Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU

CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

HÀ NỘI-2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU

CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN – THƢ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Phan Tân


HÀ NỘI-2015

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 9
2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................13
4. Giả thiết nghiên cứu ......................................................................................13
5. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................14
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................14
7. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................15
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .....................................................16
9. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................16
NỘI DUNG ......................................................................................................... ..18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ WEB VÀ CỔNG THÔNG

TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI………………………………………………………….................…………..18
1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ web và cổng thông tin thư viện ................... .18
1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ web ........................................................ .18
1.1.2. Cơ sở lý luận về cổng thông tin ......................................................... .22
1.1.3. Cơ sở lý luận về cổng thông tin thư viện ............................................ 31
1.2. Thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trước yêu cầu xây
dựng cổng thông tin ........................................................................................ 35
1.2.1. Khái quát về các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội..............35
1.2.2. Quá trình tin học hóa và yêu cầu xây dựng cổng thông tin ................ ..45
1.3. Vai trò của cổng thông tin đối với các thư viện trường đại học trên địa bàn
Hà Nội ............................................................................................................. 52

4


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .............................................. ..54
2.1. Thực trạng cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà
Nội…………………………………………………………….……………...…54
2.1.1. Quá trình xây dựng cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại học Quốc
gia Hà Nội …………………………………………………………………....54
2.1.2. Khai thác cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà
Nội ............................................................................................................. ..66
2.2. Thực trạng cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách
Khoa Hà Nội.................................................................................................... 91
2.2.1. Quá trình xây dựng cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu ........ 92
2.2.2. Khai thác cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu ..................... 103
2.3. Thực trạng cổng thông tin của Thư viện Đại học Ngoại Thương ......... 117
2.3.1. Quá trình xây dựng cổng thông tin của Thư viện Đại học Ngoại thương

................................................................................................................... 117
2.3.2. Khai thác cổng thông tin của Thư viện Đại học Ngoại thương .......... 121
2.4. Đánh giá về hiệu quả hoạt động của cổng thông tin các thư viện trường
đại học trên địa bàn Hà Nội .......................................................................... 129
2.4.1. Về giao diện cổng thông tin .............................................................. 129
2.4.2. Về nội dung cổng thông tin .............................................................. 131
2.4.3. Về kỹ thuật và công nghệ của cổng thông tin .................................... 134
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỔNG THÔNG TIN CÁC THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .............................................................. ..134
3.1. Giải pháp……………………………………………………………….134
3.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển cổng thông tin của thư viện ................ 134
3.1.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của giao diện cổng thông
tin…………………………………………….. ……………….……….…...…137

5


3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách hoàn thiện và phát triển
cổng thông tin …………………………………………….. ………………...141
3.1.4. Tăng cường số lượng và chất lượng nội dung thông tin trên cổng thông
tin…………………………………………….. ……………….……….…...…144
3.1.5. Tăng cường đầu tư kinh phí nhằm hoàn thiện và phát triển cổng thông
tin …………………………………………….. ……………….……...........…147
3.1.6. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo người dùng tin và quảng bá cổng thông tin
thư viện…………………………………………….. ……………….……...…152
3.2. Kiến nghị……………………………………….............……...................….157
3.2.1 Đối với thƣ viện các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội…………....…157
3.2.2. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo và Vụ Thƣ viện………………......……158
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 160
PHỤ LỤC

6


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nghĩa của từ

Từ viết tắt

Từ viết tắt Tiếng Việt
1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

CTT


Cổng thông tin

4

ĐH

Đại học

5

ĐHBK

Đại học Bách Khoa

6

ĐHNT

Đại học Ngoại thương

7

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

8

NCT


Nhu cầu tin

9

NDT

Người dùng tin

10

TT-TV

Thông tin – Thư viện
Từ viết tắt Tiếng Anh

11

12

CMS
HTML

Content Management System
Hệ thống quản trị nội dung
Hypertext Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

13


HTTP

14

OPAC

15

TCP/IP

Hypertext Transfer Protocol
Giao thức truyền tải siêu văn bản
Online public access catalog
Mục lục truy cập công cộng trực tuyến
Transmission Control Protocal/Internet Protocol
Giao thức Điều khiển Giao vận/Giao thức Liên mạng

7


16

URL
WWW

17

Uniform Resource Locator
Tài nguyên thống nhất
World Wide Web

Mạng lưới toàn cầu

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/ HÌNH ẢNH/ BẢNG BIỂU
Tên biểu đồ/hình

STT

Trang

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ
1

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ Mục đích truy cập cổng thông tin của NDT

25

các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội
2

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của NDT về giao diện cổng thông tin TV

84

ĐHQGHN
3

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tìm kiếm của CTT TTTT-TV ĐHQGHN

89


4

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của NDT về giao diện CTT của thư viện

