Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thơ Lê Đình Cánh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.26 KB, 24 trang )

TƢ DUY NGHỆTHUẬT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt
Nam
Mã số: 60 22 01 21
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn
Bá Thành
Hà Nội –2016


PHẦN MỞĐẦU
1.Lí do chọn đềtài
Tư duy nghệthuật là một trong nhữngđềtài mang lại góc nhìn toàn diện đối với các
hiện tượng thơ ca. Đem đếnnhững khám phá mới lạkhi tiếp cận tác phẩm, vàkhẳng
định phong cách nghệthuật của mỗi tác giả.Tư duy nghệthuật là một hoạt động
nhận thức của người nghệsĩ và là quá trình tìm tòi đểnhận thức hiện thực, khái
quát hiện thực theo cách chủquan của mỗi người. Đặc trưng của tư duy là phản ánh
các mối quan hệcủa con người với con người và quan hệgiữa các sựvật, hiện
tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệbằng ngôn ngữ.
Nếu như trong lĩnh vực âm nhạc, người nghệsĩ quan tâm đến sựthểhiện của âm
thanh, hướng tới cảm nhận vềthính giác của người nghe. Trong hội họa, người
họasĩ chú trọng đến từng đường nét, màu sắc tác động đến thịgiác của người xem.
Thì trong văn học, người nghệsĩ chú trọng đến ngôn ngữ, đó làmột dạng kí hiệu
mang tính thẩm mĩ, có sức gợi, sức tảtác động lêncảthịgiác và thính giáccủa con
người. Sựvận động của ngôn ngữnghệthuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư
duy. Thông qua ngôn ngữmà có thểbiểu hiện được nhiều trạng thái cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩcủa nhân vật trữtình. Thơ là dòng cảm xúc của chính tác giả, những
trang thơ được cảm nhận bằng những cảm xúc rất thật, rất đời thường. Đó có
thểlà những câu chuyện được thi hóa bằng chính cảm xúc của nhân vật, hoặc đó
cũng chính là cuộc sống của nhân vật. Bàn vềthơ, Nguyễn Bá Thành cũng đã quan
niệm: “Nếu coi thơ là một thứvũ khí, tư duy thơ phải thật sắc bén, ngôn ngữthơ
phải sắc nhọn, nghĩa là tư duy thơ sẽphải hướng vềnhững hình ảnh bạo lực, tư


tưởng phê phán, tư tưởng đấu tranh sẽlà những tư tưởng chi phối tư duy thơ. Nếu
coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải
ngọt ngào, phải nhuần nhị. Dĩ nhiên thơ có thểđắng cay, chua chát, nhưng nó vẫn là
những thứăn được”. [39, tr.37]Nói đến thơ là nói đến những cảm nhận thông qua
lớp ngôn từvà sựthi vịhóa từcảm xúc của nhà thơ đưa đến cho bạn đọc. Không
phải ai cũng thích thơ, nhưng những người có thểcảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong thơ đều là những người có vốn sống phong phú và nhiều trải nghiệm trong


cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà thơ trởthành vũ khí chiến đấu trong thời
chiến, và trởthành món ăn tinh thời khi hòa bình lập lại.Thơ đem đến cho người
đọc những cảm nhận được ẩn sâu dưới lớp ngôn từ, được truyền tải bằng
những phương tiện nghệthuật đặc sắc mà chỉcó thơ mới biểu đạt được. Nghiên
cứu thơ từgóc độtư duy nghệthuật chúng ta có thểkhai thác một cách hệthống và
toàn diện hơn, khám phá thếgiới nghệthuật của nhà thơ từnhiều góc nhìn khác
nhau.Qua đó khẳng định cái riêng, cái đặc trưng trong thơ của mỗi tác giả.Lê Đình
Cánh là nhà thơ bước ra từcuộc chiến tranh, trong thơ ông chất chứa tình cảm của
đồng đội, đồng bào, của những hình ảnh vềđất nước, làng xóm,... Gần gũi mà
giản dị, thơ ông đem đến cho người đọc những đón nhận chậm rãi, không sục
sạo, không phô trương, mà chỉlà những cảm nhận có từcuộc sống nơi thôn quê đến
thành thị, từchiến tranh ra đến thời bình. Với lối viết chuyên vềthểloại thơ truyền
thống của dân tộc, thơ lục bát của Lê Đình Cánh đã trởthành một điểm nhấn trong
quá trình sáng tác của ông.Lê Đình Cánh từng đoạt giải: Khuyến khích, giải Nhì
và giải Ba trong cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệnăm 1972, 1976 và 1990.Tuy
nhiên vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu vềnhững sáng tác của Lê Đình Cánh
đểđưa ra những đánh giá khách quan nhất của một nhà thơ gắn cuộc đời mình với
thểthơ truyền thống của dân tộc. Mà đó mới chỉlà những bài cảm nhận, bình
vềnhững bài thơ hay của ông ởcác tập thơ khác nhau. Bởi những lýdo trên
mà đềtài muốn đi sâu tìm hiểuvềthơ Lê Đình Cánh đểthấy được những đóng góp
của ông cho nền thơ truyền thống nói riêng và thơ ca nói chung.2.Lịch sửnghiên

cứu vấn đềVềviệc nghiên cứu tư duy nghệthuật, Nguyễn Bá Thành đã đưa ra
những nhận định và khái quát vềkháiniệm tư duy nghệthuật trong cuốn Tư duy thơ
hiện đại Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giảkhẳng định: “Tư duy nghệthuật là
sựkhôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sựhình tượng hóa hiện
thựckhách quan theo nhận thức chủquan” [39, tr.62]. Tư duy thơ chính là một
phương thức biểu hiện của tư duy nghệthuật, mang những khảnăng biểu hiện
phong phú nhờkhảnăng biểu hiện của ngôn ngữthơ đa dạng. Bên cạnh đó tác
giảcòn khẳng định thêm: Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư
duythời đại. Vềmặt nội dung nhận thức, có thểcoi tư duy thơ là biểu hiện
cụthểvà sinh động của những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng
phổbiến nhất của một cộng đồng người. Tư duy thơ còn là sựkhôi phục, sáng tạo
nên các biểu tượng trực quan đểbiểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải
do nhận thức cảm tính quyết định. Trong cuốn Toàn cảnh thơ Việt Namcủa
Nguyễn Bá Thành, tác giảcũng khẳng định: “Tư duy thơ là một phương thức biểu
hiện của tư duy nghệthuật, là bản tốc ký nội tâmcủa một chủthể, nên tác phẩm thơ
trước hết, là biểu hiện trực tiếp của một cái tôi nội cảm. Cái tôi đang tư duy. Đối


