SỞ
SỞGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOTHANH
THANHHÓA
HÓA
PHÒNG
PHÒNGGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠONGA
NGASƠN
SƠN
SÁNG
SÁNGKIẾN
KIẾNKINH
KINHNGHIỆM
NGHIỆM
MỘT
MỘTSỐ
SỐBIỆN
BIỆNPHÁP
PHÁPRÈN
RÈNLUYỆN
LUYỆNNỀ
NỀNẾP
NẾP
CHÀO
CHÀOHỎI
HỎILỄ
LỄPHÉP
PHÉPCHO
CHOTRẺ
TRẺ24
24--36
36THÁNG
THÁNG
ỞỞTRƯỜNG
TRƯỜNGMẦM
MẦMNON
NONNGA
NGATHÀNH
THÀNH
Người
thực
hiện:
Trần
ThịThị
Minh
Người
thực
hiện:
Trần
Minh
Chức
vụ:
Giáo
viên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn
vị công
tác:tác:
Trường
mầm
nonnon
Nga
Thành
Đơn
vị công
Trường
mầm
Nga
Thành
SKKN
thuộc
lĩnh
vực:
Chuyên
môn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH
THANHHÓA,
HÓA,NĂM
NĂM2016
2016
1
MỤC LỤC
STT
A
1
2
3
4
B
I
II
III
IV
C
I
II
Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số trang
1
1
2
2
2
3
3
4
5 - 19
19
20
20
20
A. MỞ ĐẦU
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cha ông ta có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Lễ phép là nét đẹp văn hoá
được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận đánh giá phẩm chất của một người dân Việt
Nam. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh
tế phát triển mạnh. Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn
minh. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc,
của cộng đồng. Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc
trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
Thế giới trẻ thơ – một thế giới đã từng là đề tài của biết bao cuốn sách,
nguồn cảm xúc của bao nhiêu tác giả. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ vàng ngọc để
phát triển những năng khiếu về văn hóa nghệ thuật của mỗi con người. Từ thực
tế cũng như nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học
đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần
kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành
những nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm
chất tâm lý, nhân cách của con người dần dần được định hình.
Như chúng ta đã biết giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phạm trù quan trọng
trong nội dung giaó dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở
ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội . Trẻ khoẻ mạnh
nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường
nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích
tìm tòi khám phá thế giới xung quanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ
nhàng, khéo léo. Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới như trước
đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có
hiệu quả, đây chính là vấn đề mà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm. Đặc biệt
hơn đối với trẻ mầm non đặc đề của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho
nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường
xuyên như các cụ ta có câu:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây
Bên cạnh đó vì mục tiêu giảm tỉ lệ 3 con nên số con trong gia đình ít đi thì
trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá muốn gì được nấy….đây cũng là vấn
đề không nhỏ ảnh hưởng đến giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa
hiểu về tầm quan trọng trong giáo dục lễ giáo cho con em mình ở tuổi mầm non
nên thường phó mặc cho giáo viên ở trường. Là giáo viên mầm non tôi thấy
việc giáo dục lễ giáo được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao đâu
đó vẫn còn những câu nói cụt , những hành vi thiếu văn minh. Vậy làm thế nào
và bằng cách nào để giáo dục lễ giáo mang lại hiệu quả . Đây là vấn đề cấp bách
của toàn xã hội không phải của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành
3
giáo dục Mầm non, vấn đề cấp bách của toàn xã hội, là giáo viên mầm non tôi
suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là việc làm
cần thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà
còn cả nhiều cấp học khác.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là giai đoạn trẻ còn đang tập nói. Ở giai đoạn này trẻ
hay bắt chước theo những gì thấy được xung quanh mình, những gì mà mọi
người làm, trẻ còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép còn ứng xử
theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và cô giáo. Nề
nếp chào hỏi của một số trẻ chưa được hình thành, trẻ không mạnh dạn khi chào
hỏi hay chào thế nào cho đúng, nhút nhát khi gặp người lạ, bướng bỉnh khi nghe
cô hoặc cha mẹ nhắc nhở chào.
Chính vì những vấn đề trên bản thân tôi nghĩ đây là vấn đề rất cần thiết để
hình thành và phát triển nhân cách con người truyền thống Việt Nam. Nhận thức
được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ nghiên cứu và áp dụng “ Một số biện
pháp rèn luyện nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ 24 - 36 tháng ở trường mầm
non Nga Thành” vào việc dạy trẻ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá thực trạng nề nếp chào hỏi lễ phép của trẻ nhóm 24 - 36 tháng
tuổi.
- Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp chào hỏi lễ
phép cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt
động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ đạt được kết
quả tốt nhất.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng ( Do lớp tôi phụ trách )
- Trường: Mầm Non Nga thành.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu một số tài liệu liên quan nhằm mục đích
xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
Nghiên cứu các lý luận, tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi để
tìm ra những nguyên nhân làm rõ vấn đề cho việc nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Bao gồm:
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của trẻ trong quá trình thực
hiện.
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng giao tiếp, quan sát hàng ngày
- Phương pháp khảo sát trẻ: Tiến hành khảo sát trên 23 trẻ độ tuổi 24-36
tháng tuổi về khả năng chào hỏi của trẻ.
