Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Thực hiện thủ tục hành chính của UBND phường - qua thực tiễn phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.24 KB, 28 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan
này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luậnvăn.Tôi xin chân thành
cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOANNGHIÊM XUÂN HÙNG


2
MỤC LỤC
TrangTrang phụbìaLời cam đoanMục lụcDanh mục các chữviết tắtDanh mục sơ đồ
MỞĐẦU..........................................................................................................5
Chƣơng 1:NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀTHỦTỤC HÀNH CHÍNH VÀ
THỰC HIỆN THỦTỤC HÀNH CHÍNH................10
1.1. Thủtục hành chính..........................................................................10
1.1.1. Khái niệm thủtục hành chính............................................................10
1.1.2. Phân loại thủtục hành chính..............................................................13
1.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của thủtục hành chính.....................................15
1.2. Thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên
thông...........................................................................................25
1.2.1.Thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa...........................25
1.2.2.Thực hiên thủtục hành chính theo cơ chếmột của liên thông..........27
1.2.3. Các yếu tốảnh hưởng đến thực hiện thủtục hành chính...................29
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦTỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾMỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI PHƢỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN
HOÀNG MAI, THÀNH PHỐHÀ NỘI.............................................Error!


Bookmark not defined.
2.1.Khái quát chung vềPhƣờng Trần PhúError! Bookmark not defined.
2.1.1.Điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội của phườngError! Bookmark not defined.
2.1.2. Cơ cấu tổchức, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Phường Trần Phú thực
hiện theo Luật Tổchức chính quyền địa phươngError! Bookmark not defined.
32.2. Thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông tại
UBND phƣờng Trần PhúError! Bookmark not defined.


2.2.1. Cơ cấu tổchức và hoạt động của Bộphận tiếp nhận và trảkết quảcủa UBND
phường Trần Phú (theo Quyết định 07 của Thành phố)Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Quy trình giải quyết công việc theo cơ chếmột cửa, cơ chếmột cửaliên
thông.....................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Việc ban hành các văn bản thực hiện cơ chếmột cửa, cơ chếmột cửa liên
thông tại phường Trần Phú...Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Thực trạng vềbốtrí cơ sởvật chất.....Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Thực trạng vềbốtrí cán bộ, công chức tại Bộphận tiếp nhận và trảkết
quả...........................................Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Thực trạng ứng dụng công nghệthông tin trong thực hiện TTHC tại phường
Trần Phú...........................Error! Bookmark not defined.
2.2.7. Phân tích, đánh giá kết quảthực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa,
một cửa liênthông trên một sốlĩnh vực cụthểđểminh chứngError! Bookmark not
defined.
Chƣơng 3:QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỦTỤC HÀNH
CHÍNH QUA THỰC TIỄN PHƢỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN HOÀNG MAI, TP.
HÀ NỘIError! Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên
thông tại phƣờng Trần PhúError! Bookmark not defined.
3.2. Phƣơng hƣớng thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, cơ chếmột

cửa liên thông........Error! Bookmark not defined.
3.3. Một sốgiải pháp chủyếu.................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Tăng cường tuyên truyền, phổbiến mô hình cửa và nội dung thực hiện thủtục
hành chính theo cơ chếmột cửaError! Bookmark not defined.
3.3.2. Tiếp tục rà soát và công bốcông khai các thủtục hành chính và trình tựgiải
quyết, đồng thời hoàn chỉnh quy chếlàm việc của bộphận tiếp nhận và trảkết
quả..............Error! Bookmark not defined.
43.3.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa tổchức đội ngũ cán bộ, công chức
trong thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửaError! Bookmark not
defined.


3.3.4. Tiếp tục cải tiến cách bốtrí bộphận tiếp nhận và trảkết quảtại trụsởcơ quan
hành chính..................Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện liên thông trong thực hiện thủtục hành
chính theo cơ chếmột cửa...Error! Bookmark not defined.
3.3.6. Tăng cường các hoạt động dịch vụtrong thực hiện thủtục hành chính theo cơ
chếmột cửa cho tổchức và công dânError! Bookmark not defined.
3.4. Kiến nghị...........................................Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Đối với Chính phủ..............................Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Đối các bộ, ban, ngành.......................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Đối với Thành phốHà Nội.................Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Kiến nghịđối quận Hoàng Mai..........Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................33


MỞĐẦU

1.Tính cấp thiết của đềtàiTrong giai đoạn hiện nay, việc hội nhập kinh tế, quốc

tếvới Thếgiới là chủtrương và là trọng tâm của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Đảng và Nhà nước ta, thì cải cách hành chínhmà đặc biệt là cải cách
thủtục hành chínhlà nhiệm vụcấp bách trọng tâm, hàng đầu và là nhiệm vụcần
thiết đểxây dựng một nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệplấy dân
làm gốc.Năm 2009 sựkiện Chính phủcông bốbộTTHC 4 cấp chính quyền từTrung
ương đến địa phương thuộc đềán đơn giản hóa thủtục hành chính (Đềán 30) là một
trong 10 sựkiện nổi bật của năm, các ngành các cấp đã khẩn trương thực hiện
việc đơn giản hóa thủtục theo hướng dẫn của Tổcông tác chuyên trách
Thủtướng.Xuyên suốt quá trình thực hiện đềán 30 được tiến hành nhiều năm nay
với những bước đi từthấp đến cao, từxây dựng quy trình, thủtục đến việc đơn
giản hóa thủtục hành chính. Bắt đầulà việc cải cách một bước thủtục hành chính
trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổchức, đến cải cách nền hành
chính Nhà nước.Yêu cầu chung của cải cách thủtục hành chính là giảm bớt
thủtục hành chính rườm rà và phức tạp, chồng chéo dẫn đến gây khó khăn, phiền
hà, nhũng nhiễu và tham nhũng, cũng như gây cản trởviệc giải quyết công việc
chung làm ảnh hưởng đến quan hệgiữa nhà nước và các tổchức, cá nhân. Một
trong những mấu chốt của cải cách thủtục hành chính là làm sao các thủtục
hànhchính cần phải đơn giản, tiện lợi không qua nhiều tầng, nấc và các cấp trung
gian.Khi thực hiện thủtụchành chính đã góp phần giảm dần các đầu mối
6quản lý, sốlượng các cơ quan quản lý nhà nước, thủtục hành chính được cải cách
theo hướng “một cửa”, mẫuhóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các
thủtục hành chính. Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền.Tuy vậy, trong thực tiễn việc thực hiện thủtục
hành chính ởđịa phương gặp không ít những khó khăn vì những quy định của pháp
luật vềthủtục hành chính còn nhiều bất cập, cơ sởvật chất bảo đảm cho thực hiện
thủtục hành chính còn nhiều hạn chế, thực tiễn thực hiện thủtục hành chính còn
hạn chế, bất cập, còn có tình trạng: chậm trễtrong giải quyết các công việc của cá
nhân, tổchức; giải quyết các công việc không đúng thủtục đã được quy định; vẫn
còn tình trạng gây phiền hà cho dân, từđó làm mất lòng tin của nhân dân vào chính
quyền.Xuất phát từnhững vấn đềtrên, chọn đềtài “Thực hiện thủtục hành chính của

