TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ SỐNG
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC HỌC SINH KHỐI THCS
TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
Lĩnh vực: Khoa học xã hội – Hành vi
Người hướng dẫn:
Lê Thị Lệ Thủy
Tác giả:
Nguyễn Tú Linh – Lớp 7A2
Nguyễn Minh Tâm – Lớp 7A2
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết cấu của báo cáo
Chương I - Tổng quan về giáo dục giá trị sống trách nhiệm đối
với việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt đối với trẻ ở độ
tuổi thiếu niên
1. Khái niệm về giá trị sống trách nhiệm
2. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học
cơ sở, đặc biệt giá trị sống trách nhiệm
2.1. Đặc điểm tâm lí tuổi thiếu niên
2.2. Vai trò, mục tiêu và tác động của giáo dục giá trị sống, đặc
biệt là giá trị sống Trách nhiệm
3. Chương trình giáo dục giá trị sống
Chương II - Đánh giá thực trạng nhận thức về giá trị sống trách
nhiệm của các học sinh trung học cơ sở tại Trường THCS và
THPT Nguyễn Tất Thành.
1. Chương trình giáo dục giá trị sống tại Trường THCS và THPT
Nguyễn Tất Thành
2. Kết quả điều tra về nhận thức giá trị sống trách nhiệm tại
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành
2.1. Cách thức điều tra
2.2. Xử lý số liệu
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Giá trị sống trách nhiệm được nhận thức rõ ràng và chính xác
3.2. Trách nhiệm đối với bản thân
3.3. Trách nhiệm đối với học tập và trường học
3.4. Trách nhiệm đối với gia đình và người xung quanh
3.5. Trách nhiệm đối với xã hội
3.6. Hành động thể hiện trách nhiệm
Chương III - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về
giá trị sống trách nhiệm của các học sinh trung học cơ sở tại
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành.
1. Đối với nhà trường và các thầy cô giáo
1.1. Xây dựng và lan tỏa các bài học về trách nhiệm
1.2. Xây dựng các hình mẫu về trách nhiệm
2. Tăng cường trách nhiệm của cha mẹ học sinh và gia đình
3. Suy nghĩ và thực hiện hành động có trách nhiệm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1
1
2
2
3
4
4
6
6
7
10
15
15
15
15
16
16
17
18
20
21
22
23
24
24
25
26
26
31
35
Bảng 1 - Bảng tổng hợp về nhận thức giá trị sống trách nhiệm của học sinh khối
6, 7 và 8
Bảng 2 - Bản tổng hợp kết quả về trách nhiệm đối với bản thân của các học sinh
khối 6, 7 và 8
Bảng 3 - Bảng tổng hợp kết quả về trách nhiệm của học sinh khối 6, 7, 8 đối với
việc học tập và trường học
Bảng 4 - Bảng tổng hợp kết quả trách nhiệm của học sinh khối 6, 7 và 8 đối với
những người xung quanh và gia đình
Bảng 5 - Bảng tổng hợp trách nhiệm trách nhiệm của NAM học sinh lớp 6, 7, 8
đối với xã hội.
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Martin Luther King nói: “Chỉ thông minh thì không đủ. Thông minh kèm
theo các giá trị sống tốt, đó mới là đích của một nền giáo dục tốt”.
Ngày nay, học sinh chúng ta tập trung quá nhiều vào việc học các kỹ
năng sống để chuẩn bị cho mưu sinh trong tương lai. Nhưng chúng ta cũng cần
phải được học sống như thế nào, tức là học cách biết ứng phó trước nhiều tình
huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp ứng xử, giải quyết mâu thuẫn trong
các mối quan hệ cũng như thể hiện bản thân một cách tích cực.
Với mục đích như vậy, điều cần thiết trong giáo dục học sinh hiện nay
không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà còn là khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn
sẵn có ở mỗi con người. Có nền tảng giá trị sống, học sinh sẽ không bị lôi cuốn
bởi những giá trị vật chất trong việc định hình mục đích sống. Giá trị sống giúp
học sinh có thể cân bằng những mục tiêu vật chất trong quá trình phát triển. Tuy
nhiên, vì nhiều lý do, hiện nay, những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che
lấp khiến chúng ta xa rời với những điều quý giá, quan trọng và có ý nghĩa.
Những ưu điểm của việc khuyến khích phát triển giá trị sống của học sinh
rất to lớn. Khoa học đã chứng minh rằng những đứa trẻ được lớn lên với những
giá trị sống và tích cực sẽ hạnh phúc hơn trong cuộc sống và ở trường 1. Chúng
biết cân bằng giữa mong muốn của bản thân và nhu cầu của người khác, đóng
góp nhiều hơn cho xã hội. Ngược lại, những đứa trẻ không được dạy những giá
trị sống từ bé, sẽ có nhiều vấn đề mà chúng sẽ phải đương đầu khi lớn lên, như:
nghiện thuốc lá, bỏ học, bạo lực,…
Vì vậy, điều quan trọng nhất là cần cung cấp cho trẻ hiểu và dạy chúng
những giá trị sống và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống càng sớm càng
tốt để chúng có thể trở thành những công dân hữu ích tương lai.
1 Donald R.Grossnickle- Phát triển giá trị Trách nhiệm cá nhân và xã hội- Trung tâm giáo dục an toàn quốc gia
Mỹ.
