Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục tại lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.47 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” để đặt nền móng vững chắc cho các
chủ nhân trong tương lai của đất nước thì ngành học mầm non là bước khởi
đầu và là nền móng của sự nghiệp giáo dục con người. Giáo dục mầm non là
một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát
triển .
Trong những năm gần đây, nền kinh tế- xã hội của nước ta có sự phát triển
không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và nghành học mầm non nói
riêng cũng đẩy dần từng bước cũng cố và phát triển.
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời
đại của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và mục đích chung của ngành
giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ
những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu
phát triển tổng thể hài hòa của trẻ về 5 mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
thẩm mỹ và tình cảm- xã hội.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng trẻ rất hiếu
động, tò mò, ham học hỏi thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh, hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”.
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn, gợi mở các
hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Việc xây dựng môi trường giáo dục trong
trường mầm non tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều
mới lạ trong cuộc sống, trẻ tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động
nhóm, trẻ tham gia tích cực,tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung
cấp kiến thức, kỹ năng, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết của ngành học mầm non hiện
nay và đặc biệt chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi bước vào lớp 1.
Chính vì vậy mà để giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi bộc lộ hết khả năng của mình,
hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục. Tôi đã đi sâu nghiên cứu và
làm sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoạt động tích cực
trong môi trường giáo dục tại lớp”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn, đây là giai
đoạn cuối cùng của lứa tuổi mẫu giáo, tức là giai đoạn tiền học đường, những
chức năng tâm lý sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện ( nhận thức, tình
cảm, ý chí), tạo điều kiện cho những cơ sở nhân cách ban đầu của con người
1


được hình thành. Khác với người lớn trẻ thật sự học khi chơi, trẻ lĩnh hội
những tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi
mà học, học mà chơi”
Sự cần thiết của chưong trình giáo dục mầm non mới hiện nay đòi hỏi mỗi
giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để xây dựng môi trường
giáo dục phù hợp với đặc thù của nhóm lớp, khả năng tiếp thu của trẻ lớp
mình. Đặc biệt là nghiên cứu để tìm ra các phương pháp, biện pháp giúp trẻ
hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục đó. Nhưng một số giáo viên lại
không coi trọng việc này và cho rằng cứ cung cấp kiến thức, kỹ năng trên các
giờ hoạt động có chủ định là được không cần thiết phải đầu tư vào các hoạt
động khác nhiều.
Căn cứ vào những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được
dưới tác động của giáo dục do bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đưa ra năm
2011. Bên cạnh đó sự nhạy bén, nắm bắt, tham gia các hoạt động của học sinh
lớp tôi trực tiếp giảng dạy trước khi tôi làm sáng kiến trẻ chưa tích cực, mạnh
dạn tham gia các hoạt động, chưa tự hoạt động độc lập được một mình, chưa
tự khởi xướng được các trò chơi mà phải có sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô…
Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi của lớp còn thiếu,
lớp chưa có các giá để đựng đồ dùng đồ chơi ở các góc, đồ chơi ở các góc còn
ít , đồ dùng đồ chơi tự làm như: đồ dùng đồ chơi cô làm, đồ dùng đồ chơi cô
và trẻ cùng làm, đồ dùng đồ chơi trẻ tự làm còn hạn chế…
Phải chăng đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

triển của trẻ vậy chúng ta cần phải làm gì? Đây chính là vấn đề quan trọng đòi
hỏi phải được quan tâm cải thiện cấp bách. Sau khi nghiên cứu và nhận thức
rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và tổ chức cho trẻ MG 5 tuổi, đặc biệt là
trẻ lớp tôi hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục, nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục, chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ MG 5 tuổi
bước vào lớp 1. Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Một số
biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoạt động tích cực trong môi trường giáo
dục tại lớp ”.
II. Thực trạng
Trong quá trình nghiên cứu và làm sáng kiến tôi đã gặp những thuận lợi và
khó khăn sau:
1.Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Bạch có đội ngủ giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn
và trên chuẩn.
2


- Cú hi ph huynh luụn quan tõm n cỏc hot ng ca nh trng c bit
l chi hi ph huynh ca lp mu giỏo 5 tui do tụi ch nhim, ó u t
dựng chi cho con em mỡnh y , hng ng mi phong tro ca trng
ca lp ra.
- Bn thõn l giỏo viờn tr, c tip thu y cỏc chuyờn , luụn tham
kho sỏch bỏo, tp san, cỏc thụng tin i chỳng tỡm ra cỏc phng phỏp,
bin phỏp dy, cỏch t chc cho tr hot ng phự hp vi tr lp mỡnh, giỳp
tr tớch cc tham gia cỏc hot ng hc tp v vui chi.
- Cú ban giỏm hiu trng tr, khe, cú nng lc, luụn quan tõm n cht
lng dy v hc, luụn d gi thm lp gúp ý xõy dng tit hc, xõy dng
mụi trng giỏo dc, cỏch t chc cho tr hot ng
2. Khú khn:
Bờn cnh nhng thun li trng, lp tụi cng gp khụng ớt nhng khú khn

trong cụng tỏc chm súc giỏo dc tr v c bit l vic t chc cho tr hot
ng tớch cc trong mụi trng giỏo dc.
- C s vt cht ca a phng cha ỏp ng c yờu cu ca ngnh hc,
phũng hc ó din tớch nhng t ng dựng chi cũn thiu, cỏc
phng tin hc v chi cũn nghốo ln.
- S s lp Tụi l 35 chỏu nhng lp cha cú giỏo viờn ph nờn thi gian
nghiờn cu v t chc cho tr hot ng cũn hn ch.
- Mt s chỏu cha qua lp mu giỏo bộ, nh m l nm u tiờn ra lp cũn
b ng vi cỏc hot ng hc v chi lp, cha mnh dn tham gia vo cỏc
hot ng cựng cụ, cựng bn.
3. Kt qu ca thc trng:
Tng s tr
35