4
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp được đề
xuất để kiểm chứng tính đúng đắn của các biện pháp đưa ra.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Xử lý kết quả nghiên cứu bằng các
công thức toán học thống kê, tính phần trăm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên
của mỗi con người phải là “Tiên học lễ ,hậu học văn “Lễ phép là nét đẹp văn
hoá được đặt nên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta
thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau,
nhưng đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con
người. Việc giáo dục đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ còn rất hạn
chế.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non nói chung và rèn luyện nề nếp chào hỏi lễ
phép cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, là một phần rất quan trọng trong nội dung
giáo dục trẻ, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ khác biệt là tuổi mầm
non. Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục trẻ mầm non ghi rõ. Hình thành cho trẻ
những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khoẻ mạnh
nhanh nhẹn, phát triển hài hoà, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường
nhịn giúp mọi người, biết yêu thương và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu
biết, thích khám phá và tìm tòi một số khả năng: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin
lỗi và nhận lỗi.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh
thương chiều con quá mức thích gì chiều đấy, cũng có phụ huynh do công việc
bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hết việc chăm sóc cho người
giúp việc. Việc dạy trẻ trong trường mầm non không còn được chú trọng con em
trẻ nhà chỉ tự do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, trẻ còn đang nói
ngọng, chưa biết kính trọng, lễ phép vì người lớn tuổi và bạn bè. Trẻ 3-4 tuổi ở
thời kỳ này phát triển về ngôn ngữ rất mạnh, nhanh nhớ nhớ và nhanh quên. Nếu
trẻ được giáo dục trong một môi trường lành mạnh tức là gia đình, xã hội, nhà
trường giáo dục trẻ về lễ giáo thì trẻ phát triển sẽ tốt hơn và ngược lại nếu gia
đình mà không chú trọng vào việc giáo dục lễ giáo để trẻ tiếp thu hoặc nghe thấy
mọi người nói những ngôn từ không đẹp thì trẻ sẽ bắt trước ngay. Là một cô
giáo mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy nghĩ và nhận thấy
rằng việc rèn luện nề nếp chào hỏi lễ phép hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là
việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không chỉ riêng bậc
học mầm non mà còn nhiều bậc học khác đó là vấn đề lôi cuốn toàn xã hội, việc
giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết mối quan hệ giao tiếp vì cộng đồng
nhằm vào trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng
5
Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp ưu việt và quan trọng nhất của loài
người. Nhờ ngôn ngữ, mỗi cá nhân có thể trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ,
thực hiện hành động…đối với mọi người xung quanh. Song, trước khi giao tiếp
thực sự, bằng cách nào đó chúng ta phải nhập thân vào cuộc giao tiếp, phải thu
hút sự chú ý của người đối thoại, phải xưng hô với người đó…Nghi thức lời nói
bao gồm chào hỏi, làm quen, chia tay, chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi, an ủi, yêu
cầu, mời mọc (có chức năng “thiết lập quan hệ tiếp xúc” giữa những người tham
gia giao tiếp. Chức năng này được thể hiện rõ rệt nhất trong nghi thức chào.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi hoàn toàn không hiểu các khái niệm, hoặc chưa có
khái niệm đầy đủ về lễ phép hay quy tắc xã giao. Bé chào vì thói quen hoặc vì
bố mẹ nhắc chứ không phải vì sự lễ phép. Vì vậy không thể quy kết trẻ không
chào là hư. Muốn con chào hỏi, bố mẹ, người lớn hãy chào con trước đã. Rất
nhiều người lớn hỏi trẻ : 'Con chào cô/bác chưa?', trong khi lại chưa chào bé.
Muốn trẻ làm gì bạn hãy làm trước. Muốn trẻ chào cô bạn hãy khoanh tay lại và
chào thay trẻ: "Con chào cô!", cô cũng vậy: "Cô chào Minh Anh!" (Hãy chào
tên bé để bé thấy mình được tôn trọng và cũng để bé chú ý đến lời chào của
mình)
Để dạy được trẻ nghe lời, điều quan trọng nhất là phải có tấm gương, có thể
là bố mẹ, người lớn, bạn bè cùng lứa tuổi. Dạy trẻ là một sự kiên nhẫn sửa mình!
Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng
tuổi, nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức,
thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi... thường xuyên liên
tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình thì việc rèn luyện
nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
Bản thân là giáo viên trẻ luôn tâm huyết với nghề, coi học sinh như con
mình, luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tham khảo sách báo, tập san, thông tin
đại chúng để tìm ra các phương pháp, biện pháp dạy và hướng dẫn trẻ phù hợp
tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành học Mầm non, trong đó có
chuyên đề lễ giáo và tôi luôn được sự quan tâm động viên của Ban giám hiệu
nhà Trường, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp.
Trường Mầm non Nga Thành là Trường chuẩn quốc gia có đầy đủ đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tuy nhiên
trong việc giáo dục nề nếp thói quen chào hỏi lễ phép cho trẻ tôi còn thấy
những khó khăn như sau:
Bản thân chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn
luyện giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non.
6
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục lễ giáo cho trẻ để giáo viên
nghiên cứu, tham khảo.
Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động
Có nhiều cháu mới đi học chưa biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép còn trả lời trống
không với người lớn tuổi, bạn bè và cô giáo.
Khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trẻ
nói ngọng và một số trẻ chưa biết nói.
Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những hành vi cần thiết phù hợp
theo độ tuổi.
Về phía các bậc phụ huynh: Quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ nhưng chưa có
kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong việc rèn nề nếp chào hỏi cho con mình.
Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp
cho trẻ chưa quan trọng “Trẻ con biết gì mà rèn”.
Xuất phát từ đặc đề chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc
giáo dục lễ giáo cho trẻ muốn trẻ lớp tôi có những kỹ năng lễ giáo tốt.
Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến
hành khảo sát kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát đầu năm về nề nếp chào hỏi lễ phép ban đầu cho trẻ:
STT
Nội Dung
1
Trẻ biết chào cô giáo lễ
phép
Trẻ biết chào bạn bè trong
lớp.
