Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học có chủ định cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Mục tiêu
của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện (Thể chất, tình cảm, thẩm
mỹ, trí tuệ). Ở giai đoạn này trẻ bước đầu hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, hình thành của trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp cần thiết với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền móng cho việc học
tập ở các giai đoạn tiếp theo.
Ở các bậc học khác thì sách giáo khoa là phương tiện học tập. Còn đối với
bậc học mầm non thì đồ dùng đồ chơi của trẻ chính là 1 phương tiện học tập,
qua đó trẻ tiếp thu được kiến thức thông qua các môn học. Vì thế để tổ chức
hoạt động học cho trẻ đạt hiệu quả thì đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh vật mẫu của cô
phải phong phú, đa dạng và phù hợp với từng độ tuổi.
Vậy làm gì? Làm sao? Và làm như thế nào? Để trẻ thật sự hứng thú vào
giờ học của mình. Điều này làm tôi luôn trăn trở và tìm tòi hướng giảng dạy.
Trước những yêu cầu đổi mới về giáo dục, nhiệm vụ quan trọng của
người giáo viên là phải làm thế nào để mỗi bài giảng của mình là một hoạt động
hay, tạo sự chú ý của các cháu ở lứa tuổi Mẫu giáo. Để làm được điều này tôi
phải tìm tòi, nghiên cứu phương pháp soạn giáo án điện tử, nhằm giúp cho 1
hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin vừa nhanh vừa sinh động, phù hợp tâm
lý của các cháu "Học mà chơi - chơi mà học". Từ đó giúp trẻ ở lứa tuổi Mẫu
giáo phát triển trí tuệ, yêu thích việc học và đến lớp đều đặn hơn.
Trong quết định 81/2001/QĐ – TTg, Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm
vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin
(CNTT) và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo.
Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đưa ra quyết định chọn đề tài “Kinh
nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học có chủ định cho
trẻ 4 - 5 tuổi ”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành học mầm non là mắt xích


đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nhân loài.

1


Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy là một vấn đề vô cùng cấp
bách và quan trọng.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, đời sống người dân cũng có nhiều
thay đổi, khoa học công nghệ thông tin không còn là xa lạ với chúng ta nữa. Đào
tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu của xã hội là vấn đề trọng tâm
của giáo dục. Ngành giáo dục mầm non luôn đặt ra những yêu cầu thực hiện
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để trẻ được phát triển
toàn diện phù hợp với xu hướng thời đại khoa học, công nghệ và thông tin. Đó
là những đứa trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo…
Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện rất hữu hiệu đáp ứng
nhu cầu tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, trau dồi kiến thức nghề
nghiệp của giáo viên; giúp giáo viên không bị lạc hậu trước sự phát triển của xã
hội và khoa học công nghệ. Công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của
giáo viên.
Năm học 2012 - 2013, PGD & ĐT Huyện Nga Sơn đã phát động phong
trào Ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của
cô trò Huyện nga sơn. Đây là 1 phong trào bổ ích và tiện dụng đối với ngành
học Mầm non nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung.
Từ rất nhiều cơ sở và thực tế thì tôi thấy việc ứng dụng Công nghệ thông
tin vào giảng dạy trong ngành mầm non là hoàn toàn hợp lí và mang lại không ít
hiệu quả. Một giáo án tích hợp Công nghệ thông tin ( sử dụng máy tính, máy
chiếu, các chương trình hỗ trợ như: PowenPoint, Plat, Panit…..) có thể cho trẻ 1
cái nhìn trực quan, sinh động về bài học của mình.
Chính vì vậy mà hình thức hoạt động cho trẻ càng phong phú, càng sinh
động bao nhiêu thì càng gây hứng thú cho trẻ bấy nhiêu, trẻ sẽ chóng nhớ lâu

quên.
II. Thực trạng.
Năm học 2012 – 2013 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 – 5
tuổi. Ở giai đoạn này trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá mọi thứ xung
quanh. Qua thực tế tôi thấy có những thuận lợi khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Trường mặc dù nằm ở địa bàn thuộc vùng đồng
chiêm trũng của Huyện Nga Sơn. Nhưng hiểu được sự cần thiết của Công nghệ

