Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT vũ văn hiếu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VŨ VĂN HIẾU, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc Gia Ha Nội tôi luôn nhận được sự tận tình, tâm huyết giảng dạy,
sự quan tâm tạo điều kiện của tất cả các thầy cô giáo trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu để phục vụ cho công tác của mình. Với tất cả tình cảm và
lòng chân thành của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn quý Thầy Cô, Ban
Giám hiệu Trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng với
quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy chúng em.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Đặng
Quốc Bảo, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ giáo viên,


các bác phụ huynh và các em học sinh trường THPT Vũ Văn Hiếu đã nhiệt
tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình khảo nghiệm thực tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến
của các nhà khoa học, của các quý thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25/11/2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt Anh

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

ban giám hiệu

BTĐTN

Bí thư đoàn thanh niên

CB

Cán bộ

CBGV


Cán bộ, giáo viên

CNV

Công nhân viên

ĐĐ

Đạo đức

ĐTN

Đoàn thanh niên

GD

Giáo dục

GDĐĐ

Giáo dục đạo đức

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm


GVBM

Giáo viên bộ môn

HS

Học sinh

PHHS

Phụ huynh học sinh

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

SHTT

Sinh hoạt tập thể

THPT

Trung học phổ thông

TNCS


Thanh niên cộng sản

YTPL

Ý thức pháp luật

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: .................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................. 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. .............................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước. .................................................................... 7
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài. ...................................................................... 9
1.2.1.Quản lý ..................................................................................................... 9
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 12
1.2.3.Quản lý nhà trường phổ thông ............................................................... 13
1.2.4.Đạo đức .................................................................................................. 15
1.2.5 Ý thức pháp luật ..................................................................................... 17
1.3 Đạo đức và cái đích tối thiểu của giáo dục đạo đức là hình thành ý thức
pháp luật .......................................................................................................... 20
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật ................................ 20

1.3.2. Chức năng của giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật ............................ 20
1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật ..................................... 21
1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật ............................... 22
1.4 Vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật
cho học sinh THPT.......................................................................................... 23
1.4.1. Mục tiêu................................................................................................. 24
1.4.2. Nội dung ................................................................................................ 25
1.4.3. Phương pháp......................................................................................... 28

iii


1.4.4. Điều kiện ............................................................................................... 28
1.5 Những yêu cầu quản lý đối với hoạt động giáo dục đạo đức / ý thức pháp
luật cho học sinh trường THPT ....................... Error! Bookmark not defined.
1.5.1 Kế hoạch hóa .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.2.Tổ chức hiện thực kế hoạch ................... Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Chỉ đạo điều phối ................................. Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Giám sát, kiểm tra ................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC / Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT VŨ VĂN
HIẾU, THÀNH PHỐ HẠ LONG , TỈNH QUẢNG NINH ............................ 33
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 33
2.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long. .............. 33
2.1.2. Tình hình giáo dục của thành phố Hạ Long .......................................... 34
2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật cho học sinh
Trường THPT Vũ Văn Hiếu ........................................................................... 36
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức / ý thức pháp

luật cho học sinh Trường THPT Vũ Văn Hiếu ............................................... 36
2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức / ý thức pháp
luật cho học sinh Trường THPT Vũ Văn Hiếu ............................................... 38
2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh / ý thức
pháp luật cho học sinh trường THPT Vũ Văn Hiếu ....................................... 43
2.3.1. Xây dựng kế hoạch................................................................................ 43
2.3.2.Tổ chức thực hiện ................................................................................... 45
2.3.3.Chỉ đạo điều phối ................................................................................... 45
2.3.4 Giám sát, kiểm tra .................................................................................. 46
2.4 Đánh giá chung ......................................................................................... 47
2.4.1 Ưu điểm và thuận lợi .............................................................................. 47

