Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh” - Ha 26June2015 NO TRACK CHANGE - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.24 KB, 47 trang )

Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................................1

1.1. Mô tả dự án...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của Dự án .............................................................................................2
1.3. Các hợp phần của dự án.......................................................................................2
1.4. Giới thiệu tiểu dự án.............................................................................................3
2. KHUNG PHÁP LÝ ÁP DỤNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ.................................6

2.1. Khung pháp lý và chính sách của Việt Nam về người dân tộc thiểu số ............6
2.2. Chính sách hoạt động của ngân hàng Thế giới về người Dân tộc thiểu số (OP
4.10)...............................................................................................................................8
3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI....................................................................10

3.1. Tình hình kinh tế - xã hội vùng tiểu dự án .......................................................10
3.1.1. Dân số và lao động..........................................................................................10
3.1.2. Đói nghèo........................................................................................................10
3.1.3. Y tế và giáo dục...............................................................................................11
3.2. Tổng quan về các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh và tại vùng tiểu dự án....11
3.3. Đặc điểm của người dân tộc Tày trong tỉnh Quảng Ninh.................................12
3.4. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số.........................................14
4. TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ.............24

4.1. Mục đích của tham vấn......................................................................................24
4.2. Các phương pháp tham vấn...............................................................................24
4.3. Kết quả tham vấn cộng đồng.............................................................................25
4.4. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn thực hiện EMDP....................................26
Phần này đã được chuẩn bị dựa trên cơ sở của EMPF (xem chi tiết trong EMPF của dự án)..27
6. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT THÔNG QUA KẾ HOẠCH PHÁT


TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ.................................................................................................28
6.1. Các hoạt động đề xuất.......................................................................................................28

6.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng ..................................................28
7. CHI PHÍ ƯỚC TÍNH............................................................................................................30

7.1. Nguồn ngân sách................................................................................................30
7.2. Nguồn kinh phí dự kiến.....................................................................................30
8. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI......................................................31

8.1. Những nguyên tắc chính của cơ chế khiếu nại..................................................31
8.2. Cơ chế giải quyết khiếu nại...............................................................................31
9. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ................................................................................................33

9.1. Các nguyên tắc giám sát....................................................................................33
9.2. Giám sát nội bộ..................................................................................................33
9.3. Giám sát độc lập.................................................................................................34
10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................................36
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

i


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”
11. PHỤ LỤC............................................................................................................................38

1. Mục đích tham vấn ...............................................................................................38
2. Nội dung tham vấn ...............................................................................................38
3. Phương pháp tham vấn .........................................................................................38
4. Tóm tắt kết quả tham vấn......................................................................................38

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Tài liệu pháp lý liên quan đến dân tộc thiểu số của Việt Nam.......................................8
Bảng 2. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu số................................................................15
Bảng 3. Thông tin về việc làm chính của chủ hộ người dân tộc thiểu số.................................15
Bảng 4. Số thành viên trong hộ.................................................................................................16
Bảng 5. Thông tin chung về kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số....................16
Bảng 6. Trình độ văn hóa..........................................................................................................17
Bảng 7. Nghề nghiệp chính của các thành viên dân tộc thiểu số..............................................18
Bảng 8. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ dân tộc thiểu số..........................................18
Bảng 9. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ dân tộc thiểu số..............................................19
Bảng 10. Loại nhà của các hộ dân tộc thiểu số được điều tra...................................................20
Bảng 11. Nguồn nước dùng trong sản xuất và sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số.....................20
Bảng 12. Nhà vệ sinh của các hộ dân tộc thiểu số....................................................................21
Bảng 13. Nguồn năng lượng thắp sáng.....................................................................................21
Bảng 14. Các đồ dùng thiết yếu của hộ.....................................................................................22
Bảng 15. Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng...........................................................................23
Bảng 16. Ngân sách kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số.........................................................30
Bảng 17. Các chỉ số giám sát nội bộ.........................................................................................34
Bảng 18. Các chỉ số giám sát độc lập.......................................................................................35
Bảng 19 Bảng tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng..............................................................39

TỶ GIÁ QUY ĐỔI
(Tỷ giá ngày 20/6/2015)
Đô la Mỹ ($)

Đồng Việt Nam (VND)

USD 1.00

=


VND 21,150

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

ii


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MoNRE

Bộ Tài nguyên Môi trường

MoIT

Bộ Công thương

MoF

Bộ Tài chính

MPI


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MoC

Bộ Xây dựng

SVB

Ngân hàng Nhà nước Việt nam

PsC

Ủy ban nhân dân

DRaSIP/WB8

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập

DARD

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PPMU

Ban Quản lý dự án tỉnh

CPO

Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi


EMPF

Khung chính sách dân tộc thiểu số

EMDP

Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số

DTTS

Dân tộc thiểu số

ICMB

Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi

PPMU

Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh

CPMU

Ban Quản lý dự án Trung ương

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR


iii


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Tác động dự án là các tác động tích cực và tiêu cực của tất cả các hoạt động của
các hợp phần dự án đến người DTTS. Các tác động tiêu cực thường là hậu quả tức thì
của việc thu hồi một mảnh đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được chỉ định
hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu
hồi đất có thể mất nhà, đất trồng trọt/ chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc
các phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền
cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận.
Người bị ảnh hưởng tức là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh
hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một
cách bắt buộc do dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ gây ra, dẫn đến (i) di dời hoặc
mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập
hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi
khác hay không. Việc thu hồi đất một cách bắt buộc bao gồm cả việc thu hồi quyền sử
dụng đất – có sự chấp thuận của chủ sở hữu, và họ được hưởng lợi từ việc sở hữu/cư
trú tại khu vực khác. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng còn bao gồm người chịu tác động
tiêu cực về sinh kế, bị hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực hợp pháp và
các khu vực được bảo vệ gây tác động bất lợi; tuy nhiên, định nghĩa này thường không
áp dụng cho khu vực đô thị.
Người bản địa (tương đương với khái niệm người dân tộc thiểu số tại Việt Nam)
và cập tới một nhóm người riêng biệt, dễ bị tổn thương, có đặc điểm xã hội và văn hóa
riêng, mang trong mình những đặc tính sau đây, ở nhiều cấp độ khác nhau: (i) tự xác
định như là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được
công nhận bởi các nhóm văn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cư
trú riêng biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại trong khu

vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực cư trú
và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về văn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục
riêng biệt so với những thể chế tương tự của xã hội và nền văn hóa thống lĩnh, và (iv)
một ngôn ngữ bản địa riêng, thường khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc
vùng.
Các nhóm dễ bị tổn thương Được xác định là những nhóm người riêng biệt, bị
ảnh hưởng nặng nề hơn về tái định cư so với cộng đồng dân cư khác và những người
bị giới hạn do khả năng của họ yêu cầu được hỗ trợ để phát triển lợi ích của họ từ dự
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