UBND Phường -qua thực tiễn Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP.Hà


Nội”đểnghiên cứu là đáp ứng yêu cầu thực tiễnđặt ra hiện nay ởđịa phương.2. Tình
hình nghiên cứuCho đến nay đã có các nghiên cứu vềcải cách thủtục hành chính
như Giáo trình Thủtục hành chính của Học viện Hành chính quốc gia nhưng
chỉdừng lại ởmức lý luận, chưa chỉra cụthểcác yếu tốcấu thành thủtục hành chính,
cũng chưa nêu rõ nội hàm của cải cách thủtục hành chính. Đặc biệt là nghiên cứu
cụthểcác thủtục hành chính gắn với từngcấp chính quyền ởThành phốHà Nội còn
bịbỏngỏchưa có công trình nào nghiên cứu. Các yếu tốtác động đến cải cách
thủtục hành chính cũng chưa được các cấp nghiên cứu đúng mức.Vấn đềcải cách
thủtục hành chính đểchống cửa quyền, nhũng nhiễu cũng chưa được đềcập nhiều.
71. Nguyễn Văn Thâm (Chủbiên), Thủtục hành chính; Lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trịQuốc gia, Hà Nội 2002.Cuốn sách nghiên cứu khá công phu vềthủtục
hành chính đi từkhái niệm, phân loại, ý nghĩa, đặc điểm đến thực tiễn việc cải
cách thủtục hành chính ởViệt Nam và có đi phân tích cải cách thủtục hành chính
ởmột sốlĩnh vực. Đây là cuốn sách cung cấp nhiều tài liệu, luận cứrất tốt đểlà cơ
sởnghiên cứu đối với Luận văn[21].2. Đinh Văn Ân, Hoàng ThuHòa, (đồng
chủbiên) Đổi mới cung ứng dịch vụcông ởViệt Nam,Nxb Thống kê 2006.Cuốn
sách đã nêu đầy đủvềkhái niệm dịch vụcông, đánh giá được sựcung ứng dịch
vụcông (có cảphần vềthủtục hành chính), và các giải pháp đẩy mạnh xã hộihóa
cung ứng các dịch vụcông ởViệt Nam. Đặc biệt cuốn sách có nêu các giải pháp
đơn giản hóa các TTHC thành lập các đơn vịcung ứng dịch vụcông [1].Bên cạnh
những tài liệu trên, còn có các tài liệu quan trọng khác như:-Các báo cáo của
Tổcông tác chuyên trách cải cách thủtục hành chính của Thủtướng Chính phủ;Các
công trình nghiên cứu nói trên tuy không trực tiếp nghiên cứu vềthực hiệnTTHC
của Thủđô Hà Nội nhưng cũng gợi mởnhững vấn đềcó ý nghĩa, bổích cho chúng
tôi tiếp thu trong quá trình nghiên cứu làm Luận văn. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách
TTHC như thếnào đểthực hiện tốt mục tiêu xã hội, phù hợp với điều kiện hiện có
và đúng quy luật vận động của xã hộilà vấn đềcần có sựđầu tư nghiên cứu sâu sắc

hơn nữa cảvềlý luận và thực tiễn.3. Mục tiêunghiên cứu của luận vănLàm rõ những
vấn đềlý luận vềthủtục hành chính, thực hiện thủtục hành chính.
8Đánh giá được thực trạng thực hiện thủtục hành chính, chỉra những kết quả,
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chếtrong thực hiện thủtục hành chính
ởphườngTrần Phú.Đềxuất được các giải pháp bảo đảmthực hiện TTHC của
Phường Trần Phú.4. Tính mới và những đóng góp của đềtàiLuận văn góp phần làm
rõ những vấn đềlý luận vềthủtục, vai tròhành chính và thực hiện thủtục hành chính
theo mô hình “mốt cửa”, “một cửa liên thông”.Đánh giá thực hiện thủtục hành
chính ởPhường Trần Phú, chỉra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những


kết quả.Đưa ra một sốgiải pháp bảo đảm thực hiện thủtục hành chính
ởphường Trần Phú.5. Đối tƣợng và phạm vinghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của
Luận văn là: những vấn đềlý luận và thực tiễnthực hiệnthủtục hành chính của
Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phốHà Nội.Vềthời gian, Luận văn tập
trung đánh giáviệc thực hiệnTTHC Thành phốHà Nội giai đoạn 2011đến nay.6.
Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu6.1. Nội dungNghiên cứu rà soát
bộdanh mục TTHC hiện có hiệu lực pháp luật của cấp Phường làm cơ sởthực hiện
TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phốHà Nội.-Phân tích
đánh giá thực trạng, những nhân tốảnh hưởng tới việc
9áp dụng thực hiệnTTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phốHà
Nội.6.2. Phương pháp nghiên cứuĐểđạt mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụnghiên
cứu của đềtài, luận văn đã sửdụng các phương pháp cụthểnghiên cứutài liệu kết
hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp,phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn...6.3.
Địa điểm nghiên cứuPhường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phốHà Nội.7.
Dựkiến kết quảÝ nghĩa lý luậnVềmặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏhệthống lý
luận vềthực hiện thủtục hành chính ởnước ta làm cơ sởlý luận cho các nghiên cứu
khoa học.Ý nghĩa thực tiễnVới kết quảnghiên cứu, luận văn sẽlà tài liệu tham khảo
phục vụchoviệc nghiên cứu, học tập vềthực hiện thủtục hành chính và tham
khảo vận dụng vào thực tiễn.8.Kết cấu của luận vănNgoài phần mởđầu, kết luận,

