Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN quản lý mầm non: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục Mầm non là chìa khoá mở đầu trong hệ thống Giáo dục Quốc
dân, nó là nền tảng cho quá trình học tập và rèn luyện của trẻ sau này. Việc
chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành những yếu tố ban đầu về nhân cách của trẻ.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi
người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ
và sự tiến bộ của các cháu.
Bác hồ nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi Mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây,
hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non đều đem lại cho trẻ những
điều kỳ lạ, thần tiên.
Thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới ở trường là rất cần
thiết, vì chương trình được xây dựng theo hướng đổi mới đồng bộ các thành
tố, từ : Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức hoạt
động, cách thức đánh giá trẻ đến điều kiện thực hiện chương trình. Trong đó:
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục, cách đánh giá trẻ là những yếu tố cốt lõi. Nhằm hình
thành ở trẻ những phẩm chất, năng lực chung, những giá trị và kỹ năng sống
cần thiết và nó là phương tiện giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ, nó đã cung
cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được chọn lọc mang tính
khoa học, phù hợp với nhận thức của trẻ và phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
Trong nhà trường môi trường giáo dục bao gồm tổng hoà các yếu tố
môi trường tự nhiên, không gian đất đai, vị trí địa lý, hệ sinh thái tự nhiên.
Môi trường kiến tạo như: Các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học, sân
chơi, khu vệ sinh, vườn hoa cây cảnh và con người…
Môi trường hoạt động giáo dục có vai trò trọng, giúp trẻ được vui chơi,


trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ qua các chủ đề. Để bổ sung
kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ trẻ đã được học.
Vì vậy xây dựng môi trường phải phong phú và đa dạng để gây hứng
thú cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động cá nhân, tập thể. Môi trường đó đã
giúp trẻ tự bộc lộ kỹ năng của mình. Góp phần nâng cao hiểu biết và tạo mối
quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn.
Muốn thực hiện được điều kiện trên, một trong những yếu tố cần thiết
và quan trọng nhất đó là phải tăng cường“ Xây dựng môi trường hoạt động
giáo dực” ở trường Mầm non thật tốt, thì mới đáp ứng nhu cầu của trẻ trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Môi trường hoạt động giáo dục ở đây tôi muốn nói đến đó là bao gồm
tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần phục vụ cho trẻ đó là môi
trường vật chất và môi trường xã hội:
+ Môi trường vật chất bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài lớp,
như: Phòng học, các phòng chức năng, nhà bếp, khu vệ sinh, vườn thiên
nhiên, vườn cổ tích, các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ngoài trời và ở trong
các phòng nhóm lớp … Các đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp phải được thay
đổi và bổ xung phù hợp theo các chủ đề của từng độ tuổi.
+ Môi trường xã hội bao gồm: Trẻ với trẻ, trẻ với cô, trẻ với phụ huynh,
trẻ với môi trường xung quanh….w.
Ở lứa tuổi Mầm non trẻ “ Chơi mà học, học bằng chơi”.
Bởi vậy tôi đã chỉ đạo đội ngũ các bộ, giáo viên, nhân viên tăng cường
“ Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục“ở trường Mầm non. Một môi
trường thật phong phú và đa dạng, gồm có nhiều đồ dùng, trang thiết bị và đồ

chơi cho trẻ được hoạt động học tập, vui chơi một cách thoải mái.
Môi trường hoạt động giáo dục là xây dựng môi trường an toàn, thân
thiện, ấm cúng gần gũi với trẻ, bố trí sắp xếp hợp lý. Có nhiều thông tin mới
lạ, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động, để trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao
tiếp một cách tích cực.
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi
mở, để trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó, nhằm phát triển khả năng,
năng lực của mình. Trước những vấn đề trên không chỉ cho trẻ hoạt động tích
cưc trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động một cách tích cực ở giờ chơi
và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục ở
xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết.Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá
nhân nhiều hơn, trẻ được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của
mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dần trong cuộc sống. Các kiến
thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn
đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo, tăng cường xây dựng môi trường hoạt
động giáo dục ở trường Mầm non”.
Để chỉ đạo xây dựng có hiệu quả đề tài trên, tôi đã tiến hành bằng nhiều
biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng chung:
a.Thuận lợi:
Trường Mầm non xã Nga Tiến có truyền thống chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục các cháu đạt kết quả tốt và đã đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
2


trong những năm đầu tiên của huyện Nga Sơn. Chính vì vậy mà nhà trường đã
có môi trường hoạt động giáo dục cho trẻ Mần non được ổn định.
Mặt khác năm học 2011 -2012 nhà trường luôn được sự quan tâm của
Đảng uỷ và chính quyền địa phương, các đoàn thể trong xã hội như: Hội phụ

nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc, hội phụ huynh của
nhà trường… Đặc biệt trong những năm gần đây phòng Giáo dục và đào tạo
tổ chức các lớp chuyên đề về “Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục”
trong trường Mầm non. Nên các trường trong huyện đã nâng cao về nhận
thức, đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.
Việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động một cách tích
cực và hứng thú. Giúp trẻ phát triển các lĩnh vực một cách toàn diện. Nhận
thức của các bậc phụ huynh về bậc học cũng được nâng lên rõ rệt, đã quan
tâm đến con em mình về cả vật chất và tinh thần nhiều hơn, luôn tạo điều kiện
cho con em mình được học tập một cách tốt nhất.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhìn chung tuổi đời còn trẻ, khỏe,
nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn trên chuẩn là 73%,
các cô giáo yêu ngành, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi và luôn có sự trao đổi
đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác.
b.Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn sau :
- Nga Tiến là một xã vùng ven biển, thuộc xã nghèo của huyện Nga
Sơn, nhân dân chủ yếu là làm nghề nông nghiệp, nên mức thu nhập của nhân
dân thấp. Do vậy việc phụ huynh đóng góp tiền mua trang thiết bị phục vụ
cho việc ăn học trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Còn mốt số phụ huynh chưa
hiểu hết tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
trong trường Mầm Non, nên số gia đình đó chưa đóng góp, ủng hộ để nhà
trường xây dựng môi trường hoạt động giáo dục.
- Đời sống của giáo viên ngoài biên chế trong những năm vừa qua còn
gặp nhiều khó khăn, vì chế độ chưa được đảm bảo, phần nào cũng ảnh hưởng
đến việc chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ ở nhà trường .
- Môi trường giáo dục ở một vài nhóm, lớp chưa phản ánh được toàn bộ
nội dung chủ đề, chưa kích thích trẻ tích cực hoạt động. Còn một vài góc của
một số lớp nội dung của góc phụ chưa bám vào nội dung của góc chính và
chưa được phù hợp chủ đề đang dạy.
- Môi trường giáo duc của một vài lớp còn mang tính chất trang trí là

chủ yếu, chưa được phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đồ dùng đồ chơi, trang
thiết bị còn chưa được phong phú.
- Một số giáo viên chưa khai thác hết được nguồn nguyên liệu sẵn có
của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi. Việc hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động còn ít.
2. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh:
Vào đầu năm học: 2011-2012 tôi đã khảo sát chất lượng về việc“Xây
dựng môi trường hoạt động giáo dục” ở các mặt, như sau:

3


* Đối với nhà trường đầu năm: (Theo thang điểm 100).
Chất
lượng Chất lượng Đầu

xây dựng kế bồi dưỡng CSVChoạch chỉ đạo
CBGV
TTB, đồ
(20 điểm)
dùng - ĐC
(20 điểm)
( 20 điểm)

16

15

XD khuôn
viên trong

nhà trường
sạch đẹp
( 20 điểm)

XD các mối
quan hệ, MT
xã hội trong
nhà trường
( 20 điểm)

17

15

16

Kết quả
Tổng điểm Xếp loại
đạt
( 100 điểm)

79

khá

* Kết quả khảo sát giáo viên đầu năm:
Tổn
g số
Giáo
viên


Nắm vững lý thuyết,
năng lực, nghiệp vụ

Nội dung, hình thức,
PP tổ chức cho trẻ
hoạt động

Thực hành xây dựng
môi trường GD: MT
vật chất và MTXH

Công tác tuyên truyền,
sưu tầm vật liệu phế thải
và hướng dẫn trẻ cùng cô
tự làm làm ĐD ĐC

Kết quả
chung

Tốt

K

TB

Y

T


K

TB

Y

T

K

TB

Y

T

K

TB

Y

T

K

TB

Y


22

5

7

9

1

4

7

9

2

4

7

9

2

4

7


9

2

4

7

9

2

Tỉ lệ
%

22.7

31.8

40.9

4.6

18.2

31.8

40.9

9.1


18.2

31.8

40.9

9.1

18.2

31.8

40.9

9.1

18.2

31.8

40.9

9.1

T
T

1


2

3

* Kết quả khảo sát chất lượng đối với nhóm, lớp đầu năm:
Kết quả khảo sát đầu năm
Nội dung
TS
Đạt
Chưa đạt
tiêu chí
nhóm
Tốt
Khá
T. bình
Số
Tỷ
Số
Tỷ Số Tỷ lệ
, lớp Số Tỷ
Xây dựng môi trường
để trẻ hoạt động có
hiệu quả.
(Cách bố trí, sắp xếp
trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi phù hợp với
từng góc)
Số lớp có đồ dùng, đồ
chơi đảm bảo số lượng
và chất lượng(Các

chủng loại phong phú,
đa dạng có tác dụng
phục phụ cho các chủ
đề, như: Mua sắm, cô
làm, phụ huynh làm,
cô và trẻ cùng làm, trẻ
tự làm)
Cách tổ chức, hướng
dẫn trẻ vào hoạt động
tích cực.

lớp

lệ %

lớp

lệ %

lớp

lệ % lớp

%

10

2

20


4

40

3

30

1

10

10

1

10

3

30

4

40

2

20


10

2

20

4

40

3

30

1

10

4


* Kết quả khảo sát chất lượng đối với cháu đầu năm:
TT

1

2
3


Nội dung
tiêu chí

TS
trẻ

- Trẻ có khả năng
cùng cô làm đồ
dùng, đồ chơi để
xây dựng môi 301
trường giáo dục.
- TrÎ ho¹t ®éng
tÝch cùc ở m«i trêng ®· t¹o trong líp 301
( kiÕn thøc vµ kỹ
năng, thái độ)
- Trẻ høng thó
tham gia ho¹t ®éng 301

Tốt

Kết quả khảo sát đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Khá
Trung
bình

Số
trẻ


Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Tỷ
lệ %

51

16.9

72

23.9 109 36.2

69


23

67

22.3

78

25.9 108 35.9

48

15.9

67

22.3

78

25.9 108 35.9

48

15.9

Qua kết quả khảo sát trên, bản thân là người hiệu trưởng, t«i lu«n trăn
trở và suy nghĩ cần phải làm thế nào tìm ra những biện pháp, giải pháp cụ thể.
Để chỉ đạo giáo viên tăng cường “ Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục”

trong trường Mầm Non Nga Tiến là rất cần thiết, giúp trẻ tìm tòi, khám phá,
trải nghiệm phát hiện ra những điều mới lạ hơn, trẻ được bổ sung kiến thức
mới và củng cố kiến thức cũ. Để góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân
cách cho trẻ.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên học chuyên đề “Xây
dựng môi trường hoạt động giáo dục”:
a. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học lý thuyết:
- Đầu tháng tám năm 2011Tôi đã chủ động mở một lớp chuyên đề có
nội dung về“Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục”, trong thời gian 5
ngày ( từ ngày 05 - 10 tháng 8).
- Bằng các hình thức sau:
+ Ôn luyện các bài giáo viên đã được học ở chuyên đề các năm trước.
+ Đặt câu hỏi cho giáo viên thảo luận nội dung về xây dựng môi trường
hoạt động giáo dục ở trường Mầm non.
Ví dụ:
5


