Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SỬ DỤNG NHẠC NỀN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẬP THỂ DỤC GIỮA GIỜ Ở TRƯỜNG THCS NGA YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Từ lâu, hoạt động thể dục giữa gìơ là một hoạt động không thể thiếu,nó
được duy trì đều đặn và thường xuyên ở tất cả các nhà trường. Bởi nó là một
hoạt đông bổ ích và cần thiết cho học sinh. Đồng thời góp phần vào việc phát
triển toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế công tác này chưa được
các nhà trường coi trọng đúng mức, việc tổ chức tập thể dục giữa giờ ở hầu hết
các nhà trường mới chỉ làm qua loa, chiếu lệ, số học sinh tham gia không tích
cực hoặc tập một cách bắt buộc nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, chất lượng công
tác thể dục giữa giờ ở một số trường trong huyện còn hạn chế, chưa thu hút được
học sinh tham gia tích cực và cũng chưa thực sự có hiệu quả. Điều đó sẽ ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh của các nhà trường nói
chung.
Mục đích giáo dục thể chất là "Bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những con
người phát triển toàn diện có sức khẻo tốt, thể chất cường tráng, có dũng khí
kiên cường để kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống
một cuộc sống vui khỏe lành mạnh" Có nghĩa là con người chúng ta đào tạo ra
phải khỏe về thể chất và tinh thần có khả năng lao động trí óc, dũng cảm trong
chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, vấn đề bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho thế hệ
học sinh trở thành nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược của toàn đảng, toàn
dân.
Ngày 27/ 3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
"người Việt giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công, mỗi người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi người dân khỏe mạnh tức là làm cho cả nước khỏe mạnh.
Vì thế tập luyện thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mọi người dân yêu
nước".
Từ những vấn đề nêu trên chúng ta thấy thể lực của học sinh là một vấn đề
quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển con người toàn diện. Trong đó
thể dục giữa giờ là một hoạt động không thể thiếu trong việc giáo dục thế hệ trẻ
phát triển con người một cách toàn diện và là yếu tố quan trọng trong hệ thống


giáo giục của nước nhà.
Trong những năm qua, bài thể dục giữa giờ vẫn được thực hiện thường
xuyên đối với các em. Nhưng tôi thấy ở các em chưa thực sự hăng say, chưa tạo
hứng thú, chưa hấp dẫn và thu hút các em tham gia một cách tích cực. Nếu các
em được tập những động tác thể dục giữa giờ mới trên một nền nhạc vui tươi,
sôi động và nhẹ nhàng thì hiệu quả giáo dục đối với các em sẽ cao hơn nữa. Vì
âm nhạc sẽ làm cho các em thư giãn hơn, hứng thú hơn, hấp dẫn hơn và tích cực
1


hơn trong tập luyện như thế sẽ giải tỏa được mệt mỏi, căng thẳng qua một thời
gian miệt mài học tập trong các tiết học vừa qua. Với những bài hát quen thuộc
và ý nghĩa sẽ gây thích thú cho các em hơn, thay vì tiếng trống quá khô khan,
chỉ giữ nhip đều đều thay cho tiếng đếm một cách đơn điệu, tẻ nhạt.
Là một giáo viên giảng dạy môn thể dục và kiêm tổng phụ trách đội trong
nhà trường, tôi nghĩ mình cần xây dựng bài tập thể TDGG với những động tác
mới trên nền nhạc phù hợp thì sẽ tạo được sự hứng thú và say mê tập luyện cho
các em học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục trong
nhà trường.
Vì những lí do trên và phát huy được mặt mạnh của trường nên tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài sáng kiến “Sử dụng nhạc nền nhằm nâng cao hiệu quả
tập luyện thể dục giữa giờ ở trường THCS Nga Yên”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra được cách thức tập thể dục giữa giờ( TDGG) trong các nhà trường
đạt hiệu quả cao.
Đề tài tôi nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra không khí thi đua sôi nổi của
hoạt động TDGG trong các nhà trường; giúp các em thực hiện một cách hứng
thú, thoải mãi, tích cực và cải thiện sức khỏe của học sinh hiện nay. Qua đó, góp
một phần sức mình vào việc nâng cao chất lượng hoạt động TDGG trong nhà
trường nói riêng và phong trào tập thể dục giữa giờ trong huyện nhà nói chung.