113

Tạ Quang Bửu
5

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tìm kiếm của CTT thư viện Tạ Quang

116

Bửu
6

Biểu đồ 2.5. Đánh giá của NDT về giao diện CTT của thư viện

125

ĐHNT
7

Biểu đồ 2.6. Tốc độ tìm kiếm của CTT thư viện ĐHNT

73

DANH MỤC CÁC HÌNH
8


Hình 1.1. Giao diện cổng thông tin Yahoo

25

9

Hình 1.2. Giao diện Trung tâm quản lý nguồn nhân lực

26

10

Hình 1.3. Giao diện cổng thông tin Ebay

27

8


11

Hình 1.4. Giao diện cổng thông tin Sap Tech Ed & d-code

27

12

Hình 2.1. Giao diện cổng thông tin của Trung tâm TTTV -

58


ĐHQGHN
13

Hình 2.2. Giao diện tra cứu mục lục của TT TT-TVĐHQGHN

70

14

Hình 2.3. Giao diện kết quả tra cứu trên mục lục của TT TT-TV

71

ĐHQGHN
15

Hình 2.4. Giao diện tra cứu Tài nguyên số nội sinh của TT TT-

72

TV ĐHQGHN
16

Hình 2.5. Giao diện kết quả tra cứu Tài nguyên số nội sinh của

72

TT TT-TV ĐHQGHN
17


Hình 2.6. Giao diện tra cứu trong Thư viện số toàn văn của TT

73

TT-TV ĐHQGHN
18

Hình 2.7. Giao diện tra cứu CSDL tài nguyên địa chất Việt Nam

73

của TT TT-TV ĐHQGHN
19

Hình 2.8. Giao diện tra cứu Danh mục tài liệu nhiệm vụ chiến

74

lược của TT TT-TV ĐHQGHN
20

Hình 2.9. Giao diện tra cứu học tập – nghiên cứu theo chủ đề của

75

TT TT-TV ĐHQGHN
21

Hình 2.10. Giao diện tra cứu CSDL MAthaSciNet Online


78

Journal của TT TT-TV ĐHQGHN
22

Hình 2.11. Giao diện tra cứu CSDL E-Journal Deutsch als

78

Fremdsprache (ULIS) của TT TT-T ĐHQGHN
23

Hình 2.12. Kết quả tra cứu CSDL E-Journal Deutsch als

79

Fremdsprache (ULIS) của TT TT-TV ĐHQGHN
24

Hình 2.13. Giao diện tra cứu CSDL Springer - Ebook



79

Hình 2.14. Giao diện Chat trực tuyến của Trung tâm TT-TV

80


EJournal của TT TT-TV ĐHQGHN
25

ĐHQGHN

9


26

Hình 2.15. Dịch vụ hỗ trợ bạn đọc trực tuyến trên CTT của TT

81

TT-TV ĐHQGHN
27

Hình 2.16. Giao diện trả lời thư điện tử của Trung tâm TT-TV

82

ĐHQGHN
28

Hình 2.17 Trợ giúp từ cán bộ Thư viện trên CTT của TT TTTV

83

– ĐHQGHN
29


Hình 2.18. Giao diện cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu

98

30

Hình 2.19. Giao diện tra cứu OPAC trên CTT thư viện Tạ Quang

105

Bửu
31

Hình 2.20. Giao diện kết quả tìm kiếm OPAC trên CTT thư viện

106

Tạ Quang Bửu
32

Hình 2.21. Giao diện tìm kiếm cơ bản trong CSDL ProQuest

107

Central của Thư viện Tạ Quang Bửu
33

Hình 2.22. Giao diện tìm kiếm nâng cao trong CSDL ProQuest


107

Central của Thư viện Tạ Quang Bửu
34

Hình 2.23. Kết quả tìm tin trên CSDL ProQuest Central của Thư

108

viện Tạ Quang Bửu
35

Hình 2.24. Giao diện câu hỏi gửi về thư điện tử của NDT Thư

110

viện Tạ Quang Bửu
36

Hình 2.25. Số lượng truy cập thông tin hướng dẫn sử dụng thư

111

viện Tạ Quang Bửu
37

Hình 2.26. Giao diện CTT của Thư viện trường ĐHNT

119


38

Hình 2.27. Giao diện tìm kiếm tài liệu trên CTT thư viện trường

122

ĐHNT
39

Hình 2.28. Giao diện kết quả tra cứu tài liệu trên CTT thư viện

123

trường ĐHNT
40

Hình 2.29. Giao diện tìm kiếm toàn văn của CTT thư viện
ĐHNT

10

123


41

Hình 2.30. Giao diện tra cứu CSDL tạp chí điện tử Taylor &

124


Francis của thư viện ĐHNT
42

Hình 2.31. Lượt xem Tài liệu số trên CTT thư viện trường

128

ĐHNT

DANH MỤC CÁC BẢNG
43

Bảng 2.1. Đánh giá của NDT về mức độ cần thiết của các nhóm

85

thông tin trên CTT Trung tâm TTTV-DHQGHN
44

Bảng 2.2. Đánh giá của NDT về nội dung thông tin trên CTT

86

ĐHGQHN
45

Bảng 2.3. Bảng thống kê lượt truy cập mục “Trợ giúp” của CTT

103


Thư việnTạ Quang Bửu
46

Bảng 2.4. Đánh giá của NDT về mức độ cần thiết của các nhóm

114

thông tin trên CTT thư viện Tạ Quang Bửu
47

Bảng 2.5. Đánh giá của NDT về nội dung thông tin trên CTT TV

115

Tạ Quang Bửu
48

Bảng 2.6. Đánh giá của NDT về mức độ cần thiết của các nhóm

126

thông tin trên CTT thư viện ĐHNT
49

Bảng 2.7. Đánh giá của NDT về nội dung thông tin trên CTT
ĐHNT

11

127



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin và truyền thông, đặc biệt là sự phát triển không ngừng của công nghệ web