Câu hỏi 1: Đồng chí hãy trình bầy như thế nào là môi trường hoạt động
giáo dục trong trường mầm non? Môi trường vật chất gồm những gi? Môi
trương xã hội gồm những gì?
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy nêu mục đích của việc xây dựng môi trường hoạt
động giáo dục ở trường Mầm non?
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy nêu vai trò ( ý nghĩa) của môi trường hoạt động
giáo dục trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở trường Mầm non.
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy nêu yêu cầu đối với môi trường cho trẻ nhà trẻ
( 12 - 24 tháng hoặc 25 - 36 tháng) hoạt động ?
Câu hỏi 5: Đồng chí hãy nêu yêu cầu đối với môi trường cho trẻ mẫu giáo
(3 - 4 tuổi hoặc 4 - 5 tuổi hoặc 5 - 6 tuổi) hoạt động ?

Câu hỏi 6: Đồng chí hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau về yêu cầu môi
trường cho trẻ hoạt động giữa các độ tuổi ?
Câu hỏi 7: Đồng chí hãy nêu yêu cầu tổ chức môi trường vật chất trong
phòng nhóm, lớp mình phụ trách ?
Câu hỏi 8: Đồng chí hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau về yêu cầu xây
dựng môi trường vật chất trong nhóm, lớp cho trẻ hoạt động giữa các độ tuổi?
Câu hỏi 9: Đồng chí hãy nêu nguyên tắc khi xây dựng môi trường hoạt
động giáo dục trong trường Mầm non?
Câu hỏi10: Đồng chí hãy nêu cách bố trí, sắp xếp các góc ở từng độ tuổi?
So sánh sự giống nhau, khác nhau về bố trí, sắp xếp giữa các độ tuổi?…w
+ Sau khi đặt câu hỏi xong tôi cho giáo viên ôn và nhớ lại một cách
khắc sâu hơn. Nhấn mạnh các nguyên tắc, yêu cầu, cách bố trí, sẵp xếp, cách
tổ chức thực hiện của từng độ tuổi cho việc thực hành trong nhóm, lớp một
cách rõ ràng, cụ thể giúp cho giáo viên không còn mơ hồ trong việc thực hiện.
+ Tiếp theo tôi phân công giáo viên phụ trách các nhóm, lớp và tổ chức
cho giáo viên làm bài tập thực hành theo nhóm lớp mình được phân công trên
giấy A4 và trên bản vẽ ( có thuyết minh).
Ví dụ : Đồng chí Vũ Thị Minh phụ trách nhóm trẻ 25 - 36 tháng tuổi đã
nêu yêu cầu khi xây dựng môi trường hoạt động giáo dục ở nhà trẻ, như sau:
Đối với môi trường hoạt động giáo dục ở nhà trẻ: Màu sắc sặc sỡ, đủ
ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi không quá nhiều và phải gần gũi với trẻ, các giá
đựng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn. Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, vệ
sinh sạch sẽ, cần tạo lập môi trưòng gia đình ấm cúng, nội dung không quá
rộng. Giáo viên đóng vai trò chủ động trong mọi hoạt động.
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Thị Thảo phụ trách lớp 3 - 4 tuổi nêu yêu cầu,
cách bố trí, sắp xếp khi xây dựng môi trường hoạt động giáo dục ở lớp mẫu
giáo, là:
Đối với môi trường hoạt động giáo dục ở mẫu giáo 3 - 4 tuổi: Số góc,
đồ dùng đồ chơi, số lượng, chủng loại không quá nhiều hơn so với mẫu giáo 4
- 5 tuổi và 5 - 6 tuổi. Đồ dùng, đồ chơi màu sắc cũng đẹp, tươi sáng, đảm bảo

an toàn. Bố trí sắp xếp góc chơi hợp lý và vai trò chủ động của cô nhiều hơn
lớp nhỡ và lớp lớn.
6


Ví dụ: Đồng chí Hoàng Thị Huân phụ trách lớp 5- 6 tuổi đã nêu yêu
cầu, cách bố trí, sắp xếp khi xây dựng môi trường hoạt động giáo dục ở lớp
mẫu giáo, như sau:
Đối với môi trường hoạt động giáo dục ở mẫu giáo 4 - 5 tuổi, 5 - 6
tuổi: Cách bố trí các góc chơi nhiều hơn tạo góc mở đề trẻ hoạt động. Đồ
dùng, đồ chơi tạo dựng cho trẻ khả năng phát triển tự lập và sáng tạo, khả
năng tự chọn và tự lập chơi, khả năng tự thương lượng.Trẻ tự thoả thuận góc
chơi và tiến hành chơi.
Lưu ý: Tất cả các độ tuổi khi thiết lập góc nên đưa ra một số dạng rối
để trẻ hoạt động.
b. Tổ chức cho giáo viên thực hành xây dựng các góc mở ở 10 lớp và
thuyết trình:
Sau khi học lý thuyết xong thì tôi tổ chức cho giáo viên thực hành xây
dựng môi trường hoạt động tại nhóm, lớp của mình ở tại thời điểm mà đang
thực hiện chủ đề.
Ở mỗi lớp xây dựng các góc hoạt động khác nhau, nhằm tạo điều kiện
cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn. hình thức
hoạt động phong phú, đa dạng.
Ví dụ : Đối với nhóm nhà trẻ 25 - 36 tháng thì giáo viên phải xác định
được có 4 góc , 3 góc chính và 1 góc phụ:
1. góc thao tác vai
2. Góc hoạt động với đồ vật lắp ráp - xây dựng.
3. Góc ghệ thuật.
4. Góc choi với trang thiết bị đồ chơi vận động
Hoặc đối với lớp mẫu giáo 3 đến 5 tuổi có 6 góc :

