Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn tài chính và ngân hàng quốc tế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng LC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.22 KB, 17 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề: TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN
DỤNG - L/C

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong bối cảnh chung của thế giới thanh toán quốc tế là hoạt động chủ
yếu của một quốc gia trong sự phát triển của đất nước. Đây là khâu quan trọng quyết
định hiệu quả của quá trình trao đổi quốc tế, là mắt xích không thể thiếu được trong cỗ
máy thương mại quốc tế với nhiều hình thức thanh toán đa dạng phù hợp với từng giai
đoạn phát triển cụ thể. Trong TTQT, phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến
nhất là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng - L/C. L/C là một cam kết chắc chắn
của NHPH về việc thanh toán khi chứng từ phù hợp được xuất trình, do vậy, trong mua
bán quốc tế, hầu hết các bên liên quan đều ưu tiên chọn L/C làm phương thức thanh
toán. Mặc dù vậy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn thường xảy ra tranh chấp do
kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, nguồn luật điều chỉnh đa dạng, các bên tham gia
lại thiếu sự am hiểu rõ ràng các thông lệ, tập quán, luật pháp quốc tế cũng như một số
quy định trong L/C. Sở dĩ chúng tôi chọn chủ để “Tranh chấp trong thanh quốc tế
bằng thư tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam” nhằm nghiên cứu, đánh giá những
tranh chấp mà các bên tham gia thường mắc phải, đồng thời đưa ra những giải pháp
nhằm ngăn ngừa, phòng tránh trong thanh toán quốc tế bằng L/C.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, kết cấu bài thảo luận gồm 3 phần chính:
Phần I: Các tranh chấp liên quan đến giấy tờ xuất trình.
Phần II: Các tranh chấp liên quan đến nhà xuất khẩu
Phần III: Các tranh chấp liên quan đến nhà nhập khẩu.

2



I. Các tranh chấp liên quan đến giấy tờ xuất trình.
1. Các dạng tranh chấp thường phát sinh liên quan chứng xuất trình
Các tranh chấp xảy ra trong thanh toán quốc tế bằng L/C thường rất đa dạng và
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại tranh chấp điển hình
thường gặp, đó là tranh chấp liên quan tới chứng từ do người bán tạo lập, xuất trình
đòi tiền ngân hàng phát hành L/C và tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm
của các bên tham gia vào giao dịch theo thư tín dụng.
Ðối với các chứng từ, ngân hàng phát hành thường yêu cầu người thụ hưởng phải thoả
mãn các yêu cầu sau:
– Số loại chứng từ phải xuất trình và số lượng bản chính, bản sao của mỗi loại.
– Các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều
kiện của thư tín dụng.
– Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là không được mâu thuẫn lẫn
nhau.
– Yêu cầu ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào?
Tuy nhiên, trong thực tế thanh toán theo L/C, đã có khá nhiều tranh chấp phát
sinh do bộ chứng từ người bán lập không đáp ứng được các yêu cầu nói trên. Thường
có 3 loại chứng từ được coi là chứng từ quan trọng trong các chứng từ xuất trình đòi
tiền theo L/C, bao gồm: Vận đơn đường biển, hoá đơn thương mại và bảo hiểm đơn.
a. Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
Theo Ðiều 20 UCP 600, yêu cầu chung cho vận đơn đường biển xuất trình bao
gồm:
+ Vận đơn phải được cấp bởi một trong ba đối tượng sau: Người chuyên chở
hàng hóa; thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Người
ký vận đơn, ngoài việc ghi rõ tên thì còn phải ghi rõ năng lực của họ nữa.
Theo đánh giá của ICC, đại đa số các sai biệt dễ dẫn đến tranh chấp liên quan
tới vận đơn là do cách thể hiện không đúng năng lực, tư cách của người ký phát hành
vận đơn.
+ Vận đơn phải ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên đích danh một con tàu
(Shipped on board). Quy định này chỉ phù hợp với việc giao hàng theo các điều kiện

FOB, CIF và do vậy, nó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hiểu lầm làm phát sinh
tranh chấp trong hình thức sử dụng B/L vận tải đa phương thức, hoặc khi điều kiện cơ
sở giao hàng là FCA thì người chuyên chở chỉ cấp cho người gửi hàng vận đơn nhận
hàng để xếp (Received for shipment B/L). Trong trường hợp này, nếu L/C yêu cầu trên
B/L nhất thiết phải ghi chú là hàng đã bốc lên đích danh một con tàu thì sẽ gây khó
khăn cho người bán và tranh chấp phát sinh.
3


+ Vận đơn phải chỉ rõ là việc gửi hàng từ cảng tới cảng trên một con tàu chỉ
định theo yêu cầu của L/C. Yêu cầu này cũng đã gây khó khăn cho người gửi hàng
trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường bởi vì trên vận đơn chỉ có ô ghi
“Cảng bốc hàng” và “Cảng dỡ hàng” chứ không có ô ghi “Cảng chuyển tải”.
Ðể tránh những rủi ro có thể xảy ra, tốt nhất, người gửi hàng phải thông báo
cho người mua về tuyến đường gửi hàng và loại chứng từ vận tải mà người vận chuyển
phải phát hành để người mua mở L/C cho phù hợp.
Nếu L/C quy định một loại chứng từ vận tải không phù hợp, người gửi hàng
phải yêu cầu sửa đổi L/C để tránh xảy ra sai sót trong khi lập các chứng từ xuất trình.
b. Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
Trong TTQT bằng L/C, hoá đơn thương mại là một loại chứng từ thương mại
do Người thụ hưởng L/C tạo lập cho Người yêu cầu mở L/C sau khi Người thụ hưởng
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Theo Ðiều 18 UCP 600, hóa đơn thương mại phải đảm bảo được các yêu cầu
sau:
+ Hóa đơn thương mại chỉ mô tả hàng hoá thực giao hoặc những dịch vụ hoặc
các thực hiện đã cung ứng và phải phù hợp với mô tả hàng hoá dịch vụ và các thực
hiện trong L/C.
+ Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hoá kê khai trong hoá đơn không được
mâu thuẫn với các kê khai trên các chứng từ khác của cùng một lần xuất trình.
+ Ðiều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hoá trong L/C và