iv


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

án, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (mất chồng, chồng không còn khả năng lao động,
gia đình có người già và trẻ em), (ii) người khuyết tật, người già và người neo đơn,
(iii) hộ nghèo (hộ gia đình có mức sống dưới ngưỡng cận nghèo), (iv) người không có
đất đai; và (v) người dân tộc thiểu số.
Phù hợp về mặt văn hóa tức là đã có xét tới mọi mặt của văn hóa và tính dễ tổn
thhóng về chức năng của chúng.
Tham vấn tự do, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin với cộng đồng
người dân tộc bản địa bị ảnh hưởng đề cập đến một quá trình ra quyết định tập thể phù
hợp với văn hóa theo sự tham gia chân thành và có ý nghĩa và thông báo trước về việc
chuẩn bị và thực hiện dự án. Nó không tạo ra quyền phủ quyết đối với các cá nhân
hoặc các nhóm.
Gắn kết theo tập thể tức là nói về sự có mặt ở đó và gắn bó về kinh tế với mảnh
đất và vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử dụng hay
chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của nhóm người DTTS đang đề
cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ như các khu vực tâm linh,

linh thiêng. “Gắn kết theo tập thể” còn hàm chỉ tới sự gắn kết của các nhóm người
DTTS hay di chuyển/ di cư/ đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu kì.
Các quyền về đất và nguồn tài nguyên theo phong tục, tập quán nói tới các mẫu
hình sử dụng đất và tài nguyên lâu dài của cộng đồng theo phong tục, giá trị, tập quán,
và truyền thống của người dân tộc thiểu số, bao gồm cả việc sử dụng theo mùa hay
theo chu kì, hơn là các quyền hợp pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà
nước ban hành.

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

v


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

TÓM TẮT
• Giới thiệu:
Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP) được chuẩn bị cho tiểu dự án Sửa
chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh do Ngân hàng
thế giới tài trợ. Mục tiêu của tiểu dự án là: (i) Đảm bảo an toàn cho hồ chứa nước Khe
Chè; (ii) Đảm bảo an toàn và phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân vùng hạ du hồ chứa
nước Khe Chè gồm các xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân; (iii) Đảm bảo an toàn hồ chứa
và khả năng trữ nước phục vụ sản xuất cho hơn 1000 ha đất nông nghiệp; (iv) Kiên cố
hóa mặt đập, mặt đường lên đập, làm cầu qua tràn và kênh, cải tạo nhà tháp, nhà quản
lý, phát huy hiệu quả công trình hồ chứa nước Khe Chè; (v) Cải tạo cảnh quan môi
trường, tạo cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng dự án
Mục tiêu của Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP) là đảm bảo rằng
quá trình thực hiện tiểu dự án sẽ tôn trọng những giá trị, quyền con người và văn hóa
riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án và cũng
xem xét tới nguyện vọng và nhu cầu phát triển kinh tế của cộng đồng người dân tộc

thiểu số.
Tham vấn với họ một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù
hợp , để xác định rằng nếu cần hỗ trợ cho cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh
hưởng tại địa phương khi thực hiện tiểu dự án. Sàng lọc EM được tiến hành theo
hướng dẫn OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới, và đã được thực hiện trong phạm vi và
khu vực các đánh giá xã hội tương ứng với phạm vi đánh giá môi trường (theo OP
4.01)
• Điều tra kinh tế - xã hội
Số hộ người dân tộc thiểu số được hưởng lợi khi tiến hành Sửa chữa nâng cấp
cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè là 135 hộ người dân tộc thiểu số tại 3 xã gồm: An
Sinh, Tân Việt và Việt Dân. Việc đánh giá điều kiện về kinh tế - xã hội đã được tiến
hành điều tra, khảo sát 41 hộ dân tộc thiểu số (tương đương với 105 người) được
hưởng lợi trong tổng số 135 hộ được hưởng lợi từ việc sửa chữa, nâng cấp cụm đầu
mối hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh (chiếm tỷ lệ 31%).
Tham vấn cộng đồng, phổ biến thông tin và sự tham gia
Tư vấn đã phối hợp chặt chẽ với BQLDA tỉnh Quảng Ninh tiến hành các cuộc
tham vấn cộng đồng đã được tổ chức một cách công khai, dân chủ trong tháng 3 năm
2015 thông qua một loạt các cuộc họp với cộng đồng người dân tộc thiểu số đang sinh
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

vi


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

sống trong khu vực được hưởng lợi tiểu dự án. Tư vấn đã tổ chức tham vấn cộng đồng
nhằm tuyên truyền, phổ biến thông tin và giới thiệu dự án tới cộng đồng người dân tộc
thiểu số trong khu vực dự án. Các cuộc tham vấn đã được tiến hành theo phương thức
tham vấn tự do, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin và dựa trên sự hỗ trợ
của cộng đồng, người DTTS.

Cộng đồng người dân tộc thiểu số được thông báo trước về các hoạt động của dự
án bao gồm: (i) phạm vi dự án, kế hoạch công việc, kế hoạch giải phóng mặt bằng, kế
hoạch xây dựng (ii) ý kiến của người DTTS về việc thực hiện đầu tư, trong khi tôn trọng
các tập quán hiện tại, tín ngưỡng và văn hóa (iii) những tác động tích cực và tiêu cực
của tiểu dự án và những kiến nghị của cộng đồng người DTTS và các vấn đề liên quan
đến cơ chế giải quyết khiếu kiện, khiếu nại.
Đối với việc sữa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè không ảnh
hưởng thu hồi đất đối với hộ gia đình DTTS. Chỉ có một công ty Lâm nghiệp bị ảnh
hưởng thu hồi đất và cây trồng trên đất do việc sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè. Tuy
nhiên, người DTTS được hưởng lợi trong vùng dự án đều được tham vấn và kết quả là
họ hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện dự án và mong muốn dự án hỗ trợ các lớp tập huấn
khuyến nông cũng như các chương trình khởi nghiệp kinh doanh để họ có cơ hội phát
triển kinh tế.
• Các giải pháp lợi ích:
Các giải pháp lợi ích chủ yếu sẽ được thực hiện sau khi tham vấn với các hộ
DTTS: (i) Các chương trình tập huấn khuyến nông (mô hình trồng ngô ngọt) (ii)
Chương trình truyền thông nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa trong đó khuyến khích
các hộ dân tham gia trong việc ủng hộ thực hiện dự án và (iii) Chương trình khởi nghiệp
kinh doanh để họ có cơ hội phát triển kinh tế. iv) Quỹ quay vòng vốn hỗ trợ người dân
phát triển sản xuất, kinh doanh.
• Ngân sách và tài chính:
Chi phí chính của Chương trình phát triển dân tộc thiểu số ước tính là
504.000.000 đồng (tương đương 23,830 USD). Chi phí này bao gồm các biện pháp
cụ thể, chi phí quản lý và dự phòng. Ngân sách cho Chương trình phát triển dân tộc
thiểu số sẽ được lấy từ vốn vay của WB.