với thơ trữtình, tư duy thơ chính là hành động sáng tạo, sáng tác thơ” [41,
tr.49]Thơ trữtình chủyếu là đểbộc lộ, biểu hiện tình cảm, tư tưởng cá nhân của
người nghệsĩ. Do đó việc tựnhận thức và tựbiểu hiện đó chính là bản chất sáng tạo
của thơ ca. Bởi vậy mà, cái tôi trữtình chính là nhân vật trữtình sốmột trong mọi
bài thơ.
Những tài liệu nghiên cứu vềthơ Lê ĐìnhCánh còn kháít. Chủyếu là các bài viết
được đăng trên báo, thông qua các cuộc phỏng vấn, những bài bình vềmột sốbài
thơ tiêu biểu của ông. Trong bài viết“Lê Đình Cánh và dòng sông lục bát”Kim
Chuông đã đưa ra nhận xét: “Dường như, làmnên phần hơn ởmột phía cáinhìn, Lê
Đình Cánh, nhà thơ đượm nồng tươi xanh, hóm và tinh tếnày luôn ý thức bám chặt,
luôn đẩy tới cái cốt lõi nhất, cái gốc rễnhất của thơ. Đấy là, phần hơn, phần trội
vượt khác, ởmột tầng chìm sâu. Ởsựphát hiện. Sựkhám phá. Sựthấm loang của

chân trời thơ trong ý nghĩa sâu xa, vang động. Không ồn ào, gân guốc, dọc hành
trình, Lê Đình Cánh, nhà thơ của yêu say, luôn đi giữa ba dòng Thiên –Địa –Nhân
mà ngắn nhìn, mà nhập hòa, mà con tim tựdào lên khúc hát. Có cảm giác, trời phú
cho ông sức rung, sức ôm trùm đa chiều giữa nội tâm và ngoại giới. Những câu thơ
mang vía hồn dân tộc, vía hồn đất đai, quê kiểng với bao cảm thương da diết.
Những bâng khuâng, thương nhớquặng lòng. Ởnhiều phía quân tâm, từthếsựđến
nhân tình thếthái.Đến những cảnh huống giữa việc và người. Giữa người và
cảnh, trong biến đổi, trong “ái -ố-hỷ-nộ”...”[50]Đọc thơ Lê Đình Cánh, sựbình
dịtừtrong chính thểthơ đến những ý nghĩa mà tác giảmang lại luôn làm người đọc
cảm nhận được sựchân thành nhất.Thơ ông là những vần thơ không da diết, không
đặc sắc, mà đó là những vần thơ tựnhiên nhất và mộc mạc nhất. Mỗi nhà thơ, khi
viết ra những tác phẩm của mình, luôn có một cách nghĩ, một cách đểsáng tạo ra
những bài thơ. Đối với hầu hết nhà thơ, làm thơ là đểtrải lòng mình với cuộc sống,
là đểtrút hết những gì mình cảm nhận được qua ngôn từ. Khi phỏng vấn nhà thơ
Lê Đình Cánh trong bài viết “Văn chương chính là đời sống, không phải ngôn từ”
của Ngọc Trân, ông đã từng nói: “Người làm thơ phải hết sức bình tĩnh. Khi viết
cứviết hết mình, đừng nên nghĩ ngay đến việc bài thơ sẽ
đăng ởbáo nào và viết như thếnày, liệu có báo nào chấp nhận không? Người viết
cũng không nên viết những gì ởngoài mình, hãy cứđúng mình mà viết.”
[53]Nguyễn Hữu Quý khi tổng hợplại trong bài viết “Lê Đình Cánh cái duyên lục
bát vẫn còn” đã nhấn mạnh: “Thơ là người. Mỗi nhà thơ có một chất riêng dù ai
cũng đa cảm đa tình cả.Lê Đình Cánh vẫn giữđược cái chất đôn hậu, nhẹnhàng,
phảng phất phong vịca dao trong thơ lục bát. Chính điều đó đã làm nên cái duyên
lục bát của anh” [54]Thơ lục bát dường như trởthành cái duyên nợđối với nhà thơ


xứThanh, những câu thơ mang đậm phong vịquê hương, dân tộc, cảnguồn sống
bỗng chốc như dậy lên bởi ca từ, nhịp thơ nhẹnhàng mà thấm đẫm tìnhngười, tình
đời. Bởi vậy mà, thơ lục bát cứvương vấn trong suốt hành trìnhsáng táccủa Lê
Đình Cánh. Tuy nhiên, nhà thơ khi trảlời phỏng vấn trong bài viết “Tài hoa Lê