thường được thể hiện hoặc là gắn kết với đơn giá hoặc ghi kèm với thư tín dụng.
+ Hóa đơn thương mại không nhất thiết phải có chữ ký của người phát hành
(theo Ðiều 18a (iv) UCP 600), nhưng phải thể hiện trên bề mặt là được phát hành bởi
người hưởng lợi L/C và lập theo tên người mở L/C, trừ trường hợp L/C chuyển
nhượng.
Thực tế thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam cho thấy, các tranh chấp phát
sinh liên quan đến hóa đơn thương mại thường do 2 vấn đề: (i) Trị giá hóa đơn và (ii)
Mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại.
– Về trị giá hóa đơn: Số tiền của L/C có thể bằng 100% trị giá của hóa đơn hoặc
lớn hơn. Nếu số tiền ghi trên hóa đơn vượt quá giá trị của L/C thì ngân hàng có quyền
từ chối thanh toán. Nếu ngân hàng chấp nhận một hóa đơn thương mại như thế thì chỉ
có số tiền cao nhất được ấn định trong L/C sẽ được thanh toán và quyết định này sẽ
ràng buộc các bên có liên quan. Tuy nhiên, việc giao chứng từ có thể không được thực
hiện vì còn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chưa được trả. Trong những
trường hợp như vậy, khoản tiền vượt này thường được chuyển sang nhờ thu. Ngược
lại, nếu ngân hàng không chấp nhận thanh toán và người mua lại không hợp tác thì trị
giá hóa đơn vượt quá không được thanh toán kia sẽ trở thành mấu chốt của các tranh
chấp phát sinh.
– Về mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại: Việc mô tả hàng hóa trên hóa
đơn thương mại cũng được các ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng. Như đã phân tích ở trên,
4


UCP 600 quy định, việc mô tả hàng hóa trong trong hóa đơn thương mại phải phù hợp
với mô tả trong L/C. Bằng việc mô tả chính xác hàng hóa như được nêu trong L/C,
người bán xác nhận rằng, hàng hóa đã được gửi đi đúng theo thỏa thuận trong hợp
đồng. Chỉ cần một khác biệt nhỏ giữa mô tả hàng hóa trong hoá đơn thương mại và mô
tả hàng hóa trong L/C cũng có thể khiến cho ngân hàng từ chối thanh toán và là
nguyên nhân gây ra tranh chấp.
c. Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)

Chứng từ bảo hiểm là loại chứng từ chỉ xuất hiện khi người bán chịu trách
nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, ví dụ như trường hợp mua bán với điều
kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) – “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”, CIP
(Carriage and Insurance Paid to…)- “Cước phí và bảo hiểm trả tới…”. Về chứng từ
bảo hiểm, Ðiều 28 UCP 600 quy định:
+ Chứng từ bảo hiểm thể hiện trên bề mặt đã được lập, ký tên bởi công ty bảo
hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý của họ phát hành. Các phiếu bảo hiểm (cover notice)
do người môi giới của công ty bảo hiểm cấp thường không được ngân hàng chấp nhận.
+ Trị giá bảo hiểm phải bao gồm ít nhất giá CIF hay CIP của hàng hóa cộng
thêm 10% nhưng chỉ khi nào giá CIF hay CIP có thể định rõ trên chứng từ. Trong L/C
cũng cần phải quy định rõ loại bảo hiểm phải mua và nếu cần bao gồm cả những loại
rủi ro phụ phải mua bảo hiểm.
+ Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của thư tín
dụng.
+ Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng,
trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không
chậm hơn ngày giao hàng.
d. Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình
Ngoài những nội dung liên quan tới các chứng từ xuất trình như đã nói ở trên,
quan điểm như thế nào là sự mâu thuẫn giữa các chứng từ vẫn còn có nhiều tranh luận
và không ít trường hợp sự không thống nhất về quan điểm cũng thường dẫn đến các
tranh chấp. Ví dụ, theo yêu cầu của L/C, hóa đơn thương mại phần mô tả hàng hóa
ghi: Mặt hàng: A xít sun phu rich, nhưng trong chứng từ giám định lại ghi: H2SO4.
Xét về mặt bản chất, thì dù có 2 cách ghi khác nhau ở 2 chứng từ nhưng ngân hàng,
với sự cẩn thận hợp lý, có thể phán xét được đây là chứng từ không mâu thuẫn. Nhưng
trong những trường hợp khác, ngân hàng không thể phát hiện ra bản chất bên trong
của chứng từ so với hình thức bên ngoài của nó thì sao? Do vậy, giải pháp an toàn nhất
cho các doanh nghiệp và để tránh các tranh chấp có thể phát sinh, tốt nhất là nên loại
bỏ các mâu thuẫn về hình thức khi tạo lập các chứng từ theo yêu cầu của L/C.
2. Một số biện pháp đối với các doanh nghiệp

- Thứ nhất, phổ cập cho các doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về phương
thức thanh toán TDCT
- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc
tế và kinh doanh XNK.
5


- Thứ ba, trước khi tham gia giao dịch chứng từ, các bên mua và bán phải
nghiên cứu kỹ độ tin cậy của đối tác và tính chất của từng thương vụ.

3. Ví dụ
a. Vấn đề được đề cập
Cách hiểu về cơ sở để kiển tra chứng từ khác nhau cho nên dẫn đến tổn thất
trong thanh toán theo Thư tín dụng.
b. Tóm tắt vụ việc
Căn cứ vào Hợp đồng mua tàu “A” giữa Nguyên đơn và Người bán Hoa Kỳ,
Nguyên đơn đã gửi đơn yêu cầu phát hành L/C đến Ngân hàng Việt Nam (dưới đây gọi
tắt là bị đơn) yêu cầu phát hành L/C trị giá 300.000 USD cho người bán Hoa Kỳ
hưởng lợi.
Ngày 30/12/1999, Bị đơn đã phát hành L/C có trị giá 300.000 USD cho người
bán Hoa Kỳ hưởng lợi. L/C này được thông báo qua Ngân hàng “C” Hoa Kỳ và tham
chiếu UCP 500 1993 của ICC (gọi tắt là UCP 500 1993 ICC).
Ngày 10/02/2000, Bị đơn đã nhận được chứng từ do Ngân hàng “C” Hoa Kỳ xuất trình
và gửi Công văn ký ngày 11/02/2000 cho Nguyên đơn thông báo về 03 sai biệt giữa
chứng từ và L/C, đồng thời yêu cầu Nguyên đơn chấp nhận thanh toán trong vòng 2
ngày làm việc kể từ ngày Công văn kèm với bộ chứng từ bản sao cho Nguyên đơn.
Ngày 13/2/2000, Nguyên đơn đã gửi công văn xác nhận bỏ qua 3 sai biệt của
chứng từ và chấp nhận thanh toán.
Ngày 15/02/2000, Bị đơn đã ra lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình ở Hoa Kỳ
chuyển 300.000 USD vào tài khoản của Ngân hàng ”C” Hoa Kỳ để trả cho người Thụ

