Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN mầm non giải A cấp huyện: “Một số biện pháp hình thành thói quen cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe ở trường mầm non Nga Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN ( TRƯỜNG MN NGA HẢI )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH THÓI QUEN CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI, BẢO VỆ SỨC KHỎE
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA HẢI
.

Người thực hiện: Mai Thị Dịu
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Hải
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và
hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy hình thành thói quen cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi,
bảo vệ sức khỏe sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một
lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về sức khỏe của mình. Việc hình thành
thói quen cho trẻ bảo vệ sức khỏe là một việc làm cần thiết, tạo ra sự liên thông
về sức khỏe cho trẻ từ tuổi mầm non đến tuổi học đường.
Để làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, cần lựa
chọn các nội dung, các hình thức phù hợp cho trẻ ở từng lứa tuổi. Việc lựa chọn
các hình thức phù hợp sẽ làm cho trẻ tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng,
không bị gò bó, gượng ép. Về nội dung giáo dục sức khỏe thích hợp cho trẻ ở độ
tuổi này là tích hợp vào các hoạt động của các lĩnh vực phát triển khác và vào
các chủ đề, kết hợp giáo dục trong các thời điểm và tình huống thích hợp hằng


ngày.
Hình thành thói quen cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe góp phần
phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm
xã hội, thẩm mĩ. Thông qua giáo dục sức khỏe nhằm cung cấp cho trẻ một số
khái niệm cơ bản như: Giữ gìn vệ sinh thân thể, để giúp cho cơ thể phòng tránh
bệnh tật. Mặc trang phục phù hợp với thời tiết để phòng bệnh và vận động thoải
mái giúp cho cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe cho trẻ 5 tuổi
nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành thói quen cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe ở trường mầm non Nga Hải ” để nghiên cứu trong
năm học 2014 - 2015.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/CƠ SỞ LÍ LUẬN
Thế nào là thói quen vệ sinh tốt cho sức khỏe của trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Để
có sức khỏe tốt hằng ngày chúng ta phải vệ sinh thân thể để phòng tránh bệnh
tật. Các thời điểm thích hợp trong ngày cần thiết phải: rửa tay, rửa mặt, vệ sinh
răng miệng, tắm…..giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, vui chơi: rửa tay trước khi ăn,
khi tay bẩn….lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
Đối với độ tuổi mẫu giáo thì những thói quen cần thiết về bảo vệ sức
khỏe trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ nhớ rất nhanh nhưng lại mau quên. Dựa vào
đặc điểm đó mà việc đưa những biện pháp giáo dục thói quen tốt để bảo vệ sức
khỏe trong sinh hoạt là rất cần thiết.
Vì vậy mà người giáo viên phải có những biện pháp giáo dục trẻ bằng
nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để trẻ hình thành được kĩ năng bảo vệ sức
khỏe cho mình.
II. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường và lớp học có tương đối đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
- Nhà trường cũng như bản thân tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề
mới của chương trình giáo dục mầm non mới.
* Đối với bản thân:
- Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn và đặc biệt là
luôn yêu nghề, mến trẻ.
- Tôi luôn tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về đề tài nghiên
cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm để cung cấp
những kiến thức và kĩ năng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Bản thân nắm vững kỹ năng tổ chức giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ 5 – 6
tuổi. Đây là điều kiện cơ bản để tôi hướng dẫn trẻ qua các đề tài, các chủ đề đạt
hiệu quả cao.
* Đối với trẻ:
- Được phụ trách lớp Hoa Sen ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi (Mẫu giáo lớn) với tổng
số cháu là 38, trong đó có 20 trẻ gái và 18 trẻ trai. Phần đông các cháu đều khỏe
2


mạnh.
- Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng, chuẩn tiếng phổ thông.
2. Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
- Đồ dùng, đồ chơi tuy có nhưng chưa đủ đồ dùng đảm bảo việc chăm sóc
vệ sinh cho trẻ. Khu vực rửa tay của trẻ diện tích còn hẹp.
* Đối với bản thân:
Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp
dẫn nên chưa gây được sự tập trung chú ý ở trẻ.

