Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm dạy tích hợp trong giảng dạy văn bản Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 22 trang )

TT
1

2

3
4

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
1.1. Kết luận
1.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
02
02
03
03


03
04
04
05
06
19
20
20
20
22

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói: trong các môn học ở trường THCS thì môn Ngữ Văn đóng
vai trò hết sức quan trọng. Đây là một môn học không những tạo tiền đề cho
học sinh có khả năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo theo các
kiểu văn bản, mặt khác còn giúp các em tiếp nhận các môn khoa học khác
một cách tốt hơn. Mác-xim Go-rơ-ki, nhà văn hóa lớn của nhân loại, đã từng
nói: "Văn học là nhân học" hẳn ai trong chúng ta - những người đã từng ngồi
trên ghế nhà trường - đều thấu hiểu tầm quan trọng đó. Thế nhưng thực tế
trong xã hội hiện nay, một tình trạng đáng báo động đang xảy ra đối với thế
hệ trẻ - những mầm non tươi xanh của xã hội - đó là: học sinh không còn
thích học môn văn. Đây là vấn đề mà lâu nay đã trở thành nỗi niềm than thở
của giáo viên trực tiếp giảng dạy môn văn và cũng là mối lo ngại của nhiều
người trong xã hội.
Là giáo viên ra ngành khi xã hội đang trong giai đoạn chuyển mình ở
tất cả mọi mặt, lại trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở thời điểm: học sinh đa

số không còn yêu thích môn văn nữa, tôi đã băn khoăn, trăn trở đi tìm
nguyên nhân của tình trạng trên…Có rất nhiều phụ huynh đã định hướng cho
con em mình con đường lập nghiệp bằng cách chăm chỉ và coi trọng các
môn khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh…) mà xem nhẹ các môn thuộc
khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa…). Cũng nhiều học sinh ngày nay tỏ vẻ say
mê, hào hứng học: Nhạc, Tin, Mĩ thuật (những môn mang tính chất hình
ảnh, thực hành….) và ngại học những môn mà các em vẫn quen gọi là lí
thuyết…Dạy và học là hai quá trình luôn song hành với nhau, học sinh đã
ngại học, phụ huynh đã định hướng sai, thế nhưng một khía cạnh khác là
chúng ta - những giáo viên đang trực tiếp dạy môn Ngữ văn, đã làm gì để cải
thiện điều đó.
Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong hoạt động học tập để tạo ra những con người năng động, nhanh chóng
thích ứng với đời sống xã hội và xu thế của nền kinh tế tri thức. Để làm được
điều đó hơn bao giờ hết chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, lấy
học sinh làm trung tâm của quá trình, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của cả
thầy và trò, đặc biệt là trò trong giờ học . Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy
học, ta thấy rằng, trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp
để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò
tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em
học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và
nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học
sinh, và người thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy
cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn học sinh là kẻ thụ động,
ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Để chiếm được vị trí số một trong
lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng
2



của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được
điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm
của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa.
Đặc điểm của phương pháp dạy học truyền thống là chú ý đến người giáo
viên và ít quan tâm tới học sinh. Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ
ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái
hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình
ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái
mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng
làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ.
Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi
mới phương pháp giảng dạy. Bản thân tôi nhận thấy: dạy học theo chủ đề tích
hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Ngữ văn nói chung
và dạy văn bản nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại,
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo
dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội
một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực
của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Dạy học tích hợp văn bản văn học là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; liên kết giữa
học Văn bản với kiến thức Tiếng việt và Tập làm văn. Rèn luyện kĩ năng sống,
giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết
vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên
quan đến môn học…Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng
thể loại là phương pháp, đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn ở chương
trình THCS. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi thấy tính ưu việt của
phương pháp này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính
ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận
của học sinh trong từng văn bản. Người học không chỉ được chiếm lĩnh kiến
thức, có kĩ năng đọc - hiểu các kiểu văn bản thuộc các thể loại văn học mà các

em thường đọc từ sách báo hàng ngày mà còn có khả năng tạo lập văn bản, hiểu
thêm nhiều kiến thức về cuộc sống.
Với vấn đề đặt ra như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy
tích hợp trong giảng dạy văn bản Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Nga Yên,
huyện Nga Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài mà tôi đưa ra nhằm mục đích để nâng cao
chất lượng giảng dạy văn bản môn Ngữ văn, nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo cho học sinh lớp 9 trường THCS Nga Yên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các văn bản Ngữ văn lớp 9 và các phương pháp tích hợp trong giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

3


Thông qua từng bài, cụm bài cụ thể để xây dựng hệ thống câu hỏi lồng
ghép những kiến thức tích hợp phân môn, liên môn,… vào nội bài, cụm bài đó.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh, trong đó đổi mới phương pháp tích hợp là: giáo viên đứng lớp cần
phải biết thực hiện yêu cầu tích hợp, linh hoạt sáng tạo, suy ngẫm về mục tiêu
của bộ môn Ngữ văn, tìm ra yếu tố đồng quy giữa 3 phân môn, giữa các bộ môn;
tích hợp trong từng thời điểm, từng vấn đề tạo mối liên kết khăng khít với nhau.
Vì vậy việc giảng dạy theo hướng tích hợp có tác dụng lớn đối với học sinh
trong việc hấp thụ kiến thức. Yếu tố đồng quy này chính là ngôn ngữ trong văn
bản của mỗi bài. Ngôn ngữ cần được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm
ngữ âm, từ vựng, cú pháp mà còn là kiểu văn bản, các quy tắc ngôn ngữ, các quy
tắc tổ chức không gian, thời gian của văn bản. Tích hợp là hợp lại để thống nhất