Trẻ biết chào các cô, bác và
mọi người trong trường khi
bé gặp
2
3
Tổng
sổ trẻ
Trẻ đạt
Số trẻ
%
Trẻ chưa đạt
Số trẻ
%
22
10
45
12
55
22
6
27
16
73
22
5
22,5
17
77,5
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã trăn trở làm thế nào để nâng cao nề nếp chào
hỏi lễ phép cho trẻ 24 - 36 tháng, tôi quyết định lựa chọn các giải pháp trọng tâm
để thực hiện có hiệu quả như sau:
III- CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo chào hỏi lễ phép.
* Ở ngoài lớp học:
Trong lớp tôi xây dựng góc tuyên truyền lễ giáo được phân thành 2 mảng:
một bên là giáo dục hành vi bằng hình ảnh, 1 một bên là các bài thơ câu truyện
có nội dung giáo dục lễ giáo. Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các loại tranh
ảnh, câu truyện, bài thơ, ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục lễ giáo chào hỏi
phù hợp với độ tuổi của trẻ cho trẻ xem hàng ngày, cho trẻ hoạt động trải
nghiệm với sách, tranh ảnh, giúp trẻ hình thành ý thức hành vi.
7
Mặt khác tôi còn dán các hình ảnh to một bạn nhỏ đang khoanh tay chào cô giáo
ở bên ngoài của lớp để hàng ngày trẻ được bố mẹ đưa đến lớp trẻ được nhìn thấy
các hình ảnh đó, mục đích như nhắc nhở trẻ chào cô trước khi vào lớp.
Góc tuyên truyền của lớp không thể thiếu mục giáo dục lễ giáo cho trẻ, đây
là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ lứa tuổi này tư duy
trực quan hình ảnh là chủ yếu. Chính vì thế, mà góc tuyên truyền cần phải sinh
động và phong phú với những hình ảnh đẹp, hấp dẫn trẻ. Qua đó trẻ được trực
quan bằng hình ảnh những gương tốt, việc làm tốt hoặc qua thơ, truyện… thì trẻ
dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Bên cạnh đó thông
qua góc tuyên truyền phụ huynh biết được kế hoạch chăm sóc- giáo dục của lớp
để có hướng nhắc nhỡ và rèn thêm cho trẻ để giúp trẻ nhớ lâu hơn.
Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào
cho trẻ xem, hoặc có thể là một bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp. Thời gian
rảnh tôi cho trẻ đến xem, trò chuyện và đàm thoại với trẻ về những hình ảnh đó
để qua đó giáo dục trẻ những hành vi văn minh.
Hình ảnh minh họa
* Ở trong lớp học:
Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực. Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi
trường xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này.
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được
sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để
hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc
biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một
không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục
trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm
của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.
8
Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và
giáo dục lễ giáo cho trẻ. Vì vậy giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù
hợp để giáo dục. Môi trường trong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ
làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt động để
giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo.
Tạo môi trường thân thiện với trẻ, gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ thấy
tự tin , thoải mái.
Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ
chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động.
Chính vì vậy tôi đã đẩy mạnh việc xây dựng môi trường lớp học như sau:
Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung chơi
cụ thể ở các góc theo từng chủ đề, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn
Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm
giác mới lạ hấp dẫn trẻ
Còn đối với kệ góc đồ chơi đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau
dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi
trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.
Hình ảnh trẻ sắp xếp đồ chơi gọn gàng
3. Rèn luyện nề nếp thói quen chào hỏi lễ phép thông qua các hoạt động
trong ngày.
Đối với trẻ thì hầu như khoảng thời gian ban ngày là trẻ ở trường lớp mầm
non, vì vậy giáo viên chúng ta phải biết tận dụng mọi thời đề trong ngày để giáo
dục nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ.
* Rèn nề nếp thói quen thông qua giờ đón và trả trẻ: :
+ Với thời gian đầu: Khi trẻ mới đến lớp trẻ còn ngỡ ngàng chưa có nề
nếp, trong giờ đón, trả trẻ tôi thường làm gương cho trẻ đó là tôi không đợi,
cũng như không nhắc trẻ chào mà tôi chào trẻ, mọi người trước, từ đó tạo cho trẻ
9
sự thoải mái cũng như sự cần thiết, thói quen chào khi đến trường hàng ngày
cũng như khi về.
Ví dụ:
Khi phụ huynh đưa trẻ vào lớp tôi nói:
+ Cô chào con.
Khi dẫn trẻ vào lớp tôi hướng trẻ quay ra hướng phụ huynh và chào như:
+ Con chào mẹ, “Con chào bố” “ Con chào ông”; “Con chào bà”
+ Một thời gian sau : Khi trẻ quen và có nề nếp chào cô giáo và mọi người
tôi nâng dần mức độ lên như dạy cho trẻ cách chào người lớn bằng cách khoanh
tay và giải thích cho trẻ hiểu việc khoanh tay chào người lớn là ngoan, là lễ phép
sẽ được mọi người yêu mến nhiều hơn. Khi trò chuyện với trẻ vào các buổi đón,
trả trẻ tôi hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ khoanh tay chào. Từ đó khi phụ huynh
đưa đón trẻ tôi chỉ cần nhắc nhở khéo trẻ.
Ví dụ:
Khi phụ huynh đón, trả trẻ vào lớp tôi nói: Bạn Lan hôm nay biết chào
người lớn bằng cách khoanh tay rồi đấy, bạn Lan khoanh tay chào xem giỏi
chưa nào?
Cứ như vậy tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ khéo léo mà trẻ đã biết cách chào
khoanh tay mà không cần tôi nhắc nhở.