1. Góc xây dựng.
2. Góc phân vai.
3. Góc tạo hình.
4. Góc âm nhạc.
5. Góc khám phá khoa học - thiên nhiên.
6. Góc sách.
Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung từng chủ
đề đang thực hiện. Sau đó giáo viên lên thuyết trình các góc mở mà mình đã
trưng bày.
Ví dụ 1: Ỏ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi của cô Nguyễn Thị Hoa chủ nhiệm.
Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách cô giáo đặt tên” Thư viện của gia
đình bé”. Nhưng khi sang chủ đề “ Thế giới động vật” góc sách giáo viên có
thể đặt “Thư viện của các con vật đáng yêu”…w.

7


( Hình ảnh giáo viên đang thuyết trình góc mở)
2. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ“Xây dựng môi
trường hoạt động giáo dục”:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp ban giám hiệu và Phối hợp với
hội phụ huynh để cùng xây dựng kế hoạch. Đồng thời triển khai kế hoạch đó
đến toàn thể cán bộ giáo viên xem mọi người có bổ sung mua sắm thêm gì
không . Sau đó trình kế hoạch đó với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã đồng thời
tổ chức họp phụ huynh toàn trường để bàn bạc và đi đến thống nhất các nội
dung đưa vào thực hiện.
Cụ thể:
+ Nhà trường mua 100m 2 bạt trắng để giáo viên xây dựng góc mở ở
trong lớp và trang trí các mảng tường ở bên ngoài lớp học, như: Các góc trao
đổi với phụ huynh của từng lớp, bảng tin tuyên truyền của nhà trường, với

tổng kinh phí = 4.460.000đ
+ Tôi tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn
thể hỗ trợ kinh phí để tu sửa táp lô, sân thượng của 5 phòng học xây năm
2002 bị xuống cấp. Tu sửa các phòng vệ sinh, sân, hè bị xuống cấp, tu sửa lát
gạch hoa phòng chia ăn và bếp, với tổng kinh phí = 118.750.000đ.
+ Đồng thời tôi đã xin kinh phí mua mới: 3 máy bộ vi tính, 3 bộ ti vi
đầu đĩa, 80 cái sạp ngủ, 20 đôi chiếu, 60 bộ bàn ghế học sinh, với tổng kinh
phí = 62.200.000đ.
+ Về đồ chơi ngoài trời: Năm học này nhà trường đã huy động phụ
huýnh đống gớp kinh phí mua 4 con nhún ( nai, voi, hổ, cá sấu), 1 cái đu xích
dây và đăng ký với phòng Giáo dục mua tài liệu, đồ dùng đủ cho 10 lớp. với
tổng kinh phí = 27.530.000đ.
8


+ Mua sơn màu vẽ tranh nội dung các bài thơ, câu truyện ở các mảng
tường ngoài lớp, với kinh phí = 5.930.000đ. ví dụ sau:

Tranh trên vẽ:Bài thơ Giữa vòng gió thơm và bài thơ Mèo đi câu cá

Tranh trên vẽ:Chuyện Sự tích Mai An Tiêm và chuyện Cáo thỏ gà trống.
9


+ Phối hợp với phụ huynh xây dựng khuôn viên, tu sửa cổng, biển
trường mới, với tổng kinh phí = 31.120.000đ

Hình ảnh : Cổng trường, biển trường Mầm non Nga Tiến mới xây.
+ Xây dựng bổ sung vào vườn thiên nhiên, vườn cổ tích và huy động
các nguồn lực trồng các lọai cây có giả trị ở sân trường. Những cây đó đều

được mang tên người trồng và tên riêng từng loại cây, cho các cháu được
quan sát và chăm sóc . với kinh phí = 6.820.000đ

Hình ảnh : Cô và cháu trường Mầm non Nga Tiến đang nhổ cỏ cho hoa, cây
cảnh ở vườn thiên nhiên, vườn cổ tích.
- Ngoài ra tôi chỉ đạo thủ quỹ nhà trường mua sắm bổ sung đồ dùng
phục vụ ăn uống, ngủ: Như 50 bát Inốc, 50 đĩa, thìa, 1 bếp ga và 4 nồi cơm
điện cao cấp, 15 cái ri đô che cửa các phòng chức năng, 1 tủ lạnh đồ dùng và
mua sắm bổ sung đồ dùng vệ sinh, như: Khăn mặt, ca, cốc, bô, xô, chậu…w .
Với tổng kinh phí = 32.840.000đ.
10


3. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi :
a. Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi:
- Trong dịp hè tôi đã phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học và đồ chơi.
- Vào năm học giáo viên và phụ huynh, học sinh làm đồ chơi từ nguyên
vật liệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề, nhưng có thể sử dụng cho nhiều
hoạt động khác nhau.
Ví dụ: Làm chiếc thuyền bằng xốp có thể cho trẻ đếm, cũng có thể cho
trẻ chơi xây dựng, cũng có thể chơi thả vật chìm nổi… Hoặc trẻ tự làm đồ
dùng, đồ chơi ở các góc chơi và trong các chủ đề, cụ thể như sau:

Hình ảnh minh hoạ: Các cháu học sinh lớp 5 - 6 tuổi trường Mầm non
Nga Tiến đang cùng cô làm đồ chơi.
- Phát động giáo viên sưu tầm và sử dụng nguyên vật liệu phế thải, rẻ
tiền, sãn có ở địa phương để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi, như: Cói, lõi,
thảm, bẹ ngô, bẹ chuối, bèo và những sản phẩm về cây cói…w)

Hình ảnh trên minh họa: Đồ chơi làm từ cây cói của địa phương, được

sử dụng trong các hoạt động giáo dục.
11


b. Tổ chức thi đồ dùng, đồ chơi:
- Ngay đầu năm học tôi đã lên kế hoạch tổ chức cho các nhóm, lớp thi
làm đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ theo các chủ đề. Thời gian mỗi học kỳ 1lần
( lần 1 vào tuần II tháng 9 năm 2011và lần 2 vào cuối tuần I tháng 3 năm
2012.).Việc tổ chức thi đồ dùng, đồ chơi và sản phẩm tự làm của cô và trẻ, là
biện pháp kích thích tính tích cực chủ động sáng tạo của cô và trẻ, thông qua
các hoạt động trong ngày và các chủ đề trẻ đã được thực hiện. Với yêu cầu về
đồ dùng, đồ chơi phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và có tính giáo dục cao
cho trẻ.
- Trong những ngày hội thi này tôi thường chủ động mời các đại biểu
đại diện cho Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh,
các nhà hảo tâm…w đến dự để họ nhìn thấy những công việc nhà trường đã
làm và việc cần phải làm tiếp theo. Để nhà trường tiếp tục huy động mọi
nguồn lực đóng góp ủng hộ trong việc xây dựng môi trường hoạt động giáo
dục ở trường Mầm non đạt kết quả cao nhất.
* Kết quả thi đồ dùng, đồ chơi lần 1, là:
+ 1 lớp đạt giải nhất: Lớp 5 - 6 tuổi, cô Hoàng Thị Huân phụ trách.
+ 2 nhóm, lớp đạt giải nhì: Lớp 5 - 6 tuổi, cô Nguyễn Thị Hoa phụ
trách và nhóm 25 - 36 tháng tuổi, cô Nguyễn Thị Sương phụ trách
+ 3 nhóm, lớp đạt giải ba: Lớp 5- 6 tuổi cô Bùi Thị Lý phụ trách và
nhóm 25-36 tháng tuổi cô Vũ Thị Minh phụ trách. Lớp 4 - 5 tuổi cô Mai Thị
Tuyết phụ trách.
+ 4 nhóm, lớp đạt giải Khuyến khích: 2 Lớp 3 - 4 tuổi cô Mai Thị Anh,
Cô Phạm Thị Hiền phụ trách và nhóm 12 - 24 tháng tuổi cô Trương Thị Thoa
phụ trách. Lớp 4 - 5 tuổi cô Mai Thị Thơm phụ trách.
* Kết quả thi đồ dùng, đồ chơi lần 2, là:

+ 2 lớp đạt giải nhất: 2 Lớp 5- 6 tuổi cô Hoàng Thị Huân phụ trách, cô
Nguyễn Thị Hoa phụ trách
+ 3 nhóm, lớp đạt giải nhì: Lớp 5- 6 tuổi,cô Bùi Thị Lý phụ trách. Lớp
4 - 5 tuổi cô Mai Thị Tuyết phụ trách và nhóm 25-36 tháng tuổi, cô Nguyễn
Thị Sương phụ trách
+ 5 nhóm, lớp đồng giải ba: 2 Lớp 3 - 4 tuổi, cô Mai Thị Anh, Cô Phạm
Thị Hiền phụ trách. Nhóm 25-36 tháng tuổi cô Vũ Thị Minh phụ trách. Nhóm
12-24 tháng tuổi cô Trương Thị Thoa phụ trách và lớp 4- 5 tuổi cô Mai Thị
Thơm phụ trách.
* Về kinh phí: Tôi đã xây dựng cơ cấu giải và mức tiền thưởng cụ thể
trong kế hoạch ở đầu năm. Kết quả 2 hội thi đều đạt như đã cơ cấu:
Giải nhất: 350.000đ
Giải nhì: 300.000đ
Giải ba: 250.000đ
Giải Khuyến khích: 200.000đ
Tổng kinh Phí thưởng cho hội thi đồ dùng, đồ chơi( cả 2 đợt) = 5.350.000đ
12


Hình ảnh minh hoạ: Sản phẩn của các lớp trường Mầm non NgaTiến dự thi
đồ dùng, đồ chơi.
- Tôi đã tổ chức hội thi tại hội trường của nhà trường, để các giáo viên
được trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi trưng bày sản phẩm ngay trong hội
trường. Ban giám hiệu trực tiếp chấm và đánh giá những cô giáo có năng
khiếu về làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động học và chơi của trẻ
trong các chủ đề. Thông qua đó Ban giám hiệu có kế hoạch cho những giáo
viên có năng khiếu này, làm mẫu một số đồ dùng dạy học khó cho các giáo
viên khác học hỏi và làm theo.
* Cách khác: + Sau mỗi chủ đề tôi đều lên kế hoạch kiểm tra sản phẩm
của cô và trẻ cùng làm trong các hoạt động.