2


thông tin đối với mầm non, các cấp lãnh đạo Đảng Ủy - Chính quyền xã và các
ban ngành đoàn thể khác không ngừng quan tâm và giúp đỡ trường về vật chất
lẫn tinh thần.
- Nhà trường đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ vào giảng
dạy như: Máy tính, loa đài, ti vi, lắp đặt Internet. Đồng thời nhà trường cũng
luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện
cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề về chuyên môn, về ứng dụng
Công nghệ thông tin và khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu ứng dụng Công
nghệ thông tin trong giảng dạy sao cho phù hợp và hiệu quả khi sử dụng.
- Thường xuyên dự giờ tham quan lớp khuyến khích đánh giá cao giờ dạy
bằng giáo án điện tử, rút ra nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Bản thân là 1 giáo viên trẻ tuổi, năng động có kiến thức về Công nghệ
thông tin, hơn nữa tại gia đình lại có máy tính và hòa mạng Internet. Chính vì
vậy mỗi hoạt động học của trẻ tôi luôn biết vận dụng kiến thức sư phạm đã được
học, đồng thời sáng tạo thêm trong các hoạt động học có ứng dụng Công nghệ
thông tin và được BGH đánh giá cao.
- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đặc biệt thu
hút trẻ với ưu điểm nổi bật về màu sắc, âm thanh, sự chuyển động linh hoạt…

2. Khó khăn:
Công việc của 1 giáo viên ở bậc học mầm non tưởng chừng đơn giản,
nhưng có ai đó vào nghề sư phạm, dậy mầm non thì mới hiểu được sự nhọc nhằn
trong nghề. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy đối với các bậc
học vô cùng đơn giản, nhưng đối với mầm non là cả một vấn đề cần suy nghĩ.
- Nguồn kinh phí đầu tư các thiết bị Công nghệ thông tin nhằm phục vụ
cho công tác giảng dạy trong trường mầm non còn hạn chế, trường mới chỉ có 2
máy tính, 1 loa vi tính, trong khi có tới 7 nhóm lớp chính vì vậy việc thường
xuyên cho trẻ tiếp xúc Công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Tuy máy tính đem lại nhiều lợi ích cho việc giảng dạy của giáo viên
mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn
cho các phương pháp trực quan khác của giáo viên. Đôi lúc là máy móc nên có
thể gây ra một số tình huống bất lợi cho quá trình bài giảng như mất điện, máy
bị treo, bị virus….và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn
toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.

3


- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở
giáo dục mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế vì
vậy chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.
- Đại đa số phụ huynh làm nông nên chưa có điều kiện tiếp cận CNTT
chưa thật sự quan tâm đến việc học của con.
*Bảng khảo sát mức độ hứng thú với giáo án của trẻ đầu năm:
Nội dung
Tổng số 30
Tỷ lệ %

Tốt

6
20 %

Đạt
Khá
7
23 %

Chưa đạt
TB
6
20 %

11
37 %

III. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Năm học 2012 – 2013, PGD & ĐT Huyện Nga Sơn đã phát động phong
trào Ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của
cô trò Huyện nga sơn. Đây là 1 phong trào bổ ích và tiện dụng đối với ngành
học Mầm non nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung. Vì vậy tôi đã
mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách soạn giáo điện tử và vào
các hoạt động có chủ định cho trẻ lớp mình bằng các biện pháp sau:
1. Tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ về tin học.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần nhận thức được việc
bồi dưỡng tin học cho bản thân là việc cần thiết và quan trong. Để làm được việc
đó giáo viên cần tìm tòi các tài liệu tập san có liên quan.
Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những thành tựu của
CNTT một cách phù hợp và hiệu quả cao. Muốn làm được điều đó thì giáo viên
cần phải có trình độ tin học, phải có niềm đam mê tin học để có thể ứng dụng

CNTT vào giảng dạy thật tốt.
Có rất nhiều phương pháp học tập trau dồi kiến thức tin học:
1.1 . Tự học qua sách vở:
- Hiện nay, lượng trí thức của loài người rất phong phú, nhu cầu nhận
thức là vô cùng, nhưng đời sống của cá nhân lại bị giới hạn bởi thời gian và
không gian do đặc thù của ngành nên việc theo học các lớp còn hạn chế.
- Chính vì vậy việc tham khảo học tập thông qua sách giáo khoa là chủ
đạo đối với tôi