Đổi mới các động tác của bài tập thể dục giữa giờ trên nền nhạc phù hợp
với học sinh trung học cơ sở(THCS) nhằm nâng cao sức khỏe cho các em học
sinh thân yêu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sự hứng thú tập luyện TDGG và hiệu quả tập luyện TD giữa
giờ theo nhịp trống với tập luyện thể dục giữa giờ trên nền nhạc của học sinh
khối 6,7,8,9 trường THCS Nga Yên - Nga Sơn - Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Sử dụng phương pháp này để phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên
quan như các tư liệu, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước để có cơ sở
chuyên môn cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Sử dụng phương pháp này để theo dõi trực tiếp, có kế hoạch và biện pháp
chuyên môn nhằm tìm hiểu mức độ hứng thú tập luyện TDGG của học sinh.
Qua đó thu thập thông tin, số liệu cần thiết để kiểm tra, đánh giá mức độ hứng
thú tập luyện TDGG của đối tượng nghiên cứu.
2


1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích xử lí các số liệu đã thu thập
được trong quá trình nghiên cứu. Ở phương pháp sử dụng công thức tính %,
tổng hợp số liệu để đánh giá về mặt chất lượng của đối tượng nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm(SKKN)
Căn cứ văn bản số 4775/ BGDĐT- CTHSSV ngày 16/9/2015 của bộ giáo
dục và đào tạo về việc triển khai, tổ chức thực hiện bài thể dục buổi sáng, thể
dục giữa giờ và võ cổ truyền trong các trường phổ thông( theo ý kiến chỉ đạo
của phó Thủ tướng VÕ ĐỨC ĐAM) tại công văn số 6311/VPCP- KGVX ngày

11/8/2015 của văn phòng chính phủ. Điều đó chứng tỏ thể dục giữa giờ của các
nhà trường đang là một vấn đề được đảng và nhà nước quan tâm. Đặc biệt là
chất lượng cũng như hiệu quả của bài tập thể dục giữa giờ ở các nhà trường.
Hiện nay, ở hầu hết các trường phổ thông sự hứng thú tập luyện và hiệu
quả của bài tập thể dục giũa giờ của các em học sinh là chưa cao. Bởi các trường
vẫn thường xuyên cho các em tập thể dục giữa giờ bằng tiếng trống thay nhịp
đếm trong từng động tác. Tuy đã cải tiến, nhưng ở các em tôi nhận thấy còn thể
hiện một cách qua loa, chiếu lệ, chỉ để cho xong việc chứ chưa thực sự tạo cho
các em một sự hứng thú khi tập thể dục.
Thể dục giữa giờ ở mỗi trường học có ý nghĩa rất quan trọng không những
giúp cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động mà còn giúp tinh thần
sảng khoái, giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ học mệt mỏi căng thẳng để từ
đó tiếp thu một giờ học được tốt hơn. Đồng thời tăng khả năng vận động, duy trì
sức khỏe và phát triển thể lực.
Nhưng trong thực tế, ở tất cả các trường trong toàn huyện chưa có trường
nào sử dụng nhạc nền cho cho học sinh tập TDGG mà hầu hết là các trường
đang sử dụng tiếng trống thay cho nhịp hô. Do vậy, phong trào tập luyện TDGG
ở các nhà trường chưa thực sự thu hút được các em học sinh tham gia và cũng
chưa có hiệu quả.
Trong các năm học bản thân luôn được giao nhiệm vụ phụ trách hoạt động
giáo dục thể chất của nhà trường, với mong muốn thay đổi hình thức tập và thu
hút được các em học sinh hứng thú tham gia vào hoạt động TDGG đạt hiệu quả
cao.
Bản thân thấy cần phải lựa chọn nền nhạc phù hợp với các em và với bài
thể dục giữa giờ có những động tác mới để tạo không khí sôi nổi trong hoạt
động TDGG giúp các em thực hiện một cách hứng thú, thoải mãi, tích cực và cải