đã tạo ra cơ hội mà còn là những thách thức đối với các thư viện Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế. Với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, sự nghiệp thư viện Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đó khẳng định vị thế và vai trò trong sự
nghiệp thông tin thư viện trong nước và ngoài nước.
Trong lĩnh vực thông tin thư viện, các nhà làm công tác thư viện trên thế giới
đã chính thức đặt chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ 20 với các ngân hàng dữ liệu khổng lồ của Dialog, Pascal… Còn ở Việt
Nam, sau năm 1997, với việc đưa Internet vào ứng dụng bắt đầu áp dụng công nghệ
thông tin (CNTT) vào các hoạt động nghiệp vụ.
CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm đã có những bước tiến dài, tạo nên
những chuẩn mực cho sự phát triển các ứng dụng kiến trúc đa tầng, đa chức năng.
Một trong những chuẩn mực hàng đầu đã và đang được hình thành, được áp dụng ở
nhiều nơi, là nền tảng cầu trúc cổng thông tin (CTT). CTT thư viện xây dựng trên nền
tảng CTT chuẩn có khả năng tích hợp các ứng dụng khác nhau, các CSDL khác nhau
giúp cộng đồng khái thác hiệu quả các dịch vụ của thư viện cũng như những dữ liệu
số hóa hay tài liệu điện tử. CTT thư viện cung cấp đến cho người dùng khả năng
tương tác với hệ thống ở mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet/ Intranet.
Nắm bắt được lợi ích to lớn của CTT thư viện mang lại nhằm phục vụ mục
đích quản lý thư viện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu dùng tin ngày càng đa dạng và
phong phú của người dùng tin, đồng thời là một kênh quảng bá hiệu quả hình ảnh thư
viện, các thư viện trường đại học cả nước nói chung và các thư viện trường đại học
trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã triển khai và đưa vào hoạt động CTT thư viện với
tính năng đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho một hệ thống thông tin thư viện hiện đại,
sử dụng công nghệ tiên tiến, chuẩn hóa, an toàn, chính xác, thao tác nhanh trong kết

nối với các hệ thống đang và sẽ có trong tương lai. CTT rút ngắn khoảng cách giữa

12


thư viện với bạn đọc. Có thể nói rằng CTT là một kênh thông tin quan trọng của các
thư viện trong thời đại Internet và số hóa.
Thêm vào đó, CTT sẽ giúp đơn vị chủ quản sẽ cung cấp tới NDT một kênh
thông tin chính thống và chuyên nghiệp nhất bởi hiện tại các thư viện sử dụng rất
nhiều các kênh thông tin khác nhau như: Blog, Website, Facebook, các kênh truyền
thông nội bộ và trên thực tế, đây chỉ là những kênh thông tin hỗ trợ cho hoạt động thư
viện.
Nhằm nâng cao hiệu quả của CTT thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội
phải được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá thực trạng CTT thư viện. Trên thực tế,
CTT của các thư viện trường đại học nhìn chung chưa thật sự hấp dẫn, số lượng bạn
đọc truy cập còn hạn chế, đặc biệt việc đánh giá hiệu quả của CTT chưa được chú
trọng và quan tâm đúng mức nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ này để đáp ứng
nhu cầu tin ngày càng phong phú và đa dạng của người dùng tin của từng đơn vị.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Cổng thông tin của các thư viện trường
đại học trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình với mong muốn đánh giá
hiệu quả CTT thư viện của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Từ thực tiễn kết
quả khảo sát đó tôi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của CTT các thư
viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trên thế giới,
Trên thế giới, vấn đề cổng thông tin của các thư viện trường đại học được đề
cập rất nhiều trong các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, tài liệu dạng sách và tạp chí,..
những tài liệu này đề cập đến lý luận cổng thông tin thư viện, phương pháp tạo lập
cổng thông tin thư viện, cổng thông tin của một số thư viện trên thế giới, tiêu biểu là
những tài liệu sau: “Library portals: toward the semantic web” của tác giả Tamar