các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác
nhau, các kỹ năng phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ững mục
tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường học, có ý nghĩa
trong việc hình thành, phát triển và định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn
là học cách làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác đây
cũng là một bộ môn nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo
của người học. Nên để dạy và học môn Ngữ văn nói chung và văn bản văn học
nói riêng bản thân người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến
thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các
nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ...Việc vận dụng kiến thức liên môn với
môn Lịch sử, Địa lý..., ứng dụng Công nghệ thông tin cũng như kiến thức Tiếng
việt và Tập làm văn làm cho hiệu quả của bài học văn bản được nâng cao. Giúp
cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú đồng thời làm cho các em hình
dung được một cách chân thực, sinh động về những cuộc đấu tranh của nhân dân
ta trong lịch sử gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta
từ xa xưa. Qua đó giúp hình thành ở các em thái độ biết ơn, biết quý trọng
những con người, những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước;
đồng thời tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc một thời.
Phải phát huy tối đa tính tích hợp chủ động sáng tạo của học sinh. Vì học
sinh là chủ thể học tập trong mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tài liệu, phát
biểu trong tổ, nhóm, đánh giá mình, đánh giá bạn… Đổi mới việc giảng dạy tích
hợp Ngữ văn 9: Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ
năng mới, những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng trục
(còn gọi là vòng tròn đồng tâm) hay vòng tròn xoáy trôn ốc. Cụ thể là kiến thức
và kĩ năng hình thành ở bài học, lớp học bậc học sau bao hàm kiến thức, kĩ
năng, bậc học trước nhưng cao hơn, sâu hơn trước. Tích hợp theo chiều dọc là
dựa trên nguyên tắc đồng trục càng lên cao thì yêu cầu nội dung càng cao, kiến
4



thức lớp trên, bậc trên cao hơn kiến thức bậc dưới, lớp dưới. Tích hợp theo chiều
ngang: Tích hợp kiến thức Văn học với các mảng kiến thức về Tiếng Việt và
Tập làm văn.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
a) Giới thiệu khái quát về đơn vị
- Về phía nhà trường:
+ Trường THCS Nga Yên là một trong số ít trường THCS trong huyện
được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Trường có đội ngũ giáo viên giảng
dạy vững vàng, tâm huyết với nghề. Trong những năm học gần đây cùng chung
với sự vận động giáo dục của nước nhà, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã
tích cực thay đổi phương pháp dạy học và cũng đã đạt được những thành tích
đáng kể: số lượng giáo viên giỏi hàng năm tăng, chất lượng giảng dạy ổn định
đặc biệt là chất lượng mũi nhọn có những bước tiến mới…
+ Tuy nhiên vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và
học sinh trong trường còn nghèo nàn, số lượng hư hỏng nhiều.
- Về phía học sinh:
+ Đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn
bản văn học, chưa có tư duy sáng tạo. Học sinh chưa nắm bắt được mối liên hệ
giữa thời đại thông qua các bộ môn với giá trị phản ánh của tác phẩm văn học.
+ Hiện nay một số học sinh sử dụng sách tham khảo nhưng không có sự
chọn lựa, trong khi nhiều tài liệu bán trên thị trường chất lượng kém. Do đó các
em lúng túng, thiếu tự tin, bị động, thiếu sự tìm tòi, đánh giá, phân tích chi
tiết...khi vấp phải một vấn đề mang ý kiến trái chiều.
+ Việc tiếp thu kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của các
yếu tố lịch sử, điển cố, điển tích... các nội dung mang tính cổ xưa sử dụng trong
đó là rất khó.
Kết quả bài khảo sát đầu năm học 2015 - 2016 như sau:


Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Ghi

SL % SL %
SL
%
SL
% SL % chú
Khối
50.
9
56
1
1.9 13 23.2 28
12 21.4 2 3.6
0
+ Bên cạnh đó, do thụ động nên học sinh thường có thái độ ỷ lại, lười suy
nghĩ , không năng động, không tích cực trong giờ học; thậm chí không tự giác
ghi bài. Cụ thể:
Ý thức xây dựng bài
Sĩ số
Tích cực
Không tích cực
Khối
Mức
Mức

Mức
Mức
%
%
%
%
9
56
độ 1
độ 2
độ 1
độ 2
9
16.1
10
17.8
29
51.8
8
14.3
- Về phía giáo viên:
5


+ Đa số tích cực thay đổi phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh.
+ Chương trình sách giáo khoa có sự điều chỉnh, nhiều văn bản mới đưa
vào gây không ít khó khăn cho giáo viên khi tìm hiểu và truyền đạt kiến thức
cho học sinh. Việc tìm tòi, sưu tầm những kiến thức liên quan bổ sung cho nội
dung bài dạy còn gặp nhiều bất cập dẫn đến khả năng tích hợp khi dạy còn hạn

chế.
Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và
thực hiện, hy vọng sẽ góp phần cùng với đồng nghiệp làm tăng dần chất lượng
dạy và học Ngữ văn, từ đó sẽ gây được hứng thú với giáo viên và học sinh.
b) Giải pháp, biện pháp trước khi làm
Trong những năm học trước tôi cũng đã trăn trở nhiều biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình cũng như khả năng tiếp nhận văn bản
của học sinh nhất là học sinh khối 9 như: sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy
văn bản dưới nhiều hình thức (kiểm tra đánh giá, giảng bài mới,…). Khi thực
hiện phương thức đó tôi cũng đã thu được một số hiệu quả nhất định như: học
sinh có hứng thú học tập, có khả năng khái quát kiến thức cơ bản, có tư duy
lôgic trước một chi tiết. Tuy nhiên một vấn đề chưa thành công mà tôi nhận thấy
là học sinh nhớ, hiểu kiến thức song không có sự liên kết giữa các phân môn với
nhau, sự liên hệ thực tế giữa văn bản với các bộ môn khác không có, các em nhớ
nhưng không sâu sắc. Chính vì thế trong năm học 2015 - 2016 tôi đã tìm tòi và
vận dụng phương pháp dạy văn bản mới đó là: phương pháp tích hợp.
2.3. Các biện pháp đã sử sụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định nội dung tích hợp
Giáo viên phải xác định đúng nội dung bài nào cần tích hợp. Đây là khâu
quan trọng giúp quá trình chuẩn bị và thực hiện phương pháp dạy trên lớp đạt
hiệu quả cao. Bởi lẽ cũng là văn bản nhưng không phải tất cả các văn bản đều có
thể sử dụng mọi hình thức tích hợp nên giáo viên muốn định hướng tốt cho các
em công việc chuẩn bị bài ở nhà thì phải xác định nội dung tích hợp và hình
thức tích hợp. Qua sự tìm tòi nghiên cứu, tôi cho rằng các văn bản văn học lớp 9
cần sử dụng phương pháp tích hợp bao gồm:
Tên văn
Địa chỉ tích
Stt Tiết
Nội dung tích hợp
bản

hợp
- Liên môn: - Những hoạt động của Nguyễn
Sử, GDCD, Ái Quốc. Lối sống giản dị. Tuyên
Phong cách Âm nhạc.
truyền chỉ thị 03…"Học tập và
1
1,2
Hồ Chí
- Phân môn: làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Minh
Tập làm văn
Chí Minh".
- Cách làm bài văn nghị luận
chứng minh.