Page 4
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Chương trình giáo dục những giá trị sống đã được đưa vào lồng ghép
trong các chương trình học từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, trong đó có
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có
nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục này đối với học
sinh trung học cơ sở. Vì vậy, việc đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm của các học sinh khối trung học cơ sở,
đặc biệt là các học sinh khối trung học cơ sở của Trường THCS và THPT
Nguyễn Tất Thành rất cần thiết.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là gia tăng hiểu biết về giá trị sống “trách
nhiệm”. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính trách nhiệm
của các học sinh khối trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất
Thành, đặc biệt tập trung vào khối 6, 7 và 8 của trường.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: (i) Làm rõ khái niệm về trách nhiệm;
(ii) Làm rõ trách nhiệm của bản thân, trách nhiệm ở gia đình, trách nhiệm ở
trường học, trách nhiệm đối với xã hội và toàn cầu; (iii) Điều tra khảo sát và xây
dựng báo cáo đánh giá thực trạng hiểu biết về giá trị sống trách nhiệm của các
học sinh trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành; và (iv)
Đề xuất các giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống
trách nhiệm của các học sinh trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT
Nguyễn Tất Thành.
Đối tượng nghiên cứu là các học sinh trung học cơ sở khối lớp 6, 7 và 8
tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
Page 5
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp xin ý kiến của chuyên gia.
- Phương pháp phân tích dữ liệu.
4. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo được xây dựng thành 3 chương và hai phần mở đầu, kết luận; cụ
thể như sau:
Phần mở đầu: tập trung nêu về sự cần thiết phải nghiên cứu, mục tiêu, đối
tượng, phương pháp nghiên cứu.
Chương I - Tổng quan về giáo dục giá trị sống trách nhiệm đối với việc
hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi thiếu niên.
Chương II - Đánh giá thực trạng nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
của các học sinh trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất
Thành.
Chương III - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị
sống trách nhiệm của các học sinh trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT
Nguyễn Tất Thành.
Phần Kết luận
Page 6
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Chương I
Tổng quan về giáo dục giá trị sống Trách nhiệm đối với việc hình hành
nhân cách của học sinh trẻ, đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi thiếu niên
1. Khái niệm về giá trị sống Trách nhiệm
Từ “giáo dục”, theo nghĩa gốc Latin, có nghĩa là khơi dậy những gì đã có
sẵn ở mỗi người.
Giá trị là những cái được thừa nhận là có ý nghĩa tích cực đối với cuộc
sống của con người.
Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”, “giá trị của cuộc sống”)
là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng
được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở của hành động sống, nó chi phối hành vi
hướng thiện của con người.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, vì thế giá trị sống cũng mang tính cá
nhân. Tuy nhiên, có 12 giá trị sống căn bản hướng con người đến một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Các giá trị sống cốt lõi cụ thể như sau: hòa bình, tôn trọng, yêu
Page 7
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
thương, khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tốn, trung thực,
giản dị, tự do, đoàn kết. Trong đó: hòa bình và tự do là hai giá trị sống chung;
khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc là sáu giá trị
sống thuộc phẩm cách của mỗi cá nhân; tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách
nhiệm là bốn giá trị quan hệ liên nhân cách.
Theo Từ điển tiếng Việt căn bản, trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh
vác hoặc phải nhận lấy về mình.
Trách nhiệm nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện
nghĩa vụ do xã hội đề ra. Nếu nghĩa vụ đặt ra cho con người vấn đề nhận thức
và thực hiện những yêu cầu của xã hội, thì trách nhiệm thể hiện con người hoàn
thành và hoàn thành đến mức nào hoặc không hoàn thành những yêu cầu của xã
hội. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của
tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người.
Về mặt pháp lí, việc xem xét trách nhiệm cá nhân phải thống nhất giữa quyền và
nghĩa vụ, quyền càng rộng thì trách nhiệm càng lớn2.
Theo Dianne Tillmen, trách nhiệm là chấp nhận những đòi hỏi và thực
hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất của mình. Người có trách nhiệm là người
luôn thực hiện nhiệm vụ được giao đúng theo mục tiêu đề ra và tiến hành nhiệm
vụ với lòng chính trực, thiện chí và luôn ý thức về việc mình làm3.
Theo nhà giáo dục Gene Bedley (1988), trách nhiệm có nghĩa là sự chấp
nhận của cá nhân, là trên thực tế mọi người đều phải tự chịu trách nhiệm cho
hành vi của bản thân, bao gồm ý nghĩ, sự lựa chọn, quyết định, lời nói và hành
động. Trách nhiệm có nghĩa là chúng ta biết về nguyên nhân và kết quả do chúng
ta tạo ra.
2 Bách khoa toàn thư Việt.
3 Diane Tillman- Những giá trị sống cho tuổi trẻ. Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Năm 2009.
Page 8
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Vì vậy, giá trị sống trách nhiệm được coi là xương sống trong phát triển
nhân cách của học sinh để có thể trở thành những công dân tốt và có trách nhiệm
trong tương lai.
2. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở,
đặc biệt giá trị sống Trách nhiệm
2.1 Đặc điểm tâm lí tuổi thiếu niên
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có
một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em, là lứa tuổi không còn là
trẻ em nhưng chưa hẳn là người lớn. Sự phát triển đột biến về cơ thể, với đặc
trưng là sự dậy thì là yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển tâm lí tuổi thiếu
niên. Đây là giai đoạn trẻ bứt phá lần thứ hai trong cuộc đời của mỗi cá nhân
với sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức.
Sự thay đổi vị thế của trẻ trong gia đình và xã hội đã tạo ra hoàn cảnh đặc
biệt trong sự phát triển tâm lí của trẻ em tuổi thiếu niên: “Hoàn cảnh không xác
định”. Đây là giai đoạn trẻ bộc lộ nhu cầu phát triển nhân cách như là tính tích cực
xã hội mạnh mẽ của bản thân nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất
định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, bạn bè và cuối cùng
nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình, thiết kế tương lai của mình với ý
đồ thực hiện những ý định, mục đích, nhiệm vụ,… một cách độc lập4.