Sadeh, Walker, Walker, Fenny; “Overview of portals”. Library Technology Reports;
Cordeiro, Maria Ines (2002); Cox, Andrew (2003); Michalak, Sarah C. (2005).
“Portals and libraries”; “Choosing a library portal systems”.The Journal of
Information and Knowledge Management Systems, Vol.33 (1), 2003, Pp.37-41;

13


Konnur, P.V.; Kacherki, Umeshareddy. Koneru, Indira (2004). “Library portal;
effective

Information

communication”,

Knowledge

Organisation

in

Digital

Environment in Libraries: Introspect and prospects, ILA Golden Jubilee Conference,
1-4 Dec 2004, Pp.327-335;

Library Portal: Role of Librarian; Fraze, James p.

(2011); Carden, Mark (2004). “Library portals and enterprise portals: why libraries
need to be at the centre of enterprise portal projects”. Inormation Services, No.24,

2004, Pp.171-177; (2002); (2004). “Libportal project: a survey and review of libraryorientated portals in higher and futher education”. LISU, Loughorough University;
George, C.A. (2008). User-centred library websites: Usability evaluation methods.
Oxford: Chandos Publishing; Jasek, C. ( 2007). How to design library websites to
maximize usability. “Library Connect”; Roslyn R.; “Academic library website design
Principles: development of a checklist”, Australian Academic & Research Libraries.
Bên cạnh những tài liệu, bài viết về cổng thông tin thư viện, còn có những tài liệu
trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị và những tài liệu dạng sách, bài viết đăng trên các tạp
chí chuyên ngành về cổng thông tin thư viện của các trường đại học riêng lẻ hoặc 1
hệ thống thư viện trường đại học của các nước trên thế giới.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam,
Tại Việt Nam, vấn đề về cổng thông tin thư viện đã được một số chuyên gia và
tổ chức nghiên cứu thể hiện trên các sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, hội nghị,
hội thảo và những đề tài luận văn, luận án. Tuy nhiên vấn đề thực trạng cổng thông
tin của các thư viện trường đại học số lượng đề tài nghiên cứu rất ít, đơn cử như sau:
Tài liệu đề cập những lý luận về cổng thông tin, một số tài liệu này đưa ra những
khái niệm cổng thông tin, phân loại cổng thông tin, một số quy định xây dựng và khai
thác cổng thông tin, tiêu biểu là tài liệu“Hướng dẫn xây dựng lộ trình cung cấp dịch
vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan nhà nước” do Bộ Thông tin Truyền thông Chính phủ ban hành; tài liệu của Bộ
Thông tin và truyền thông “Nghị định quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
nhà nước” (43/2011/NĐ-CP). Bên cạnh đó có một số tài liệu đưa ra những tiêu chí

14


đánh giá cổng thông tin, tiêu biểu là tài liệu của Bộ Thông tin Truyền thông. “Hướng
dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước”.
(Kèm theo công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và
Truyền thông). Tài liệu này đưa ra những tiêu chí đánh giá cũng như phương pháp

đánh giá dành cho mỗi tiêu chí riêng biệt đối với cổng thông tin điện tử của các cơ
quan nhà nước. Chúng tôi sử dụng tài liệu này để làm căn cứ đánh giá thực trạng
cổng thông tin thư viện, tuy nhiên có sự kết hợp với những tính chất đặc thù của
ngành thư viện.
Tài liệu về thực trạng cổng thông tin thư viện trường đại học,
Một số tài liệu và bài viết nghiên cứu cổng thông tin của thư viện trường đại học, tiêu
biểu là bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Thị Thu Hà về “Cổng thông
tin thư viện đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM” được công bố vào Tháng 01. Năm
2006 trên Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin. Hoặc công trình nghiên cứu của
Phòng Công tác Kỹ thuật – Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM về “Sử dụng
công nghệ mới để phát triển dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập
và giảng dạy – Kinh nghiệm từ thư viện đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí
Minh” được công bố vào Tháng 8. Năm 2006 trên Bản tin Thư viện – Công nghệ
thông tin.
Ngoài ra, có nhiều tài liệu đề cập đến website thư viện,
Công trình “Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học trên địa bàn TP.
HCM” của tác giả Ninh Thị Kim Thoa được đăng tải năm 2010 trên Tạp chí Thư viện
Việt Nam.đưa ra thực trạng về mặt nội dung của websie thư viện.
Về đánh giá website thư viện, có hai công trình tiêu biếu là công trình đưa ra
những tiêu chí đánh giá website cơ bản và những phương pháp đánh giá hữu ích,
trong đó có đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp đánh giá
cổng thông tin, đó là công trình của tác giả Ngô Thanh Thảo “Đánh giá website thư
viện” được đăng trên năm 2012 trên Tạp chí Thư viện Việt Nam; công trình nghiên
cứu của ThS. Đỗ Văn Hùng và ThS. Nguyễn Văn Chương “Đánh giá website thư viện
và triết lý lấy bạn đọc làm trung tâm” được đăng tải trên Tạp chí thông tin và Tư liệu,