iv


2.4.2 Khuyết điểm và khó khăn ...................................................................... 48
2.4.3 Nguyên nhân .......................................................................................... 50
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 53
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC/Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT VŨ
VĂN HIẾU, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ............... 54
3.1 Đổi mới giáo dục và nguyên tắc đề xuất biện pháp biện pháp ................ 54
3.1.1 Định hướng đổi mới giáo dục ................................................................ 54
3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ......................................................... 55
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 55
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 55
3.1.5. Nguyên tắc tính hiệu quả ...................................................................... 55
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THPT Vũ Văn Hiếu ........................................................................................ 56
3.2.1 Quán triệt các chỉ thị giáo dục đạo đức/ ý thức pháp luật của Đảng, Nhà

nước vào nội dung hoạt động của nhà trường ................................................. 56
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức / ý thức pháp luật cho học sinh
phù hợp với tình hình nhà trường.................................................................... 57
3.2.3 Tổ chức nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, các
tổ chức trong nhà truờng về hoạt động giáo dục đạo đức/ý thức pháp luật cho
học sinh ........................................................................................................... 60
3.2.4 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận hữu quan trong nhà trường
thực hiện kế hoạch đặt ra................................................................................. 63
3.2.5. Giám sát, kiểm tra, xác định hiệu quả, kịp thời biểu dương gương tốt và
việc tốt, chấn chỉnh các yếu kém thực hiện giáo dục đạo đức / ý thức pháp
luật cho học sinh .............................................................................................. 66
3.2.6. Tăng cường cung ứng các điều kiện vật chất và tinh thần cho mục tiêu
đề ra ................................................................................................................. 71
3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp ................................................................ 73

v


Tiểu kết chương 3............................................................................................ 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 78
1.Kết luận: ....................................................................................................... 78
2. Khuyến nghị: ............................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đối tượng khảo sát thực trạng ........................................................ 37

Bảng 2.2- Bảng thăm dò ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ /
YTPL ............................................................................................................... 38
Bảng 2.3-Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức / ý thức pháp luật
cần giáo dục cho học sinh THPT hiện nay..................................................... 39
Bảng 2.4: Mức độ vi phạm nội qui của học sinh THPT Vũ Văn Hiếu ........... 40
Bảng 2.5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong 3 năm gần đây ..... 42
Bảng 2.6 : Thực trạng việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ / ý thức pháp luật cho
học sinh của CBQL, GV ở trường THPT Vũ Văn Hiếu ................................. 43
Bảng 2.7 : Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức/ ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Vũ Văn Hiếu
......................................................................................................................... 45
Bảng 2.8 : Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức/ ý thức pháp luật
cho học sinh trường THPT Vũ Văn Hiếu ....................................................... 46
Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất
......................................................................................................................... 75
Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất 76

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người
hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.
Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay
từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có
thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế
hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một
trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói
chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một mặt

của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho học sinh những tính cách nhất
định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ
với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Đạo đức của
con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản
của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong
giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác giáo
dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái
căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc
học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để
yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.
Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức. Đó là
một tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của
nền giáo dục hiện đại. Ngày nay, với những thành tựu vĩ đại của cách mạng
khoa học và kỹ thuật, con người nắm trong tay những tư tưởng và khoa học
hết sức hùng hậu, có giá trị và sức sáng tạo cực kỳ lớn lao đồng thời cũng có
sức tàn phá và hủy diệt thật kinh khủng. Bước tiến phi thường đó của xã hội
loài người đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và
đạo đức trong sáng của lòng nhân ái.

1


Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta cũng nhằm tiếp tục nhân đạo
hóa các quan hệ giữa người và người, giữa người và môi trường sống, làm cho
những nguyên tắc của nền đạo đức mới được khẳng định trong các chính sách và
chủ trương, trong các hoạt động và quan hệ xá hội. Đồng thời chính sự nghiệp
đổi mới cũng đòi hỏi xuất hiện những con người có phẩm chất đạo đức đầy đủ
để đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết quả. Thái độ đặc
biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “Có tài mà không có đức là
người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Đức là nền tảng

tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc làm gia
tăng các giá trị xã hội cho mỗi người.
Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền
thống tôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính
trọng và đề cao. Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành
mạnh và do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận thì việc giáo dục
đạo đức có ít nhiều ảnh hưởng. Trước đây trong các trường học, hiện tượng
vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ý thức kỷ luật của học sinh
rất tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là rất cao. Trong gia đình con
cháu yêu thương ông bà, cha mẹ:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy
giảm xuống trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi
bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng
vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều
tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình
cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốn theo tiền
tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan
tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất
hiếu,đạo đức bị giảm sút.