* Đối với trẻ:
- Số trẻ đến lớp chưa đồng đều, có trẻ đến lớp ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, có trẻ
năm nay mới bắt đầu đi học nên việc rèn luyện để đưa vào nề nếp đang còn khó
khăn.
* Đối với phụ huynh:
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ
sức khỏe cho con em mình nên thường " khoán trắng" cho giáo viên và nhà
trường.
- Trường Mầm non Nga Hải là một trường học nằm trên địa bàn nông
thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học của trẻ còn nhiều
hạn chế điều này gây khó khăn cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục bảo vệ sức
khỏe cho trẻ.
3. Kết quả thực trạng
STT
1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Trẻ biết tự rửa tay truớc khi
ăn, khi tay bẩn và sau khi đi
vệ sinh
Biết giữ vệ sinh thân thể,
biết đánh răng sau khi ăn .
Biết tự thay quần áo .
Biết đội mũ, biết mặc áo
ấm khi trời lạnh

Sau các giờ chơi trẻ biết

Số trẻ
khảo sát

Kết quả
TL% CĐ

Đạt

38

27

71

11

29

38

25

66

13

34


38

28

74

10

26

38

27

71

11

29

38

29

76

9

24


TL%

3


sắp xếp đồ chơi ngăn nắp,
gọn gàng.
Kết quả: Tỷ lệ trẻ đạt: 71%; Tỷ lệ trẻ chưa đạt chiếm: 29%.
Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như
thế nào để hình thành thói quen cho trẻ bảo vê sức khỏe đạt hiệu quả cao. Chính
vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung bảo vệ sức khỏe vào các chủ đề phù
hợp
Tôi luôn xác định rằng việc xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung bảo vệ sức khỏe vào
từng chủ đề cụ thể là rất cần thiết, vì nó giúp tôi khi nhìn vào đó sẽ biết chủ đề đó tôi
cần cung cấp cho trẻ những nội dung gì và lựa chọn được các thời điểm phù hợp để
tích hợp nội dung đó.
Cụ thể là:
Chủ đề
Trường mầm
non

Bản thân

Gia đình
Nghề nghiệp
Nước và các

Nội dung

- Tập tự phụ vụ trong sinh hoạt hằng ngày tại trường.
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi
quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. Giữ gìn vệ sinh môi
trường.
- Tập thể hiện bằng lời nói với cô giáo một số dấu hiệu khi bị ốm.
- Vệ sinh thân thể. Tập thói quen tốt về vệ sinh cá nhân. Tập luyện
kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. Tập tự phục
vụ trong sinh hoạt.
- Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. Một số dấu hiệu khi bị ốm.
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Ích lợi
của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Tập giúp bố mẹ một số công việc vừa sức .
- Làm gì khi trong nhà có người ốm.
- Giới thiệu một số nghề có liên quan đến bảo vệ sức khỏe.
- Ăn uống đủ chất để lớn lên có sức khỏe làm việc.
- Hợp tác với bác sĩ khi được khám chữa bệnh.
- Liên quan giữa thời tiết với sức khỏe. Chọn lựa trang phục theo
4


hiện tượng tự
nhiên
Trường tiểu
học

thời tiết.
- ích lợi của mặc trang phục phù hợp thời tiết đối với sức khỏe.
- Tư thế ngồi đúng, không xem sách chỗ không đủ ánh sáng

2. Một số kỹ năng tổ chức giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ

2.1 Xác định các mục tiêu giáo dục phù hợp
Cần thận trọng trong việc xác định các mục tiêu để không vượt quá khả năng của
trẻ. Không bao giờ thúc ép trẻ hoặc yêu cầu trẻ một sự hoàn hảo vì điều đó sẽ dẫn đến
căng thẳng cả đối với trẻ và cô giáo, làm cho công việc của cô kém vui vẻ và làm trẻ
nản lòng. Không nên mong đợi ở trẻ quá nhiều hoặc quá sớm, cần chú ý đến từng kết
quả hoặc công việc nhỏ trẻ hoàn thành mỗi ngày. Cố gắng không chú trọng vào những
sai sót mà ngược lại nên khen ngợi động viên trẻ đối với những hành động tích cực
hoặc tiến bộ nhỏ. Ngược lại, nếu quá nuông chiều, quá bảo vệ trẻ sẽ làm trẻ trở nên thụ
động, ỷ lại, hay cảm thấy bất lực, điều đó sẻ làm cho trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống
sau này.
Ví dụ: Khi chơi xong bạn An thường không bao giờ cất đồ chơi, nhưng hôm nay tôi
quan sát thấy bạn An đang cùng nhặt đồ chơi để cất cùng với các bạn thì tôi đã khen
ngợi bạn An luôn: “ Hôm nay cô thấy bạn An rất giỏi, biết cất đồ chơi vào đúng vị trí.
Cả lớp cùng khen bạn An bằng một tràng pháo tay thật to”. Từ đó tôi thấy cháu An đã
thay đổi rõ rệt, tâm trạng vui vẻ, phấn khởi như mình vừa làm xong một việc tốt và khi
cất đồ chơi xong cháu An cùng các bạn ra rửa tay sạch sẽ mà không cần phải để cô
nhắc nhở.