hưởng L/C theo chỉ dẫn của Ngân hàng “C”.
Ngày 15/04/2001, tàu “A” đã không cập cảng Hải Phòng do đã bị Tòa án Hàng
hải bang Florida bắt giữ từ ngày 24/03/2001.
Nguyên đơn phát đơn kiện bị đơn ra Trọng tài với những căn cứ sau đây:
Một là, ngoài 3 sai biệt nhỏ của chứng từ do Bị đơn phát hiện, còn một số sai
biệt khác chưa được phát hiện, điều đó chứng tỏ Bị đơn chưa thực hiện đầy đủ chính
xác nghĩa vụ của mình. Theo L/C và UCP500 1993 ICC;
Hai là, vì 3 sai biệt mà Bị đơn phát hiện là nhỏ, cho nên Nguyên đơn đã bỏ qua
và đồng ý chấp nhận thanh toán, tuy nhiên có một sai biệt trầm trọng có thể từ chối
thanh toán, đó là Bill of Sale chưa được “hợp thức hóa” ( legalized) bởi Tòa án dân sự
Hoa Kỳ mà Bị đơn đã không phát hiện được. Vì nếu Bill of Sale đã được “hợp thức
hóa” thì sẽ không có sự việc bắt giữ tàu “A” khi dang trên đường sang Việt Nam. Đây
là một lỗi lớn của Bị đơn và là nguyên nhân gây nên tổn thất cho Nguyên đơn.
Tóm lại, Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải bồi thường thiệt hại với tổng số tiền
là 400.571,64 USD gồm các khoản tiền tàu, phí mở L/C, lãi vay, phạt chậm thanh toán.
Lập luận của Bị đơn:
6


Về chứng từ, Bị đơn cho rằng, trong quá trình mở, kiểm tra chứng từ theo L/C,
thanh toán cho Người thụ hưởng L/C, hai bên đã thống nhất về cách hiểu nội dung của
các chứng từ cũng như nội dung của L/C( cơ sở để kiểm tra chứng từ) theo nguyên văn
Tiếng anh.
Tranh chấp chỉ phát sinh từ khi Nguyên đơn đã không nhận được tàu A và có sự
hiểu khác nhau về chứng từ và L/C theo nguyên văn Tiếng anh.
Bị đơn đã trả tiền cho người thụ hường L/C trên cơ sở và sau khi:
- Đã thông báo 3 sai biệt của chứng từ không những cho Nguyên đơn, mà cả
cho Người thụ hưởng L/C:
- Đã được Nguyên đơn chấp nhận thanh toán dù cho có 03 sai biệt về chứng từ
so với L/C và đã có lệnh chuyển tiền của Nguyên đơn.

Nguyên đơn đã nhận chứng từ và sau 6 tháng vẫn không phát hiện được các sai
sót khác của chứng từ. Nay tàu “A” đã không được giao, Nguyên đơn mới phát hiện ra
sai sót lớn là Bill of Sale chưa được “hợp thức hóa” để đổ tội cho Bị đơn là điều không
hợp lý.
Nếu Nguyên đơn phát hiện ra sai sót lớn của chứng từ (cho rằng là có) ngay sau
khi Bị đơn trả tiền cho Ngân hàng “C” thì Bị đơn có thể đòi lại tiền, bởi vì sau 3 tháng
kể từ ngày Ngân hàng “C”nhận được tiền của Bị đơn họ mới chuyển trả cho Người
bán hoa Kỳ, rõ ràng rằng trách nhiệm giải quyết hậu quả này không dược thực hiện kịp
thời là do Nguyên đơn gây ra.
Tóm lại, Bị đơn cho rằng mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và hoàn toàn tuân
thủ các chuẩn mực và tập quán quốc tế quy định tại UCP 500 1993 ICC khi thực hiện
nghiệp vụ đối với L/C.
Bị đơn bác bỏ toàn bộ đơn kiện của Nguyên đơn và không có trách nhiệm bồi
thường các thiệt hại mà Nguyên đơn yêu cầu.
c. Quyết định trọng tài
(i) Nội dung tranh chấp.
Nội dung tranh chấp tập trung vào kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với các
điều kiện và điều khoản của L/C hay không và do đó việc trả tiền của Bị đơn có đúng
hay không?
Về vấn đề này, Nguyên đơn cho rằng, Bị đơn chỉ phát hiện được những sai biệt
nhỏ, không quan trọng nhưng Bị đơn đã bỏ qua sai biệt lớn là Bill of Sale chưa được
“hợp thức hóa” bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ, cho nên tòa án Hàng Hải hoa Kỳ có quyền
bắt giữu con tàu “A” vì con tàu này là vật thế chấp tại Ngân hàng Hoa Kỳ.
Ngược lại, Bị đơn cho rằng, các sai biệt chứng từ do Bị đơn thông báo cho
Nguyên đơn đều là những sai biệt quan trọng, nhưng Nguyên đơn đều đồng ý bỏ qua
và chấp nhận thanh toán. Còn Bill of Sale có cần “hợp thức hóa” hay không thì Bị đơn
đã hành xử đùng theo nguyên bản tiếng Anh ghi trên Bill of Sale và L/C và cho rằng
giữa chúng không có mâu thuẫn.
(ii) Nhận định của Hội đồng Trọng Tài.
- Về sai biệt của chứng từ.