15


Số 6, Năm 2014. Bên cạnh đó, tài liệu “Đánh giá Trang thông tin điện tử trên mạng

Internet của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ” của Bộ KH&CN công
bố, Quyết định số 2444 /QĐ-BKHCN ngày05 /11/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ đề cập phương pháp đánh giá trang thông tin điện tử trên mạng Internet
nói chung như đánh giá về giao diện, nội dung, vấn đề kỹ thuật và công nghệ của
trang thông tin điện tử.
Một khía cạnh khác được đề cập nhiều đó là vấn đề kỹ thuật và công nghệ xây
dựng cổng thông tin, tác giả Ngô Thanh Thảo với công trình nghiên cứu về “Ứng
dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho trang web thư viện” được đăng tải năm 2013
trên Tạp chí Thư viện Việt Nam; ThS. Phạm Tiến Toàn với công trình nghiên cứu
“Ứng dụng công nghệ web 2.0 trong hoạt động thông tin – thư viện nhu cầu tất yếu
đối với các cơ quan thư viện Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển”; hay
công trình “Mô hình ứng dụng web 2.0 cho Trung tâm Thông tin – Thư viện trường
Đại học” của tác giả Hoàng Thị Thu Hương và tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa đăng
tải năm 2011 trên Tạp chí Thư viện Việt Nam.
Những bài viết, tài liệu trên đây chỉ đánh giá chung về cổng thông tin thư viện nói
chung, nhưng chưa đánh giá cổng thông tin giới hạn tại các thư viện trường đại học
trên địa bàn Hà Nội. Như vậy đề tài nghiên cứu “Cổng thông tin của các thư viện
trường đại học trên địa bàn Hà Nội” là hoàn toàn mới chưa có một đề tài nghiên cứu
nào được triển khai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cổng thông tin thư viện và khảo sát thực trạng
cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đề tài đánh giá
hiệu quả của các cổng thông tin của các thư viện trường trường đại học trên địa bàn
Hà Nội. Từ kết quả đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
cổng thông tin các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

16



- Nghiên cứu lý luận về cổng thông tin, và cổng thông tin thư viện các trường đại học
trên địa bàn Hà Nội
- Khảo sát thực trạng cổng thông tin thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
- Nhận xét, đánh giá hiệu quả cổng thông tin thư viện các trường đại học trên địa bàn
Hà Nội
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cổng thông tin thư viện
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
4. Giả thiết nghiên cứu
Nếu cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội được
cải thiện và phát triển thì sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tin ngày càng đa dạng và
phong phú của người dùng tin và khẳng định vị trí, vai trò của thư viện trường đại
học nói riêng và thư viện trên cả nước nói chung.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cổng thông tin của các thư viện trường đại học
trên địa bàn Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu không gian tại các thư
viện trường đại học đã xây dựng cổng thông tin trên địa bàn Hà Nội sau đây:
+ Cổng thông tin của trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Cổng thông tin của thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Cổng thông tin của thư viện Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Tiêu chí lựa chọn cổng thông tin dựa trên quy mô và ngành đào tạo của trường
đại học, 03 trường đại học trên là 03 trường đại học có quy mô lớn trên địa bàn Hà
Nội và đồng thời là những đơn vị tiêu biểu đại diện cho những chuyên ngành đào
tạo khác nhau:
+ Đại học Bách Khoa đại diện đơn vị đào tạo chuyên ngành khối Kỹ thuật
+ Đại học Ngoại thương đại diện đơn vị đào tạo chuyên ngành khối Kinh tế