Tr tớch cc
S tr
23

Tr cha tớch cc
%
66%

S tr
12

%
34%

III. Gii phỏp v t chc thc hin
Môi trờng cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến

khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Để cung cấp nguồn thông tin
tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình, việc đầu tiên giáo
viên phải xây dựng môi trờng cho trẻ hoạt động. Khi xây dựng môi trờng cho
trẻ hoạt động phải đảm bảo theo các nguyên tắc, quy trình xây dựng môi trờng

3


gi¸o dôc trong trêng mÇm non. Sau đây là các giải pháp và cách tổ chức thực
hiện tôi đã đưa ra cho trẻ hoạt động trong quá trình làm sáng kiến:
1.Trang trÝ tranh ¶nh theo chñ ®Ò
- Để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, Tôi đã tận dụng các mảnh
tường trống, dán trang trí các hình ảnh xung quanh lớp và ở các góc phù hợp
với từng chủ đề
VD: Đối với chủ đề gia đình, tôi treo tranh ảnh về gia đình, cả gia đình, các
thành viên, đồ dùng gia đình, các món ăn gia đình…
Tùy vào từng nhánh tôi treo tranh có nội dung của nhánh
VD: + Nhánh 1: “Gia đình tôi” tôi treo các bức tranh, ảnh chụp cả gia đình,
hoặc chụp riêng bố, mẹ, anh, chị, em..
+ Nhánh 2: “Gia đình sống chung một ngôi nhà” tranh ảnh về các kiểu
nhà, các vật liệu để làm lên ngôi nhà, về những người thân trong gia đình…
+ Nhánh 3: “Nhu cầu của gia đình” tranh ảnh về các đồ dùng trong gia
đình, về các món ăn, cả gia đình đi chơi công viên, đi du lịch…
- Thời gian để trẻ khám phá và tìm hiểu về các bức tranh này là vào giờ đón,
trả trẻ, giờ chơi. Tôi trò chuyện cùng trẻ về nội dung các bức tranh, ảnh xung
quanh lớp. Tôi đặt các câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời:
+ Bức tranh này vẽ gì?
+ Con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Bức tranh này nói lên điều gì?
+ Con hãy dựa vào bức tranh và kể thành một câu chuyện?

...
Từ đó cô giới thiệu về chủ đề đang thực hiện, cung cấp kiến thức, bổ sung
kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ hoạt động.
- Các hình ảnh tôi trang trí có nội dung rõ ràng, màu sắc đẹp, hình ảnh sống
động, có tên gọi dưới mỗi bức tranh cuốn hút và kích thích tính tò mò của trẻ.
Các hình ảnh này đều mang tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.
- Tôi trang trí và dán tranh ảnh vừa tầm mắt trẻ, giúp trẻ quan sát, trò chuyện
cùng cô được dễ dàng hơn.
- Khi trẻ vào thực hiện ở chủ đề, các sản phẩm mà trẻ tự làm, cô và trẻ cùng
làm cũng được dán và trang trí ở các góc.
VD: Sau giờ tạo hình, vẽ “Người thân trong gia đình”, vẽ “Ngôi nhà của
bé”… các bức tranh trẻ vẽ đẹp sẽ được treo trang trí ở góc tạo hình, từ đó
khích lệ trẻ, trẻ sẽ có ham muốn làm ra thật nhiều cái đẹp, và biết quý trọng
các sản phẩm nghệ thuật mà mình làm ra,…
4


2. Xây dựng các góc hoạt động trong lớp
Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp nơi trẻ có thể tự làm việc
một mình, hoặc trong nhóm nhỏ, theo hứng thú và nhu cầu riêng, để xem xét
tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
2.1. Cách xây dựng góc hoạt động
Ngoài mảnh chủ đề để xây dựng được các góc hoạt động khác nhau trong
lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được
nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú đa dạng hơn. Các góc hoạt động
thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển. Giúp giáo viên gợi ý,
hướng dẫn trẻ chơi theo khả năng của từng trẻ. Tôi xây dựng các góc hoạt
động trong lớp mình dựa trên các nguyên tắc nhất định của chương trình đề
ra:
- Vị trí các góc hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động đảm bảo tính chất của

