Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN: Một số biện pháp nhằm phát huy tinh thần đoàn kết của học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm phát huy tinh thần
đoàn kết của học sinh lớp 5”.
Người viết: Đỗ Thị Hằng – GV khối 5 – Kiêm nhiệm tổ phó 5
B. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế
xã hội mà bên cạnh đó còn hình thành nên phẩm chất đạo đức của người học.
Từ xa xưa, cha ông ta đã lấy đoàn kết làm sức mạnh chiến thắng kẻ thù
xâm lược. Ngày nay, trong thời kì hội nhập và phát triển cũng cần có sự đoàn
kết mới tạo nên thành công.
Mỗi công dân luôn phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ở rất nhiều nội dung khác nhau. Trong nhà trường cũng vậy, giáo
dục học sinh tinh thần đoàn kết là vô cùng cần thiết. Để các em hiểu rõ hơn về
giá trị của sức mạnh đoàn kết, học sinh biết quan tâm và chia sẻ cho nhau và
biết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống
hàng ngày. Bên cạnh đó, trong năm học 2013 – 2014, bản thân được Hiệu
trưởng phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5/6. Trong quá trình giảng dạy
tôi thấy tinh thần đoàn kết của các em chưa cao, vẫn còn cãi nhau, chơi theo
nhóm và chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà chưa biết quan tâm tới người
khác. Các em lại đang trong lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý nên dễ bị tác động
ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu. Nhưng vấn đề đặt ra là: làm thế nào để
các em tin tưởng nhau, có tinh thần đồng đội và biết cùng nhau cố gắng? Vì
vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tinh thần đoàn kết
của học sinh lớp 5”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:

1


- Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo


đức cho học sinh tiểu học, được tham gia tập huấn một số chuyên đề giáo dục
đạo đức.
- Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trong trường tiểu học. Một số học
sinh rất ngoan ngoãn, có ý thức về việc làm của mình và biết quan tâm, giúp
đỡ bạn bè.
- Nhà trường cũng thực hiện được các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các trò
chơi vận động để giúp các em cùng nhau vui chơi lành mạnh.
2. Khó khăn:
- Giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục có hiệu quả chưa cao.
- Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho con
em mình. Nhiều phụ huynh chỉ lo đi làm mà ít có thời gian dành cho con cái;
hoàn cảnh gia đình của nhiều em khó khăn và phức tạp càng tạo nên tính cách
thất thường của học sinh. Mặt khác, tâm lý lứa tuổi của các em đang phát
triển nên dễ thay đổi tính tình.
- Học sinh tự quản chưa tốt, chưa có tinh thần giúp đỡ nhau. Trong lớp
một số em hay đánh nhau, nóng tính, bắt nạt bạn (Văn Quốc, Quốc Huy,
Minh Quang, Duy), ganh ghét nhau gây mất đoàn kết trong lớp (Phụng, Đức,
Hiếu).
- Không gian và điều kiện vui chơi lành mạnh tạo sự đoàn kết chưa có
nhiều. Một số em học sinh ít nói, ít hòa đồng với bạn.
III. BIỆN PHÁP
1. Nội dung thực hiện:
Nâng cao ý thức về tinh thần đoàn kết của học sinh lớp 5.
Giáo dục học sinh có niềm tin vào bạn bè, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Phát huy được tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong cuộc
sống hàng ngày.

2



2. Các biện pháp thực hiện:
2.1. Phân loại học sinh và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình.
Khi biết lớp mình phụ trách thì tôi đã tìm hiểu học sinh về hoàn cảnh,
tính cách, năng lực thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ của các em trước. Bên
cạnh đó, tôi cũng phát phiếu điều tra thông tin học sinh. Dành thời gian trò
chuyện cùng học trò, tìm hiểu những học sinh quậy phá, ít nói, hay gây gỗ với
bạn, sở thích của các em.
Sau đó tiếp xúc với các em, quan sát và đánh giá, phân loại từng nhóm
học sinh về học tập (G-K-TB-Y), về tính cách (ngoan, chăm chỉ, lười biếng,
nóng tính, hay gây sự, ít hòa đồng,...), về hoàn cảnh gia đình để có những
biện pháp quan tâm kịp thời.