2


Đánh giá thực tra ̣ng giáo du ̣c , đào ta ̣o Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn
mạnh: “Đă ̣c biê ̣t đáng lo nga ̣i là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n ho ̣c sinh , sinh viên có tiǹ h tra ̣ng
suy thoái về đa ̣o đức, mờ nha ̣t về lý tưởng, theo lố i số ng thực du ̣ng, thiế u hoài
bão lập thân, lâ ̣p nghiê ̣p vì tươ ng lai của bản thân và đấ t nước . Trong những
năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu

nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh
tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với
yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Trường THPT Vũ Văn Hiếu thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cũng
không đứng ngoài thực tra ̣ng đó . Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha
mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của
con trẻ.
Bên cạnh đó sự phát triển của các hàng quán trò chơi từ đánh xèng, bi
A, games, chát…để móc tiền học sinh. Số thanh niên đã ra trường không có
việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc,
uống rượu, ma tuý, trộm cắp, cắm quán, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm
cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng.
Từ những lý do khách quan , chủ quan như đã phâ n tić h tôi lựa chọn đề
tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trƣờng THPT
Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua viê ̣c nghiên cứu lý luâ ̣n v à khảo sát thực trạng qu ản lý hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Vũ văn Hiếu thành phố Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của
nhà trường.
3.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu

3


Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Vũ
Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT
Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của hiệu trưởng từ năm
2012 đến năm 2015
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
phụ huynh và học sinh trường THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Vai trò của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh như thế
nào? Và cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THPT
Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn có những hạn chế.
Nếu thực hiện được những biện pháp quản lý hợp lý sẽ nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý

hoạt động giáo dục đạo đức cho

học sinh trường trung học phổ thông.
7.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực tra ̣ng vi ệc quản lý ho ạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh Trường THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.

4



7.3. Đề xuấ t biê ̣n pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở
trường THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoa ̣n hiê ̣n nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu , văn bản liên
quan đến đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ; Phương pháp quan sát các hoạt
động giáo dục đạo đức của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương
pháp thống kê, xử lý số liệu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức/ý thức pháp luật
cho học sinh trường THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức/ý thức pháp luật
cho học sinh Trường THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh

5


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Từ xưa đến nay, trong mọi thời đại, đạo đức có vai trò quan trọng trong
xã hội với những chuẩn mực giá trị đúng đắn, đạo đức là một bộ phận quan
trọng trong nền tảng tinh thần của xã hội. Đạo đức góp phần giữ vững ổn định
chính trị xã hội qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Ngược lại nếu xã
hội bị khủng hoảng về đạo đức, chính là một nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức
luôn được nhiều người quan tâm.
Ở phương Đông, ngay từ thời cổ đại Khổng Tử (551-479 TCN) nhà giáo
dục lớn của Trung Hoa phong kiến đề cao đường lối đức trị và lễ trị để trị
quốc an dân, phát triển đất nước. Theo quan điểm của ông thì cơ sở của
đường lối đức trị là lòng Nhân, lòng yêu thương con người. Ông coi Nhân là
gốc rễ của các đức khác, các đức tụ cả ở Nhân. Khổng Tử cho rằng: “ Điều
mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Làm người phải biết sửa mình
“ Không nhìn cái không hợp Lễ, không nghe cái không hợp Lễ, không nói
điều không hợp Lễ, không làm việc không hợp Lễ”. Với những cống hiến ấy,
Khổng Tử được coi là nhà giáo dục lớn của Trung Quốc, được tôn làm “ Vạn
thế sư biểu”
Ở phương Tây, nhà triết học Socrat ( 470 – 399 TCN ) đã cho rằng đạo
đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ sự hiểu biết,
do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành đạo đức. Đồng thời, ông cũng
quan niệm, cái gốc của đạo đức là tính thiện. Muốn xác định được chuẩn mức
đạo đức phải nhận thức lý tính với phương pháp khoa học.
Aristoste ( 384 – 322 TCN ) cho rằng không phải hi vọng vào thượng đế áp
đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên

6



trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức. Ông xem
đạo đức là cái cái thiện của cá nhân, còn chính trị là cái thiện của xã hội.
Thế kỷ XVII,Ịan Amos.Komenxki (1592-1670) – nhà giáo dục vĩ đại của
Tiệp Khắc đã đúc kết “Một số qui tắc trong ứng xử” để giáo dục cho thanh
thiếu niên. Ông đặc biệt quan tâm đến phương pháp làm gương và nêu gương
trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Ở thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học trên thế giới cũng đã
đề cập và nghiên cứu về giáo dục đạo đức. Trong số đó nối bật là nhà giáo
dục học và tâm lý học Liên Xô A.X. Makarenco, ông nêu lên nguyên tắc giáo
dục tập thể và thông qua tập thể. Trong tác phẩm “ Bài ca sư phạm’’ ông đặc
biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức.
Theo quan niệm của học thuyết Mác – Lê Nin: đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã
hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Nếu tồn tại xã hội thay
đổi tì ý thức cũng thay đổi theo, Do vậy, đạo đức mang tính lịch sử, tính giai
cấp và tính dân tộc.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.
Ỏ Việt Nam cũng như các nước phương Đông khác, hàng nghìn năm
trước đây đã xây dựng mô hình giáo dục theo truyền thống Nho giáo, coi
trọng Lễ và Văn. Văn hiểu theo nghĩa rộng là kiến thức là văn chương cũng
có nghĩa là tài năng. Lễ được hiểu theo nghĩa rộng là nghi thức, khuôn phép
mà mọi người phải tuân theo trong hành vi ứng xử để thể hiện là con người có
những phẩm chất cơ bản: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín có nghĩa là đạo đức.
Đạo đức và tài năng là hai yếu tố căn bản của nhân cách con người, trong
đó cha ông ta coi trọng đạo đức, coi đạo đức là gốc rễ, “ Tiên học Lễ, Hậu học
Văn” là xuất phát từ tư tưởng đó.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng về giáo dục của các bậc tiền nhân,
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng luôn đề cập đến vấn đề đạo đức. Bác viết:
“ Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.


7


Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”[34;18]
Theo tư tưởng của Người, đạo đức cách mạng giúp con người vượt mọi
thử thách, không lùi bước trước khó khăn gian khổ. Bản thân Người chính là
tấm gương sáng nhất về đạo đức cách mạng. Do đó cuộc vận động “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động được
đông đảo nhân dân ta hưởng ứng tham gia.
Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được vai trò của GD đạo đức đối
với sự nghiệp giáo dục nói riêng và sự phát triển bền vững của toàn xã hội nói
chung. Chính vì vậy, năm 1979 khi Bộ chính trị ra quyết định về cải cách giáo
dục, Uỷ ban cải cách giáo dục đã có quyết định số 01 mở cuộc vận động:
" Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong các trường học" [19].
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở đầy năng động
hiện nay đã tạo ra những định hướng giá trị xã hội mới, bên cạnh những giá
trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, những giá trị của con người trong thời đại
mới cũng được hình thành. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực cũng đã
xuất hiện một số nét tiêu cực ảnh hưởng công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của một số tác giả về đạo
đức và giáo dục đạo đức học sinh:
Tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức con
người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước và nêu lên 6 giải pháp cơ
bản để giáo dục đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH: “
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học;
củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ giáo dục
nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, kết hợp chặt chẽ giáo

dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi
hành pháp luật. Tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các
phong trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết là cán bộ đảng