3



thiện sức khỏe thông qua bài tập. Qua đó nâng cao chất lượng học tập và hiệu
quả giáo dục trong nhà trường.
Từ những thực tế trên, tôi nghĩ đến âm nhạc. Bởi một lần tôi nghe trên đài
phát thanh của tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh, ở một quốc gia thuộc Châu
Âu đã sử dụng 2 phút nhạc nhẹ thay tiếng kẻng hết tiết dạy trên lớp hàng ngày
và đã được sử dụng rộng rãi trong các nhà trường của ở Châu Âu. Nên tôi cần
xây dựng bài tập TDGG trên nền nhạc thì sẽ tạo được sự hứng thú và say mê tập
luyện cho các em học sinh.
Mặt khác, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi chúng ta
sau giờ làm việc và học tập, lao động mệt nhọc người ta tìm đến với âm nhạc.
Hay âm nhạc đã góp phần đáng kể vào việc giúp con người giải tỏa được căng
thẳng bộn bề trong cuộc sống. Đặc biệt là với các em học sinh nếu tập TDGG
mà các em được hòa mình vào những lời ca tiếng hát thì sẽ giúp các em vui tươi
phấn khởi và bớt căng thẳng khi bước vào các môn học khác. Qua đó giúp các
em yêu thích tập TDGG hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trứơc khi áp dụng sáng kiến
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn
* Đặc điểm nhà trường
Nga Yên là xã nằm sát trung tâm Huyện Nga Sơn. Vì thế có ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng đầu vào( do đa số học sinh có tố chất ở cuối cấp tiểu
học đều tham gia đăng tuyển vào trường Chu Văn An -Trường trọng tâm của
huyện Nga Sơn). Hàng năm số học sinh đăng tuyển vào THCS Nga Yên đa phần
có tố chất thấp. Trường có khuôn viên rộng rãi nhưng sân tập TDGG thì chật.
Năm học 2015 – 2016 nhà trường có 7 lớp với 195 em học sinh, tôi được
ban giám hiệu nhà trường phân công dạy thể dục khối 6,8,9 và kiêm tổng phụ
trách đội, phụ trách hoạt động giáo dục thể chất của nhà trường.
Trong những năm qua, nhà trường vẫn thường xuyên duy trì hoạt động thể
dục giữa giờ bằng tiếng trống. Tuy đã thay đổi bài tập hàng năm nhưng tôi thấy
học sinh vẫn thực hiện động tác một cách ể oải, rời rạc, qua loa cho xong chứ
chưa thực sự tạo được sự hứng thú, hăng hái khi tập luyện thể dục giữa giờ.

Nên năm học 2015-2016 tôi nghĩ ngoài việc thay đổi bài tập mới tôi nên
kết hợp với âm nhạc để giúp các em tập luyện hào hứng hơn.
*Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài tôi thấy có một số
thuận lợi sau:
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, trang bị
đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động TDGG.

4


- Được sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm lớp trong việc triển khai tập TDGG.
- Năm học 2015-2016 nhà trường chỉ đạo tới các lớp thực hiên tốt hoạt
động ngoài giờ lên lớp, trong đó có TDGG nên các em học sinh cũng chị khó và
nhiệt tình tập luyện.
- Hoạt động TDGG đã được thực hiện nhiều năm có tính ổn định, giáo viên
giảng dạy có sự tích lũy về kinh nghiệm.
* Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình triển khai
thực hiện tôi còn gặp một số khó khăn:
- Nhiều em học sinh chưa hiểu được tác dụng của tập luyện TDGG, một số
học sinh quá hiếu động nên khi tập chưa nghiêm túc và một số khác lại quá nhút
nhát, rụt rè khi làm động tác. Điều đó làm ảnh hưởng đến đội hình tập luyện.
- Đa số phụ huynh làm nghề nông và dịch vụ thương mại nên ý thức của
một bộ phận phụ huynh và học sinh còn xem thường bộ môn thể dục không
quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe của con em mình.
- Vẫn còn một vài giáo viên vẫn còn quan niệm cho rằng
hoạt động TDGG chỉ là một hoạt động phụ không mang tính
quyết định đến chất lượng giáo dục.
2.2.2 Thực trạng
Hoạt động TDGG của trường THCS Nga Yên nói riêng và các trường của

huyện nhà nói chung được duy trì và thực hiện một cách thường xuyên dưới sự
chỉ đạo của Ban Giám Hiệu các nhà trường, phòng GD & ĐT Nga Sơn. Giao
nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn thể dục trực tiếp hướng dẫn các em tập luyện.
Theo như thường lệ thì cứ sau tiết thứ 2 của các ngày thứ 3,4,5,6 trong
tuần thì tiếng trống tập TDGG của trường THCS Nga Yên lại vang lên như thúc
gịuc các em học sinh nhanh chóng xuống sân trường để tập TDGG. Sau khi
đánh trống tập thể dục giữa giờ và dóng hàng các em học sinh phần lớn ra sân
tập .
Nhưng số học sinh ra tập động tác cũng rất hời hợi, rời rạc. Một số em tập
qua loa cho xong chuyện rồi về lớp; có lớp dàn hàng tác phong còn rất chạm
chạp. Đa số học sinh được hỏi về tác dụng của tập luyện TDGG mà không trả
lời được, chính vì không ý thức được tác dụng của bài tập nên các em mới tập
như vậy. Thậm chí một số em khác còn lấy làm khó chịu và coi tập TDGG là
một sự bắt buột không cần thiết.
* Một số giáo viên cũng rất coi thường việc này và coi đây là một sự phiền
hà trong các hoạt động của nhà trường nên nhiều hôm các giáo viên đánh trống
cho học sinh tập cũng đánh qua loa cho xong.
5