hoạt động động tĩnh.
VD: Góc sách đến góc đóng vai, âm nhạc (tạo hình), góc xây dựng, góc
KPKH
- Tạo không gian cho các góc, có chỗ cho hoạt động chung, chỗ cho hoạt
động cá nhân. Các góc có khoảng cách rộng cách nhau hợp lý để đảm bảo an
toàn và vận động của trẻ
- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động, tôi sử dụng các giá, bìa để giúp trẻ
nhận dạng được vị trí các góc chơi và ranh giới giữa các góc nhưng không che
tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của cô
- Tôi luôn thay đổi vị trí các góc, cách trang trí, sắp xếp góc chơi thường
xuyên để tạo sự hấp dẫn mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ
- Tôi lấy tên các góc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung của từng chủ đề.
Các góc được tôi tổ chức với môi trường chữ viết phong phú tạo điều kiện
cho trẻ tiếp xúc làm quen với các chữ cái. Tên gọi của các góc tôi dán với các
hình ảnh phù hợp, giúp trẻ nhận biết góc chơi một cách dễ dàng hơn. Thẻ tên
của các góc hoạt động được tôi bố trí ngang với tầm mắt của trẻ, gần gũi, dễ
hiểu với trẻ
VD: + Đối với chủ đề gia đình tôi đặt tên cho các góc “Căn hộ gia đình”,
“Thư viện gia đình bé”, “Bé khám phá khoa học”, “Bé yêu công trình”…
+ Đối với chủ đề thực vật tôi đổi tên các góc phù hợp với chủ đề “Khu
vườn nhà bé”, “Thư viện của các loài cây”, “Bé khám phá những điều kỳ
diệu”…

5


- Tôi thiết kế sơ đồ của lớp học trên tấm biển lớn và treo gần lối vào lớp để trẻ
dễ xác định các góc trong lớp. Tôi hướng dẫn trẻ xác định các góc trên biểu
đồ, tôi giới thiệu chi tiết theo từng nhóm và giải thích nó là cái gì? Sử dụng
như thế nào?

Sơ đồ này dùng làm biểu tượng lớp học cho trẻ, trẻ sẽ hứng thú đọc nó và tự
hào vì biết đọc nó . Trẻ sẽ cảm thấy hãnh diện khi chỉ cho bố mẹ hay khách
đến thăm biểu tượng của lớp học.
2.2. Xây dựng góc mở:
Trước khi cho trẻ chơi ở các góc kín tôi cho trẻ chơi ở góc mở giúp trẻ ôn
luyện những kiến thức, kỹ năng đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung
và để trẻ định hình, biết được hôm nay mình chơi gì? và chơi như thế nào?
Trong lớp tôi xây dựng được 5 góc mở góc “Bé khám phá những điều kỳ
diệu”, “Căn hộ gia đình”, “Siêu thị rùa”, “Nghệ sĩ rừng xanh”, “Bé yêu công
trình”. Trong 5 góc này có góc tôi sử dựng cho 2 môn học.
VD: Góc “Bé khám phá những điều kỳ diệu” tôi sử dụng cho môn toán và
môn chữ cái, hôm nào có giờ hoạt động làm quen với toán thì tôi sử dụng cho
toán, hôm nào có giờ hoạt động làm quen với chữ cái thì tôi sử dụng cho chữ
cái.
Hoặc góc mở “ Nghệ sĩ rừng xanh” tôi sử dụng cho tạo hình và âm nhạc,
hôm nào có giờ tạo hình thì tôi sử dụng làm góc tạo hình, hôm nào có âm
nhạc thì tôi sử dụng làm góc âm nhạc
Cụ thể các góc mở tôi xây dựng như sau:
*Góc học tập:
Ở góc học tập- sách tôi xây dựng góc mở “Bé khám phá những điêù kỳ
diệu” tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, tạo cơ
hội để trẻ bộc lộ khả năng, qua đó củng cố kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có
trong giờ hoạt động có chủ định . Từ đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được khắc
sâu hơn góp phần hình thành và phát triển biểu tượng toán, chữ cái cho trẻ.
Cách làm:
Tôi sử dụng 1mảng bạt trắng, giấy tăngkim, giấy bóng kính, xốp, găm, keo,
nến dính… để tạo lên hình một con bướm, bạt tôi sử dụng làm nền, giấy bóng
kính tôi làm các túi đựng lô tô, xốp cắt lượn thành các bông hoa lá để gắn chữ
cái, số và lô tô, giấy tăngkim tôi cắt đường viền tạo thành đường bao của con
bướm. Tôi gắn các hoa màu khác nhau để tượng trưng cho từng phần. tôi sử

dụng góc này cho hoạt động làm quen với toán và làm quen với chư cái. Hôm

6


nào có giờ hoạt động toán thì tôi sử dụng cho toán, hôm nào có giờ chữ cái thì
tôi sử dụng cho chữ cái, tôi thay đổi nội dung phù hợp với các hoạt động.
- Đối hoạt động làm quen với biểu tượng toán:

Ở góc này tôi chuẩn bị lô tô, các thẻ số
VD: Đối với chủ đề “động vật” tôi chuẩn bị lô tô toàn là các con vật, các loại
thức ăn của các con vật. Giờ chơi trẻ về góc chơi lấy những chữ số đã học
găm lên phần “Những chữ số đã học”. Giờ hoạt động chung trẻ được, làm
quen với số 7, giờ chơi trẻ đến góc chơi để ôn luyện kiến thức vừa học, trẻ lấy
số 7 và găm lên phần “hôm nay bé học gì”, lấy hình ảnh con vật mà trẻ thích
gắn lên phần “hình ảnh”, lấy 7 lô tô có hình ảnh con vật mà trẻ vừa găm ở ô
hình ảnh găm lên và găm số tương ứng vào ô “số lượng- ghép tương ứng”.
hoặc trẻ có thể lấy 7 con vật này ghép với 7 con vật khác, hay 7 con vật tương
ứng với 7 thức ăn mà chúng thích.
Sau khi trẻ chơi ở góc mở trẻ sẽ về góc kín chơi, ở góc này tôi chuẩn bị các
bức tranh có hình ảnh phù hợp với chủ đề, để trẻ được tìm tòi, khám phá,
7


gạch nối sự liên quan, chia nhóm, viết số tương ứng, nhận biết hình dạng,
kích thước, ôn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng tô, kỹ năng viết số…
- Đối với hoạt động làm quen chữ cái tôi thay đổi nội dung bên trong góc mở
(chữ cái bé học, số nét, hình ảnh, ghép từ).
Ở góc này tôi chuẩn bị lô tô, thẻ chữ cái, chữ số
VD: Đối với chủ đề “thực vật” Tôi chuẩn bị lô tô về các loài hoa, cây lương

thực…Giờ hoạt động chung trẻ được làm quen với chư cái h,k. Giờ chơi trẻ
đến góc chơi và hoạt động ở góc mở trẻ lấy chữ cái đã được làm quen ở giờ
hoạt động chung gắn lên phần “chữ cái bé học”, lấy số tương ứng với số nét
của chữ cái găm lên phần “số nét”, trẻ sẽ lấy một hình ảnh (hoa, cây..) gắn lên
phần “hình ảnh” trong mỗi lô tô hình ảnh đều có các từ chỉ tên (hoa hoặc cây)
đó: như “hoa huệ”, “hoa loa kèn”…Sau đó sẽ lấy các thẻ chữ rời và ghép
thành các từ giống từ trong hình ảnh vừa gắn để gắn lên phần “ghép từ”. Như
vậy sau khi trẻ học ở giờ hoạt động chung trẻ được cung cấp kiến thức thì đến
hoạt động ở góc mở trẻ được củng cố và khắc sâu kiến thức, từ đó giúp trẻ
nắm bắt và phát triển tốt hơn.
*Góc đóng vai:
Góc chơi đóng vai là một trong các trò chơi mà trẻ ưa thích nhất, trẻ được
thực sự khám phá thế giới xung quanh, trẻ học được cách hợp tác cùng làm
việc, học cách chia sẻ, nắm được vai trò xã hội, các giá trị nghề nghiệp, lĩnh
hội các khái niệm có liên quan đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: làm
việc, mượn trả, thứ tự, thời gian. Trẻ học cách tham gia vào hội thoại, học nói
bằng các cách khác nhau, phát triển tình cảm, hình thành các kỹ xảo,phát triển
tư duy…
Ở góc này Tôi xây dựng 2 góc mở “Căn hộ gia đình”, “Siêu thị rùa”
- Cách làm:
Cũng từ các nguyên liệu như bạt, giấy tăngkim, xốp, giấy màu, găm, nến
dính…Tôi tạo lên hình một ngôi nhà nấm, một chú rùa trông thật ngộ nghĩnh.
Mỗi chủ đề tôi thay đổi các nội dung bên trong phù hợp với nội dung của từng
chủ đề
VD: Đối với chủ đề “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ” ở ngôi nhà nấm tôi
phân làm 4 phần mỗi phần có nội dung khác nhau

8



Khi trẻ vào góc chơi “gia đình” trẻ đóng vai nào thì sẽ lấy hình ảnh tương
ứng gắn lên (bố, mẹ, anh, chi, em…), công việc của mỗi thành viên trong gia
đình là làm gì ( thợ xây, làm ruộng, đi học, đi chợ…) trẻ lấy hình ảnh tương
ứng gắn lên, đồ dùng trong gia đình khi chơi cần những đồ dùng gì trẻ lấy và
gắn lên phần “đồ dùng gia đình”, “món ăn gia đình ” hôm nay trẻ sẽ chế biến
món ăn gì? (muối lạc, làm bánh, nộm, nước trái cây, rán trứng…) trẻ sẽ lấy
các hình ảnh và gắn theo đúng quy trình chế biến món ăn đó. Gia đình bé sẽ
đi du lịch ở đâu? Trẻ sẽ lấy hình ảnh (Lăng Bác, Chùa một cột, hoặc các hình
ảnh danh lam thắng cảnh nổi tiếng…) để gắn lên phần “Gia đình bé đi du
lịch”.
Với “siêu thị rùa” đây là góc phục vụ cho trò chơi “bán hàng” trước khi
chơi ở góc kín trẻ sẽ chơi ở góc mở, hôm nay trẻ định mua gì trẻ sẽ lấy lô tô
tương ứng và gắn lên giá tiền cho mặt hàng đó là bao nhiêu trẻ sẽ lấy số và
gắn tương ứng với số tiền mà trẻ mua.

