Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm nội tiết tỉnh cao bằng năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.37 KB, 64 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ TRIỀU

KHẢO SÁT DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM NỘI TIẾT
TỈNH CAO BẰNG NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ TRIỀU

KHẢO SÁT DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM NỘI TIẾT
TỈNH CAO BẰNG NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Từ 18/7/2016 đến 18/11/2016

HÀ NỘI 2016



LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới những
ngƣời đã đóng góp công sức cho luận văn này đƣợc hoàn thành!
GS.TS Nguyễn Thanh Bình, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện
đề tài, ngƣời đã giúp tôi phƣơng pháp luận và cho tôi lòng nhiệt tình để luận
văn của tôi đƣợc hoàn thành đúng thời hạn.
Các thầy cô giáo của Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc đã truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức và phƣơng pháp mới, giúp tôi hoàn thành khóa học,
nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn
thành luận văn.
Thủ trƣởng cơ quan nơi tôi công tác, các bạn đồng nghiệp, những
ngƣời đã tin tƣởng và tạo điều kiện để tôi đƣợc học tập nâng cao trình độ, cho
tôi điều kiện để thực hiện đƣợc đề tài.
Gia đình, bạn bè đã luôn tin yêu, động viên, giúp đỡ tôi, cho tôi tình
yêu và sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần!
Với tất cả lòng biết ơn và trân trọng, tôi xin đƣợc nói lời CẢM ƠN!

Ds.Lê Thị Triều


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1 VÀI NÉT VỀ LỰA CHỌN THUỐC VÀO DANH MỤC ....................... 3
1.1.1 Mô hình bệnh tật .............................................................................. 3

1.1.2 Hướng dẫn điều trị (STG - Standard Treatment Guidelines) ......... 5
1.1.3 Danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu.................... 6
1.1.4 Hội đồng thuốc và điều trị .............................................................. 7
1.1.5 Danh mục thuốc bệnh viện .............................................................. 8
1.2 CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ................ 9
1.2.1 Phân tích ABC ................................................................................. 9
1.2.2. Phân tích nhóm điều trị ................................................................. 10
1.2.3 Phân tích VEN ............................................................................... 10
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG
BỆNH VIỆN ................................................................................................ 11
1.3.1. Một vài số liệu về sử dụng thuốc................................................... 11
1.3.2 Vài nét về bệnh nội tiết và Trung tâm Nội tiết tỉnh Cao Bằng....... 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 18
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 18
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 19
2.2.1 Biến số nghiên cứu ......................................................................... 19
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 22
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 22
2.2.4 Mẫu nghiên cứu............................................................................. 23
2.2.5 Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu ....................... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 26
3.1 CƠ CẤU DMT ĐÃ SỬ DỤNG/DMT BỆNH VIỆN ............................ 26
3.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý.................... 26


3.1.2 Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ........................ 29
3.1.3 Cơ cấu thuốc tân dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ............ 31
3.1.4 Cơ cấu thuốc tiêm truyền và thuốc các dạng bào chế khác ......... 35
3.1.5 So sánh DMT bệnh viện và DMT đã sử dụng năm 2015 tại đơn vị36
3.2. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU THUỐC THEO PHÂN LOẠI ABC/VEN ........ 37

3.2.1 Phân tích ABC ............................................................................... 37
3.2.2 Phân tích VEN ................................................................................ 38
3.2.3 Phân tích ma trận ABC/VEN ........................................................ 39
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN .......................................................................... 41
4.1 VỀ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ..................................................... 41
4.1.1 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .................................... 41
4.1.2 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ............................................ 42
4.1.3 Cơ cấu thuốc tân dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ............. 43
4.1.4 Cơ cấu thuốc tiêm, tiêm truyền và thuốc bào chế các dạng khác.. 45
4.1.5 So sánh DMT BV với DMT đã sử dụng ......................................... 46
4.2. VỀ XÁC ĐỊNH CƠ CẤU THUỐC THEO PHÂN LOẠI ABC/VEN .. 47
4.3.1 Phân tích ABC ................................................................................ 47
4.3.2. Phân tích VEN ............................................................................... 47
4.3.3. Phân tích ABC/VEN ..................................................................... 48
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT ............................................................................... 50
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 50
2. ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