Đình Cánh” của Lê Tuấn Lộc: “Vốn dĩ, tôi không phải là nhà thơ, nhưng hoàn
cảnh tạocho tôi làm thơ. Thơ lục bát cũng thế. Nhiều người khen tôi làm thơ lục
bát hay. Tôi nghĩ, tôi lười thì có. Bây giờcó cá thu truyền thống rồi, hãy đốt lửa
lên, riềng đấy, kho ngay... Cần gì cách tân rối rắm. Đấy là thơ lục bát món ăn
truyền thống, tại sao không nhớmà làm. Đặc sản vềthơ ca Việt Nam là thơ Lục
bát. Lục bát nhiều câu không dịch sang tiếng Anh được.”[51]Theo nhà thơ, lục bát
là thểthơ truyền thống của dân tộc, ông chỉviệc lấy nguyên liệu từtruyền thống và
sáng tạo thành một sản phẩm, một món ăn tinh thần mang màu sắc của riêng mình.
Từsuy nghĩ đến quan niệm vềlàm thơ của Lê Đình Cánh cứđơn giản như chính
những câu lục bát của ông. Nhà thơ Anh Ngọcgiới thiệuvềbài thơ “Mẹra Hà Nội”
của Lê Đình Cánh: “Nếu không có mấy cái địa danh nhưnúi Nưa, Lam Sơn, Lũng
Nhai và tên riêng Bà Triệu đểchỉvùng quê Thanh Hóa, thì bà mẹnày có thểđại diện
cho hầu hết
các bà mẹnông thôn Việt Nam trong thời đại chúng ta, tức là thời đại đánh giặc và
dựng xây vào nửa sau thếkỷhai mươi. Vềmặt ý tứ, bài thơ chẳng bỏsót một thứgì
trong bảng thành tích của mẹ, đương nhiên là tất cảđều được diễn đạt bằng thơ,
giản dịnhưng không thiếu hình tượng.”[52]Hoàng Thi Anh khi giới thiệu tập thơ
Sông Cầu Chầycủa tác giảLê Đình Cánh trong bài “Tình trong kí ức tập thơ Sông
Cầu Chầy” trên trang báo điện tửThanh hóa online đã viết: “Lấy ký ức làm “tâm
điểm”, tác giảquy chiếu mật mã hồn mình bằng lối so sánh ẩn dụqua những bài
thơ trữtình ra đời từthực tiễn, hoặc qua trí tưởng tượng, qua hồi ức và qua
cảnhững giấc mơ mang nhiều hình ảnh thơ mộng lẫn bẽbàng, xót xa lẫn nuối tiếc,
lộng lẫy lẫn giản dị, đểngười đọc bịcuốn vào một “dòng sông ngôn ngữ” với muôn
vàn suy tưởng, khát khao trên con đường trởvềnơi đầu đời tươi trẻ.”[48]Tác
giảBulukhin Nguyễn đã viết trên trang blog của mình khi bình vềbài thơ May
màcủa Lê Đình Cánh: “Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc
bụi bặm... Lục bát Nguyễn Duy tài hoa, hóm hỉnh, thì lục bát của Lê Đình Cánh
cứrỉrảmà thâm trầm sâu cay.”[49] Qua việc tìm hiểu các bài viết vềcác tác phẩm
thơcủa Lê Đình Cánh, chúng tôi nhận thấy, hầu hết những bài viết đều khái quát
vềnội dung cũng như đặc sắc nghệthuật của thơ ông, nhất là thơ lục bát. Tuy nhiên,

đó mới chỉlà những bài viết nhỏlẻvềthểloại, hay nội dung của một hoặc một sốbài
thơ tiêu biểu, mà chưa có bài viết nào đưa ra những đánh giá, nhận xét có hệthống
vềthơ Lê Đình Cánh. Vì thếviệc đi vào nghiên cứu thơ Lê Đình Cánh từgóc nhìn tư


duy nghệthuật sẽđưa ra những nhận xét cụthểvà những phân tích khái quát nhất
đểlàm rõ thếgiới nghệthuật và những biểu tượng đặc sắc cũng như nhân vật trữtình
trong thơ ông.3.Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu
Đềtài đi vàothếgiới nghệthuật thơ Lê Đình Cánh nhằm tìm hiểu vềtư duy thơ tác
giả. Chỉra những đặc trưng trong tư duy nghệthuật thơ Lê Đình Cánh thông qua
nội dung và các phương thức biểu hiện như: những biểu tượng đặc sắc, ngôn ngữ,
thểloại...Đểtìm hiểu vềđềtài nghiên cứu thơ Lê Đình Cánh từgóc nhìn tư duy
nghệthuật, luận văn tập trung vào các tập thơ đã được xuất bản:-Đất lành, NXB
Thanh niên, năm 1986-Người đôn hậu, NXB Hà Nội, năm 1990-Trời dịu, NXB
Quân đội nhân dân, năm 2001-Sông Cầu Chầy, NXB Hội nhà văn, năm
20154.Phƣơng pháp nghiên cứuĐểthực hiện đềtài này,chúngtôi sửdụng chủyếu
những phương pháp sau:-Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Với phương pháp này,
chúng tôi đặt sáng tác của Lê Đình Cánh trong một tiến trình lịch sửbên cạnh các
nhà thơ khác đểthấy được những đặc trưng nghệthuật của riêng ông.-Phương pháp
phân tích tổng hợp: Đểnhằm đưa ra cái nhìn khái quát nhất dưới hệthống luận
điểm được phân tích, đưa đến độc giảnhững nhận xét cụthểnhất.-Phương pháp so
sánh: Nhằm đối chiếu, đưa ra những đặc điểm trong thơ Lê Đình Cánh so với
những nhà văn cùng thời khác.-Phương pháp thống kê: Thống kê những thểloại
trong thơ Lê Đình Cánh.-Phương pháp nghiên cứu loại hình: Phương pháp này
nhằm mục đích chỉrõ những đặc điểm quan trọng, những quy luật cấu trúc cảvềnội
dung và hình thức nghệthuật. Đưa ra cái nhìn tổng quan tư duy nghệthuật thơ Lê
Đình Cánh


Tư duy thơ hiện đại Việt Nam. Trong cuốn Từđiển thuật ngữvăn họcđã nhận

định: Tư duy nghệthuật là dạng hoạt dộng trí tuệcủa con người hướng tới sáng tạo
và tiếp nhận tác phẩm nghệthuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh
thần của hoạt động chiếm lĩnh thếgiới bằng hình tượng quy định. Sựchuyên môn
hóa lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệthuật và tiềm năng nhận thức của nó.
Tư duy nghệthuật đòi hỏi một ngôn ngữnghệthuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó.
Ngôn ngữđó là hệthống các ký hiệu nghệthuật, các hình tượng, các phương tiện
tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệthuật, tức là hệthống năng động gồm các quy
tắc sửdụng ký hiệu đểgìn giữtổchức và truyềnđạt thông tin. Điểm xuất phát của tư
duy nghệthuật vẫn là lý tính, là trí tuệcó kinh nghiệm, biết nghiềnngẫm và hệthống
hóa các kết quảnhận thức. Trên cơ sởcủa tư duy nghệthuật người ta tạo ra các tư
tưởng và quan niệm nghệthuật lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệthuật.
Dạng tư duy này chỉphát huy hiệu quảkhi gắn với tài năng, biết cảm một các nhạy
bén vềviễn cảnh lịch sử. Trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá
Thành đã khẳng định: “Tư duy nghệthuật là sựkhôi phục và sáng tạo các biểu hiện
trực quan, là sựhình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủquan.” [39,
tr.62]Tư duy nghệthuật khác với tư duy khoa học ởchỗ: tư tưởng tình cảm không
chỉlà năng lượngcủa tư duy mà còn là đối tượng của cảm xúc, nghĩa là “năng
lượng” tình cảm còn đọng lại trong hình tượng như là một yếu tốnội dung. Tư duy
nghệthuật trình bày các sựvật, hiện tượng của thếgiới khách quan như là cuộc sống
bềngoài, như là cái ngẫu nhiên. Còn tư duy khoa học trình bày sựvận động có tính
tất yếu của mội sựvật và hiện tượng. Tư duy khoa học và tư duy nghệthuật đều
phản ánh quá trình nhận thức có tính kếthừa. Nhưng khác nhau ởchỗ, sản phẩm
tư duy khoa học mang tính tất yếu trong quá trình tiếp nối các tri thức khoa học,
còn sản phẩm của tư duy nghệthuật thì tính tiếp nối đó không hềbắt buộc hoặc
không có tính tất yếu.
Hoạt động nghệthuật là một trong những hoạt động chiếm lĩnh thếgiới bằng hình
tượng, tư duy nghệthuật là một bộphận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa hiện
thực và giải quyết nhiệm vụthẩm mỹ. Tư duy nghệthuật bởi vậy lấy phương tiện tư
duy bằng các biểu tượng, tượng trưng có thểtrực quan được với cơ sởlà cảm xúc
của người nghệsĩ thông qua trí tưởng tượng phong phúvà sựliên tưởng tinh tếmà

người nghệsĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu tượng mới. Tư duy nghệthuật
luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén vềviễn
cảnh lịch sử, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dựbáo tương lai.Tư duy
nghệthuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bịchi phối bởi tư tưởng, quan
niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thểhiện cách nhìn, cách
khái quát hiện thực của riêng nhà văn, nhà thơ thểhiện đặc trưng, cá tính sáng tạo


của mỗi tác giả, ởmột góc độnào đó thì tư duy nghệthuật có sựgiao cắtvà làm nên
phong cách nghệthuật của người nghệsĩ. Tư duy nghệthuật chứa đựng nhiều yếu
tốngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo. Tư duy nghệthuật chịu sựchi phối mạnh
mẽcủa thếgiới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo. V.I.Lênin cho biết
họkhông hềcoi nhiệm vụcủa tư duy là làm biến hóa tồn tại mà nhiệm vụcủa nó
chỉlà sắp xếp tồn tại vềmặt ý thức. Như vậy, tồn tại là nội dung của tư duy nhưng
“hình thức” của nó thuộc vềchủthểsáng tạo. Đối với tư duy khoa học thì “hình
thức” ấy đã được khách quan hóa theo nghệthuật quy luật vận động của khái niệm
và quan hệlogic giữa các khai niệm. Đối với tư duy nghệthuật “hình thức” ấy là
sựbiểu hiện trực tiếp của quan niệm vềvũtrị, nhân sinh và trình độvăn hóa của
người sáng tạo. 1.2 Tƣ duy thơThơ ca là một loại hình nghệthuật nằm trong
phương thức biểu hiện trữtình. Nó được nuôi dưỡng trong cảm xúc của con người
với nhân sinh quan, gắn với
những cảm xúc ởsâu trong tâm hồn con người, với phương thức biểu đạt thông
qua ngôn ngữđểgiãi bày những cảm xúc đó, trởthành một tác phẩm nghệthuật.Tư
duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệthuật, nhờphương tiện biểu
đạt là ngôn ngữđa dạng và phong phú: “Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là
sựthểhiện của cái tôi trữtình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy.Cái tôi trữtình
trong thơ được biển hiện dưới hai dạng thức chủyếu là cái tôi trữtình trực tiếp và
cái tôi trữtình gián tiếp.Thơ trữtình coi trọng biểu hiện cái chủthểđến mức như là
nhân vật sốmột trong mọi bài thơ [39, tr.64]. “Do sựchi phối của quan niệm thơ và
phương pháp tư duy của từng thời đại mà vịtrí của cái tôi trữtình có những thay đổi

nhất định.”[39, tr.65]Tìm hiểu tư duy thơ là tìmhiểu sựvận động của hình tượng
thơ.Ngôn ngữđối với nhà thơ là phương tiện truyền đạt đến người đọc, người nghe,
đồng thời nó còn có ý nghĩa mục đích như một thứcông cụtrực tiếp của tư duy.
“Khảnăng tựdo của tư duy thơ thểhiện trong khảnăng co dãn của dòng thơ,
khảnăng kéo dài của lời thơ, ý thơ, câu thơ. Những cấu trúc thểloại truyền thống
giữmột vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình vận động của hình tượng thơ.
Thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, thơ lục bát... là những thểthơ ổn định, lâu đời đã làmđa
dạng hóa nhưng đồng thời cũng đơn điệu hóa các kiểu tư duy thơ.”[39, tr.12]Muốn
tìm hiểu thơ và tư duy thơ của từng thời kì khác nhau, từng dân tộc, hay từng tác
giảkhác nhau, chúng ta cần tìm hiểu những đặc trưng tư duy của mỗi thời kì, mỗi
dân tộc.Vềmặt nội dung nhận thức, có thểcoi tư duy thơ là biểu hiện cụthểvà
sinh động của những tư tưởng triết học, chính trị, đạo đức dưới dạng phổbiến nhất
của một cộng đồng người. “Tư duy thơ là sựkhôi phục là sáng tạo nên các biểu
tượng trực quan đểbiểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do nhận thức
cảm tính quyết định” [39, tr.70]


Tư duy nghệthuật và tư duy thơ nói riêng gần với đời sống hiện thựchơn so với tư
duy khoa họcvì tính chất trực quan của các biểu tượng. Nhưng bản thân cácbiểu
tượng trực quan thường mang tính chất trực giác, thậm chí đòi hỏi cao độsựnhạy
bén của giác quan. Do tính chất lý tính của loại chất liệu ngôn ngữ, tư duy thơ đòi
hỏi các biểu tượng phải cụthể, sinh động. Âm thanh và ý nghĩa của từngữluôn luôn
phải gợi cảm, khắc phục tính chất ký hiệu của ngôn ngữđểtạo nên chất thơ trực
tiếp.Trong đó, âm điệu hay tính tạo hình trong ngôn ngữthơ được nhấn mạnh và
đềcao, là đểtăng thêm tính chất trực quan của hình tượng thơ. Nhạc điệu của một
dòng thơ, một bài thơ chính là sựhình tượng hóa âm thanh đời sống thực tại vằng
cách khuếch đại âm thanh của từngữ.Tư duy thơ là sựkết hợp giữa hai hướng
nhận thức là:hướng nội và hướng ngoại. Nếu mục đích biểu hiện của thơ là tâm
trạng cá nhân, là những cảm xúc vềthân phận của chính mình, thì đó được cho rằng
hướng nhận thức của tư duy thơ là hướng nội. Còn nếu mục đích biểu hiện của