5


Hình ảnh bạn An đang rửa tay cùng các bạn
Bên cạnh đó tôi luôn nhắc trẻ sau khi dùng xong các dụng cụ thì để lại đúng nơi
quy định để rèn luyện thói quen tốt cho trẻ. Khi hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh, chăm
sóc da tôi luôn giảng giải cho trẻ hiểu vì sao phải làm như vậy.
Ví dụ:
- Vì sao phải rửa tay bằng xà phòng? ( để tẩy sạch các vết bẩn bám trên bề mặt da)
- Vì sao phải rửa kĩ lòng bàn tay, kẽ ngón tay? ( vì đó là nơi bẩn nhất trên bàn tay)
Ban đầu, tôi làm mẫu cho trẻ xem, sau đó giúp trẻ thực hành, dần dần khi trẻ đã
quen, thì tôi giảm dần sự giúp đỡ đối với trẻ tiến tới để cho trẻ tự làm hoàn toàn, tuy

nhiên tôi vẫn thường xuyên quan sát để động viên kịp thời khi trẻ làm tốt, giúp trẻ sửa
những động tác chưa đúng bằng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm. Khi nói nhấn mạnh
những điểm cần lưu ý để trẻ nhớ lâu và thực hiện tốt trong khi thực hành.
Ví dụ: Khi rửa mặt, con nhớ rửa mắt trước tiên. Phải luôn luôn để khăn mặt tiếp xúc
với da mặt.
Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, nhút nhát, chậm chạp thì tôi dành thời gian
trò chuyện, giúp đỡ trẻ nhiều hơn chứ tôi không để trẻ phải gắng sức. Để rèn luyện,
hình thành thói quen ở trẻ tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để thống nhất nội
dung, phương pháp hướng dẫn trẻ vệ sinh, chăm sóc thân thể, tránh tình trạng giáo
6


viên nói một kiểu, phụ huynh hướng dẫn một cách khác, hoặc không thống nhất nội
dung và hành động giữa các lần hướng dẫn làm cho trẻ lung túng.
2.2 Tạo môi trường, bầu không khí yêu thương
Ở độ tuổi này trẻ rất nhạy cảm với sự quan tâm, chú ý hoặc thờ ơ của người lớn,
thông qua hành động như tìm cách đến gần cô, kéo tay hoặc kéo áo cô để thu hút sự
chú ý thì tôi thường thể hiện qua cử chỉ nhìn vào mắt trẻ khi nghe trẻ nói hoặc dừng
công việc đang làm để nghe trẻ. Như vậy trẻ thấy tiếng nói của mình được tôn trọng.
Chính vì vậy khi được sống trong môi trường yêu thương chăm sóc, ủng hộ, khuyến
khích thì trẻ sẽ trở thành người có ích, luôn cảm thông và quan tâm đến người khác.
Điều đó cũng phản ánh thực tế là trẻ bắt chước hoặc làm theo hành vi của người lớn.