BYT


Bộ y tế

2

BHYT

Bảo hiểm Y tế

3

CB

Cao Bằng

4

DMT

Danh mục thuốc

5

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

6

DMTTY


Danh mục thuốc thiết yếu

7

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

8

GT

Giá trị

9

GTSD

Giá trị sử dụng

10

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

11

KH


Kế hoạch

12

MHBT

Mô hình bệnh tật

13

SKM

Số khoản mục

14

STT

Số thứ tự

15

TT

Thành tiền

16

TTNT


Trung tâm Nội tiết

17

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu bệnh tật tỉnh Cao Bằng so sánh với xu hƣớng bệnh tật toàn
quốc (VN) ............................................................................................................... 5
Bảng 1.2 Mô hình bệnh tật của TTNT tỉnh Cao Bằng năm 2015 ......................... 17
Bảng 2.1. Ma trận ABC/VEN ............................................................................... 25
Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........................... 26
Bảng 3.2 Cơ cấu về số lƣợng và giá trị thuốc trong nhóm hormon và các
thuốc tác động vào hệ thống nội tiết ..................................................................... 27
Bảng 3.3 Cơ cấu nhóm tim mạch ......................................................................... 28
Bảng 3.4 Cơ cấu thuốc nội, ngoại trong DMT...................................................... 29
Bảng 3.5 Cơ cấu nhóm thuốc ngoại theo nƣớc sản xuất:...................................... 30
Bảng 3.6 Cơ cấu thuốc tân dƣợc và thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu. ............... 31
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu ............................................... 32
Bảng 3.8 Cơ cấu nhóm thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc generic ................................. 33
Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần .................................... 33
Bảng 3.10 Cơ cấu các thuốc mang tên gốc và tên thƣơng mại ............................. 34
Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc tiêm truyền và thuốc các dạng bào chế khác ................. 35
Bảng 3.12 Cơ cấu thuốc tiêm, tiêm truyền ........................................................... 35
Bảng 3.13 So sánh danh mục thuốc bệnh viện và danh mục thuốc đã sử dụng
năm 2015 ............................................................................................................... 36

Bảng 3.14 Kết quả phân tích A, B, C................................................................... 37
Bảng 3.15 Cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm điều trị ...................................... 37
Bảng 3.16 Kết quả phân tích VEN ....................................................................... 38
Bảng 3.17 Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN ................................................. 39


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Nội tiết Cao Bằng ........................ 16
Hình 2.1 Các nội dung nghiên cứu.................................................................. 18


ĐẶT VẤN ĐỀ
Con ngƣời là vốn quý của xã hội. Nguồn lực con ngƣời là nguồn lực
quý nhất của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Xã hội càng phát triển thì giá trị
của con ngƣời càng đƣợc tôn trọng, trong đó ý thức về việc bảo vệ sức khỏe
của bản thân mỗi ngƣời cũng đƣợc nâng cao, biểu hiện bằng chi phí bình quân
đầu ngƣời cho thuốc đƣợc nâng lên đáng kể qua từng năm. Tại Việt nam, chi
phí bình quân đầu ngƣời cho thuốc tăng từ 19,77 USD năm 2009 [12] lên
34,48USD năm 2014 [11].
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến sức khỏe và tính
mạng của con ngƣời. Điều này cũng dễ hiểu vì thuốc luôn đóng vai trò quan
trọng trong toàn bộ quy trình khám chữa bệnh. Bệnh nhân dù đƣợc chẩn đoán
chính xác, có phác đồ điều trị phù hợp nhƣng đƣợc dùng thuốc kém chất
lƣợng thì cũng không đạt đƣợc hiệu quả điều trị cao nhất. Chi phí cho thuốc
rất đắt đỏ. Ở nhiều nƣớc chi phí cho thuốc chiếm tỷ lệ tới 30 - 40% ngân sách
Y tế. Vì thế, bên cạnh chất lƣợng thuốc thì giá thành cũng là vấn đề đƣợc
quan tâm. Một trong những mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia là cung
cấp thuốc chất lƣợng tốt cho ngƣời bệnh với giá cả phù hợp.
Hiện nay tại Việt nam, thị trƣờng dƣợc phẩm đang phát triển mạnh. Số
lƣợng các công ty dƣợc ngày càng nhiều. Số chủng loại thuốc đa dạng phong

phú, đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên,
giống nhƣ nhiều loại hàng hóa khác, trong thị trƣờng đa dạng đó không tránh
khỏi có những hàng hóa thuốc kém chất lƣợng đặc biệt là trong cơ chế thị
trƣờng, vấn đề lợi nhuận đƣợc đề cao. Điều này đòi hỏi ngƣời tiêu dùng thuốc
(bệnh nhân, thầy thuốc..) sáng suốt trong việc lựa chọn thuốc vì việc sử dụng
thuốc bất hợp lý sẽ dẫn đến những hệ quả xấu nhƣ tăng chi phí cho ngƣời
bệnh, hiệu quả điều trị kém, tăng nguy cơ gặp những phản ứng bất lợi của
thuốc, từ đó làm cho các vấn đề sức khỏe cộng đồng bị ảnh hƣởng và tăng
gánh nặng cho kinh tế xã hội [5].
1