2.2. Giáo dục tinh thần đoàn kết mọi lúc, mọi nơi
2.2.1. Tinh thần đoàn kết trong tập thể
Lớp học là cả một tập thể học sinh, làm sao để các em yêu thương, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau phấn đấu, cùng nhau vun đắp tình bạn bè

3


trong sang hồn nhiên; làm sao cho học sinh có thể: “sống… chia sẻ…tỏa
sáng” (Dạy học theo dự án của Intel). Giáo viên giúp học sinh thấy được ý
nghĩa của tình đoàn kết qua các môn học (tiết học) nhất là môn Lịch sử, Đạo
đức. Luôn tạo điều kiện và khuyến khích các em chơi cùng nhau chứ không
nên chơi riêng lẻ hoặc một nhóm cố định để tạo mối quan hệ tốt với bạn bè,
không nên nói xấu nhau. Nghiêm túc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong đó
cần nhấn mạnh “ đoàn kết tốt, kỉ luật tốt”. Giáo dục học sinh không phân biệt
đối xử giàu - nghèo, Bắc – Nam, đẹp – xấu,… Vận động các em tích cực tham
gia các phong trào ủng hộ trẻ em nghèo, khuyết tật hoặc vùng bị lũ lụt,…để
các em thấy được tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc

khó khăn, hoạn nạn. Dành thời gian trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để HS
thảo luận “làm sao để lớp bạn đoàn kết hơn?” học sinh có thể đưa ra ý kiến
của riêng mình. Sau đó giáo viên có thể định hướng, lên kế hoạch để học sinh
thực hiện hoặc các em tự rút ra được điều bản thân nên làm với các bạn trong
lớp. Ban cán sự lớp phải là người có năng lực, là tấm gương cho các bạn noi
theo. Nên xây dựng thái độ khoan dung, vị tha, nhường nhịn nhau, tinh thần
cởi mở và tin tưởng nhau.
2.2.2. Tinh thần đoàn kết trong học tập
- Khuyến khích học sinh trở thành những “đôi bạn” học tập đáng tin
cậy: bạn giỏi kèm bạn yếu; bạn bè chơi thân kèm nhau học.
- Tích cực làm việc theo nhóm, cùng nhau thảo luận để giải quyết vấn
đề tránh tình trạng chỉ nghe theo ý kiến của mấy bạn học giỏi. Mỗi môn học
giáo viên cần tạo nhóm giúp các em hình thành thói quen chia sẻ, bàn bạc với
nhau.
2.2.3. Tinh thần đoàn kết trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Việc tổ chức vui chơi cho các em sau những giờ học căng thẳng là điều
rất cần thiết. Vì vậy, trong mỗi tiết học nên dành thời gian thư giãn để học

4


sinh hát cùng nhau. Trong các tiết sinh hoạt giáo viên có thể xây dựng một hệ
thống các trò chơi theo từng tuần, từng tháng một cách phong phú và đa dạng
như: “Hiểu ý đồng đội”; “tiếp sức”, đố vui, ca dao- tục ngữ, giải quyết tình
huống, ca hát, kể chuyện, tổ chức sinh nhật,…với các chủ đề liên quan đến
tính đoàn kết.
Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường tổ chức, các trò chơi
mang tính đồng đội như: Kéo co, Đi hia, Năm người sáu chân, …

Học sinh tập luyện tham gia vận động trường

Vận động học sinh tham quan, cùng nhau tìm hiểu, vui chơi và khám
phá những địa điểm tham quan đó.

5


Học sinh tham quan Suối Tiên

Góc sinh nhật của lớp 5/6
2.2.4. Tinh thần đoàn kết trong gia đình.
Nêu các câu hỏi : Em thường làm gì để giúp đỡ mọi người trong gia
đình? Đối với gia đình có các em nhỏ và cụ già? Em mong muốn một gia đình
như thế nào? Hãy kể về gia đình em?
Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm trong gia đình quan tâm,
yêu thương lẫn nhau.
2.3. Sử dụng tiếng cười trong giờ học, giờ chơi
Hãy giúp các em có tinh thần sảng khoái vui vẻ trong mỗi giờ học thì
cũng dễ phát triển một tính tình nhẹ nhàng, vui tươi của các em. Thử tưởng
tượng xem nếu một học sinh trong giờ học bị giáo viên trách phạt thi các em
cũng rất dễ nổi cáu với bạn. Tăng cường phương pháp dạy học có hiệu quả để
kích thích sự hứng thú trong việc học. Lồng ghép các câu chuyện vui liên

6


quan đến bài học. Giúp các em định hình những trò chơi bổ ích và có tinh
thần đồng đội cao: đá cầu, nhảy dây, đọc báo, cổ vũ các bạn,…

2.3.