7


+ UCP 500 1993 ICC không có qui định sai biệt lớn hay nhỏ, sai biệt quan
trọng hay không quan trọng, sai biệt chủ yếu hay thứ yếu, mà hễ cứ có sai biệt chứng
từ so với các điều kiện của điều khoản của L/C là các Ngân hàng có thể từ chối tiếp
nhận chứng từ xuất trình theo Điều 14b: “Khi nhận chứng từ, Ngân hàng phát hành và/
hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có) hoặc một Ngân hàng chỉ định hoạt động nhân danh
các ngân hàng đó phải quyết định trên cơ sở bản than chứng từ là các chứng từ đó thể
hiện trên bề mặt của chúng phù hợp trên các điều kiện và điều khoản của tín dụng hay
không. Nếu các chứng từ đó xét trên bề mặt của nó là không phù hợp với các điều kiện
và điều khoản của tín dụng, các ngân hàng có thể từ chối tiếp nhận chứng từ”.
Cả Nguyên đơn và Bị đơn đã không quán triệt được qui định của UCP 500 1993
ICC về từ chối thanh toán, do đó đã tuột khỏi tay một cơ hội thuận lợi từ chối thanh
toán để rơi vào tình thế bất lợi, gây nên tổn thất cho doanh nghiệp và Ngân hàng.
+ Về Bill of Sale có cần “hợp thức hóa” hay không?
Vấn đề này phải khảo sát nguyên văn câu tiếng Anh ghi trong L/C, trong Bill of
Sale, trong Đơn yêu cầu phát hành L/C và ngay trong hợp đồng mua tàu.
Trong 04 văn bản trên, không có sự khác nhau về nguyên văn câu tiếng Anh, tức là
không có sự tranh chấp về vấn đề này.
Nhưng do cấu trúc câu văn tiếng Anh ghi trong các văn bản trên là quá mơ hồ,
không chặt chẽ về ngữ pháp, cho nên đã dẫn đến 2 cách hiểu khác nhau về việc “hợp
thức hóa” Bill of Sale.
L/C ghi “Documents required” như sau: “An original Bill of Sale will be
prepared by the Seller transferring the title in favour ò the Buyer and the stating that
the vessel is free from any encum, brancies, mortgages, maritime lients, all claims,
debts, whatsoever snd legalized by the civil Court in USA”.
Cách hiểu thứ nhất là Bill of Sale phải được “hợp thức hóa” bởi Tòa án Dân sự
Hoa Kỳ.
Cách hiểu thứ hai là Bill of Sale chỉ cần tuyên bố rằng tàu “A” “đã được hợp

thức hóa” bởi Tòa án Dân sự Hoa Kỳ.
Vậy thì nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này là gì ? Hội đồng Trọng Tài cho rằng, cả
hai Nguyên đơn và Bị đơn đều thiếu thận trọng trong việc tạo lập L/C theo qui định
của điều 5 UCP 500 là “Những chỉ thị phát hành L/C, bản thân nội dung L/C phải hoàn
toàn đầy đủ và chính xác…và phải tuyên bố một cách chính xác các chứng từ dùng để
thanh toán”.
- Về mối quan hệ giữa hợp đồng mua tàu và đơn yêu cầu phát hành L/C, Hội
đồng Trọng Tài nhận thấy có nhiều điều bất cập:
+ Hợp đồng là cơ sở để người nhập khẩu viết Đơn yêu cầu phát hành L/C và để
các ngân hàng thương mại Việt Nam kiểm tra xem người yêu caaufphats hành L/C có
làm đúng yêu cầu của hợp đồng hay không và tahm vấn cho khách hàng khi có yêu
cầu phát hành L/C.
Trong Hợp đồng mua tàu “A” ký giữa Nguyên đơn và Người thụ hưởng L/C có
qui định việc thanh toán sẽ phải được thực hiện khi Người thụ hưởng xuất trình các
chứng từ sau đây:
8


-Văn tự bán tàu ( Bill of Sale);
- Hóa đơn thương mại;
- Biên bản giao nhận tàu (Delivery Certificate hoặc Protocol) được ký kết xác
nhận bởi Nguyên đơn và đại diện của Người thụ hưởng L/C ở Việt Nam.
Trong các chứng từ nói trên, Biên bản giao nhận tàu là một chứng từ rất quan
trọng. Biên bản này là căn cứ thanh toán gần như là duy nhất và có tính quyết định đối
với việc mua bán các phương tiện vận tải như tàu biển, máy bay.
Nguyên đơn đã không yêu cầu người bán cấp chứng từ Biên bản giao nhận tàu
trong Đơn yêu cầu phát hành L/C là một sai sót nghiêm trọng và Bị đơn cũng phải
chịu một phần trách nhiệm vì đã không đọc kỹ Hợp đồng mua tàu để tư vấn cho khách
hàng bổ sung Biên bản giao nhận tàu vào Đơn phát hành L/C.
Hội đồng Trọng tài cho rằng, nếu L/C yêu cầu Người bán Hoa Kỳ xuất trình Biên bản

giao nhận tàu đã được hai bên mua bán tàu ký xác nhận mới thanh toán 300.000 USD
thì tổn thất này sẽ không xảy ra.
+ Điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong L/C là CIF Cảng Hải Phòng với
tổng trị giá là 300.000 USD. Điều kiện cơ sở giao hàng CIF nói lên rằng, trong
300.000 USD có bao hàm phí bảo hiểm mà người bán tàu “A” đã mua vì quyền lợi của
người mua tàu (Nguyên đơn), thế nhưng cũng trong Đơn yêu cầu phát hành L/C và
bản thân L/C đó, Ngân hàng phát hành L/C lại qui định người bán phải cấp giấy bảo
hiểm thân tàu.
Mua bảo hiểm thân tàu là mua bảo hiểm vì quyền lợi của chủ tàu (người bán)
chứ không phải vì quyền lợi của người mua tàu.
Vì vậy, Hội đồng Trọng tài cho rằng, cả hai bên Nguyên đơn va Bị đơn đều yếu
kém về trình độ chuyên môn, cho nên đã thiết lập một L/C có nội dung mâu thuẫn
nhau và giá mua con tàu “A” 300.000 USD với điều kiện người bán chỉ mua bảo hiểm
thân tàu là chưa đủ trách nhiệm.
- Về việc trả tiền cho Người xuất trình chứng từ
Hội đồng Trọng tài cho rằng, Bị đơn đã chuyển trả tiền cho Người thụ hưởng
L/C qua Ngân hàng “C” là thiếu căn cứ, cụ thể như sau :
Bị đơn đã ra lệnh thanh toán qua mạng SWIFT cho ngân hàng đại lý của mình ở
Hoa Kỳ để ghi có 300.000 USD vào tài khoản của Ngân hàng “C” theo yêu cầu của
ngân hàng này là không có cơ sở pháp lý bởi vì không có bằng chứng nào xác minh
Ngân hàng “C” là Người thụ hưởng hiện hành Hối phiếu 300.000 USD do Người thụ
hưởng L/C là người ký phát hối phiếu đó.
Về mặt pháp lý, Người bán Hoa Kỳ ký phát hối phiếu đòi Người mua trả tiền
theo lệnh của chính mình, mà không phải theo lệnh của Ngân hàng “C” hoặc là không
ký hậu Hối phiếu đó cho Ngân hàng “C” thì Người thụ hưởng Hối phiếu đó không
phải là Ngân hàng “C”, cho nên, Ngân hàng “C” không thể yêu cầu Bị đơn chuyển trả
tiền vào tài khoản của mình mở ở Ngân hàng Dự trữ bang Texas.
-Về vấn đề sử dụng L/C trong thanh toán hợp đồng mua bán tàu biển hoặc mua
các phương tiện vận tải tự hành từ nơi khởi hành đến nơi bàn giao phương tiện vận tải
là không hợp lý.