phụlục và danh sách các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương.Chương 1.
Những vấn đềlý luận vềthủtục hành chính và thực hiện thủtục hành chínhChương
2. Thựctrạng thực hiệnthủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông
tại Phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.Chương 3. Quan điểm,giải pháp thực hiện
thủtục hành chính qua thực tiễn phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
10Chƣơng 1NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀTHỦTỤC HÀNH CHÍNH VÀ
THỰC HIỆN THỦTỤC HÀNH CHÍNH1.1. Thủtục hành chính1.1.1.Khái niệm
thủtục hành chínhĐểgiải quyết một công việc nhất định đều cần có những thủtục
phù hợp. Theo nghĩa thông thường, thủtục có nghĩa là phương cách giải quyết công
việc theo một trình tựnhất định, một thểthống nhất. Theo từđiển tiếng Việt
thông dụng, thủtục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình
tựnhất định, theo quy định của nhà nước”. Cũng có thểhiểu thủtục là những quy
tắc, chếđộ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi làm việc công.Hoạt
động quản lý Nhà nước được thểhiện qua các chính sách quản lý Nhà nước đó là
những quy phạm pháp lý đểhướng dẫn hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý
hoạt động của con người. Đểcụthểhóa những quy phạm pháp lý này, thủtục là loại
kếhoạch qui định trình tự, cách thức khi sửdụng thẩm quyền của từng cơ quan


đểgiải quyết công việc. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy phạm thủtục, quy
phạm này gồm các bộphận: thủtục lập pháp, thủtục tốtụng tư pháp và thủtục hành
chính.Từđây có thểhiểu hoạt động quản lý nhà nước nào cũng đều được tiến hành
theo những thủtục nhất định. Mỗi hoạt động quản lý theo cách nói thông thường
(ví dụ, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy
phép, hoạt động xửlý vi phạm hành chính...) thực chất là chuỗi những hoạt động
diễn ra theo trình tựnhất định mà mỗi hoạt động cụthểtrong đó có thểđược thực
hiện bởi những chủthểkhác nhau, ởnhững thời
11điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích khác nhau. Kết quảcủa
hoạt động quản lý phục thuộc vào nhiều yếu tốtrong đó phụthuộc một phần
đáng kểvào sốlượng, thứtựcác hoạt động cụthể, mục đích, nội dung, cách thức tiến

hành các hoạt động cụthểtrong một chuỗi hoạt động quản lý. Thủtục đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hành bộmáy nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi
ích của người dân.Chính vì vậy, thủtục tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước
mới được quan tâm cảdưới góc độnghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật thực
hiện thủtục trên thực tế. Bản thân thủtục không có mục đích tựthân, thủtục chỉbiểu
hiện cách thức tổchức thực hiện các hoạt động của Nhà nước. Vì vậy, thủtục
bịquy định bởi các hoạt động quản lý.Nói cách khác, cáchoạt động quản lý khác
nhau cần có các thủtục khác nhau đểtiến hành. Tương ứng với ba lĩnh vực hoạt
động của nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba nhóm thủtục: thủtục lập
pháp, thủtục hành pháp, thủtục tư pháp.Thủtục Lập pháp là thủtục làmHiến pháp
và làm luật. Thủtục tốtụng Tư pháp là thủtục giải quyết tranh chấp dân sự, định tội,
được thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử... Còn thủtục hành
chính là thủtục thực hiện thẩm quyền trong hoạt động HCNN.Thủtục hành chính là
một loại quy phạm pháp luật qui định vềtrình tựvềthời gian, vềkhông gian khi
thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộmáy Nhà nước, là cách thức giải
quyết công việc của các cơ quan HCNN trong mối quan hệvới các cơ quan, tổchức
và cá nhân công dân[21].Trong khoa học Luật hành chính Việt Nam có nhiều quan
niệm khác nhau về thủ tục hành chính, có quan niệm cho rằng “Thủ tục hành
chínhlà trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hành chính nói chung, hoặc là
trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực
hoạt động hành chính và do luật hành chính quy định”[12]; người khác


13i)Trường hợp thủtục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờkhai hành chính; mẫu
kết quảthực hiện thủtục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệphí thì mẫu đơn,
mẫu tờkhai hành chính; mẫu kết quảthực hiện thủtục hành chính; yêu cầu, điều
kiện; phí, lệphí là bộphận tạo thành của thủtục hành chính.Những quy địnhcủa
Nghịđịnh này vềthủtục hành chính có những yếu tốhợp lý, không hợp lý. Sựhợp lý
được thểhiện ởquy định “ thủtục hành chính là trình tự, cách thức”, nhưng không
hợp lý ởchỗcoi thủtục hành chính là “ hồsơ”, “yêu cầu, điều kiện”, “hồsơ”, thực

chất chỉlà những cơ sở, căn cứđểgiải quyết các vụviệc do đó không thểđưa vào
định nghĩa thủtục hành chính, mặc dù đểgiải quyết bất kỳvụviệc nào theo yêu cầu
của cá nhân, tổchức cũngđều đòi hỏi phải có hồsơ vụviệc.Từnhững vấn đềnêu trên
có thểđịnh nghĩa: Thủtục hành chính là trình tự, cách thức thực hiên các quản lý
hành chính nhà nướccủa các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan đó, nhưng chủyếu là cơ quan hành chính nhà nước.1.1.2.Phân loại thủtục
hành chínhPhân loại: Việc phân loại TTHCtrước hết là phục vụcác hoạt động
nghiên cứu và đào tạo trong khoa học hành chính, nhất là ngành luật hành chính.
Ngoài ra, phân loại TTHC còn có ý nghĩa đối với việc xâydựng, hoàn thiện và áp
dụng TTHC tạibộmáy chính quyền các cấp.Kinh nghiệm thực tếcủa nước ta cũng
nhưnhiều nước khác cho thấy muốn xây dựng và áp dụng TTHC một cách có hiệu
quả,thì cần phải phân loại chúng một cách có khoa học.Theo tác
giảGS.TSKH.Nguyễn Văn Thâm thủtục hành chính có thể
14phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước, theo công việc cụthể,
theo chức năng cung ứng dịch vụ, và phân loại theo quan niệm công tác.a) Phân
loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nướcnhà nước.Theo cách phân loại này,
các thủtục hành chính được xác định cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước và được
phân chia theo cơ cấu chức năng của bộmáy quản lý hiện hành. Thí dụ: Thủtục
trong xây dựng cơ bản, thủtục đăng ký kinh doanh, thủtục cấp giấy chứngnhận
quyền sửdụng đất...Việc phân chia này giúp cho người quản lý xác định được tính
đặc thù của lĩnh vực mà mình phụtrách. Từđó đềra yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực
này những TTHC cần thiết, thích hợp, nhằm quản lý tốt các nhiệm vụđặt ra theo
mục tiêu của nhà nước quy định.b) Phân loại theo công việc cụthểcủa cơ quan Nhà
nướcTheo cách phân loại này, thủtục hành chính có thểphân ra: Thủtục thông qua
và ban hành văn bản trong các cơ quan; thủtục xét duyệt và quyết định vềthi đua
khen thưởng; thủtục tuyển dụng cán bộcông chức, thủtục chuyển ngạch... Mỗi
loại hình thủtục hành chính trên lại có thểphân chia thành các loại thủtục liên quan
đến những hoạt động cụthểhơn. Chẳng hạn thủtục ban hành văn bản có thểphân
thành: Các Thủtục ban hành văn bản pháp luật, quyết định chủđạo, quyết định quy
phạm, quyết định cá biệt.Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bởi nó