Ví dụ: Sản phẩm ở hoạt động góc, sản phẩm tạo hình ở các chủ đề
“Bản thân” với nhánh:“ Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”? Thì ở góc tạo
hình phải có sản phẩm của cô và trẻ như: tranh mẫu của cô, sản phẩm bé vẽ,
nặn,cát, dán các trang phục, các đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng ăn uống….w.
+ Đồng thời lên kế hoạch kiểm tra cách sử dụng sản phẩm của cô và trẻ
tự làm trong các hoạt động học có chủ định, thông qua những lần dự giờ, thao
giảng...w. Từ đó mà tôi thấy chất lượng dạy học của cô và sự tiếp thu của trẻ,
bằng đồ dùng trực quan cô giáo tự làm được nâng lên rõ rệt. Vídụ như sau:

Hình ảnh minh họa: Giáo viên dạy lớp5 tuổi cho học sinh sử dụng đồ chơi trẻ
và cô tự làm trong hoạt động học có chủ định.
13


Tóm lại: Thông qua hội thi này nhằm đánh giá, phát hiện những cháu
có khả năng để bồi dưỡng cho đi thi cấp huyện. Mặt khác nhằm năng cao chất
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Chính vì thế mà năm học 2011–
2012, nhà trường có 10 cháu lớp 5 tuổi đi thi“Bé khỏe, bé ngoan” cấp huyện
đều đạt giải (có 5 cháu đạt giải nhì, 5cháu đạt giải ba).
Với biện pháp này tôi thấy giáo viên và học sinh tích cực tham gia vào
các hoạt động hơn, tiết kiệm được kinh phí mua đồ dùng và góp phần bảo vệ
môi trường mà lại có tác dụng xây dựng môi trường hoạt động giáo dục gần
gũi, thân thiện giữa cô và trẻ hơn.
4. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện “ Xây dựng môi
trường hoạt động giáo dục” ở các nhóm lớp theo mỗi chủ đề.
- Việc kiểm tra đánh giá công tác “ Xây dựng môi trường hoạt động
giáo dục”qua mỗi chủ đề là hết sức cần thiết, bởi vì thông qua hoạt động này
giúp cho giáo viên và ban giám hiệu rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, từ
đó đúc rút kinh nghiệm những gì đã làm được và chưa làm được. Để cùng
nhau khắc phục bổ sung cho chủ đề sau được tốt hơn.

- Trước khi kiểm tra tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể để cho
ban thanh, kiểm tra làm việc đánh giá cho đúng: như:
a. Kiểm tra việc bố trí, sắp xếp các góc của mỗi chủ đề:
- Tạo không gian phù hợp cho khu vực hoạt động trong lớp và ngoài
lớp, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi và hoạt động. Tùy thuộc vào diện tích
phòng học, đồ dùng, nguyên vật liệu, đồ chơi, tùy từng độ tuổi và số lượng trẻ
trong lớp…. để bố trí góc chơi cho phù hợp (3- 4 góc hoặc 5 góc chơi) mỗi
góc phải đủ ánh sáng cần thiết cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Ở chủ đề“Thế giới động vật” Nếu như đồng chí đang thực hiện
chủ đề nhánh “Các con vật đang sống ở dưới nước” thì ở góc thiên nhiên
đồng chí cũng cần phải có các con vật sống ở dưới nước (như: cá, tôm, cua,
…). Việc sắp xếp các góc phù hợp, thuận tiện cho trẻ hoạt động theo nhóm
hoặc cá nhân.
- Sắp xếp góc yên tĩnh cách xa góc hoạt động ồn ào,
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau, góc thiên nhiên ở
ngoài hiên…w.
Tóm lại: Thay đổi vị trí hoặc bố trí sắp xếp lại một số góc, sau mỗi chủ
đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.Tên góc cần được viết
to theo đúng mẫu chữ quy định ( chữ in thường).
b. Kiểm tra cách trang trí, thiết kế và kiểm tra số lượng, chât lượng,
giá trị sử dụng của đồ dùng đồ chơi:
- Trang trí phải phù hợp với mục tiêu yêu cầu giáo dục của từng chủ
đề, khi tiến hành một chủ đề nào đó thì môi trường bên trong (trong lớp) phải
phản ánh đúng chủ đề đó. Giáo viên và trẻ hoàn toàn sáng tạo trong việc thiết
kế môi trường tương ứng phù hợp với khả năng và hoàn cảnh cụ thể.

14


- Bố trí đặt thiết bị, đồ dùng, đồ chơi gây hấp dẫn đối với trẻ, phù hợp

với từng nội dung, từng hoạt động, từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện của
địa phương. Đồ dùng không nên nhiều quá trẻ khó lựa chọn….
- Trưng bày các thiết bị đồ dùng đồ chơi có màu sắc tươi sáng, hình
dáng đẹp, đường nét rõ ràng, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng và đảm bảo an
toàn mọi mặt. Được triển khai trong suốt thời gian tiến hành chủ đề dưới
nhiều hình thức linh hoạt, cách vận dụng trưng bầy trang trí đa dạng. Được
lựa chọn chính đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu phục vụ chủ đề và các sản
phẩm của giáo viên học sinh tự làm. Các đồ dùng, đồ chơi cố định phải được
gián nhãn tên với chữ viết rõ ràng, dễ lấy, dễ sắp xếp lại sau khi dùng.
- Thiết kế môi trường cần lưu ý đến từng độ tuổi của trẻ:
Như vậy: Thông qua việc thường xuyên đánh giá, kiểm tra việc thực
hiện xây dựng môi trường giáo dục qua các chủ đề, đã giúp cho giáo viên nắm
vững các nguyên tắc cách bố trí, sắp xếp, cách tổ chức hoạt động giáo dục ở
trường Mầm non đạt hiệu quả cao.
Cụ thể:
* Kết quả xếp loại chung sau khi kiểm tra đánh giá: Xếp loại tốt: 6
nhóm, lớp đạt 60%, Xếp loại khá: 4 nhóm, lớp đạt 40%, không còn nhóm lớp
nào xếp loại trung bình và chưa đạt.
5. Tăng cường làm công tác xã hội hóa giáo dục:
- Nguồn lực giáo viên học sinh trong nhà trường làm nòng cốt. Xong
tôi luôn coi trọng làm công tác tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền địa
phương, các lực lượng tham gia các cơ quan đóng trên địa bàn, hội phụ
huynh. Để đóng góp trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác “ Xây dựng môi trường hoạt động
giáo dục” ở trường Mần non.
- Vận động các nhà hảo tâm, các hộ kinh doanh trong xã ủng hộ bằng
tiền mặt hoặc hiện vật, cụ thể như:
Ông Phạm Ngọc Đỉnh. Bí thư đoàn xã Nga Tiến ủng hộ nhà trường 10
cây câu tiến vua trồng sân trường.Với tổng tiền là: 2.000.000đ
Ông Phạm Văn Sính. Chủ tịch mặt trận xã Nga Tiến ủng hộ nhà trường