6


2

16,17

Chuyện
người con
gái Nam
Xương

- Liên môn:
Sử, GDCD,
Địa lí.

- Phân môn:
Tập làm văn,
Tiếng
việt,
Văn bản.

Xác định được vị trí địa lí con
sông Hoàng Giang, tỉnh Hà Nam,
hoàn cảnh tác phẩm ra đời. Nắm
bắt được tỉnh Hà Nam được tách
ra từ tỉnh nào. Xác định được
nghĩa vụ của công dân có liên
quan đến tình huống trong tác
phẩm.
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn
gián tiếp; Tóm tắt tác phẩm tự sự;
Hình ảnh người phụ trong truyện
trung đại.

3

4
5

6

7

8


Liên môn:
Giới thiệu lịch sử phong trào Tây
Hoàng Lê Lịch sử, Dịa Sơn, nhân vật vua Quang Trung nhất thống lí, GDCD
Nguyễn Huệ. Các địa danh nổi
23,24
chí (hồi thứ
tiếng của đất nước. Giáo dục ý
14)
thức dân tộc và phẩm chất đạo
đức cao đẹp của con người.
Truyện Kiều Liên
môn: Giới thiệu lịch sử Việt Nam cuối
26,27
- Nguyễn Du Lịch sử
thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Các đoạn
Phân
môn: Rèn luyện cảm thụ giá trị các
28,29,
trích học
Tiếng
việt, phép tu từ; miêu tả, miêu tả nội
32,
trong
Tập làm văn
tâm trong văn bản tự sự.
33
Truyện Kiều
- Liên môn: - Lịch sử những năm đầu kháng
Lịch sử, Âm chiến chống Pháp, giáo dục lối

nhạc,
Mĩ sống yêu thương lễ độ biết ơn và
thuật, GDCD. đức hi sinh. Hát bài hát Đồng chí,
46
Đồng chí
- Phân môn: vẽ chân dung người lính theo cảm
Tiếng
việt, nhận của em.
Văn bản
- Giá trị các phép tu từ, hình ảnh
người lính trong thơ hiện đại.
- Liên môn: - Hiểu những khó khăn về điều
Lịch sử, Địa kiện tự nhiên trong thời điểm lịch
Bài thơ về
lí, Mĩ thuật, sử ác liệt. Cảm nhận hình ảnh
47
tiểu đội xe
GDCD.
người lính bằng tranh ảnh.
không kính
- Phân môn: - Giá trị các phép tu từ, hình ảnh
Tiếng việt
người lính trong thơ hiện đại.
51,52 Đoàn thuyền - Liên môn: - Giới thiệu: lịch sử thời kì xây
đánh cá
Lịch sử, Địa dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
7


9


10

11

56,57

58

61,62

12 66,67

13

71,72

14

96,97

15

116

Bếp lửa

Ánh trăng

Làng


Lặng lẽ Sa
Pa

Chiếc lược
ngà
Tiếng nói
của văn
nghệ
Mùa xuân
nho nhỏ

lí, Mĩ thuật,
Âm
nhạc,
GDCD, Sinh
học.
- Phân môn:
Tiếng
việt,
Văn bản
- Liên môn:
Lịch
sử,
GDCD.
- Phân môn:
Tiếng
việt,
Tập làm văn
- Liên môn:

GDCD
- Phân môn:
Tiếng
việt,
tập làm văn
- Liên môn:
GDCD, Lịch
sử, Địa lí
- Phân môn:
Tập làm văn,
Văn bản,
- Liên môn:
GDCD, Lịch
sử, Địa lí
- Phân môn:
văn bản
Liên
môn:
GDCD, Lịch
sử, Địa lí

Phân
môn:
Tập làm văn
- Liên môn:
GDCD, Lịch

Bắc, giới thiệu về Quảng Ninh, sự
trù phú của các loài cá, giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường. Nghe và

hát những bài hát ca ngợi biển…
- Giá trị các phép tu từ
- Giới thiệu về nạn đói 1945, giáo
dục ý thức nếp sống văn minh,
thanh lịch.
- Giá trị các phép tu từ; yếu tố
nghị luận trong thơ.
- Giáo dục lối sống đạo đức: uống
nước nhớ nguồn.
- Giá trị các phép tu từ
- Lịch sử những năm đầu kháng
chiến chống Pháp…giáo dục ý
thức bảo vệ xây dựng quê hương.
- Vai trò: đối thoại, độc thoại, độc
thoại nội tâm trong văn tự sự;
nhận thức của người nông trước
và sau cách mạng tháng Tám.
- Giới thiệu về lịch sử dân tộc
năm 1970, khái quát vẻ đẹp thiên
nhiên và điều kiện tự nhiên, khí
hậu Sa Pa. Liên hệ hạnh phúc và
lí tưởng sống của nhà thơ Thanh
Hải trong "mùa xuân nho nhỏ" và
của thanh niên hiện nay.
- Giới thiệu về lịch sử những năm
kháng chiến chống Mĩ gian khổ
của đồng bào miền Nam, khái
quát vị trí mảnh đất anh hùng
Nam Bộ. Giáo dục tình yêu quê
hương…tình cảm gia đình.

Hiểu sâu sắc phép lập luận phân
tích và tổng hợp trong văn nghị
luận.
- Giới thiệu: nét đặc trưng của
thiên nhiên phong tục tập quán xứ
8


sử, Địa lí, Âm
nhạc
- Phân môn:
Tiếng
việt,
Văn bản.

