Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài học phân môn thường thức mĩ thuật cho học sinh khối lớp 7 trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1. Mở đầu
2
- Lý do chọn đề tài
2
- Mục đích nghiên cứu
3
- Đối tượng nghiên cứu
3
- Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
15
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận kiến nghị
- Kết luận:
- Kiến nghị

16
17


18

Tài liệu tham khảo

19

1


1.Mở đầu
- Lý do chọn đề tài:
Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài
người. Ngay từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã phát hiện ra vẻ đẹp
của thiên nhiên và sự nhận thức thế giới thực được mở rộng, thì con người đã
biết ngưỡng mộ và làm ra cái đẹp đưa cái đẹp vào cuộc sống. Cũng từ đó Mĩ
thuật luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của loài người và ngày càng
phát triển đến mức độ cao.
Và hiện nay môn Mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo cho các em
trở thành họa sĩ mà góp phần trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Biết
yêu cái đẹp, các em sẽ biết tránh điều xấu. Vấn đề quan trọng là phải đưa đến
cho các em những hiểu biết đúng đắn và xác thực về cái đẹp của nghệ thuật,
hình thành cho các em khả năng cảm thụ, biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp.
Môn Mĩ thuật còn góp phần hình thành cho các em khả năng quan sát, khả
năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo, đáp ứng được cách làm việc khoa học
của một thế hệ con người thế kỉ mới góp phần thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng và Nhà nước, đào tạo con người lao động mới có tay nghề cao, hiểu biết
rộng, và đời sống tinh thần phong phú. Môn Mĩ thuật giúp các em phát triển một
cách toàn diện như Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Người có tài mà không có đức là
người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vậy
toàn diện ở đây là giáo dục các em có đủ về : “Đức, trí, thể, mĩ” để các em có

thể tự thân vận động trên bước đường tương lai.
Bộ môn Mĩ thuật cấp THCS có 4 phân môn chính, trong đó phân môn
thường thức mĩ thuật đóng vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc giáo dục
và phát triển thẩm mĩ cho các em. Thông qua phân môn này các em có cái nhìn
mới về truyền thống và những giá trị nghệ thuật của dân tộc và thế giới mà các
em trước đấy chưa từng tiếp xúc. Hay các em được khám phá, cảm nhận vẻ đẹp
của các công trình Mĩ thuật, các tác phẩm của toàn nhân loại. Từ đó các em có
thái độ và hành động đúng đắn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị nghệ
thuật truyền thống dân tộc cũng như thế giới.
Tuy nhiên trong suy nghĩ của không ít bộ phân học sinh hiện tại các em
xem bộ môn Mĩ thuật như là môn phụ, không dành nhiều thời gian cho môn học
các em chưa nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa, chức năng của môn
Mĩ thuật đối với sự phát triển trong nhân cách của các em. Với giáo dục Việt
Nam chúng ta hiện nay các em học sinh dường như đang coi nhẹ về những dấu
son lịch sử, quên hết những gì mà truyền thống cha ông ta để lại. Tình trạng học
sinh không nhớ rõ tên tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, nội dung, sự kiện. Các
em không thích học phân môn này vì lượng kiến thức nhiều, lại liên quan tới các
mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử, các em học trước quên sau, đây là một hiện
tượng phổ biến ở nhiều nhà trường hiện nay. Các giáo viên hầu như chưa tìm ra
giải pháp để làm sao cho học sinh yêu thích với bộ môn.
Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên Mĩ thuật, tôi luôn trăn trở với
câu hỏi lớn: Làm cách nào để học sinh của mình nhận thức được rằng môn Mĩ
2


thuật giúp ích cho các em rất nhiều ngay cả trong những sinh hoạt thường ngày,
làm cách nào để các em yêu thích đối với môn học, với phân môn thường thức
mĩ thuật? Làm cách nào các em nắm vững một lượng kiến thức nhanh nhất mà
không phải học vẹt?...Bản thân tôi trong quá trình dạy học đã vận dụng nhiều
hình thức đổi mới phương pháp dạy học tích cực để kích thích sự yêu thích môn

