Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Ngữ nghĩa ngữ dụng các tiểu từ tình thái trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 165 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đ ai Hoc Khoa hoc Xã hôi và Nhân Văn

Tên để tài:

NGỮ NGHĨA-NGỮ DỤNG CÁC TỉỂU TỪ
TỈNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT
MÃ SỐ QX.97.09
Họ và tên chủ trì: TS Lẽ Đông
TS Nguyễn Văn Hiệp

Hà Nội 2001



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

NGỮ NGHĨA-NGỮ DỤNG CÁC TlỂU TỪ
TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT





ĐỂ TÀ I KHOA HOC CẤP ĐẠI H Ọ C Q UỐ C GIA

MÃ SỐ QX.97.09

Thực hiện đề tài: TS Lê Đông
TS Nguyễn Văn Hiệp

Hà Nội 2001



M V •M

m t •M

Lời nói đầu

ư 1

Chương 1:

Về khái niệm tình thái

Chương 2:

Khái ruéra tiéu từ tình thái. Vài nét khái quát vé

ư 2


vị ư í của vấh đé ũểu òr linh thái ưong ngôn ngữ
học và Viẻt ngữ học
C htam g 3:

ư 28

Một số vân đẻ chung nhái chung quanh các
quan niộm hiện nay vẻ ý nghĩa của các tiểu từ
tình thái

Chương 4:

ư 53

Sư tương hcrp giữa khung lình thái và nôi dung
mệnh đé. Phản bố tương đối cùa uểu từ -ình thái
so với mênh đé và sự két hơp các úểu tờ tình thái ư 77

Chương 5:

Tiểu từ tình thái với các bình diên đánh giá

Chương 6:

Vai trò của các tiểu từ tình ihái cuối cân irong
viộc hình thành hiệu lực tai lời của phát ngổn

ư 99

rr 111


Kết luận

ư 157

Tài Uệu tham khảo

ư 158


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI M Ở Đ ẦU
Các tiểu từ tình thái tiếng Việt thuộc vào nhóm các đơn vị mang bản chất ngữ
nghla-ngữ dụng rất phức tạp, không dễ dàng phàn lập, phân tích và miêu tả.
Trong các chuyên khảo về từ vựng, ngữ pháp tiếng Viột đã có, nhóm từ này
thường được miêu tả hết sức sơ lược. Điều đó thôi thúc chúng tôi chọn chúng
làm đối tượng nghiên cứu.
Mục đích của chúng tôi khống phải là miêu tả ngữ nghĩa-ngữ dụng của tất cả
các tiểu từ tình thái tiếng Việt mà là xác lập một khung miêu tả có hiộu lực cho
nhóm từ này, chỉ ra những đặc trưng ngữ nghĩa chung của chúng, khảo sát hoạt
động của chúng trong hoạt động nói năng của người Việt, với những chiều kích
Dụng học của vấn đề.
Công trình này là kết quả nghiên đề tài khoa học cấp Đai học Quốc Gia Hà

Nội. Nhóm chủ trì để tài xin tỏ lòng cám ơn các cấp hữu quan đã giúp đỡ chúng
tôi hoàn thành công trình, đăc biệt là xin cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa Ngòn
ngữ và các anh chị ở Phòng Khoa học Đại học Khoa học Xã hội và nhân vãn
Hà Nội đã không ngừng động viên, không ngừng tin tưởng, khỏns ngừng tạo
điều kiộn giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện để tài.


Chương 1

r( ) ỉ UìtẨU n iệmm tinỈL th á i
1.Những nhận xét mở đầu
Trong ngôn ngữ học, khái niệm tình thái thường được các tác giả khác nhau
dùng để chỉ cả một phạm trù những hiên tượng ngữ nghĩa-chức năng rộng lớn,
đa dạng và phức tạp mà đặc trưng chung nhất của chúng, là phản ánh những
mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực
tế, cũng như những quan điểm, thái độ, sự đánh giá và những thống tin định
tính khác (của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu, xét trong mối quan
hệ với người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp. Nói tóm lại, các đặc trưng của tính
tình thái xoay quanh mối quan hệ giữa người nói, nội dung miêu tả trong phát
ngôn và thực tế, hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm những nhân tố của quá trình
giao tiếp trong quan hệ tương tác nhất định với người nghe)
Những đặc trưng cơ bản đó của tình thái được thể hiện qua nhiều cách đinh
nghĩa của các tác giả khác nhau, tuy rằng cách thức diễn đạt cụ thể và mức độ
chi tiết tường minh hay ngầm ẩn có thể khác nhau ít nhiều.
Trong cách quan niệm của Vinogradov, những mối quan hệ khác nhau của
thông báo với thực tế trước hết là phạm vi của quan hệ tình thái. Cái được thông
báo, chẳng hạn, có thể được người nói hiểu như là hiện thực, là có trong quá
khứ hay hiện tại, là điểu được thực hiện trong tương lai, là điều mong muốn hay
đòi hỏi đối với ai đó, là cái không có trons hiện thực v.v... Tính tình thái được
xác lập theo quan điểm của người nói, song ban thân quan điểm đó lại được xác

định bới vị trí của nsười nói vào lúc nói đối với người đối thoại và với cái phân
đoan thưc tế được phan ánh, được thể hiện trong càu. Theo cách định nghĩa của
Gak, pham trù tinh tình thái phcin ánh mòi quan hệ của nsười nói đối với nội


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

dung phát ngòn và nội dung phát ngòn đối với thực tế. Trong tính tình thái thế
hiện nhân tố chủ quan của phát ngôn, đó là sư khúc xạ của một phân đoạn thực
tế qua nhận thức của người nói [Gak 1986;tr 133]. Benveniste không đưa ra một
định nghĩa cụ thể về tính tình thái, nhưng những đặc trưng cơ bản của phạm trù
này có thể được thấy rất rõ qua những nhận xét rải rác của ông. Đó là một
phạm trù rộng lớn, khó có thể phạm trù hoá được... nó gắn với những chờ đợi,
mong muốn, đánh giá, thái độ của người nói đối với nội dung phát ngôn, với
người đối thoại, với những kiểu mục đích phát ngôn: hỏi, cầu khiến, trần thuật
v.v... và có thể được thể hiộn bằng những phương tiộn đủ loại: thức của động từ,
quán ngữ v.v... [Benveniste 1966], Có thể so sánh thêm các định nghĩa trên đây
với một số định nghĩa khác:
Tinh thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác
nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau
đối với điểu được thông báo [Liapol].
Tinh thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh để mà câu biếu thị
hay cái sự tình mà mệnh để đó miêu tá [Lyons 1977; tr 425]
Tuy nhiẽn, càng đi vào chi tiết thì khái niệm tính tình thái càng lộ rõ tính

phức tạp, gắn với những nội dung quan niệm, những cách hiểu rất khác nhau:
cách quan niệm trong lô gich truyền thống có khác so với cách quan niệm trong
ngôn ngữ học; cách quan niệm của nhà ngôn ngữ học này không hoàn toàn

giong với cách quan niệm của nhà ngôn nơữ học khác. Do đó, cần dừng lại xem
xét tỉ mỉ hơn một số bình diện của vấn để, làm cơ sờ cho việc giải quyết những
vấn để mà chúns ta quan tâm.
2.