Trong công tác bệnh viện, cung ứng thuốc đóng vai trò lớn trong hiệu
quả điều trị. Để đạt mục đích cung cấp cho ngƣời bệnh thuốc có chất lƣợng
tốt với giá cả phù hợp, việc đầu tiên là phải lựa chọn đƣợc những thuốc phù
hợp vào DMT của bệnh viện.
Trung tâm Nội tiết tỉnh Cao Bằng là cơ sở khám chữa bệnh chuyên
khoa của tỉnh. Năm 2015, tổng số lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị là
18.199/14.000KH (đạt 130%), với 41 cán bộ, Đơn vị luôn thu hút đƣợc lƣợng
lớn bệnh nhân đến khám và chữa bệnh [17].
Với mong muốn thực hiện tốt công tác cung ứng thuốc nhằm mục đích
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, tôi tiến hành đề tài
“Khảo sát danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Nội tiết tỉnh Cao
Bằng năm 2015" Với mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại đơn vị năm 2015
2. Xác định cơ cấu các thuốc đã sử dụng năm 2015 theo phân loại
ABC/VEN
Để từ nghiên cứu khoa học này phát hiện ra ƣu, nhƣợc điểm của danh
mục thuốc đã sử dụng. Từ đó tham mƣu, đề xuất cho lãnh đạo đơn vị và
HĐT& ĐT xây dựng một danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị phù hợp nhất

với tuyến chuyên môn mà đơn vị đang thực hiện.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 VÀI NÉT VỀ LỰA CHỌN THUỐC VÀO DANH MỤC
Lựa chọn thuốc là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của chu trình cung
ứng thuốc. Để công tác điều trị đạt hiệu quả cao cả về mặt chuyên môn cũng
nhƣ tính kinh tế, việc lựa chọn một danh mục thuốc phù hợp với mỗi cơ sở
khám chữa bệnh đóng vai trò quan trọng. DMT là cơ sở đảm bảo cho việc
cung ứng chủ động, có kế hoạch, hợp lý, an toàn, hiệu quả và có tác động trực
tiếp đến kết quả điều trị.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trƣờng dƣợc
phẩm, hệ thống cung ứng thuốc ngày càng đƣợc phát triển, trong đó có công
tác cung ứng thuốc trong bệnh viện. Điều này tạo thuận lợi cho ngƣời bệnh
trong việc tiếp cận với thuốc. Tuy nhiên, với sự “nở rộ” của các công ty dƣợc
phẩm, cùng với việc thiếu đồng bộ trong quản lý nhà nƣớc đã dẫn tới việc lạm
dụng thuốc. Việt Nam là một trong những nƣớc chi phí tiền thuốc cao (chiếm
trên 60%). Trong các loại thuốc đƣợc sử dụng tại các bệnh viện, các thuốc
chiếm tỷ lệ chi phí lớn thƣờng chỉ tập trung vào một số nhóm thuốc chính:
thuốc kháng sinh (46%), thuốc điều trị các bệnh tim mạch (15,5%), các thuốc
điều trị hỗ trợ (11,3%)[2].
Để thực hiện công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện đƣợc tốt nhất
cần thiết phải xây dựng một quy trình lựa chọn các thuốc vào danh mục sử
dụng đảm bảo phù hợp nhất với mô hình của đơn vị.
Các yếu tố liên quan đến lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc sử dụng
tại đơn vị:
1.1.1 Mô hình bệnh tật
Nhu cầu thuốc của một ngƣời bệnh phụ thuộc vào bệnh tật, sức khỏe

của họ. Còn nhu cầu về thuốc của một cộng đồng nào đó sẽ phụ thuộc vào
tình trạng bệnh tật của cộng đồng đó : tình trạng bệnh tật, sức khỏe cộng đồng