9


Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà việc
thanh toán cho Người thụ hưởng L/C được tiến hành căn cứ vào bộ chứng từ giao hàng
(shiping documents) của họ xuất trình đến Ngân hàng phát hành L/C có phù hợp với
điều kiện và điều khoản của L/C hay khong, mà không dựa vào thực tế giao nhận hàng
hóa tại cảng đến quy định.
Trong khi đó, việc thanh toán quy định trong Hợp đồng mua các phương tiện
vận tải (tàu biển, máy bay) lại dựa vào thực tế giao nhận tàu biển tại cảng đến qui định.
Bằng chứng cho việc giao nhận tàu “A” qui định trong hợp đồng này là Biên bản giao
nhận tàu tại cảng Hải Phòng. Có nghĩa là người mua nhận tàu xong mới trả tiền.
Hội đồng trọng tài cho rằng, việc thanh toán tiền mua tàu “A” chỉ nên sử dụng
Thư bảo lãnh thanh toán (Letter of Guarantee) hoặc Thư tín dụng dự phòng (Stand –
by L/C) thì mới hợp lý.
Kết luận:
Căn cứ vào các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan nêu ở trên, vào các
chứng từ do hai bên Nguyên đơn và Bị đơn cung cấp và giải trình, trên cơ sở phân tích
khoa học, hợp tình và hợp lý, Hội đồng Trọng tài quyết định:
- Hai bên nguyên đơn và Bị đơn đều có lỗi trong vụ tổn thất 300.000 USD về
tiền mua tàu “A” nói ở trên. Nguyên nhân dẫn đến tổn thất này là do trình độ về
nghiệp vụ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế còn bị hạn chế, do đó đã bị nước
ngoài lừa đảo. Tỷ lệ phân chia tổn thất dành cho Nguyên đơn là 70%, cho Bị đơn là
30%.
- Buộc Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 30% của số tiền mua tàu
300.000 USD tức là 90.000 USD.
- Buộc Bị đơn phải trả tiền lãi vay trên số tiền phải bồi thường 90.000 USD tính
từ ngày 13/02/2000 đến ngày 13/02/2002 (ngày công bố Quyết định) theo mức lãi suất
vay bằng đồng Việt Nam hiện hành là 0.78%/tháng: 90.000 USD * 24 tháng *
0.78%=16.848 USD.

Tổng số tiền Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn là: 90.000 USD + 16.848 USD =
106.848 USD.
- Phí trọng tài do cả hai bên cùng phải chịu theo tỷ lệ phân chia tổn thất 30%
cho Bị đơn và 70% cho Nguyên đơn.
d. Bình luận và lưu ý
Thứ nhất, việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp.
Trong thương mại quốc tế có hai nhóm phương thanh toán thông dụng, nhóm
phương thức thanh toán dựa vào chứng từ giao hàng của Người bán xuất trình để thực
hiện việc trả tiền và nhóm phương thức thanh toán dựa vào kết quả giao nhận hàng để
trả tiền. Về nguyên tắc thanh toán, hai nhóm phương thức thanh toán này hoàn toàn
khác nhau.
Nhóm các phương thức thanh toán dựa vào chứng từ giao hàng xuất trình để trả
tiền thường gồm có phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit –
ta thường gọi bằng L/C), Nhờ thu kèm chứng từ (Document Collection), Thư ủy thác
mua(Authority to Purchase). Đặc trưng của nhớm phương thức thanh toán này là áp
10


dụng cho các hợp đồng mua bán hàng “chết”, tức là hàng không thể tựu vận hành đến
nơi giao hàng mà phải dùng phương tiện vận tải để chuyên chở.
Nhóm phương thức thanh toán dựa vào kết quả giao nhận hàng để trả tiền
thường gồm có phương thức chuyển tiền (Remittence), Ghi sổ (Open account), Thư
bảo lãnh thanh toán (Letter of Guarantee), Tín dụng dự phòng (Standby Credit), Nhờ
thu trơn (Clean Collection). Nhóm phương thức thanh toán này có thể áp dụng đối với
bất cứ loại hàng hóa nào, tuy nhiên, nó thích hợp với các hợp đồng mua bán hàng
“sống”, tức là những loại hàng có thể tự nó vận hành đến nơi giao hàng để giao cho
người mua như máy bay, tàu biển…
Hợp đồng mua tàu biển nói trên đã sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C
là không thích hợp, do đó, sẽ có nhiều khe hở về kỹ thuật cũng như về pháp lý mà mỗi
bên có thể lợi dụng chúng phục vụ cho lợi ích thiếu lành mạnh của mình.

Thứ hai, đơn yêu cầu phát hành L/C là một loại hợp đồng dịch vụ đối nội.
Người nhập khẩu muốn ngân hàng của mình đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu, cách thộng dụng nhất là ngân hàng phát hành một L/C cam kết trả cho người
xuất khẩu với điều kiện người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ quy định phù
hợp với L/C đó.
Để phát hành L/C, người nhaaph khẩu phải có Đơn yêu cầu phát hành L/C gửi
đến ngân hàng. Đơn này được Ngân hàng phát hành L/C ký chấp nhận. Như vậy, một
hợp đồng dịch vụ đối nội đã hình thành. Nguồn luật điều chỉnh Đơn này gồm có:
- Luật thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành;
- Pháp lệnh ngoại hối của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành;
- Các quy định đối với Người yêu cầu mở L/C và ngân hàng phát hành L/C Việt
Nam
Là một hợp đồng dịch vụ đối nội, ngôn ngữ của hợp đồng này phải bằng tiếng
Việt Nam hoặc bằng hai thứ tiếng, trong đó tiếng Việt Nam là chính, còn tiếng Anh là
phụ. Hiện nay, hầu hết các Đơn yêu cầu phát hành L/C do các ngân hàng thương mại
Việt Nam sử dụng là bằng tiếng Anh, thi thoảng mới có nội dung bằng tiếng Việt.
Thiết nghĩ điều đó là không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam là mọi hợp
đồng hoặc giao kết giữa các pháp nhân và thể nhân Việt Nam đều phải thể hiện bằng
tiếng Việt.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn
nói trên là do sự hiểu tiếng Anh khác nhau ngay trong Đơn yêu cầu phát hành L/C của
Nguyên đơn và từ đó dẫn đến việc hiểu tiếng Anh khác nhau về chứng từ Bill of Sale.
Nếu như Đơn yêu cầu phát hành L/C viết bằng tiếng Việt và có chú giải bằng tiếng
Anh thì tổn thất này có thể được ngăn chặn ngay từ đầu và tất nhiên tranh chấp sẽ
không phát sinh.
II. Các tranh chấp liên quan nhà xuất khẩu
Khi tham gia vào phương thức thanh toán theo thư tín dụng, người bán thường
vi phạm các lỗi như:
1.Thứ nhất, lập các chứng từ thanh toán không phù hợp với các quy định
trong L/C.