+ Với thời gian cuối năm:
Thời gian cuối năm học là lúc trẻ đã mạnh dạn và ngôn ngữ của trẻ đã
phát triển tốt hơn, hầu như trẻ đã lên 3 tuổi. Trong giờ đón trả trẻ tôi còn hướng
dẫn và trò chuyện với trẻ về cách chào cả tên như: Nếu các con biết tên cô giáo,
tên bố mẹ hay tên các bạn thân của mình trong lớp các con hãy chào rõ tên nhé
Ví dụ:
+ Con chào cô Minh ạ.
+ Con chào cô Minh con về ạ
+ Tớ chào bạn Lan tớ về.
Tôi cho trẻ tập chào trong thời gian rảnh lúc đón, trả trẻ và nâng cao mức độ
lên mà từ đó đã cho tôi kết quả tốt trong việc rèn nề nếp chào hỏi trong lớp
mình.
* Kết quả: Qua một năm thực hiện biện pháp này tôi đã thấy được sự thay
đổi rõ ràng của học sinh. Từ phải nhắc nhở các cháu giờ rất tự tin mạnh dạn
chào hỏi, không những chào hỏi các cô tại lớp, các cô các bác trong trường,
người thân trong nhà các cháu còn vui vẻ chào hỏi những người lớn xung quanh
trẻ và bố mẹ của các bạn trong lớp
* Rèn nề nếp thói quen thông qua các hoạt động chơi - tập có chủ định.
Trong các giờ hoạt động chơi- tập có chủ định tôi lồng ghép giáo dục lễ
giáo cho trẻ, nếu mỗi giáo viên chúng ta chỉ cần chú trọng tìm ra các phương
10
pháp lồng ghép việc giáo dục chào hỏi lễ phép cho thì thấy có thể lồng ghép rèn
luyện nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ một cách nhẹ nhàng.
Ví dụ 1: Hoạt động vận động:
Đề tài: “Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay”: - Chủ đề “Thế giới
động vật” thăm nhà bác Gấu, đường đến nhà bác gấu phải đi qua một một đường
hẹp, khi đi qua đường hẹp mỗi bạn phải cầm một món quà trên tay và khi đến
nhà bác các con nhớ “chào bác” nhé.
Khi cô tôi làm mẫu tôi cũng cầm đồ vật trên tay và nói “ Cháu chào bác
Gấu”. Lần lượt tôi cho cả lớp thực hiện bài tập và lồng ghép chào hỏi trong hoạt
động.
Với hình thức này tôi áp dụng cho trẻ nhiều hoạt động vận động khác
nhau với mục đích chào hỏi như chào bạn Lan – với mô hình nhà bạn Lan, cháu
chào ông, bà - với mô hình ông, bà,...
Ví dụ 2: Hoạt động “Thơ”
Qua thơ tôi còn lồng ghép việc rèn nề nếp thói quen chào hỏi lễ phép cho
trẻ giúp trẻ khắc sâu hơn khi được thực hành .
Hình ảnh minh họa bài thơ: Cháu chào ông ạ.
Thông qua bài thơ “Cháu chào ông ạ” tôi giáo dục cho trẻ hiểu rằng chú chim
bạc má gặp ông chim chào “Cháu chào ông ạ” Khi học xong bài thơ tôi nói các
con có muốn chào ông giống bạn chim không? Tôi cho cả lớp cùng đồng thanh
nói câu: “Cháu chào ông ạ” tôi cho trẻ phát âm 3-4 lần câu chào như vậy. Ngoài
ra khi dạy trẻ học xong bài này tôi còn giáo dục cho trẻ phải biết lễ phép với ông
của mình là đi đâu, hoặc về nhà là các con nhớ phải chào ông của mình. Hoặc
khi các con đi đâu chơi mà các con nhìn thấy ông bà già các con phải chào hỏi
thì đó mới là ngoan đấy các con ạ
Ví dụ 3: Hoạt động “ Âm nhạc”
11
Khi dạy cho trẻ hát bài “Lời chào buổi sáng” tôi hỏi trẻ:
+ Bài hát nói bạn đi học đã chào ai ?
+ Bạn chào như thế nào ?
Để từ đó giáo dục trẻ ngoan giống như bạn nhỏ ở trong bài hát đó là trước
khi đi học phải chào bố, mẹ, nếu nhà bạn nào có ông bà, anh chị thì chúng mình
phải chào ông bà, anh chị nữa nhé.
Kết quả: Việc rèn nề nếp chào hỏi, lễ phép cho trẻ thông qua các tiết học đã
giúp chất lượng giáo dục nề nếp chào hỏi, lễ phép ở lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ
biết chào hỏi cô giáo và mọi người nhanh hơn.
* Rèn nề nếp chào hỏi lễ phép thông qua giờ chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ
được thực hành trải nghiệm nhiều vào vai chơi khác trong cuộc sống của con
người lớn, tôi tiến hành lồng ghép nề nếp chào hỏi lễ phép vào vai chơi, qua đó
trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép. Tôi theo dõi quan sát trẻ trong
các vai chơi lắng nghe để kịp thời uốn nắn sửa sai cho trẻ khi có biểu hiện chuẩn
mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Trong quá trình trẻ chơi khi tới các góc chơi nào tôi cũng chào trẻ và dạy trẻ
chào lại qua đó vừa giáo dục nề nếp vừa tạo sự gắn bó mạnh dạn của trẻ đối với
mọi người.
Thường xuyên rèn luyện nề nếp chào hỏi, sự lễ phép trong các vai chơi cho
trẻ.
Ví dụ : Với khu vực góc chơi phân vai “ Bán hàng”
+ Tôi: Cô chào các bác bán hàng.
+ Trẻ: Cháu chào cô.
Qua đó trẻ cảm nhận được khi gặp ai cũng phải chào, và với ngày nào cũng
như vậy tôi rèn cho trẻ được như sau”
+Trò chơi bán hàng :
Người bán hàng: Bác mua gì ạ?