6 cây sáu trồng 2 bên đường cổng vào trường.Với tổng tiền là: 3.000.000đ
Ông Mai Văn Hà, Nhà doanh nghiệp tại xóm 7 xã Nga Tiến ủng hộ nhà
trường 1 bộ Tăng âm và loa máy, Mic, Với tổng tiền là: 5.500.000đ
Bà Mai Thị Lại, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nga Tiến ủng hộ nhà trường
số tiền là: 2.000.000đ để mua máy vi tính.
Bà Nghiêm Thị Tâm, Nhà hảo tâm tại xóm 4 xã Nga Tiến ủng hộ nhà
trường số tiền là: 2.000.000đ để mua máy vi tính.
Ông Nguyễn Văn Hải, phụ huynh tại xóm 1 xã Nga Tiến ủng hộ nhà
trường 4 cây câu cảnh và 2.000.000đ để mua máy vi tính
Gia đình nhà tôi Ông Nguyễn Văn Quản, xóm 9 xã Nga Tiến ủng hộ
nhà trường 3 cây nhãn, 4 cây xanh và 1 mua máy vi tính trị giá 9.500.000đ.
15


Ông Phạm Văn Luyến, Hội trưởng phụ huynh và một số phụ huynh
của lởp 5 tuổi cô Hoa phụ trách, ủng hộ nhà trường số tiền là: 3.800.000đ để
mua ti vi và đầu đĩa cho lớp sử dụng.
Ông Đặng Ngọc Khuynh, Hội trưởng phụ huynh và một số phụ huynh
của lởp 5 tuổi cô Huân phụ trách, ủng hộ nhà trường số tiền là: 3.800.000đ để
mua ti vi và đầu đĩa cho lớp sử dụng
Ông Mai Văn Huấn, Hội trưởng phụ huynh và một số phụ huynh của
lởp 5 tuổi cô Lý phụ trách, ủng hộ nhà trường số tiền là: 3.800.000đ để mua ti
vi và đầu đĩa cho lớp sử dụng.
Huy động mỗi giáo viên ủng hộ từ 3.000.000 đến 4.000.000đ để mua
sắm nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học và đồ chơi xây dựng môi trường hoạt
động cho nhóm, lớp mình dạy đạt kết quả tốt.
- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết tận dụng, sưu tầm các
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sẵn có trong gia đình, Là các vật liệu
phế thải như: tranh ảnh, họa báo, lọ nhựa…rửa nước xà phòng sạch sẽ, phơi
khô đem đến lớp cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng,đồ chơi. Từ đó các cấp, các

ngành, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh và cộng đồng nâng cao nhận
thức về việc “ Xây dựng môi trường giáo dục” cho trẻ hoạt động đạt kết quả
tốt.
- Năm học 2011- 2012 nhà trường đã huy động các nguồn lực đóng góp
kinh phí và xây dựng môi trường hoạt đông giáo dục được, cụ thể là:
+ Ngân sách xã = 222.330.000
+ Phụ huynh đóng góp = 62.400.000
+ Các nhà hảo tâm, doanh nghiềp ủng hộ = 14.500.000đ
+ Các đoàn thể ủng hộ =7.000.000đ
+ Cá nhân ( giáo viên) ủng hộ = 39.500.000đ
Tổng cộng kinh phí thu được đã chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, đồ
chơi là: 289.580.000đ ( Hai trăm tám mươi chín triệu năm trăm tám mươi
ngàn đồng).
IV. KIỂM NGHIỆM:
Kết quả sau quá trình nghiên cứu:
Qua quá trình vận dụng các biện pháp tích cực của bản thân, cùng với
sự nỗ lực phấn đấu chung của tập thể nhà trường đến cuối năm đã đạt kết quả
như sau:
* Đối với nhà trường : Tháng 25/4/2012 đoàn thanh tra toàn diện của
Phòng giáo dục đào tạo về thanh tra tại trường trong đó có nội dung thanh tra
chuyên đề “Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục”.
Kết quả đoàn đánh giá như sau: ( Theo thang điểm 100)

16


Chất
lượng Chất lượng Đầu

xây dựng kế bồi dưỡng CSVChoạch chỉ đạo

CBGV
TTB, đồ
(20 điểm)
dùng - ĐC
(20 điểm)
( 20 điểm)

20

20

XD khuôn
viên trong
nhà trường
sạch đẹp
( 20 điểm)

XD các mối
quan hệ, MT
xã hội trong
nhà trường
( 20 điểm)

20

19

19

Kết quả

Tổng điểm Xếp
đạt
loại
( 100 điểm)

98

Tốt

* Kết quả khảo sát giáo viên cuối năm:
Tổn
g số
Giáo
viên

Nắm vững lý thuyết,
năng lực, nghiệp vụ

Nội dung, hình thức,
PP tổ chức cho trẻ
hoạt động

Thực hành xây dựng
môi trường GD: MT
vật chất và MTXH

Công tác tuyên truyền,
sưu tầm vật liệu phế
thải và hướng dẫn trẻ
cùng cô tự làm làm ĐD