3


trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định, ở những khoảng thời gian nhất
định đƣợc khái quát dƣới dạng MHBT[6].
Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh
chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm
trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ
thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Một
ca mổ tim có chi phí từ 100-150 triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp hoặc
một đợt điều trị bệnh tiểu đƣờng cấp từ 20-30 triệu đồng... [6]
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, giao thông đi lại còn gặp
nhiều khó khăn. Tỉnh có 8 dân tộc khác nhau, trình độ dân trí còn lạc hậu, còn
nhiều hiện tƣợng mê tín dị đoan. Do đó, ngƣời dân hiểu biết về vấn đề phòng
và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng còn nhiều hạn chế. Điều kiện
khí hậu, địa lý, môi trƣờng... có nhiều biến động phức tạp nên đã ảnh hƣởng
không ít đến đời sống và sức khỏe của nhân dân và tác động đến việc triển
khai thực hiện các hoạt động của công tác phòng chống các bệnh Nội tiết và
rối loạn chuyển hóa.
Kinh tế - xã hội ngày một phát triển, đời sống kinh tế của ngƣời dân
từng bƣớc đƣợc nâng cao, nhu cầu đòi hỏi chăm sóc y tế của ngƣời dân ngày
một lớn, xuất hiện mô hình bệnh tật mới ngày một đa dạng và phức tạp. Đặc
biệt là bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa ngày càng gia tăng (nhất là bệnh
đái tháo đƣờng)
Mô hình bệnh tật của Cao Bằng qua các năm cũng có nét tƣơng đồng
với cả nƣớc, đã và đang chuyển đổi từ mô hình bệnh tật có tỷ lệ mắc các bệnh
lây nhiễm sang mô hình bệnh không lây nhiễm [16].


4


Bảng 1.1 : Cơ cấu bệnh tật tỉnh Cao Bằng so sánh với xu hướng bệnh tật
toàn quốc (VN)
Đơn vị tính: %
2010

Năm

CB

VN

2011
CB

2012

VN

CB

VN

2013
CB

Các bệnh lây 16.8 22,90 15 25,89 14.2 27,25 14.4

Các bệnh
không lây

VN

5,33

2014
CB

VN

14,43 22,42

76

66,32 80 62,72 81.8 61,91 82.5 63,50 81,22 67,43

6

10,78 3.5 11,39

3.5

1.2

1.1

0.5


Tai nạn, ngộ
độc, chấn

10,84

4

11,17

3,49

10,15

thƣơng
Khác

0.6

0,8

Theo số liệu tổng hợp của Sở Y tế Cao Bằng, trong số 10 bệnh gây tử
vong cao nhất của Cao Bằng, là tai nạn thƣơng tích (chủ yếu là tai nạn giao
thông), ngộ độc rƣợu, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đƣờng và các bệnh
rối loạn chuyển hóa… Giống nhƣ mô hình tử vong chung của toàn quốc, tử
vong do các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thƣơng tích tại Cao Bằng đã
tăng so với trƣớc đây.
1.1.2 Hướng dẫn điều trị (STG - Standard Treatment Guidelines)
“ STG (phác đồ điều trị chuẩn) là văn bản chuyên môn có tính chất
pháp lý. Nó đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, đƣợc sử dụng nhƣ một
khuôn mẫu trong điều trị mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một

hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau”.
Các tiêu chuẩn của một STG về thuốc gồm:
- Hợp lý: phân phối đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử
dụng

5


- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không
có tƣơng tác thuốc
- Hiệu quả: dễ dàng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục
đích sử dụng trong thời gian nhất định, tỷ lệ ngƣời bệnh đƣợc chữa khỏi tính
trên 100 ngƣời bệnh đƣợc điều trị [5].
Chất lƣợng khám chữa bệnh còn phụ thuộc nhiều vào năng lực chẩn
đoán và điều trị của các tuyến y tế cũng nhƣ các thầy thuốc, vì vậy Bộ Y tế đã
ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo biên soạn Hƣớng dẫn điều trị và Ban biên
soạn Hƣớng dẫn điều trị [10].
DMT là cơ sở để sử dụng thuốc trong điều trị tại mỗi cơ sở y tế, tuy
nhiên, sự lựa chọn thuốc vào danh mục cần tuân theo MHBT và những hƣớng
dẫn điều trị chuẩn để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Việc lựa chọn thuốc
không theo hƣớng dẫn điều trị chuẩn có thể dẫn đến thất bại trong điều trị.
1.1.3 Danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu
Thuốc thiết yếu là những thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khoẻ của
đại đa số nhân dân, đƣợc đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền
nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ của
nhân dân, luôn sẵn có bất cứ lúc nào với chất lƣợng đảm bảo, đủ số lƣợng cần
thiết, dƣới dạng bào chế phù hợp, an toàn, giá cả hợp lý.
DMTTY là DMT có đủ chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh
thông thƣờng. Với các tiêu chí:
- Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho ngƣời sử dụng;