Người mua: Cô ơi bao nhiêu quả cam ạ?
Người mua, người bán: Biết cảm ơn
+ Người bán hàng: Chào khách, hẹn gặp lại.
Bên cạnh đó, khi trẻ chơi ở góc bán hàng thì cô giáo dục trẻ biết mời chào,
nói lời cảm ơn đối với khách hàng, khi trao và nhận thì phải cầm bằng hai tay.
Hoặc thông qua một số góc chơi khác như: Góc xây dựng, góc nghệ thuật, …trẻ
biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau, tạo mối đoàn kết giữa các bạn trong
nhóm…
Đây là một xã hội thu nhỏ mà qua đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn.
Thông qua hoạt động này giáo dục trẻ biết thể hiện các mối quan hệ trong xã
hội, những hành vi giao tiếp, cách ứng xử, xưng hô với mọi người…. Và thông
12
qua hoạt động này trẻ mạnh dạn hơn, thành thạo hơn trong giao tiếp, trong ứng
xử chào hỏi
Ví dụ : Với khu vực góc “ Xem tranh”
Căn cứ vào đặc đề tâm sinh lý của lứa tuổi 24- 36 tháng đó là vốn từ của
trẻ còn nghèo nàn, là bước đầu của giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Vì vậy tôi đã
lựa chọn những ảnh minh họa các nhân vật gần gũi với trẻ. Tôi đã sưu tầm bằng
cách tìm tòi, tham khảo các tài liệu của ngành, trong báo Hoạ Mi, sách giáo dục
lễ giáo, báo nhi đồng và các sách chuyên ngành, chọn lọc những câu chuyện, bài
thơ, tranh ảnh đẹp có gắn hình ảnh chào hỏi lễ phép cho trẻ được xem ở mọị lúc
mọi nơi. Kết hợp với việc trò chuyện với trẻ về nội dung trong các bức tranh tôi
sưu tầm ở trong lớp về nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ được xem, nghe nhiều ở
mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Đối với chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé”
* Với bức tranh mẹ đưa bé đến lớp có hình ảnh (Cô, mẹ và bé) bé đang
khoanh tay chào cô. Tôi trò chuyện với trẻ về bức tranh
+ Bức tranh có những ai? ( Mẹ, bé và cô)
+ Bé đang làm gì? ( Đang khoanh tay chào cô)
+ Bé đã ngoan chưa? Con có ngoan giống bạn không?
Từ đó tôi rèn cho trẻ thói quen biết chào hỏi lễ phép.
* Với bức tranh có hình ảnh ông, cô giáo và các bé: Các bạn đang khoanh
tay chào ông. Tôi trò chuyện với trẻ về bức tranh:
+ Bức tranh có những ai? (Ông, các bạn và cô)
+ Các bé đang làm gì? ( Đang khoanh tay chào ông)
+ Các bé ở nhà có chào ông của chúng mình không?
+ Các con chào như thế nào?
+ Các con hãy chào thử cho cô nghe nào?
Từ đó tôi còn giáo dục cho trẻ biết cách chào ông của mình ở nhà hoặc ra
đường trẻ nhìn thấy ông bà già cũng khoanh tay lễ phép chào.
13
INCLUDEPICTURE
" />q=tbn:ANd9GcSGsPzJjlbqlg7YoAB_QoJXyV3g4dMaVgAu6Za0bbPtU0NvB1d
5" \* MERGEFORMATINET
( Một số hình ảnh tôi đã sưu tầm để dạy trẻ chào hỏi)
Tranh ảnh minh họa là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và
giáo dục lễ giáo chào hỏi cho trẻ. Qua tranh ảnh giúp cho trẻ biết cách nhìn nhận
vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể nhất.
14
* Rèn nề nếp chào hỏi lễ phép thông qua giờ dạo chơi ngoài trời:
Khi cho trẻ đi dạo chơi ngoài trời cũng là thời đề tôi lồng ghép tích hợp, qua
hoạt động dạo chơi ngoài trời trẻ được thực tế gặp các cô các bác ở trong trường,
qua đó cũng là lúc cho trẻ thực hành giao tiếp bên ngoài.
Ví dụ : Hoạt động dạo chơi ngoài trời
Đề tài 1: Quan sát sân trường.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức tôi nói
Các con ơi hôm nay cô thấy thời tiết rất là đẹp, cô với các con cùng nhau đi
dạo chơi ngoài trời nhé.
Trước khi đi cô hỏi các con: Nếu đi dạo chơi ngoài sân trường mà các con
gặp các cô, các bác thì các con phải làm gì? Trẻ - Phải chào ạ, đúng rồi chúng ta
phải chào ạ.
Vì được trò chuyện với trẻ như vậy trước khi đi dạo chơi nên trẻ lớp tôi rất
ngoan, khi gặp các cô, các bác trẻ rất nhanh nhẹn để chào, tôi không cần nhắc
nhở trẻ.
Đề tài 2: Quan sát hoạt động học của anh chị lớp lớn.
Trước khi đi cô hỏi các con: Nếu đi đến lớp các con gặp cô và các anh chị
thì các con phải làm gì? Trẻ- Phải chào ạ, đúng rồi chúng ta phải chào ạ. Lớp
học tôi giáo dục trẻ biết chào hỏi các anh chị mẫu giáo, chào các cô ở trường,
chào những người lớn gặp trong khi dạo chơi.