11


Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngân
hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch vụ hoặc các
thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và xuất trình một bộ chứng từ
phù hợp đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận L/C là nghĩa vụ cơ
bản của người hưởng lợi. Nếu vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà người
hưởng lợi không xuất trình được một bộ chứng từ đòi tiền phù hợp thì quyền lợi của
chính bản thân người hưởng lợi, ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ bị ảnh
hưởng.
VD: Trường hợp nghiên cứu sau đây là một bài học kinh nghiệm rút ra từ
những phân tích ở trên: Công ty A của Việt Nam ký một hợp đồng nhập khẩu hàng tivi
từ Công ty B của Hàn Quốc. Ngân hàng mở L/C là Ngân hàng V Hà Nội, ngân hàng
thông báo phía Hàn Quốc là Ngân hàng H. Trong nội dung về chứng từ và cách thức
giao hàng có quy định:
“… Chứng từ vận tải: Bộ vận đơn đường biển sạch, đầy đủ ( 3/3) cùng một số chứng
từ khác…”.
“… Giao hàng làm 3 chuyến vào mỗi tháng 6,7,8 năm 2012…”.
Sau hai chuyến hàng được giao bình thường vào các tháng 6 và 7, Công ty B giao tiếp
chuyến thứ 3 rồi lập và xuất trình bộ chứng từ đòi tiền Ngân hàng V Hà nội. Ngân
hàng V kiểm tra bộ chứng từ thanh toán và phát hiện thấy có sai sót như sau: Vận đơn
“nhận hàng để chở” và ghi chú “giao hàng lên tầu” không đề ngày giao hàng như quy
định của điều 20 UCP 600.
Ðiều 20 a ii. UCP 600, quy định: “Một vận tải đơn, dù được gọi tên như thế
nào, phải: …ii. Chỉ rõ hàng hoá đã được xếp hàng lên một con tầu đích danh tại cảng
giao hàng quy định trong tín dụng, bằng: …một ghi chú hàng đã được xếp lên tầu có
ghi ngày xếp hàng lên tầu. Ngày phát hành vận tải đơn sẽ được coi như là ngày giao
hàng, trừ khi trên vận tải đơn có ghi chú hàng đã xếp lên tầu có ghi ngày giao hàng,
trong trường hợp này, ngày đã ghi trong ghi chú hàng đã xếp lên tầu sẽ được coi như là

ngày giao hàng…”
Trong trường hợp này, do vô tình hay cố ý mà người bán đã quên ghi ngày giao
hàng và rõ ràng đã vi phạm điều 20 a ii UCP 600.
Mặc dù hàng vẫn chưa về tới cảng nhưng do thị trường tivi có biến động giảm
giá mạnh, Công ty B không muốn nhận hàng nên đã điện thông báo cho ngân hàng V
từ chối thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng H lập tức phản bác, cho rằng, hai chuyến
trước (giao trong tháng 6 và 7) cũng có sai sót giống như sai sót trong chứng từ của
chuyến giao hàng thứ ba nhưng Ngân hàng V không có ý kiến gì mà vẫn tiến hành
thanh toán bình thường. Theo nguyên tắc hành động nhất quán thì việc từ chối thanh
toán của Ngân hàng V là không đúng. Ngân hàng H yêu cầu thanh toán ngay cùng với
tiền lãi trả chậm.
Tuy nhiên, ngân hàng V, dựa theo tinh thần của UCP, đã phản bác yêu cầu của
Ngân hàng H Lập luận của Ngân hàng V như sau: Ðiều 14a UCP 600 quy định về việc
kiểm tra chứng từ “… chỉ dựa trên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện
12


trên bề mặt của chúng có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không…” mà không bị
ảnh hưởng bởi những giao dịch xảy ra trước, sau hoặc xoay quanh giao dịch thư tín
dụng đang thực hiện. Thực tế là một ngân hàng đã từng chấp nhận bộ chứng từ có sự
khác biệt, có hoặc không có sự đồng ý của người xin mở thư tín dụng. Ðiều này không
thể ràng buộc ngân hàng đó chấp nhận lỗi khác biệt tương tự trong các chứng từ tiếp
theo, trừ phi luật địa phương quy định khác.
Như vậy, vận dụng điều 14a UCP 600 quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
của ngân hàng phát hành thì việc từ chối của Ngân hàng H là đúng. Tranh chấp phát
sinh do lỗi từ phía người bán trong khâu lập chứng từ do đã không tuân thủ triệt để
UCP 600.
Biện pháp: Doanh nghiệp xuất khẩu phải có những kiến thức cơ bản về
phương thức thanh toán TDCT.
2.Thứ hai, do người bán không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp do