8


viên, thầy cô giáo các trường học, xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo
thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi
người” [71; 12].
Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính
- Vũ Phương Liên đã nghiên cứu giáo dục giá trị sống nhằm giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT, đồng thời các tác giả đã viết cuốn sách “Giáo dục giá trị
sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” [17]. Đây là tài liệu
bổ ích cho đội ngũ giáo viên THPT trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho
học sinh hiện nay và đã được rất nhiều trường THPT sử dụng.
Qua một số nghiên cứu và thực tiễn giáo dục đạo đức trên đây cho thấy,
giáo dục đạo đức học sinh THPT là công việc khó khăn, vất vả, phức tạp đòi
hỏi phải có những biện pháp phù hợp, giáo dục đạo đức học sinh phổ thông là
mối quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn là
của toàn xã hội, nhất là trong tình hình xã hội ta hiện nay.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1.Quản lý
Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân công hợp tác trong
lao động thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay
đổi và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, nhằm bảo đảm
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩa
là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [24].
Nhà triết học V.G. Afnatsev cho rằng, quản lý xã hội một cách khoa

học là nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh hướng vận động của xã
hội và hướng sự vận động của xã hội cho phù hợp với các khuynh hướng đó;
là phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trì
sự thống nhất giữa chức năng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành một đường
lối đúng đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc những khả năng khách quan,
mối tương quan giữa các lực lượng xã hội...[326; 8].

9


Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là nhà thực hành quản lý khoa
học về lao động đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất [327; 8].
Henry Fayol (1841-1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt
động quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” và sau này được kết hợp lại thành 4 chức năng
cơ bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Những cống hiến
của ông về lý luận quản lý đã mang tính phổ quát cao và nhiều luận điểm đến
nay vẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn [327; 8].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là
khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [341; 8].
Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại:
Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức
1.2.1.1. Bản chất quản lý
Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối
tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định. Các hoạt động của chủ thể quản lý

chính là việc dựa vào các nguồn lực, nhân lực để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo mục tiêu
đã đề ra.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông
qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một
mục tiêu nhất định gồm 4 chức năng cơ bản sau đây:
- Dự báo và lập kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.

10


- Lãnh đạo/Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá.
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
- Nguyên tắc mục tiêu
Mục tiêu là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, đơn vị … nên hoạt
động quản lý phải coi mục tiêu là nguyên tắc cơ bản để định hướng, chi phối
các nguyên tắc khác.
Việc tổ chức thực hiện mục tiêu, phải cụ thể hoá mục tiêu chung của tổ
chức thành các mục tiêu cụ thể và phân công cho các cá nhân, bộ phận trong
tổ chức để thực hiện. Chỉ khi tổ chức đạt được mục tiêu thì mới thoả mãn
được lợi ích.
- Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể (Tập trung dân chủ)
Vừa phải tập trung thống nhất trong hoạt động quản lý vừa phải dân
chủ công khai để có thể huy động và khai thác được trí tuệ của tập thể, giúp
cho chủ thể quản lý luôn luôn chủ động trong việc tổ chức điều hành cũng
như đảm bảo sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý trong bất kì hoàn
cảnh điều kiện nào. Mặt khác việc quan tâm thu hút sự tham gia của tập thể

yêu cầu không thể coi nhẹ để tạo ra sự thống nhất ý chí của các chủ thể với
đối tượng để cùng hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các lợi ích
Nguyên tắc này tạo cho mối quan hệ giữa các nhà quản lý với đối tượng
quản lý có sự cởi mở và tác động qua lại nhau một cách tích cực. Cần phải được
kết hợp hài hoà các lợi ích ngay từ khi hoạch định và phát triển tổ chức.
Thông qua giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích sẽ tạo nên tính thống nhất
trong tổ chức, đảm bảo cho tổ chức hoạt động đồng bộ thông suốt, ít nảy sinh
các mâu thuẫn cục bộ.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cao
Tiết kiệm và hiệu quả là mục đích của mọi hoạt động quản lý. Hoạt
dộng quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích. Việc đạt được mục