học của các em: Đó là tạo ra sự hứng thú trong tiết dạy phân môn thường thức
mĩ thuật. Một trong những biện pháp mà tôi thực hiện thành công và có hiệu quả
đó là: “Phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài học phân môn
thường thức mĩ thuật cho học sinh khối lớp 7 trường THCS Nga Trường”.
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài
học phân môn thường thức mĩ thuật cho học sinh khối lớp 7 trường THCS Nga
Trường” để tìm ra một hướng đi mới cho việc củng cố bài học mà trước đây
giáo viên thường coi nhẹ. Nghiên cứu đề tài này còn giúp cho học sinh hứng thú
trong việc học cũng như nắm vững các kiến thức trọng tâm ở mỗi bài học
thường thức mĩ thuật.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Đề tài này áp dụng cho học sinh lớp 7A và 7B trường THCS Nga Trường.
+ Phân loại học sinh và tìm hiểu thái độ học tập của các em
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Đọc tài liệu: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
+ Điều tra: Qua thực nghiệm giảng dạy của bản thân và qua kiểm tra chất
lượng của học sinh để đề ra những giải pháp thích hợp.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc củng cố bài học thường thức mĩ thuật bằng sơ đồ trống là một trong
những phần quan trọng trong quá trình lên lớp của mỗi giáo viên, đây là việc
làm cần thiết và cần liên tục đổi mới, sáng tạo. Ở đây củng cố bài là việc mà
giáo viên phải hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất của bài học
giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của cả bài một cách nhanh nhất, khoa
học nhất. Và việc củng cố bài bằng sơ đồ trống có nghĩa là giáo viên chuẩn bị
các sơ đồ dạng trống các mảng kiến thức để học sinh tự nhớ lại kiến thức thường
thức mĩ thuật đã học và điền đầy đủ thông tin mình được học vào mảng ô trống
còn thiếu thông tin.
Dạy học phân môn thường thức mĩ thuật là quá trình giáo viên cung cấp

cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản, vừa đủ, giúp học sinh tiếp cận với nền
Mĩ thuật đông, tây, kim, cổ và những nét đẹp trong truyền thống của Mĩ thuật
Việt Nam và thế giới, đồng thời có cơ sở để tìm hiểu các yếu tố tạo hình. Giáo
viên phải phân tích khơi gợi để học sinh tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp về
nội dung cũng như những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm từ đó các em vận
dụng tốt cho việc học tập, thưởng thức, sáng tạo và nghiên cứu Mĩ thuật.
Lịch sử Mĩ thuật là do con người sáng tạo nên thống nhất gắn liền với lịch
sử phát triển của con người vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải
3


truyền đạt cả về bối cảnh lịch sử và tình hình phát triển nghệ thuật của thời kì
đó. Để truyền đạt đến học sinh không chỉ là kiến thức có sẵn mà giáo viên còn
phải thường xuyên đổi mới cách giảng dạy, truyền thụ kiến thức và lời nói còn
phải sinh động, hấp dẫn. Làm sao cho các em thêm yêu bộ môn Mĩ thuật nói
chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Để đạt được kết quả cao
trong truyền thụ kiến thức thì sau mỗi tiết học giáo viên phải củng cố lại kiến
thức cơ bản của toàn bài bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó sử dụng
phương pháp sơ đồ trống vào việc củng cố bài học phân môn thường thức mĩ
thuật là phương pháp hiệu quả nhất, giúp các em ghi nhớ được kiến thức một
cách nhanh nhất. Như vậy việc củng cố bài học thông qua phương pháp sử dụng
sơ đồ trống là một trong những phương pháp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng
đối với một giờ học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy học môn Mĩ thuật không đơn giản là dạy và học kĩ thuật vẽ mà còn phải
kết hợp với dạy và học cảm thụ vẻ đẹp của thế giới xung quanh, cảm thụ vẻ đẹp
của các tác phẩm Mĩ thuật. Có nghĩa là học sinh không chỉ dừng lại là vẽ tranh,
vẽ trang trí, vẽ theo mẫu mà học sinh còn nghiên cứu về cái đẹp, về lịch sử mĩ
thuật Việt Nam và thế giới. Yêu cầu đầu tiên của phân môn thường thức mĩ
thuật là học sinh phải nắm được các sự kiện cơ bản trong bài học. Ví dụ: Một

thời kì, một giai đoạn lịch sử, tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu…..Nhưng trên thực
tế học sinh sau khi học xong một bài học thường thức thì không nhớ hoặc chỉ
nhớ nhưng không sâu sắc các vấn đề của bài học, có những học sinh sau khi học
xong rất nắm chắc kiến thức nhưng chỉ sau vài hôm lại quên ngay. Như vậy là
các em chỉ học vẹt chứ không để lại kiến thức trong đầu. Những thực trạng này
xuất phát từ nhiều yếu tố cả về giáo viên lẫn học sinh.
a. Thuận lợi:
Những năm gần đây trường THCS Nga Trường đã nổ lực quan tâm đổi
mới mọi diện mạo của nhà trường nhất là việc thực hiện nghị quyết trung ương
II về công tác xã hội hóa giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy và việc đánh
giá thực chất việc dạy và học.
Bên cạnh đó nền kinh tế của xã Nga Trường đang trên đà phát triển, dân
trí nhận thức ngày càng cao tạo điều kiện rất tốt cho công tác dạy và học. Nền
kinh tế phát triển kéo theo nhận thức của người dân cũng được nâng cao. Đó là
tiền đề cho sự quan tâm của các bực phụ huynh học sinh trong việc học tập, đầu
tư về đồ dùng, sách giáo khoa và thời gian học tập cho con em mình.
Đa số các em có tinh thần học tập, yêu thích môn học, các em thích vẽ,
thích khám phá và có ý thức trong việc học tập.
Hơn thế nữa là sự quan tâm của xã nhà, của các cấp các nghành, đặc biệt là
sự quan tâm của phòng giáo dục Nga Sơn, của ban giám hiệu nhà trường, của
các thầy cô giáo.
b. Khó khăn:
• Về phía giáo viên:

4


Như chúng ta đã biết phân môn thường thức mĩ thuật là một phân môn tương đối
khó dạy với các giáo viên Mĩ thuật bởi khi giảng dạy các phân môn này các giáo
viên thường gặp những hạn chế sau:

- Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam và thế giới phát triển liên tục, không ngừng
và vô cùng đa dạng, phong phú, nó phát triển theo cả chiều dài lịch sử của nhân
loại. Nhiều công trình nghệ thuật, nhiều tác phẩm cũng như các trào lưu nghệ
thuật được ra đời theo từng giai đoạn phát triển của xã hội. Dưới con mắt của
người xem mỗi công trình, mỗi tác phẩm lại có vẻ đẹp riêng. (Ví dụ: Như tác
phẩm nàng Mô-naLi-da của họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi). Vậy thì đứng trên
phương diện là một giáo viên Mĩ thuật tôi chưa thể khẳng định được rằng mình
có thể am hiểu sâu kiến thức của Mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Hơn thế nữa có
những nền nghệ thuật, có những giai đoạn đã bị mai một nên rất khó cho việc
giáo viên truyền tải và củng cố đầy đủ kiến thức tới học sinh của mình.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên lại quá chú trọng tới việc làm sao
phải cung cấp được cho học sinh thật nhiều kiến thức, cho các em tham khảo
nhiều tài liệu hoặc quan sát hình ảnh trực quan… mà quên mất rằng liệu sau
những tiết học như vậy các em đã nắm được điều gì? Nhiều lúc giáo viên cũng
quá chú trọng việc truyền tải kiến thức mà quên mất phần củng cố lại kiến thức
bài học cho học sinh, có khi giáo viên chỉ củng cố kiến thức một cách đại khái
bằng những câu hỏi trong sách giáo khoa chứ chưa thật sự đầu tư và đổi mới
phương pháp củng cố sao cho sinh động hấp dẫn đối với học sinh.
• Về phía học sinh:
- Học sinh luôn nghĩ rằng môn Mĩ thuật không quan trọng trong việc học,
học sinh xem môn Mĩ thuật như một môn phụ nên không chịu khó học hoặc
dành rất ít thời gian cho việc học môn này. Mà nhất là đối với phân môn thường
thức mĩ thuật học sinh lại càng ngại việc học thuộc các kiến thức trong sách giáo
khoa. Nhiều học sinh không nhớ nổi tên tác giả, tác phẩm cũng như các giai
đoạn lịch sử…Các em cũng chưa được giáo viên định hướng cho cách nào là dễ
nhớ dễ học nhất, nhiều thầy cô cũng coi nhẹ việc dùng các phương pháp để củng
cố kiến thức thành ra học sinh không chịu khó học, tìm tòi kiến thức. Việc học ở
nhà cũng là vấn đề nan giải đối với các em, các em chưa có thời gian biểu khoa
học cho việc học tập ở nhà, hầu như việc học ở nhà đều dành cho những môn
các em xem như là môn chính còn đối với môn Mĩ thuật các em hầu như không

dành thời gian nhiều, đây là khó khăn chung ở phía học sinh.
- Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhằm đánh giá
chất lượng dạy học phân môn thường thức mĩ thuật đầu năm học của học sinh
lớp 7A và lớp 7B trường THCS Nga Trường. Tôi đánh giá qua hình thức kiểm
tra kiến thức thông qua bài kiểm tra ngắn trong thời gian 15 phút:
Yêu cầu của bài kiểm tra như sau:
Câu 1:
Em hãy điền tiếp nội dung còn thiếu vào ô trống để hoàn thiện nội dung
bài: “Sơ lược về Mĩ thuật thời Trần(1226-1400)”:

5


Những loại hình
nghệ thuật

Nội dung

………………………………
Mĩ thuật thời
Trần

………………………………
………………………………

Thành tựu
……………………………
……………………………
…………………………….
……………………………

…………………………….
…………………………….

Qua quá trình khảo sát đã thu được kết quả như sau:
Câu trả lời
Lớp
Sĩ số
Đúng
Sai