Vài nét vê tinh thái trong quan niệm của lô gich học truyền thống

Như đã biết, khái niệm tính tình thái (modality, modalité) hay modus vốn đã
được sử dụng từ lâu trons lồ gich học truyền thống, gắn với sự phàn loai các
phán đoán, các mệnh đê lò gich dưa trên những đãc trưng cơ bản của mối liên
hè ^iữa hai thành phàn chu từ và VỊ từ, xét ư khía canh mức độ phù hợp cua


phán đoán với thực tế. Theo truyền thóng lô gich đó, các phán đoán được phân
thanh 3 nhóm lớn: khả năng, tất yếu, hiện thực. Phán đoán khả năng phản ánh
xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng (tức đối
tượng có thể mang đặc trưng đó ít nhất là trong một thế giới khả năng); phán
đoán tất yếu phản ánh những nội dung nhận thức mà đặc trưng nêu ơ vị từ có ở
đối tượng trong mọi điều ldện (tức đối tượng mang đặc trưng được nêu trong
mọi thế giới khả năng); phán đoán hiện thực đcm thuần xác nhận sự có mặt hay
vắng mặt của đặc trưng nào đó ở đối tượng như là một hiện thực. Khái niệm
tình thái hay modus của lô gich, như vậy, chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ
chung nhất của phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan, bản thể và xem
đó như một đặc trưng nội tại của bản thân cấu trúc chủ từ- vị từ lô gich, hoàn
toàn trừu tượng hoá khỏi những nhân tố thuộc mục đích, nhu cầu, ý chí, thái độ,
tình cảm, đánh giá của con người nói chung và các chủ thể cụ thể nói riêng.

Tình thái của lô gich như vậy có thể được xem là tình thái khách quan, ơ đó
hoàn toàn không biểu thị thái độ của chúng ta đối với phán đoán được phát
ngôn ra... Và, điều đó là cần thiết để những vấn đề của lô gich học không trờ
thành những vấn đề của những lĩnh vực khác.
3. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học
3.1.Trong những năm gân đây, cùng với sự quan tâm ngày càng sâu sắc hơn
dến nhân tố con người trons ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ, vấn để tính tình
thái của ngôn ngữ rư nhiên được đặc biệt quan tâm trong ngôn ngữ học. Sự
quan tâm manh mẽ đó là một tất vếu. Bởi vì ngôn ngữ tư nhiên (của con người)
lếu tước bỏ hoàn toàn các bình diện của tình thái, thì không thể phạn ánh được
;hế siới với tính cách là hiện thưc trong hoạt động chiếm linh và tương tác liên
ihủn của con người. Không có một nội dung nhận thức và giao tiếp hiện thực
vìo lai có thể tách khỏi nhữns nhàn tồ như muc đích, nhu cẩu. thái độ đánh giá
/ Y...của nơười noi đỏi với điéu được nói ra xét trona quan hè với hiện thưc. với
ỉối tượnơ giao tiếp và các nhàn tô khác cùa ngữ canh siao tiếp. Nói như Bally,


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

tình thái tính là linh hổn của phát ngồn, mà nói rộng ra, là cùa nsòn nsữ trong
hoạt động nói chung. Sự phong phú và đa dạng của các nhân tố tình thái cũng là
một nhân tố rất quan trọng phân biệt ngôn ngữ tư nhiên với hệ thống tín hiệu ờ
động vật. Benveniste nhận xét rằng, trong ngôn ngữ của bầy ong không có đối
thoại, không có những biểu hiện khác nhau của ý kiến, tình cảm, thái độ chủ

quan đối với thông báo, không có một cái gì đại loại như hình như, có lẽ, e
rằng, chắc hẳn, tôi nghĩ rằng v.v..., không có hỏi về thông báo, không có trả lời
v.v...
Sự quan tâm mạnh mẽ đó của các nhà ngôn ngữ học đã đẩy lĩnh vực ngữ
nghĩa tình thái và hiểu biết về tình thái tiến lên một bước lớn. Tuy nhiên, cho
đến nay, vẫn phải thừa nhận ràng tình thái của ngôn ngữ tự nhiên vản còn là
một vấn để cực kỳ phức tạp. Đến nỗi, có những học giả đã phải thốt lên những
ý kiến cho rằng "cho đến nay vẫn khó có thể tìm thấv hai tác giả có quan niệm
hoàn toàn thống; nhất với nhau về tình thái của ngôn ngữ”, rằng "không có
phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần các ý nghĩa bộ phận lai
gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau như phạm trù tình thái" [V.Z
Panfilov 1977, tr 37-38 ]. Ngav đến cả việc xác lập một cách đầy đủ và có hộ
thống một kiểu tình thái chủ quan cũng đã là một nhiệm vụ của tương lai, khó
thực hiện được [Volf E.M. 1985;tr 124; Hintikka J.A 1969]. Sở dĩ như vậy là do
hàng loạt các nhân tố: nhữns sự khác biệt về tình thái có ý nghĩa đối với ngôn
nsữ học là hết sức đa dạng, khòng thể chỉ bó hẹp trons một số đối lập khái
quát, phổ quát và tách khỏi bình diện chủ quan như lô aich học; các ý nghĩa
tình thái trong nsỏn ngữ làm thành một banc màu cưc kv đa sắc, đan nhau, giao
hoà vào nhau, chổng chéo lên nhau, chúng liên quan đến nhữns bình diện rất
lvhác nhau của tổ chức phát ngồn, tới đồng nshTa, đa nshĩa. tới việc xác định
các cấp độ và pham trù khác của nsôn nsữ v.v... mà không dễ gì có thể phân
bièt ra ch ròi giữa các bình diện. Cho nên. trong lĩnh vực tinh thái cùa naòn ngữ,
nơười ta thàv phò bièn một tình hình là: cùng một hiện tượng lại được chi bãng


những thuật ngữ khác nhau và cùng một thuật ngữ lai được cấp cho ahữns nội
dung khác nhau, phản ánh những quan niệm rộng hẹp khác nhau. Dưới đâv
chúng tôi sẽ tổng kết lại một số vấn đề chính, xoay quanh sự phàn biệt giữa
khái niệm tình thái và khái niệm nội dung mệnh đề, từ đó chúng tôi lựa chọn
một quan điểm thích hợp, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các tiểu từ tình thái

tiếng Việt.
3.2.Phân biệt tình thái và nội dung mệnh đề
Trong ngôn ngữ học, có lẽ bắt đầu từ Ch. Bally, hay ít ra ông cũng là người
đầu tiên đề cập vấn đề một cách hệ thống, người ta phân biệt trong cấu trúc
nghĩa của phát ngôn hai thành phần cơ bản tương ứng với cách gọi của Bally là
modus và dictum. Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện một nội dung sự tình ở
dạng tiềm năng nào đó. Do vậy, dictum gắn với chức nâng thông tin, chức nâng
miêu tả của ngôn ngữ. Modus (tức bộ phân tình thái) gán với bình diện tâm lý,
thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sư đánh giá của
người nói đối với điều được nói ra, xét trong mối quan hệ với thưc tế, với người
đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp. Modus tham gia vào quá trình thực tại hoá,
biến nội dung sự tình còn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thưc. Nó cho
biết, chảng hạn, sự tình nêu trong phát ngôn là khả năng hav hiện thực, khắng
định hay phủ đinh, mức độ cam kết của người nói đối với độ tin cậy của thòng
tin đến đâu, đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của người ọói khi phát
ngôn là thế nào v.v... Ví dụ, với cùng một nội dung sự tình nói về việc Đức đi
Hà Nội, người ta có thê thể hiện những nội duns tình thái rất khác nhau:
1. Đức đi Hà Nội.
2. Có lẽ là Đức đi Hà Nội.
3. Đức, đi Hà Nội đi!
4. Đức nèn đi Hà Nội.
5. Có thè là Đức đi Hà Nội.
6. Có phai Đức đi Hà Nội đâu?