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo
các hướng: (i) Đối với một số em, trí thức sách vở làm cho các em hiểu biết
nhiều, còn các mặt khác của đời sống thì các em hiểu biết rất ít; (ii) Một số em
ít quan tâm đến học tập ở nhà trường, chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế
nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn để tỏ ra mình là
người lớn; (iii) Một số không biểu hiện tính người lớn nhưng thực tế đang rèn
luyện mình có những đức tính ở người lớn như trách nhiệm, độc lập,…
4 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng- Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội. Năm 2001.
Page 9
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Ở trong gia đình, địa vị của các em được thay đổi. Các em được thừa nhận
như một thành viên tích cực, được giao những nhiệm vụ cụ thể, được tham gia
bàn bạc về định hướng phát triển của bản thân trong tương lai,…Những thay đổi
đó động viên, kích thích giá trị sống trách nhiệm của học sinh trung học cơ sở
phát triển.
2.2. Vai trò, mục tiêu và tác động của giáo dục giá trị sống, đặc biệt là giá trị sống
Trách nhiệm
Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi ham tìm tòi, ham khám phá, ham
thực hành. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên gợi mở, hướng dẫn các em
ứng dụng những hành vi trên nền tảng giá trị sống vào cuộc sống của bản thân,
chia sẻ chúng với gia đình, xã hội.
Có nền tảng giá trị sống vững chắc, học sinh trung học cơ sở không sa đà
vào những thú chơi vật chất tầm thường mà biết cách tôn trọng bản thân và người
khác, biết cách hợp tác,…, định hướng đến một mục đích sống với những giá trị
nhân văn cao cả, tự cảm thấy bản thân có trách nhiệm, có đủ khả năng tạo dựng
một cuộc sống cho bản thân mình và thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.
Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở có giá trị như sau: (i)
Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng để phát triển và hoàn thiện học sinh một
cách toàn diện, bao gồm thể chất, tinh thần, cảm xúc và vai trò xã hội; (ii) Tạo
động cơ, xây dựng tinh thần trách nhiệm cho học sinh trước những lựa chọn giá
trị theo hướng tích cực cho bản thân và xã hội; (iii) Khuyến khích, truyền cảm
hứng cho học sinh thực hiện lựa chọn giá trị theo hướng tích cực của bản thân
đem lại những lợi ích cho bản thân và xã hội.
Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở có mục tiêu như sau:
Thứ nhất, về mặt kiến thức: (i) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của
giá trị sống, tạo hứng thú trong việc khám phá các giá trị theo nhiều hình thức
khác nhau; (ii) Giúp học sinh nhận biết các giá trị của bản thân, của mọi người
Page 10
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
và của thế giới; (iii) Giúp học sinh nhận biết tác động của những hành vi, ứng
xử tiêu cực và tích cực trong các hành vi giao tiếp.
Thứ hai, về kĩ năng: (i) Biết đánh giá những hành vi ứng xử và những giá trị
tích cực cũng như tiêu cực; (ii) Ứng xử theo các giá trị đã được khám phá trong quá
trình giao tiếp; (iii) Phát triển kĩ năng ra quyết định chọn lựa các giá trị tích cực; (iv)
Biết thể hiện một cách sáng tạo, cảm nhận các giá trị qua nhiều hình thức khác nhau;
(v) Áp dụng các phương pháp tích cực giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng.
Thứ ba, về thái độ: (i) Nâng cao lòng tự trọng, tự tin khẳng định những
giá trị tích cực của bản thân và tôn trọng các giá trị của ngươi khác; (ii) Mở
rộng lòng khoan dung, phát triển khả năng cảm nhận và trân trọng người khác
và các nền văn hóa khác; (iii) Thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với
xã hội và môi trường xung quanh5.
Theo Donald R.Grossnickle, giáo dục giá trị sống trách nhiệm giúp cho:
(i) có trách nhiệm đối với hành động hay ứng xử của bản thân; (ii) các quyết
định có trách nhiệm trên cơ sở các suy nghĩ cân nhắc về hậu quả cũng như giá
trị của các quyết định đó; (iii) người có trách nhiệm không dựa vào người khác
để mưu cầu hạnh phúc hoặc không kết tội người khác khi thất bại; (iv) người có
trách nhiệm học cách người khác thành công và thất bại. Tất cả các kinh nghiệm
đó giúp họ học và trưởng thành6.
Việc giáo dục và thực hành các bài học về giá trị sống trách nhiệm, học
sinh sẽ phát triển khả năng về tự chủ, tự lực, hợp tác, tự quyết định, theo đuổi
mục tiêu, kỷ luật, tôn trọng, sự bền vững, lòng tự trọng, hiệu quả và tự kiểm
soát. Ví dụ, khi thiếu niên hiểu và áp dụng được bài học “tôi cố gắng hết sức để
làm được cái mà tôi có thể làm cho bản thân”, nghĩa là đã học được tính tự chủ.
Nếu bố mẹ và mọi người xung quanh không hiểu giá trị của bải học này, vẫn
5 Phạm Quỳnh- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở.
6 Donald R.Grossnickle- Phát triển giá trị Trách nhiệm cá nhân và xã hội- Trung tâm giáo dục an toàn quốc gia
Mỹ.
Page 11
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
tiếp tục “làm mọi việc cho trẻ” thì trẻ sẽ phát triển một cách phụ thuộc. Hoặc
với bài học “tôi làm việc tốt với mọi người, tôi tin tưởng vào nhóm của mình”
thì trẻ sẽ phát triển được khả năng hợp tác và thân thiện với mọi người.