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

vii



Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

1. GIỚI THIỆU
1.1. Mô tả dự án
Việt Nam có một trong những mạng lưới đập và cơ sở hạ tầng thủy lợi lớn nhất
thế giới bên cạnh Trung Quốc và Mỹ. Mạng lưới này gồm hơn 7.000 đập các loại với
kích cỡ khác nhau. Trong đó, hơn 750 đập được phân loại là đập lớn (đập có chiều cao
hơn 15m hoặc từ 5m đến 15m với dung tích hồ trên 3 triệu m3) và số lượng đập nhỏ
(chiều cao đập <15m và dung tích hồ nhỏ hơn 3 triệu m3) ước tính hơn 6.000 đập chủ
yếu là đập đất. Trong tổng số 4 triệu hecta đất nông nghiệp thì hơn 3 triệu hecta được
tưới từ nguồn nước của 6.648 đập.
Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng này đã đặt ra một số thách thức nhất
định. Nhiều hồ chứa quy mô vừa và nhỏ được xây dựng từ những năm 1960-1980 với
các hạn chế về khảo sát kỹ thuật, thiết kế và thi công. Các yếu tố này cùng với hạn chế
về vận hành và duy tu bảo dưỡng làm cho nhiều đập đã bị xuống cấp và mức độ an
toàn của đập thấp hơn so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Điều này mang lại rủi ro đáng
kể cho sự an toàn của con người và an ninh kinh tế. Sự xuống cấp của các đập này,
cộng với sự gia tăng rủi ro và mất an toàn bởi sự biến động thủy văn do biến đổi khí
hậu cũng như sự phát triển nhanh chóng ở thượng nguồn đã khiến nhiều hồ chứa trong
tình trạng rủi ro. Các rủi ro trên diện rộng có thể xuất hiện từ sự mất cân đối của mặt
cắt, ví dụ như quá mỏng để có thể ổn định, tình trạng lún của kết cấu chính, thấm qua
đập chính và/hoặc đập phụ và xung quanh công trình lấy nước, biến dạng của mái
thượng/hạ lưu, sự cố đập tràn, và việc chưa phát huy một cách hiệu quả quả các thiết
bị giám sát an toàn. Không đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành mạng lưới hiện
tại cũng như tăng cường năng lực để phục vụ cho mục đích phát triển sau này có thể là
yếu tố cản trở nền kinh tế Việt Nam gặt hái thành công.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo nền móng cho duy trì và đảm
bảo tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một chương trình ngành về an toàn đập
vào năm 2003. Dự án đề xuất Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập dự kiến do Ngân

hàng Thế Giới tài trợ sẽ hỗ trợ Chương trình an toàn đập cho Chính phủ Việt Nam. Dự
án này sẽ được thực hiện bằng cách hỗ trợ cả về an toàn kết cấu của chính bản thân
đập và hồ chứa, cùng với yêu cầu an toàn cho vận hành để bảo vệ người dân có nguy
cơ rủi ro và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở hạ lưu. Điều này phù hợp với định nghĩa
của Chính phủ về an toàn đập nêu trong Nghị định 72. Dự án cũng sẽ hỗ trợ Chính phủ
đảm bảo được quy hoạch phát triển tổng hợp lưu vực toàn diện hơn để tăng cường sự
điều phối về thể chế, phát triển trong tương lai và an toàn vận hành.
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

1


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

1.2. Mục tiêu của Dự án
Mục tiêu phát triển của dự án là hỗ trợ việc thực hiện chương trình an toàn đập của
Chính phủ bằng cách nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa được ưu tiên cũng
như bảo vệ người dân và tài sản của các cộng đồng hạ du.
Mục tiêu cụ thể
-

Cải thiện an toàn đập và các công năng thiết kế của đập thông qua sửa chữa,
nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành và bảo trì.

-

Tăng cường thể chế ở cấp Quốc gia và hệ thống về quản lý an toàn đập thông
qua hoàn thiện khung thể chế về an toàn đập bao gồm cả việc xây dựng và quản
lý cơ sở dữ liệu, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn, tăng cường
năng lực và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan.


-

Nâng cao năng lực quản lý lũ ở cấp lưu vực và cơ chế phối hợp vận hành hồ
chứa thông qua cải thiện năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt
tổng hợp và đào tạo tăng cường năng lực

1.3. Các hợp phần của dự án
Dự án bao gồm 4 hợp phần chỉnh.
Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (chi phí dự kiến là US$ 385 triệu)
Hợp phần này nhằm nâng cao an toàn công trình thông qua các hoạt động cải
tạo đập. Bao gồm: i) Thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của việc cải tạo
công trình và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo công trình, bao gồm đập và công
trình liên quan, thiết bị vận hành và điều khiển, lắp đặt thiết bị quan trắc tại đầu mối và
giám sát an toàn; (iii) lập Quy trình vận hành và bảo trì đập, Kế hoạch sẵn sàng ứng
phó khẩn cấp.
Việc rà soát được thực hiện trên cơ sở đề xuất của các địa phương, đã xác định
được khoảng 736 đập thủy lợi tại 31 tỉnh đủ tiêu chí tham gia dự án với nhu cầu vốn
đầu tư khoảng 18.700 tỷ đồng. Khoảng 400 đập có nguy cơ rủi ro từ cao đến rất cao
được hỗ trợ các giải pháp cải thiện an toàn từ dự án. Danh mục các địa phương và số
lượng hồ chứa được ưu tiên sửa chữa bởi dự án thể hiện trong Phụ lục. Khoảng 90%
số đập có chiều cao dưới 15m hoặc có dung tích thiết kế nhỏ hơn 3 triệu m3, 10% là
các đập lớn, hầu hết có kết cấu là đất đắp. Danh sách các đập thuộc hợp phần này có
thể được thay đổi bởi sự rà soát, đánh giá rủi ro hàng năm, các đập có nguy cơ rủi ro
thấp nhất sẽ được thay thế của các đập gặp sự cố khẩn cấp thuộc Hợp phần 4. Dự kiến
khoảng 12 hồ đập thuộc 11 tỉnh trong tổng số 31 tỉnh được rà soát có nguy cơ mất an
toàn cao và đạt mục tiêu về tính sẵn sàng để đầu tư ngay năm thứ nhất của dự án.
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

2



Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập (chi phí dự kiến US$ 60 triệu)
Mục tiêu của hợp phần này là cải thiện việc lập quy hoạch và khung thể chế về
quản lý an toàn đập bao gồm cả đập thủy lợi và thủy điện theo Nghị định về quản lý an
toàn đập. Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ về: i) mạng lưới quan trắc thủy văn và hệ
thống thông tin; ii) kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp và cơ chế phối hợp vận hành; iii) tăng
cường thể chế và pháp lý và iv) nâng cao năng lực vận hành hồ đập tổng hợp toàn lưu
vực, kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp. Hợp phần này sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực
hiện các công tác hỗ trợ kĩ thuật cho chương trình Quốc gia, hoàn thiện thể chế cơ chế
phối hợp và thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan.
Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (chi phí dự kiến là US$ 15 triệu)
Dự án được thực hiện với sự tham gia của 3 bộ, phạm vi dự án rộng với 31 tỉnh
tham gia, đa số các hồ chứa nằm ở vùng sâu, vùng xa miền núi, điều kiện giao thông
rất khó khăn và thời gian thực hiện dự án kéo dài trong 6 năm, việc phân bổ một chi
phí quản lý hạn hẹp cũng là một khó khăn trong việc triển khai dự án.
Hợp phần sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý dự án, giám sát và
đánh giá, hỗ trợ kĩ thuật, đấu thầu, kiểm toán, thông tin, đào tạo, hỗ trợ mua sắm, trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý thực hiện dự án.
Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (US$ 0 triệu - Không phân bổ cố định)
Hợp phần này sẽ nâng cao năng lực ứng phó của Chính phủ trong trường hợp
khẩn cấp liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp
khẩn cấp, hợp phần dự phòng này sẽ tạo điều kiện sử dụng số tiền trong khoản vay
nhanh chóng bằng cách giảm thiểu tối đa các bước xử lý và điều chỉnh các yêu cầu về
tín dụng và chính sách an toàn nhằm hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện.
1.4. Giới thiệu tiểu dự án
Hồ chứa nước Khe Chè thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Công