- Sẵn có với số lƣợng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện
bảo quản, cung ứng và sử dụng;
- Phù hợp với mô hình bệnh tật, phƣơng tiện kỹ thuật, trình độ của thầy
thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Giá cả hợp lý;

6


- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh đƣợc sự kết hợp đó
có lợi hơn khi sử dụng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn.
Trƣờng hợp có hai hay nhiều thuốc tƣơng tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lƣợng, giá cả và khả năng cung
ứng [9].
Hiện nay, tại Việt Nam các chính sách về thuốc đang thực hiện theo hai
DMTTY tân dƣợc ban hành kèm theo thông tƣ số 45/2013 và DMTTY
YHCT ban hành kèm thông tƣ 40/2013 của Bộ Y tế.
Danh mục thuốc chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở DMTTY. Mục tiêu
của DMTCY là:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả.
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho ngƣời bệnh.
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc cho ngƣời bệnh tham gia BHYT.
- Phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời bệnh và quỹ BHYT.
DMTCY hiện hành thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT là danh
mục ban hành kèm theo thông tƣ số 40/2014 (tân dƣợc) và thông tƣ 05/2015
(thuốc YHCT) của Bộ Y tế.
1.1.4 Hội đồng thuốc và điều trị
HĐT&ĐT là hội đồng chuyên môn trong bệnh viện, Hội đồng cần có
sự tham gia của nhiều cán bộ thuộc các chuyên ngành, có kinh nghiệm, kỹ
năng khác nhau, cùng thảo luận và phân tích những vấn đề sử dụng thuốc một

cách hiệu quả, giúp nâng cao năng lực cho tất cả các thành viên. Hội đồng có
chức năng, nhiệm vụ [8].
- Xây dựng các quy định về quản lý thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng DMT dùng trong bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hƣớng dẫn điều trị
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát ADR và các sai sót trong điều trị.

7


- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
1.1.5 Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện là một danh sách các thuốc đã đƣợc lựa
chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện.
Danh mục thuốc bệnh viện phải thống nhất với danh mục thuốc chủ
yếu của Bộ Y tế, bao gồm những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám
bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù hợp với
MHBT, kỹ thuật điều trị, bảo quản, khả năng tài chính của bệnh viện và khả
năng chi trả của ngƣời bệnh. Những loại thuốc này phải luôn sẵn có với số
lƣợng cần thiết, chất lƣợng đảm bảo, dạng bào chế thích hợp và giá cả hợp lý.
Cơ cấu danh mục thuốc đƣợc phân loại, sắp xếp theo từng nhóm thuốc
để thuận tiện cho việc hƣớng dẫn kê đơn, hƣớng dẫn sử dụng; Phục vụ cho
việc mua sắm thuốc sử dụng và các báo cáo liên quan đến sử dụng thuốc
thƣờng kỳ hoặc đột xuất; thƣờng phân chia nhƣ sau:
- Cơ cấu thuốc trong danh mục theo nhóm tác dụng dƣợc lý: Phân loại
thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý theo Thông tƣ 40/2014
- Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ: phân loại theo thuốc nội/ngoại
+ Thuốc nội là những thuốc sản xuất trong nƣớc
+ Thuốc ngoại là những thuốc nhập khẩu

- Cơ cấu thuốc tân dƣợc/ thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu.
- Cơ cấu thuốc tiêm, tiêm truyền và các dạng bào chế khác.
Theo Thông tƣ 01/TTLT-BYT-BTC đƣợc phân loại nhƣ sau:
Thuốc theo tên Generic: Có thể có một hoặc nhiều thuốc theo tên
generic. Mỗi thuốc theo tên generic đƣợc phân chia thành các nhóm dựa trên
tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ đƣợc cấp phép. Gồm 5 nhóm
- Nhóm 1:
+ Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP thuộc nƣớc tham gia ICH,