Không trả lời

SL
%
SL
%
SL
%
32
53.3%
22 36,7%
6
10,0%
Theo tôi nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có rất nhiều nguyên
nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc học sinh khối lớp
7 Trường THCS Nga Trường không nhớ hoặc nhớ rất ít về kiến thức đã học là
do lượng kiến thức phân môn thường thức nhiều, các em còn chưa tập trung
trong học tập. Bên cạnh đó nhiều giáo viên lại chưa chịu khó tìm tòi và đổi mới
phương pháp để việc củng cố bài đem lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Phân môn thường thức mĩ thuật có nội dung kiến thức tương đối rộng,
phân môn này còn liên quan đến môn lịch sử đòi hỏi học sinh phải nhớ các sự
kiện lịch sử nổi bật và nắm được các công trình, các tác giả cũng như tác phẩm
của từng giai đoạn lịch sử dân tộc cũng như thế gới. Vậy để học sinh có thể nhớ
tốt các vấn đề của bài học thường thức mĩ thuật thì sau mỗi tiết học giáo viên
phải có những phương pháp cũng cố bài thực sự khoa học, súc tích, nhằm tạo
hứng thú cho học sinh. Có rất nhiều phương pháp để củng cố bài nhưng việc
củng cố bài bằng sơ đồ trống có lẽ là hiệu quả hơn cả nó giúp cho học sinh tránh
sự nhàm chán, giúp học sinh tư duy và có thể khắc sâu nhất lượng kiến thức đã
được học.
Dưới đây là một số hình thức tổ chức việc củng cố bài học bằng phương
pháp sử dụng sơ đồ trống:
a. Phân loại kiến thức, đối tượng để sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài
học thường thức mĩ thuật:
Khâu chuẩn bị bài soạn giảng đối với phương pháp sử dụng sơ đồ trống
vào việc củng cố bài học thường thức mĩ thuật là rất quan trọng làm cho bài
giảng đạt chất lượng cao. Việc chuẩn bị soạn giảng ở đây không chỉ hiểu là soạn
nội dung bài giảng mà soạn cả các loại sơ đồ trống cần sử dụng trong việc củng
cố bài học. Trên cơ sở đó người giáo viên phải kết hợp với tranh, ảnh để phân
tích, đánh giá, xác định phương pháp củng cố bài học.
7

60

6


Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải chú ý đến các đối tượng
học sinh. Đối với đối tượng học sinh có học lực trung bình hay yếu kém cần sử
dụng các sơ đồ trống có nội dung kiến thức đơn giản, câu hỏi có tính chất gợi

mở, cụ thể khi củng cố bài học. Trái lại đối với đối tượng học sinh khá, giỏi cần
sử dụng các sơ đồ trống có nội dung kiến thức phức tạp, câu hỏi đặt ra phải có
tính chất huy động, phát huy tư duy, trí tuệ của học sinh.
Khi chuẩn bị sơ đồ trống vào việc củng cố bài học thường thức mĩ thuật
đồng thời giáo viên phải chuẩn bị luôn cả nội dung kiến thức cần truyền thụ cho
học sinh. Đây là nhiệm vụ khó khăn đối với người giáo viên song nó có tác dụng
nâng cao chất lượng cho bài học thường thức mĩ thuật.
b. Lập sơ đồ trống dạng bảng:
Sơ đồ trống dạng bảng là hệ thống bảng gồm hàng và cột được sử dụng để
củng cố bài học. Sơ đồ dạng bảng có các mảng kiến thức trống để học sinh tự
nhớ lại kiến thức đã học và điền đầy đủ thông tin mình được học vào hàng, cột
còn thiếu thông tin. Phương pháp sử dụng sơ đồ trống dạng bảng giúp học sinh
dễ dàng ghi nhớ kiến thức về sự kiện lịch sử, các tác giả, tác phẩm của Mĩ thuật
dân tộc và thế giới.
Ví dụ 1:
Sau khi dạy- học xong phần II: “Một số hoạt động Mĩ thuật” trong tiết 21 bài
16: “Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954”. Ta có thể
sử dụng sơ đồ trống dạng bảng để củng cố kiến thức nhằm giúp học sinh nghi
nhớ những sự kiện chính thể hiện một số hoạt động của Mĩ thuật Việt Nam trong
giai đoạn này.
Cách thức thực hiện: Giáo viên sử dụng sơ đồ trống dạng bảng, chia lớp
thành 2 nhóm. Yêu cầu các nhóm điền đầy đủ kiến thức vào sơ đồ dạng bảng
giáo viên đã chuẩn bị sẵn với nội dung như sau:
Thời gian

Một số hoạt động Mĩ thuật
………………………………………….
Năm 1901
…………………………………………
………………………………………….

…………………………………….. Thành lập Trường Mĩ nghệ Trang trí Đồ
…………………………………….. họa Gia Định.
……………………………………..
………………………………………….
Năm 1925
………………………………………….
………………………………………….
Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam
…………………………………….
được thành lập, báo hiệu sự ra đời của
…………………………………….
nền mĩ thuật cách mạng Việt Nam.
…………………………………………
Năm 1952
…………………………………………
………………………………………….
7


Học sinh lớp 7A đang hoạt động nhóm để hoàn thành
sơ đồ trống dạng bảng
Sau khi học sinh điền đầy đủ kiến thức vào ô trống thì giáo viên cho các
nhóm nhận xét. Học sinh nhận xét xong giáo viên chuẩn xác kiến thức bằng sơ
đồ đã hoàn thiện.
Ví dụ 2:
Sau khi học xong tiết 26- bài 20: “Vài nét về Mĩ thuật Ý thời Phục hưng”.
Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ trống dạng bảng để củng cố bài học. Giáo viên
chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Điền các giai đoạn phát triển của Mĩ thuật Ý thời Phục hưng.
Nhóm 2: Điền tên các tác giả tiêu biểu.