trình được đưa vào khai thác năm 1986, đến những năm 1995-1998 công trình được
sửa chữa nâng cấp một số hạng mục thuộc hệ thống đầu mối. Tính đến nay công trình
này đã hoạt động được hơn 20 năm. Hồ có diện tích lưu vực 22,4 km 2 , dung tích hồ
106m3 --> 20x106m3 Cụm công trình đầu mối và các công tình phụ trợ của hồ chứa nước
Khe Chè gồm các hạng mục sau:

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

3


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

-

Đập: Xây dựng bằng đất đồng chất với chiều dài 658m, chiều rộng 4,2m. Mặt
đập hồ Khe Chè được tôn cao bằng tường đá xây, trên có phủ đá mạt để bảo vệ
mặt đập.

-

Cống lấy nước: được bố trí tại vai đập bằng bê tông cốt thép Hình thức cống là
cống hộp có tháp van điều khiển phía thượng lưu; Nhà tháp cống lấy nước có hệ
thống cửa chính và các cửa sổ làm bằng gỗ.

-

Tràn Xả Lũ: Vị trí tại vai trái đập, chiều rộng ngưỡng tràn 24m; Cao độ
ngưỡng tràn 23,68m; kết cấu bê tông cốt thép chịu lực dạng khung cứng tỳ trên
nền đàn hồi, hệ số nền ks=30000 T/m3 .


-

Đường quản lý: Đoạn cuối đường quản lý dẫn lên mặt đập hiện tại là đường
đất, công trình trên đường tại đoạn này chỉ có một cầu qua kênh. Sau khi qua
mặt đập, đoạn đường này nối tiếp với đường dân sinh đi ven lòng hồ. Đường có
chiều dài 139,56m với chiều rộng 5m tương đối dốc .

-

Nhà quản lý: Nhà quản lý được xây dựng là nhà mái bằng một tầng có khuôn
viên rộng rãi, thoáng mát nằm ở sau cống lấy nước dưới đập phía hạ lưu.

Các hoạt động của tiểu dự án bao gồm: Bổ sung hệ thống tiêu thoát nước mái hạ lưu
đập, kéo dài rãnh tiêu nước dẫn nước tiêu thoát từ mái đập về cống lấy nước dưới đập
và thay mới cửa , xử lý xói lở cục bộ; thay thế cửa tháp cống lấy nước; mở rộng tràn
và xây cầu qua tràn; và nâng cấp đường thi công, quản lý.
Mục đích của tiểu dự án:
Mục đích chính của việc cải tạo nâng cao an toàn đập và hồ chứa là: (i) Đảm bảo an
toàn cho hồ chứa nước Khe Chè; (ii) Đảm bảo an toàn và phục vụ sản xuất, đời sống
nhân dân vùng hạ du hồ chứa nước Khe Chè gồm các xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân;
(iii) Đảm bảo an toàn hồ chứa và khả năng trữ nước phục vụ sản xuất cho hơn 1000
ha đất nông nghiệp;(iv) Kiên cố hóa mặt đập, mặt đường lên đập, làm cầu qua tràn và
kênh, cải tạo nhà tháp, nhà quản lý, phát huy hiệu quả công trình hồ chứa nước Khe
Chè; (v) Cải tạo cảnh quan môi trường, tạo cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã
hội vùng dự án.
Địa điểm thực hiện dự án:
Công trình thuộc tiểu dự án được thực hiện tại thôn 3 xã An Sinh, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh được minh họa trong bản đồ dưới đây:
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tiểu dự án

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

4


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

Hình 2.2: Vị trí cộng đồng DTTS sinh sống

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

5


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

2. KHUNG PHÁP LÝ ÁP DỤNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1. Khung pháp lý và chính sách của Việt Nam về người dân tộc thiểu số
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 công nhân
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Điều 5 trong Hiến pháp năm 2013 nêu đưa ra
những nguyên tắc chung sau đây:
- Việt Nam là một quốc gia hợp nhất của tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ đất
nước.
- Nhà nước áp dụng một chính sách bình đẳng, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các
cộng đồng dân tộc thiểu số và nghiêm cấm mọi hàng động phân biệt và chia rẽ dân tộc.
- Tất cả các dân tộc đều có quyền sử dụng ngôn ngữ và hệ thống chữ viết riêng và có
quyền bảo tồn phong tục và văn hóa truyền thống của mình.
- Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển toàn diện nhằm từng bước cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất và tình thần của người DTTS cùng với sự phát triển của
quốc gia.

Sự đáp ứng của các chính sách kinh tế và xã hội cho từng vùng, từng nhóm, có xét đến
các nhu cầu của người dân tộc thiểu số là một yêu cầu. Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội và Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đặc biệt kêu gọi sự chú ý đến
các dân tộc thiểu số. Các chương trình lớn hướng đến người dân tộc thiểu số gồm có
Chương trình 135 (cơ sở hạ tầng ở các vùng nghèo và miền núi) và Chương trình 134
(Xóa nhà kém chất lượng). Một chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Khung pháp lý đã được cập nhật vào năm 2014. Tất
cả tài liệu tham khảo pháp lý trong Bảng 1.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một loạt các chính sách phát triển, nâng cao điều kiện
kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Sau Chương trình 124
và Chương trình 125, giai đoạn 1, giai đoạn 2, Chính phủ đã phát động Chương trình
135, giai đoạn 3 nhằm tạo cơ hội tăng cường phát triển kinh tế-xã hội ở các xã và thôn
bản nghèo ở khu vực miền núi hoặc nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Bên
cạnh các chương trình phát triển tổng thể cho người dân tộc thiểu số, Chính phủ giao Ủy
ban Dân tộc hướng dẫn các tỉnh chuẩn bị các dự án hỗ trợ phát triển cho các nhóm dân
tộc có ít hơn 1.000 người như Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu. Chính phủ cũng tiến
hành nhanh chóng Chương trình vì người nghèo bền vững cho 61 huyện nghèo, nơi có
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

6


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm
2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc Thiểu
số (CEMA). Nghị định quy định rằng Ủy ban Dân tộc, cấp Bộ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong cả nước; quản lý nhà nước về các dịch vụ
công thuộc thẩm quyền của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. Cùng với Nghị