17


+ Đại học Quốc gia Hà Nội đại diện đơn vị đào tạo tổng hợp các chuyên ngành
Khoa học tự nhiên – y dược, Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ, Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Khoa học liên ngành
- Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay - năm tác giả tiến hành điều tra,
khảo sát thực tế và phát bảng hỏi
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử khi xem xét nghiên cứu thực trạng về cổng thông tin
của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội theo nguyên tắc khách quan, toàn
diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn. Bên cạnh đó luận văn cũng dựa trên các
quan điểm của Đảng và Nhà nước về thư viện và công tác thư viện.
7.2. Phương pháp cụ thể
Bên cạnh phương pháp luận, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
* Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: tìm kiếm, sưu tập và đọc các tài liệu
liên quan đến công nghệ web, cổng thông tin, cổng thông tin thư viện, quá trình tin
học hóa thư viện, dịch vụ thư viện trực tuyến, phần mềm thư viện, thư viện điện tử,
thư viện số.
* Phương pháp quan sát và điều tra thực tế: khảo sát, thu thập dữ liệu và theo dõi
trực tiếp quá trình xây dựng và khai thác cổng thông tin của các thư viện trường đại
học trên địa bàn Hà Nội.
* Phưong pháp phỏng vấn, trao đổi: đối thoại trực tiếp với cán bộ thư viện và một số
sinh viên có mặt tại thư viện về việc khai thác cổng thông tin thư viện của một số thư
viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội, những ưu điểm, hạn chế của cổng thông tin
thư viện; Trao đổi gián tiếp với cán bộ thư viện thông qua email, điện thoại khi cần
các số liệu cũng như ý kiến chủ quan của từng người về hiệu quả ứng dụng cổng

thông tin thư viện.

18


* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phát bảng hỏi cho 2 đối tượng chính là cán
bộ thư viện và sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội để thu thập những ý
kiến cá nhân của người dùng tin. Từ đó tổng hợp được những thông tin phản hồi có
tính trung thực cao.
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
8.1. Về mặt khoa học:
Luận văn góp phần hoàn thiện lí luận về cổng thông tin của thư viện nói chung
và thư viện trường đại học nói riêng.
8.2. Về mặt ứng dụng:
Kết quả khảo sát thực trạng và các giải pháp phát triển cổng thông tin thư viện các
trường đại học sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển cổng thông tin thư viện
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, luận văn là nguồn tài liệu tham
khảo cho những thư viện trường đại học nhằm xây dựng, hoàn thiện và phát triển
cổng thông tin thư viện.
9. Kết quả nghiên cứu
Công trình nghiên cứu của tác giả được trình bày từ 100 đến 150 trang khổ giấy
A4, ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận
văn có bố cục gồm 3 chương:
 Chương 1. Cơ sở lý luận về công nghệ web và cổng thông tin của các thư viện
trường đại học trên địa bàn Hà Nội
Trong chương này, tác giả phân tích các nội hàm khái niệm liên quan đến cổng
thông tin thư viện, khái quát về những đặc điểm chung và nhu cầu khai thác cổng
thông tin của người dùng tin các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội
 Chương 2. Thực trạng cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa
bàn Hà Nội

Trong chương này, tác giả nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng xây dựng và khai
thác cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Với mỗi nội
dung trên tác giả đưa ra những đánh giả khách quan dựa trên những phân tích, so
sánh và trao đổi với các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu.

19


 Chương 3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của cổng
thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội
Trong chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai
thác cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội phù hợp với
đặc thù của thư viện cũng như mô hình đào tạo của các thư viện trên.

20


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ web và cổng thông tin thƣ viện
1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ web
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ web
Khái niệm công nghệ Web theo Wikipedia như sau: “World Wide Web gọi tắt là
Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là không gian thông tin toàn cầu mà mọi người
có thể truy cập (đọc và viết) thông qua các máy nối với mạng Internet” [37]. Khái
niệm này đề cập đến tính chất kết nối ưu việt, giữa mạng máy tính và NDT là truy
cập mọi lúc mọi nơi không phụ thuộc không gian và thời gian.
Theo từ điển Internet của nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2004 web là “từ
chung để chỉ hàng triệu website sử dụng giao thức truyền siêu văn bản (hypertext

transfer protocol) và được đăng trên Internet. Nó được gọi là web vì tính phức tạp
của các liên kết giũa các site. Bằng cách nhấp vào siêu liên kết (hyperlink) được
nhúng trong các trang web, người dùng có thể di chuyển từ trang này đến trang khác,
từ site này đến site khác một cách dễ dàng. Người dùng có thể truy cập vào các
website và di chuyển (navigate) trong WWW thông qua các trình duyệt (browser);
trình duyệt cho phép kết nhập các hiệu ứng đa phương tiện (mutimedia) vào các
trang web” [26, tr.493]. WWW chính là trung tâm của Internet và là phần dễ thấy
nhất, mặc dù Internet còn có email, nhóm tin (newsgroup), chat room và usernet.
Nhiều người thường lẫn lộn Internet với WWW. Khái niệm này đề cập nhiều hơn đến
khía cạnh cách thức tiếp cận của NDT với mạng máy tính
Theo PGS.TS. Đoàn Phan Tân khái niệm công nghệ Web được đề cập trong cuốn
“Tin học Tư liệu” thì “Web là dịch vụ tìm kiếm thông tin hàng đầu trên Internet. nó
cho phép người dùng sử dụng tiếp cận một mảng tài liệu rộng lớn chúng kết nối với
nhau bằng các điểm kết nối siêu văn bản (Hypertext links points”) [8, tr.7-8]. Khái
niệm này nhấn mạnh vai trò của Web là “dịch vụ tìm kiếm thông tin hàng đầu trên
Internet” – đúng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dung.