thơ là hiện thực cuộc sống, là bức tranh chân thực vềđời sống khách quan, thì đó
được cho rằng hướng nhận thức của tư duy thơ là hướng ngoại. Bất kểlà hướng nội
hay hướng ngoại, tư duy thơ vẫn sửdụng những hình ảnh, những biểu tượng trực
quan như những hình thức tư duy nghệthuật khác. Nguyễn Bá Thành đã viết: “Tìm
hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sựvận động của hình tượng thơ” [39, tr.83] Sựvận động
của hình tượng thơ vốn đã có sựtồn tại của đường dân liên tưởng. Nghĩa là tất
cảđều được tác giảrút ra từkho tri thức của mình một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn
khôngphụthuộc vào những điều trước đó đã có sẵn. Tư duy thơ là sựkhôi phục và
sáng tạo ra các biểu tượng trực quan, vai trò của nhận thức cảm tính là vô cùng
quan trọng nhưng không phải quyết định. Những quan niệm thơ, vềnhân sinh,
vềthời đại sẽlàm cho nhà thơ chú ý nhiều hơn đến loại biểu tượng này hay loại
biểu tượng khác. Một quan niệm mới vềnhân
sinh, vềthếsự, vềnghệthuật ra đời sẽlàm thay đổi hướng tư duy thơ. Tất cảđều có
thểchi phối tư duy thơ. tình cảm mạnh mẽvà sâu sắc, những nhu cầu bộclộcảm
xúc, tư tưởng, những quan niệm.Những biểu tượng trực quan ấy đã trải qua một
quá trình được gọt giũa, trau chuốt, chọn lọc theo những yêu cầu của tư tưởng và
nghệthuật mà ta gọi đó là quá trình điển hình hóa nghệthuật. Quá trình điển hình
hóa nghệthuật trong thơ là quá trình xây dựng hình tượng, làm sáng rõ tư tưởng
của mình, trình bày quan niệm sống của mình bằng những biểu tượng trực quan.
Do đó những biểu tượng muôn hình muôn vẻđó bao giờcũng có một điểm chung
nào đó, tức là đều chứa đựng một phần của cái chung, cái tư tưởng chủđềcủa bài
thơ mà nhà thơ muốn thểhiện và bộc lộ. Như vậy muốn tìm hiểu được cái hay
trong tư duy thơ là một quá trình khám phá những miền đất mới, ởđó chúng ta có
thểthỏa sức tượng tượng trên nền tảng của một mảnh đất đã được khai phá.1.3 Quá


trình sáng tác của nhà thơ Lê Đình Cánh1.3.1Tiểu sửvà quá trình sáng tácLê Đình
Cánh sinh ngày 21 tháng 9 năm 1941 ởlàng Phong Mỹ, tổng ThửCốc, phủThiệu
Hóa, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc vềxã Xuân Tân, huyện ThọXuân,
tỉnh Thanh Hóa.Ông tốt nghiệploại giỏikhoa Vật lý trường Đại học Sư phạm 1 Hà

Nội năm 1965,cũng là lúc chiến tranh lan tỏa ra cảmiền Bắc. Hưởng ứng phong
trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, từnăm 1065 đếm năm 1969, ông được BộGiáo dục
cửsang Trung ương Đoàn. Rồi từTrung ương Đoàn, ông trởthành thanh niênxung
phong thời chiến do Bộtư lệnh tiền phương quản với nhiệm vụchính là: Dạy văn
hóa phổthông ởTây Trường Sơn chủyếu ởvùng Quảng Bình, Quảng Trị. Trong
những năm ởchiến trường, người lính, người thanh niên
thời đại ấy luôn mang trong mình tâm thếcủa cảmột thếhệ“xẻdọc Trường Sơn đi
cứu nước”. Ngay cảLê Đình Cánh cũng vậy, ông luôn tâm niệm: một là xanh cỏ,
hai là đỏngực. Thơ của Lê Đình Cánh được sáng tác chủyếu sau năm 1985. Tuy
nhiên trong khoảng thời gian ởchiến trường, tâm hồn thơ đã trỗi dậy trong con
người Lê Đình Cánh. Ông đã viết vài chục bài thơ đầu đời trong sổtay của mình
theo kiểu tựphát. Tuy nhiên những bài thơ ấy đều bịthiêu rụi bởi bom đạn. Nhưng
vẫn có một bàithơ trong cuốn sổtay ấy được một người lính chép lại và chuyền
tay cho một người lính khác cùng đọc. Sau đó bản thảo của bài thơ “Giọng hò
Thanh Hóa” của Lê Đình Cánh đã đến được tay nhà thơ Mai Ngọc Thanh và lần
đầu tiên, nó được đăng trên Tạp chí XứThanh vào giữa năm 1968. Vì là người có
khảnăng sáng tác nên sau khi rời chiến trường, Lê Đình Cánh trởthành biên tập
viên văn học Nhà xuất bản Thanh niên từnăm 1969 đến năm 1973, biên tập viên
chương trình Tiếng thơ của Phòng Văn học –Ban Văn nghệĐài Tiếng nói Việt Nam
từnăm 1973. Trong quá trình sáng tác của mình, Lê Đình Cánh giới thiệu những
sáng tác của mình đến với bạn đọc qua tập thơĐất lànhnăm 1986do Nhà xuất bản
Thanh niên.Đến năm 1990 ông cho ra đời tập thơ Người đôn hậu, và năm 2001 là
tập thơ Trời dịu.Cảhai tập thơ đều là những dòng hồi ức vềquá khứ, hoài niệm
vềchiến tranh trong cuộc sống thời bình.Cũng là một trong những nhà thơ trưởng
thành và đilên từnhững cuộc kháng chiến.Thơ ông lưu lại những dấn ấn vềhình
ảnh của những người lính, những người thanh niên trởvềtừcuộc chiến. Là những
con người mang trong mình những vết thương của chiến tranh cảvềthểxác lẫn tinh
thần, những người đồng đội ngã xuống đểgiành lại nền hòa bình cho đất nước,
những cuộc chia tay đầy nước mắt và máu. Sau đó, Lê Đình Cánh cho ra đời tập
thơ Sông Cầu Chầy, chủyếu là những bài thơ viết vềquê hương của ông, và được

sáng tác đa phần bằng thểthơ lục bát.