có thểgiúp người thừa hành côngvụvà những người thi hành các thủtục hành chính
trong thực tếđịnh hướng theo công việc dễdàng và chính xác hơn.c) Phân loại theo
chức năng cung cấp các dịch vụcông trong quản lý Nhà nước.Cách phân loại này
giúp các nhà quản lý khi giải quyết công việc chung có liên quan đến tổchức hoặc
công dân, tìm được các hình thức giải
15quyết thích hợp theo đúng chức năng quản lý nhà nước của cơ quan. Chính vì
vậy mà cách phân loại này thường được áp dụng trong các cơ quan có chức năng
quản lý chuyên môn. Ví dụ: Thủtục cung cấp các dịch vụthông tin; thủtục cho phép
xuất khẩu các nguyên liệu hiếm; thủtục kiểm tra mức độan toàn lao động....d) Phân
loại dựa trên quan hệcông tác.Theo cách phân loại này, có thểchia thủtục hành
chính thành 3 nhóm: thủtục nội bộ, thủtục liên hệvà thủtục văn thư.+ Thủtục hành
chính nội bộ: Là các thủtục liên quan đến quan hệtrong quá trình thực hiện công
việc nội bộcủa các cơ quan, công sởtrong hệthống cơ quan nhà nước và trong
bộmáy nhà nước nói chung.+ Thủtục liên hệ: Là thủtục thực hiện thẩm quyền tiến
hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa
vụcủa tổchức, công dân đối với Nhà nước.Thủtục liên hệthực hiện thẩm quyền
thường được thểhiện dưới một sốdạng như: thủtục cho phép; thủtục ngăn cấm hay
cưỡng chế; thủtục trưng thu, trưng dụng.+ Thủtục văn thư: Là toàn bộcác hoạt
động lưu trữ, xửlý, cung cấp các loại giấy tờvà đưa ra các quyết định dưới dạng
văn bản đểphục vụcho việc giải quyết một công việc nhất định. Loại thủtục này
có liên quan chặt chẽvới hoạt động văn thư và thường xuyên xảy ra trong hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước[11,tr.30].1.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa
của thủtục hành chínhĐặc điểm: Mặc dù có nhiều thủtục hành chính khác nhau
nhưng do tính thống nhất của quản lý hành chính nhà nước nên các thủtục hành
chính có một sốđặc điểm chung sau đây:
16Thứnhất,thủtục hành chính là thủtục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước
hay thủtục hành chính được thực hiện bởi các chủthểquản lý hành chính nhà
nước.Các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện

theothủtục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực
hành pháp (quản lý hành chính nhà nước) được thực hiện theo thủtục hành
chính. Quản lý hành chính nhà nướcđược thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các
tổchức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải
kểđến các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệthống cơ quan này.
Vì cơ quan hành chính có chức năng quản lý hành chính nhà nướcnên các
chủthểtrong hệthống cơ quan đó không chỉthực hiện phần lớn các thủtục hành
chính mà còn thực hiện những thủtục liên quan đến các hoạt động quản lý hành


chính nhà nướcquan trọng nhất. Ngoài cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước
khác cũng tiến hành các thủtục hành chính khi thực hiện các hoạtđộng quản lý
hành chính nhà nước như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cốchếđộcông tác nội
bộ; các cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện thủtục hành chính khi tiến hành các
hoạt động quản lý hành chính nhà nướcđược Nhà nước trao quyền trong những
trường hợp cụthểdo pháp luật quy định.Thứhai,thủtục hành chính do quy phạm
pháp luật hành chính quy định.Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy
phạm nội dung và quy phạm thủtục. Quy phạm nội dung trực tiếp quy định
những quyền và nghĩa vụcủa các chủthểquản lý và đối tượng quản lý hành chính
nhà nướcnước; quy phạm thủtục quy định cách thức thực hiện nội dung (bao gồm
quy phạm nội dung luật hành chính và một sốquy phạm nội dung của các
ngành luật khác như hôn nhân gia đình, đất đai, dân sự...). Sởdĩthủtục hành chính
phải được quy phạm pháp luật hành chính quy định, vì:
17-Các quan hệthủtục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;Thủtục hành chính do nhiều chủthểtiến hành, muốn tạo ra được sựthống nhất trong
hoạt động quản lýtất yếu phải được thểhiện dưới dạng các quy phạm pháp luật có
giá trịbắt buộc thi hành.-Thủtục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
thẩm quyền của chủthểquản lý nên cần tránh sựlạm quyền, lộng quyền hay không
thực hiện hết thẩm quyền.-Nhiều thủtục hành chính là thủtục giải quyết các công
việc liên quan đến quyền và nghĩa vụcủa các cá nhân, tổchức nếu không được
pháp luật quy định đầy đủvà chặt chẽthì sẽkhó khăn trong việc ngăn ngừa xâm

hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ.Thứba,thủtục hành chính có tính mềm dẻo,
linh hoạt.Hoạt động quản lý hành chính nhà nướcvốn phong phú, đa dạng. Nội
dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụthểchịu sựtác động của rất nhiều yếu
tốkhác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủthểquản lý, đặc điểm của đối
tượng, quản lý, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý... Mỗi yếu tốđó
lại chịu sựtác động đan xen phức tạp của các yếu tốkinh tế, chính trị, văn hóa –xã
hộikhiến cho hoạt động quản lý hành chính nhà nướctrởnên hết sức sống động.
Thủtục hành chính với tính chất là cách thức tổchức thực hiện các hoạt động
quản lý đương nhiên phải linh hoạt mới có thểtạo nên quy trình hợp lý cho từng
hoạt động quản lý cụthể. Do vậy, không thểcó một thủtục hành chính duy nhất cho
toàn bộhoạt động quản lý hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủtục hành chính.
Thậm chí đểgiải quyết một loại công việc nhất định cũng có thểcần các thủtục hành
chính khác nhau.Ví dụ, pháp luật quy định hai thủtục xửphạt vi phạm hành chính là
thủtục đơn giản và thủtục có lập biên bản. Việc định ra hai thủtục