8


+ Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do
Bộ y tế Việt Nam (Cục quản lý Dƣợc) cấp giấy chứng nhận và đƣợc cơ quan
quản lý có thẩm quyền của nƣớc tham gia ICH cấp phép lƣu hành.
- Nhóm 2:
+ Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP thuộc các nƣớc tham gia ICH và đƣợc sản xuất tại cơ sở sản xuất
thuốc đƣợc Bộ Y tế (Cục quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
WHO-GMP.
- Nhóm 3: Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHOGMP đƣợc Bộ y tế Việt Nam (Cục quản lý Dƣợc) cấp giấy chứng nhận.
- Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tƣơng đƣơng sinh học do Bộ Y tế công
bố.
- Nhóm 5: Thuốc không đáp ứng tiêu chí phân nhóm theo các nhóm trên.
 Thuốc theo tên biệt dƣợc: Bao gồm thuốc biệt dƣợc gốc hoặc thuốc có
tƣơng đƣơng điều trị với thuốc biệt dƣợc gốc do Bộ Y tế công bố và danh
mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.
 Thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu.
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC

1.2.1 Phân tích ABC
Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách. Phân tích ABC cho ta biết:
- Những thuốc đƣợc sử dụng thay thế với lƣợng lớn mà có chi phí thấp

trong danh mục hoặc sẵn có trên thị trƣờng để nhằm lựa chọn những thuốc có
chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thƣơng
lƣợng với nhà cung cấp để mua đƣợc thuốc với giá thấp hơn.
- Lƣợng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức

khỏe cộng đồng và từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong sử dụng thuốc,
9


bằng cách so sánh lƣợng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phƣơng thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc

thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
trên một năm hoặc ngắn hơn. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc
đặc biệt là trong nhóm A cần phải đƣợc đánh giá lại và xem xét việc sử dụng
những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa
chọn những phác đồ điều trị có có hiệu lực tƣơng đƣơng nhƣng có giá thành
rẻ hơn. Nhƣ vậy ƣu điểm chính của phân tích ABC giúp xác định xem phần
lớn ngân sách đƣợc chi trả cho những nhóm thuốc nào [8].
1.2.2. Phân tích nhóm điều trị
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị nhằm:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi


phí nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử

dụng thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc có chi phí

hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp
điều trị thay thế.
Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao
để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu
quả cao [8].
1.2.3 Phân tích VEN
Phân tích VEN là phƣơng pháp giúp xác định ƣu tiên cho hoạt động
mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để
mua toàn bộ các thuốc nhƣ mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc
đƣợc phân chia thành 3 hạng mục cụ thể nhƣ sau:
- Thuốc V (Vital drugs): là thuốc dùng trong các trƣờng hợp cấp cứu

10


hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
- Thuốc E (Essential drugs): là thuốc dùng trong các trƣờng hợp bệnh ít

nghiêm trọng hơn nhƣng vẫn là các bệnh lý quan trọng trọng trong mô hình
bệnh tật của bệnh viện.
- Thuốc N (Non- Essential drugs): là thuốc dùng trong các trƣờng hợp

bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị

còn chƣa đƣợc khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tƣơng xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc [8].
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và
khả năng sử dụng khác nhau.
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC
TRONG BỆNH VIỆN
1.3.1. Một vài số liệu về sử dụng thuốc
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời
dân đang đƣợc cải thiện. Giá trị con ngƣời ngày càng đƣợc đề cao trong đó
nhu cầu chăm sóc sức khỏe con ngƣời trong cuộc sống hiện đại cũng tăng lên,
kéo theo nhu cầu thuốc sử dụng.
Năm 2014, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ƣớc tính 3.120 triệu USD,
tăng 12,4% so với năm 2013. Trong đó GTSD thuốc sản xuất trong nƣớc đạt
khoảng 1.390 triệu USD, tăng 6,9% so với 2013, tiền thuốc bình quân đầu
ngƣời đạt 34,48 USD [11].
Giá trị thuốc bình quần đầu ngƣời tăng lên chứng tỏ nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của ngƣời dân tăng lên. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của
ngành Dƣợc. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích này, việc tăng nhu cầu sử
dụng thuốc cũng khiến chúng ta đối mặt với những khó khăn nhƣ việc lạm
dụng thuốc trong điều trị. Với mô hình bệnh tật có tỷ lệ bệnh mạn tính và
bệnh truyền nhiễm cao, các thuốc hay bị lạm dụng là kháng sinh, thuốc bổ,