Hình ảnh bé chào các anh chị và cô khi đi thăm lớp học
3. Sưu tầm các bài thơ, câu chuyện về chào hỏi lễ phép cho trẻ
Ngoài việc rèn luyện nề nếp, thói quen chào hỏi lễ phép cho trẻ vào hoạt
động học tôi thường sưu tầm các bài thơ, câu chuyện về giáo dục lễ giáo để kể
chuyện cho trẻ nghe và dạy trẻ thuộc thơ vào các hoạt động khác trong ngày để
giáo dục trẻ những kỹ năng sống cơ bản hình thành những hành vi thói quen cho
15
trẻ .Thông qua các bài thơ câu chuyện tôi thường giáo dục trẻ như hằng ngày bố
mẹ làm việc vất vả để nuôi các con, vì vậy các con phải biết phụ giúp, đỡ đần
cho bố mẹ bớt những công việc vừa sức của mình như: quét nhà , cho gà ăn,
tưới nước cho hoa, chăm sóc nhổ cỏ cho các cây và còn phải học hành thật là
chăm chỉ đấy nhé. Tôi dán tranh “Bé quét nhà”, “Bé cho gà ăn thóc”, “Bé cùng
chị tưới nước, bắt sâu cho hoa” và ghép với bài thơ:
Buổi sáng
Sáng nào cũng vậy
Bé dậy cùng bà
Ra trước sân nhà
Tập bài thể dục
Đánh răng rửa mặt
Lấy chổi quét nhà
Cho gà ăn thóc
Thương ba khó nhọc
Bé học chuyên cần
Thương mẹ tảo tần
Bé ngoan lễ phép.
Khi giáo dục trẻ hành vi không tham lam, khi thấy vật gì của ai đánh rơi thì
nhặt trả lại cho người mất, tôi cho trẻ đọc bài thơ đồng dao:
“ Bà hai đi chợ mua rau
Cái tôm cái tép đi sau lưng bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau”
Giáo dục trẻ hành vi trong lớp không được nói chuyện riêng, khi có cô giáo
hoặc có người vào lớp thì phải biết chào hỏi lễ phép. Tôi dán tranh “ Cháu chào
ông ạ” và ghép với bài thơ:
Trong lớp
Thấy cô vào lớp
Nhớ khoanh tay chào
Đừng làm ồn ào
Khi nghe cô hỏi
Lúc nào muốn nói
Em nhớ thưa cô
Mỗi bài thơ dán ở bảng tuyên truyền tôi đều cho các cháu đọc thuộc và giáo
dục cháu làm theo bài thơ. Để góc tuyên truyền ngày càng phong phú và đầy đủ
các thể loại, tôi tận dụng kiến thức của phụ huynh. Vào những buổi họp phụ
huynh tôi yêu cầu phụ huynh có khiếu làm thơ, viết tiểu phẩm hoặc có thể sưu
tầm tranh ảnh, thơ ca trong sách báo viết về lứa tuổi trẻ thơ có tính chất giáo dục
16
cao gửi tặng cho cô giáo chủ nhiệm. Đây chính là những món quà vô giá đối với
tôi. Với sự yêu cầu của tôi, hầu hết phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình, tôi đã sưu
tầm và đưa vào các góc tuyên truyền để tất cả các phụ huynh cùng tham khảo,
nhằm mục đích ngày càng đạt kết quả trong việc giáo dục cho trẻ ở bậc học
mầm non.
Trong các hoạt động tôi rèn cách nói năng, cách chào hỏi, biết cảm ơn, xin
lỗi. Để trẻ nhớ lâu tôi dạy trẻ qua bài thơ:
Cảm ơn và xin lỗi
“Ai giúp cho cái gì
Nhớ cảm ơn ngay đi
Lỡ làm điều sai trái
Dù với ai cũng vậy
Xin lỗi cho đàng hoàng
Muốn trẻ thành bé ngoan
Phải biết làm như vậy”.
Muốn trẻ biết bày tỏ tình cảm với mẹ tôi dạy trẻ thuộc bài thơ:
Yêu mẹ
Mẹ đi làm
Từ sáng sớm
Dạy thổi cơm
Mua thịt cá
Được mẹ yêu
Ơi mẹ ơi
Yêu mẹ lắm
Tôi tìm nhiều câu chuyện với nhiều nội dung giáo dục khác nhau cho các
cháu xem và các cháu rất thích. Dần dần các cháu đã hiểu được những việc làm
của mình là đúng hay sai. Cháu nào có tiến bộ tôi liền khen thưởng trước lớp để
động viên khuyến khích những việc làm tốt của trẻ, đồng thời tôi báo phụ huynh
biết để phụ huynh mua nhiều truyện, tranh ảnh có nội dung giáo dục trẻ.
Ví dụ : Truyện “ Thỏ con không vâng lời mẹ” tôi nhấn mạnh cho trẻ biết
những hành vi và việc làm chưa tốt của bạn thỏ con vì không nghe lời mẹ dặn
khi gặp khó khăn…Từ đó giáo dục trẻ phải ngoan ngoãn biết nghe lời mẹ, nghe
lời người lớn
Ví dụ: “Đôi bạn nhở”
: Câu chuyện kể 2 bạn gà và Vịt rủ nhau đi kiếm ăn Vịt thì kiếm mồi ở dưới ao,
còn Gà tìm giun ở trên bờ, bỗng có 1 con Cáo xông đến để đuổi bắt gà con, nghe
thấy tiếng kêu của gà, Vittj đã bơi thật nhanh đến cứu bạn gà
Qua câu chuyện “ Đôi bạn nhỏ” giáo dục trẻ có lòng dũng cảm và không bỏ
rơi bạn khi gặp hoạn nạn .
17
Thông qua các bài thơ câu chuyện chúng ta có thể truyền tải những kiến thức,
những kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng không gò bó.
*Kết luận: Qua những bài thơ câu truyện giúp trẻ hình thành một số thói
quen, hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày.
6. Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời:
Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào
cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày
trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có
hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa
Khi nào trẻ nhận được bông hoa, tôi hỏi cả lớp vì sao bạn nhận được bông
hoa đó?
Ngoài ra, vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ
giáo để trẻ thực hiện
Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng
vậy, tôi không bao giờ bỏ qua.
Ví dụ: tôi kể chuyện “ Bé Mai đi công viên|cho trẻ nghe
Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe “ Chú Gấu ngoan”hoặc những câu chuyện về
ăn uống có văn hoá do tôi đặt ra hoặc sưu tầm, những giờ như vậy trẻ rất thích
lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ nỗ lực như ý
muốn. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen ngợi, được khen trẻ thêm tự tin
và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô.
Vì đặc điểm của trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nói
riêng luôn có tính bắt chước nên người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương,
tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nên người lớn cần sử dụng lời nói rõ ràng, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử
chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với môi trường xung
quanh, bộc lộ, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động
cụ thể.
Ví dụ: Qua hoạt động chiều nêu gương – cắm hoa: Tôi thường xuyên gọi
những trẻ nhút nhát đánh giá, nhận xét mình, nhận xét bạn là ngoan hay chưa
ngoan.
18
Hình ảnh trẻ hoạt động nêu gương
Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời
nói tốt của trẻ, cô giáo cần tuyên dương và khen thưởng trẻ kịp thời.
Ví dụ: Trong giờ Hoạt động với đồ vật , cô tuyên dương những trẻ xâu được
nhiều vòng đẹp xen kẽ màu theo yêu cầu, hoàn thành được sản phẩm, ý tưởng
sáng tạo của bé hoặc trong giờ chơi, cô tuyên dương trẻ khi thể hiện tốt vai chơi
của mình,…
Giáo viên cần sử dụng các hình thức khen thưởng, đúng lúc, kịp thời. Biểu
dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Cần tuyên dương và khuyến khích
trẻ để trẻ tự hào, tự nhận biết được hành động vừa làm là đúng và tiếp tục phát
huy. Như trẻ biết giúp đỡ người khác, nhặt của rơi trả lại cho người đánh mất,…
Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn trước việc làm,
hành vi, cử chỉ của trẻ, Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống
hay hoàn cảnh cụ thể. Người lớn không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm – sinh lí của trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ đánh bạn, cô tỏ thái độ không đồng tình và giải thích cho trẻ
biết là không được đánh bạn, đó hành vi sai. Dạy cháu biết xin lỗi bạn, biết yêu
thương và chia sẻ cùng bạn.
7. Phối kết hợp với phụ huynh
Chúng ta thường dạy trẻ “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô là hai mẹ
hiền” . Tôi hiểu rằng vì câu nói đó luôn có ý nghĩa là sự gần gũi giữa trẻ và cô,
cô và mẹ mẹ ở nhà là cô giáo và cô giáo ở trường giống như người mẹ thứ hai
của trẻ. Sự kết hợp của hai người mẹ tốt thì chắc chắn rằng trẻ sẽ có phẩm chất
đạo đức tốt, ngoan ngoãn lễ phép, biết giúp đỡ mọi người,mọi vật xung quanh.
Do đó người lớn phải có những quan tâm ân cần , có lòng vị tha , văn minh lịch
sự trong cuộc sống, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, đó là diều hết sức quan
trọng và cần thiết. Thông qua biện pháp này tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi
với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia
đình của từng cháu để có biện pháp kịp thời . Đối với trẻ có cá tính đặc biệt tôi
phải gặp riêng từng phụ huynh để trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục lễ
giáo cho trẻ
Tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình nắm bắt các điểm tâm sinh
lý của trẻ . Đồng thời trao đổi thân mật với gia đình về quá trình học tập cũng
như mọi sinh hoạt của trẻ qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nên tổ chức họp phụ
19
huynh để trao đổi với phụ huynh có biện pháp phối hợp giũa gia đình và nhà
trường
Đối với cô giáo phải nghiêm túc công tác phối hợp với phụ huynh trực tiếp
trao đổi với phụ huynh để dễ ràng theo dõi trẻ hàng ngày . Trao đối với phụ
huynh về giáo dục lễ giáo thông qua các bộ môn làn quen văn học, làm quen với
môi trường xung quanh, hoạt động vui chơi âm nhạc, cụ thể là bài thơ bài hát,
câu chuyện qua đó cô giáo có biện pháp và phương pháp giáo dục trẻ một cách
có hiệu quả nhất.
VD : Lớp tôi chủ yếu là con bố mẹ là công nhân viên chức, gia đình có điều
kiện nuông chiều theo mọi yêu cầu của con, con muốn gì bố mẹ đều dáp ứng,
nếu bố mẹ không chịu chiều theo yêu cầu của trẻ là trẻ không chịu đến trường.
Thay việc này tôi đã tham mưu với phụ huynh khi trẻ đã quen với sự nuông
chiều chứ không phải một sớm một chiều trẻ thay đổi ngay mà phải có sự kết
hợp giữ phụ huynh và cô giáo, phải kiên trì dành nhiều thời gian để khuyên dăn
và nhắc nhớ cháu. Cô giáo cũng càn trao đổi với phụ huynh không nên nuông
chiều con quá mức, phải nói cho trẻ hiểu cái gì là tốt, cái gì không tốt. Dần dần
trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn của mình dó là sai là không đúng, dó mới là
cháu ngoan
Do vậy về việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường hết sức quan trọng để
chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề không có người lớn nào bỏ qua với trẻ
em chóng nhớ mau quen, vì vậy ở lớp có cô giáo, ở nhà có mẹ.Trẻ học đi đôi với
hành, phải kết hợp với cuộc sống hàng ngày không để trẻ tuỳ tiện trong mỗi việc
làm. Đó cũng là cơ sở để giáo dục lễ giáo cho trẻ để đạt kết quả cao.