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

7. Đức không đi Hà Nội.
8. Đức đi Hà Nội à? v.v...
Với phát ngôn (1), người nói thể hiện thông báo của anh ta như một lời xác
nhận, một điểu xác tín đối với người đối thoại, về một sự tình coi là hiện thực.
Với phát ngôn (2), người nói thể hiện thông báo của anh ta như một đoán định;
nội dung sự tình là một kiến giải chủ quan mà người nói không đảm bảo, không
cam kết về tính chân thực, tính phù hợp với thực tế của nó, song đó lại là điều
cần nêu lên để quan tâm xem xét tới. Với phát ngôn (3), người nói thể hiện nội
dung sự tình như là điểu anh ta mong muốn người nghe thực hiện và thúc đẩy,
kêu gọi anh ta thực hiện v.v...
Sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn
như vừa nêu là một trong những đối lập cơ bản làm cơ sở cho lý thuyết tình thái
và được thừa nhận rộng rãi trong ngôn ngữ học, tuy rằng, tuỳ theo từng tác giả,
nhằm nhấn manh khía canh này hay khía cạnh khác, mà các thuật ngữ cụ thể
được dùng có thể khác nhau: modus/dictum; tình thái/ngôn liệu; tình thái/cơ sở
mệnh đề; tinh thái/mệnh đề; tình thái/propo... Dưới đây là một vài nét tóm tắt
về quan niệm của một số tác giả:
Trong quan niệm của Fillmore, cấu trúc nghĩa của càu bao gồm hai thành
phần: thành phần "mệnh đề" được hiểu như là tập hợp nhữnơ quan hệ có tính
phi thời (tenseless) giữa các động từ

và cácdanh từ, phân biệt với thành phần

"tình thái", gồm các loại V nghĩa có liên quan đến toàn bộcâu (thesentence-asa-whoIe) như phủ định, thì, Thức và th ể (Fillmore 1968; tr 23). Quan niệm này
được thể hiện trons còng thức: s = M + p . Trong đó M thực chất là thành phần

tình thái, p là thành phần mệnh đề.
Trons quan niệm của Culioli. sư đối lập đó là tình thái và ngôn liệu (lexis).
Mỏt tronơ những ly do cúa sư lưa chọn thuât ngữ như vây, theo tác ơiả này là ờ
chỗ thuật nm~r mệnh đé (proposition) khiên ngưòì ta khòns rõ nó được hiểu
theo nghĩa cúa lò sich hav theo nshĩa nào khác; thèm nữa. thuât ngữ


Mod/Mood {thức) có thể được hiểu theo nghĩa rất hẹp. Trong khi đó, tình thái
không chỉ được biểu hiện bằng thức và không đồng nhất với thức theo nghĩa
hẹp, mặc dù trong ngôn ngữ học không phải không có những tác giả gắn tình
thái với phạm trù thức của động từ, chẳng hạn thức subjunctive thường được
định nghĩa là cách biểu thị một điều giả thiết hay sự không chắc chắn. Còn về
thuật ngữ ngôn liệu (lexis), về thực chất là tương đương với dictum của ƠI.
Bally, nhưng nhấn manh tính chất nguyên liệu, tiềm tàng, phi tình thái, chưa có
tư cách là một phát ngôn về một sự tình nào đó. Với cùng một tinh thần như
vậy, Portier sử dụng cặp thuật ngữ Propo và tình thái [Portier 1992],
ơ một số tác giả khác, ta thấy sử dụng các thuật ngữ tình thái /nội dung
mệnh đề và có lẽ đây là cặp thuật ngữ được dùng phổ biến nhất hiện nay, trong
pham vi các văn liệu mà chúng tôi tham khảo được. Tuy nhiên, sư phân biệt hai
khái niệm này củng được hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng rất khác nhau. Hiểu
theo nghĩa hẹp, Rescher cho rằng : một mệnh để, xét một cách tổng thể, về
lchách quan, có thê đúng hav sai, nhưng khi một mệnh để như vậy 'được người
nói đánh giá định tính thêm (further qualification) thì sự đánh giá định tính này
được xem là tình thái của mệnh đề đó [dẫn theo Palmer 1986; tr 12]. Hiểu theo
nghĩa rộng hơn, Lewis cho rằng tình thái là sự đánh giá, xác nhận về nội dung
mệnh để; và sự xác nhận này có thể nêu thành nghi vấn, bác bỏ hay chỉ là được
ơiả đinh, và có thể được thể hiện ở các thức khác nhau... Tình thái, theo nghĩa
như vây dùng để chỉ tất cả những sì trong câu khôns thuộc vào nội dung mệnh
để [dẫn theo Palmer 1986; tr 14-15]. Hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa, Palmer và
một số tác giả khác cho rằns có thể thảo luận vấn để trong khung lý thuyết

hành vi nsôn ngữ (theory of speech acts): "Sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề
Vcà tình thái rất sán 2Ũi với sư phân biệt giữa hành vi tạo lời và hành vi tai lời
theo tinh thần cùa Austin. Tron 2 hành vi tạo lời, chúng ta nói vể một điểu 2 Ì đó,
còn tronz hành vi tại lời, chúnơ ta làm một cái 21 đó như trả lời câu hỏi, thong


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

báo một phán quyết, khuyến cáo hoặc hứa hẹn”[Palmer 1986; tr 14], Theo tinh
thần này, J.R Searle cho rằng khung lý thuyết hành vi ngôn ngữ (theory of
speech acts) là thích hợp nhất để thảo luận những vấn đề về tình thái, bời vì
thuyết hành vi ngôn ngữ quan tâm đến quan hệ giữa người nói và điều được nói.
Theo lổ gích của mình, tác giả nhấn mạnh đến 5 phạm trù cơ bản thuộc hành vi
tại lời (illocutionary acts) sau đây:
Xác nhận (assertives): người nói thông báo cho người nghe biết (có thể đúng
sự thât hoặc không) sự vật như thế nào.
Cầu khiến (directives): người nói muốn người nghe thực hiện'hành động
được biểu hiện ở nội dung mệnh đề.
Hứa hẹn (commissives): người nói cam kết, bảo đảm

thực hiện hành

độngđược biểu hiện ở nội dung mệnh để.
Tuyên bố (declarations): người nói làm nên những thay đổi nào đó trong thế