9


* Góc âm nhạc (tạo hình)
Căn cứ vào diện tích của lớp tôi xây dựng góc âm nhạc và góc tạo hình
chung, hôm nào có âm nhạc thì tôi sử dụng làm góc âm nhạc hôm nào có tạo
hình tôi sử dựng làm góc tạo hình. Ở góc này tôi cũng sử dụng các nguyên
liệu: bạt, giấy tăngkim, giấy bóng kính, xốp, găm, nến dính…để tạo lên hình
một con công với tên gọi “Nghệ sĩ rừng xanh” đuôi công xòe ra và được chia
làm 4 phần
+ Đối với góc âm nhạc:

10



Khi trẻ chơi ở góc này
VD: Ở chủ đề gia đình trẻ thích hát bài hát về ai thì trẻ sẽ lấy hình ảnh tương
ứng và gắn lên (ông, bà, bố, mẹ…). Khi biểu diễn bài hát trẻ sử dụng nhạc cụ
gì (trống, phách tre, song loan…) trẻ lấy hình ảnh và gắn lên phần “nhạc cụ”,
trang phục khi biểu diễn bài hát trẻ sẽ mặc gì? Đội gì? Trẻ lấy và gắn lên phần
“trang phục”. Trẻ biểu diễn cá nhân hay tập thể, … trẻ sẽ lấy hình ảnh và gắn
lên “hình thức biểu diễn”. Sau khi trẻ hoạt động ở góc mở trẻ sẽ về góc kín và
lấy nhạc cụ, trang phục vừa gắn giống ở góc mở ra và biểu diễn bài hát mà trẻ
đã chọn.
+ Đối với góc tạo hình:
Tôi thay đổi nội dung phù hợp (đề tài, đồ dùng, sản phẩm).
VD: Với chủ đề thực vật khi chơi ở góc này hôm nay trẻ thích vẽ hoa ( cây,
quả…) trẻ sẽ lấy hình ảnh và gắn lên phần“đề tài”, khi vẽ hoa ( cây, quả…)
11


trẻ cần những gì? (giấy vẽ, sáp màu, giá vẽ…) trẻ sẽ lấy hình ảnh tương ứng
và gắn lên và sau khi trẻ về góc kín vẽ tranh thì sản phẩm mà trẻ vẽ được ở
góc kín sẽ được trưng bày và treo ở phần “sản phẩm”.
* Đối với góc xây dựng:
Cũng được làm từ các nguyên vật liệu như các góc trên tôi sử dụng tạo lên
hình một ngôi nhà mái nhà có ghi dòng chữ “Công trình bé yêu” tường nhà
được chia làm 4 phần:

Trước khi xây dựng công trình ở góc kín thì trẻ sẽ chơi ở góc mở trước.
Trong nhóm chơi trẻ tự phân công công việc cho nhau ví dụ trẻ được phân
công xây nhà thì sẽ lấy hình ảnh ngôi nhà gắn lên phần “phần việc”, trẻ được
phân công xây tường rào thì sẽ lấy hình ảnh tường rào và gắn lên, trẻ được
phân công trồng cây sẽ lấy hình ảnh cây gắn lên, tương tự như vậy với các
phần việc khác. Khi xây dựng công trình cần có những vật liệu gì trẻ sẽ lấy và

gắn lên phần “vật liệu”, và cần những dụng cụ gì (bay, thước, bàn xoa, quốc,
12


xẻng…) trẻ lấy hình ảnh và gắn lên phần “dụng cụ”. Đến phần công trình
chung với phần việc của mình trẻ sẽ lấy các lô tô gắn với phần việc của mình
để gắn lên tạo thành một công trình chung trên góc. Sau khi đã hoàn thành
công trình trẻ sẽ về góc kín để xây dựng công trình giống như công trình vừa
gắn trên góc mở.
Như vậy để khai thác triệt để các tiềm năng trong trẻ, trẻ hoạt động tích cực
hơn trong vui chơi tôi đã xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động. Trong quá
trình cho trẻ chơi ở góc mở rồi về góc kín chơi tôi thấy trẻ tiến bộ hơn, tích
cực hơn rất nhiều từ đó bổ sung kiến thức, kỹ năng mà trẻ có trong giờ hoạt
động có chủ định, kiến thức của trẻ được khắc sâu, trẻ được hoạt đông cá
nhân, hoạt động theo nhóm, được thõa mãn nhu cầu hoạt động và hơn nữa là
bị cuốn hút mạnh mẽ trong quá trình hoạt động
2.3. Đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
Vui chơi là hoạt động chủ động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Khi trẻ chơi
chính là chúng đang sống cuộc sống thực. Chỉ trong khi chơi trẻ mới thực sự
là một chủ thể tích cực hoạt động. Qua vui chơi không những hình thành cho
trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng
nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng
và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực
tìm hiểu sự vật để thõa mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để học, là
con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện . Chính vì vậy
việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi cho trẻ là một vấn đề hết sức
quan trọng nhằm khai thác triệt để các tiềm năng trong trẻ, giúp trẻ hoạt động
tích cực hơn trong các góc chơi.
- Mỗi đồ dùng đồ chơi tôi chuẩn bị, phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo
dục, phù hợp với mức độ phát triển đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi lớp tôi chủ

nhiệm. Các đồ dùng đồ chơi này phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, cô thường xuyên luân chuyển giữa các góc để gây hứng thú cho trẻ
đồng thời sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau.
VD: Có thể sử dụng quả cam, quả chuối, quả ổi, để cho trẻ học, so sánh,
phân loại nhằm phát triển khả năng tư duy của trẻ. Nhưng cũng có thể sử
dụng để chơi đóng vai hoặc để phát hiện vật chìm nổi…
- Các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi được tôi thường xuyên sữa chữa bảo
dưỡng, làm vệ sinh sạch sẽ, tạo sự mới lạ, hấp dẫn, tạo cảm giác an toàn tránh
nguy hiểm cho trẻ.