11


vitamin. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ
cao nhất trong hạng A với tỷ lệ 54,85% GTSD (16,05 tỷ đồng); nhóm tiêu hóa
đứng thứ hai với GTSD 5,31 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 18,15%; xếp thứ ba là
nhóm tim mạch có GTSD là 4,54 tỷ đồng, chiếm 15,52 %; nhóm vitamin
chiếm 11,48 % giá trị (3,36 tỷ đồng) các thuốc tim mạch tập trung ở nhóm

thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm 34,14 % trong danh mục thuốc hạng A,
chiếm tỷ lệ GTSD là 1,55 tỷ đồng. Các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ về GTSD từ
8,15% đến 15,20%, với GTSD cao nhất là 0,69 tỷ đồng [14]; Tại bệnh viện
Nội tiết Trung ƣơng, nhóm hormon và các thuốc tác động và hệ nội tiết có
GTSD lớn nhất (33,5%); đứng thứ hai là nhóm thuốc tim mạch (33,4%) [13];
tại bệnh viện nội tiết Thanh Hóa cũng tƣơng tự nhƣ bệnh viện nội tiết trung
ƣơng, nhóm hormon và các thuốc tác dụng vào hệ nội tiết có GTSD lớn nhất
39,5% . Đứng thứ hai là nhóm thuốc tim mạch 23,6% . Tiếp theo là nhóm
thuốc đƣờng tiêu hoá 15,2% và thứ tƣ là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn 6,5% [15].
Lạm dụng thuốc trong điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nhƣ giảm tác
dụng điều trị, tăng nguy cơ mắc ADR, vi khuẩn kháng thuốc hay tăng chi phí
điều trị cho ngƣời bệnh...Việc xây dựng một DMT phù hợp sẽ góp phần trong
việc tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện. Việc
phân tích danh mục thuốc để tìm ra giá trị phần trăm của mỗi thuốc nhằm mục
đích xác định nhóm thuốc có chi phí lớn nhất là vấn đề cần thiết trong thực
hiện công tác cung ứng thuốc tại mỗi đơn vị.
1.3.2 Vài nét về bệnh nội tiết và Trung tâm Nội tiết tỉnh Cao Bằng
Bệnh nội tiết
Bệnh nội tiết là bệnh không lây nhiễm, do rối loạn của hệ nội tiết. Các
tuyến nội tiết trong cơ thể ngƣời gồm có: vùng dƣới đồi, tuyến tùng, tuyến
yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp, tuyến thƣợng thận, tuyến tụy và tuyến sinh
dục.

12


Ở Việt Nam, có sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh tật, tình hình mắc
các bệnh nội tiết đặc biệt là Đái tháo đƣờng có chiều hƣớng gia tăng. Năm
2002 – 2003, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đƣờng và nguy cơ

đƣợc tiến hành trên cả nƣớc, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đƣợc chia làm 4 vùng
sinh thái. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng toàn quốc là 2,7%, trong
đó tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng ở vùng núi cao là 2,1% [4]. Hiện nay, theo
số liệu về cơ cấu số lƣợt khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế nhà nƣớc trong
Niên giám thống kê năm 2014, xu hƣớng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm
gia tăng liên tục ở mức cao, tỷ lệ mắc từ 62,40% năm 2006 tới năm 2014 là
67,43%. Ngƣợc lại với xu hƣớng này là sự giảm tỷ trọng số đợt KCB đối với
ngƣời mắc bệnh truyền nhiễm năm 2006 là 24,94% thì đến năm 2014 giảm
còn 22,42% [11]. Nhƣ vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các
bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đƣờng, ung thƣ và
bệnh phổi mạn tính). Theo số liệu công bố của Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng
tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đƣờng quốc
gia, năm 2015 toàn quốc tiến hành sàng lọc 121.439 ngƣời, kết quả phát hiện
10.079 ngƣời mắc bệnh ĐTĐ (8.3%) và hơn 23.851 ngƣời tiền ĐTĐ, chiếm
19.6% [1].
Cùng với bệnh tiểu đƣờng, bệnh tuyến giáp cũng là bệnh về nội tiết có
tỷ lệ gia tăng trong những năm vừa qua. Đối với Cao Bằng, là tỉnh miền núi
đá vôi, có nguy cơ mắc bệnh bƣớu cổ cao, tuy nhiên đơn vị cũng đã thực hiện
tốt dự án hoạt động phòng chống các rối loạn thiếu hụt iod nên bệnh đã đƣợc
khống chế cơ bản. Theo tổng điều tra năm 2015, đã điều tra tại 20 xã với
1544 đối tƣợng, thì có 33 ngƣời mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 2,1% [17]. Tại Trung
tâm Nội tiết tỉnh Cao Bằng hiện nay bệnh nhân đang điều trị chủ yếu là các
bệnh về nhƣợc năng tuyến giáp và cƣờng giáp trạng.