4


- Có rất nhiều sách vở của các nhà xuất bản khác nhau hướng dẫn chúng
ta các kiến thức cơ bản về tin học, tôi đã tìm hiểu và học hỏi được rất nhiều nhờ
vào nó.
Ví dụ: Tác giả Vũ Văn Tuấn chuyên viên tin học PGD Huyện Nga Sơn.
đã soạn thảo1 bộ sách “Tin học văn phòng” nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng cơ
bản về 3 phần chính Mirosoft Wod, Mirosoft Ext, Mirosoft PowerPoint.
Từ tài liệu này tôi đã học tập được nhiều kiến thức, và đặc biệt tôi rất
hứng thú và say mê vào phần Mirosoft PowerPoint nó đã giúp tôi rất nhiều trong
công tác giảng dạy rất nhiều.
Ngoài tác giả trên còn rất nhiều tác giả khác mà chúng ta có thể tham
khảo và học hỏi như: Tự học tin học văn phòng, Tin học căn bản của nhà xuất
bản hồng đức, mẹo vặt thủ thuật trong Internet.....
1.2. Tham gia các lớp tin học do phòng cũng như trung tâm tin học
Huyện mở.
Bất cứ điều gì và bất cứ vấn đề gì cũng thế, muốn biết được thì chúng ta
phải học tập và không những học trong sách mà người thầy là 1 người quan
trọng đối với chúng ta.
Khi theo ở tại các lớp tin học, không những chúng ta có thể trực tiếp được

tiếp thu kiến thức mà hơn nữa chúng ta còn được đối thoại trực tiếp với thầy cô
giáo. Chúng ta có thể nêu lên thắc mắc cũng như ý kiến của mình để kiến thức
thêm chắc.
Trong thời gian qua tôi đã được theo học rât nhiều lớp tin học khác nhau
như:
+ Lớp bồi dưỡng tin học văn phòng do PGD&ĐT Huyện Nga Sơn tổ
chức.
+ Theo học lớp ứng dụng CNTT do TTGD Thường xuyên Huyện Nga
Sơn mở.
+ Theo học tại lớp học do cô giáo Mai Thị Hoa (GV tin học THCS Nga
Trường) mở và giảng dạy.
1.3. Thông qua mạng Internet.
Phải nói rằng mạng Internet là 1 CNTT thật sự bổ ích với tất cả chúng ta.
Khi sử dụng Internet chúng ta có thể khai tác được vô vàn kiến thức. Có thể coi
trang web Google là 1 quyển bách khoa toàn tập, là cẩm nang vô tận.

5


Chỉ cần gõ vào Google nội dung chúng ta cần tìm kiếm là có thể tìm và
biết được điều mà chúng ta đang thắc mắc mà chưa có lời giải đáp.

Hình ảnh minh họa giao diện Google
Nhờ vào công dụng của nó tôi đã lên mạng và tìm kiếm được rất nhiều
thông tin bổ ích phục vụ không những cho chuyên ngàng của mình mà còn rất
nhiều lợi ích cho cuộc sống.
Để phục vụ cho chuyên môn của chúng ta các bạn có thể tham khảo các
trang web: , ……
2. Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu, và phụ huynh đầu
tư trang thiết bị:

Để việc ứng dụng CNTT thật sự có kết quả cao thì đòi hỏi phương tiện để
sử dụng nó phải thật đầy đủ.Trên thực tế cơ sở vật chất của trường còn rất hạn
chế. Chính vì vậy tôi phải tham mưu với các cấp lãnh đạo về việc tu bổ mua sắm
thêm trang thiết bị, nhất là trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy.
2.1.Đối với BGH trường:
Để làm tốt công tác tham mưu với BGH trường thì tôi đã xây dựng 1 bản
kế hoach thật hoàn chỉnh về số lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp với