16

117

17

121

- Liên môn:
GDCD, Lịch
Viếng lăng sử, Địa lí, Âm
Bác
nhạc
- Phân môn:
Tiếng việt

- Liên môn:
GDCD
Sang thu
Phân
môn:
Tiếng việt
- Liên môn:
GDCD, Lịch
sử, Âm nhạc
Mĩ thuật
Những ngôi
Phân
môn:
sao xa xôi
Tập làm văn,
Văn bản

Huế, hoàn cảnh đất nước những
năm đầu sau chiến tranh; Liên hệ
hạnh phúc và lí tưởng sống của
anh thanh niên trong "lặng lẽ Sa
Pa" và của thanh niên hiện nay và
của thanh niên hiện nay. Hát bài
hát "mùa xuân nho nhỏ".
- Giá trị của các phép tu từ.
- Giới thiệu: khái quát về lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh…Giáo dục
lối sống theo tư tưởng và tấm
gương của Bác. Sưu tầm bài hát,
tranh ảnh về Bác.

- Giá trị của các phép tu từ.
- Giáo dục khơi gợi tình yêu thiên
nhiên ở mỗi người.
- Giá trị của các phép tu từ.

- Giới thiệu lịch sử dân tộc chống
Mĩ 1971 ác liệt., giáo dục tình yêu
nước, xây dựng lí tưởng sống tốt
đẹp. Sưu tầm tranh ảnh và những
141,
18
bài hát về những nữ thanh niên
142
xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Vai trò của ngôi kể trong văn tự
sự
2.3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Bất kì bộ môn nào khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà vẫn là
một khâu quan trọng quyết định đến chất lượng giờ học trên lớp. Việc học ở nhà
của học sinh ngoài việc ôn lại kiến thức bài đã học thì học sinh còn phải đọc,
chuẩn bị bài mới trước để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ
lĩnh hội và khắc sâu theo yêu cầu của từng bài giảng. Các em cần phải chuẩn bị
một cách chu đáo, cẩn thận thì mới có thể chủ động cùng với giáo viên xây dựng
bài giảng.
- Đọc văn bản (nếu là văn bản thơ thì học thuộc, văn bản tự sự thì tóm
tắt).
- Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
2.3.3. Thiết kế bài dạy
- Để có thể truyền đạt cho học sinh dung lượng kiến thức đầy đủ, sâu sắc,

giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo và thành thục bài dạy của mình. Giáo án
của một bài dạy tích hợp văn bản không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là
vấn đề kĩ năng truyền đạt của giáo viên và khả năng tiếp nhận của học sinh. Vì
9


thế, giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải
xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học
sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học,
đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một
cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học
hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực phân môn và liên môn
để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng
riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ của văn bản.
- Giáo viên phải ý thức được giáo án dạy học văn bản văn học không phải
là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt
cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho
học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và
nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn.
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình
huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của văn bản, phù hợp với
tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động,
thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí
nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh văn bản một cách tích
cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học phải bám chặt vào
những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có và ổn định của tác phẩm trong đời
sống văn hoá - lịch sử đầy biến động của nó, có nghĩa là phải đặt tác phẩm vào
thời điểm nó ra đời. Đồng thời phải mở ra hướng thu nạp các nhu cầu, thị hiếu,
cá tính và khả năng diễn dịch của cá nhân học sinh.
Ví dụ: Khi chuẩn bị bài "Làng" của Kim Lân, bên cạnh việc làm nổi bật

nội dung nghệ thuật của tác phẩm tôi đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở có
sử dụng tích hợp liên môn với kiến thức lịch sử nhằm giúp học sinh tự liên hệ ý
nghĩa của văn bản trong thời điểm hoàn cảnh lịch sử nó ra đời cũng như đời
sống ngày nay:
? Em có suy nghĩ gì về chi tiết ông Hai khoe với mọi người việc nhà ông bị tây
đốt nhẵn sau khi nghe tin làng theo tây được cải chính. Việc làm đó của ông có
hợp lí không. Tại sao.
? Bằng kiến thức lịch sử dân tộc những năm đầu kháng chiến chống Pháp, theo
em tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai có thể xem là một
bước phát triển mới của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì này hay không.
- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học phải làm
rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua phân tích,
chiếm lĩnh bài văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức lí
thuyết và lịch sử văn học với Tiếng Việt, Làm văn, với hiểu biết lịch sử, văn hóa
và đời sống. Để xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp
tương ứng nhằm giúp học sinh tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình
huống. Đó có thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn; những chi tiết, hình tượng,
các sự kiện, quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi

10


phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử,
văn hóa, xã hội, văn học, ngôn ngữ…
2.3.4. Tổ chức dạy học trên lớp
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã nhanh chóng
làm thay đổi mối quan hệ thầy - trò trong giờ học. Giáo viên giữ vai trò, chức
năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một
chiều. Đồng thời học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận,
đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động

tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh văn bản, chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong
tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của
riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích, định hướng
giáo dục của giáo viên. Giáo viên cần tạo mọi điều kiện khuyến khích để tất cả
các em chủ động tham gia xây dựng bài. Trong quá trình dạy học người giáo
viên cần phải tạo được bầu không khí thân mật, thoải mái giữa thầy và trò để
phát huy tối đa sự chủ động, tích cực, tự tin ở các em. Giáo viên có thể nêu các
câu hỏi liên hệ ngay những kiến thức của bài học với bản thân các em hoặc gia
đình, địa phương,... một cách chân tình, cởi mở để các em mạnh dạn bộc lộ
những suy nghĩ, những hiểu biết của mình.
Ví dụ: Nắm bắt được tâm lí sợ sai mỗi khi xây dựng bài của học sinh đặc
biệt là học sinh yếu kém nên khi dạy văn bản tôi đã tạo điều kiện để những em
đó có cơ hội được phát biểu ý kiến bằng việc đưa ra những câu hỏi đơn giản
mang tính gợi mở từ dễ đến khó, đồng thời có sự động viên khen ngợi kịp thời
để các em dần tạo được sự mạnh dạn, tự tin trong giờ học. Bên cạnh đó hướng
các em mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ của mình trước một vấn đề văn học bằng câu
hỏi liên hệ bản thân (sử dụng tích hợp liên môn: giáo dục công dân hoặc mĩ
thuật, âm nhạc…)như: Khi dạy bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải tôi đã
hỏi:
? Em có yêu mùa xuân không. Kể tên những bài hát viết về mùa xuân mà em
biết. Hãy hát một bài.
Sau đó tôi nhấn mạnh với học sinh: bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải
được phổ thành nhạc và tôi hát cho các em nghe bài hát này, rồi bắt nhịp để
học sinh hát cùng tôi.
2.3.5. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh
Một trong những biện pháp để kích thích hứng thú học tập ở học sinh đó là sự
tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Cần phải thừa nhận một
thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có
học lực và hạnh kiểm khá, giỏi. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo

viên, vì thế phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh.
a.Tích hợp qua giới hiệu bài mới
Đây là một thao tác nhỏ và ngắn không đáng kể trong một giờ dạy, song
lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho học sinh trước khi vào
bài mới, giúp các em có sự liên tưởng từ kiến thức cũ sang kiến thức mới. Tuy
11


nhiên giáo viên cũng phải có sự chắt lọc ngôn từ và có lối diễn đạt ngắn gọn súc
tích tránh nói dài dòng. Mặt khác phải có sự nghiên cứu chính xác khi lựa chọn
giới thiệu bài mới vì mỗi văn bản có nét riêng không phải văn bản nào cũng phải
giới thiệu bài mới.
Ví dụ: Khi dạy văn bản "Làng" của Kim Lân để học sinh có cái nhìn sâu
rộng, so sánh, đối chiếu về hình ảnh người nông dân qua các thời kì lịch sử tôi
sử dụng tích hợp phân môn văn với văn. Cụ thể: trong chương trình Ngữ văn
lớp 8 em đã được tiếp xúc với những người nông dân bần cùng, nghèo khổ, bất
hạnh và bế tắc trước cách mạng tháng Tám như chị Dậu, lão Hạc…Vậy người
nông dân sau cách mạng tháng Tám họ có gì giống và khác với giai đoạn
trước? Để khám phá về những điều mới mẻ ở họ, hôm nay cô mời các em cùng
cô tìm hiểu văn bản "Làng" của Kim Lân - tiết 61, 62.
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản: Bằng tích hợp qua
chùm câu hỏi gợi mở
Câu hỏi là phần trung tâm để giáo viên hướng học sinh tìm tòi và phát
hiện kiến thức bài học. Nhưng để phát huy tối đa vai trò của câu hỏi trong bài
giảng dạy văn bản giáo viên phải sử dụng hệ thống câu hỏi cính và câu hỏi phụ.
Tức là câu hỏi trọng tâm và câu hỏi gợi mở. Trong phương pháp tích hợp này
người dạy có thể tích hợp được rất nhiều hình thức như: Văn với Văn (chủ đề,
thời gian hoặc thể loại), Văn với Tiếng việt, Văn với Tập làm văn hoặc Văn với
Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân…Bằng các câu hỏi gợi
mở giáo viên sẽ tạo cho học sinh hứng thú tìm tòi và khả năng tư duy kiến thức.

Ví dụ: Khi dạy bài "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, sau khi
phát vấn câu hỏi: Em có nhận xét gì về 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường?
Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở chia đều cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Hoàn cảnh sống và công việc của họ. Tinh thần trách nhiệm với công
việc.
- Nhóm 2: Tính cách của 3 cô gái.
- Nhóm 3: Tình cảm đồng chí đồng đội được thể hiện như thế nào.
b. Tích hợp qua phương tiện dạy học
Trong quá trình dạy những văn bản có tranh minh họa hoặc bảng phụ
chứa dữ liệu thông tin giáo viên có thể sử dụng kênh hình để tích hợp giúp các
em có sự cảm nhận văn bản tốt hơn, tạo hứng thú cho học sinh. Đây cũng là một
yếu tố quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay, đa số các
trường đều đã có cơ sở vật chất khá đầy đủ tiếp cận với công nghệ thông tin do
đó việc sử dụng thiết bị học tập bằng hình thức này khá tiện lợi và phù hợp.
Ví dụ minh họa: Trình tự các bước dạy văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của
Nguyễn Thành Long (Tiết 66, 67 - Ngữ văn lớp 9)
Bước 1: Xác định trọng tâm kiến thức cần truyền đạt.
Bước 2: Chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học
+ Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học
nhằm góp phần hỗ trợ hình ảnh, video khiến bài giảng sinh động, hấp dẫn với
người học.
12


+ Lược đồ Việt Nam: dùng dể giúp học sinh xác định được vị trí địa lí
của địa danh liên quan trong tác phẩm.
+ Tư liệu lịch sử, địa lí, giáo dục công dân; kiến thức tiếng việt, tập làm
văn, văn bản…
Bước 3: Tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài (Tích hợp liên môn: Giáo dục công dân)

Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng cần có hạnh phúc. Vây hạnh phúc
là gì? Làm thế nào để diễn tả một cách chân thực và giản dị cảm nhận về hạnh
phúc? Muốn thể hiện được điều này, tác phẩm nghệ thuật phải gieo vào lòng
người đọc ấn tượng đẹp đẽ, niềm vui ấm áp và tin yêu vào cuộc sống xuất phát
từ cội nguồn cảm xúc và lý tưởng sống của chính nhân vật . Có một tác phẩm
làm được trọn vẹn điều này. Bởi trong tác phẩm, không chỉ có một hoặc hai
nhân vật chính có niềm yêu sống mà tất cả mọi người đều là những người yêu
sống, niềm yêu sống ấy vút lên trong những khát vọng cao vời và lan tỏa khắp
nơi trong cuộc sống bình dị hàng ngày, đó chính là văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của
Nguyễn Thành Long.
*. Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về văn
bản

13


Hot ng ca giỏo viờn v hc sinh
Hóy nờu vi nột c bn v tỏc gi
Nguyn Thnh Long?
Gv chiu mt s hỡnh nh v tỏc gi, tỏc
phm (Tớch hp bng phng tin dy
hc)

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy trình
bày những hiểu biết của em về tác
phẩm ở những điểm sau
- H/c sáng tác
- Ch
- Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật,
- Tóm tắt