21


Cũng theo tài liệu “Tin học Tư liệu” PGS. TS. Đoàn Phan Tân “Web hoạt động
trong chế độ khách - chủ (Client/Server) của Internet. Các trang Web được đặt trên
máy chủ Web (Web Server) và có thể được truy cập qua mạng Internet nhờ chương
trình máy khách, thông qua các phương thức truyền thông siêu văn bản (HyperText
Transfer Protocol - HTTP). Thông thường người ta dùng ngôn ngữ đánh dấu mở
rộng XML (eXtensible Markup Language) để tạo ra cấu trúc, lưu trữ và tổ chức dữ
liệu; Các tài liệu siêu văn bản được viết bởi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
(Hypertext Markup Language - HTML) được gán cho địa chỉ nguồn tin URL
(Uniform Resource Locator) [8, tr.17].
Tài liệu siêu văn bản được viết bởi ngôn ngữ HTML để hiển thị dữ liệu trong trình

duyệt Web, hay nói một cách khác chúng ta sử dụng HTML để tạo ra trang Web. Ví
dụ bạn muốn tạo ra một dòng cho tên sách “Cơ sở khoa học thông tin và thư viện”
với chữ cỡ lớn và nằm ngay giữa trang giấy thì bạn dùng HTML để thể hiện như sau:
<HTML>

<HEAD>

<TITLE>Giáo

trình</TITLE>

<CENTER> <H1> Cơ sở khoa học thông tin và thư viện

</HEAD>
</H1>

<BODY>

</CENTER>

</BODY> </HTML>
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn
bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng
một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản.
Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử
dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là URL (Uniform Resource
Locator), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ chứa trang
web (web server) và hiển thị trên trình duyệt của người xem. Người dùng có thể theo
các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác
hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động

truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web. Quá trình này cho phép
người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính

22


xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo. WWW được coi là một trong
những phát minh quan trọng của nhân loại.
1.1.1.2. Khái quát lịch sử ra đời của công nghệ web
Theo thông tin trong cuốn “Tin học tư liệu”, PGS.TS. Đoàn Phan Tân đưa ra
những thông tin cơ bản về lịch sử ra đời của công nghệ web như sau. Internet ra đời
từ thập niên 1970 nhưng mãi đến khi công nghệ Web ra đời vào năm 1991 đã tạo
nên một cuộc bùng nổ sử dụng, Internet mới thực sự phổ biến đến hang cùng ngỏ
hẻm và có diện mạo như ngày hôm nay. Lợi ích của máy tính tăng lên rất nhiều khi
chúng có kết nối với các máy tính khác để chia sẻ thông tin và xử lý chúng. Từ đó
xuất hiện các mạng cục bộ, mạng diện rộng, đặc biệt là liên mạng thông tin toàn cầu
Internet. Mà cơ sở công nghệ của Internet là giao thức truyền thông TCP/IP
(Transmission Control Protocal/Internet Protocol) và Worl Wide Web (WWW).
Trong đó TCP/IP là chuẩn truyền thông của toàn mạng Inernet, có thể coi là “ngôn
ngữ” để các máy tính nói chuyện với nhau được Robert Kahn đề xuất vào năm
1974.
World Wide Web, gọi tắt là Web, bắt đầu phát triển từ những năm 1989 bởi nhà
vật lý học và khoa học máy tính người Tim Berners – Lee và các cộng sự ở CERN
(European Oganization for Nuclear Research) đây là một tổ chức khoa học quốc tế
có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. Họ tạo ra những phương thức truyền thông siêu văn
bản Hyper Text Transfer Protocal – HTTP - tiền đề cho sự ra đời của World Wide
Web, chuẩn hóa sự truyền thông trong server và clients. Netscape Communications
Corporation là công ty đầu tiên đã phát minh chương trình khai thác web, gọi là
web browser và thương mại hóa công nghệ này. Ngày 13/3 cách đây 25 năm đánh
dấu sự xuất hiện của World Wide Web (WWW), mở đường cho sự bùng nổ và phát

triển cho Internet của ngày hôm nay.
Theo tài liệu “Ứng dụng công nghệ Web phát triển dịch vụ thông tin” cho rằng
“công nghệ web phát triển không ngừng và có những đột phá theo nhiều hướng.
Đầu tiên là thế hệ Web 1.0 (1990 - 2000) kết nối người dùng với nội dung thông tin,

23


hướng thông tin một chiều. Tiếp đến, thế hệ Web 2.0 (2000 - 2010) kết nối với
người để chia sẻ, tạo ra thông tin, hướng con người tương tác thông tin hai chiều
tập, hợp dữ liệu trí tuệ cộng đồng. Thế hệ Web 3.0 (2010-2020) kết nối tri thức
bằng Web ngữ nghĩa, thúc đẩy cộng đồng tạo ra nội dung thông tin, tính siêu liên
kết của mạng thông tin ngày càng chặt chẽ và sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thế giới
internet” [38].
1.1.1.3.