13


- Đồ dùng đồ chơi có màu sắc, hình dáng đẹp mang tính thẩm mỹ và tính giáo
dục cao.
- Đồ dùng đồ chơi được tôi sắp xếp gọn gàng ở các góc, vừa tầm với trẻ, để
trẻ dễ lấy dễ cất
- Các đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng. Tôi đánh dấu ký hiệu các đồ dùng của
trẻ bằng các chữ cái, chữ số nhằm cung cấp và củng cố kiến thức đồng thời
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mỗi khi sử dụng đồ dùng của mình
VD: Khi trẻ chơi ở góc tạo hình trẻ tìm đúng hộp sáp, lọ keo, bút chì…của
mình theo ký hiệu cô đã gắn cho trẻ, để trẻ sử dụng
3. Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi
Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau và đồ dùng đồ chơi cũng có sự thay
đổi. Để đáp ứng được nội dung, yêu cầu của từng chủ đề và đáp ứng nhu cầu
phát triển của trẻ trong từng chủ đề thì ngoài những đồ dùng đồ chơi mua
sắm, bản thân tôi là một giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, mua, tận dụng các
nguyên vật liệu, phế thải… để làm đồ dùng đồ chơi bổ sung phù hợp với từng
chủ đề cho trẻ hoạt động.
* Đồ dùng đồ chơi cô tự làm:

+ Trước khi bước vào chủ đề mới, tôi chuẩn bị các tranh ảnh có nội dung về
chủ đề để trang trí xung quanh lớp. Vì vậy ngoài những bức tranh sẵn có, tôi
phải vẽ thêm một số tranh để trang trí vào chủ đề, các bức tranh tôi vẽ khi
nhìn vào toát lên được nội dung của chủ đề sắp thực hiện.
+ Làm lô tô phục vụ cho chủ đề
VD: Đối với chủ đề nghề nghiệp Tôi làm lô tô phù hợp với các nhánh trong
chủ đề:
Cụ thể:
Nhánh1 “Nghề truyền thống của địa phương”, từ các mảng họa báo củ,
tranh ảnh có nội dung về nghề truyền thống của địa phương như: nghề dệt
chiếu, nghề xe lõi, nghề làm ruộng, nghề đánh bắt hải sản… các hình ảnh
được tôi cắt và dán vào bìa cứng tạo thành lô tô để phục vụ cho trẻ khám phá
về chủ đề.
Nhánh 2: “Một số nghề phổ biến quen thuộc” cũng từ các mảng họa báo củ,
tranh ảnh tôi sưu tầm có nội dung về các nghề phổ biến quen thuộc như nghề
giáo bộ đội, nghề công an, nghề dạy học, nghề y tế…các hình ảnh cũng được
tôi cắt và dán vào bìa cứng thành lô tô cho trẻ hoạt động khám phá về chủ đề
Tương tự như vậy đối với các nhánh khác và chủ đề khác

14


+ Làm đồ chơi bổ sung cho chủ đề để tạo sự mới mẻ kích thích trẻ tham gia
hoạt động.
VD:
+ Đối với chủ đề “Gia đình” Tôi tận dụng các vỏ chai nước khoáng, trà xanh,
C2, chai nước rửa bát…để làm ra bộ ấm chén, phích nước, những chiếc ghế,
bàn thật xinh xắn bổ sung vào góc chơi đóng vai.
+ Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” tôi tận dụng các miếng gỗ bỏ đi của các bác
thợ mộc đẻo thành những lưỡi quốc, xẻng, cào, bừa, bay, ghép thành ngôi

