Tải bản đầy đủ (.ppt) (81 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 81 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.

6.

Lương Văn Hinh (2003), Giáo trình QHSDĐ, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội
Lê Quang Trí (1997), Bài giảng QHSDD, ĐH Cần Thơ
Luật đất đai 2013
Các Nghị định, thông tư của Bộ TN&MT liên quan
Kí hiệu bản đồ HTSDĐ và QHSDĐ, bộ TN & MT, NXB Bản
đồ
Quy phạm thành lập bản đồ HTSDD, bộ TN & MT, NXB
Bản đồ


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẤT VÀ ĐẤT ĐAI
Nói về đất (soil), V.V.Đôcutraev, người đã đặt nền móng cho
khoa học thổ nhưỡng định nghĩa: “Đất là một thực thể tự nhiên
riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ
ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của các nhân tố:


Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nước, chất hữu cơ động thực vật và
tuổi địa phương”.


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẤT VÀ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm đất và đất đai



Theo Brinkman và Smith (1973), đất đai (land) có thể định nghĩa:
“Một vạt đất xét về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất
với những đặc tính tương đối ổn định, hoặc thay đổi có tính chu kỳ
có thể dự đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng từ trên xuống
dưới, bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, thuỷ văn, quần thể
động thực vật cư trú và những kết quả hoạt động hiện nay và trước
đây của con người, ở chừng mực mà những đặc tính đó ảnh hưởng
tới việc sử dụng vạt đất đó ngay hiện tại và trong tương lai”.


Theo định nghĩa của tổ chức
FAO: “Đất đai là một tổng thể
vật chất, bao gồm cả sự kết hợp
giữa địa hình và không gian tự
nhiên của thực thể vật chất đó”.


1.1.2. CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA ĐẤT ĐAI
a. Đặc điểm tạo thành
b. Tính hạn chế về số lượng
c. Tính không đồng nhất

d. Tính không thay thế
đ. Tính cố định về vị trí
e. Tính vĩnh cửu


1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của đất đai trong sản xuất xã hội

a. Trong các ngành phi nông nghiệp
- Là cơ sở không gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá
trình sản xuất và hoàn thiện quá trình lao động.
- Là kho tàng dự trữ trong lòng đất, cung cấp các nguyên
liệu quý giá cho con người. Quá trình sản xuất và chất lượng
sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào độ phì nhiêu của
đất.



1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của đất đai trong sản xuất xã hội

b. Trong các ngành nông - lâm nghiệp
- Cung cấp cho cây trồng nước, không khí và các chất dinh
dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Quá
trình sản xuất liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất và
quá trình sinh học tự nhiên.



1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất đai

a. Điều kiện tự nhiên

* Yếu tố khí hậu
Ví dụ: Điều kiện sinh thái cây ngô:
Thích hợp: 25 – 300C; < 130C cây ngừng sinh trưởng; >350C cây
sinh trưởng kém




1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất đai

* Điều kiện đất đai (địa hình và thổ nhưỡng)




b. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm nhiều yếu tố như chế độ
xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách
môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức
sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh
tế và phân bố sản xuất, trình độ quản lý, sử dụng lao động,
sự phát triển khoa học kỹ thuật, điều kiện và trang thiết bị
vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực…



- Điều kiện kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định,
chủ đạo đối với việc sử dụng đất.
- Điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế, nhưng các điều kiện
kinh tế - xã hội, kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài

nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau dẫn đến trình
độ sử dụng đất khác nhau.
- Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến việc sử dụng đất được
đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất.


c. Yếu tố không gian
- Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố
định vị trí khi sử dụng và giới hạn về số lượng.
- Sự bất biến của diện tích đất không chỉ hạn chế khả năng
mở rộng không gian sử dụng đất, mà còn chi phối giới hạn
thay đổi cơ cấu đất đai.
- Khả năng không chuyển dịch của đất đai dẫn đến việc
phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu
vực rất chặt chẽ.



1.1.5. Xu thế sử dụng đất hiện nay
a. Sử dụng đất đai phát triển theo chiều rộng và tập trung


1.1.5. Xu thế sử dụng đất hiện nay
b. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và
chuyên môn hoá


×