giới hiện thực băng chính lời nói của anh ta.
Biểu lộ (expressives): người nói bày tỏ tình cảm và thái độ của mình (dẫn
theo Palmer F.R 1986, tr 13)
Những người theo khuynh hướng trên đây đểu cho rằng, trong số các hành
vi ngôn ngữ thì nhóm xúc nhận liên quan đến tình thái nhận thức, nhóm cầu
khiến và hứa hẹn liên quan đến tình thái đạo nghĩa, nhóm biểu lộ liên quan đến
sự đánh giá tích cực hay tiêu cực về sự tình được truyền đạt, nhóm tuyên bô'liên
quan đến các phát ngôn nsữ vi (Palmer F.R 1986, tr 13- 14)....
Sự phân biệt của Hare có hơi khác, nhưng thực ra cũng vẫn là một tinh thần,
một đôi lập cơ bán. Tác giá này phàn biệt trong câu ba bộ phận: Phrastic,
Tropic và Neusnc. Trong đó, Phrastic là bộ phận chung cho các câu tuyên bố,
mệnh [ẻnh, nghi vấn... Đó chính là nội duns mệnh đề, nội dung sự tinh, hay
dictum theo cách ơọi cúa các tác giả khác; Tropic tương ứnơ với kiểu hành vi
naỏn ngữ thòng thườns được thưc hiện bans câu này, tức tương ứng với chi


hiệu của thức, bởi vì, như Lyons nhận xét, trong khá rihiểu ngòn ngữ. Tropic
được ngữ pháp ở cấp độ thức. Nội dung của Neustic chính là những gì thuộc
phạm vi mà Hare gọi là chỉ hiệu của sự cam kết (sign of subscription) đối với
hành vi ngôn ngữ được thực hiện: Nó thể hiện sự cam kết, bảo đảm của người
nói liên quan đến tính thực hữu, sự mong muốn v.v... của nội dung mệnh để
được truyền đạt [dẫn theo Lyons 1977; tr 749]1. Hai khái niệm Neustic và
Tropic của Hare tương đương với 2 cấp độ (trong số 4 cấp độ) phân tích câu mà
Dik để xuất. Khi xét đến các thành tố phụ (satellites) dùng để mở rộng lỗi (cấp
độ 1) và khung (cấp độ 2) của câu, Dik phân biệt những chỉ tố cho biết thái độ
hay cách đánh giá của người nói đối với nội dung mệnh đề của câu (cấp độ 3)
và những chỉ tố biểu thị kiểu hành vi ngôn ngữ (cấp độ) mà câu thể hiện (cấp

độ 4) [Dik s. 1989; tr 72]Có thể thấy rằng, để trỏ sự đối lập mà Ch.Bally để xuất, thì việc dùng cặp
thuật ngữ tình thái/nội dung mệnh đề là hợp lý hơn cả. Trước hét, vì thuật ngữ

tình thái tỏ ra bao quát và quen thuộc hơn các thuật ngữ Mod, Tropic, Neustic...
Còn thuật ngữ nội dung mệnh đề một mặt cho phép chúng ta chỉ ra tính tiềm
năng của sự tình được biểu hiện, mặt khác nó không hoàn toàn trùng với cách
hiểu của lô gich học: đó là những yếu tố ngôn liệu cấu thành bình diện miêu tả
của phát ngôn với những vai nghĩa học cũng như vai trò tạo cấu trúc lô gich của
hành động tư duy, nhưng còn ở thế tiềm tàng2. Cặp thuật ngữ này cũng tạo điều
kiện cho việc cấu tạo các thuật ngữ khác như khung tình thái (khi người ta miêu
tá tinh thái như một cấu trúc khung tương đối ổn định mà nội dung mệnh để
nằm trong sư chê định qua lại), nội dung mệnh để của hành vi ngôn ngữv.v...

1 Chúng tôi ch o rang, thưc ra, hai ihàiih phán Tropic và N eu sú c chính là nam irons những sư phàn biẻt vé bình
ciiỏn troI1 U nổi oỏ pham trù tìiiii thái, chứ khờng phái là những dôi lâp Iisana hàna với [ 3 i duna sư tmh.
: Với lý thuvéi kct In cùa rósnicre cùn>> với sư phát trièn những nahiihi cứu vể các cách sâu, hay "cách n<;ữ
nahĩa" cua F illm ore, Q ia le , Hailiday, Dik, Hurford, H easlev, Fraw lev... phàn dictum (n sôn liêu’) dươc phán
suii [hành các vai nghĩa (participants), lức các ihưc thó (entity I tham gia (ớ thẻ tiẻm n;Uis) vào m ột quan hè hay
đac [rima n>io tló do VI àr VI nuữ biéu liu.

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

3.3.Như vây, theo chúng tôi, hiểu theo nghĩa rộng nhất, khái niệm tình [hái
trong ngôn ngữ học sẽ bao hàm những kiểu ý nghĩa rất khác nhau. Có thể tam

nèu những nhóm cơ bản nhất sau đây:
1) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói theo lý
thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra
lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời v.v...) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên
nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại.
2) Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm
xúc của người nói đối với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung
thông báo vể mức độ quan trọng, vể độ tin cậy, xem nó là điểu tích cực (mong
muốn) hay tiêu cưc, bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng,
tính hiện thực v.v...
3) Ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng đinh và phủ đinh đối với sự tồn tại của
sư tình.
4) Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến
khung vị nì và mòi quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong càu và vị từ (thời,
th ể hay các ý nghĩa được thể hiện bàng vị từ tình thái...).
5) Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động
phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Ví dụ, đặc
tính siêu naỏn ngữ, hỏi lại, sư đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của
người nahe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đầnh giá của
người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác v.v...
Cách hiểu tình thái theo nghĩa rộns nhất như vây được Bybee diễn đạt là "tất
cá nhửns gì mà người nói thưc hiện cùnơ với toàn bộ nội dung mệnh để” [dẫn
theo Frawley 1992. tr 385]. Nói cách khác, phạm trù tinh thái bao gồm tất cả
những phươnơ diện nội dung gắn với sự thực tại Ììũá câu, biến các nội duns
mènh đề ờ thế tiểm năns trờ thành các phát nsòn trong giao tiếp.


3.4.

Cách quan niệm rộng vể tình thái như trên đây nhìn chung có thể thấy,


chẳng hạn, ở Vinogradov, Benveniste, Portie , Wierbicka , Kasevich v.v... ơ
Viột Nam, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, đặc biệt Cao Xuân Hạo, cũng chủ trương
một quan niêm rộng như thế. Đương nhiên, đi vào chi tiết, giữa các tác giả nói
chung và những tác giả đi theo hướng quan niệm rộng nói riêng sẽ có những
điểm cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, Vinogradov không xem hiện tượng phủ
định như một kiểu ý nghĩa tình thái. Trong khi đó Frawley thì cho rằng :"Phủ
đinh có liên hệ trực tiếp đến tính thực hữu thông qua các khái niệm về sự sai
lầm và bác bỏ, và như vậy tất nhiên phải nằm trong khuôn khổ tính tình thái"
[Frawley 1992, tr 384], Một số tác giả dứt khoát xếp thời vào phạm vi tình thái,
một số khác trong khi xác nhận rằng thời gắn liền với tình thái, có mối quan hệ
chạt chẽ với tình thái, vẫn chủ trương phân biệt, coi thời là một phạm trù riêng.
Một số khác nữa thì chấp nhân có trình trạng nước đôi, chẳng han Lyons cho
rang có nhiều trường hợp việc sử dụng thỉ quá khứ và thì tương lai mang màu
sắc tình thái tính hơn là thời tính. Theo tác giả này, trong một số trường hợp thì
sự tình được dẫn chiếu trong tương lai, đối lập với sự tình được dẫn chiếu trong
quá khứ hoặc hiện tại, có thể mang màu sắc không chắc chắn hoặc, có thể nói,
chỉ là một sự tình được mong chờ và phỏng đoán [Lyons 1995, tr 319]. Sau
nhiều đắn đo, cân nhắc, cuối cùng tác giả cũng dè dặt để nghị " có thể xem xét
thì (tense), bản thân nó, trước hết, là một vấn để thuộc tình thái" [Lyons 1995;
tr 333], Palmer cũng có thái độ tương tự khi cho rằng, ví dụ, "will và shall trong
tiếng Anh nên xem là các chỉ tố đánh dấu tình thái hơn là đánh dấu thời"
[Palmer 1986; cr 8].?