13


Trung tâm Nội tiết tỉnh Cao Bằng
Vị trí, chức năng:
Trung tâm Nội tiết tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Cao

Bằng, có chức năng tham mƣu cho giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai
thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh nội tiết, đái tháo đƣờng, rối loạn
chuyển hóa và các rối loạn do thiếu iod (gọi chung là bệnh nội tiết và rối loạn
chuyển hóa) trên địa bàn tỉnh; chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở y
tế; sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật của Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Nội tiết
và rối loạn chuyển hóa của tỉnh trên cơ sở chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia
và tình hình thực tế ở địa phƣơng trình Sở Y tế phê duyệt.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động:
- Giám sát, điều tra, phát hiện tình hình mắc bệnh nội tiết và rối loạn
chuyển hóa trên địa bàn tỉnh;
- Khám, điều trị, theo dõi bệnh nhân và hƣớng dẫn phòng, chống bệnh
nội tiết – rối loạn chuyển hóa tại cộng đồng;
- Thực hiện giám sát kỹ thuật chất lƣợng muối iod của cơ sở sản xuất
và chất lƣợng muối ăn có iod tại cộng đồng theo tiêu chuẩn quy định;
- Tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật về lĩnh vực phòng, chống bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa đáp ứng
yêu cầu của ngành và của địa phƣơng;
- Tham gia đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, kỹ thuật theo kế
hoạch của địa phƣơng và trung ƣơng cho cán bộ chuyên khoa và cán bộ khác;
- Phối hợp với trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ
quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, hƣớng dẫn và
tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng,
chống bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa trên địa bàn tỉnh;

14


- Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thƣởng, kỷ luật đối

với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy
định của pháp luật;
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh để
thực hiện tốt công tác y tế dự phòng theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao;
- Tham gia thực hiện tốt các chƣơng trình hợp tác quốc tế thuộc lĩnh
vực chuyên ngành Nội tiết với các tổ chức cá nhân trong nƣớc hoặc nƣớc
ngoài nếu có theo đúng quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khám chữa bệnh chuyên khoa và hợp tác
quốc tế về lĩnh vực chuyên ngành nội tiết;
- Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy biên chế
- Lãnh đạo Trung tâm: Gồm 01 Giám đốc và 02 phó giám đốc
- Các phòng chức năng: 04
- Các khoa chuyên môn: 07 [18].

15


BAN GIÁM ĐỐC
CÁC HỘI ĐỒNG
TƢ VẤN

CÁC ĐOÀN THỂ

CÁC PHÒNG
CHỨC NĂNG

CÁC KHOA
CHUYÊN

MÔN

1. Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú.
2. Khoa điều trị nội trú tuyến giáp
3. Khoa điều trị nội trú bệnh ĐTĐ và các rối
loạn chuyển hóa
4. Khoa cận lâm sàng - chẩn đoán hình ảnh –
thăm dò chức năng
5. Khoa Dƣợc - vật tƣ thiết bị y tế
6. Khoa dinh dƣỡng
7. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

1.Phòng tổ chức hành chính
2. Phòng kế hoạch tài chính
3. Phòng Điều dƣỡng
4. Phòng chỉ đạo tuyến - Truyền
thông giáo dục sức khỏe

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Nội tiết Cao Bằng
Kết quả khám bệnh trong năm 2015:
Tổng số lƣợt bệnh nhân đến khám là 18.199/14.000KH (đạt 130%);
Bệnh nhân đƣợc quản lý và điều trị là 1631/1500KH đạt (108%); Tổng số
bệnh nhân điều trị nội trú là 615/950 KH (đạt 65%); Số ngày điều trị nội trú là
8,6/10 KH (đạt 86%) [17].

16


Bảng 1.2 Mô hình bệnh tật của TTNT tỉnh Cao Bằng năm 2015
Đ n vị


Thực hiện

tính

2015

MÃ ICD-10

Nội dung

1

E10; E11

Tổng số lư t h m điều trị
Đái tháo đƣờng

Lư t
Lƣợt

18.199
11.903

2

E05

Basedow


Lƣợt

4.764

3

E04.2

Bƣớu cổ đơn thuần

Lƣợt

288

4

D34

U nang tuyến giáp

Lƣợt

414

5

E06

Viêm giáp


Lƣợt

39

6

E03

Suy giáp

Lƣợt

777

7

M10

Goute

Lƣợt

7

Số lƣợt khám, điều trị bệnh khác

Lƣợt

7


TT

8

17


×