Hình ảnh cô giáo đang hướng dẫn trẻ rửa tay
Tóm lại, sau khi sử dụng những kỹ năng giáo dục trên trẻ lớp tôi luôn tự giác thực hiện
những công việc bảo vệ sức khỏe như biết cất dọn đồ chơi gọn gang, ngăn nắp. Biết
rửa tay sau khi cất dọn đồ dùng đồ chơi khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh….
3. Hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe ở mọi lúc, mọi nơi
Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong 1 ngày tại trường mầm non được
bắt đầu từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ về với gia đình. Trong từng thời điểm diễn

ra hoạt động, tôi luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục
bảo vệ sức khoẻ một cách hợp lý, tự nhiên và trong những hoàn cảnh thích hợp.
3.1 Trong thời gian đón, trả trẻ.
Tôi căn cứ vào những hoàn cảnh phù hợp để tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe.
7


Ví dụ : Trong giờ đón trẻ
Tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng
thức dậy: + Bé làm những gì ?
+ Vì sao phải làm như thế ?
+ Làm như thế nào?
+ Cô hỏi trẻ về cách ăn mặc như thế nào để phù hợp với thời tiết ?
Từ đó cô nắm bắt được những chia sẻ của trẻ và cô nhắc nhở trẻ làm đúng.
Bên cạnh đó tôi cũng không quên dặn trẻ những thói quen cần thiết về cách giữ
gìn vệ sinh cá nhân để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh như : Cắt ngắn móng tay,
móng chân, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Mặt khác tôi dành thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn về những việc trẻ đã
làm tốt, thông qua đó giảng giải, thuyết phục trẻ thực hiện những việc trẻ còn
ngại như sợ rửa mặt, sợ tắm, ngại đi guốc dép…..cần có kế hoạch trong việc trò
chuyện, hướng dẫn trẻ thực hành các thao tác vệ sinh, tránh tình trạng được
chăng hay chớ, làm gì và làm thế nào cũng được.
3.2 Trong các hoạt động học.
Thông qua các bài hát, kể chuyện, bài thơ, câu đố hoặc tranh ảnh tôi luôn
giúp trẻ hiểu được lợi ích của việc trẻ làm như: rửa tay để sạch, đẹp; nếu tay bẩn
cho lên mắt sẽ bị đau mắt; cho vào miệng sẽ đưa vi trùng và giun sán vào bụng,
sẽ bị đau bụng, ỉa chảy.v.v…rửa mặt để da mặt sạch, mặt sẽ xinh hơn….
Ví dụ: Với chủ đề Bản thân, thông qua hoạt động học LQTPVH, đề tài thơ: Đôi
mắt. Tôi đã tích hợp những nội dung sau:
- Trẻ biết mắt là một trong năm giác quan của cơ thể. Mắt để nhìn mọi vật xung

quanh.
- Gíao dục trẻ biết giữ gìn đôi mắt ngày càng sáng hơn. Vậy để cho đôi mắt ngày
càng sáng hơn thì các con cần phải làm gì? ( Phải rửa mặt sạch sẽ, không dụi tay
lên mắt)
- Quy trình rửa mặt như thế nào? ( Rửa tay sạch trước khi rửa mặt. Vò khăn, vắt
bớt nước. Rũ khăn, chải khăn lên 2 lòng bàn tay, lau 2 mắt trước, di chuyển
khăn, lau sống mũi, di chuyển khăn, cứ như vậy lau miệng, cằm. Gấp đôi khăn
lau từng bên má. Gấp đôi khăn lần nữa hoặc vò khăn lần 2, vắt bớt nước, lau cổ,
8


gáy, lật mặt sau ngoáy 2 lỗ tai, cuối cùng dùng hai góc khăn ngoáy lỗ mũi. Vò
khăn lần cuối, vắt kiệt nước, rũ thẳng và phơi lên giá.)

Hình ảnh hoạt động học của trẻ
3.3 Giờ ăn trưa
Chuẩn bị đến giờ ăn cơm tôi cho trẻ đi rửa tay và lau mặt sạch sẽ. Trong khi
ăn tôi luôn nhắc trẻ ăn từ tốn và nhai kĩ, không vừa ăn vừa chơi, không nhặt thức
ăn rơi vãi đưa vào miệng, cách sử dụng khăn lau miệng, lau tay sau khi ăn. Luôn
tạo bầu không khí vui vẻ giúp trẻ hào hứng ăn.