Người đánh trống cho các em thực hiện cũng rất quan trọng. Nếu có giáo
viên biết đánh đúng theo nhịp độ của từng động tác theo bài TDGG và biết cách
dàn hàng thì đội hình sẽ nhanh được ổn định và chất lượng bài tập cũng được cải
thiện hơn. Nhưng do một số giáo viên đánh nhanh cho xong, có lúc hàng chưa
thẳng thì giáo viên đã đánh cho các em tập động tác.Từ đó, cũng làm cho các em
vừa tập vừa dàn hàng nên đội hình tập nhìn sẽ không đều và đẹp được.
Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của các em. Do khuôn viên sân
trường có nhiều bồn hoa nên một phần cũng ảnh hưởng đến việc tập luyện
TDGG của các em.
* Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm một số lớp cũng không thực sự sát sao với

lớp nên học sinh lại có cơ hội chểnh mảng khi tập. Do vậy đã tạo ra thói quen
không tốt cho học sinh, các em coi đây là sự bắt buột mà các em không thu được
lợi ích gì.
* Một phần là do các trường không chịu đổi mới về nội dung và hình thức
hoạt động nên chất lượng của hoạt động TDGG cũng bị hạn chế, có trường trong
nhiều năm liền chỉ sử dụng một bài TDGG mà không đổi mới nội dung bài tập.
Chính điều đó tạo ra sự nhàm chán cho học sinh vì sự lặp đi lặp lại nhiều lần.
Chính vì những lí do trên nên hoạt động TDGG ở hầu hết các trường chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao.
Để khắc phục được tình trạng này cần tìm hiểu đánh giá thực trạng hoạt
động TDGG, phân tích nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp đưa
vào áp dụng nhằm thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực. Để làm
được như vậy, không thể thực hiện một ngày hai ngày mà cần phải có một quá
trình lâu dài và cần có sự thực nghiệm, không chỉ một hai người làm được mà
cần có sự quan tâm tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu, sự phối hợp đồng bộ
của GVCN và các tổ chức trong nhà trường thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn.
2.2.3 Các giải pháp thực hiện trước khi giải quyết vấn đề
- Đọc và phân tích tài liệu
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp so sánh
2.3 Cách giải quyết vấn đề
Từ những thuận lợi, khó khăn trên và qua việc phân tích thực trạng về
TDGG với đồng nghiệp có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động TDGG, tôi đã
tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động TDGG ở trường
tôi như sau.
6



2.3.1. Biện pháp 1:
Nghiên cứu sự hứng thú tập luyện TDGG với nhịp trống của học sinh
trường THCS Nga Yên- Nga Sơn.
- Bắt đầu vào năm học 2015-2016 thực hiện tôi đã soạn một bài TDGG mới
gồm 8 động tác, các động tác này khác hoàn toàn so với các động tác của bài
TDGG năm trước, các động tác sau có tên sau:
+ Động tác 1: Động tác vươn thở
Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang, hai tay đưa sang ngang -lên cao- chếch
hình chữ V, đầu ngửa, mắt nhìn theo tay, đồng thời hít vào.
Nhịp 2: Từ từ đưa tay xuống dưới về sát thân người, kết hợp thở ra.
Nhịp 3: Giống nhịp 1
Nhịp 4: Giống nhịp 2
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhịp 1,2,3,4
+ Động tác 2: Tay ngực
Nhịp 1: Bước chân trái lên trước,đồng thời 2 tay đưa sang ngang lòng bàn
tay ngửa, kéo căng ngực.
Nhịp 2: Gập cẳng tay trước ngực, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 3: Giống nhịp 1.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân.
+ Động tác 3: Lườn
Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang đồng thời 2 tay đưa sang ngang.
Nhịp 2: Nghiêng người sang trái, đẩy lườn sang bên trái, kiễng gót chân
phải tay trái đưa lên cao, tay trái chống hông.
Nhịp 3: Giống nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân.
+ Động tác 4 : Bụng
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang, đồng thời 2 tay đưa lên cao.
Nhịp 2: Cúi gập thân, 2 gối thẳng, thân người song song với mặt đất

Nhịp 3: Hai tay sang ngang, lòng bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân.
+ Động tác 5: Tay vai sau đầu

7


Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang đồng thời 2 tay đưa sang ngang lòng
bàn tay ngửa
Nhịp 2: Thu 2 tay để sau đầu, đồng thời vặn thân trên sang bên trái. Không
nhấc gót chân.
Nhịp 3:Về giống nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi bên.
+ Động tác 6: Đá chân
Nhịp 1: Đưa chân trái ra sau,mũi chân chạm đất hai tay đưa sang ngang
lòng bàn tay ngửa.
Nhịp 2: Đá cao chân trái thẳng, đồng thời nâng trọng tâm.Hai tay đưa về
trước song song với mặt đất.
Nhịp 3: Giống nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân
+ Động tác 7: Bật nhảy
Nhịp 1: Bật dạng 2 chân sang ngang rộng bằng vai đồng thời 2 tay sang
ngang lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Bật thu 2 chân , thu tay về trước phía dưới và vỗ tay.
Nhịp 3: Giống nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân.