Nhóm 3: Điền tên các tác phẩm tiêu biểu.
Bảng niên biểu đã được hoàn thiện có nội dung như sau:

Mĩ thuật Ý thời
Phục hưng

Các giai đoạn
phát triển
1. Giai đoạn đầu
(thế kỉ XIV):
- Đánh dấu bước
đi chập chững cho
xu thế hiện thực
mới
2. Giai đoạn thứ
2( thế kỉ XV) còn
gọi là giai đoạn
tiền Phục hưng

Các tác giả tiêu Các tác phẩm tiêu
biểu
biểu
Xi-ma-buy; - Các bức tranh
Giốt-tô
tường; các bức
bích họa vẽ theo sự
tích kinh thánh.
- Ma-dắc-xi-ô; - Mùa xuân….
Bốt-ti-xen-li


8


3. Giai on th 3 - Lờ-ụ-na - c m v chỳa
(th k XVI) Giai Vanh-xi;
Mi- hi ng; bui hp
on Phc hng ken-lng-gi;
kớn; nng Mụ-na
cc thnh:
Ra-pha-en; Ti- Li-da; c b
- M thut phỏt xiờng..
nh th Xớchtrin ti nh cao
xtin.
v s cõn bng,
trong sỏng v mu
mc.
Khi s dng s trng dng bng vo cỏc bi phõn mụn thng thc m
thut giỳp hc sinh lm vic mt cỏch tớch cc, ch ng vỡ vy s giỳp hc sinh
khc sõu kin thc bi hc hn.
c. Lp s trng dng cu trỳc bi hc:
Ta cú th s dng s trng dng cu trỳc bi hc cng c kin thc
c bn m hc sinh cn nm vng, ng thi nhiu hc sinh cựng tham gia
c. Mun s dng c bin phỏp ny thỡ giỏo viờn phi lm sn ni dung s
trng dng cu trỳc bi hc hc sinh in ni dung hoc cú th khuyt mt
vi ni dung sau ú yờu cu hc sinh lờn bng in ni dung (theo yờu cu)
hon thin s . Tip theo giỏo viờn yờu cu cỏc hc sinh khỏc nhn xột b
sung bi lm ca bn. Giỏo viờn chun xỏc kin thc bng s ó hon thin
sn. Cui cựng giỏo viờn ỏnh giỏ v cho im hc sinh.
Vớ d:
Sau khi hc xong tit 21- bi 16: M thut Vit Nam t cui th k XIX

n nm 1954. Giỏo viờn yờu cu hc sinh hon thnh s sau hc sinh
khc sõu v nghi nh c kin thc bi hc:
Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ
cuối thế kỉ XI X đến năm 1954

Các giai
đoạn

Các tác
giả tiêu
biểu

Các tác
phẩm tiêu
biểu

Từ cuối thế kỉ
XI X đến năm
1954

.......................
.......................

....................
....................


..

...................


..........................................
..........................................




....................
.....

........................
........................

9


Giáo viên đang lấy ý kiến của học sinh để hoàn thành
sơ đồ trống dạng cấu trúc bài học
Khi sử dụng sơ đồ trống dạng cấu trúc bài học vào việc củng cố bài học
thường thức mĩ thuật giúp cho tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú học tập
và tham gia tích cực. Mặt khác biện pháp này còn giúp học sinh hệ thống hóa
kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhanh chóng nhất.
d. Tạo sơ đồ trống bằng hình ảnh:
Sơ đồ trống bằng hình ảnh là dạng sơ đồ trống kiến thức nhưng được giáo
viên cung cấp hình ảnh thông qua hình ảnh giáo viên đã cung cấp học sinh sẽ
điền đầy đủ nội dung kiến thức đã học. Sử dụng sơ đồ trống bằng hình ảnh để
củng cố bài tạo hứng thú cho học sinh giúp học sinh dễ dàng khắc sâu kiến thức
cơ bản, nắm vững nội dung bài học, nhớ rõ hơn về các công trình, tên tác giả,
năm sáng tác….Và phương pháp này không chỉ được sử dụng hiệu quả đối với
phân môn thường thức mĩ thuật khối lớp7 mà sẽ dễ dàng áp dụng được cho tất

cả các bài thường thức mĩ thuật ở tất cả các khối lớp.
Ví dụ:

10


Sau khi học xong tiết 1- bài 1: “Sơ lược về Mĩ thuật thời Trần(12261400)”. Giáo viên sử dụng sơ đồ trống bằng hình ảnh để củng cố bài cho học
sinh.
Cách thức thực hiện như sau: Giáo viên sử dụng máy chiếu có sơ đồ trống
kèm hình ảnh như: Kinh thành Thăng Long, tháp Bình Sơn, tượng Hổ ở lăng
Trần Thủ Độ…sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời và điền phần nội
dung bài học vào ô trống.
...............
...............
………..
………
...
……

KiÕn tróc
KiÕn
tróc

MÜ thuËt

thuËt
thêi
thêiTrÇn
t


NghÖ thuËt
NghÖ
thuËt
®iªu
kh¾c,
®iªu
kh¾c,
ch¹m
kh¾c
ch¹m
kh¾c
trang
trÝ
trang trÝ

NghÖ thuËt
NghÖ
thuËt
gèm
gèm

……….
………..
………
………
………

………
………


………
...............
………
……
.............
………
………
………
………
……
………
………
………
………
………
..............
………
...............
………
............
………
………
…..
………
…..
...............
...............
.............
............
...............