nhà…bổ sung vào góc chơi xây dựng và góc đóng vai.
+ Đối với chủ đề “Thực vật” Tôi sử dụng các cuộn phim hỏng quấn lại thành
các thân cây và dùng xốp màu xanh lá cây để cắt thành lá gắn lên, thế là tôi đã
tạo lên được mô hình cây cau, cây dừa trông thật đẹp mắt.
Dùng xốp, vỏ thạch và dây dướng để uốn, cắt tạo lên những lẳng hoa, vườn
hoa,…
+ Đối với chủ đề “Động vật” tôi tận dụng các vỏ của hộp sữa chua gắn lại với
nhau, rồi dùng xốp cắt tai, mắt, mũi, miệng, chân, đuôi cho các con vật như
con mèo, con lợn trông thật ngộ nghĩnh.
Dùng vỏ các chai nước cùng với xốp để tạo lên hình các con vật như con bò,
con trâu…
Dùng vỏ chai nước xả vải, nước lau nhà… để cắt tạo thành hình các con vật
như: thiên nga, vịt, công…
Mỗi chủ đề tôi nghiên cứu và làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung phù hợp với
yêu cầu của chủ đề đáp ứng với nhu cầu khám phá về chủ đề của trẻ, tạo cảm
giác mới lạ để trẻ tích cực hoạt động trong môi trường giáo dục.
*Đồ dùng,đồ chơi cô và trẻ cùng làm:
Để trẻ tích cực tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô thì giáo viên là người
hướng dẫn trẻ cách làm sao cho đạt được hiệu quả của đồ dùng làm ra và có
giá trị sử dụng.
Khi hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi Tôi làm mẫu một vài thứ, sau đó
gợi ý cho trẻ làm hoặc cùng tham gia làm với trẻ.
VD:
Làm sách: Cô nêu yêu cầu để trẻ chọn tranh, tô màu và cắt, sau đó cô giúp
trẻ đóng các tờ tranh lại thành quyển sách.
+ Đối với chủ đề “Thực vật” cô yêu cầu trẻ làm sách tranh về cây lương thực,
trẻ phải chọn tranh, tô màu và cắt đúng các cây lương thực

15



+ Đối với chủ đề “Động vật”: Cô yêu cầu trẻ làm sách tranh về con vật sống
trong gia đình, trẻ chọn tranh tô màu và cắt đúng tranh các con vật sống trong
gia đình. Sau đó cô giúp trẻ đóng các tờ tranh thành quyển sách và viết tên
cho quyển sách đó.
Hoặc khi vẽ tranh, trẻ nói lên ý tưởng cô giúp trẻ viết lại ý tưởng của trẻ vào
bức tranh mà trẻ vừa vẽ…
* Đồ dùng, đồ chơi trẻ tự làm:
Một số tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi quen thuộc như: Làm đồ chơi tặng bạn,
làm bưu thiếp tặng bạn, tặng mẹ…Tôi giao nhiệm vụ cho trẻ tự làm, khuyến
khích trẻ có hứng thú làm và hiểu được ý nghĩa của công việc được giao.
Như vậy việc tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là rất cần thiết trong mỗi
chủ đề. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi cô làm còn có đồ dùng đồ chơi cô và
trẻ cùng làm, đồ dùng đồ chơi trẻ tự làm. Trong quá trình tham gia làm đồ
dùng đồ chơi trẻ được hoạt động tích cực dưới sự chỉ bảo của cô, trẻ hăng hái
làm ra các sản phẩm, thấy vui thích khi làm ra được những sản phẩm đẹp, từ
đó trẻ biết yêu cái đẹp, muốn làm ra cái đẹp.
4. Tổ chức cho trẻ hoạt động:
Để trẻ được thực hành, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều
điều mới lạ trong cuộc sống. Đặc biệt là hoạt động tích cực trong môi trường
giáo dục cô đã xây dựng thì cô phải xác định rõ mục đích của mỗi loại tranh
ảnh, đồ dùng đồ chơi, để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi, nghĩ ra nhiều
cách chơi… đáp ứng việc cung cấp và củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
VD: Tranh ảnh ở mảng tường cô có thể sử dụng để giới thiệu chủ đề, cung
cấp kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ hoạt động.
Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên gợi ý cho trẻ tìm ra những dấu hiệu để
trẻ củng cố kiến thức ví dụ về toán: số lượng, hình dạng, kích thước…
VD: + Bưu thiếp con vừa làm, có dạng hình gì?
+ Trên bưu thiếp có dán mấy bông hoa?


- Tôi lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng đồ chơi vào các bước mở chủ
đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại đồ dùng đồ
chơi để đưa vào các hoạt động: hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc…
VD: Các loại tranh ảnh có nội dung về chủ đề, dùng để giới thiệu chủ đề. Lô
tô chuẩn bị cho các nhánh dùng để cho trẻ khám phá chủ đề. Trang phục cho
trẻ đóng kịch, mũ múa…dùng để kết thúc chủ đề.

16


Các đồ dùng như tranh ảnh, mô hình, lô tô, vở, bút, sáp …dùng cho hoạt
động học. Các đồ dùng dùng để cho trẻ chơi ở các góc như lô tô, đồ dùng
trong gia đình, đồ chơi xây dựng, trang phục, mũ múa, bút sáp, giấy màu, giấy
gam, vật liệu phế thải…
- Tôi luôn nghiên cứu và lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích
thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong
các hoạt động.
VD: Trong góc “Bán hàng” Tôi dạy trẻ kỹ năng thêm bớt, nhận biết, phân
biệt, so sánh… “Bán cho tôi 5 quả màu đỏ hơi chua về nấu canh” người bán
hàng sẽ biết ngay đó là quả cà chua. “Hàng của bác hết 3 nghìn”, “Tôi trả lại
bác 2 nghìn”. Hoặc trong góc âm nhạc, tạo hình có thể lồng ghép nội dung về
toán như so sánh số lượng người với số lượng ghế trong trò chơi âm nhạc,
đếm số cây, hoa vừa vẽ…
- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động Tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm, để thõa mãn
nhu cầu phù hợp với khả năng của từng trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển
mọi mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
- Trong quá trình trẻ hoạt động Tôi khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận
dụng môi trường sẵn có và cho trẻ thực hành được nhiều nhất.
- Tôi quan sát gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Cân đối hài hòa các hoạt động:
cá nhân và nhóm, trong lớp và ngoài trời, tĩnh và động, hoạt động do cô khởi