+ Động tác 8 : Điều hòa
Nhịp 1,2: Nâng chân trái lên vuông góc với than người thả lỏng cẳng chân,
đồng thời 2 tay lên cao.
Nhịp 3,4 : Từ từ đưa tay xuống, thả lỏng
Nhịp 5,6: Giống nhịp 1,2
Nhịp 7,8 Giống nhịp 3,4.
- Tôi đã hướng dẫn tổ chức cho các em tập luyện theo từng động tác.
Trước khi dạy bài thể dục giữa giờ mới cho học sinh toàn trường thì tôi
hướng dẫn riêng cho một em học sinh có khả năng tiếp thu động tác tốt thuộc
toàn bài trước. Sau đó tôi mới triển khai cho tập luyện toàn trường. Sau khi dùng
trống để tập trung đội hình toàn trường xong. Tôi dùng hệ thống mi-crô, loa để
phân tích từng động tác còn em học sinh làm mẫu động tác đứng ở trước đội
hình (vị trí cho học sinh toàn trường dễ quan sát).

8


Hôm đầu tôi hướng dẫn 4 động tác đầu rồi cho học sinh ôn lại cho thuộc.
Hôm sau tôi hướng dẫn 4 động tác còn lại. Sau đó tôi cho các em ôn lại theo
nhịp trống toàn bài 8 động tác. Cho đến khi các em thuộc toàn bài và có khả
năng tự tập một mình được.
Tuy các động tác này khác với các động tác mà trước đây các em đã thực
hiện nhưng tôi vẫn cho các em thực hiện với tiếng trống. Lúc đầu các em cũng
rất tích cực và hăng hái tập luyện cho đến khi thuộc bài. Sau một thời gian các
em thể hiện bài tập đó lại cũng ể oải và rời rạc.
Hình ảnh toàn trường tập TDGG với nhịp trống

Mặc dù, trước khi tập các động tác thể dục giữa giờ tôi đã dạy cho các em
hiểu được tác dụng của thể dục giữa giờ là: đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang
trạng thái vận động giúp tinh thần sảng khoái bước vào gìơ học tiếp theo đạt

hiệu quả. Thể dục giữa giờ ở mỗi trường học có ý nghĩa rất quan trọng, không
những rèn luyện sức khỏe mà còn gíup học sinh giải trí, thư giãn đầu óc sau giờ
học căng thẳng.
Để khảo sát mức độ hứng thú tập luyện thể dục giữa giờ với nhịp trống của
học sinh trường THCS Nga Yên tôi đã đưa ra 3 phiếu điều tra phát cho 195 em
học sinh trường THCS Nga Yên với cả 4 khối trong trường.
*Nội dung phiếu điều tra
+ Phiếu 1: Em có thích (hứng thú) tập luyện thể dục giữa giờ với nhịp
trống không?
+ Phiếu 2: Em có hiểu tác dụng của TD giữa giờ không?
9


+ Phiếu 3: Tập thể dục giữa giờ với nhịp trống em cảm thấy khỏe mạnh và
sảng khoái không?
* Kết quả điều tra thu được ở bảng sau (bảng 1)
Bảng 1:

STT

Nội dung phiếu điều
tra

Em có thích tập TDGG
với nhịptrống không?
Em có hiểu tác dụng của
2
tập luyện TDGG không?
Tập TDGG bằng nhịp
trống em thấy khỏe