1.3.2Quan niệm thơĐối với Lê Đình Cánh, thơ ca chính là đời sống. Là những gì
gắn bó với nhà thơ, được viết ra với đúng những gì bản thân cảm nhận được. Cuộc
sống là những chuỗi ngày chiến đấu, lao động, là người có chí, Lê Đình Cánh vẫn
âm thầm tựnuôi dưỡng kiến thức cũng như tâm hồn thơ của mình. Trong thời kì
ởchiến trường, ông đã viết vài chục bài thơ trong sổtay của mình. Tuy nhiên cuốn
sổtay đó đã bịbom đạn của chiến tranh thiêu rụi. Mất đi vật lưu giữkỉniệm, ông đã
xót xa: “Chúng có thểlà thơ hoặc chưa hoàn toàn là thơ. Chúng có thểchưa đạt
được như mong muốn của tôi. Nhưng chúng là những kỷniệm máu thịt một đi
không trởlại của tôi.” [53]Cuốn sổtay là những gì được ghi chép lại một cách
tựphát, cũng như ông nói, đó có thểlà thơ hoặc chưa thểlà thơ, nhưng trong đó là
những cảm xúc thật nhất, những kỉniệm thật nhất được ghi chép lại. Đối với Lê
Đình Cánh thơ là sựxuất phát từchính con người mình, là những gì cuộc sống đểlại
dấu ấn trong lòng người thi sĩ.Lê Đình Cánh đã từng nói: “Người làm thơ phải là
người hết sức bình tĩnh, khi viết thì cứviết hết mình, đừng nên nghĩ ngay đến việc
bài thơ sẽđược đăng ởbáo nào và viết như thếnày, liệu có báo nào chấp nhận mình
không?Người viết cũng không nên viết những gì ởngoài mình, hãy cứđúng mình
mà viết.”[53]Câu nói trên của ông cũng đã phần nào nói lên quan niệm làm thơ của
mình. Không cần suy nghĩ vềbài thơ sẽđược đánh giá như thếnào. Có được đăng
trên một tạp chí, hay một tờbáo nào không. Mà người làm thơ hãy cứviết, viết thật
nhất với chính mình. Những gì được viết bằng chính con người mình, những cảm
xúc mình thấy được, đó mới là những vần thơ đẹp nhất. Trong quan niệm của Lê
Đình Cánh, ông cho rằng: mình sinh ra không phải đểlàm thi sĩ, những gì ông viết
đều là những thứcóp nhặt từtrong đời sống. Đi từ
thực tại đểthấy cái nhìn chân thực nhất. Và đặc biệt với thểthơ lục bát được xem là
thểthơ hồn cốt, truyền thống của dân tộc. Với Lê Đình Cánh, ấy là thểthơ có sẵn
trong kho tàng thơ ca dân tộc,mình chỉviệc lấy những thứcó sẵn đó ra, thêm một
chút hương vịriêng của mình vào là có thểtạo nên một tác phẩm đậm chất dân tộc

mà lại có phong vịcủa chính mình. Những quan niệm rất đỗi giản dị, và chân
thành ấy đã làm nên một nhà thơ của tình người, tình đời. Trong từng câu chữluôn
phảng phất những dư vịkhông quá ồn ào, không quá phô trương, nó cứbình dị,
chân chất như những người nông dân “chân lấm tay bùn”. Tiểu kếtThơ Lê Đình
Cánh chủyếu là những bài thơ lục bát mang âm hưởng của ca dao cứđi sâu vào
lòng bạn đọc với những cảm xúc chân thật nhất. Sáng tác thơ theo quan niệm riêng
của mình, Lê Đình Cánh đã cho chúng ta thấy những nét mang cá tính sáng tạo của
chính tác giảso với các nhà thơ khác cùng thời. Đểthấy được giá trịcủa thơ lục bát,
cùng với sựphát triển của thểthơ truyền thống nàytrong dòng chảy của thơ ca Việt
Nam. Những vần thơ lắng đọng được truyền tải bằngchính những giá trịtình cảm


của tác giảđến với bạn đọc. Tìm hiểu thơ Lê Đình Cánh qua tư duy nghệthuật
sẽcho chúng ta những nội dung ý nghĩa trong tư tưởngvà hệthống những biểu
tượng làm nên giá trịtrong thơ ông

CHƢƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮTÌNH TRONG
THƠ LÊ ĐÌNH CÁNH2.1 Cảm hứng chủđạoCảm hứng thường được hiểu là trạng
thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh


liệt, tạo điều kiệm đểóc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả. Cảm hứng là
hứng thú sáng tạo nói chung và sáng tạo văn học nói riêng. Đối với một tác phẩm
văn học, nội dungtư tưởng luôn gắn liền với cảm xúc. Bêlinxki khi bàn vềcảm
hứng nói: “Tư tưởng thơ, đó không phải là phép tam đoạn thức, không phải là giáo
điều, không phải là qui tắc, mà đó là một ham mê sống động, đó là cảm hứng”[28,
tr. 268]. Bêlinxki giải thích rõ hơn: “Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu tư
tưởng như yêu cái đẹp, yêu một sinh thểsống, thấm nhuần tư tưởng một cách nhiệt
tình.” [28, tr.268]Cụthểcác quan điểm của Bêlinxki, Trần Đình Sửđã đưa ra quan
điểm vềcảm hứng: “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một

ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng
như
một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học. Cảm hứng trong tác phẩm trước
hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng, phủđịnh sựgiảdối mà mọi hiện
tượng xấu xa, tiêu cực là thái độca ngợi, đồng tình với nhân vật chính diện, là
sựphê phán tốcáo các thếlực đen tối, các hiện tượng tầm thường.”[28, tr.268]Khi
nói vềkhái niệm chủđạo, Bêlinxki quan niệm: “Trong những tác phẩm thi ca (hiểu
theo nghĩa rộng: tác phẩm nghệthuật –người soạn) đích thực, tư tưởng không phải
là một khái niệm trừu tượng, được diễn tảmột cách giáo điều, mà nó tạo thành linh
hồn tỏa vào trong tác phẩm, giống như ánh sáng chiếu vào pha lê. Tư tưởng trong
sáng tạo thi ca –đó chính là cảm hứng... Cảm hứng là sựthiết tha và nhiệt tình nồng
cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó.” [18, tr.208]Đồng thời tác giảkhẳng định:
“Việc tìm hiểu cảm hứng chủđạo không phải chỉcăn cứtrên một bộphận, một thành
tốnào, mà phải căn cứtrên toàn bộlô gic nghệthuật của tác phẩm” [18, tr.210]Như
vậy, cảm hứng là một trong những yếu tốchính hợp thành tư tưởng của tác phẩm.
Cảm hứng được xem là trọng tâm của nghệthuật. Cảm hứng chủđạo không
chỉtoát ra từtác phẩm mà còn xuyên suốt toàn bộsáng tác của một tác giả.2.1.1 Cảm
hứng vềquê hương, đất nướcQuê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng lớn và
nguồn thi hứngdồi dào, bất tận của bao thếhệnhà thơ.Thi nhân luôn lấy đó làm
điểm tựa của cảm xúc đểvẽnên một bức tranh có cảm xúc và có cảsắc màu. Quê
hương là nơi gắn liền với thuởấu thơ, cái thuởmà lon ton chạy trước, tung tăng theo
bà ra chợ. Là nơi ra sinh ra, lớn lên, dù có đi khắp năm châu bốn bểnhưng những
hình ảnh vềquê hương vẫn còn mãi đối với bất cứai. Đối với chúng ta, mỗi người
đều có một quê hương riêng, một nơi mà những hình ảnh ởđó chúng ta dù có lớn
lên như thếnào đi chăng nữa, sẽkhông bao giờquên được.
Quê hương của Lê Đình Cánh là một quê hương gắn liền với hình ảnh của người
bà yêu quý, là những câu thơ mang đầy cảm xúc nhớnhung. Đó là quê ngoại, với


bến Kiều, sông Mã, là thuởlên ba chạy theo bà ra chợ: Đâu lối rẽvềlàng

ThổPhụBước tung tăng phiên chợvướng chân bàTìm gõ cửa tần ngần quán
cũHương chè lam phủQuảng ùa ra!(Quê ngoại)Lê Đình Cánh như muốn tìm lại
chút gì đó của tuổi thơ, của cái thời vẫn còn thíchtheo bà đi chợ. “Phiên chợ”,
“quán cũ”, “hương chè lam”, những hình ảnh gợi lên những thứđã xưa cũ. Vừa
cảm nhận bằng thịgiác, vừa cảm nhận mùi vịquen thuộc bằng khứu giác. Tất
cảlắng đọng lại trong cuộc hội ngộnơi quê nhà. Nhớvềquê hương, nhớvềquê ngoại,
là nhớvềquãng thời gian của một thời tuổi trẻ, tác giảvẫn lưu luyến, những cảm
xúc dường như đã mai một theo thời gian, càng lớn, người ta lại càng cảm thấy
những gì của tuổi trẻ, của thời gian trướccàng đáng giá và đáng trân trọng:Qua bến
Kiều, ngược đường lênquê ngoạiTôi trởvề, tuổi trẻchẳng vềtheoThời gian như
nước ngầm băng hoạiTrái tim tôi càng sống càng nghèo!(Quê ngoại)Viết vềquê
hương, ngoài dòng sông, bến nước, là những hình ảnh vềgia đình với cổng tre,
nhà ngói, vườn cây, bếp lửa... Những hình ảnh đã trởthành miền kí ức in sâu trong
lòng tác giả. Nhớvềquê hương, là nhớvềgia đình, với những người thân, với những
con đường đã in dấu bước chân thời trẻ. Nhưng khi
lớn lên rồi mới thấy, đi xa quê hương, mỗi lần trởvềquê là lòng lại nặng trĩu, một
nỗi buồn vương vấn: Ngại vềlay chiếc cổng treNgại gõ cửa căn nhà ngói cổNén
hương mới cháy kềchân hương đỏChi chítbuồn năm tháng nỗi niềm
xưa(VềThanh)Cảm xúc chảy trong dòng thơ, “VềThanh” như chất chứa một nỗi
niềm của riêng Lê Đình Cánh, vừa như muốn trởlại quê hương,vừa ngại quay trởlại
đểrồi khi phải đi, lòng nặng trĩu nỗi niềm. Không phải vì không nhớquê hương, mà
là nỗi buồn bởi “thầy mẹmất rồi” nên “em ngại vềThanh”. Trởvềnơi có nhiều
kỉniệm gắn bó với mình, nơi đã chứng kiến sựra đi của thầy, của mẹ, ngại trởvềlà
ngại đối diện với cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đau xót, phải cất giấu,
chôn sâu, không nên đào bới lên đểchính mình lại tựcảm nhận thấy niềm đau
thương khi mất đi những người thân yêu nhất. Tuy nhiên, quê hương là nơi
đểtrởvề, nơimỗi con người dù có đi đâu, xa đến mấy nhưng vẫn sẽquay trởvề. Bởi
nơi đó vẫn có người chờđợi tác giả: Em biết trong Thanh chịđợi em vềEm xin hẹn
đến ngày giỗmẹEm đúng hẹn bởi quê nhà có chịMắt đen buồn như mắt mẹngày
xưa.(VềThanh)Cảhai bài thơ, “Quê ngoại” và “VềThanh” đều là hai bài thơ viết

vềquê hương của Lê Đình Cánh. Đọc bài thơ có một nỗi buồn được trải dài trong
từng dòng thơ. Nỗi buồn ấy phải chăng là nỗi buồn nhớcủa người con xa quê, hay
là nỗi
buồn của chính cảm xúc trong lòng tác giả. Nó cứkhắc hoải không nguôi, vừa
chậm rãi, vừa thổn thức đến kì lạ. Đất nước Việt Nam được mởrộng trong không