.............

Sơ đồ trống có sử dụng hình ảnh
Sau khi học sinh được quan sát hình ảnh thì học sinh sẽ nhớ lại kiến thức
và điền đúng phần nội dung vào ô trống. Cuối cùng giáo viên chuẩn xác kiến
11


thức bằng sơ đồ đã hoàn thiện. Đây là một phương pháp củng cố bài vừa giúp
học sinh nhớ được cả hình ảnh và nội dung phần lí thuyết.
e. Đưa nhạc vào sơ đồ trống:
Củng cố bài học dưới hình thức tạo ra sơ đồ trống bằng âm nhạc. Đây là
những giây phút thư giãn đối với các em học sinh sau một tiết học đồng thời
giúp các em ghi nhớ và khắc sâu được kiến thức đã học.
Ví dụ:
Sau khi dạy xong tiết 22 bài 17: “Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của Mĩ
thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954”. Giáo viên có thể dùng sơ đồ
trống có sử dụng âm nhạc để củng cố bài học.
Cách thức thực hiện như sau: Giáo viên sử dụng máy chiếu có sơ đồ trống
bằng nhạc đã định sẵn về họa sĩ Diệp Minh Châu. Sau đó tổ chức cho học sinh
chọn các ô trống. Ví dụ sau khi học sinh chọn vào ô trống đầu tiên thì một đoạn
của bài hát Ai yêu bác Hồ Chí Minh được phát lên. Cùng lúc đó học sinh sẽ
đoán ra tên bức tranh là: Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc-Trung-Nam được
sáng tác vào năm 1947.

Sơ đồ trống dạng hình cây có sử dụng âm nhạc
Ở dạng sơ đồ trống có kết hợp âm nhạc sử dụng trong bài học Một số tác
giả tác phẩm Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 sẽ giúp cho học sinh
sau khi nghe bài hát có thể điền tên tác phẩm, năm sáng tác vào phần ô trống.
( Lưu ý không phải dạng bài nào trong phân môn thường thức mĩ thuật cũng áp

dụng được phương pháp sử dụng sơ đồ trống bằng âm nhạc. Nên giáo viên phải
biết lựa chọn bài hát phù hợp với nội dung bài học làm sao cho học sinh nhắc lại
12


được kiến thức đã được học trước đó).
f. Tổ chức trò chơi bằng phương pháp sử dụng sơ đồ trống
- Trò chơi tìm ô chữ bí mật:
Ngoài các phương pháp củng cố bài như lập bảng so sánh, lập bảng thống
kê, bảng niên biểu hay bài tập trắc nghiệm…thì chúng ta có thể dùng phương
pháp sử dụng sơ đồ trống dưới hình thức tổ chức trò chơi đoán ô chữ bí mật. Sau
tiết học đầy căng thẳng với rất nhiều kiến thức thì việc tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi đoán ô chữ bí mật sẽ giúp cho học sinh có được những giây phút thư
giãn, đồng thời còn có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của
bài học. Học sinh không bị áp lực mà rất hứng thú và thêm yêu môn học.
Hình thức được tổ chức như sau: Chia lớp thành các nhóm (tùy theo cách
chia của từng giáo viên có thể 2,3 hoặc 4 nhóm) hoặc làm việc theo từng cá
nhân. Giáo viên lựa chọn mỗi ô chữ bí mật còn trống là một nội dung kiến thức
vừa mới học. Lần lượt các nhóm (cá nhân) sẽ lần lượt giải mã ô chữ bí mật.
Nhóm nào (cá nhân) giải mã được nhiều nội dung đúng nhất sẽ được các phần
quà khác nhau. Phần quà ở đây có thể là điểm, là một chàng vổ tay của cả lớp, là
một hộp sắp màu…..
Ví dụ:
Sau khi dạy xong tiết 27- bài 21: “Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu
của mĩ thuật Ý thời kỳ Phục hưng”. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra các ô chữ
bí mật để học sinh khắc sâu kiến thưc đã học.

T

I


X

R

A

P

H

I

E

N

G

A

E

N

Ô chữ bí mật
13


- Trò chơi tìm tên tranh (hoặc tên họa sĩ):