' Đ ac biỏt, c ó tác gia uhư [-law lev, Chung và Timberlake Iiháu manh dếu bản chái in íc c lù của pham trù ùiih
thái, tức lừ xem tìiứi thái Iilnr mot liièn tượng trưc chì vé Iihãn thức (m odality as E pisteinic D eix is). Theo ho.
[ình [hái là cách m à ngòn ngữ mã lioá sư so s.íiih giũa hiên ilurc dược biêu tin (expressed world) với hiện thưc
. / U Y ih ie tt (Inference w orld), giữa ilie ,<«/7 ĩhưc nu (actual world) với ihẽ ẹ/ới phi thưc tai (nonactual world) và
như v;ly có thè xét đOn các clú éu kích đac ihù cùa các liitin cuơng trưc chi Iihư (lộ xa gáii (rem oteness) hườn"
( d i r e c t i o n ) . Tác g i á lián VI (iu: Kill noi "John m a y g o " , n g ư ờ i nói c h i ra c ó mỏt k hoản 2 c á c h 2 Ìữa thỏ giới ihưc

tai (liiổn tại) với m ột the giới phi thưc mi iv ie c (li của Jolui) c ó thó sẽ diẻn ra. Kin nói "John m igli ịịo" tin cũiiụ

1:


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Sư không thống nhất, đa dạng trong ý kiến, quan điếm cua các tác gia vè vấn
đề tình thái nảy sinh cả khi xác định cương vị tình thái của các ý nghĩa cu thế
nào đó lẫn khi xác đinh cương vị tình thái của các kiểu ý nghĩa liên quan [à do
nhiều nguyên nhân: cách hiểu các thuật ngữ theo những nghĩa rộng hẹp khác
nhau, tính chất chuyển tiếp trung gian, nhiều mức độ của hiện tượng v.v...
Không thể đi vào chi tiết, chúng tôi chỉ xin nêu ra ở đây một sỏ' nét chính gấn
với các nhân tố cơ bản tác động tới sự đa dạng trong quan niệm.
a) Trong phạm vi những ý nghĩa liên quan đến mục đích phát ngôn, những
tác giả chỉ chú ý những đối lập trong khuôn khổ ngữ pháp truyền thống, gắn với
các thức ngữ pháp, thường chỉ kể đến ba kiểu ý nghĩa được ngữ pháp hoá: trần
thuật, hỏi, cầu khiến. Những tác giả vượt ra ngoài khuôn khổ đó, sẽ kể vào đấy
tất cả các dang hành vi tại lời được thể hiện bằng những hình thức ngôn ngữ
khác nhau, trước hết là các càu ngữ vi.
b) Mối quan hệ giữa tính tình thái với người nói cũng có những mức độ khác
nhau, và do đó, hiểu theo nghĩa hẹp nhất thì những yếu tố tình thái trực tiếp gắn
với chủ thể của hành động, trạng thái hay môi quan hệ của chủ thể với hành
động, trạng thái (Nó muốn ăn cơm; 20 năm trước ôns có thể vác 100 kg hàng;

Thằng bé buồn ngù v.v...) chỉ gắn với nsười nói một cách gián tiếp. Do vậy,
nhiểu tác giả (chẳng hạn Bybee, gọi loai V nghĩa tinh thái nàv là tình thái hướng
tác f/ỉể(agent-oriented modality) coi đó là những vếu tố thuộc ngôn liệu, thuộc
nội dunơ mệnh đề chứ không phải là tình thái thưc thu [Bybee 1994, tr 177],
Tuy nhiên, sư thể khôns hoàn toàn đơn giản như vậy khi chúng ta xem xét các
động từ tình thái: Trong nhiều trường hợp, các độns từ tình thái lại được dùng
với màu sác chu quan, sán với sư đánh giá, mong muôn hav áp đãt của chù thể
nói năns. Chán? han, với phát nsòn: "Nó muốn ăn cơm", có thể khúc giải là
vơi m ọ t c á c h Iiluín ihức n h ư \ IV n h ư n g c ó sư k h á c biot vé k h o á n g c á c h và d o (ló, c ó s ư k h á c biồt vé m ứ c (lô c a m

kot cua ntiưừi noi ilòi wri kJi.1 mum xay ra .>ư tinh (Viéc di cùa J o lu i): VỚI rnuy IISÌUÓÌ IIÓI till luơnụ hun v;i cam
lcét ờ m ư e j n o h ơ n . c ò n với m i ạ h t thì m ứ c (lô c a m kẽt c ù a người nói thãp hơ n . h a y nó i c á c h k h á o , kill (ÌUIIQ
m ight na ười 1101 (lã làm jjiiun ihiéu III lie dỏ cain kci cua minh [Frawlev 1V92. Lr 3S7]


người nói chỉ trình bày một cách khách quan trang thái tâm sinh lý của đối
tượng được biểu thị bang đại từ "nó". Nhưng phát ngôn này cũng có thể được
khúc giái như là đoán đinh của người nói đối với khả nâng xảy ra sự tình "Nóản-cơm", và câu này có thể khúc giải là: Theo đoán đinh của tôi, nó sẽ ãn cơm.
Tương tự, một phát ngôn như

Anh phải đi ngay” có thể được hiểu là người

nói miêu tả một cách khách quan tình thế tất yếu của việc đi gắn với chủ thể
của hành động, nhưng cũng có thể được hiểu như người nói "áp đặt", đề nghi
hay mong muốn người nghe thực hiện hành động. Tình hình tương tự cũng xảy
ra đối với hiện tượng phủ định. Ta thấy ở đây tính chất không xác đinh về nội
hàm của bản thân thuât ngữ mệnh đề trong lô gich học và ngôn ngữ học. Hơn
thế nữa, sự không rỗ ràng còn nảy sinh do thuật ngữ mệnh đề (proposition)
được dùng trong sách vở ngôn ngữ học thường không có sự phàn biệt là nó
phán ánh một hành động nhận đinh (statement), có tính thời sự , cận cảnh

(foreground) hay cho cả một sự tình được tiền giả định, đẩy lùi vào hậu cảnh
(background)4. Nếu thuật ngữ mệnh để được dùns theo cả hai nghĩa thì các tiền
gia đinh (presupposition) cũns có thể được xem là tình thái, bởi vì nó giả định
một cam kết ngầm ấn của người nói đối với tính chân thực của một sự tình nào
đó ĩ~ [Givón 1993; tr 170]
c)

Ảnh hường của truvển thống lô gich học cũng là một nhân tố quan trọng.

