Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.82 KB, 76 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

CN. ĐINH THỊ THẢO

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TRUY THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC II

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

CN. ĐINH THỊ THẢO

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TRUY THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC II


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ;

MÃ SỐ: 60340410

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Hùng

HẢI PHÒNG - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số
liệu tổng hợp, thông tin trích dẫn, các kết quả nêu trong luận văn “Biện pháp hoàn
thiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Chi cục
hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II” là chính xác, trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên đây.
Ngày 12 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Đinh Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập chương trình cao học tại trường Đại học Hàng hải Việt

Nam và tìm hiểu thực tế tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II,
đến nay tôi đã hoàn thành đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác truy thu thuế đối
với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải
Phòng khu vực II”.
Tôi xin chân thành cám ơn các thày cô trong Viện Đào tạo sau đại học cùng
toàn thể các thày cô trong Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, chân thành cám ơn
tập thể cán bộ công chức Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II,
đặc biệt cám ơn TS. Nguyễn Hữu Hùng đã nhiệt tình cùng cấp tài liệu, hướng dẫn,
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ...................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài..........................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................2
6. Kết cấu của luận văn.....................................................................................3

CHƯƠNG 1............................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRUY THU THUẾ ĐỐI VỚI .....4
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU................................4

1.1. Khái niệm công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu 4
1.1.1. Khái niệm, vai trò của về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.....................................4
1.1.2. Mục đích thực hiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu........................................................................................................................................6
1.1.3. Khái niệm công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và
các khoản thuế nợ................................................................................................................12
1.2. Các văn bản quy định về truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu15
1.3. Các tiêu chí đánh giá công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu............................................................................................................16

iii


1.3.1. Thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế..................................................16
1.3.2. Thực hiện đúng các biểu mẫu........................................................................18
1.3.3. Đánh giá công tác truy thu thuế dựa trên số truy thu nợ tại đơn vị..............18

CHƯƠNG 2..........................................................................................19
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUY THU THUẾ ĐỐI VỚI .............19
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC II.........................................19
2.1. Giới thiệu chung về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II 19
2.1.1. Quá trình hình thành......................................................................................19
2.1.2. Bộ máy tổ chức..............................................................................................20
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ......................................................................................20
2.2. Thực trạng công tác truy thu thuế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II trong các năm 2010 – 201422
2.2.1. Công tác truy thu thuế đối với từng loại nợ...................................................24
2.2.2. Kết quả thực hiện công tác truy thu thuế các năm 2010 - 2014....................27
2.3. Đánh giá công tác truy thu thuế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II............................................35
2.3.1. Thuận lợi........................................................................................................35
2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân....................................................................................38

CHƯƠNG 3..........................................................................................44
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRUY THU THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN ........44
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC II...............................44
3.1. Xu hướng phát triển chung trong lĩnh vực hải quan...............................44
3.1.1. Mục tiêu của toàn Ngành...............................................................................44

iv


3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải
Phòng khu vực II.................................................................................................................46
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác truy thu thuế...............................48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................55
1. Kết luận.......................................................................................................55
2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước............................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................58
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
APEC
ASEAN
DN

WTO
USD
TNHH
TP
UBND
XNK
XHCN
VNACCS/VCIS

Giải thích
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Doanh nghiệp
Tổ chức thương mại thế giới
Đô la Mỹ
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Xuất nhập khẩu
Xã hội chủ nghĩa
Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa
quốc gia

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1
2.2

2.3

Tên bảng
Trang
Bảng kết quả thực hiện các biện pháp truy thu nợ
30
Bảng kết quả truy thu nợ thuế
31
Bảng chi tiết loại nợ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng
34
Hải Phòng khu vực II

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
2.1
2.2
2.1
2.2
2.3

Tên sơ đồ, đồ thị
Sơ đồ
Bộ máy tổ chức
Quy trình quản lý nợ thuế
Đồ thị
Kết quả thu nợ theo chỉ tiêu giao năm 2013
Kết quả thu nợ theo chỉ tiêu giao năm 2014

Số nợ thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu
vực II năm 2010 - 2014

vii

Trang
20
23
31
32
33


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài
Từ năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính
thức thực hiện chương trình Đổi mới trên các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị…, đưa
đất nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước. Từ đó Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác
với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả
các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ
chức khu vực ASEAN, APEC, WTO... Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đến các
nước và khu vực khác cũng như hàng hóa nhập khẩu từ các nước và khu vực trên
thế giới vào Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ
USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng
13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD,
tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. [18]
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ

kiểm tra giám sát hàng hóa qua biên giới, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng
khu vực II là một đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, ngoài
nhiệm vụ kiểm tra giám sát hàng hóa, đơn vị còn thực hiện thu thuế theo quy định
của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ,
nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước. Trong tình hình kinh tế khó khăn kéo dài
như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chây ỳ
không nộp thuế đúng hạn, dẫn đến số thuế nợ đọng lớn, làm giảm nguồn thu ngân
sách, lâu ngày trở thành nợ xấu, cản trở sự phát triển của đất nước. Tại Chi cục, số
nợ ngân sách nhà nước tính đến 31/12/2014 là 461 tỷ 568 triệu đồng của 591
doanh nghiệp. Nhiệm vụ thu nợ thuế được Chi cục giao cho Đội Quản lý thuế và
Tổ công tác thu nợ thuế thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ,
1