18đểxửphạt vi phạm hành chính vừa đơn giản, thuận tiện cho người xửphạt và
người bịxửphạt trong trường hợp có thể, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sởcho
hoạt động xửphạt vi phạm hành chính. Mặt khác, so với thủtục lập pháp và thủtục
tư pháp, nhu cầu bãi bỏthủtục hành chính cũ, đưa ra thủtục mới, thay đổi các
thủtục đã có đặt ra khá thường xuyên đảm bảo thích ứng với sựbiến đổi linh hoạt
quản lý. Khi xây dựng thủtục hành chính nếu nhậnthức đúng đắn vềđặc điểm này
sẽtạo ra sựlinh hoạt, mềm dẻo cho hoạt động quản lý kìm hãm quá trình phát
triển xã hội. Sựcường điệu tính linh hoạt của thủtục một cách không cần thiết
hoặc thay đổi thủtục một cách tùy tiện làm cho hoạt động quản lý thiếu ổn
định.Tuy nhiên, ởViệt Nam hiện nay đang tồn tại quá nhiều các loại thủtục ởnhiều
lĩnh vực khác nhau, thậm chí có nhiều loại không cần thiết. Điều đó dẫn đến cản
trởhoạt động của nền hành chính cũng như hoạt động của các ngành, lĩnh vực
liên quan, kìm hãm sựphát triển nền kinh tếcủa đất nước. Một yêu cầu cấp thiết
được đặt ra đó là phải rà soát, loại bỏbớt các loại thủtục không cần thiết cũng như

đổi mới quy trình giải quyết các TTHC, nói cách khác chính là cải cách TTHC.-Ý
nghĩa, vai trò củathủtục hành chínhThủtục hành chính đảm bảo cho các quy phạm
vật chất luật hành chính và quy phạm vật chất của một sốngành luật khác được
thực hiện trong thực tiễn. Thủtục hành chính càng đơn giản, càng tạo thuận lợi cho
việc giải quyết các công việc của cá nhân, cơ quan, tổchức.Đảm bảo cho việc thi
hành các quyết định được thống nhất và có thểkiểm tra được tính hợp pháp, hợp
lý cũng như các hệquảdo việc thực hiện các quy định hành chính tạo ra.Thủtục
hành chính khi được xây dựng và vận dụngmột cách hợp lý sẽ
19tạo khảnăng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được
thông qua, đem lại hiệu quảthiết thực cho quản lý Nhà nước. TTHC liên quan đến
quyền lợi của công dân do vậy khi được xây dựng và vận dụng tốt vào đời sống
sẽcóý nghĩa rất thiết thực, giảm sựphiền hà, củng cốđược quan hệgiữa Nhà nước
với nhân dân.Các quy phạm thủtục hành chính cũng là một bộphận của pháp luật
vềhành chính, nên việc xây dựng và thực hiện tốt các TTHC sẽcó ý nghĩa rất lớn
đối với quá trìnhxây dựng và triển khai pháp luật. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay khi nước ta đang tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, thì TTHC lại càng có vai trò quan
trọng.Nhìn một cách tổng quát, TTHC có ý nghĩa như một chiếc cầu nối quan
trọng giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân, với các tổchức khác. Chiếc cầu nối này
có khảnăng làm bền chặt các mối quan hệ, làm cho Nhà nước ta thực sựlà Nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng nếu xây dựng thiếu tính khoa học, áp dụng
tùy tiện vào đời sống thì chính TTHC sẽlàm xa cách dân với Nhà nước và hậu
quảcủa nó là làm niềm tin của người dân với chính quyền tiếp tục bịgiảm


sút.TTHC trên một phương diện nhất định là sựbiểu hiện trình độvăn hóa của
tổchức. Đây là văn hóa giao tiếp trong bộmáy Nhà nước, văn hóa điều hành. Nó
cho thấy mức độvăn minh của một nền hành chính phát triển. Thủtục hành chính là
một bộphận vô cùng quan trọng của thểchếhành chính nhà nước với vai trò thiết
lập trật tựtrong quản lý hành chính nhà nướctrên các mặt, thủtục hành chính là

công cụđểcơ quan nhà nước sửdụng thực hiện chức năng quản lý của mình. Chính
vì lẽđó, cải cách TTHC sẽkhông chỉđơn thuần liên quan đến pháp luật, pháp
chếXHCNmà còn liên quan đến sựphát triển chung của đất nước vềcác mặt chính
trị, văn hóa,
20giáo dục và sựmởrộng giao lưu giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và
trên thếgiới.Thực tếcho thấy ởViệt nam có quá nhiều các loại thủtục với các tầng
nấc khác nhau mà thủtục nào cũng rườm rà, sách nhiễu. Đểgiải quyết một công
việc nào đó người dân phải tốn rất nhiều thời gian, sức lực, thậm chí tiền của mới
có được. Chính những thủtục rườm rà ấy góp phần tạo điều kiện cho một bộphận
cán bộ, công chức nhà nước có cơ hội để“hành dân”, khiến cho nhân dân mất lòng
tin và chính quyền.Mặt khác, trước yêu cầu của hội nhập kinh tếquốc tếđặt ra
nhiều cơ hội và thửthách; cùng với sựphát triển của đất nước, có rất nhiều lĩnh
vực mới ra đời, nhu cầu giải quyết các yêu cầu của người dân ngày càngtăng, các
loại TTHC cũng như quy trình giải quyết có từlâu vốn đã quá rườm rà, phức tạp,
nay lại càng không phù hợp. Muốn thu hút đầu tư, muốn phát triển đất nước thì
TTHC càng phải đơn giản, thuận tiện nhưng cũng vẫn phải đảm bảo tính pháp lý,
chặt chẽvà đầy đủ.Thủtục hành chínhcó vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quản lý
nhà nước và đời sống xã hội.Thứnhất, thủtục hành chính đảm bảo cho các quyết
định hành chính được thi hành.Thứhai, thủtục hành chính đảm bảo cho việc thi
hành các quyết địnhđược thống nhất và có thểkiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý
cũng như hệquảdo việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.Thứba, thủtục
hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽtạo ra khảnăng sáng
tạo trong việc thực hiện cácquyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu
quảthiết thực cho quản lý nhà nước.
21Thứtư, với tư cách là một bộphận của thểchếhành chính, thủtục hành chính có
ý nghĩa như một công cụđiều hành, mức độvăn minh của nền hành chính. Do đó,
cải cáchthủtục hành chính không chỉliên quan đến pháp luật, pháp chếmà còn ảnh
hưởng đến sựphát triển chung của đất nước vềchính trị, văn hóa, giáo dục và
mởrộng giao lưu hợp tác quốc tế.Tóm lại, thủtục hành chính là chiếc cầu nối quan
trọng giữa Nhà nướcvới nhân dân, làm bền chặt các mỗi quan hệcủa quá trình