Hc sinh trỡnh by
Gv hi: Em bit gỡ v h/cnh lch s t
nc ta nhng nm 70? (Tớch hp lch
s)
HS phỏt biu
GV cht: Nhng nm 70 ca TK 20 l
thi im vụ cựng gian kh nhng cng
tht ho hựng ca dt. quc M m
cụng cuc chin tranh xõm lc c 2
min Nam Bc. Min Bc lỳc ny cựng
lỳc phi gỏnh vỏc 2 nhim v nng n:
va u tranh chng chin tranh phỏ hoi
va phi lm nhim v l hu phng
ln cho tin tuyn MN
Gv:chiu clip gii thiu v phong tro
Ba sn sng
Gv cho h/s c vn bn
1 T u... kỡa, anh ta kia
2 Bỏc lỏi xe dt anh ta ... bn nm nay
Ngi con trai núi to...ng li c
(Gv túm lc)
3 Tri i ... vn im lng
Hc sinh xỏc nh ngụi k
* Ngôi kể : ngôi thứ 3 nhng tác giả lại
đặt điểm nhìn trần thuật vào n/v ông hoạ
sĩ mặc dù không dùng ngôi thứ nhất.
* Bố cục.
- Xe dừng bác lái xe giới thiệu về anh
thanh niên.
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên và ông

hoạ sĩ, cô kỹ s.
- Cuộc chia tay đầy ý nghĩa
Em cú nhn xột gỡ v ct truyn(Tớch
hp phõn mụn Tp lm vn)
Hc sinh túm tt

Ni dung cn t
I.
Tỡm hiu chung
1. Tỏc gi
- Chuyờn vit truyn ngn v kớ.
- Truyn giu cht th, nh nhng,
kớn ỏo m sõu sc
- ti :
* Trong khỏng chin chng M.
+ Chin tranh, cỏch mng
+ Xõy dng CNXH
*Sau gii phúng ca ngi ngi
lao ng mi.
2. Tác phẩm
* H/c sáng tác : 1970 - Lào Cai
Thi kỡ khỏng chin chng M
(thanh niờn min Bc hng hỏi
tham gia phong tro "Ba sn sng")

*. Ch d: ca ngi nhng ngi lao
ng thm lng

* Ngụi k: Th ba, im nhỡn trn
thut ch yu nhõn vt ụng ha s

* Túm tt

* Ct truyn: n gin

14


*. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên Sa
Pa
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Viết "Lặng lẽ Sa pa", tác giả hướng
người đọc đến những đề tài nào?
(Vẻ đẹp thiên nhiên và con người)
- Gv chiếu bản đồ và yêu cầu học sinh
tìm vị trí của Sa Pa trên bản đồ (Tích
hợp liên môn: Địa lí)
? Bằng kiến thức thực tế, con hãy trình
bày những hiểu biết của mình về địa
danh Sa Pa.(Tích hợp liên môn: Địa lí)
H/s trình bày tư liệu sưu tầm được :
Vị trí, Khoảng cách từ Hà Nội đến Sa
Pa, Các phương tiện đến Sa Pa, Những
thắng cảnh…
Gv Chốt kiến thức
? Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa được
Nguyễn Thành Long gợi tả qua những
hình ảnh nào trong tác phẩm.
Học sinh thống kê các hình ảnh miêu tả
về thiên Sa Pa

Gv chiếu clip giới thiệu về Thiên nhiên
Sa Pa

II. Phân tích
1. Thiên nhiên Sa Pa

- Những rặng đào
- Đàn bò lang cổ đeo chuông
- Nắng len tới đốt cháy rừng cây
- Những cây thông rung tít trong
nắng
- Những cây tử kinh nhô cái đầu
màu hoa cà lên trên màu xanh của
rừng
- Mây cuộn tròn, lăn trên các vòm
lá…
-> Sa Pa có phong cảnh thơ mộng,
tuyệt đẹp, thiên nhiên đa dạng
phong phú nhưng có phần khắc
nghiệt.

? Em có nhận xét gì về thiên nhiên nơi
đây.(Gv bình sau đó chốt ý)
Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng, nên thơ của
SP thiên nhiên nơi đây còn muốn thử
thách ý chí và nghị lực của con người
nơi đây bởi chính sự khắc nghiệt trong
thời tiết của vùng núi cao vào mùa đông
lạnh.
*. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vẻ đẹp con người trong tác

phẩm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
?Vẻ đẹp của người lao động được tác
giả khắc họa qua những nhân vật nào.
2. Vẻ đẹp con người
Học sinh kể tên các nhân vật.
?Theo em cách giới thiệu nhân vật
chính của tác giả có gì đặc biệt.
(Không xuất hiện từ đầu mà hiện ra

15


trong cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát
với các nhân vật khác)
Học sinh thảo luận ( 2 nhóm)
a. Anh thanh niên
1. Nhân vật anh thanh niên có những - Là một người lao động trẻ tuổi
nét đẹp nào đáng ghi nhận.
sống và làm việc một mình tại trạm
khí tượng ở đỉnh Yên Sơn
( 2600m)
2. Lẽ sống ở người thanh niên ngời lên - Rất giỏi chuyên môn
và tỏa sáng như thế nào trong cuộc - Tinh thần chấp hành kỷ luật lao
sống tưởng như rất cô đơn và buồn tẻ? động một cách tự giác “ Rét. Nửa
đêm đang nằm trong chăn… ném
Đại diện nhóm trình bày ý kiến
vứt lung tung”
Học sinh lắng nghe, nhận xét