Với trò chơi này giáo viên có thể chia nhóm hoặc cho học sinh làm việc
cá nhân. Giáo viên chuẩn bị 1 bức tranh hoặc ảnh các họa sĩ. Các bức tranh
(ảnh) này được dấu dưới 4 miếng ghép trống theo hình sơ đồ đã vạch sẵn. Mỗi
miếng ghép trống là một nội dung câu hỏi liên quan đến bức tranh đó (hoặc họa
sĩ). Yêu cầu học sinh lựa chọn miếng ghép để trả lời câu hỏi, nếu trả lời sai
nhường phần trả lời cho em khác, nếu trả lời đúng thì miếng ghép sẽ được mở
ra. Học sinh trả lời xong các câu hỏi ở bốn miếng ghép thì hình ảnh họa sĩ (bức
tranh) đó sẽ được mở ra.
Ví dụ:
Sau khi học xong tiết 22- bài 17: “Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu
của Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954”.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giáo viên yêu cầu: em hãy chọn và điền
đầy đủ nội dung vào các ô trống. Và hãy cho biết Ông là ai?
Nội dung các ô học sinh cần điền tiếp kiến thức như sau:
Ô thứ 1: Ông là…………của Mĩ thuật kháng chiến mở ở chiến khu Việt
Bắc.
Ô thứ 2: Những tác phẩm Mĩ thuật nổi tiếng của ông trước cách mạng
tháng tám là…………………..:
Ô thứ 3:……… là một trong những tác phẩm của ông được sáng tác
năm………………………...có nội dung anh bộ đội cùng dân bản đang ngồi
nghỉ chân sau một thời gian vất vả của cuộc chiến đấu. Với chất liệu…………
Ô thứ 4: Năm……………ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
Ở ví dụ này tôi đưa ra học sinh đã điền đúng nội dung kiến thức bài học ở
ô thứ 3 và 4 nên hình ảnh ở các ô này được mở ra.
Với trò chơi này sẽ tạo không khí sôi nổi cho lớp học, giúp học sinh tư
duy trong học tập, mặt khác học sinh lại khắc sâu kiến thức đã được học trước
đó.

1


2

Hình ảnh họa sĩ Tô Ngọc Vân
14


Có rất nhiều biện pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài học. Mỗi
biện pháp đều có tác dụng bổ sung và hổ trợ cho nhau, nhưng điều quan trọng
nhất là đều cùng chung mục đích là giúp học sinh nắm vững kiến thức, hứng thú
với phân môn thường thức mĩ thuật sau mỗi tiết học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào các tiết dạy
thường thức mĩ thuật nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh, tôi đã tiến
hành khảo sát nhằm đánh giá chất lượng học tập của phân môn này nói riêng của
bộ môn Mĩ thuật nói chung.
Hình thức khảo sát như sau: Cho các em làm bài kiểm tra trong vòng 15
phút. Với nội dung sau:
Câu 1: Em hãy điền tiếp nội dung vào bảng trống để hoàn thiện tên tác
phẩm, chất liệu tác phẩm trong bài: “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ
thuật Ý thời kỳ Phục hưng”:
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Chất liệu
1. Lê-ô-na đơ Vanh-xi …………………………
……………………........
……………………........
…………………………
2. Mi-ken-lăng-giơ

…………………………
…………………………
…………………………. …………………………
3. Ra-pha-en
…………………………. …………………………
…………………………. …………………………
Câu 2: Chọn nội dung thích hợp để điền vào ô trống:
Tô Ngọc Vân, sinh năm 1912, sinh năm 1892, hiệu trưởng đầu tiên của trường
mĩ thuật kháng chiến mở ở chiến khu việt bắc, tốt nghiệp trường Cao đẳng Đông
Dương năm 1945, Diệp Minh Châu, viện trưởng đầu tiên của viện nghiên cứu
Mĩ thuật, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương 1930:
Tên tác giả
Tiểu sử
1. Nguyễn Phan Chánh ………………..............................................................
......................................................................................
................................................................................
2. ……………………. Sinh năm 1906………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
3. Nguyễn Đỗ Cung
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
4…………………….. Sinh năm 1919………………………………………
15


………………………………………………………
………………………………………………………
Qua quá trình khảo sát tôi thấy rằng các em ghi nhớ hơn những kiến thức

cơ bản, nắm vững hơn nội dung bài học, biết vận dụng kiến thức đã học để hoàn
thành tốt bài tập.
Kết quả khảo sát như sau:
Câu trả lời
Lớp
Sĩ số
Đúng
Sai
Không trả lời
SL
%
SL
%
SL
%
50
83,3%
10 16,7%
0
0%
Việc vận dụng sơ đồ trống vào việc giảng dạy phân môn thường thức mĩ
thuật giúp tôi rất nhiều trong khâu củng cố bài cho học sinh. Qua việc khảo sát
trên đây thấy rất rõ việc học sinh làm bài với câu trả lời đúng chiếm tới 86%
không có học sinh nào bỏ trống bài làm. Chứng tỏ hiệu quả của việc củng cố bài
bằng sơ đồ trống rất hiệu quả. Chất lượng giáo dục đối với phân môn thường
thức mĩ thật nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung trong năm học 2015-2016 này
đạt kết quả cao rõ rệt so với những năm học trước đây. Việc nhà trường có tổ
chức thi vườn hoa học tập hay các cuộc thi khác có những câu hỏi liên quan đến
môn học Mĩ thuật thì học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi nhanh nhất và chính xác
nhất. Hiệu quả của sáng kiến này giúp cho các phong trào học tập hay việc học