Năm 2009 của Trường đại học Newcastle đã nghiên cứu 7 về các bằng
chứng để đánh giá tác động của giáo dục giá trị sống đã kết luận rằng; việc các
nhà trường xây dựng các môn học tích hợp với chương trình giáo dục giá trị
sống đã làm cho các học sinh trở nên siêng năng hơn, không khí trường học trở
nên bình yên hơn, mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh chặt chẽ hơn, học sinh
và giáo viên hạnh phúc hơn, bố mẹ tin tưởng hơn vào giáo viên và nhà trường.
Việc dạy dỗ kỹ lưỡng về giá trị sống cung cấp nền tảng đạo đức căn bản cho các
hành vi ứng xử của cá nhân. Nó cũng tạo thành thói quen ứng xử. Một trong
những kết quả quan trọng là khuyến khích cải thiện chất lượng giảng dạy và cho
phép giáo viên tăng dự đoán về kết quả học tập của học sinh.
Theo Jere Brophy (1986), trẻ em cần được học để biết đánh giá quá trình
thực hiện mục tiêu cá nhân trở thành người có trách nhiệm. Việc đánh giá này
được thực hiện trên cơ sở các học sinh tự trả lời các câu hỏi liên quan đến 13
đặc điểm của giá trị sống trách nhiệm. Gia đình và nhà trường cần hợp tác để
giáo dục giá trị sống trách nhiệm ở nhà và tại trường học.
Bản tự đánh giá tính trách nhiệm8
STT
Câu hỏi đánh giá
Mục tiêu đánh giá
1
Tôi đã cố gắng hết sức của mình để làm Tính tự chủ
những việc tôi có thể làm cho bản thân
2
Tôi tự quyết định và không cần ai đưa ra Tính tự quyết định
lý do để làm việc đó.
7 Lovat, T et al., (2009), Projeect to test and measure the impact of Value Education on student and school
ambience, University of Newcastle, Australia.
8 Donald R.Grossnickle- Phát triển giá trị Trách nhiệm cá nhân và xã hội- Trung tâm giáo dục an toàn quốc gia
Mỹ.
Page 12
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
3
Tôi hợp tác tốt với mọi người và tin Tính hợp tác
tưởng vào nhóm.
4
Tôi có chiến lược khi đưa ra lựa chọn, ra Tính quyết định
quyết định và giải quyết vấn đề.
5
Tôi đặt thứ tự ưu tiên, mục tiêu và quản Tính mục đích
lý hiệu quả thời gian của bản thân.
6
Tôi đặt danh mục công việc và quy định Tính kỷ luật
cho bản thân trong việc hoàn thành các
công việc.
7
Tôi có thể dự kiến được cái gì sẽ xảy ra Sự tôn trọng
do hành vi ứng xử của bản thân.
8
Tôi sẽ làm việc được giao cho đến khi nó Khả năng vượt khó
được hoàn thành.
9
Tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bản Hạnh phúc
thân và cố gắng cải thiện nó.
10
Tôi cố gắng với mọi nỗ lực, thời gian và Động lực
năng lực bản thân để đạt mục tiêu của
bản thân
11
Tôi có trách nhiệm tự xây dựng thương Ảnh hưởng cá nhân
hiệu cá nhân và kỹ năng của bản thân.
12
Tôi tôn trọng bản thân, chịu trách nhiệm Tự kiểm soát
về các hành động của mình và không đổ
lỗi cho bất kỳ ai.
13
Tôi biết đúng và sai, luôn biết quan tâm Giá trị cá nhân và xã hội
chăm sóc bản thân và người khác.
3. Chương trình giáo dục giá trị sống
Tại Việt Nam, chương trình Giáo dục các giá trị sống (LVEP) 9 được áp
dụng tại một số trường học bắt đầu từ năm 2000. Đây là một chương trình giáo
dục toàn diện, do Hội Giáo dục quốc tế, một hiệp hội phi lợi nhuận soạn thảo từ
đề án vì một thế giới tốt đẹp hơn. Chương trình được UNESCO ủng hộ và được
Tổ chức Hành tinh, Tổ chức Brahma Kumaris bảo trợ với sự cố vấn của nhóm
9 />
Page 13
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
chuyên gia Giáo dục UNICEF (NewYork). Chương trình giáo dục được triển
khai từ năm 1995 nhằm kêu gọi sự chia sẻ các giá trị cho một thế giới tốt đẹp
hơn. Chương trình này tập trung vào 12 giá trị mang tính phổ quát của con
người, bao gồm: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực,
khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết.
Sơ đồ phát triển các giá trị sử dụng trong Giáo dục giá trị sống
Phương pháp dạy và học của chương trình giáo dục này cũng là một điểm
mạnh trong bối cảnh Việt Nam là khuyến khích các giáo viên thay đổi các
phương pháp giảng dạy. Các hoạt động trong chương trình học chủ yếu là suy
nghĩ nhanh, làm việc nhóm, đóng vai, diễn kịch… khiến người học rất hào
hứng. Điều quan trọng nhất là các giá trị sống sẽ được chính người học tự cảm
nhận ra qua sự trải nghiệm của chính bản thân nên rất thấm thía và có hiệu quả
tác động rất lớn.
Tại Mỹ, chương trình giáo dục để phát triển giá trị sống trách nhiệm được
thiết lập tại các trường học từ mẫu giáo đến lớp 12 từ cuối những năm 1980.
Page 14
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Chẳng hạn đối với các học sinh lớp 6,7 và 8, mục tiêu của chương trình giáo
dục giá trị sống trách nhiệm như sau10:
Mục tiêu chung
#1
Lớp 6
Mục tiêu cụ thể
Lớp 7
Mục tiêu cụ thể
Phát triển khả năng Phát hiện điểm Nhận thức các phẩm
biết và hiểu sự thật. giống nhau và khác chất tích cực của
nhau của mọi người. bản thân và người
Nhận thức sự thay khác.