Hình ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và công tác giáo dục lễ
giáo nói riêng muốn đạt kết quả tốt đều không thể không có sự ủng hộ của các
bậc phụ huynh. Với nhận thức như vậy khi triển khai chuyên đề lễ giáo chúng
20
tôi đã phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh. Khi bắt đầu thực hiện
chuyên đề lễ giáo thì trong các buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên đã thông
báo rõ mục đích yêu cầu, nội dung thực hiện của chuyên đề với phụ huynh và đề
nghị các phụ huynh bàn biện pháp phối hợp và thực hiện.
Ngoài ra tôi còn mạnh dạn phát động sáng tác thơ, truyện, bài hát trong phụ
huynh học sinh để hỗ trợ cho chuyên đề lễ giáo. Những phẩm tốt, những bài thơ
hay được bản thân tôi sử dụng ngay trong các giờ lên lớp. Tôi đã phổ biến nội
dung, yêu cầu của chuyên đề lễ giáo để phụ huynh có nhận thức đúng và phối
hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục con em mình tại gia đình. Đặc
biệt là quan tâm đến lễ giáo (nói năng, giao tiếp lễ phép, có văn hoá khi giao tiếp
với mọi người), giúp cho sự nhận thức của cha mẹ trẻ và của cộng đồng về kiến
thức chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt. Từ đó cha mẹ trẻ quan tâm hơn
đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ qua quan hệ giao tiếp như lời ăn
tiếng nói, tác phong, cử chỉ của các bậc cha mẹ và đội ngũ giáo viên .Sự mẫu
mực, văn minh là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
* Kết quả: Với những phương pháp, biện pháp tôi đề cập với các bậc phụ
huynh từ đó việc chăm sóc, giáo dục trẻ nâng lên rõ rệt như vệ sinh cá nhân trẻ,
lời ăn tiếng nói, tác phong, cử chỉ của các bậc cha mẹ và cô giáo là sự mẫu mực,
văn minh là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG:
1. Đối với hoạt động giáo dục:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ
tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp đạt được một kết quả tốt trong việc dạy trẻ
của lớp tôi về nề nếp chào hỏi lễ phép.
Trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn và thích đi học, có nề nếp tham gia
trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn.
Bảng khảo sát cuối năm về nề nếp chào hỏi lễ cho trẻ:
STT
Nội Dung
1
2
3
Trẻ biết chào cô giáo lễ phép
Trẻ biết chào bạn bè trong lớp.
Trẻ biết chào các cô, bác và
mọi người trong trường khi bé
gặp
Tổng
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
sổ trẻ Số trẻ % Số trẻ %
22
22
100
0
0
22
20
91
2
9
22
20
91
2
9
Qua bảng khảo sát cho ta thấy nề nếp chào hỏi lễ phép được nâng lên rõ rệt:
21
+ 100% trẻ biết chào cô giáo khi đến lớp và khi về mà không cần ai phải
nhắc nhở trẻ.
+ 91% trẻ biết chào bạn bè của mình khi đến lớp và ra về
+ 91% trẻ biết chào các cô, bác và mọi người trong trường khi bé gặp
2. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Bản thân đã nắm chắc về đặc đề tâm sinh lý trẻ 24-36 tháng tuổi về khả
năng chào hỏi của trẻ.
Tôi đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc rèn nề nếp chào hỏi lễ cho
trẻ có hiệu quả
Phụ huynh tín nhiệm tin yêu, họ yên tâm công tác vì con cái họ được chăm
sóc tốt khi trẻ ở trường mầm non nói chung.
3. Đối với nhà trường: Bản thân đã góp phần nâng cao chất lượng chung
của nhà trường
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Việc rèn luyện nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ
những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ
hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt
và chặt chẽ giữa nhà Trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo
kiến thức khoa học.
Trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của
người mẹ... vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ
lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình. Thậm chí có cháu còn sợ hãi khóc lóc... Vì
tuổi này trẻ còn rất bé, rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng, kiên trì của cô nhất là
những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được
cảm giác an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên
trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập từ đó trẻ mới thoải mái tự tin trong giao
tiếp tạo cho trẻ cơ hội được chào hỏi một cách tự nhiên không ép buộc.
Tiền đề lớn nhất cần có là giáo viên, cha mẹ trẻ phải làm gương trẻ của
mình, con cái của mình. Với những người lớn không làm được thì khó lòng con
trẻ có thể làm.
Giáo viên và gia đình nên coi việc chào hỏi và coi việc chào hỏi là một quy
tắc trong lớp học và gia đình trẻ mà cả giáo viên và cha mẹ đều phải tuân theo.
II. Kiến nghị
Trên đây là “ Một số biện pháp rèn luyện nề nếp chào hỏi lễ phép cho trẻ
24 - 36 tháng ở trường mầm non Nga Thành”. Tôi rất mong Ban giám hiệu
nhà Trường và hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được
hoàn thiện hơn.
22
Đề nghị phòng giáo dục tổ chức nhắc lại chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ
mầm non để tôi có thể học hỏi thêm các giải pháp mới trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nguyễn Thị Quyên
Nga Sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN
Trần Thị Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non
2. Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Lễ giáo”
3. Qua tạp chí mầm non.
4. Qua chương trình quà tặng cuộc sống, sống hay sống đẹp trên tivi,
internet …
5. Sách tâm lý học trẻ nhà trẻ.
23
MỤC LỤC
STT
A
1
2
3
4
B
I
II
III
IV
C
I
II
Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số trang
1
1
2
2
2
3
3
4
5 - 19
19
20
20
20
24