người mua khống chế.
Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể do nghiệp vụ non
kém mà người bán đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một hay một số loại chứng
từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp. Chính vì vậy, khi người mua không có
thiện chí hoặc không thể cung cấp các chứng từ do phía mình cung cấp thì người bán
không thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C và không thể nhận được tiền hàng, từ
đó tranh chấp phát sinh.
VD: Công ty J.H Rayner, Anh ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng rượu từ công ty
Dorton Partner, Hà Lan. Ngân hàng mở L/C là Ngân hàng ABN Amro Bank , London.
Công ty J.H Rayner yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có giấy chứng nhận của
người mua chứng nhận đã nhận hàng tại cảng Liverpool đúng hạn.
Một tháng sau khi mở thư tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Liverpool đúng
thời hạn quy định. Nhưng Công ty Dorton Partner không thể lấy được giấy chứng nhận
của người mua. Kết quả là, Ngân hàng ABN Amro Bank từ chối thanh toán bộ chứng
từ đòi tiền do có sai sót: Thiếu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người mua. Sau hơn
một năm dài thương lượng, Công ty Dorton Partner mới nhận được một khoản bồi
thường nhưng đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.
Theo UCP 600, khi đàm phán ký kết hợp đồng, người mua và người bán tự do
thoả thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình. Trường hợp này rõ ràng người bán đã
tự chuốc lấy rủi ro khi đồng ý chấp nhận một thư tín dụng yêu cầu một loại chứng từ
do người mua hoặc thay mặt người mua cấp.
Biện pháp:Người bán cần cân nhắc cẩn thận việc yêu cầu loại chứng từ nào
trong bộ chứng từ đòi tiền được quy định trong hợp đồng mua bán tránh để người mua
gây khó dễ trong việc thanh toán.
3.Thứ ba, người bán có hành vi gian lận thương mại, lập một bộ chứng từ
phù hợp với L/C nhưng đó là bộ chứng từ giả mạo.
Trên thực tế, người bán không giao hàng hoặc giao hàng giả nhưng với mục
đích lừa đảo anh ta vẫn lập chứng từ giả để đòi tiền ngân hàng phát hành. Như vậy, ở
13



đây, người bán vừa vi phạm nghĩa vụ giao hàng vừa vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ
giả mạo. Trường hợp này thường xảy ra khi người mua không nắm rõ đối tác nên đã
gặp phải các công ty lừa đảo. Nếu không phát hiện được hành vi lừa đảo, không có
chứng cớ rõ ràng thì ngân hàng vẫn phải trả tiền và không chịu trách nhiệm gì. Vì vậy,
người mua lúc này chỉ có một cách duy nhất để ngăn chặn việc trả tiền của ngân hàng
là cung cấp các bằng chứng về sự lừa đảo cho toà án để xin lệnh đình chỉ thanh toán.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có kết quả khi ngân hàng chưa kịp thanh toán cho người
bán. Nếu ngân hàng đã thanh toán rồi thì người mua chỉ có thể khiếu nại hoặc kiện
người bán ra toà án hay trọng tài nhờ phân xử. Nhiều trường hợp toà án không thể xử
được vì phía đối tác là công ty “ma” hoặc sau khi lấy được tiền hàng đã tuyên bố phá
sản, do đó người mua phải gánh chịu thiệt hại.
Giải pháp:Tốt nhất là người mua luôn phải xem xét, nghiên cứu kỹ đối tác
trước khi ký kết hợp đồng và can thiệp kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu lừa đảo.
III. Các tranh chấp liên quan nhà nhập khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nhiệm vụ của người nhập khẩu là dựa vào
các nội dung khung đã thoả thuận trong hợp đồng để viết yêu cầu mở L/C. Các tranh
chấp mà người nhập khẩu thường gặp trong thanh toán L/C, đó là:
1. Thứ nhất, tranh chấp do thời gian mở L/C. Khi ký hợp đồng xong, người
mua, có thể vì một lý do nào đó mà không mở L/C hoặc mở L/C chậm so với thời hạn
quy định trong hợp đồng mua bán. Mở L/C chậm là việc người mua mở L/C sau khi
thời hạn mở L/C quy định trong hợp đồng đã chấm dứt. Như vậy, nếu hợp đồng quy
định một thời hạn cụ thể cho việc mở L/C thì rất dễ xác định thế nào là mở L/C chậm.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, có trường hợp hợp đồng không quy định hoặc quy định
không rõ ràng về thời hạn mở thư tín dụng, dẫn đến tranh chấp về việc người mua có
mở L/C chậm hay không. Mặt khác, có những hợp đồng chỉ quy định các hình thức
trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng, còn việc chậm mở L/C không phải là
không thực hiện hợp đồng mà là thực hiện không đúng những nghĩa vụ quy định trong
hợp đồng.
2. Thứ hai, tranh chấp do nội dung L/C. Trong nhiều trường hợp, người nhập

khẩu đưa vào L/C một số nội dung khác với hợp đồng mua bán. Nguyên nhân thì có
nhiều, song nguyên nhân chính vẫn là do năng lực đàm phán của một số doanh nghiệp
còn hạn chế, trình độ tiếng Anh chưa tốt, hiểu sai hoặc hiểu không hết các điều khoản
trong hợp đồng mẫu, tranh chấp phát sinh khi người mua phát hiện ra khâu ký kết hợp
đồng chưa chặt chẽ, có nhiều kẽ hở. Nếu tiếp tục thực hiện mở L/C đồng nghĩa với
việc chấp nhận hợp đồng không hiệu quả. Ðể đối phó với thực trạng nói trên, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã cố ý thoái thác trách nhiệm – không mở L/C theo như nội
dung của hợp đồng đã ký kết, và tranh chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi.
3. Thứ ba,tranh chấp do người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành
ngừng trả tiền hàng cho người thụ hưởng mà thiếu một cơ sở pháp lý cần thiết.
Trong thanh toán L/C, việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ
căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân
14


hàng chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về
tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy
sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt
hàng hay không. Nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại
trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho ngân hàng
phát hành. Về mặt nguyên tắc, người mua không được quyền can thiệp vào quá trình
thanh toán của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi. Và nếu ngân hàng không
phát hiện được hành vi lừa đảo nói trên thì ngân hàng vẫn phải trả tiền cho người bán,
do ngân hàng chỉ xử lý bộ chứng từ mà không cần quan tâm đến số phận thực của
hàng hoá. Cam kết trả tiền của ngân hàng là một cam kết chỉ dựa vào chứng từ và sự
phù hợp chứng từ với thư tín dụng, nó độc lập hoàn toàn với các quan hệ thương mại
khác. Ðây chính là một vấn đề mà cho đến nay UCP 600 vẫn chưa đưa ra được một
chế tài xử lý phù hợp. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, trong thực tế, người mua
vẫn có quyền đình chỉ việc trả tiền của ngân hàng. Muốn vậy, người mua phải có các
bằng chứng về sự lừa đảo để làm căn cứ viết đơn yêu cầu toà án ra lệnh cho ngân hàng