Lớp 8
Mục tiêu cụ thể
Tôn trọng phẩm chất
của bản thân và
người khác.
Chấp nhận sự thay
đổi về cơ thể, cảm Hiểu sự thay đổi về đổi về cơ thể, cảm
xúc và xã hội của cơ thể, cảm xúc và xúc và xã hội của
tuổi thiếu niên.
xã hội của tuổi thiếu tuổi thiếu niên.
Nhận thức lợi ích niên.
Đánh giá cao mối
của mối quan hệ tích Biết về lợi ích của quan hệ tích cực với
cực với giáo viên và mối quan hệ tích người khác.
người trưởng thành. cực với người khác. Trân trọng sự khác
Phát hiện phẩm chất Nhận thức được sự nhau về văn hóa của
tích cực của các bạn khác nhau về văn mỗi người.
cùng trang lứa.
hóa của mỗi người.
Nhận thức được sự
khác nhau về văn
hóa của mỗi người.
#2
Nhận thức được
Khuyến khích hiểu cảm xúc và thái độ
về thái độ ảnh ảnh hưởng đến hành
hưởng đến hành vi. vi.
Chấp nhận chịu
trách nhiệm cho
hành vi của mình.
Biết được cảm xúc Chấp nhận cảm xúc
và thái độ ảnh và thái độ ảnh
hưởng đến hành vi. hưởng đến hành vi.
#3
Biết về ảnh hưởng
của các bạn cùng
lứa đến khả năng ra
quyết định của bản
thân.
Biết được hành vi
của ai đó sẽ ảnh
hưởng đến cảm xúc
và hành động của
Nhận thức hành vi Nhận thức được các người khác.
được khuyến khích hành vi cần phải
và không được thay đổi.
khuyến khích.
Nhận thức được các
Cải thiện kỹ năng tự hậu quả của các
ra quyết định và giải hành vi tích cực và
tiêu cực.
quyết vấn đề.
Nhận thức các quyết
Phát triển các chiến
lược để điều chỉnh
hành vi không được
khuyến khích.
Biết vấn đề và sử
dụng chiến lược để
giải quyết vấn đề cụ
thể.
Hiểu các hậu quả
10 Donald R.Grossnickle- Phát triển giá trị Trách nhiệm cá nhân và xã hội- Trung tâm giáo dục an toàn quốc gia
Mỹ.
Page 15
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
định của lứa tuổi Biết các vấn đề của của hành vi rủi ro.
thanh thiếu niên.
lứa tuổi thanh thiếu Nhận thức sự khó
Hiểu cảm giác và niên.
khăn khi bạn cùng
thái độ ảnh hưởng Giải thích các hậu lứa gây áp lực ra
đến quá trình ra quả của hành vi rủi quyết định, nhưng
quyết định.
ro.
trái với hệ thống giá
Hiểu các chiến lược Đưa ra các chiến trị của bản thân.
được sử dụng khi
thực hiện các lựa
chọn khó khăn và
giải quyết các vấn
đề.
lược có thể sử dụng
khi thực hiện các lựa
chọn khó khăn và
giải quyết các vấn
đề.
Tập trung để hiểu
chiến lược có thể sử
dụng khi lựa chọn
cho dù bị gây sức
ép.
Biết kỹ năng nghe Hiểu giá trị của kỹ
năng nghe chủ động.
Mở rộng và khuyến hiệu quả.
khích kỹ năng giao Giải thích vì sao Phát triển kỹ năng
tiếp
mối quan hệ là bộ nói “Không” với sức
phận quan trọng ép của các bạn cùng
trong cuộc sống của lứa.
người khỏe mạnh.
Giải thích vì sao
Nhận thức nghe là
quan trọng cho giao
tiếp hai phía.
#4
Tập trung phát triển
kỹ năng giao tiếp
hiệu quả như là
phương tiện để biểu
Hiểu sự cần thiết giao tiếp là quan đạt quan điểm.
của kỹ năng giao trọng trong việc xây Giải thích vì sao trả
tiếp hiệu quả.
dựng mối quan hệ lời quả quyết là hiệu
bền vững.
quả nhất khi bảo vệ
Mở rộng kỹ năng quyền lợi của bản
thân.
giao tiếp hiệu quả.
Giải thích làm như
thế nào năng lực của
bản thân tác động
đến mối quan hệ với
người khác thông
qua giao tiếp.
#5
Nhận thức được các Định nghĩa được các
Áp dụng lập trường chất gây nghiện và chất gây nghiện và
tác hại của nó.
“Không sử dụng” tác hại của nó.
đối với lạm dụng Nhận thức được Phát triển các kỹ
chất gây nghiện
mức độ khác nhau năng nói “Không”
của các chất gây với sức ép sử dụng
nghiện.
chất gây nghiện
Giải thích vì sao áp nguy hiểm.
dụng
lập
Xác định tương
quan giữa chất gây
nghiện và tác hại
của nó.
Phát triển các kỹ
năng
riêng
nói
“Không” với sức ép
sử dụng chất gây
trường Hiểu việc sử dụng nghiện nguy hiểm.
Page 16
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
“Không sử dụng”
đối với lạm dụng
chất gây nghiện là
lựa chọn duy nhất.
chất gây nghiện liên
tục (thử, dùng vài
lần, dùng thường
xuyên
và
phụ
Nhận thức được hậu thuộc).
quả của việc sử Hiểu được hậu quả
dụng các chất gây tức thời và lâu dài
nghiện.
của việc sử dụng
chất gây nghiện.