Nếu quan niệm tình thái chỉ là mối quan hệ của phát ngôn với hiện thực theo
nơhĩa hẹp, ít nhiều sắn với quan điểm lô sich học. thì tình thái sẽ chỉ bao £ổm
những kiểu ý nshĩa có liên quan đến tính khả năng, tính tất yếu (bất kể nó
thuộc phạm vi nhữnơ quan hệ hiện thực của thế giới khách quan, hay nhận thức,
đao n hĩa), không phu thuộc vào naười nói, không phu thuộc vào nhận thức của

J v é thuật ngữ "ntènh d ể ”, C ao Xuàn Hao đã nhàn xét chí lý liu "thát khỏna c ó thuật ngữ nào bát hanh hem"
|C io Xu An Hao 194 I: tr 201
M ènli dề trom: c;íc can phu (adverbial clauses! đươc bat đâu bơi B ecause..., W hen.... In spile o f the fact thill
A lth o u g h .... Sin ce.... W h ile... đêu (lươc Givon cho là ilươc liên £Ìà dinh cháii thưc, [ức thuộc vào các sư tình
Juơc DỊHrời nói ch o là tlnrc hữu ireaiis) .G ivon 199?, ir 177]


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


người nói và do đó, các kiếu V nghĩa khác (như khẩng định, phu định, mục đích
phát ngôn) không được xem xét tới. Trong khi đó, theo cách hiểu cúa
Vinogradov, chẳng hạn, những mối quan hệ như vậy là rất đa dạng, hầu như
bao hàm tất cả các kiểu ý nghĩa đã kể trên kia. Các tác giả như V. Gak. ở bình
diện cú pháp, chỉ nói tới các kiểu ý nghĩa tình thái thuộc phạm vi này. Gak đưa
ra sơ đổ sau:

Tình thái

chân thực lô gich

nhận thức

đạo nghĩa

(aletique)
tất yếu
có thể
không thể

báo đám tin cậy (xác tín)
có tính xác xuất
bị gạt bỏ

bất buộc phải
cho phép
cấm đoán

ơ bình diện giao tiếp, ông kể đến những V nghĩa: kha nâng, tin cậy, hoài
nghi, m ons muốn, khôns mong muốn [Gak B.1986, tr 115]. Lyons [1977] cũng

có một quan điểm tương tự như vậv khi xem xét phạm trù tình thái.trong ngôn
ngữ học.
Để tổns kết lại mục này, chúns tôi chấp nhận quan niệm rộng về tình thái.
Lý lẽ mà chúng tôi đưa ra là như sau:
1.

K hôns nên quv các kiểu quan hệ tình thái trong n 2 ồn ngữ tư nhiên vào

một số phạm trù của lô sich tình thái cổ điển. Bởi lẽ các sư kiện ngôn ngữ phục
vu cho những nhu cáu rất đa dans của siao tiếp trons thưc tế khônơ chì bó hẹp
trong một số kiểu tình thái khái quát. Thèm nữa, nsav chính các nhà lò sich
học cũng thừa nhàn, những kiểu tình thái của lò 2 Ìch cổ điển là sư ơiới han cán
thièt đè lò sich học khòng phai giai quyèt những nhiệm vu vượt ra ngoài khuòn
khò quan tàm của lò gich học cò điên; và lý thuyết tình thái trong ló gich chưa


phải đã hoàn thiện. Thưc vậy. lô gich học ngày nay đã vươn sang những lĩnh
vưc rộng hơn trước, chẳng hạn: các hành vi tai lời (trong lý thuyết các hành vi
ngòn ngữ), nghiên cứu thời, như là một nhánh của lô gich tình thái, nghiên cứu
các yếu tố chỉ thái độ mệnh đề và các dạng tình thái chủ quan gắn với chủ thể
nói nâng nói chung v.v... Nếu bó hẹp tính tình thái trong quan hệ của lô gich
hình thức, người ta sẽ không thể miêu tả những hiện tượng mà ngôn ngữ học
gọi là tiểu từ tình thái.
2. Cũng không nên quy tình thái vào những kiểu phương tiện chi nằm trong
cơ cấu hình thái cú pháp (chẳng hạn, thức). Tình thái, đúng ra nên coi là một
phạm trù ngữ nghĩa chức năng rộng lớn, có thể được thể hiện bằng những
phương tiện ngôn ngữ rất khác nhau, và do đó, trên quy mô tổng thể, không thể
quy chúng vào một số thế đối lâp ngữ pháp theo nghĩa hẹp, với tư cách là phạm
trù của cấu trúc cú pháp.
3. Có điều chắc chắn là, ngay trong sự đối lâp nền tảng nhất, đối lập giữa

tình thái và nội dung mệnh để, bản thân thuât ngữ chưa đủ xác định, và do đó,
có những cách hiểu rộng hẹp khác nhau. Việc xác đinh khái niệm mệnh đề là
một vấn để lý thuyết còn bỏ ngỏ. Sư đối lập giữa hai bình diện này,, thể hiện rõ
ràng nhất ở những bộ phận trực tiếp gắn với lâp trường, thái độ của người nói
vào lúc nói, và do đó nhiều tác giả đã coi là trung tâm chũ V của tinh thái trong
ngổn ngữ học. Sự đối lập trở nên mờ nhạt nhất ở những kiểu ý nshĩa gắn với
mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ (kiểu chủ thể muốn/định/thích làm gì...)
4. Phàn loại các kiểu ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhữns cách phân loai khác nhau nhằm sắp
xếp các kiếu tính tình thái vào một số phạm trù. Phần lớn cách phân loai đó
thực ra chi là một sư phàn loai trong khuôn khố một nhóm V nghĩa tình thái chứ
khỏnự; phái là nhữns sư phàn loai bao quát toàn bộ các ý nghĩa tình thái hiểu
rheo nghĩa rộng nhất cua pham trù nàv. Châng han. Jerpersen [1924] cho rảns
phạm trù tình thái, với tư cách là một pham trù ngữ nghĩa (notional category) có

16


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

thế được chia làm 2 tiểu pham trù, dưa trên tiêu chí có hay không có thành tố sư
mong muốn (will) của người nói. Hai tiểu loại này tương ứng với hai phạm trù
tình thái đạo nghĩa (deontic) và nhận thức (epistemic), thuộc vào 4 thái (modes;
mà von W right [1951] đề nghị sau đây:

- thái khách quan lô gich (alethic modes), hay thái chân thực;
- thái nhận thức (epistemic modes), hay thái của sự hiểu biết;
- thái đạo nghĩa (deontic modes), hay thái của sự bắt buộc;
- thái tổn tại (existential modes), hay thái của sự hiện hữu [dẫn theo Palmer
1986; tr 10-11]
Những năm gần đây, cách phân chia các ý nghĩa tình thái thành ba phạm
trù: tình thái kììácỉì quan lô gich (alethic), tình thái nhận thức (epistemic) và
tình thái đạo nghĩa (deontic) là cách phân loai khá phổ biến, được nhiều tác giả
nói tới. Tình thái khách quan lô gich quan tâm đến tính chân thực tất yếu hay
ngẫu nhiên của mệnh để. Có những mệnh đề tất yếu chân thực hay tất yếu sai
lầm (phán đoán tất yếu). Có những mệnh để mà tính chân thưc chỉ thể hiện ở
một xác suất nào đó, có điều kiện (phán đoán khả nãng). Tất cả phán đoán cất
yếu đều mang tính khả nãng (tức là tất yếu p kéo theo khả năng P: nec p - +
poss P), nhưng điểu ngược lại thì không đúng [Lyons 1977; tr 791]. Tinh thái
nhộn thức chỉ ra vi t h ế {status) hiểu biết của nsười nói, bao gồm cả sự xác nhận
cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra. Tình
thái đạo nghĩa liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã
hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính nơười nói thực hiện
[Palmer 1986; tr 51. 96], [Lvons 1977; tr 823]. Tuy nhiên, cách phân chia này
thực ra chi nhằm vào một số kiểu ý nghĩa tình thái mà thôi. Một số thế đối lập
chung hơn, chảns han, sự phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan,
giữa tình thái hành độns phát ngôn và lời phát nsòn... xem ra có sức bao quát
hơn. Sons cũns khỏnơ phái là dẻ dàng phân biệt và nội dung phân biệt cũng
khònsỉ thòng nhất giữa các tác giá. Chảng hạn, phàn lớn tác siá cho ráng sự


phân biệt tình thái khách quan và tình thái chu quan là ở chỗ tình thái khách
quan (hay tình thái lô gich) loại trừ vai trò của người nói, còn tình thái chủ quan
(hay tình thái ngôn ngữ) lại thể hiện vai trò của người nói (đánh giá, cam kết,
bày tỏ mục đích) đối với điều được nói ra. Tuy nhiên, sự phân biệt này không

phải là đã có sức thuyết phục. Xét phát ngôn: "Mẹ nó nói nó ốm", thoạt nhìn thì
dường như người nói không bày tỏ thái độ chủ quan nào về sự tình "Nó-ốm", cụ
thể là người nói không cam kết gì về tính chân thực của sự tình này cả, chỉ trình
bày sự tình qua nguồn chứng cứ là "mẹ nó nói". Tuy nhiên, nếu xét kỷ thì sự
không cam kết cũng là một dạng cam kết. Và như vậy, ngữ đoạn "mẹ nó nói"
cũng có giá trị tương đương với các quán ngừ biểu thị tình thái như "nghe đâu",
"nghe nói", "nghe đồn"... và xa hơn nữa "có lẽ", "có thể"... Đó là chưa tính đến
sư thể là các thuật ngữ tình thái khách quan/chủ quan còn được một số tác giả
sử dụng khác với cách hiểu thông thường. Chẳng hạn, các nhà ngữ học thuộc
nhóm Ngữ pháp Chức năng Hà Lan đã đồng tình với Hengeveld khi phân biệt 3
pham trù tình thái: tình thái nội tai (inherent modality), tình thái khách quan
(objective modality), tình thái chủ quan (subjective modality). Trong đó, tình
thái nội tai xác định quan hộ giữa một tham tố của sự tình với việc hiện thực
hoá sự tình đó, thể hiện ở năng lực hoặc ý muốn của tham tố đó trong việc thực
hiện hành động được nêu trong sư tình. Tinh thái khách quan thể hiện sự đánh
giá về tính có thực (the actuality) của sự tình và gồm có hai tiểu loại: nhận thức
và đạo nghĩa, mỗi loại đều được biểu hiện trên một thang độ, từ chắc chấn đến
không thể’ từ bắt buộc đến cấm đoán. Tình thái chủ quan lại biểu thị cam kết có
tính cá nhân của người nói về tính chân thực của sự tình, thể hiện qua những
băng chứng (suy luận, trải nghiệm, trích dẫn, nghe cường thuật...) [Dik 1989; tr
205-206], [Siewierska 1991: t r l 24-125]- Rõ ràng là thuật ngữ tình thái khách


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


quan mà Hengeveld, Dik và Siewierska sừ dụng bao gồm cả nhữrig nội dung
vốn vản được phần lớn các tác giả khác xem là thuộc tình thái chủ quanù.
Có thể thấy, như Benveniste và các tác giả khác từng phát biểu, thật khó mà
có được một cách pham trù hoá rạch ròi, bao quát và triệt để cho rinh vực tình
thái. Điều này là dễ hiểu. Các biểu hiện của tính tình thái là rất đa dạng, phạm
vi của nó, đối với ngôn ngữ học, cũng chưa hoàn toàn xác đinh, các ý nghĩa tình
thái, như đã nói, đan bện vào nhau làm thành một phổ đa sắc không dễ gì chia
cắt thành những ô, những bình diện rạch ròi. Nhiều khi trong bảng phân loại,
dù mới chỉ là một bộ phận mà các tác giả để xuất, một kiểu ý nghĩa có thể đổng
thời tham gia vào nhiều ô, nhiều bình diện khác nhau. Thèm nữa, nhiều khi
không dễ gì có thể phân biệt được chính xác các tiêu chí đề xuất. Thành thử,
chẳng hạn cùng nói đến tình thái nhận thức, mà các tác giả khác nhau có thể
hiểu theo những cách khác nhau, cùng một hiện tượng, cùng chấp nhận một
cách phân loại mà tác giả này xếp vào ô này, tác giả khác xếp vào ô khác... Có
những sự phần biệt mà nhà nghiên cứu đưa ra, nhưng rồi liền sau đó, lại phải
nói rằng nó chi có tính lý thuyết mà thôi. Chảng hạn, J. Lyons từng cho ràng:
"Về lý thuyết, có thể phân biệt hai kiểu tình thái nhân thức: tình thái nhận thức
khách quan và tĩnh thái nhận thức chủ quan. Đó không phải là một sự phân biệt
mà người ta có thể thiết lập rõ ràng trong sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, và
cương vị nhận thức luận của sự phân biệt đó, ít ra cũng là không chắc chắn.
Cũng khó mà thiết lập được một sự phân biệt rõ ràng giữa cái mà người ta gọi là
tình thái nhận thức khách quan (modalité epistemique objective) và tình thái
khách quan lô gich (modalité alétique) [Lyons 1977; tr 416],
n Palmer c h o r;ui'j n é n nèu th è m Idiái Iiiỏm tình thái d y n a m ic bèn canh cnp khái nièm tình [hái nhân thức
(epistem ic m odality) 'à tình thái (lao nghía (deom ie m odality). Tình thái d y n a m ic "liên quan đến năng lưc hay
kha /lũ/iỊỊ có d ược" ciia chủ ihẻ troiiìỊ viẹc ihưc hiện hành d ộ n s [Pakner 1986; ir 102], Khái lúệin tình thái
ntjnih cua Palmer ph;'ui lù o s-iong khái mèm tình thái hàn (Vlã! cùa H enaeveld và tình thái hướnu lác thé'
( a n e n t - o n e n t e d m o d a l i t y ) CUÍI lỉy b e e [B y be e 1994; tr 177]