ĐC
T

TB

Tốt

K

Y

T

K

Y

T

K

22

8

10 4

0

8


10 4

0

8

10 4

0 7

10 5

0 8

10 4

0

Tỉ lệ
%

36.4

45.5

0

36.4


45.5

0

36.4

45.5

0

45.5

0

45.5

0

18.2

TB
18.2

TB
18.2

Y

31.8


K

TB
22.7

Y

Kết quả
chung
T
36.4

K

TB
18.2

Y

* Kết quả khảo sát chất lượng đối với nhóm, lớp cuối năm:
TT

1

2

3

Nội dung
tiêu chí


TS
nhóm
, lớp

Kết quả khảo sát cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung
bình
Số
Tỷ
Số
Tỷ
Số Tỷ Số Tỷ lệ
lớp lệ % lớp lệ % lớp lệ % lớp
%

Xây dựng môi trường
để trẻ hoạt độngcó
hiệu quả.
10
6
60
4
40
0
(Cách bố trí, sắp xếp

trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi phù hợp với
từmg góc)
Số lớp có đồ dùng, đồ
chơi đảm bảo số lượng
và chất lượng(Các
chủng loại phong phú,
đa dạng có tác dụng
phục phụ cho các chủ
đề, như: Mua sắm, cô 10
5
50
5
50
0
làm, phụ huynh làm,
cô và trẻ cùng làm, trẻ
tự làm)
Cách tổ chức, hướng
dẫn trẻ vào hoạt động
tích cực.
10
6
60
4
40
0
* Kết quả khảo sát chất lượng đối với trẻ cuối năm:

0


0

0

0

0

0

0

0

0

17


TT

1

2
3

Nội dung
tiêu chí


- Trẻ có khả năng
cùng cô làm đồ
dùng, đồ chơi để
xây dựng môi
trường giáo dục.
- TrÎ ho¹t ®éng
tÝch cùc ở m«i trêng ®· t¹o trong líp
( kiÕn thøc vµ kỹ
năng, thái độ)
- Trẻ høng thó
tham gia ho¹t ®éng

TS
trẻ

Kết quả khảo sát cuối năm
Đạt
Khá
Trung bình

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Tỷ lệ

%

Số
trẻ

Tỷ lệ
%

Chưa
đạt
Số Tỷ
trẻ lệ

301

85

28.2

99

32.9

84

27.9

33 11

301


100

33.2 105 34.9

78

25.9

18

6

301

100

33.2 105 34.9

78

25.9

18

6

Tốt

Qua kết quả trên cho ta thấy chất lượng của cán bộ, giáo viên, học sinh

trong nhà trường được nâng lên rõ rệt hẳn lên so với đầu năm học:
+ 100% cán bộ giáo viên có ý thức về việc xây dựng môi trường giáo
dục trong trường mầm non, môi trường thân thiện.
+ Vệ sinh môi trường 100% các nhóm lớp đều xanh - sạch - đẹp phù
hợp với yêu cầu giáo dục trẻ.
+ Tỷ lệ huy động trong độ tuổi mầm non ra lớp ngày càng cao hơn.
+ 100% các nhóm lớp có đủ trang thiết bị tối thiểu phụ vụ trẻ học tập.
+ 100% các nhóm lớp biết xây dựng môi trường giáo dục qua hoạt
động vui chơi( chơi hoạt động góc).
+ 100% cán bộ giáo viên biết sáng tạo, chịu khó, khéo tay hay làm, tận
dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ
chơi…
+ Có sân chơi, bồn hoa, cây cảnh, vườn thiên nhiên, vườn cổ tích
chung cho toàn trường và các lớp đã xây dựng góc thiên nhiên cho lớp mình
đẹp phù hợp.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Qua thực tế công tác chỉ đạo tăng cường “Xây dựng môi trường hoạt
động giáo dục”trong trường Mầm non xã Nga Tiến. Đã cho chúng ta thấy

18


chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt. Nó quyết định sự hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mầm non một cách toàn diện.
Khi tổ chức cho trẻ thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mói, là
trẻ phải được hoạt động trong môi trường giáo dục phong phú, đa dạng.
Nhưng việc bố trí sắp xếp môi trường đó phải phù hợp với nội dung của tưng
chủ đề, theo từng độ tuổi và phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định.
Do đó việc “Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục” là nhân tố

quyết định đến chất lượng của nhà trường Mần Non, là vấn đề thiết thực đến
lợi ích trước mắt của mai sau, là nguyện vọng thiết tha và chính đáng của đa
phần các bậc cha mẹ học sinh, là thực hiện đúng đường lối, quan điểm giáo
dục của Đảng.
Để có được những kết quả khả quan đáng khích lệ như ngày hôm nay,
trường Mần non xã Nga Tiến chúng tôi đã không ngừng vươn lên và đang có
những biện pháp tích cực, năng động, sáng tạo trong việc phấn đấu để đạt
chuẩn Quốc gia mức độ II vào năm 2014. Góp phần đáng kể vào sự nghiệp
phát triển ngành giáo dục của xã Nga Tiến, của Huyện Nga Sơn và góp phần
nhỏ bé vào sự phát triển của ngành giáo dục của tỉnh Thanh Hóa.
2. Đề xuất:
Đề nghị phòng Giáo dục và đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân
huyện, Sở giáo dục và đào tạo, ủy ban dân tỉnh hỗ trợ kinh phí hoặc đồ chơi
ngờai trơi cho các trường Mầm non thuộc xã bãi ngang.
Trên đây là“Một sốkinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động giáo
dục” cho trẻ trong trường Mần Non Nga Tiến, đã thực nghiệm và có kết quả
khả quan. Song trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong quý cấp lãnh đạo cùng hội đồng khoa học các cấp, các bạn
đồng nghiệp xem xét góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện
hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Tiến; ngày 15 tháng 4 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Thắm

19




×