Mô tả được mức độ
sử dụng chất gây
nghiện từ dùng thử
đến phụ thuộc.
Hiểu được rủi ro cao
nhất của việc dung
chất gây nghiện
nguy hiểm.
Tóm lại, giá trị sống trách nhiệm là một phẩm chất đáng quý. Phẩm chất
trách nhiệm giúp con người trở thành con người chịu trách nhiệm, độc lập và đáng
tin cậy. Đây là cơ sở để cho các phẩm chất khác được nuôi dưỡng, như: tôn trọng,
hòa bình, hợp tác và chia sẻ. Giá trị sống trách nhiệm là xương sống giúp trở thành
người công dân có ích, nâng cao khả năng được tuyển dụng khi xin việc, phát triển
tình bạn và khả năng tự lực. Nó là yếu tố sống còn quyết định thành công trong gia
đình, trường học, hàng xóm, nơi làm việc và trên thế giới.
Việc lựa chọn phong cách sống theo định hướng trách nhiệm sẽ mang lại
lợi ích cho cộng đồng bởi vì mỗi cá nhân có quan điểm sống, giá trị sống có
chất lượng, hạnh phúc và quan tâm đến người khác. Khi các thành viên trong
gia đình, nhà trường, công việc, tổ chức và cộng đồng đề cao giá trị sống trách
nhiệm của cá nhân và xã hội thì chất lượng cuộc sống được cải thiện và bạo lực
sẽ giảm.
Chương II
Đánh giá thực trạng nhận thức về giá trị sống trách nhiệm của các học sinh
trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành
3.1. Chương trình giáo dục giá trị sống tại Trường THCS và THPT Nguyễn
Tất Thành
Page 17
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Trường Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm gần đây đã liên kết với một
số trung tâm chuyên giáo dục kĩ năng sống như tổ chức Sinh viên - Học sinh vì
nếp sống lành mạnh (IOGT – VN) ở Sóc Sơn, trường học Xanh Sơn Nam ở
Hưng Yên, mong muốn trang bị phần thiếu hụt ấy cho học sinh của mình.
Tuy nhiên, vì thời lượng học về kĩ năng sống của các học sinh còn quá
hạn chế, nhà trường đã áp dụng chương trình Giáo dục các giá trị sống vào dạy
cho học sinh trong các giờ Sinh hoạt lớp và các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Nhận
thức được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống chính là gốc rễ bền vững của
kỹ năng sống11 trường Nguyễn Tất Thành quyết tâm đưa chương trình giáo dục
giá trị sống vào dạy tại trường.
Bắt đầu từ năm 2012, với sự quyết tâm của Ban giám hiệu nhà trường,
nhà trường, sau những khóa tập huấn cho giáo viên, đã bắt đầu được giảng dạy
giá trị sống ở trường. Đó là việc đưa các giá trị sống vào trong các buổi chào cờ
đầu tuần với các hình thức: đóng kịch, hát, đưa ra các câu hỏi, trò chơi,…nhằm
giúp học sinh nhận thức và hiểu về giá trị sống.
Ngoài ra, Trường Nguyễn Tất Thành còn thường xuyên tổ chức các hoạt
động thiện nguyện giúp các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng
miền núi phía Bắc.
Như vậy, chương trình giáo dục giá trị sống của Trường THCS và THPT
Nguyễn Tất Thành được thực hiện hết sức bài bản và liên tục trong những năm
gần đây.
2. Kết quả điều tra về nhận thức giá trị sống trách nhiệm tại Trường THCS
và THPT Nguyễn Tất Thành
2.1. Cách thức điều tra
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng Bảng câu hỏi để tiến hành hỏi
các học sinh khối trung học cơ sở lớp 6,7 và 8 của Trường.
11 Chương trình Giáo dục các Giá trị sống sẽ được dạy cho học sinh Nguyễn Tất Thành.
Page 18
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Số lượng Bảng câu hỏi được phát ra là 380 phiếu, thu về 316 phiếu, đạt tỷ lệ
là 83%. Tỷ lệ nam và nữ trả lời tương đương nhau (158 nam/ 158 nữ). Số lượng
học sinh được hỏi đạt tỷ lệ khoảng 50% tổng số lượng học sinh thuộc đối tượng
nghiên cứu. Số lượng Bảng câu hỏi được chia đều cho 3 khối. Đối tượng học sinh
lớp 8 là đối tượng mà nhóm nghiên cứu đánh giá là nhóm nhạy cảm nhất khi được
hỏi về tính cách, hành vi ứng xử và giá trị sống. Tuy nhiên, trên thực tế, các học
sinh lớp 8 tham gia trả lời Bảng câu hỏi rất thoải mái và hợp tác.
Việc phỏng vấn lấy số liệu điền vào Bảng câu hỏi được thực hiện theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Bảng câu hỏi được thiết lập với 5 nội dung chính, bao gồm: (i) thứ nhất là
quan điểm về giá trị sống trách nhiệm phù hợp với suy nghĩ của bạn, gồm 6 câu
hỏi; (ii) thứ hai là trách nhiệm đối với bản thân gồm 11 câu hỏi; (iii) trách
nhiệm đối với học tập và trường học gồm 9 câu hỏi; (iv) thứ tư là trách nhiệm
đối với gia đình và người xung quanh gồm 7 câu hỏi; (v) cuối cùng là trách
nhiệm đối với xã hội gồm 4 câu hỏi. Các câu hỏi này được đánh giá theo mức
độ: Không chút nào (1 điểm)- Một chút (2) – Khá nhiều (3) – Nhiều (4) –
Thường xuyên (5). Đồng thời, sau khi trả lời các câu hỏi đóng, nhóm nghiên
cứu cũng hỏi các đối tượng được hỏi một câu hỏi mở là kể ra ít nhất 3 việc sẽ
làm để thể hiện mình là người có trách nhiệm. Với yêu cầu này, nhóm nghiên
cứu muốn tìm hiểu xem các đối tượng nghiên cứu thực sự quan tâm đến yếu tố
gì để tạo nên một con người có trách nhiệm.