11


tiêu sẽ làm thoả mãn những lợi ích mà tổ chức mong muốn. Tuy nhiên để đạt
tới lợi ích một cách tối đa với các chi phí hợp lý nhất thì các nhà quản lý phải
quan tâm đến tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Nguyên tắc thích ứng linh hoạt
Nhà quản lý phải có được tư duy mềm dẻo, linh hoạt, nhậy cảm và
khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề, tránh lối tư duy bảo thủ, trì
trệ, cứng nhắc, quan liêu, vì những thói quen này sẽ phá hỏng sự tồn tại của tổ
chức và sự phát triển của tổ chức.
- Nguyên tắc khoa học hợp lý
Hoạt động quản lý không thể dựa theo kinh nghiệm mà phải dựa vào
những căn cứ khoa học.
Dựa trên những vấn đề khoa học, đảm bảo tính khách quan và biện
chứng. Hoạt động quản lý không thể cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt, đảm
bảo tính hợp lý.

- Nguyên tắc phối hợp hoạt động các bên có liên quan
Nhà quản lý phải biết liên kết phối hợp với các tổ chức khác để khai
thác hết tiềm năng của họ, tăng cường sức mạnh cho mình và hạn chế
những điểm yếu của tổ chức mình. Đặc biệt với địa phương, vùng lãnh thổ
của tổ chức.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được
hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông
qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước
cho các thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động
giáo dục cần được tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà
trường, lớp học...) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu
giáo dục phù hợp với
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho

12


hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất”[20]
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng
đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận
của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận
hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất
lượng để đạt mục tiêu giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý.
Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa

đến một kết luận tương đối thống nhất về 5 chức năng cơ bản của quản lý là:
kế hoạch hoá; tổ chức; kích thích; kiểm tra; điều phối
- Kế hoạch hoá: lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch.
- Tổ chức: tổ chức triển khai, tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm.
- Kích thích: khuyến khích, tạo động cơ.
- Kiểm tra: kiểm soát, kiểm kê, hạch toán, phân tích.
- Điều phối: phối hợp, điều chỉnh.
Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình
quản lý, nội dung làm việc của chủ thể quản lý, phương pháp quản lý và là cơ
sở để phân công lao động quản lý.
1.2.3.Quản lý nhà trường phổ thông
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Nhà trường
chính là nơi tiến hành các quá trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức
cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội
là: thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các
thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm
những kinh nghiệm đó.

13


Trong tác phẩm Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, M.I
Kondakov đã viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu
quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm
chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch hướng
đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm
bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức - sư phạm của quá
trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành”.
Quản lý nhà trường là những tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ theher quản lý đối với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm

thúc đẩy tất cả các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, tiến tới
đạt mục tiêu trọng tâm là đưa hoạt động dạy và học tiến tới một trạng thái mới
nhất về chất.
Quản lý trực tiếp trường học bao gồm quản lý tổ chức giảng dạy, học
tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, tài
chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục.
Trong quản lý và thực tiễn quản lý nhà trường gồm 2 loại quản lý:
Một là: Quản lý của chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trường nhằm
định hướng cho nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát
triển( Các cấp quản lý nhà nước và sự hợp tác, giám sát xã hội/ cộng đồng).
Hai là: Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường, hoạt động
tổ chức các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt
động, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa nhà trường đạt tới những mục
tiêu đã đề ra (thực hiện các chức năng quản lý của một tổ chức).
Tóm lại, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong
phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm
vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâm nhiều đến các thành tố
mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả. Đó là các thành

14


tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động hợp quy luật sẽ
đảm bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường.
1.2.4.Đạo đức
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc biệt phản
ánh mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của xã hội loài
người. Đạo đức bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị
được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con

người trong quan hệ với người khác và với xã hội.
Bàn về đạo đức đã có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong
đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc
thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong
toàn bộ hoạt động sống của con người. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của
con người, do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có. Đời sống đạo
đức của mỗi người gồm có : Ý thức đạo đức, tình cảm, niềm tin đạo đức, hành
vi đạo đức, vận động trong mối quan hệ biện chứng [157; 2].
Trong từ điển tiếng Việt có nêu: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên
tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người
đối với nhau và đối với xã hội” [297; 24].
Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng: “ Đạo đức là một
thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã
hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con
người với con người, giữa cá nhân và xã hội” [51;4]
Theo tác giả Hà Nhật Thăng:“ Khi giá trị đạo đức biến thành nhận thức
chung của mọi thành viên thì nó trở thành truyền thống, có sức mạnh vật chất
điều chỉnh nhận thức và hành động chung của toàn xã hội. Vì vậy đạo đức có
vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