3
mạnh và sảng khoái
không tinh thần không?
Tổng số
1

Số
phiếu
điều
tra

Kết quả điều tra

Không
SL

%

SL

%

195

90

46,2

105


53,8

195

70

35,8

125

64,2

195

85

43,6

110

56,4

585

245

42,6

340


57,4

Từ kết quả điều tra khảo sát ở bảng 1 thu được là:
Tổng số 3 lần phát phiếu điều tra mức độ hứng thú tập luyện TDGG 585
phiếu trong đó số phiếu trả lời có là 245 đạt 42,6%, số phiếu trả lời không là 340
phiếu đạt 57,4%.
2.3.2.Biện pháp 2:
Như vậy, tuy đã có đổi mới nội dung tập luyện nhưng hiệu quả của bài tập
vấn chưa cải thiện được là bao. Điều đó luôn làm cho tôi băn khoăn và trăn trở
làm thế nào để duy trì hoạt động này một cách thường xuyên, thu hút các em
thực sự yêu thích tập TDGG và tạo được không khí tập luyện sôi nổi.Tôi liền
nghĩ đến âm nhạc, có thể âm nhạc sẽ thu hút làm cho các em hứng thú hơn. Bởi
ở lứa tuổi này luôn thích sự mới lạ, đặc biệt là âm nhạc. Nên tôi tìm đến những
bài hát về thiếu nhi (Hành khúc đội), về mái trường như bài “Mùa hè xanh”, bài
“Khát vọng tuổi trẻ”, bài hát “Khỏe vì nước” hay “Nối vòng tay lớn”.
Những bài hát này có nội dung, giai điệu và nhạc phải phù hợp với lứa tuổi
của các em và phù hợp với bài tập thể dục.
Trong số những bài hát trên tôi chọn bài “Khát vọng tuổi trẻ” làm nhạc
dạo tập trung học sinh toàn trường để ổn định đội hình trong thời gian 2 phút.
Tiếng nhạc hùng hồn, khỏe khoắn như thúc giục các em nhanh chóng xuống sân
10


trường xếp hàng để chuẩn bị cho bài tập luyện. Sau 2 phút nhạc của bài “Khát
vọng tuổi trẻ” kết thúc thì có “1 tiếng píp” để báo cho học sinh biết là bắt đầu
vào thực hiện bài TDGG trên nền nhạc là bài “Mùa hè xanh”. Khi nhạc của bài
“Mùa hè xanh” diễn ra trong vòng 3 phút cũng là lúc bài TDGG 8 động tác thực
hiện 2 lần 8 nhịp đã kết thúc. và cuối cùng là 1 tiếng xanh pan báo hiệu kết thúc
bài tập để học sinh toàn trường đồng thanh hô khẩu hiệu: “Trẻ - Khỏe học tập,
bảo vệ Tổ Quốc”- “Khỏe”.

Như vậy, sau khi tiếng trống báo hiệu hết tiết 2 của buổi học thì thì tiếng
nhạc rộn ràng lại vang lên, báo hiệu buổi tập thể dục giữa giờ đã đến tất cả các
em học sinh ở các lớp nô nức, nhanh chóng lại ùa ra sân trường để hòa mình vào
tiếng nhạc cùng với các động tác thể dục mạnh mẽ và khỏe khoắn.
Để so sánh và đánh giá chính xác mức độ hứng thú tập luyện TDGG theo
nhịp trống và tập luyện TDGG trên nền nhạc của học sinh THCS Nga Yên- Nga
Sơn. Tôi đã phát phiếu điều tra phát cho 195 em học sinh trường THCS Nga
Yên với cả 4 khối trong trường.
* Nội dung phiếu điều tra
- Phiếu 1: Em có thích(hứng thú ) tập luyện TDGG trên nền nhạc không?
- Phiếu 2: Em có hiểu tác dụng của TDGG khi có nhạc đối với cơ thể
không?
- Phiếu 3: Em có thấy thoải mái, thư giãn sau khi tập TDGG trên nền nhạc
không?
* Kết quả điều tra thu được ở bảng sau (bảng 2)
Bảng 2:
Số
Kết quả điều tra
phiếu

Không
STT Nội dung phiếu điều tra
điều
SL
%
SL
%
tra
1
Em có thích tập TDGG

195
193
98,9
2
1,1
trên nền nhạc không?
2
Em có hiểu tác dụng của
tập TDGG khi có nhạc
195
190
97,4
5
2,6
đối với cơ thể không?
3
Em có thấy thoải mãi, thư
giãn khi tập TDGG trên
195
195
100
0
0
nền nhạc không?
Tổng số
585
578
98,8
7
1,2

- Từ kết quả điều tra ở bảng 2 thu được là :