2.2. Xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu của các Bảng câu hỏi, sau khi đã điền đầy đủ thông tin
theo yêu cầu, được nhập vào máy tính theo từng lớp ở trên bảng tính của
Microsoft Excel. Tiếp đó, dữ liệu được tổng hợp theo từng khối và toàn bộ số
liệu của cả ba khối. Số liệu được nhập vào máy được xử lý thống nhất theo cấu
trúc của Bảng câu hỏi đã phát ra để lấy thông tin.
Page 19
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Với các số liệu đã được nhập, nhóm nghiên cứu đã rà soát lại số liệu để
đảm bảo tính chính xác của số liệu khi được nhập vào máy.
Tiếp theo toàn bộ số liệu được tính theo tổng số và theo tỷ lệ phần trăm
trên tổng số và theo giới tính nam/nữ để phân tích.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Giá trị sống trách nhiệm được nhận thức rõ ràng và chính xác
Từ việc trả lời các câu hỏi được đặt ra, trên 80% học sinh được hỏi đều
nhận thức chính xác và đúng đắn về giá trị sống trách nhiệm, trong đó tỷ lệ nam
và nữ trả lời tương đối đồng đều theo các phương án. Đồng thời, nhận thức về
giá trị sống trách nhiệm thể hiện thống nhất ở cả 3 khối. Hầu hết các học sinh
đều đồng ý với các quan điểm:
-
Trách nhiệm là thực hiện nghĩa vụ một cách chính trực.
Người có trách nhiệm luôn vui lòng đóng góp phần mình.
Người có trách nhiệm luôn biết cư xử sao cho công bằng, nhận thấy
-
rằng mối người đều có phần công sức đóng của họ.
Trách nhiệm là chấp nhận nhiệm vụ được giao và thực hiện nó bằng
hết khả năng của mình. Quan điểm này được 94% bạn nam và 96%
bạn nữ đồng ý.
Đối với 2 câu hỏi liên quan giữa quyền lợi và trách nhiệm, kết quả nghiên cứu
khẳng định rõ nhận định nói trên của nhóm nghiên cứu, thể hiện:
- 38% học sinh trả lời “không chút nào” và 33% “một chút” với câu hỏi “Phải
có quyền lợi thì mới có trách nhiệm”.
- Với câu hỏi “Mỗi người đều có thể nhận thức thế giới theo cách riêng của
mình và tìm kiếm những quyền lợi mà mình mong muốn, không quan tâm đến
trách nhiệm”: 36% học sinh trả lời “không chút nào” và 28% “một chút”.
Bảng 1 - Bảng tổng hợp kết quả về nhận thức giá trị Trách nhiệm của
học sinh khối 6, 7 và 8
Page 20
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Trách nhiệm là biết chấp nhận điều được yêu cầu, tôn vinh vai trò được
giao phó và dùng hết khả năng của mình để thực hiện nó một cách tận tâm. Mỗi
chúng ta cần nhận thức về điều này và không mong ước được ở một nơi nào
khác hay là một ai khác. Khi đó, chúng ta hành động một cách chính trực và ý
thức rõ về mục đích của các nhiệm vụ đến từ vai trò của mình.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy còn một số rất ít học sinh xem trách
nhiệm như một gánh nặng mà không thấy được bản thân cũng cần gánh vác
những nhiệm vụ để trở nên hoàn thiện. Với họ thật thuận tiện khi xem trách
nhiệm như vấn đề của một ai khác. Do vậy, cần có sự nâng cao nhận thức hơn
nữa về trách nhiệm để tránh nhận thức, hành động chối bỏ trách nhiệm và tranh
giành quyền lợi. Nhà trường, gia đình cần phối hợp để đưa ra các bài học về giá
trị sống trách nhiệm cho học sinh hiểu và thực hành.
3.2. Trách nhiệm đối với bản thân
Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm mạnh của các học sinh trung học cơ
sở của Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành là:
-
Có lối sống điều độ.
Có ý thức về việc lập kế hoạch và định hướng cho bản thân trong
-
tương lai.
Quản lý thời gian hiệu quả.
Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và thực hiện theo thứ tự đó.
Tôn trọng bản thân và luôn giữ lời hứa. Chịu trách nhiệm về lời nói và
-
hành động của mình.
Luôn hoàn thành các nhiệm vụ cho đến khi công việc hoàn thành.
Giữ gìn các tài sản của bản thân.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra điểm yếu nói chung của học
sinh cả 3 khối là:
-
Chưa biết rõ các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cũng như chưa
-
có những cố gắng để cải thiện bản thân.
Chưa biết rõ đâu là đúng, đâu là sai; chưa biết cách ra quyết định làm
việc gì dựa trên nguồn lực và kinh nghiệm của bản thân.
Page 21
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Khoảng từ 30% đến 40% các bạn được hỏi thể hiện điểm yếu này, trong
đó học sinh khối lớp 8 có tỷ lệ khoảng 30%, khối lớp 6 và 7 có tỷ lệ tương
đương xấp xỉ 40%.
Một điểm đáng chú ý nữa, Bảng câu hỏi nghiên cứu đưa ra một số hình
mẫu rất nổi tiếng như Martin Luther King, Neil Armstrong, Mẹ Theresa, tuy
nhiên, tỷ lệ học sinh biết về các nhân vật này rất ít. Chẳng hạn, các học sinh lớp
8 chỉ có 8% biết rõ về nhân vật này.