6


thực tế của lớp cũng như của trường nhất là về CNTT rồi đề xuất và thuyết trình
để BGH biết và tạo điều kiện mua sắm tu bổ trang thiết bị.
2.2. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
Như Bác Hồ đã nói”
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu.
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Vậy xuất phát từ đâu mà công việc dù khó đến đâu mà toàn thể nhân dân
cùng lo lắng chung sức thì việc cũng trôi chảy. Đó là sự “ Đồng tâm, đồng lòng”
là sự tin tưởng của dân vào Đảng, vào chính quyền.
Ở trường mầm non Phụ huynh chính là dân là cánh tay phải đắc lực của
nhà trường. Vì vậy việc phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm
sóc giáo dục đặc biệt là trong công tác Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy nói riêng là vô cùng quan trọng. Khi kết hợp với các bậc phụ huynh giáo
viên có thể hiểu hơn về đặc điểm tâm lý của trẻ để có phương pháp giáo dục đạt
hiệu quả cao hơn.
Muốn làm tốt công tác này ngày từ ngày đầu năm học tôi đã tổ chức họp
phụ huynh của lớp mình. Qua cuộc họp phụ huynh tôi đã trao đổi với phụ huynh
về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học

tập của trẻ. Hơn nữa tôi đã soạn thảo 1tháng 1 lần các bài giảng điện tử mời các
vị phụ huynh đến dự và trực tiếp thuyết trình cho phụ huynh thấy công dụng của
nó. Từ đó làm rõ tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong học
tập của trẻ.
* Kết quả: Trong năm học nhà trường đã mua sắn được 1 bộ máy vi tính,
1 máy in và ưu tiên cho lớp 5 tuổi. Đối với lớp tôi 30/30 = 100% phụ hunh nhiệt
tình ủng hộ và đã mua được 1 tivi màn hình phẳng và 1 bộ ốn áp lioa cho lớp trị
giá 38.000.000 đ phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học có chủ định.
Thông qua giờ học có chủ định áp dụng Công nghệ thông tin và sử dụng
các bài giảng điện tử sẽ cho chúng ta những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những
kỹ năng sống được chuyển tới các bé 1 cách nhẹ nhàng và sống động, góp phần
hình thành ở các bé nhận thức về cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp, mong muốn tạo
ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi
mầm non.

7


Ví dụ: Hoạt động học có chủ định: LQ với toán " Tạo nhóm có số lượng
5, đếm đến 5, nhận biết số 5"
Để có Slide mở đầu tôi vào phần mềm Microsoft PowerPoint để tạo
Slide1, tiếp theo tôi lấy nền cho Slide1 và đánh chữ cần tạo cho phần giới thiệu
bài.
- Tạo nền: Vào Fomats/ Backg round, khi đó xuất hiện hộp thoại vào Fill
Effects…/ Picture/ Sell Pictur ( chọn ảnh cần làm nền)/ Apply ( Chọn nền cho
Slide đang làm)/ Insert

Hình ảnh minh họa quá trình chèn hình nền
+ Chèn âm thanh : Tôi đã dowloat đoạn video clip về máy sau đó vào

Insent/ Movies anh Sounds/ Sounds from File/ Chọn bài hát cần chèn/ Insert.
*Ở phần Ôn đến 4, tạo nhóm có số lượng là 4.
Để tạo được Slide 2 chúng ta nháy chuột vào Slide 1 và Enter thế là chúng
ta đã có Slide 2.
- Tương tự như Slide 1 ta chọn nền cho Slide 2, sau đó ta chèn 4 ôtô cho
trẻ ôn số lượng 4
+ Chèn tranh: Vào Insent/ Pictur/ FromFile (chọn tranh cần chèn)/ Insert.
Thế là ta đã có 1 ôtô và coppy ra 4 ôtô nữa để trể nhận biết số 4.

8


Hình ảnh minh họa quá trình chèn ảnh
Ta tiếp tục tạo Slide mới như các Slide khác. Ở Slide3 ta tiếp tục chèn ảnh
4 máy bay như ôtô.
Tại Slide 4 ta chèn 4 ảnh thuyền, để khác sâu số lượng 4 ta cho 3 thuyền
xuất hiện trước và 1 thuyền xuất hiện sau. Ta làm hiệu ứng cho 1 thuyền thứ 4.