- Có những suy nghĩ giản dị và sâu
+ Ý thức làm chủ bản thân: vượt qua sắc về công việc về cuộc sống
những cái mà con người khó vượt qua
+ Công việc bình thường nhỏ bé
+ Tự cải tạo hoàn cảnh để cuộc sống trở nhưng là một phần đóng góp cho
nên đẹp hơn
sự nghiệp lao động và chiến đấu
GV chốt ý: Anh đã sống một cuộc sống của toàn dân tộc “ Khi ta làm việc,
giản dị nhưng cao đẹp từ ý thức tự ta với công việc là đôi….cất nó đi
mìnhlàm chủ bản thân: vượt qua những cháu buồn đến chết mất”
cái mà con người tưởng chừng không thể
vượt qua, làm chủ hoàn cảnh để cuộc
sống trở nên đẹp và có ý nghĩa hơn.
Cuộc sống lao động khoa học của anh
trên đỉnh Yên Sơn cần một nguyên tắc
nghiêm ngặt và anh đã thực hiện nó
nghiêm túc như một thói quen sống. Đó
là lối sống của anh, trách nhiệm và niềm + Là con người, ai cũng phải có lý
vui của anh.
tưởng, sống và cống hiến cho cái
HS quan sát đoạn văn: “ Quê cháu ở Lào chung là một niềm hạnh phúc
Cai….. đáng cho bác vẽ hơn”
“Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở
?Trong đoạn văn trên anh thanh niên dâu? Mình vì ai mà làm việc?..”
nói : “ Nhưng từ hôm đấy cháu sống
thật hạnh phúc”, em hiểu gì về niềm - Thái độ khiêm nhường khi đánh
hạnh phúc của anh thanh niên? Hãy giá về mình, đề cao, trân trọng
nêu quan điểm của em về hạnh phúc. đóng góp của người khác “Để
(Tích hợp liên môn: GDCD)
cháu giới thiệu với bác..”

HS bày tỏ ý kiến cá nhân
- Cởi mở, chân thành, quan tâm
đến mọi người.
? Ở truyện ngắn này, tác giả đã hóa
b. Các nhân vật khác
thân vào nhân vật ông họa sĩ để bày tỏ - Ông họa sĩ già: Có những suy
những cảm xúc và suy ngẫm của mình. ngẫm sâu sắc về con người và cuộc
Từ đó tác giả gửi gắm những suy ngẫm đời.
16


sâu sắc nào?
“Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và
tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? …
ôi, một nét thôi đủ khẳng định tâm hồn,
khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ
là giá trị một chuyến đi dài”
Cùng với khát vọng khắc họa chân dung
anh thanh niên, chính những phát hiện về
con người anh khiến ông phát hiện ra
những chân lí về nghệ thuật. Sáng tạo
nghệ thuật đối với ông là để "yêu thêm
cuộc sống", là để "đặt chính tấm lòng của
nhà họa sĩ vào giữa bức tranh".
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh
niên đã để lại trong cô gái những ấn
tượng nào? Vì sao vậy?
“Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi
theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời.
Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa

của những háo hức và mơ mộng ngẫu
nhiên mà anh cho thêm cô. Và vì một cái
gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ...”
? Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong
câu chuyện.
? Qua lời giới thiệu của anh thanh niên
em biết được những ai trong “thế giới
những con người như anh” ? Họ có
điểm gì chung và vai trò gì trong việc
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác giả.
“Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới
những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa
mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi, có những con người
làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất
nước.” Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm
đầu thập kỉ 70 của thế kỉ trước, khi mà
cả miền Bắc đang hồ hởi trong không khí
xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh
thống nhất nước nhà. Tất cả cho tiến bộ
xã hội, tất cả cho miền Nam ruột thịt
không chỉ là những khẩu hiệu cổ vũ, hô
hào chung chung, nó ngấm vào trong ý
thức của từng người dân, nhất là thế hệ

Luôn khao khát những sáng tạo
nghệ thuật cũng là để ông “yêu
thêm cuộc sống”.

- Cô gái: từ bỏ thủ đô hoa lệ, xung

phong lên miền núi phục vụ theo
tiếng gọi của tổ quốc, bừng dậy
những tình cảm đẹp đẽ lớn lao khi
tiếp nhận sự tỏa sáng từ vẻ đẹp tâm
hồn anh thanh niên.
- Bác lái xe: cởi mở, gần gũi, qua
lời kể của bác gây sự chú ý cho
người đọc về nhân vật chính
- Ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ
nghiên cứu sét, anh bạn làm ở trạm
khí tượng… tất cả đều miệt mài,
lặng lẽ nhưng cũng rất khẩn
trương lao động đến quên mình.
Góp phần làm nổi bật nhân vật
chính và tô đậm chủ đề của tác
phẩm

17


trẻ. Họ, đã là đoàn viên, đã là thế hệ tuổi
trẻ của đất nước thì họ tự hào, vinh dự
được đứng đầu sóng, ngọn gió, được đến
mọi miền Tổ quốc phục vụ nhân dân,
phục vụ dân tộc. Đấy là lí tưởng sống
của một thời, là phút thăng hoa của
những tâm hồn chân chất, giàu ước mơ,
khát vọng và ý thức trách nhiệm.
*. Hoạt động 5 : Hướng dẫn Tổng kết bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt
?Một trong những yếu tố góp vào sự
III.Tổng kết
thành công và tạo nên sức hấp dẫn của
truyện ngắn này là chất trữ tình. Theo
em chất trữ tình trong truyện được toát
1. Nghệ thuật
lên từ những yếu tố nào?
- Cốt truyện đơn giản, tình huống
Học sinh trao đổi nhóm 4
tự nhiên, chọn ngôi kể hợp lý…
? Những đặc sắc về nghệ thuật.(Tích
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm..
lợp phân môn: Tập làm văn)
Hs trình bày và trình bày tóm lược
2. Nội dung
?Việc nhà văn không đặt tên riêng cho
TP ca ngợi những người lao động
các nhân vật của mình trong tác phẩm
miệt mài, lặng lẽ cống hiến sức
gợi cho em suy nghĩ gì. So sánh quan
mình cho đất nước và niềm hạnh
niệm sống của anh thanh niên với nàh
phúc của sự thầm lặng đóng góp
thơ Thanh Hải trong tác phẩm "mùa
cho cuộc đời chung.
xuân nho nhỏ" (Gv chiếu bài thơ "mùa
xuân nho nhỏ")- Tích hợp văn bản.
? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề cho
truyện là Lặng lẽ Sa Pa

*. Hoạt động 6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên sử dụng các câu hỏi đánh giá năng lực cảm nhận của học sinh
(theo nhóm):
- Nhóm 1: Lẽ sống ở anh thanh niên ngời lên và tỏa sáng như thế nào trong
cuộc sống tưởng như rất cô đơn và buồn tẻ?
- Nhóm 2: Em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Hãy nêu quan
điểm của em về hạnh phúc?
- Nhóm 3: Là thanh niên trong thời đại mới, em sẽ làm gì để cuộc sống của
mình trở nên đẹp hơn, có ý nghĩa hơn?
Kết quả: (3 em đại diện 3 nhóm trình bày - học sinh lớp 9A - THCS Nga Yên)