Ý nghĩa, vai trò của công nghệ web

World Wide Web ra đời đã tạo ra những thay đổi lớn theo hai cách khác nhau.
Thứ nhất là biến web trở thành một nơi mà con người dễ dàng cộng tác làm việc
với nhau, thứ hai là biến nội dung một trang web có thể được các loại máy tính dễ
dàng nhận biết và tiếp nhận đề mang thông tin tốt nhất đến cho người dùng. Hiện
nay Web đã và đang được mở rộng tới các dịch vụ di động.
Google Maps với dịch vụ cung cấp bản đồ trực tuyến có thể kết hợp với các
trang web khác hay Flickr dịch vụ cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh và ghi
lời bình với lên các hình ảnh của người khác chính là Google Maps với dịch vụ
cung cấp bản đồ trực tuyến có thể kết hợp với các trang web khác hay Flickr dịch
vụ cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh những ví dụ về phương thức các trang
web có thể kết hợp nội dung từ nhiều nguồn khác nhau.
Phát triển từ năm 2005 đến nay, web 2.0 và ứng dụng của nó đã tạo nên “Hiện

tượng xã hội” như: Blog, Facebook, Flickr, Youtube,… tận dụng những thế mạnh
của công nghệ thông tin nói chung, công nghệ web nói riêng để đổi mới sản
phẩm, dịch vụ - đa dạng phương thức phục vụ đáp ứng nhu cầu người dùng tin,
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tốt nhất thông qua trang web nhằm rút ngắn
thời gian, khoảng cách sản xuất, tổ chức và phân phối thông tin tới người dùng
tin.
Bên cạnh những lợi thế do công nghệ web mang lại, còn tồn tại không ít
những vấn đề cần phải giải quyết như: một số nhà cung cấp dịch vụ Internet đã bắt

24


đầu tiến hành lọc dữ liệu, ưu tiên cho những loại dữ liệu có trả thêm tiền trong khi
công chúng lại cần đến một Internet mở; Nạn spam và nạn lừa đảo phishing, do
vậy các trang web cần phải chỉ rõ hơn cho người dùng liệu họ có được an toàn
hơn. Ngoài ra chúng ta cần phải đấu tranh mạnh hơn nữa với bọn tội phạm
Internet và các hành vi phi cạnh tranh.
1.1.2.

Cơ sở lý luận về cổng thông tin

1.1.2.1.

Khái niệm về cổng thông tin

Cổng thông tin điện tử hay còn gọi là Portal là một thuật ngữ tin học xuất hiện
năm 1998, đây bước phát triển kế tiếp của công nghệ web, một hệ thống định
danh và xác thực người dùng đăng nhập, từ đó cung cấp một giao diện web để
người dùng dễ dàng đăng nhập, khai thác thông tin và dịch vụ. Portal có những
tính năng giúp người quản trị thu thập, quản lý nhiều nguồn thông tin khác nhau,

từ đó phân phối chúng dưới dạng các dịch vụ cho từng người dùng khai thác tùy
thuộc vào nhóm quyền, vào nhu cầu cũng như mục đích của người dùng đó.
Nội hàm khái niệm cổng thông tin còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục bàn
bạc, trao đổi, bởi vậy cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đưa ra được có một
định nghĩa hoàn chỉnh. Sau đây là một số khái niệm về Portal thường được sử
dụng:
Portal được xem như một điểm truy cập tập trung và duy nhất cho người dùng
tìm kiếm thông tin và tác nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng. Portal cũng được
xem là một siêu website, nghĩa là ngoài tập hợp và liên ké thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau mà trước đây nằm rải rác, phân tán khó khai thác; nó còn có khả
năng phân loại và tập hợp thông tin theo chủ để, nhằm làm cho thông tin đó trở
nên có ý nghĩa và dễ khai thác hơn. Vì đầu tiên khái niệm này được dùng để mô tả
các trang web khổng lồ như là Yahoo, AOL,... bởi lẽ có hàng trăm triệu tỉ người
truy cập chúng như là điểm xuất phát cho hành trình "duyệt web" của họ. Portal
phải là một công cụ quản lý quá trình cộng tác đóng góp thông tin vào hệ thống,

25


×