19


Những những nãm 70 trở lại đây, hướng phàn loại các kiểu tính ùnh thái
theo quan điểm phát ngôn và hành động phát ngôn được nhiều tác giả khai
thác, chẳng hạn A. Meunier (1974); Kerbat-Orecchioni (1980); Cao Xuân Hạo
(1991)...
Trong tiếng Việt, sự phân biệt của Cao Xuân Hạo là như sau:
Trước hết, phân biệt hai thứ tình thái khác nhau về bình diện: tình thái của
hành động phát ngôn (modalité d'enonciation) và tình thái của lời phát ngôn
(modalité d'énoncé). Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời về
phương diện mục tiêu và tác dụng của giao tế, bao gồm sự phân biệt giữa các
loại câu trần thuật, hỏi, cầu khiến vốn được ngữ pháp hoá trong hầu hết các thứ
tiếng và được ngữ pháp truyền thống miêu tả; những câu có giá trị ngôn trung
(hay tại lời) được đánh dấu: câu xác nhận, câu phản bác, câu ngôn hành. Tình
thái của hành động ngôn trung thuộc lĩnh vực dụng pháp. Tình thái của lời phát
ngôn thuộc nội dung được truyển đạt hay được yêu cầu truyển đạt (trong câu
trần thuật hay câu hỏi). Nó có liên quan đến thái độ của người nói đối với điểu
mình nói ra, hoặc đến quan hệ giữa sở để và sở thuyết của mệnh đề. Đó là một
phần quan trọng của bình diện nghĩa học.
Tinh thái của lời phát ngôn (trong câu trần thuật) phân ra làm hai loại: 1)
tình thái của câu và 2) tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân.
Tình thái của câu nói phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói
ra, cách người nói đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, giới hạn của
tính hiện thực (trong thời gian, chẳng hạn, phạm trù thi), mức độ của tính xác
thực, của tính tất vếu (khách quan hay đạo lý), tính khả năng (vật chất hay tinh
thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc của điểu được thông báo.
Tinh thái của cấu trúc vị nsữ hat nhân (modalité de la predication) phản ánh
nhữns dang thức cua hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do phần
thuyết biểu thị (kéo dài/khòns kéo dài, bát đầu/kết thúc) v.v... thườns đươc aoi

là những đãc trưng về thể. Nếu

VỊ

ngữ cùa câu có chú thể thì tính thái phan ánh

20


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

mối quan hệ của chủ thể (tham tố thứ nhất) đối với tính hiện thực, tính tất yếu.
tính kha năng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt
nhân của phân thuyết biểu đạt (chẳne hạn, có V muốn, có ý định làm, có đủ can
đám hay tàn nhẫn để làm, mức độ của trạng thái, tính chất mà chủ thể thể hiện
hay có được v.v...). Những lối nói cầu khiến trong tiếng Việt như:" Làm đi!",
"Hãy mở cửa!", liên quan đến các yếu tố hãỵ, đi cũng được ông xếp vào tình
thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân (?)
Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng những khởi ngữ như có lẽ, tất
nhiên, những cấu trúc chủ vị hay để thuyết có "tôi" làm chủ thể của một vị từ có
nghĩa "nhân thức", bằng trợ từ tình thái đăt trong hay ngoài ngữ đoạn vị từ.
Tinh thái của cấu trúc đề thuyết cũng được biểu thị bằng những phương tiện
nêu trên..." [Cao Xuân Hao 1991; tr 50-51]
Vế những nội dung cơ ban, chúng tôi chấp nhận những sư phân biẻt mà Cao

Xuân Hao để xuất. Tuy nhiên, chúng tôi thấv cần có những bổ sung và điều
chinh sau đây:
1.

Trong ngôn ngữ học, theo truyển thống từ Jakobson, Benveniste đến các

tac giả sau này như Ducrot, Todorov, Searle, Kerbrat-Orcchioni..'. thuât ngữ
"hành động phát ngôn" thường được hiểu như là hành động của naười nói, sử
dụng ngôn ngữ vào lúc mà anh ta nói, và kết quả của nó là sản sinh ra phát
ngôn. Các đặc tính cơ bản cùa hành độns phát nsôn mà người nói thể hiện được
phán ánh vào phát ngôn nhờ một bộ máy những công cụ, những chi dẫn thuộc
pham vi ngữ duns, nhữns shifter, theo cách sọi của Jakobson (trước hết, đó là
các phương tiện tình thái 2 ắn với cái tôi cúa nơười nói. chỉ ra mục đích, ý đồ
cùa anh ta, thái độ đánh siá cúa anh ta đối với những điều anh ta nói ra. với
người đối thoai, với khổng sian thời gian siao tiếp v.v...). Và do đó. tất cả các ý
nghĩa săn với người nói vào lúc anh ta phát ngòn đểu là thuộc hành động phát
n2òn. xác đinh đăc tính cua hành động phát ngón. Theo truyền thòns đó, chúnơ
tòi sẽ xếp vào tình thái cua hành động phdt nsòn: a) nhữns kiểu muc đích phát


ngôn được ngữ pháp hoá, được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp cũng
như các kiếu càu ngôn hành v.v... và gọi đây là tình thái tại lời (modalité
illocutoire) và b) tất cả những ý nghĩa tình thái liên quan đến thái độ, cách đánh
giá của người nói đối với điều anh ta nói ra (tức là bộ phận tình thái cúa câu
nói, theo cách gọi của Cao Xuân Hạo). Hay nói theo cách nói của Hare, đó là
những ý nghĩa thể hiện những sự cam kết của người nói đối với hành vi tại lời.
Cả hai bộ phận ý nghĩa trên đây, trực tiếp gắn phát ngôn với cái tôi chủ thể,
chủ quan của người nói với ngữ cảnh giao tiếp, với sự tương tác liên chủ thể và
do đó, đó là những kiểu ý nghĩa ngữ dụng và đểu thuộc phạm vi nghiên cứu của
ngữ dụng (chứ không phải chỉ tình thái tại lời như hỏi, yêu cầu, tuyên bố ... mới

thuộc dung học). Chúng tôi gọi chung những loại ý nghĩa tình thái này là tình
thái chủ quan.
Những kiểu ý nghĩa tình thái, mà Cao Xuân Hạo xếp vào tình thái của lõi vị
ngữ, phản ánh đăc trưng mang tính bẩn th ể (ontologie) của hành động, trạng
thái, tính chất (bắt đầu/kết thúc, kéo dài/khỏng kéo dài) hay mối quan hệ của
chủ thể đối với hành động, tính chất, trạng thái do vị ngữ hạt nhân biểu thị (ví
du, chủ thê muốn, có ỷ định, có khả năng... thực hiện hành động, mức độ của
tính chất, trạng thái mà chú thể mang trong bản thân), chúng tôi sẽ gọi là tình
thái của sự tình được truyền đạt, bởi vì chúng được thể hiện như những thuộc
tính của sư tình khách quan. Chính bộ phận này của tình thái, mà người nói đơn
thuần truvển đat lai, có thể sọi là tình thái khách quan và về cơ bản nằm ở bình
diện nghĩa học. Không phải ngdu nhiên mà nhữna V nghĩa như vậy thường được
coi là vẫn nằm bèn trong nội dung mênh để, thuộc bình diện miêu tả, và được
gọi là tình thái bản thể, tình thái miêu tà, tình thái bèn trong, tình 'thái của sự
vật, của đối rươn 2 . Có thể tóm tắt sự phân biệt hai loại tình thái mà chúng tôi
vừa để nghị như sau:


×