Hình ảnh minh họa tạo hiệu ứng cho ảnh

9


+ Để tạo hiệu ứng cho 1 thuyền xuất hiện sau ta làm như sau: Nháy chuột
phải vào hình ảnh bức thứ 4 của thuyền sau đó vào Custom Animation../ Add
Effect/ Entrance/ Circle.
+ Khi mở Slide4 ta thấy xuất hiện 3 thuyền. Tôi hỏi trẻ có mấy thuyền ( 3
Thuyền) Để có 4 thuyền ta làm thế nào? ( Thêm 1). Khi đó tôi tạo hiệu ứng cho
1 thuyền xuất hiện.
Ở Slide 5 tôi cũng chèn 4 ảnh xe máy, sau đó tạo hiệu ứng cho 2 xe máy

xuất hiện như ở thuyền.
* Ở phần tạo nhóm có số lượng 5, đếm đến 5, nhận biết số 5.
Tôi tạo hiệu ứng cho 5 xe máy chạy ra và tương ứng với 5 xe máy là 5 mũ
bảo hiểm và cuối mỗi dòng tôi gắn số 5. Tôi tạo hiệu ứng cho xe máy, mũ bảo
hiểm và số 5.
+ Để hình ảnh nào xuất hiện trước ta chọn và làm hiệu ứng cho hình ảnh
đó trước.
+ Đầu tiên tôi đưa ảnh lên để tạo hiệu ứng cho cái gì trước tôi nháy chuột
vào đó sau đó vào Add Effect/ Motion Paths/ 6. Right và kéo ra vị trí cần đặt, cứ
như thế tôi làm hiệu ứng cho 5 xe máy đi ra.
+ Và tiếp theo tôi làm hiệu ứng cho 5 mũ bảo hiểm xuất hiện. Tôi nháy
chuột vào mũ bảo hiểm thứ nhất vào Add Effect/ Entrance/ Blinds/Ok. Thế là tôi
đã chọn hiệu ứng cho mũ bảo hiểm thứ nhất, tương tự tôi tạo hiệu ứng cho 4 mũ
tiêp theo để số lượng mũ và xe bằng nhau và tôi tạo hiệu ứng cho số 5 xuất hiện
tương ứng với xe máy và mũ bảo hiểm.

Hình ảnh minh họa tạo hiệu ứng cho xe máy, mũ bảo hiểm, số 5
10


Khi đã có 5 xe máy, 5 mũ bảo hiểm, tôi cho trẻ nhận biết số 5. Tôi sử
dụng phần mềm Paint để vẽ nhiều số 5 trên mỗi số 5 có chứa một nốt chấm tròn
vàng theo thứ tự cấu tạo số 5 .
Khi đã có nhiều số 5 tôi chồng nhiều ảnh số 5 khít lên nhau và tạo hiệu
ứng cho từng bức ảnh đó để nốt chấm tròn màu vàng chạy lần lượt nốt theo cấu
tạo của số 5.

Hình ảnh minh họa cấu tạo số 5 và hiệu ứng cho số 5
Khi đã cho trẻ nhận biết số 5, bây giờ tôi bớt số xe và sô mũ dần biến mất
cho đến hết. Và cuối cùng là số 5 biến mất. Tôi làm như sau: Nháy chuột phải

vào hình ảnh cần biến mất vào Custom Animation../ Exit/ Box/Ok. Cứ lần lượt
như thế tôi cho mũ, xe và số 5 lần lượt biến mất.
* Ở phần ôn luyện:
- Với trò chơi: Bé hãy chọn đúng.
Tôi có cảnh biển dưới hình ảnh biển tôi có các PTGT và yêu cầu trẻ chọn
đúng PTGT đường thủy có số lượng là 5 gắn lên biển. Và cho các PTGT khác
biến mất.

11


Hình ảnh minh hoạ trò chơi và hiệu ứng
Các bước làm tương tự như ở Slide 6.
Khi cho trẻ chơi với các phương tiện trên biển song tôi cho trẻ chơi lại với
phương tiện giao thông hằng không máy bay tôi cho chơi như thuyền và kết
thúc. Khi kết thức tôi mở 1 bài hát cho trẻ đi ra ngoài chơi.
Ví dụ: Trong hoạt động: Âm nhạc Dạy hát: Cô và mẹ
Nghe hát: Bàn tay mẹ
TC: Thi xem ai nhanh nhất
Tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để soạn thảo 1 giáo án
điện tử.
Trước hết muốn soạn 1 giáo án điện tử chúng ta phải có nguồn tài nguyên
phục vụ cho quá trình thiết kế bài giảng.
Đầu tiên ta mở phần mềm Micoisoft PowerPoint, ta bắt đầu thiết kế bài
giảng ở Slide1.
- Ở Slide này tôi chọn nền cho Slide và đánh nội dung cần tạo.
+ Lấy nền: Vào Fomats/ Background, khi đó xuất hiện hộp thoại ta vào
Fill Effects.../Picture/ Sell Pictur..chọn ảnh hợp lý làm nền sau đó ta chon, sau
đó vào Apply (đặt nền cho Slide đang làm) / Insert.
Khi đã lấy được nền ta tạo chữ bằng cách vào TextBox ở góc dưới màn