Hình ảnh: Giờ ăn
Khi trẻ ăn cơm xong, tôi cho trẻ đi đánh răng để chuẩn bị ngủ trưa.
9


Hình ảnh trẻ tự đánh răng
Khi trẻ thực hiện các thao tác, tôi luôn quan sát và gợi ý để trẻ tự mình tìm
ra được những sai sót và có thể sữa chữa những sai sót của mình: “ Con có biết
vì sao chỗ bồn rửa nước lại tung tóe như thế này không?”, “ Khi rửa ta phải vặn

vòi nước như thế nào để nước không bắn ra bên ngoài nhỉ?”, …..Như vậy trẻ sẽ
thực hiện các thao tác đúng quy trình và gọn gàng, cẩn thận hơn.
3.4 Giờ ngủ
Trong giờ ngủ tôi luôn chú ý tạo không gian yên tĩnh, thanh bình và giúp trẻ
nhanh chóng đi vào giấc ngủ bằng kể chuyện nhẹ nhàng, hát ru, vỗ về trẻ. Dần
dần sẽ tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc, cảm thấy sảng khoái, khỏe mạnh sau
giấc ngủ. Bên cạnh đó tôi thường nói như thầm thì với trẻ những việc làm cần
thiết trước khi ngủ như: “ Rửa mặt sạch rồi thay quần áo khô sạch sẽ để có cảm
giác dễ chịu khi ngủ”, “ Súc miệng/ đánh răng để không bị sâu răng”, “ Tắt bớt
đèn, kéo rèm cửa để ánh sáng trong phòng dịu mát”

10


Hình ảnh trẻ đang ngủ trưa
Khi trẻ thức dậy, tôi hướng cho trẻ biết cất gối, đi vệ sinh, rửa mặt, súc miệng,
chải đầu, vận động tay chân chốc lát, chuẩn bị ăn nhẹ.
3.5 Thông qua hoạt động chiều
Vào những buổi chiều ngoài việc cho trẻ ôn những bài hát, bài thơ, câu
chuyện, trò chơi trong chủ đề tôi còn hướng dẫn trẻ cách chăm sóc giữ gìn tay
chân, mắt, mũi như cách rửa tay, cách ngồi xem sách…..
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ quy trình rửa tay bằng xà phòng
Quy trình rửa tay bằng xà phòng
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay.
Chà xát hai lòng bàn tay.

11


Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón

của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn
tay kia và ngược lại.

12


Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách
xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng
khăn hoặc giấy sạch.

Nói tóm lại hình thành thói quen bảo vệ sức khỏe ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy
trẻ lớp tôi đã hình thành được thói quen một số kĩ năng tự phục vụ như: đánh
răng, rửa mặt, rửa tay….và sử dụng thành thạo một số dụng cụ trong sinh hoạt
như khăn mặt, ca, cốc, dày dép, bàn chải đánh răng…..Tuy nhiên tôi vẫn luôn
tạo điều kiện cho trẻ cũng cố những kĩ năng này. Đồng thời, hình thành ở trẻ khả
năng tự kiểm tra mình: thực hiện các thao tác có đúng quy trình không, có cẩn
thận và gọn gàng không,…..Hình thành ở trẻ hứng thú và ý thức luôn giữ gìn vệ
sinh cá nhân.
4. Sưu tầm một số hoạt động giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi

13



Để triển khai tốt công tác giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi, cần lựa
chọn các nội dung và các hình thức phù hợp sẽ làm cho trẻ tiếp nhận các thông
tin một cách hào hứng, không bị gò bó và gượng ép. Chính vì vậy tôi đã sưu tầm
một số hoạt động để giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi bảo vệ sức khỏe đó là:
* Hoạt động 1: Rửa mặt
Mục đích: Dạy trẻ biết rửa mặt. Hình thành ở trẻ thói quen giữ mặt luôn sạch.
Chuẩn bị: Khăn mặt, nước, chậu, bài thơ ( Bé tập rửa mặt )
Bé tập rửa mặt
Một tay chẳng làm được
Cô cất giọng thỏ thẻ
Bé phải lau hai tay
Làm thế nào nữa đây?
Bắt đầu từ mắt này
Bé gấp đôi khăn ngay
Lau từ trong ra nhé!
Lau hai bên má đỏ
Nhích khăn lên các bé
Gấp đôi một lần nữa
Lau sống mũi xuống đi
Lau cái cỏ, cái cằm
Sau đó đến cái gì?
Mắt bé nhìn chăm chăm
Cái miệng xinh của bé!
Kìa cô khen bé giỏi
Nguyễn Thị Lành
Tiến hành:
- Trước khi hướng dẫn cách rửa, cô giải thích cho trẻ biết tại sao phải giữ cho
mặt mũi sạch sẽ ( để cho mặt lúc nào cũng sạch sẽ, đẹp, đáng yêu…..), trẻ biết
khi nào phải rửa mặt ( khi bẩn, lúc ngủ dậy, khi đi chơi về, trước và sau bữa
ăn..)