Nhật kí của lớp em: “Hành động nhỏ, niềm vui lớn”

Giáo viên giúp học sinh ghi lại những hành động nhỏ của mình mà em
đã làm để giúp đỡ bạn hoặc người em yêu quý. Để tránh tình trạng có một số
em không tham gia hoặc không thích tham gia thi giáo viên chuẩn bị loại giấy
nhỏ phát cho từng em vào cuối tuần. Các em tự trang trí tùy thích và viết. Khi
hoàn thành thi tự các em sẽ dán vào một cuốn sổ chung của cả lớp. Giáo viên
thường xuyên gợi ý và tiếp xúc với một số em nhút nhát hoặc những em hay
gây sự để theo dõi sự tiến bộ của các em, khuyến khích các em hành động
nhiều hơn. Sau đó công bố nhật kí theo từng tuần. Giáo viên phải quan sát,
nhận định được hành động thật sự và những hành động, lời nói mang tính đối
phó để nhắc nhở kịp thời.

7


Một nhóm HS đang viết những điều em muốn nói

3. Thời gian thực hiện:
Lớp 5/6 năm học 2013 - 2014 cho đến nay.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả:
Quá trình áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy đã đạt được một số
kết quả sau:
- Các em trong lớp mạnh dạn giao lưu hơn so với năm học trước. Tinh
thần hợp tác cùng nhau thể hiện rõ rệt trong học tập và vui chơi. Các em vui
chơi cùng nhau thoải mái. Học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Tình trạng học sinh cãi vả, đánh nhau giảm đi nhiều. Có một số em
trước đây từng đánh nhau bây giờ chơi thân với nhau (Khai - Khoa; Quang –
Đình Duy).

- Lớp tích cực tham gia phong trào do nhà trường tổ chức. Các em
tham gia hoạt động ngoại khóa tham quan hợp tác vui vẻ, cùng nhau chơi trò
chơi, quan tâm tới nhau. Lớp tham gia vận động trường chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11 đạt giải III; Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ 100%
- Về học tập:

8


Danh hiệu
Học sinh giỏi
Học sinh tiên tiến
Khen thưởng từng mặt

Số lượng
24
15
8

Tỉ lệ
54,5%
34,1%
18, 1%

Số lượng

Tỉ lệ

43


100%

43
43
43

100%
100%
100%

- Các cuộc vận động:
Cuộc vận động
Ủng hộ: người nghèo, Trường
Sa thân yêu, đồng bào lũ lụt,
huyện đảo Lí Sơn,..
Ủng hộ Quỹ chữ thập đỏ
Ủng hộ Quỹ tranh vẽ
Ủng hộ Ngày chủ nhật hồng

- Phong trào:
Phong trào
Vận động trường chào mừng 20-11
Nghi thức đội cấp trường
Hội thi làm lồng đèn

Kết quả
Giải III
Giải KK
Giải II


2. Mặt tích cực:
- Học sinh trong lớp có tinh thần đoàn kết cao hơn, ít gây sự với nhau
hơn.

9


- Nhiều em thể hiện được trách nhiệm giúp đỡ bạn của mình.
- Tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, có tinh thần đồng đội.
3. Mặt hạn chế:
- Một số học sinh còn nóng tính hoặc nhút nhát nên các em có ít bạn
chơi.
- Không gian và thời gian thực hiện vui chơi còn hạn chế; nơi ở các em
xa nhau nên việc hợp tác cùng nhau để vui chơi và học tập ở nhà còn hạn chế.
Các em chủ yếu chỉ đến lớp mới gặp nhau và chơi với nhau.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để giúp học sinh phát huy được tinh thần đoàn kết hiệu quả cần:
- Giáo viên quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đối xử công bằng
với các em. Nhất là đối với những em hay quậy phá, thái độ bất hợp tác.
- Giáo viên phải kiên trì, nhẹ nhàng và là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy
của các em để các em có thể tâm sự hoặc trò chuyện những vấn đề thắc mắc,
những suy nghĩ của các em.
- Luôn giáo dục đạo đức các em trong mỗi bài dạy, định hướng cho các
em thể hiện những hành vi, thái độ đúng đắn.
- Tạo những mối quan hệ vui vẻ giữa thầy – trò; trò – trò bằng cử chỉ,
nụ cười, hành động,…
VI. KẾT LUẬN
“Đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, đại thành công”. Đó như là một
phương châm, một triết lý từ trước tới nay mà mọi người đều noi theo. Đoàn
kết là sức mạnh. Qua việc thực hiện một số biện pháp trên vào lớp mình chủ

nhiệm tôi thấy học sinh phần nào đã hiểu và ý thức được tinh thần đoàn kết.
Từ đó cũng hình thành ý thức đạo đức tốt đẹp, tinh thần đồng đội giúp đỡ lẫn
nhau. Để các em được phát triển một cách toàn diện cả học tập, đạo đức, lối
sống thì giáo viên, nhà trường và gia đình phải có trách nhiệm cùng nhau giúp

10


các em có tiến bộ. Dù đã thực hiện nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc
phục. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp để đề
tài sáng kiến phong phú và hoàn thiện hơn.
Người viết

Đỗ Thị Hằng

11



×