hình và đánh chữ cần tạo.
12


Thế là ta đã thực hiện song các thao tác cho Slide1 và tiếp tục sang
Slide2. Muốn có Slide 2 ta nháy chuột vào Slide 1 trên thanh kéo và Enter.
- Ở Slide 2 ta chèn ảnh cho Slide này.
+ Chèn tranh: Vào Fomats/ Backg round, khi đó xuất hiện hộp thoại vào
Fill Effects…/ Picture/ Sell Pictur ( chọn ảnh cần chèn) / Insert
+ Tạo hiệu ứng cho ảnh xuất hiện: Custom Animation../ Add Effect/
Entrance/ Circle/ OK.
Với công dụng của phần mềm này tôi đã soạn 1 giáo án điện tử thật sinh
động và hấp dẫn trẻ đưa đến cho trẻ 1 hoạt động thật thoải mái, nhưng cũng
không thiếu nguồn kiến thức trong đó. Tôi tạo nhạc đến lời hát nào thì nốt nhạc
đó nổi lên, các nốt nhạc chuyển động như làn song giúp trẻ biết cường độ của lời
hát.

Tranh minh họa bài giảng điện tử và hiệu ứng trong hoạt động âm nhạc
Ví dụ: Sử dụng phần mềm Painter vào giờ học Tạo hình: Vẽ con gà trống.
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố
được kiến thức của MTXQ, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát và khả
năng cảm nhận cái hay,cái đẹp. Dạy tạo hình là dạy cho trẻ có kỹ năng vẽ, xé
dán, nặn, tô màu….

13


Một điều không thể thiếu trong giờ tạo hình là tranh (vật) mẫu của cô. Với
nhứng bức tranh cô vẽ trên giấy tô màu bằng sáp (màu nước) đã thành quen
thuộc đối với trẻ nó mờ nhạt, không sặc sỡ và sắc nét như vẽ trên máy vi tình.

Những bức tranh mà vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hòa sẽ thu hút sự
chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
Khi dạy tôi cho trẻ xem 1 đoạn video clip các hoạt động của các con gà.
Đàm thoại với trẻ về những gì vừa thấy trong đoạn video clip.
Sau đó tôi cho trẻ quan sát tôi vẽ mẫu con gà trống bằng phần mềm Panit.
Để vẽ được bức tranh tôi vào phần mềm Paint và dùng các thanh công cụ
để vẽ. Trên thanh dọc tôi nháy chuột vào các biểu tượng hình tròn để vẽ đầu và
than. Vẽ 2 đoạn thẳng song song nói giữa đầu và thân. Sau đó vào biểu tượng
đoạn thẳng ngoằn ngèo vẽ mào
Đổ màu

Vẽ mào

Vẽ cổ
Vẽ đầu

Hình ảnh minh họa quá trình vẽ con gà trống
Sau khi đã vẽ được con gà tôi vào biểu tượng cái xô để đổ mực cho hình
vẽ.
Tôi chọn màu sao cho hợp lý với con gà trống và từng bộ phận của nó.

14


Hình ảnh minh họa tranh vẽ con gà trống
Cho trẻ nhận xét và trẻ vẽ theo yêu cầu của cô.
Ví dụ. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động kám phá khoa học.
Trên thực tế có những giờ hoạt động khám phá khoa học giáo viên không
thể đủ điều kiện cho trẻ được cằm nắm hay quan sát trực tiếp. Nếu giáo viên chỉ
cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ

có phần hạn chế. Nhưng nhờ phần mềm PowerPoint tôi đã soan thảo 1 giáo án
điện tử đa màu sắc, âm thanh sống động, nhờ có các Slides và tính năng ưu việt
của phần mềm này.
* Qua giờ hoạt động học có chủ định : Khám phá một số con vật sống
trong rừng.
+ Cho trẻ xem đoạn video clip hoạt động của các con vật đã download về.
Sau đó đàm thoại về đoạn video vừa xem.
+ Cho trẻ quan sát lần lượt từng con vật trên màn hình Microsoft
PowerPoint