định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2011 về công tác Dân tộc Thiểu số (EM),
Nghị định 84/2012/NĐ-CP được ban hành là cơ sở pháp lý cho Ủy ban Dân tộc tiếp tục
cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước về dân tộc thiểu số ở thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, nhằm đảm bảo và thúc đẩy bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa của
các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Các văn bản của Chính phủ trên cơ sở dân chủ và tham gia của người dân địa phương có
liên quan trực tiếp đến EMPF này. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20
tháng 04 năm 2007 (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2003) về
việc thực hiện dân chủ cấp xã, phường, thị trấn tạo nền tảng cho cộng đồng tham gia vào
việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển và giám sát của cộng đồng ở Việt Nam. Quyết định
số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 4 năm 2005 quy định về
giám sát đầu tư của cộng đồng. Chương trình Giáo dục Pháp luật của Uỷ ban Dân tộc
(2013 - 2016) nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục pháp luật, nâng
cao nhận thức về tự kỷ luật, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ,
công chức, nhân viên của các tổ chức phục vụ dân tộc thiểu số.
Phát triển các chính sách kinh tế-xã hội cho từng nhóm và khu vực mục tiêu cần xem xét
đến nhu cầu của người dân tộc thiểu số. Kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của Việt Nam kêu gọi sự chú ý đặc biệt đến các dân tộc thiểu số. Các chính sách về giáo
dục và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được ban hành. Khung
pháp lý đã được cập nhật vào năm 2014, tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến EM
được thể hiện trong Bảng 1.

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

7


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”


Bảng 1 Tài liệu pháp lý liên quan đến dân tộc thiểu số của Việt Nam
2013

2012

2012
2012

2010
2009
2008

2007

2007

2007
2007

Thông tư liên tịch số 05/2013-TTLT- UBDT -ARD-KHĐT-TC-XD ngày 18
tháng 11 năm 2013 hướng dẫn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư hạ tầng, phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, làng đặc biệt khó
khăn
Quyết định số 54/2012-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 12
năm 2012 về việc ban hành chính sách cho vay để phát triển dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2012-2015
Nghị định số 84/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2012 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc.
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17 tháng 1 năm 1012

của Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn và trợ giúp pháp lý cho
người dân tộc thiểu số.
Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 20 tháng 07 năm 2010 về
việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số trong các trường học.
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 08 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về trực tiếp hỗ trợ chính sách cho người nghèo ở vùng khó khăn.
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, ngày 27 tháng 12 năm 2008 về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
nhất.
Thông tư số 06 ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc, hướng dẫn về
hỗ trợ cho các dịch vụ, cải thiện sinh kế của người dân, hỗ trợ kỹ thuật để
nâng cao kiến thức về pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg.
Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06 tháng 09 năm 2007 của Ủy ban
Dân tộc về sự chấp nhận ba vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dựa
vào tình trạng phát triển.
Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban Dân
tộc về việc công nhận các xã, huyện miền núi.
Quyết định số 06/2007/QĐ-UBDT ngày 12 tháng 1 năm 2007 của Ủy ban Dân
tộc về chiến lược truyền thông cho chương trình 135 giai đoạn 2.

2.2. Chính sách hoạt động của ngân hàng Thế giới về người Dân tộc thiểu số (OP
4.10)
Mục đích của OP 4.10 là nhằm tránh ảnh hưởng xấu tiềm tàng đến người dân bản địa
và tăng cường các hoạt động mang lại lợi ích của dự án có tính đến nhu cầu và văn hóa
của họ. Ngân hàng yêu cầu người dân bản địa (ở đây chỉ là dân tộc thiểu số) phải được
thông báo đầy đủ và có thể tự do tham gia vào các dự án. Các dự án phải có được hỗ
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

8



Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

trợ rộng rãi của các DTTS bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các dự án phải được thiết kế
sao cho đảm bảo các DTTS không bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của quá trình
phát triển, biện pháp giảm thiểu được xác định nếu cần thiết và các dân tộc thiểu số
phải nhận được các lợi ích kinh tế - xã hội phù hợp với văn hóa của họ.
Chính sách định nghĩa rằng DTTS có thể được xác định trong các khu vực địa lý cụ
thể thông qua sự hiện diện ở các mức độ khác nhau các đặc điểm sau:
a) Tự xác định là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và được các
dân tộc khác công nhận;
b) Gắn bó với vùng địa lý hoặc vùng lãnh thổ của tổ tiên trong vùng dự án và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các môi trường sống và vùng lãnh thổ;
c) Các thể chế văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị hay phong tục khác biệt với nhóm
xã hội và văn hóa chi phối; và
d) Nói tiếng bản địa, thường là khác với ngôn ngữ chính thức của quốc gia hoặc
khu vực.
Như là một điều kiện tiên quyết trong phê duyệt một dự án đầu tư, OP 4.10 đòi hỏi
Bên vay phải thực hiện tham vấn tự do, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin
với dân tộc thiểu số có nguy cơ bị ảnh hưởng và thiết lập một mô hình hỗ trợ cộng
đồng rộng lớn cho dự án và mục tiêu của nó. Điều quan trọng cần lưu ý là OP 4.10 đề
cập đến các nhóm xã hội và cộng đồng chứ không phải cho các cá nhân. Mục tiêu
chính của OP 4.10 là:
-

Để đảm bảo rằng các nhóm DTTS được dành cơ hội có ý nghĩa để tham gia vào
các hoạt động dự án quy hoạch có ảnh hưởng đến họ;

-


Để đảm bảo rằng các cơ hội cung cấp cho các nhóm DTTS có lợi ích phù hợp
với văn hóa của họ, được xem xét; và

-

Để đảm bảo rằng bất kỳ tác động nào của dự án có ảnh hưởng bất lợi cho họ
phải được tránh được hoặc giảm thiểu và giảm nhẹ.

-

Trong bối cảnh Tiểu dự án, các nhóm DTTS (tương đương với người dân bản
địa) trong khu vực tiểu dự án có khả năng nhận được các lợi ích dài hạn thông
qua việc cải thiện phục hồi an toàn đập nhưng họ có thể bị ảnh hưởng xấu đến
đời sống của họ trong quá trình thực hiện tiểu dự án và tác động tạm thời về các
vấn đề xã hội của cộng đồng.