quản lý, làm cho Nhà nước ta thực sựlà Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Cải


cách thủtục hành chính đóng vai trò quan trọng trong cải cách hành chính vì các
lý do sau:Thứnhất, thủtục hành chính có mỗi quan hệbiện chứng với các yếu
tốtổchức và nhân sự. Muốn tổchức hợp lý, phải có công chức đủkhảnăng và đúng
tiêu chuẩn cũng như thủtục hành chính đơn giản, rõ ràng. Ngược lại, thủtục rườm
rà dẫn tới tổchức sẽphình to, thêm nhiều nấc dẫn đến hiện tượng quan liêu;
công chức có thêm nhiều cơ hội dựa vào quyền uy của Nhà nước đểhạch sách, gây
khó khăn cho nhân dân, làm giảm uy tín của chính quyền. Bộmáy quản lý nhà
nước dù có giỏi đi nữa cũng không đương đầu nổi với những khuyết điểm căn bản
của thủtục.Cải cách thủtục hành chính được coi là khâu đột phá của cải cách hành
chính, đó cũng là cách đểkhắc phục 5 yếu kém căn bản hiện nay:-Bệnh quan liêu,
xa dân, xa cấp dưới và xa cơ sở;-Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷcương trong
hệthống hành chính và trong xã hội;-Nạn tham nhũng và lãng phí của công;Bộmáy hành chính cồng kềnh, nặng nệ, vận hành kém hiệu quả

22-Đội ngũ cán bộ, công chức thiếu kiến thức, năng lực, một bộphận kém phẩm
chất thậm chí hư hỏng.Thứhai, cải cách thủtục hành chính nhằm làm cho bộmáy
quản lý nhà nước thực hiện tốt 3 loại vấn đề:+ Quan hệcăn bản giữa nhân dân và
chính quyền trong quản lý hành chính nhà nước nhà nước. Cải cách thủtục hành
chính đểtránh gây những khó khăn không cần thiết, phí phạm tiền bạc, thời giờ,
đểphù hợp với khảnăng và trách nhiệm cảcơ quan hành chính, đáp ứng được yêu
cầu của nhân dân.+ Quyền lợi tương hỗgiữa người dân và chính quyền trong
việc phát triển kinh tế. Thủtục hành chính gọn nhẹsẽcởi trói cho nhân dân,
giảiphóng người dân thoát khỏi một hệthống hành chính “nhiều giấy tờ, phức tạp”,
nhờđó, nền hành chính cũng có điều kiện phát triển hơn. Phải làm sao phục vụdân
tốt hơn vì nhân dân chính là tai mắt, là người nuôi dưỡng chính quyền.+ Nâng cao
hiệu lực và hiệu quảcủa chính quyền. Cải cách thủtục hành chính nhằm giảm
bớt các phương thức liên hệtrong quan hệcông tác, quy định rõ mỗi quan hệgiữa
các cơ quan, giữa Trung ương và địa phương.Với những lý do đã phân tích ởtrên

thì cải cách thủtục hành chính ởViệt Nam là một tất yếu khách quan.Ngày 04 tháng
02 năm 2016, Thủtướng Chính phủđã ban hành quyết định số225/QĐ-TTg phê
duyệt kếhoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Trong quyết
định đã chỉra bảy nhiệm vụcủacải cách thủtục hànhchính:Một là:Tổ chức thực
hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; thực hiện
kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục


23hành chính ngay từ khâu dự thảo; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng
đầu trong công tác cải cách thủtục hành chính theo đúng Chỉ thị số13/CT-TTgngày
10 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.Hai là:Đẩy mạnh đơngiản hóa thủ
tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh
vựckinh tế, văn hóa, xã hội; ưu tiên các thủ tục hành chính phục vụ hội nhập kinh
tế quốc tế, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm:Đầu tư;đấtđai; xây
dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu; nhập khẩu; y tế; tiếp cận điện năng;
quản lý thị trường, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành
phầnkinh tếtrong môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, góp phần giải
phóngnguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mức độ hài lòng
của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80% vào
năm 2020.Ba là:Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các hình thức công khai, minh
bạch tất cả các thủ tụchành chính; chú trọng việc công bố thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa phương; công
khai thủ tục hành, chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và trên
trang thông tin điện tử; niêm yếtthủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi
trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.Bốn là:Triển khai thiết lập và đưa vào vận
hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành
chính và tình hình, kết quả giải quyết thủtục hành chính tại các cấp chính
quyền.Năm là:Xây dựng Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước; nghiên cứu, nhân rộng mô hình hay, cách làm
mới trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên phạm vi toàn quốc.Sáu là:Tiếp

tục tổ chức thực hiện có kết quả Đề án Tổng thể đơn giản
24hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản
lý dân cư giai đoạn 2013 -2020.Bảy là:Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong
nội bộ các cơ quan nhà nước,tổ chứcsự nghiệp công lập, dịch vụ công và các thủ
tục hành chính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; triển khai
thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan
hành chính nhà nước ở địaphương.Yêu cầu cải cách thủtục hành chínhTrong quá
trình xây dựng các TTHC mới, điều chỉnh các TTHC cần tuân thủmột sốyêu cầu
sau:Một là, đảm bảo tính thống nhất của hệthống TTHC: bộmáy các cơ quan
hành chính nhà nước được pháp luật quy định thốngnhất từtrung ương đến địa
phương đểthực hiện chức năng hành pháp thì khi xây dựng các TTHC là cơ
sởthực hiện các chức năng này, thì cũng phải đảm bảo tính thống nhất thành một
hệthống TTHC từTrung ương đến địa phương.Hai là, đảm bảo sựchặt chẽcủa
hệthống TTHC: một trong những nguyên nhân của sựtùy tiện giải quyết công
việc của các cơ quan nhà nước là điều kiện làm cho các tệquan liêu, cửa quyền...