15


+ Khi cô chuyển Sides nào thì hình ảnh của các con vật sẽ xuật hiện. Từ
đó trẻ sẽ tập trung chú ý bài dạy của cô để khám phá những bí ẩn sau màm
chiếu.
Để làm được điều đó tôi đã soạn 1 giáo án điện tử từ phần mềm Micoisoft
PowerPoint.
+ Chèn video clip: Tôi vào Internet và dowloat đoạn video clip về máy
sau đó vào Insent/ Movies anh Sounds/ Movies from File.
+ Chèn tranh: Fomats/ Backg round, khi đó xuất hiện hộp thoại vào Fill
Effects…/ Picture/ Sell Pictur ( chọn ảnh cần chèn) / Ok

Hình ảnh minh họa bài giảng điện tử các con vật sống trong rừng
Ví dụ: Hoạt động học có chủ định văn học: Bài thơ “ Em yêu nhà em”
Trước khi lên lớp dạy trẻ, tôi đã vào Internet và dowloat các hình ảnh cần
thiết để soạn 1 giáo án điện tử và trình chiếu cho các cháu. Tôi đã sử dụng các
hiệu ứng cũng như thủ thuật của bản than để soạn bài thật tốt.
Trong giáo án này tôi đã sử dụng phần mềm Flash để tạo hiệu ứng cho các
hình ảnh biết động, tạo ra các trò chơi bổ ích tạo sự chú ý và tò mò của trẻ.


16


Hình ảnh minh hoạ trong bài thơ và hiệu ứng
* Kết quả: Các cháu trong lớp rất hứng thu tiếp thu tốt kiến thức được tôi
truyền thụ dưới hình thức tổ chức hoạt động kết hợp với thực hiện giáo án điện
tử.
IV. Kiểm nghiệm:
Quá trình tổ chức việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy
học tôi đã được kết quả:
1.Trên trẻ
* Bàng khảo sát đầu năm mức độ hứng thú với giáo án điện tử của trẻ:
Nội dung
Tổng số 30
Tỷ lệ %

Tốt
6
20 %

Đạt
Khá
7
23 %

Chưa đạt
TB
6
20 %


11
37 %

* Bảng khảo sát cuối năm mức độ hứng thú với giáo án điện tử của trẻ:
Nội dung
Tốt
Tổng số 30
25
Tỷ lệ %
83.3 %
2. Đối với phụ huynh:

Trẻ hứng thú
Khá
3
10 %

TB
2
6.7 %

Trẻ không
hứng thú
0
0

17



- Phụ huynh đã nhận thấy rõ sự cần thiết của việc Ứng dụng CNTT trong
học tập của con em mình.
- Một số phụ huynh đã cung cấp cho cô những trang web có liên quan đến
việc học của con em mình.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Có thể thấy ứng dụng CNTT trong bậc học mầm non nói riêng đã tạo ra
một biến đổi vầ chất lượng trong hiệu quả giảng dạy, tạo ra một môi trường giao
dục mang tính tương tác giữa giáo viên và học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và bậc học
mầm non nói riêng bằng công nghệ thông tin là cả một quá trình lâu dài và đầy
khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất
mà còn đòi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non.
Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất đoàn kết từ các ban ngành
cho đến giáo viên.
2. Đề xuất:
- Đối với UBND Huyện và Phòng tài chình Huyện quan tâm đầu tư trang
thiết bị, máy chiếu, đèn chiếu cũng như máy vi tính phục vụ cho việc “ Ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”.
- Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Huyện Nga Sơn:
+ Mở lớp học chuyên đề về tin học và việc ứng dụng CNTT.
+ Tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, nhằm đẩy mạnh hơn nữa
công tác ứng dụng CNTT trong dạy và học.
- Đối với trường:
+ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng
CNTT cho toàn thể giáo viên trong trường.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học.
Với những vấn đề trong bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong
được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp, sự thông cảm và hiểu rõ hơn về
đặc điểm, được phát triển toàn diện về mọi mặt.

Trên đây, là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc “Kinh nghiệm
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học có chủ định cho trẻ 4 – 5

18


tuổi ” Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học ngành cũng như của các
bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết

Trần Thị Thắm

19



×