đình chỉ trả tiền hoặc kiện ngân hàng để ngăn cản việc trả tiền đó.Trong trường hợp
này, ngân hàng sẽ phải chấp nhận lệnh của toà án, vì UCP vẫn chỉ là văn bản pháp lý
áp dụng dưới luật quốc gia và luật quốc tế.
Ví dụ về tranh chấp
Các vấn đề được đề cập:
Không đưa vào hợp đồng các điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu
Ký hợp đồng bằng tiếng nước ngoài
Đơn phương sửa đổi hợp đồng
Tóm tắt vụ việc:
Nhà xuất khẩu, một công ty Hồng Kông, đàm phán ký kết hợp đồng với Nhà
nhập khẩu, một doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi thống nhất được với nhau hàng hoá
và giá cả, Nhà nhập khẩu đã chuyển cho Nhà xuất khẩu một hợp đồng mẫu mà Nhà
nhập khẩu đã ký với bạn hàng nước ngoài trước đây để Nhà xuất khẩu tham khảo soạn
thảo các điều khoản của hợp đồng.
Sau đó, Nhà xuất khẩu và Nhà nhập khẩu đã chính thức ký hợp đồng mua bán
(ngày 06/12/1996), theo đó Nhà xuất khẩu bán cho Nhà nhập khẩu 10.000 MT ± 5%
UREA với giá 215 USD/MT CFR cảng Quy Nhơn, L/C phải được mở chậm nhất ngày
15/12/1996, quá hạn này mà chưa mở bên mua phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền
phạt này phải được trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C, người bán phải
giao hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở L/C.
Ngày 08/12/1996, Nhà nhập khẩu đã gửi cho Nhà xuất khẩu bản dự thảo giấy yêu
cầu mở L/C với một số điểm khác biệt so với các điều khoản của hợp đồng đã ký và đề
nghị nếu Nhà xuất khẩu chấp nhận thì Nhà nhập khẩu sẽ mở L/C.
Ngày 10/12/1996, Nhà xuất khẩu gửi trả Nhà nhập khẩu bản dự thảo giấy yêu
cầu mở L/C, trong đó chỉ đồng ý ba điểm sửa đổi, từ chối việc sửa đổi bốn điểm khác.
Nhà nhập khẩu lại tiếp tục đàm phán đề nghị Nhà xuất khẩu chấp nhận bốn điểm sửa
đổi còn lại. Đến ngày 14/12/1996, Nhà xuất khẩu trả lời dứt khoát là không đồng ý với
bốn điểm sửa đổi đó.
15



-

Đến 20/12/1996, Nhà nhập khẩu vẫn chưa mở L/C nên Nhà xuất khẩu điện khiếu
nại đòi Nhà nhập khẩu nộp phạt ngày 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500 USD theo
đúng quy định của hợp đồng.
Nhà nhập khẩu từ chối yêu cầu này của Nhà xuất khẩu với lý do là Nhà xuất
khẩu không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu mà
Nhà nhập khẩu đã chuyển cho công ty trước khi chính thức ký kết hợp đồng và không
thiện chí trong việc đàm phán để tiếp tục hợp đồng.
Sau nhiều lần thương lượng (trong đó Nhà xuất khẩu đã đồng ý giảm một phần
tiền bồi thường) nhưng không đạt kết quả, Nhà xuất khẩu kiện Nhà nhập khẩu ra trọng
tài đòi nộp phạt 64.500 USD.
Phán quyết của trọng tài:
Trong bản giải trình, Nhà nhập khẩu trình bày rằng Nhà nhập khẩu chỉ đồng ý ký
kết hợp đồng với điều kiện hợp đồng đó tuân thủ hợp đồng mẫu mà Nhà nhập khẩu
chuyển cho Nhà xuất khẩu. Việc trên thực tế Nhà nhập khẩu đã ký vào hợp đồng với
những điều khoản khác là do Nhà nhập khẩu không thạo tiếng Anh (mà hợp đồng lại
được ký bằng tiếng Anh).
Uỷ ban trọng tài cho rằng các điều khoản trong hợp đồng là do các bên thoả
thuận với nhau. Trong vụ việc này, việc Nhà xuất khẩu đưa hay không đưa vào hợp
đồng những điều khoản giống như hợp đồng mẫu do Nhà nhập khẩu chuyển cho đó là
quyền của Nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu có quyền chấp nhận hoặc từ chối Hợp đồng
do Nhà xuất khẩu soạn thảo. Trước khi ký hợp đồng cần phải đọc kỹ nội dung hợp
đồng, nếu không đồng ý thì Nhà nhập khẩu có quyền không ký. Một khi đã ký vào bản
hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó. Vì thế lý do "không thạo
tiếng Anh" không phải là một căn cứ hợp pháp cho việc không mở L/C (không thực
hiện hợp đồng). Sau khi hợp đồng đã được ký, mọi thay đổi, bổ sung hợp đồng phải
được làm bằng văn bản, có chữ ký của hai bên. Một bên không thể bằng đề nghị đơn
phương của mình mà sửa đổi hợp đồng ban đầu. Do đó, Nhà nhập khẩu không thể viện

dẫn lý do nêu trên để từ chối mở L/C. Trên thực tế Nhà nhập khẩu không mở L/C đúng
hạn thì phải có nghĩa vụ mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng. Không mở
L/C đúng hạn, Nhà nhập khẩu phải nộp phạt theo đúng quy định của hợp đồng.
Từ những điều phân tích trên, trọng tài ra phán quyết buộc Nhà nhập khẩu phải
nộp phạt cho công ty Hồng Kông 64.500 USD.
Giải pháp cho nhà nhập khẩu
Nâng cao những kiến thức cơ bản về phương thức thanh toán L/C.
Nghiên cứu kỹ độ tin cậy của đối tác và tính chất của từng thương vụ.
Ðàm phán kỹ nội dung của hợp đồng trước khi mở L/C, nghiên cứu hợp đồng mẫu
(nếu có); khi viết đơn xin mở L/C thì phải thống nhất với hợp đồng; dùng hợp đồng để
ràng buộc nghĩa vụ giao hàng của người bán; kiểm tra lại quyền từ chối hoàn trả của
người mua trong trường hợp ngân hàng phát hành không hoàn thành nghĩa vụ của
mình.

16


KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các
ngân hang thương mại Việt Nam, là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng phát triển, đồng thời còn hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời
dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát
triển hay không còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và
chính xác.
Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán bằng L/C luôn là
phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh. Việc thanh
toán bằng L/C không những đảm bảo cho quyền lợi của các bên mà còn mang lại sự
thuận tiện rất lớn. Nhung dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn
không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Hiểu biết về thanh toán qua

L/C cùng với việc nắm bắt được các rủi ro trong quá trình này thì việc mua bán ngoại
thương mới hiệu quả và L/C mới phát huy được hết tác dụng của nó.

17



×