Bảng 2 - Bản tổng hợp kết quả trách nhiệm đối với bản thân
3.3. Trách nhiệm đối với học tập và trường học
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có trách nhiệm cao đối với việc
học tập, thể hiện:
-
Trên 90% học sinh đi học đúng giờ, tuân thủ kỷ luật của trường, lớp.
Khoảng 95%, trên lớp thường tập trung nghe giảng, trả lời câu hỏi, hỏi
lại bài khi không hiểu, ghi chép bài đầy đủ, chuẩn bị bài tập đầy đủ
-
trước khi đến lớp.
Hơn 70% học sinh thường chuẩn bị bài trước các kỳ thi từ trước khi có
đề cương ôn tập (chẳng hạn: thiết lập mind-map cho môn học; làm bài
-
kiểm tra thử,…).
90% học sinh thể hiện có khả năng hợp tác, làm việc nhóm.
Gần 100% học sinh thể hiện kính trọng thầy cô giáo và tôn trọng các
-
bạn.
Trên 90% học sinh thường làm bài và nộp bài đúng hạn.
Bảng 3 - Bảng tổng hợp kết quả về Trách nhiệm của học sinh khối 6, 7, 8
đối với việc học tập và trường học
Page 22
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Từ các kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy học sinh
trung học cơ sở có ý thức trách nhiệm rất tốt về việc học tập và tuân thủ các quy
định của trường lớp, kính trọng thầy cô giáo và tôn trọng bạn bè.
3.4. Trách nhiệm đối với gia đình và người xung quanh
Đối với công việc gia đình, có khoảng 70% học sinh chủ động làm các
công việc nhà giúp đỡ bố mẹ, học sinh nữ làm việc nhà nhiều hơn học sinh nam
(27% học sinh nữ thường xuyên làm việc nhà so với tỷ lệ này ở nam là 13%).
Tuy nhiên, tỷ lệ làm việc nhà thường xuyên của nam và nữ ở học sinh khối 7 là
xấp xỉ như nhau và nam làm nhiều hơn (nam là 23% và nữ là 19%).
Chỉ khoảng 55% học sinh quan tâm đến cảm giác, thái độ của mọi người
trong gia đình với thái độ tích cực.
Một điểm rất đáng chú ý là chỉ có 21% học sinh thường xuyên nói chuyện
với bố mẹ về các quan điểm của mình trong các lĩnh vực: trách nhiệm của bản thân
đối với gia đình; định hướng của bản thân trong tương lai,…Một điểm đáng chú ý
là tỷ lệ này đặc biệt thấp ở học sinh nam ở khối 7 chỉ có 7% số lượng học sinh
thường xuyên nói chuyện với bố mẹ về các vấn đề nêu ở trên.
Đồng thời, một số học sinh cũng thể hiện quan điểm muốn được tự chủ
trong việc quyết định định hướng tương lai của mình, không muốn theo con đường
do bố mẹ lựa chọn.
Bảng 4 - Bảng tổng hợp điều tra Trách nhiệm của học sinh khối 6, 7 và 8 đối với
những người xung quanh và gia đình
Điều quan trọng là các học sinh được hỏi cũng rất tôn trọng các quyết định
của mọi người trong gia đình.
Đối với người xung quanh, khoảng 50% số học sinh quan tâm đến thái độ
và tình cảm của mọi người xung quanh; khi quyết định mọi việc liên quan đến
Page 23
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
bản thân, bạn có quan tâm đến nhu cầu và thái độ của mọi người có liên quan.
Trên 50% biết chủ động xin lỗi khi làm sai một việc gì đó.
3.5. Trách nhiệm đối với xã hội
Số liệu từ kết quả hỏi các học sinh cho thấy, khoảng 50% học sinh thể
hiện có trách nhiệm liên quan đến các hoạt động xã hội, như: dọn dẹp vệ sinh
môi trường, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn. Có quan tâm đến các vấn
đề môi trường mà dư luận đang quan tâm hiện nay, như: lũ lụt, ô nhiễm môi
trường ở Hà Nội,..
Hơn 60% học sinh nhận thức được trách nhiệm của chúng ta là phải biết
sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo ra những sự thay đổi tích cực.
Bảng 5 - Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tinh thần trách nhiệm của NAM học
sinh lớp 6, 7, 8 đối với xã hội.
Không chút nào
Một chút
Khá nhiều
Nhiều
Thường xuyên
3.6. Hành động thể hiện trách nhiệm
Khi được hỏi về việc lựa chọn ít nhất 3 hành động để thể hiện mình là
người có trách nhiệm, có xấp xỉ khoảng 100 phương án trả lời với hầu hết các
học sinh được hỏi đã lựa chọn 3 việc như sau:
Cố gắng hoàn thành công việc được giao bằng hết khả năng của mình.
Tự giác và chủ động học tập tốt.
Kiểm soát và chịu trách nhiệm với lời nói và việc làm của bản thân.
Như vậy, từ các số liệu điều tra, nhóm nghiên cứu nhận thấy, học sinh
trung học cơ sở tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành về cơ bản nhận
thức tốt và đúng đắn về giá trị sống trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân,
gia đình, người xung quanh và xã hội.
Page 24
Đề tài:Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm yếu mà các học sinh này cần phải khắc
phục. Để trở thành những công dân có trách nhiệm trong tương lai, ngoài những
nỗ lực tự thay đổi, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu, gia đình và nhà
trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoàn thiện bản thân của
học sinh.
Chương III
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giá trị sống trách nhiệm
của học sinh trung học cơ sở Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành
Page 25