả sau khi nghiên cứu:
STT

Nội dung

1

Khả năng nghe, hiểu lời nói trong
giao tiếp hàng ngày.
Trả lời chính xác các câu hỏi khi
đàm thoại.
Nghe hiểu nội dung các câu truyện
các bài thơ, ca dao, đồng dao phù
hợp với độ tuổi.
Thể hiện được tình cảm, ngữ điệu,
nhịp điệu khi đọc các bài thơ, câu
chuyện, ca dao, đồng dao.
Kể chuyện có xuất phát từ nội
dung tranh.
Kể chuyện theo một trình tự hợp
lý.
Chơi thành thạo các trò chơi.


2
3

4

5
6
7

Tổng
số
cháu
120

Đạt

Tỷ lệ
( %)

Chưa
đạt

Tỷ lệ
(%)

165

96

5


4

120

116

97

4

3

120

117

98

3

2

120

115

96

5


4

120

115

96

5

4

116

97

4

3

117

98

3

2

120

120

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng môi trường giáo dục trong
trường mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triẻn
ngôn ngữ cho trẻ.
Và người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, ngôn ngũ phát triển song song với việc phát triển toàn diện nhân cách của
một đứa trẻ sau này.
Vì vậy để thực hiện tốt nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ đòi hỏi chúng
ta những nhà giáo dục phải kiên trì, sáng tạo, không thể lập trên một mặt trận
chung chung mà nó phải được xác định một cách có kế hoạch, có mục đích và
được tổ chức ở mọi hoạt động, mọi thời điểm, mọi lúc mọi nơi và phải có sự
18


phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Thực hiện tốt
chuyên đề này, chúng ta đã góp một phần không nhỏ trong viêc giữ gìn, bảo vệ
và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam, cũng chính là thực hiện lời
dạy của Bác Hồ “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu dài, vô cùng quý báu của
dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó” .
* ĐỀ XUẤT.

Qua quá trình thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay chúng tôi những người trực
tiếp giảng dạy ở những nơi có hoàn cảch khó khăn, phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến vấn đề học tập của các cháu. Để giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện cũng như giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm
nhiều hơn nữa trong việc bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng trực
quan nhằm giúp trẻ có thêm hứng thú, chủ động tham gia hoạt động và tăng khả

năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trên đây là những kinh nghiệm qua quá trình thực hiện nâng cao chất lượng
phất triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, rất mong được sự góp ý của Ban giám
hiệu nhà trường cũng như các bạn đồng nghiệp để tôi tổ chức thực hiện được tốt
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Nhân, ngày 10 tháng 4 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ: Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của gười khác.
Người viết:

Hoàng Thị Thanh

19



×