Cô cho trẻ đọc bài thơ bé tập rửa mặt, vừa đọc vừa làm động tác mô phỏng động
tác rửa mặt.
- Hướng dẫn trẻ cách lấy nước rửa mặt: lấy nước từ vòi nước hoặc múc từ trong
xô, chậu, bể…..lấy nước nhẹ nhàng không làm ướt quần áo, không bắn nước ra
nhà.
- Hướng dẫn trẻ cách rửa mặt:
+ Xắn cao tay áo ( nếu tay áo dài )
+ Rửa tay sạch trước khi rửa mặt.
+ Vò khăn, vắt bớt nước.

14


Nếu dùng chậu thì múc nước ra chậu. Nhúng khăn vào chậu nước, vò khăn, vắt
bớt nước.
+ Rũ khăn, chải khăn lên 2 lòng bàn tay, lau 2 mắt trước, di chuyển khăn, lau
sống mũi, di chuyển khăn, cứ như vậy lau miệng, cằm. Gấp đôi khăn lau từng
bên má.
+ Gấp đôi khăn lần nữa hoặc vò khăn lần 2, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt
sau ngoáy 2 lỗ tai, cuối cùng dùng hai góc khăn ngoáy lỗ mũi. Chú ý luôn để da
mặt được tiếp xúc với khăn sạch.
+ Vò khăn lần cuối, vắt kiệt nước, rũ thảng và phơi lên giá.
* Hoạt động 2: Chăm sóc răng miệng
Mục đích: Gíup trẻ biết cách đánh răng, súc miệng. Rèn và hình thành thói quen
giữ vệ sinh răng miệng.
Chuẩn bị: Cốc, bàn chải đánh răng trẻ em, thuốc đánh răng. Nước muối, xô
đựng nước bẩn. Tranh hướng dẫn trẻ đánh răng hoặc mô hình hàm răng
Tiến hành:
- Trao đổi, tọa đàm với trẻ về lợi ích của việc đánh răng và súc miệng đúng.
+ Để có hàm răng trắng đẹp hằng ngày, chúng ta phải đánh răng đều đặn vào

buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi ngủ dậy và sau các bữa ăn.
+ Các trẻ cần nói với bố mẹ mua cho riềng một bàn chỉa để đánh răng.
- Giới thiệu cho trẻ biết mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng ( qua tranh
ảnh và thực tế ). Hướng dẫn trẻ cách đánh theo thứ tự hàm trên trước, hàm dưới
sau, bên phải trước, bên trái sau, chải mặt ngoài đến mặt trong rồi đến mặt nhai.
- Cô làm mẫu chải từng vùng trên một hàm răng: long bàn chải sát đường viền
lợi, chếch 45độ so với trục răng, chải mỗi vùng 10 lần, hàm tren hất xuống, hàm
dưới hất lên. Chải mặt nhai: đặt long bàn chải song song với mặt nhai kéo đi,
kéo lại. Đánh răng xong phải rửa bàn chải sạch, vẩy khô, cắm vào cốc để cán
phía dưới, lông bàn chải ở phía trên.
- Không nên dùng tăm xỉa răng vì dễ làm đứt lợi, chảy máu, gây lỗ hổng giữa
hai khe răng, làm sâu răng.
* Hoạt động 3: Súc miệng
Mục đích: Trẻ biết cách súc miệng. Rèn và hình thành thói quen giữ vệ sinh
răng miệng.
Chuẩn bị: Nước muối nhạt, cốc đựng muối, xô đựng nước bẩn
15