15


Đạo đức bị chi phối bởi điều kiện chính trị, kinh tế xã hội, truyền thống
dân tộc, tôn giáo. Ở nước ta, trong xã hội phong kiến, chuẩn mực đạo đức là “
Nhân- Lễ - Nghĩa- Trí- Tín”, riêng người phụ nữ còn phải có “ Tam tòng - Tứ
đức”. Đến thời đại Hồ Chí Minh, Người quan niệm đạo đức là “ Nhân- NghĩaTrí-Dũng-Liêm”, đó là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích

của Đảng, của dân tộc, của loài người. Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ
Chí Minh tiêu biểu cho đạo đức của thời đại chúng ta ngày nay.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có hai quan điểm lớn về đạo
đức:
+ Quan điểm đạo đức truyền thống: Đạo đức là hệ thống những nguyên
tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người
với cộng đồng người, giữa con người với xã hội.
+ Quan điểm hiện đại: Đây là quan điểm của các nhà nghiên cứu chương
trình khoa học công nghệ cấp nhà nước do GS.VS Phạm Minh Hạc đứng đầu.
Theo các tác giả thì đạo đức phải thể hiện ở 5 mối quan hệ:
- Con người với chính bản thân
- Con người với con người
- Con người với công việc ( học tập, lao động…)
- Con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
- Con người với lý tưởng của dân tộc
Tóm lại, về bản chất, đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong
quan hệ xã hội được hình thành và phát triển trong cuộc sống. Những qui tắc,
những chuẩn mực đạo đức đó được mọi người, được xã hội thừa nhận và tự
giác thực hiện.
Đạo đức có vai trò rất lớn trong xã hội, nhất là trong việc hình thành và
phát triển nhân cách con người. Vai trò của đạo đức thể hiện trong các chức
năng của đạo đức: Chức năng giáo dục, Chức năng nhận thức, Chức năng
điều chỉnh hành vi

16


- Chức năng giáo dục: Đây là chức năng quan trọng nhất của đạo đức,
Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng thừa nhận sẽ tác động

vào ý thức và hành vi của mỗi cá nhân để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện,
hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội.
- Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức
xã hội về mặt đạo đức.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức có tác dụng điều chỉnh hành
vi, hoạt động của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội,của cộng
đồng.
Vậy có thể hiểu: Đạo đức là một hệ thống những quy tắc những chuẩn
mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì
hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng.
1.2.5 Ý thức pháp luật
Với tư cách là một trong những hình thái của ý thức xã hội, ý thức pháp
luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, phản ánh trực
tiếp các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội. Ý thức pháp luật là một trong
những hình thái của ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ
văn hoá xã hội dưới dạng chung nhất. Nó là sản phẩm của quá trình phát
triển của xã hội, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng, quan điểm
và quan niệm trong xã hội. Nếu một xã hội mà người dân được giáo dục ý
thức pháp luật, nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật thì xã hội đó sẽ
hạn chế được vi phạm pháp luật, tội phạm. Bằng cách đó mà góp phần tích
cực vào việc hình thành, xây dựng văn hoá pháp lý cho cá nhân và toàn xã
hội.
Là một trong những bộ phận cấu thành thuộc thượng tầng kiến trúc xã
hội, ý thức pháp luật chịu sự quy định, tác động mạnh mẽ của đời sống xã hội.
Quan điểm biện chứng là không phải tất cả các quan điểm đều thể hiện trực
tiếp các quan hệ kinh tế và những nhu cầu giai cấp và của toàn xã hội. Ví dụ,
quan điểm về hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, về tổ chức, trình tự tư

17



×