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

9


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
3.1. Tình hình kinh tế - xã hội vùng tiểu dự án
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật nằm
chếch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Tây tựa lưng vào núi, phía Đông
nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển trải dài với hơn 2000 hòn đảo
lớn nhỏ.
Đông Triều nằm trên quốc lộ 18A, cách Hà Nội khoảng 90 km, cách Hạ Long 80 km

là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện
Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.Phía Tây giáp thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Phía
Nam giáp huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng.Phía Đông giáp thành phố
Uông Bí. Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 19 xã.
An Sinh là một xã miền núi của huyện Đồng Triều, phía Đông giáp xã Bình Khê, xã
Tràng An; Phía Tây giáp xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía Nam
giáp xã Bình Dương, xã Việt Dân, xã Tân Việt, xã Đức Chính; phía Bắc tiếp giáp tỉnh
Bắc Giang. Xã nằm cách thị trấn Đông Triều 8km. Xã có 17 thôn, dân cư sống rải rác,
thôn xa nhất cách trung tâm xã 14km.
3.1.1. Dân số và lao động
Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng 1 triệu người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1,66%. Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em sinh sống, song chỉ có 6 dân tộc có hàng
nghìn người trở lên, cư trú thành cộng đồng và có ngôn ngữ, bản sắc văn hóa riêng đó
là các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.
Tính đến năm 2014 dân số toàn tỉnh là 1.377.200 người, phân theo giới tính có
607.350 nam (50,05%) và 557.000 nữ (49,95%). Dân số phân bố ở nông thôn là
787.000 người chiếm 55,78%, ở thành thị 630.200 người chiếm 45,22 %. Mật độ dân
số bình quân 193người/km2.
Số dân trong độ tuổi lao động đến hết năm 2013 có 579.076 người, chiếm 66,16% tổng
số dân. Lao động làm nghề nông là chủ yếu, chiếm 78,04%, chỉ có 21,96% lao động
cho công nghiệp và các ngành khác.
3.1.2. Đói nghèo
Theo tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo của Bộ LĐ-TB và xã hội, các hướng
dẫn của tỉnh để đánh giá mức đội đói nghèo của địa phương, tính đến cuối
năm 2014 tỉnh Quảng Ninh còn 2,5% (giảm 4,84% so với năm 2013). Hộ
nghèo dựa vào một vụ một năm chỉ là lúa hoặc ngô.
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

10



Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

3.1.3. Y tế và giáo dục
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 421 trường học ở cấp phổ thông,
trong đó trung học phổ thông có 46 trường, trung học cơ sở có 146 trường
và tiểu học có 177 trường, 205 trường mẫu giáo.
Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh có 20,861 giáo viên các cấp được đào tạo chuyên nghiệp.
100% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 97.4% giáo viên cấp 2, và 100%
giáo viên trung học đạt chuẩn nhà nước..
Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám
chữa bệnh của nhân dân. Toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực,
10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện vaf186 trạm y tế xã,
phường.
3.2. Tổng quan về các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh và tại vùng tiểu dự án
- Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 11 dân tộc sinh sống, đông nhất là người
Việt (Kinh) chiếm 97,3%; người Hoa chiếm 0,2%%; người Tày chiếm 1,5%. Ngoài ra,
còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Kinh đang
công tác, làm việc ở trong tỉnh

Đồ thị 1. Cơ cấu các nhóm dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh
Trong Khu vực tiểu dự án và và 03 xã An Sinh, Tân Việt, Việt Dân có rất ít
người DTTS sinh sống , nhóm người DTTS chiếm chủ yếu là người Dân tộc Tày,
ngoài ra còn một số dân tộc khác như Hoa, Sán Dìu nhưng tỷ lệ chỉ chiếm 1% trong
tổng số hộ DTTS. Đối với 135 hộ DTTS được hưởng lợi tự dự án có đến 124 hộ dân
tộc Tày (chiếm 91,8%). Điều đáng lưu ý ở đây là có hộ gia đình chỉ có vợ hoặc chồng
là người dân tộc thiểu số, còn các thành viên khác là người dân tộc Kinh.
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

11



Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

Đối với người Hoa, chỉ có 4 hộ có vợ hoặc chồng là người Hoa. Họ sống trong
những xã này đã vài chục năm với chồng/vợ. Hầu như không có sự khác biệt giữa
người Kinh và người Hoa về văn hóa, phân công lao động hoặc tiếp cận các dịch vụ
trong khu vực. Thu nhập chính của các hộ gia đình là từ nông nghiệp như lúa, ngô,
khoai lang, gia cầm và gia súc.
Đối với Dân tộc thiểu số Sán Dìu, họ sống chung với người Kinh trong
khoảng vài thế hệ. Mỗi gia đình có 2 con. Ông bà thường sống chung với con cháu để
chăm sóc lẫn nhau. Thu nhập chính của người dân Sán Dìu trong khu vực dự án là từ
nông nghiệp như lúa, ngô, khoai lang, gia cầm và gia súc. Trong các hộ gia đình, tất cả
trẻ em đều nói tiếng Kinh.
Như thông lệ, chủ hộ trong các dân tộc thiểu số được coi là người đứng đầu hộ
gia đình. Tuy nhiên trẻ em trong gia đình được nuôi dưỡng như các dân tộc thiểu số
hoặc người Kinh tùy vào từng gia đình. Nói chung, người Hoa và Sán Dìu trong vùng
dự án đã gần giống như người Kinh về sinh kế, dịch vụ tiếp cận. Có một số đặc điểm
nhỏ của dân tộc đó vẫn còn tồn tại trong các gia đình.
Các hộ gia đình DTTS có hoạt động sinh kế tương tự người Kinh. Họ sử dụng
sản phẩm của dự án nông nghiệp cho sinh hoạt hàng ngày. Các sản phẩm nông nghiệp
dư thừa (nếu có) được bán cho các thương nhân, hầu hết người buôn bán là người
Kinh.
Do dân tộc Tày chiếm phần lớn nhất trong số các DTTS, phần tiếp theo sẽ chỉ
tập trung vào dân tộc Tày.
3.3. Đặc điểm của người dân tộc Tày trong tỉnh Quảng Ninh
Dân tộc Kinh là dân tộc phổ biến trong tỉnh Quảng Ninh với tỷ lệ 97,3%, tiếp
đến là dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 1,5%. Người dân tộc Tày trong tỉnh hiện nay đã sinh
sống lâu đời, hòa nhập với người dân tộc Kinh, văn hóa đã có sự thay đổi rất nhiều.
Tuy nhiên, một số gia đình người dân tộc vẫn giữ được một vài phong tục tập quán của

dân tộc mình. Phần dưới đây khái quát về người Tày nói chung trong tỉnh.
3.3.1. Các hoạt động kinh tế truyền thống
Người Tày cư trú trên địa vực dẻo thấp, thường là lưng trừng đồi hay chân
rừng, có núi đồi, có thung lũng đồng bằng nhỏ hẹp. Việc thai thác lâm thổ sản, săn
bắn, đánh bắt, lấy măng, lấy củi, hái các loại quả, nấm và các loại cây thuốc dược liệu
quý... đã cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho đời sống của đồng bào.
Trồng trọt: Trong sản xuất nông nghiệp đồng bào có truyền thống làm ruộng nước, từ
lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương,
bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

12


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà.
Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Để chăm bón cây
trồng cho năng suất cao, đồng bào đã biết tận dụng các loại phân từ vật nuôi và các cây
thảo mộc trên rừng cũng được đồng bào tận dụng làm phân xanh bón cho cây trồng.
Chăn nuôi: Các loại gia súc, gia cầm được đồng bào chăn nuôi theo phương thức hộ
gia đình, phương pháp chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Đồng bào còn biết tận
dụng mặt nước ở ao, hồ nuôi các loại cá nước ngọt... thức ăn được đồng bào tận thu
bằng cách cắt cỏ tự nhiên, vớt bèo, lá mía...
Các nghề thủ công, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và
độc đáo. Ngoài ra, đồng bào còn một số nghề thủ công khác như: phổ biến là nghề đan
lát, nghề rèn, nghề mộc. Những nghề này ít người biết làm, nên các sản phẩm làm ra
chỉ để cung cấp trong cộng đồng.
3.3.2. Nhà ở
Người Tày Quảng Ninh thường cư trú thành các bản làng cạnh con sông, con suối, ven