11


Tổng số 3 lần phát phiếu điều tra mức độ hứng thú với tập TDGG là 585
phiếu trong đó phiếu trả lời có là 578 phiếu đạt 98,8% còn số phiếu trả lời không
là 7 phiếu đạt 1,2%
-So sánh kết quả điều tra ở bảng 1 và bảng 2 bảng tôi có một số nhận xét
sau:
+ Mức độ hứng thú ở bảng 1 là 245 phiếu đạt 42,6%
+ Mức độ hứng thú ở bảng 2 là 578 phiếu đạt 98,8%
Điều đó chứng tỏ mức độ hứng thú tập luyện thể dục giữa giờ với nhạc ở
bảng 2 lớn hơn bảng 1 và sự khác biệt là có ý nghĩa.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
- Sau một thời gian thực hiện, qua từng bước hướng dẫn cho các em tôi
thấy các em rất phấn khởi. Từ những bài hát quen thuộc hấp dẫn các em, tạo cho
các em sự ham thích, tích cực tham gia tập luyện.
- Từ những giai điệu của bài hát, kết hợp với những động tác nhịp nhàng
của các em, dần dần tạo nên những buổi tập thể dục rất sinh động và nhộn nhịp.
- Qua một năm triển khai và thực hiện bài thể dục giữa giờ trên nền nhạc,
đến nay các em đã quen và tạo thành nề nếp của trường. Sau Tiếng trống ra chơi
là nhạc dạo của bài hát “khỏe vì nước” bắt đầu báo hiệu cho các em học sinh
biết nhanh chóng , khẩn trương xuống tập trung để đứng vào vị trí của mình theo
đơn vị lớp cho kịp với bài nhạc và cùng các bạn tập TDGG.
- Do quy định sau 2 phút nhạc dạo mà em nào chưa đứng vào vị trí của
mình (tức là ra muộn) thì bị giáo viên trực và giáo viên bộ môn thể dục ghi lại
rồi trừ điểm thi đua của lớp. Nên đội hình được tập trung rất là nhanh gọn và
nghiêm túc.
- Với sự nhiệt tình tham gia, sẵn sàng tập luyện của các em cho tôi thấy

được bài TDGG trên nền nhạc đã đem lại cho các em sự thích thú, thể hiện một
tinh thần thoải sảng khoái, hăng say. Do đó xua tan đi những mệt mỏi, căng
thẳng ở những tiết học vừa qua và chuẩn bị tốt cho những tiết học còn lại sau
giờ ra chơi.
- Mặc dù sân trường chật khó khăn cho việc bố trí đội hình khi tập luyện
nhưng do được tổ chức chặt chẽ, khoa học nên đến nay hoạt động TDGG của
nhà trường đã đi vào ổn định, có nề nếp. Chỉ mất có 5 phút đồng hồ vừa tập
trung vừa thực hiện được toàn bài TDGG 8 động tác.Nhưng các em lại thực hiện
đều và đẹp.
- Điều đó được thể hiện qua màn đồng diễn TDGG của 195 em học sinh
toàn trường hôm 26/3 vừa qua (khi tổ chức cho các em tập đồng diễn màn
TDGG tôi có cho các em cầm thêm đôi cung bông). Qua đó, cũng là dịp để các
em báo cáo kết quả tập luyện hoạt động TDGG sau một thời gian tập luyện.

12


Hình ảnh học sinh toàn trường bắt đầu thực hiện màn đồng diễn TDGG
nhân kỷ niệm 26/3 vừa qua.

- Chất lượng tập luyện của bài TDGG cũng được tăng lên rõ rệt, điều đó
được biểu hiện thông qua việc thực hiện từng động tác của học sinh qua các buổi
tập và qua kết quả kiểm tra của giáo viên thể dục. Đồng thời tạo được không khí
thi đua sôi nổi trong toàn trường về hoạt động thể dục giưã giờ ở các khối lớp.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra TDGG của học sinh toàn trường
STT

Lớp

Sĩ số


1
2
3
4
5
6
7
Tổng

6
7a
7b
8a
8b
9a
9b

45
29
22
25
22
30
22
195

Loại đạt
Số lượng
%

43
96%
29
100%
21
95%
25
100%
21
95%
30
100%
22
100%
191
98%

Loại chưa đạt
Số lượng
%
2
4%
0
0
1
5%
0
0
1
5%

0
0
0
0
4
2%

3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận:

13


Qua việc tìm hiểu để soạn bài, chọn nhạc và tập luyện bài TDGG cho các
em trên nền nhạc, bản thân tôi nhận thấy:
- Hoạt động tập thể dục giữa giờ trên nền nhạc là rất cần thiết cho HS ở tất
cả các trường học, không những rèn luyện sức khỏe mà còn giúp học sinh giải
trí, thư giãn đầu óc sau những giờ học mệt mỏi căng thẳng. Bởi nó là một hoạt
động có sự phối hợp giữa âm nhạc và thể chất nên nó thu hút được học sinh
tham gia một cách tích cực.
- Qua việc tổ chức cho các em thực hiện, tôi thấy học sinh trường THCS
Nga Yên rất hào hào hứng để tập luyện TDGG , đa số các em đã hiểu được ý
nghĩa tác dụng của TD giữa giờ, giúp các em rèn luyện khỏe mạnh, tăng cường
thể lực, phát triển toàn diện.Chỉ sau 5 phút của bài thể dục giữa giờ, các em đã
lấy lại được tinh thần sảng khoái sau những tiết học căng thẳng.
- Để có được kết quả đó thì ngoài sự cố gắng tìm tòi, nỗ lực của bản thân
tôi còn có sự ủng hộ và tạo điều kiện tốt của ban giám hiệu nhà trường; của chi
đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp đôn đốc , quản lý học sinh.
- Ngoài ra, còn có sự nhiệt tình và ý thức tập luyện của các em học sinh
trong toàn trường.