vui vui học của nhà trường tổ chức cho các em học sinh được dễ dàng và đem lại
hiệu quả nhiều hơn.
3. Kết luận, kiến nghị:
- Kết luận:
Sau khi áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc giảng dạy
phân môn thường thức mĩ thuật nhằm củng cố bài học thì tôi đúc rút cho bản
thân được rất nhiều kinh nghiệm. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích
cho các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy của mình. Sau đây là một số kinh
nghiệm mà tôi đúc rút được:
Kinh nghiệm “Phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài
học phân môn thường thức mĩ thuật cho học sinh khối lớp 7 Trường THCS Nga
Trường” đã thực sự đem lại hiệu quả trong giảng dạy. Học sinh hứng thú trong
việc học tập, các em dường như yêu thích môn Mĩ thuật nhiều hơn, các em nhớ
kiến thức rất tốt như các sự kiện lịch sử, tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu, các công
trình nghệ thuật…..Đặc biệt các em mong chờ đến phần củng cố bài học, vì đến
phần này các em vừa được học vừa được chơi các trò chơi bằng kiến thức dưới
các dạng sơ đồ trống. Tâm lí các em thoải mái thì lượng kiến thức các em nhớ
sẽ nhiều hơn và nhất là được lâu hơn.
7

60

16


Việc củng cố bài bằng phương pháp sử dụng sơ đồ trống trong phân môn
thường thức mĩ thuật là một bước rất quan trọng trong cả hệ thống bài giảng của
người giáo viên. Có thể linh hoạt thay đổi các phương pháp sử dụng sơ đồ trống
khác nhau vào việc củng cố bài học, và phải tùy vào từng lớp, từng đối tượng
học sinh, tùy vào lượng kiến thức của bài học, mà giáo viên có thể lựa chọn

phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài, tránh việc lặp đi việc lặp
lại gây nhàm chán cho học sinh.
Để đảm bảo tốt cho việc áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào
củng cố bài học phân môn thường thức mĩ thuật nhằm giúp học sinh nắm vững
kiến thức thì giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Lựa chọn những kiến thức cơ bản, không dùng kiến thức tràn lan để thực
hiện việc củng cố bài bằng sơ đồ trống.
- Nên lựa chọn các phương pháp sử dụng sơ đồ trống phù hợp với từng
dạng bài, từng nội dung kiến thức.
- Nên đơn giản hóa nội dung kiến thức khi điền vào những sơ đồ trống
- Giáo viên nên chuẩn bị kiến thức, giáo án phương tiện…chu đáo trước khi
lên lớp.
- Biết cách làm cho học sinh trở thành trung tâm của vấn đề, tạo điều kiện
cho học sinh cùng làm việc để nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Không chỉ dừng lại ở môn học này các môn học khác cũng có thể áp dụng
phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng cố bài học để nâng cao hiệu quả
giờ học.
- Kiến nghị:
Sau khi triển khai đề tài “Phương pháp sử dụng sơ đồ trống vào việc củng
cố bài học phân môn thường thức mĩ thuật cho học sinh khối lớp 7 trường
THCS Nga Trường” đạt hiệu quả cao. Đề tài này đã giúp cho học sinh nắm vững
kiến thức. Đối với tôi là một giáo viên dạy môn Mĩ thuật xin được kiến nghị với
các cấp các nghành giáo dục cần dành kinh phí tăng cường đồ dùng dạy học,
phương tiện dạy học cho môn Mĩ thuật thêm phần phong phú, đa dạng, sinh
động. Vì đây là môn học chủ yếu dùng đồ dùng trực quan là chính, nhất là đối
với phân môn thường thức mĩ thuật cần rất nhiều tranh ảnh mới tạo được hứng
thú cho học sinh trong các tiết học trên lớp.
Ngoài ra tôi cũng có thêm kiến nghị đối với các cấp quản lý, nhà trường có
thể áp đề tài trên với một số môn học trong trường THCS hay ngay cả chính
môn mĩ thuật trong các trường THCS hiện nay.

Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp sử dụng sơ đồ trống để
củng cố bài học môn thường thức mĩ thuật lớp 7 trường THCS Nga Trường.
Huy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật
nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Mong rằng đây sẽ là
17


động lực thúc đẩy học sinh yêu thích môn học này, học sinh nắm vững kiến thức
lịch sử mĩ thuật của dân tộc và thế giới từ đấy biết bảo tồn, phát huy và có
những hành động đẹp đối với những giá trị mà ông cha ta đã để lại.
Chắc chắn sáng kiến này còn có những thiếu sót và hạn chế, vì vậy rất mong
được sự góp ý, nhận xét bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Trường, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Phan Thị Hồng Thái

Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên 7- Nhà xuất bản giáo dục
- Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục
18


- Thiết kế bài giảng Mĩ thuật lớp 7 - Nhà xuất bản Văn Hoá

- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 7 - Nhà xuất bản giáo dục.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS năm học 2015-2016.
- Chuẩn kiến thức môn Mĩ thuât THCS - Nhà xuất bản giáo dục
- Giáo trình Mĩ thuật - Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

19



×