phát triển, làm cho TTHC rườm rà, chậm đi vào thực tếđời sống là do việc xây
dựng và thực hiện TTHC thiếu tính chặt chẽ. Do đó, quy trình xây dựng và thực
hiện TTHC đảm bảo đúng tính chặt chẽ, nghiêm khắc đúng theo pháp luật.Ba là,
bảo đảm tính hợp lý của TTHC: tính hợp lý của TTHC biểu hiện ởnhiều khía cạnh
vềmôi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộivà phải phù hợp với điều kiện kinh
tế, chính trịxã hội.Bốn là, TTHC phải đảm bảo tính rõ ràng và công khai: TTHC
phải
25được xây dựng rõ ràng theo trình tựtừng bước từquy trình xây dựng đến quy
trình thực hiện TTHC. Cụthểnhư phải đảm bảo đầy đủcác yếu tốcấu thành thủtục
hành chính như: tên gọi, thành phần hồsơ, chủthểthực hiện, thời gian, địa điểm
thực hiện, yêu cầu điều kiện, cách thức thực hiện, phí...Và toàn bộquy trình, quy
định thực hiện TTHC cần phải công khai cho mọi người dân được biết. Công
khai bằng nhiều hình thức như trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm

yết công khai tại cơ quan hành chính nhà nước, trên Cổng thông tin điện tử...Năm
là, TTHC phải dễhiểu, dễtiếp cận, đơn giản trong thực hiện...Sáu là, TTHC khi ban
hành phải đảm bảo tính khảthi, phải áp dụng hiệu quảtrong thực tiễn giải quyết
nhu cầu của công dân và kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá
trình giải quyết công việc.Bảy là, Các quy trình TTHC phải đảm bảo tính ổn định,
sựổn định của các quy trình TTHC thểhiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân
dân, thểhiện tính nghiêm minh của pháp luật.Như vậy, cải cách thủtục hành chính
luôn là một nhân tốtrọng yếu cảcải cách hành chính, cải cách thủtục hành chính
nhằm hướng tới tạo điều kiện hiệu quảhoạt động của bộmáy hành chính, đảm bảo
đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của cá nhân, tổchức một cách đơn giản, nhanh chóng
nhất, cải cách thủtục hành chính hướng tới phục vụcon người, đảm bảo quyền
con người, quyền công dân, cải cách thủtục hành chính không vì mục đích tựthân
của nó.1.2. Thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửa, một cửa liên
thông1.2.1.Thực hiện thủtục hành chính theo cơ chếmột cửaMô hình “Một cửa”
cho đến nayđã được các cơ quan hành chínhnhà
26nước áp dụng trong phạmvi cả nước và Thủ tướng Chính phủ có quyết định số
09/2015/QĐ –TTg( thay thế quyết định số 93/2007/QĐ-TTg): Ban hành Quy chế
một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.Một cửa về bản chất là việc giải quyết công việccủa cơ quan hành chính
nhà nước đối với tổ chức, cá nhân bao gồm từ khâu tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị
tiếp đến xử lý và trả lời kết quả cho tổ chức và công dân thông qua một bộ phận
gọi là “một cửa” tại một cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, có thể nóicơ chế
một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm,


thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn
thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại
một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước
[23].Theo đó tổ chức, công dân chỉ cần đến một nơi, một đầu mối mà không cần
phải đi lại nhiều lần, qua nhiều cửa để giải quyết công việc.Thực hiện thủ tục hành

chính theo cơ chế một cửa thực chất còn làm thay đổi bản chất hành chính của các
cơ quan quản lý, nó chủ yếu làm dịch vụ cho tổ chức, cá nhân và giải quyết khi
đảm bảo các yếu theo pháp luật quy định, điều đó cũng có nghĩa chuyển từ quản lý
sang làm dịch vụ công, là một cơchế thuộc lĩnh vực hành chính công nhằm cung
cấp cho tổ chức, cá nhân các dịch vụ hành chính thông qua bộ phận một cửa một
cách có hiệu quả, minh bạch, công khai và dễ tiếp cận. Khái niệm cơ bản là việc
nhận và trả hồ sơ hành chính, trước kia được cung cấp tại các cơ quan chức năng
riêng biệt, thì nay được tập trung vào một nơi. Nhờ có cơ chế “một cửa”, quy trình
xử lý công việc chuyển từ mô hình” nhiều cửa cho một dịch vụ” sang” một cửa cho
nhiều dịch vụ”.
271.2.2.Thực hiên thủtục hành chính theo cơchếmột của liên thôngCơ chế một cửa
liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách
nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các
cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành
chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước [23].Các
loại hình liên thông.Liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng
cấp(liên thông ngang): Giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
quận; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận và cơ quan
được tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh [23].Liên thông giữa các
cơ quan hành chính nhà nước các cấp (liên thông dọc): Giữa Ủy ban nhân dân cấp
phường và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận hoặc các cơ
quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa Ủy ban nhân dân cấp
phường và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ
quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa Ủy ban nhân dân cấp quận và
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được tổ
chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh và
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ [23].* Các nguyên tắc thực

hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông[23]Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời


các thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định công bố của cấp có thẩm
quyền theo quy định.
28Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức;
việc yêu cầu bổsung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá
trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn.Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ
chức.Việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật.* Mục đích của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thôngViệc thực hiện cơ chếmột cửa, một cửa liên thông nhằm đảm bảo thuận
lợi nhất cho tổchức và cá nhân, tạo sựthống nhất, đồng bộvà thông suốt trong
quá trình giải quyết công việc cho cá nhân, tổchức. Giúp cho việc giải quyết công
việc của cá nhân, tổchức được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng pháp luật,
chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng,
hiệu quảhoạt động của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.Đây
là biện pháp nhằm đơn giản, công khai thủtục hành chính; quy trình giải quyết
từng TTHC được thống nhất, mẫu hóa thống nhất trong cảnước các loại giấy
tờmà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các
công việc.* Trong những năm qua, đểđảm bảo việc giải quyết các TTHC theo quy
định từTrung Ương tới địa phương. Toàn bộcác thủtục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND phường TrầnPhú đều được thực hiện thông qua cơ
chếmột cửa, một cửa liên thông. Các thông tin vềthủtục hành chính, phí và lệphí
được UBND phường công khai niêm yết đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa
chỉ, dễtiếp cận, dễkhai thác sửdụng bằng các hình thức phong phú, thiết thực, thích
hợp và có hiệu quả