- Phát huy kết quả đạt được, Trường THCS Nga Yên tiếp tục đẩy mạnh hơn
nữa các phong trào hoạt động nói chung và hoạt động TDGG nói riêng. Đặc biệt
chú trọng đến việc rèn Đức -Trí -Thể - Mỹ để các em được học tập, vui chơi và
phát triển toàn diện.
Đề tài này tôi đã ứng dụng ở trường THCS Nga Yên thành công nên tôi
thiết nghĩ đề tài này có thể vận dụng vào ở các trường THCS khác. Miễn sao
người trực tiếp hướng dẫn, phụ trách hoạt động TDGG phải luôn luôn tìm tòi
những cái mới, đầu tư thời gian tìm tòi nhạc nền phù hợp và kết hợp với soạn
bài tập TDGG với những động tác mới để không gây nhàm chán cho các em học
sinh. Từ đó sẽ thu hút được các em học sinh tham gia tích cực và chất lượng của
hoạt động TDGG cũng sẽ được nâng lên rõ rệt.
3.2. Kiến nghị:
Từ nhũng kết luận trên của tôi đi đến một số kiến nghị sau:
- Các trường phổ thông cần coi trọng hơn công tác giáo dục thể chất cho
các em học sinh nói chung và nói đến TD giữa giờ nói riêng. Đặc biệt là triển
khai việc tập bài TDGG trên nền nhạc của những bài hát mà có nội dung giáo
dục thể hệ trẻ biết yêu quê hương ,đất nước.
- Các nhà trường cần có biện pháp giáo dục cho các em học sinh và giáo
viên hiểu được tác dụng của TD giữa giờ đối với cơ thể. Để từ đó các em xác
định được động cơ cũng như mục đích tập luyện.

14


- Cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho đội ngũ những người làm
công tác hoạt động ngoại khóa nói chung và TDGG nói riêng để trao dồi và học
hỏi kinh nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động.
- Cần phải tổ chức thi đồng diễn TDGG ở các khối lớp trong trường để tạo
động lực thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực tham gia tập luyện.
- Những người phụ trách công tác giáo dục thể chất của nhà trường thường

xuyên tìm tòi, đổi mới nội dung và hình thức tổ chức thì mới thu hút được đông
đảo các em học sinh tham gia.
- Sau thời gian tham gia hoạt động TDGG để các em có tinh thần sảng
khoái bước vào các giờ học các bộ môn khác tốt hơn và tạo được hứng thú hơn
cho học sinh học tập thì người giáo viên cần phải xây phương pháp dạy học phù
hợp cho học sinh, tạo được sự hứng thú cho học.Muốn vậy người giáo viên phải
tâm huyết với công việc của mình, có sự đầu tư tốt vào công việc được giao.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về vấn đề tập luyện TDGG của học
sinh trường THCS Nga Yên nói riêng và của huyện nhà nói chung.
Với mong muốn là sáng kiến sẽ được ứng dụng phổ biến trong các nhà
trường để nâng cao hiệu quả tập TDGG ở tất cả các trường trong toàn huyện
Nga Sơn. Là một giáo viên đang tham gia trực tiếp giảng dạy TD và làm công
tác tổng phụ trách tại trường nên những gì tôi trình bày nó mang tính thực tế, đó
là những ý kiến riêng của bản thân tôi.
Vậy tôi luôn hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến , bàn bạc thảo luận của
các đồng chí đã có bề dày kinh nghiệm để chúng ta cùng nhau làm tốt nhiệm vụ
giáo dục thể chất trong các nhà trường mà đã được Đảng và nhà nước giao cho.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Nga Yên, ngày 8 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết

Trịnh Thị Hiền

15



Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học- Trường cao đẳng thể dục trung
ương 1
2. Giáo trình nghiên cứu phương pháp khoa học TDTT- Nhà xuất bản
TDTT
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo- Nhà
xuất bản TDTT
4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS- nhà xuất bản
giáo dục
5. Giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy TDTT- nhà xuất bản giáo
dục
6. Thông tin qua mạng Internet.

16


MỤC LỤC
Trang

1. Mở đầu

1

1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.............................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..........................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............4

2.3 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề...................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....................................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục .....12
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................................13
3.1 Kết luận................................................................................................14
3.2 Kiến nghị.............................................................................................15
Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 16

17



×