đường hoặc trong những cánh đồng bồn địa giữa núi để thuận lợi trong việc canh tác
lúa nước. Mỗi bản có địa vực cư trú riêng, thường mỗi bản có từ vài chục nóc nhà.
Hiện nay, bản của người Tày có nhiều thay đổi về số lượng và quy mô ngày càng thu
hẹp, thay vào đó là liên bản hoặc thôn xóm, khu phố
Người Tàycó cả nhà sàn và nhà đất, nhưng nhà đất ngày một nhiều, dần thay thế hẳn
nhà sàn. Nhà của người Tày thường là nhà ba gian hai chái, với bộ sườn kết cấu đơn
giản. Vì kèo thường là từ 02 đến 07 cột đơn bằng gốc nguyên cây, xà và kèo gác lên
ngoãm đầu cột rồi buộc lại với nhau bằng dây lạt hay dây rừng. Mái nhà được lợp
bằng rơm rạ, cỏ tranh... Tính cộng đồng của người Tày thể hiện rất cao qua việc một
hộ trong bản làm nhà thì được cả bản đều tự nguyện mang theo dụng cụ đến làm giúp.
3.3.3. Trang phục
Trang phục của người Tày không cầu kỳ như người Dao. Bộ trang phục cổ truyền của
người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm nâu hay chàm, hầu như không thêu thùa,
trang trí trang trí họa tiết. Phụ nữ mặc thường mặc áo cánh và áo dài. Áo cánh dài quá
cạp váy một chút. Áo cắt theo kiểu tứ thân, xẻ ngực, cổ tròn hoặc cổ xẻ, tay hẹp và hơi
thắt eo. Áo dài phụ nữ là kiểu áo năm thân dài phủ qua đầu gối, cổ tròn cài khuy bên
cánh nách phải. Xẻ tà ngang hông nhưng không thắt cổ vì bên ngoài còn buộc dây
lưng. Dây lưng là một đoạn vải hay tơ tằm dài khoảng 1m được nhuộm chàm hoặc nâu
nhạt hơn áo. Váy hoặc quần gồm hai phần: thân và xà cạp. Xà cạp thường được làm
khác màu với thân váy (đỏ, xanh nhạt, trắng…) may theo kiểu lá tọa hay luồn dây nút.
Thân váy gồm bốn mảnh được khâu lại với nhau thành ống quần. Trang phục nam
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

13


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

thường màu nâu hoặc đen vắt chéo ngang hông. Xong hiện nay thanh niên Tày không
hoặc rất ít mặc trang phục truyền thống.

Đồ trang sức của người Tày chủ yếu là vòng kiềng, vòng tay, vòng chân, khuyên tai,
nhẫn được làm bằng bạc..
3.3.4. Quan hệ xã hội
Gia đình người Tày gọi là “nhà” (rườn). Từ lâu, gia đình nhỏ phụ quyền với
hai hoặc ba thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cái) là loại hình gia đình chủ yếu, phổ biến
nhất trong vùng cư trú của đồng bào Tày. Trước Cách mạng tháng Tám (1945), ở nhiều
vùng người Tày từng tồn tại những gia đình lớn kiểu đại gia đình tứ - ngũ đại đồng
đường (bốn - năm thế hệ cùng ở một nhà), cùng sống, cùng sản xuất và cùng hưởng
thụ thành quả lao động. Hiện nay, mỗi tiểu gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, có
tài sản riêng, tiêu dùng riêng. Chủ gia đình (Chủa rườn) là người chồng, người cha là
chủ toàn bộ tài sản gia đình, có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình,
trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp gia đình để vơ con tham gia đóng góp ý kiến,
những tiếng nói quyết định lại thuộc về chủ nhà
3.4. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số
3.4.1. Mẫu điều tra, phương pháp chọn mẫu
Điều tra kinh tế - xã hội các hộ DTTS được tiến hành điều tra với tỷ lệ 31%
tổng số hộ được hưởng lợi từ tiểu dự án (điều tra 41 hộ trong tổng số 135 hộ dân tộc
thiểu được hưởng lợi).
Số hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên trong 3 xã có người dân tộc thiểu số
được hưởng lợi từ dự án.
Theo kết quả kiểm đếm sơ bộ, chỉ có một công ty lâm nghiệp bị ảnh hưởng thu
hồi đất với diện tích là 4,000 m2 đất trồng cây lâm nghiệp do việc sửa chữa hồ Khe
Chè. Không có hộ DTTS nào bị ảnh hưởng bởi việc thi công tiểu dự án. Chi tiết về các
tác động và các chính sách bồi thường đối với diện tích đất bị thu hồi được trình bày
chi tiết trong Kế hoạch tái định cư của tiểu dự án.
3.4.2. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu số
Qua kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 41 hộ điều tra, chủ hộ là nam luôn
chiếm tỷ lệ lớn với 37 người là chủ hộ chiếm 91,6%, còn lại 4 hộ có chủ hộ là nữ giới
chiếm tỷ lệ 8,4%, không có hộ gia đình nào có chủ hộ là phụ nữ đơn thân.
Về tuổi bình quân của chủ hộ là 49,5 tuổi. Căn cứ theo độ tuổi thì chủ hộ trong

độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi có số lượng ít nhất với 1 người chiếm tỷ lệ 2,5%; tuổi chủ hộ
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

14


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

từ 31 đến 40 có 4 người chiếm tỷ lệ 9,8%; tuổi chủ hộ từ 41 đến 50 chiếm số lượng
nhiều nhất với 27 hộ chiếm tỷ lệ 65,8%; tuổi chủ hộ từ 51 đến 60 có 6 người chiếm tỷ
lệ 14,6% và chủ hộ hết tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên có 3 người chiếm tỷ lệ 7,3%.
Bảng 2. Thông tin chung về chủ hộ dân tộc thiểu số
STT
I
II
2.1
2.2
III
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
IV
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5

4.6
V
5.1
5.2
5.3
5.4

Nội dung
Tổng số hộ điều tra
Giới tính
Chủ hộ là nam
Chủ hộ là nữ
Tuổi
Tuổi bình quân
Từ 18 đến 30
Từ 31 đến 40
Từ 41 đến 50
Từ 51 đến 60
Trên 60 tuổi
Trình độ văn hóa chủ hộ
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Trung cấp/dạy nghề
Cao đẳng/Đại học
Tình trạng hôn nhân
Có vợ/chồng
Độc thân
Góa

Ly hôn

Đơn vị tính
hộ

Số lượng
41

Tỷ lệ (%)

người
người

37
4

91,6
8,4

49,5
1
2,5
4
9,8
27
65,8
6
14,6
3
7,3

41
100,0
người
0
0,0
người
5
12,2
người
4
9,8
người
29
70,7
người
3
7,3
người
0
0,0
41
100,0
người
41
100,0
người
0
0,0
người
0