Tại Bộphận tiếp nhận và trảkết quảgiải quyết TTHC của cấp phường đã thiết lập
nhiều hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghịcủa cá nhân, tổchức như: đường
dây nóng; sổtiếp nhận phản ánh, kiến nghịcủa công dân;... Trong giai đoạn từnăm
2011 đến nay, UBND phường Trần Phú không tiếp nhận phản ánh, kiến nghịnào
của cá nhân, tổchức vềTTHC.1.2.3. Các yếu tốảnh hưởng đến thực hiện thủtục
hành chínhViệc thực hiện TTHC có hiệu quả phải thực hiện đồng bộ từ khâu ban
hành TTHC (tức là ban hành các văn bản Luật và dưới Luật) đến việc tổ chức thực
hiện TTHC ở các cơ quan nhà nước, rồi phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và ý thức
pháp luật của người dân.Về cơ bản các yếu tố sau đóng vai trò quan trọng tác động
đến thực hiện thủ tục hành chính:Hệ thống văn bản pháp luật về TTHC và các cơ
chế chính sách liên quanĐể thực hiện có hiệu quả một TTHC không chỉ có các văn
bản quy phạm pháp luật trực tiếp quy định TTHC mà còn rất nhiều các quy định


khác của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng đến. Một quy định hành chính, TTHC
được ban hành ra để giải quyết các công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức chỉ được
thực hiện một cách thuận lợi khi mà các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan nhà nước được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không chồng chéo.
Bên cạnh đó việc ban hành ra các TTHC phải hợp Hiến và hợp pháp, phải phù hợp
với yêu cầu thực tiễn và phải đáp ứng được lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
Các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính cũng tác động không
nhỏ đến hiệu quả của việc thực hiện, việc ban hành văn bản chỉ đạo kịp thời, kỷ
cương, kỷ luật hành chính được thực hiện nghiêm minh, cùng với các chế độ chính
sách, quan tâm kịp thời đến đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực thi công vụ
cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các TTHC.
30Về nguồn nhân lực:Đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân. Cán bộ, công chức có trình độ, nănglực, có phẩm chất đạo đức tốt vì
việc chung, vì lợi ích của người dân sẽ giải quyết các công việc được thấu tình đạt
lý; những cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn yếu, có thái độ sách

nhiễu, vụ lợi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiệnTTHC, làm ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thực tế cho thấy mức độ
hài lòng của người dân đối việc giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước
phần lớn phụ thuộc vào cách giải quyết công việc và thái độ, ứng xử của cán bộ,
công chức với người dân.Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cũng là yếu tố ảnh
hướng đến việc thực hiện cải cách TTHC. Cơ sở vật chất bao gồm trụ sở làm việc,
các thiết bị văn phòng, điều kiện làm việc, các trang thiết bị máy tính, máy in,
internet và việc ứng dụng khoa học, công nghệ để cải tiến phương thức làm việc
của các cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,..Vềcông
khai, minh bạch TTHC: Việc công khai, minh bạch TTHC phải được thực hiện
đầy đủ, kịp thời đúng quy định, các hình thức công khai phải thuận tiện đểngười
dân tìm hiểu, kiểm tra. Bên cạnh đó phải công khai quy trình thực hiện TTHC
đểngười dân biết trách nhiệm thực hiện từng công việc của mỗi bộphận, cơ quan
nhà nước.Về công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luậtCác chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với người dân kịp
thời không, để người dân hiểu, ủng hộ và tạo sự đồng thuận trong nhân dân, phụ
thuộc phần lớn vào công tác thông tin, tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật
của các cơ quan nhà nước.
31Vềcông tácrà soát đơn giản hóa TTHCViệc rà soát các thủ tục hành chính và
quy định có liên quan nhằm kịp thời phát hiện những thủ tục hành chính (TTHC),


quy định không cần thiết, không phù hợp, không đảm bảo tính hợp pháp; các
TTHC còn rườm rà, phức tạp, những TTHC còn mâu thuẫn, chồng chéo, không
phân định rõ cơ quan, đơn vị thực hiện, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế và đời sống của người dân là việc làm thường
xuyên. Trên cơsở kết quả rà soát. Kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những TTHC, quy định không phù hợp, không cần
thiết, không đảm bảo nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC; Kiến nghị đơn
giản hóa TTHC nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC cho cá nhân, tổ chức trong

việc thực hiện TTHC.-Việc thực hiện rà soát phải đúng phương pháp, cách thức rà
soát, đánh giá TTHC. Kết quả rà soát của các đơn vị phải có những kiến nghị cụ
thể, thiết thực đối với quy định TTHC và văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi,
bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ quy định TTHC.-Ưu tiên lựa chọn rà soát các TTHC
hoặc quy định liên quan có tần suất thực hiện lớn, có phát sinh nhiều vướng mắc,
bất cập trong quá trình giải quyết thực tế; chú trọng lựa chọn rà soát các TTHC có
quy định về yêu cầu thành phần hồ sơ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng
thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 17/CTTTg ngày 20/6/2014 về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu
nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện TTHC để đề
xuất, kiến nghị sửa đổi.Thực hiện rà soát đánh giá thủ tục hành chính, quy định có
liên quan theo hướng dẫn tại Điều 13, 14 Thông tư số 07/2014/TT-BTP và thực
hiện các
32Biểu mẫu 02/RS-KSTT, Biểu mẫu 03/SCM-KSTT ban hành kèm theo Thông tư
số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá tác
động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.-Báo cáo tổng
hợp kết quả rà soát, gồm: Nội dung, phương án đơn giản hoá TTHC, các sáng kiến
cải cách TTHC; lý do, chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa; kiến nghị thực thi.*Nhận
thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rà soát TTHC. UBND phường
luônquan tẩm đẩy mạnh công tác kiểm soát thủtục hành chính;hàng tháng, quý,
năm thường xuyên rà soát, cập nhật những quy định mới vào Bộquy trình tiếp
nhận, giải quyết TTHC; đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật các mẫu đơn,
mẫu tờkhai hành chính theo Quy chếquản lý, sửdụng Bộdanh mục TTHC.
33





×