xướng và hoạt động do trẻ khởi xướng…
Khi trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục, cô luôn là người gợi mở, tạo
ra sự thử thách, khuyến khích trẻ, để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá và phát
hiện ra những điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống nhờ vào môi trường giáo
dục cô đã xây dựng tại lớp.
5. Phôi kết hợp với phụ huynh và cộng đồng:
Để sáng kiến của mình đạt kết quả cao hơn. Tôi đã tổ chức họp phụ huynh
của lớp mình và thông qua chương trình giáo dục mầm non mới, để phụ
huynh hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo
dục và đặc biệt là các biện pháp để giúp trẻ hoạt động tích cực trong môi
trường giáo dục đó.
- Vận động các bậc phụ huynh đóng góp đồ dùng học tập và đồ dùng đã qua
sử dụng. Đóng bàn ghế, tủ đựng đồ dùng đồ chơi ở các góc, mua ti vi đầu đĩa.
- Vận động các cửa hàng, nhóm cộng đồng, phụ huynh tặng lớp (hộp bìa, các
tông,vỏ chai lọ, giấy báo, tạp chí cũ, điện thoại không dùng nữa, mũ nón, túi,
khăn, cà vạt, trang sức, hoặc dụng cụ nghề mộc…)
17


- Phối kết hợp với phụ huynh để tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ ở nhà, ở trường
giúp trẻ tiến bộ hơn.
- Trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập và kết quả trẻ hoạt động tích cực
trong môi trường giáo dục tại lớp.
Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc giúp
trẻ hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục. Tôi luôn nhận được sự ủng
hộ nhiệt tình và kết quả vượt quá sự mong đợi .
IV. Kiểm nghiệm
Sau gần một năm nghiên cứu và làm sáng kiến chất lượng trẻ của lớp tôi
nâng cao rõ rệt trẻ tự tin hơn, hoạt động tích cực hơn trong môi trường giáo
dục tại lớp mà tôi đã xây dựng.

Kết quả ban đầu là:
Tổng số trẻ
Trẻ tích cực
Trẻ chưa tích cực
35
Số trẻ
%
Số trẻ
%
23
66%
12
34%
Kết quả sau khi làm sáng kiến:
Tổng số trẻ
Trẻ tích cực
35
Số trẻ
%
33
94%

Trẻ chưa tích cực
Số trẻ
%
1
6%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:

Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ MG 5 tuổi, chuẩn bị tốt kiến thức cho trẻ
bước vào lớp 1, mỗi giáo viên chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra
các phương pháp, biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực bộc lộ hết khả năng,
năng lực của mình. Từ đó phát triển đầy đủ 5 mặt : thể chất, ngôn ngữ, nhận
thức, thẩm mỹ tình cảm kỹ năng - xã hội, tạo tiền đề và đặt nền móng vững
chắc cho sự phát triển con người của thời đại mới đó chính là những chủ nhân
của tương lai của đất nước.
Để làm được điều đó thì mỗi giáo viên mầm non chúng ta phải thực sự yêu
nghề, tâm huyết với nghề và phải thực sự là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Mỗi
giáo viên phải có kiến thức sâu rộng nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ từng lứa tuổi, kiến thức về chương trình giáo dục mầm non mới, kiến thức
về cách xây dựng, cách tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Ở đây vai trò của giáo viên là rất quan trọng, giáo viên là người thiết kế
môi trường cho trẻ hoạt động, là người cung cấp nguyên vật liệu, là người
18


giám sát, hỗ trợ lắng nghe và đưa ra gợi ý cho trẻ hoạt động. Trẻ có hứng thú
tham gia vào các hoạt động, có tích cực hay không phần lớn là do môi trường
đó có kích thích được tính tò mò của trẻ không, có người chỉ dẫn khuyến
khích, giúp đỡ trẻ khi cần không và đặc biệt là có tạo ra sự thử thách đối với
trẻ không.
Như vậy sau gần một năm nghiên cứu và làm sáng kiến tôi đã đạt được một
kết quả khá cao trên trẻ và bản thân tôi cũng được mở mang kiến thức cho
mình. Nhưng để sáng kiến đạt hiệu quả cao hơn, hoàn thiện hơn tôi rất mong
được sự góp ý, xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
II. Ý kiến đề xuất
- Đề nghị cấp trên quan tâm hơn nữa đến các tài liệu phục vụ cho việc chăm
sóc giáo dục trẻ MN đăc biệt là tài liệu cho trẻ 5 tuổi, để giáo viên dạy 5 tuổi
có thêm tài liệu tham khảo.

- Đề nghị với phòng giáo dục cắt cử thêm giáo viên về trường để đảm bảo
việc chăm sóc giáo dục trẻ của trường lớp tôi đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 14 tháng 4 năm 2012
Người làm sáng kiến

Lê Thị Vân Hà

19



×