Tiến hành:
- Trao đổi tọa đàm với trẻ, để trẻ hiểu vì sao phải súc miệng, súc miệng khi nào?
( Khi ăn xong ta phải xúc miệng ngay cho sạch )
- Hướng dẫn trẻ cách súc miệng: ngậm một ngụm nước vừa phải ( tốt nhất nên
xúc miệng bằng nước muối ) súc trong miệng 1, 2 phút, sau đó ngửa cổ để súc
sạch cổ họng. Chú ý không nên ngụm nhiều nước ( để súc miệng được dễ dàng
nước không bắn ra ngoài ), không được nuốt nước súc miệng, súc xong nhổ vào
bô hoặc xô, dụng cụ đựng nước bẩn.
* Hoạt động 4: Rửa chân - đi dép, giày
Mục đích: - Trẻ biết rửa chân sạch sẽ, đi dép, dày đúng.
- Trẻ có thói quen giữ chân luôn sạch sẽ, đi dép, giày đúng.

Chuẩn bị: Vòi nước vừa tầm hoặc múc từ trong xô, chậu, gáo múc nước…..
Tiến hành: Cô giáo trò chuyện, trao đổi với trẻ, gíup trẻ hiểu tại sao phải rửa
chân, đi guố dép đúng ( rửa chân, đi giày dép để giữ chân luôn sạch, đẹp, tránh
được bệnh tật. Đi dép, giày đúng giúp trẻ đi lại dễ dàng, không đau chân, tránh
được tai nạn……)
- Hướng dẫn trẻ cách lấy nước rửa chân: Lấy nước từ vòi nước hoặc trong xô,
chậu….
- Hướng dẫn trẻ cách rửa chân: Xắn cao ống quần ( nếu quần dài ). Dôi nước
vào hai chân từ cổ chân xuống, làm ướt hai bàn chân. Dùng chân này cọ vào
chân kia ( tay vịn vào một vật chức chắn để không bi ngã): rửa cổ chân, mắt cá
chân, mu bàn chân, ngón chân, kẽ ngón chân…..Cọ hai chân vào nhau.
Dội nước sạch lau khô chân.
- Hướng dẫn trẻ đi dép, giày đúng chân: cô giáo, cha mẹ hướng dẫn trẻ cách đặt
đôi dép ( hoặc giày ) trước mặt, đi từng chân, chân phải đi dép ( hoặc giày )
phải; , chân trái đi dép ( hoặc giày ) trái.
+ Khi không dùng đến giày dép, hướng dẫn và rèn cho trẻ có thói quen để giày
( dép ) dúng nơi quy định.
* Hoạt động 5: Trò chuyện với trẻ về tắm gội
Mục đích: Trẻ hiểu được lợi ích và biết vâng lời tắm gội sạch sẽ. Hình thành
thói quen giữ gìn thân thể sạch sẽ.
Tiến hành: Hằng ngày, trong những điểm phù hợp, cô giáo trò chuyện với trẻ
về việc tắm rửa hằng ngày, giúp trẻ hiểu lợi ích của việc tắm rửa ( giúp da dẻ
16


sạch sẻ, không ngứa ngáy, bảo vệ da, phòng tránh bệnh tật như ghẻ, lỡ, mụn
nhọt…..Tắm rửa sạch sẽ giúp bé thơm tho, đáng yêu hơn).
Động viên, khuyến khích để trẻ tự giác trong việc tắm gội, nhắc nhở cha mẹ trẻ
không nên quát nạt làm trẻ sợ tắm.
* Hoạt động 6: Mặc quần áo