0,0
người
0
0,0
Nguồn: Số liệu điều tra
Về trình độ văn hóa của chủ hộ cho thấy đa phần chủ hộ học đến phổ thông
trung học với 29 người chiếm tỷ lệ 70,7%, sau đó là đến bậc học tiểu học với 5 người
chiếm tỷ lệ 12,2%. Không có chủ hộ nào mù chữ và có trình độ đại học/cao đẳng.
Về tình trạng hôn nhân của chủ hộ: 100% số hộ được khảo sát có đầy đủ cả vợ
và chồng.
Theo số liệu điều tra cho thấy đa số các chủ hộ chủ yếu làm nông nghiệp chiếm
đến 82,9%, tiếp đến là các chủ hộ buôn bán nhỏ chiếm tỷ lệ 12,2%.
Bảng 3. Thông tin về việc làm chính của chủ hộ người dân tộc thiểu số
STT
1

Việc làm
Mất sức lao động

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

tuổi
người
người
người
người
người

Đơn vị
tính

người

Số lượng
0

Tỷ lệ
(%)
0,3
15


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

STT
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Việc làm
Nông lâm nghiệp
Buôn bán, dịch vụ

Cán bộ, công nhân viên Nhà nước
Học sinh, sinh viên
Tiểu thủ công nghiệp
Công nhân
Lực lượng vũ trang
Nội trợ
Hưu trí
Làm thuê/làm mướn
Không có việc làm
Không phù hợp
Tổng

Đơn vị
tính
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người

Tỷ lệ
(%)

34
82,9
5
12,2
0
6,3
0
0,0
2
4,9
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
41
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra

Số lượng


3.4.3. Thông tin về kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số
Qua kết quả điều tra về kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số được hưởng lợi
từ việc sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Khe Chè cho thấy số thành viên trong các hộ như
sau: Hộ gia đình có từ 2 đến 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 95% và chỉ có 2 trong
tổng số 41 hộ gia đình được điều tra có từ 5 người trở lên chiếm tỷ lệ 5%.
Bảng 4. Số thành viên trong hộ
Tỷ lệ
(%)
1
Từ 2-4 người
hộ
39
95,0
2
Từ 5 người trở lên
hộ
2
5,0
Tổng
41
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra
Đa phần số người trong các hộ được điều tra đều có gia đình, số người có
vợ/chồng là 85 người chiếm tỷ lệ 80,9%, số người độc thân chiếm19,1% .
Bảng 5. Thông tin chung về kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ dân tộc thiểu số
STT

STT
1
2


3
4

Số người trong hộ

Nội dung
Tổng số hộ điều tra
Số người điều tra
Nam
Nữ
Dân tộc
Tày
Độ tuổi

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn vị
tính
hộ
người
người
người
người

Số lượng

41
105
54
51
105
105
105

Tỷ lệ
(%)
100,0
51,5
48,5
100,0
100,0
100,0
16


Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

STT

5

Nội dung
Dưới 18 tuổi
Từ 18 đến 30
Từ 30 đến 40
Từ 40 đến 50

Từ 50 đến 60
Trên 60 tuổi
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Có vợ/chồng
Ly hôn
Ly thân
Góa

Đơn vị
tính
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người

Số lượng
12
9
35
36
13
5

105
20
85
0
0
0

Tỷ lệ
(%)
11,4
8,6
28,6
34,3
12,4
4,7
100,0
19,1
80,9
0,0
0,0
0,0

Nguồn: Số liệu điều tra
Về trình độ văn hóa trong tổng số 105 người không có người mù chữ; có 12
người đang đi học tiểu học chiếm tỷ lệ 11,4%; 32 người có trình độ trung học cơ sở
chiếm tỷ lệ 30,5% và tỷ lệ người có bằng phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao nhất là
51,4%.
Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ được hưởng lợi trong vùng dự án là
tương đối cao, điều này sé có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế của hộ nhất là đối
với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi nghề nghề

nghiệp của hộ khị bị ảnh hưởng về đất sản xuất.

Bảng 6. Trình độ văn hóa
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Trình độ văn hóa
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Trung cấp/dạy nghề
Cao đẳng/đại học
Chưa đi học
Không biết
Tổng cộng

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

Đơn vị
tính
người
người

người
người
người
người
người
người

Số lượng
0
12
32
54
7
0
0
0
105

Tỷ lệ
(%)
0,0
11,4
30,5
51,4
6,7
0,0
0,0
0,0
100,0
17



Tiểu dự án “Sửa chữa nâng cấp cụm đầu mối hồ chứa nước Khe Chè – tỉnh Quảng Ninh”

Nguồn: Số liệu điều tra
Về việc làm chính của người được hưởng lợi trong cộng đồng người dân tộc
thiểu số hiện nay như sau: có 70 người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 66,7% trong tổng
số 105 người; tiếp đến có 21 đang làm buôn bán nhỏ chiếm 20%. Tỷ lệ là học sinh,
sinh viên chiếm 11,4%.
Bảng 7. Nghề nghiệp chính của các thành viên dân tộc thiểu số
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Đơn vị
tính
người
người
người

người
người
người
người
người
người
người
người
người
người

Việc làm chính
Mất sức lao động
Nông lâm nghiệp
Buôn bán, dịch vụ
Cán bộ, công nhân viên Nhà nước
Học sinh, sinh viên
Tiểu thủ công nghiệp
Công nhân
Lực lượng vũ trang
Nội trợ
Hưu trí
Làm thuê/làm mướn
Không có việc làm
Không phù hợp
Tổng cộng

Tỷ lệ
(%)
0

0,0
70
66,7
21
20,0
0
0,0
12
11,4
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
2
1,9
0
0,0
0
0,0
105
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra
Số lượng


3.4.4. Mức thu nhập của các hộ DTTS được hưởng lợi
Mức thu nhập từ 10 - 20 tr.đ/năm có 15 hộ chiếm tỷ lệ 36,6%, mức thu nhập từ 20 - 40
tr.đ/năm có 17 hộ chiếm tỷ lệ 41,5%. Có 9 hộ có mức thu nhập từ 40 - 60 tr.đ/ năm.
Thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp là
chính chiếm tỷ lệ 65,3%. Đối với các hộ gia đình có thu nhập từ 20 tr.đ/năm trở lên thì
ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp họ còn có nguồn thu khác từ các hoạt động
buôn bán nhỏ và làm thuê.
Bảng 8. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ dân tộc thiểu số
Đơn vị tính: %
STT
1

Mức thu
nhập

Tính
chung

Số lượng hộ
41
(hộ)
Tỷ lệ
100,0

Dưới
Từ
Từ
Từ
Từ
Trên

10
10-20
20-40
40-60 60-100
100
tr.đ/năm tr.đ/năm tr.đ/năm tr.đ/năm tr.đ/năm tr.đ/năm
0

15

17

9

0

0

0,0

36,6

41,5

22

0,0

0,0


Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số | IHR

18


×