gian thơ của Lê Đình Cánh. TừBắc chí Nam, tác giảdường như đã đi qua rất nhiều
nơi trên khắp miền tổquốc. Chúng ta bắt gặp trong không gian rộng lớn ấy với
những hình ảnh của nơi tận cùng tổquốc: Biển gặp đất liền qua mầu xanh rừng
đướcQua dịp dàng kênh rạch dọc ngangỞđây không lá vàng mỗi độthu sangMặt
trời lặn vềphía biểnĐi lại suốt ngày với sông với bếnChống chèo nhiều taymỏi hơn
chân(Thư Cà Mau)Không gian mênh mông, một vùng rộng lớn với đầy đủmàu
sắc, của rừng, của biểnhiện ra trước mắt.Chỉbằng sựcảm nhận của cá nhân, tác
giảđã vẽra một khung cảnh thiên nhiên mang những đặc điểm nổi bật của vùng
sông nước. Tất cảđều đang chuyển động trong guồng quay của cuộc sống. Mọi
sựvật, sựviệc đều di chuyển từmặt trời đến người chèo thuyền.Đi tiếp trong cuộc
hành trình vềnhiều miền đất mới của Việt Nam của Lê Đình Cánh. Tác giảnhư
dẫn đường đến với những địa ranh khách nhau của miền Trung:Trởlại cùng cát
trắng Bảo NinhQua gió biển thổi dài sông Nhật Lệ
Người Đồng Hới giã từmưa xứHuếTrởvềquê như thuởQuảng Bình xưa(Đồng Hới
trởvề)Từnhững địa danh: Bảo Ninh, sông Nhật Lệ, Đồng Hới, Huế, Quảng Bình...
như mởra một không gian rộng lớn, có sựxuất hiện của sông, của bãi cát. Đọc thơ
Lê Đình Cánh, độc giảnhư được chiêm nghiệm thêm mộtkhông gian mới, ởkhông
gian ấy, hình ảnh của những vùng đất ta chưa đi qua, được tác giảgợi nhắc bằng
những cái tên.





TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữvăn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội2.
Lê Đình Cánh (1986), Đất lành, Nxb Thanh Niên3. Lê Đình Cánh (1990), Người
đôn hậu, Nxb Hà Nội4. Lê Đình Cánh (2001), Trời dịu, Nxb Quân đội nhân dân5.
Lê Đình Cánh (2015), Sông Cầu Chầy, Nxb Hội nhà văn6. Lê Đình Cánh (2016),
Miền chầu văn, Nxb Hội nhà văn7. Phạm Vĩnh Cư (1997), Từđiển biểu tượng Văn
hóa thếgiới, Nxb Đà Nẵng8. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữthơ Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội9. Phan CựĐệ(2004), Văn học Việt Nam thếkỉXX, Nxb Giáo
dục, Hà Nội10. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữtình, Nxb Văn
học,Hà Nội11. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹcứu nước, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
12. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đềtrong thơ Việt Nam hiện đại,Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội13. Hà Minh Đức(1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội14. Nhiều tác giả(1992), Thơ Việt Nam 1945 –1985, Nxb Giáo dục, Hà
Nội15.Nhiều tác giả(2004), Những vấn đềtác giảvà ngôn ngữ, Nxb Đại họcQuốc
gia Hà Nội16. Nhiều tác giả(1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từđiển thuật
ngữvăn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội18. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
(1998), Lý luận văn học –Vấn đềvà suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM19. Lê Huy
Hoàng (2008), Thơ –những gương mặt, Nxb Hội nhà văn20. Bùi Công Hùng
(1985), Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại, Văn học, số2, tr.212921. Mai Hương (1978), Thơ và sựphản ánh người phụnữmới Việt Nam trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Văn học, số1, tr.10-2022. Mã Giang
Lân(2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội23. Mã Giang
Lân (2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Vănhóa thông tin, Hà Nội24. Mã Giang Lân
(1995), Thơ Việt Nam 1945 –1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội




Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại–Lịch sửvà lý luận,Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội26. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại
mới,Nxb Giáo dục, Hà Nội27. Lê Tuấn Lộc (2016), Tài hoa Lê Đình Cánh, Tạp chí
Văn nghệ, sốtết Bính Thân, tr.5-6-728. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân
Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoàn, Thành ThếThái Bình (2001), Lý luận văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội29. Nguyễn Xuân Nam (1984), Thơ tìm hiểu và thưởng
thức, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội30. Nguyễn Xuân Nam (1984), Nhà thơ Việt
Nam hiện đại, Viện Văn học31. Đặng ThịBích Ngân (2007), Từđiển thuật
ngữmỹhọc phổthông, Nxb Giáo dục, Hà Nội32. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức
(1971), Thơ ca Việt Nam –Hình thức vàthểloại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội33.
Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữtình Việt Nam 1975 –1990, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội34. Vũ Quần Phương (1979), Nhà thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội35. Lê Xuân Quýt (2000), Cảm nhận vềphê bình văn học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội36. Trần Đình Sử(1995), Những thếgiới nghệthuật thơ, Nxb Giáo
dục, Hà Nội


37. Trần Đình Sử(1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội38. Nguyễn Trọng Tạo (1988), Văn chương cảm nhận và luận, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội39. Nguyễn Bá Thành (2011), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam,Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội40. Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng (1990), Văn học
Việt Nam 1965 –1975, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội41. Nguyễn Bá Thành (2015)
Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 –1975, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội42. Lưu
Khánh Thơ (2008), Thơ và một sốgương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH
Hà Nội43. Lưu Khánh Thơ (2006), Thơ Mới –Tác giảtác phẩm, Nxb Đại học Sư
phạm44. Bích Thu (1978), Vẻđẹp người phụnữtrong thơ ca cách mạng miền Nam,
Văn học, số1, tr.20-3045. Hoàng Trịnh (1974), Văn học, ngọn nguồn sáng tạo, Nxb
Văn học46. Lê Dục Tú (1992), Vềmột sốđặc điểm thơ hiện nay, Văn học, số3,
tr.25-2847. M. Rudentan, P.Ludim (1972), Từđiển Triết học, Nxb SựthậtTài liệu
tham khảo mạng: 48. Hoàng Thi Anh, Tình trong ký ức tập thơ “Sông Cầu

Chầy”
cập nhật: 20/05/201549.
Bulukhin Nguyễn, May mà...,
cập nhật: 24/08/201450. Kim Chuông, Lê Đình Cánh và dòng sông
lục bátttp://www.nhandan.com.vn/cuoituan/vannghe/doc-sach/item/26375702-le-dinh-canh-va-dong-song-luc-bat.htmlNgày cập
nhật: 19/05/201551.



Lê Tuấn Lộc, Tài hoa Lê Đình Cánh,
ttp://baovannghe.com.vn/tai-hoa-le-dinh-canh320.html?vip=bvnNgày cập nhât: 19/05/201652. Anh Ngọc, Nhà thơ Anh Ngọc
giới thiệu bài thơ “Vào khu tập thểgặp ai cũng chào” của nhàthơ Lê Đình
Cánhttp://daotao.vtv.vn/nha-tho-anh-ngoc-gioi-thieu-vao-khutap-the-gap-ai-cung-chao-bai-tho-cua-le-dinh-canh/



×