Mục đích: Trẻ biết mặc quần áo theo mùa, theo giới tính. Biết giữ vệ sinh quần
áo. Không mặc quần áo ướt, bẩn.
Chuẩn bị: Tranh ảnh vẽ quần áo theo muà, theo giới tính ( quần áo trẻ trai, trẻ
gái, quần áo mùa đông, màu hè, quần áo khô, quần áo ướt …..)
Tiến hành:
- Hướng dẫn cho trẻ biết phân biệt quần áo theo giới tính và teo mùa thong qua
tranh ảnh, vật thật…..
- Dạy trẻ biết phân biệt mặt phải, mặt trái của áo quần.
- Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo:
+ Áo chui qua đầu: cổ áo chui qua đầu trước, đén mặc 2 tay và cài cúc ( nếu có)
+ Áocài cúc: mặc lần lượt từng ống tay một và cài cúc, bẻ cổ áo, kéo áo phẳng
phiu, ngay ngăn,….
+ Hướng dẫn trẻ mặc quần: ngồi xuống ghế hoặc giường để lấy thăng bằng, lần
lượt mặc từng ống quần sau đó cài móc hoặc cúc hoặc dây kéo.
+ Hướng dẫn trẻ biết phân biệt quần áo khô và ẩm ướt – không mặc quần áo ướt.
Thường xuyên nhắc nhở trẻ giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ, gon gangfkhoong làm
bẩn quần áo, không chìu mũi lên 2 tay áo, dần dần hình thành ở trẻ thói quen vệ
sinh sạch sẽ, gọn gang để bảo vệ sức khỏe.
IV/ KIỂM NGHIỆM
Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên, lớp tôi cũng đạt được
những kết quả sau:
1. Đối với trẻ:
STT
1
2

Nội dung khảo sát
Trẻ biết tự rửa tay truớc khi
ăn, khi tay bẩn và sau khi đi
vệ sinh

Biết giữ vệ sinh thân thể,
biết đánh răng sau khi ăn .

Số trẻ
khảo sát

Kết quả
TL% CĐ

Đạt

38

38

100

38

37

97

1

TL%

3
17



3

Biết tự thay quần áo .
38
38
100
Biết đội mũ, biết mặc áo
4
38
38
100
ấm khi trời lạnh
Sau các giờ chơi trẻ biết
5
sắp xếp đồ chơi ngăn nắp,
38
38
100
gọn gàng.
Kết quả: Tỷ lệ đạt: 100 %; tỷ lệ trẻ chưa đạt: 0%.
Như vậy khi ứng dụng các biện pháp, hình thức mới vào bài học cụ thể
kết quả chung cho thấy kết quả của trẻ lần 2 tăng lên rất cao. Đặc biệt không còn
trẻ chưa đạt.
2. Đối với bản thân:
Đã tạo cho trẻ môi trường để trẻ luôn được thực hành và ghi nhớ những
điều đã học.
Được trao dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ trong các hoạt động
học, hoạt động vui chơi mọi lúc, mọi nơi.
Được phụ huynh tin yêu, tín nhiệm, trẻ gần gũi và yêu quý cô hơn.

3. Về phụ huynh:
Phụ huynh thấy được trách nhiệm của mình và cùng với cô giáo hình
thành thói quen cho trẻ. Mua sắm đủ đồ dùng đảm bảo việc chăm sóc vệ sinh
cho trẻ.

18


C/ KẾT LUẬN
Qua một năm ứng dụng thực hiện đề tài “Một số biện pháp hình thành thói
quen cho trẻ MG 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe ở trường mầm non Nga Hải ” bản thân
cũng đúc rút một số kinh nghiệm như sau :
Dựa vào chương trình khung và sách hướng dẫn thực hiện chương trình để
xây dựng nôi dung chi tiết phù hợp với độ tuổi, từ đó lựa chọn nội dung phù hợp
cho các chủ đề.
Lựa chọn nội dung và tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe tích hợp
vào các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non một cách phù hợp.
Nắm vững kĩ năng tổ chức giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Muốn hình thành thói quen giữ tay chân, mặt mũi luôn sạch, bên cạnh việc
hướng dẫn trẻ thực hành, cần có đủ điều kiện để trẻ tự làm như có đủ nước sạch để rửa
tay, chân; có vòi, có chậu, có khăn lau, bàn chải đánh răng……
Phối hợp chặt chẽ với gia đình để hình thành thói quen thực hành vệ sinh ở trẻ.
Gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục và tạo cho
trẻ có thói quen luôn giữ vệ sinh da, coi đó như là nhu cầu không thể thiếu được.
Người lớn phải làm tấm gương cho trẻ, giúp trẻ được sống trong môi trường
sạch sẽ, từ đó trẻ sẽ tiếp thu và hình thành được những thói quen cần thiết trong cuộc
sống.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra trong quá trình công tác.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài mới chỉ là những nghiên cứu bước
đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự góp ý của Hội đồng

khoa học các cấp để đề tài sau tôi viết được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thanh Hóa, ngày 2 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tác giả

Mai Thị Dịu

19



×