18


*. Hoạt động 7:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chốt lại kiến thức bằng hình thức trả lời
câu hỏi: ? Suy nghĩ của em về hình ảnh người lao động rong thời kì xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc qua nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa
Pa".
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới tiếp theo:
+ Đọc và nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bẳn.
+ Ôn tập văn tự sự, chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3.
Trên đây là một trong những giáo án dạy văn bản Ngữ văn 9 có sử dụng
phương pháp tích hợp mà tôi đã trình bày.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng những giải pháp nêu trên vào dạy văn bản Ngữ văn 9 ở
trường THCS Nga Yên năm học 2015-2016 tôi thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt
19



ở học sinh. Trong các giờ học thầy trò cùng làm việc, sự tác động qua lại giữa
thầy và trò nhịp nhàng hơn, học sinh chủ động trong tìm tòi, tiếp thu kiến thức
nên không khí giờ học thực sự thoải mái và thân thiện.
- Giáo viên không phải thuyết giảng nhiều như trước, học sinh cũng
không phải ngồi nghe và ghi chép một cách thụ động.
- Học sinh nào cũng được học, được nói, được suy nghĩ. Các em thực sự
tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động hào hứng tham gia các vào các hoạt
động do giáo viên tổ chức; tâm lí e ngại rụt rè đã dần mất đi, thay vào đó là sự
mạnh dạn tự tin khi các em bày tỏ ý kiến. Và chính vì vậy học sinh đã tích cực
chủ động tham gia cùng với giáo viên tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh tri thức.
Kết quả cụ thể:
Ý thức xây dựng bài
Sĩ số
Tích cực
Không tích cực
Khối 9
Mức
Mức
Mức
Mức
%
%
%
%
56
độ 1
độ 2
độ 1
độ 2
17

30.3
20
35.7
16
28.6
3
5.4
- Kiến thức các em nắm được trở nên chắc và sâu sắc hơn, kết quả qua
những lần kiểm tra cũng ngày càng cao hơn. Do đó chất lượng giáo dục đại trà
và chất lượng mũi nhọn đã đạt những kết quả cụ thể:
+ Chất lượng đại trà: Kết quả bài kiểm tra văn tiết 129 (phần thơ)
Điểm
0 - 2,5
3 - 4,5
5 - 6,5
7 - 8,5
9 -10
Sĩ số
Khối 9
S
S
SL % SL
%
%
%
SL
%
L
L
56

0
0
2
3.6 20 35.7 25 44.6
9
16.1
+ Chất lượng mũi nhọn: Năm học này tôi có 1 học sinh đạt giải nhì cấp
huyện và là đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích hợp là một trong
những phương pháp dạy học nhằm tăng khả năng sáng tạo và tính tích cực chủ
động của học sinh. Bởi vậy khi sử dụng phương pháp dạy học này vào giờ dạy
văn bản đã tạo được hứng thứ, khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh trước các
vấn đề đặt ra. Học sinh có cái nhìn sâu, rộng và tổng hợp hơn về đơn vị kiến
thức mà các em tiếp nhận.
- Với mục tiêu tổng quan, tổng hợp kiến thức phương pháp dạy học tích
hợp sẽ thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo
án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng "lấy học
sinh làm trung tâm". Học các chủ đề tích hợp học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc. Việc sử dụng thành công phương pháp tích hợp
này giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều, học sinh có cơ hội để
20


thể hiện năng lực của bản thân trước kiến thức. Đây là điều kiện quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng giờ học văn bản ở trường THCS Nga Yên nói riêng và
các trường THCS trong huyện nói chung.
- Thực tiễn cho thấy những kinh nghiệm dạy tích hợp tôi đã trình bày trên

đã được đồng nghiệp ủng hộ và ứng dụng đều đặn trong nhiều bộ môn chứ
không chỉ riêng dạy văn bản Ngữ văn.
3.2. Kiến nghị
Sau khi áp dụng phương pháp dạy tích hợp trong giờ dạy văn bản tôi nhận
thấy có một vài bất cập, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị sau:
- Bộ giáo dục cần nghiên cứu, điều chỉnh lại phân phối chương trình của
tiết học ở một số bài dạy cho phù hợp, đặc biệt là tiết dạy phần văn bản. Tránh
trường hợp nội dung bài dạy dài mà dung lượng thời gian dạy và học ngắn.
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp thao giảng,
thanh tra toàn diện, thi giáo viên giỏi…giúp học sinh thuần thục với phương
pháp học trong tất cả các môn chứ không riêng gì môn Ngữ văn.
- Nhà trường nên tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp mà
Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động, đồng thời có giải pháp phù hợp khuyến
khích các em tham gia.
- Giáo viên dạy bộ môn Văn nhất là giáo viên còn trẻ cần chủ động, sáng
tạo trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp vào từng bài dạy của mình với
nhiều cách thức khác nhau.
Trên đây là một số vấn đề về kinh nghiệm giảng dạy tích hợp trong dạy
văn bản Ngữ văn lớp 9 mà tôi đã sử dụng trong năm học 2015 - 2016 ở trường
THCS Nga Yên, huyện Nga Sơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 05 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Phan Diệu Linh


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TT
1

2

3
4
5
6

Tên tài liệu
Từ điển Tiếng Việt

Tác giả - nhà xuất bản
Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn

NXB từ điển bách khoa 2003

Tài liệu tập huấn Đổi mới
chương trình, sách giáo khoa Bộ Giáo dục và Đào tạo (lưu hành nội
THPT
bộ)
Phương pháp dạy học văn
Sách giáo khoa, sách giáo viên
Ngữ văn lớp 9
Hướng dẫn thực hiện chuẩn

kiến thức kĩ năng Môn Ngữ
văn THCS quyển 2
Xây dựng kế hoạch dạy học
theo hướng tích hợp (Module
THCS 14)

NXB Đại học sư phạm- Phan Trọng
Luận chủ biên
NXB Giáo dục Việt Nam
NXB Giáo dục Việt Nam
Theo Trần Trung (Tài liệu Bồi dưỡng
thường xuyên cho bậc THCS)

22



×