Tổ công tác thu nợ thuế gặp không ít khó khăn bất cập. Do đó tôi chọn đề tài
“Biện pháp hoàn thiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II” để phân tích,
đánh giá và nêu các kiến nghị giúp công tác này tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác truy thu thuế; Phân tích thực trạng,
đánh giá tình hình thực hiện công tác thu nợ thuế đối với các doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu
vực II quản lý, nêu khó khăn bất cập, nguyên nhân và đề xuất biện pháp hoàn thiện
công tác này, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác truy thu thuế đối với các doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải
Phòng khu vực II quản lý.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động truy thu thuế trong các năm 2010 – 2014 tại

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu: thống kê, so sánh, tổng hợp,
phân tích, luận giải dựa trên các số liệu thu thập được, tư duy biện chứng, suy luận
logic.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác truy thu thuế đối với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, gồm khái niệm, các văn bản pháp luật, quy trình thực hiện,
tiêu chí đánh giá công tác truy thu thuế. Thông qua việc phân tích đánh giá thực
trạng công tác truy thu nợ để tìm ra các khó khăn bất cập, nguyên nhân và đề xuất
các biện pháp hoàn thiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu qua Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II trong những năm
tiếp theo.
2


Với kết luận thu được từ việc phân tích số liệu cụ thể trong công tác truy thu
thuế tại Chi cục, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Hải quan cả nước.
Luận văn còn giúp sáng tỏ thêm vấn đề lý thuyết về truy thu nợ thuế, là tài
liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách phát triển ngành Hải quan trong
tương lai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì kết cấu luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp
xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng công tác truy thu thuế đối vowsu các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II.
Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II.


3


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRUY THU THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Muốn hoàn thiện công tác truy thu thuế đối với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thì trước hết cần hiểu khái niệm về công tác truy thu thuế. Thuế là gì, tại sao
cơ quan hải quan phải truy thu, công tác truy thu thuế là gì? Đồng thời cũng cần
nắm được các văn bản pháp luật quy định về công tác truy thu thuế bởi cơ quan hải
quan là cơ quan hành pháp, phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; và
cũng cần xem xét các tiêu chí đánh giá để phân tích hoàn thiện công tác này.
1.1. Khái niệm công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập
khẩu
1.1.1. Khái niệm, vai trò của về thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Thuế là số tiền thu của các công
dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho
chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh
tế - xã hội.”[18]. Theo giáo trình Nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính (2005):
“Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc
nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế” [1].
Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có một số vai trò sau:
* Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phương tiện truyền thống để làm tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng
tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó khả năng tài chính
của nhà nước lại eo hẹp. Mục tiêu làm gia tăng số thu cho ngân sách của thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu được coi trọng. Các quốc gia này thường mở rộng hoạt động
ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa


4


sản xuất được hoặc đánh thuế xuất khẩu vào những hàng hoá mà trên thế giới có
nhu cầu tiêu dùng cao với các mức thuế suất động viên hợp lý.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhà nước với vị thế chính trị của mình
phải thực hiện nhiều chức năng và vai trò trong xã hội. Muốn thực hiện tốt những
điều đó cần phải được đảm bảo bởi nguồn lực tài chính đủ mạnh, do vậy thuế được
coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Trong nguồn thu từ thuế nói chung thì thu
từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng
thu ngân sách của các quốc gia.
* Kiểm soát và điều tiết hoạt động ngoại thương
Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của một quốc gia, khi mở cửa thị trường, một mặt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đất
nước như vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhưng mặt khác nếu không kiểm soát được sẽ
dẫn đến những tác hại khôn lường như sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội... Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng thuế quan như một công cụ quan trọng
để kiểm soát hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu,
khuyến khích xuất nhập khẩu những mặt hàng có lợi và hạn chế, ngăn chặn xuất
nhập khẩu những mặt hàng có hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội cúa đất
nước. Bên cạnh đó, để điều tiết lượng hàng hoá xuất nhập khẩu một cách hợp lý
phục vụ tốt cho nền kinh tế, nhà nước đã gián tiếp can thiệp thông qua việc tăng
hay giảm thuế suất mặt hàng đó.
* Bảo hộ sản xuất trong nước
Thuế quan có tác động điều chỉnh điều kiện cạnh tranh nhằm mục đích bảo
hộ sản xuất trong nước. Bởi vì việc đánh thuế cao vào những hàng hoá nhập khẩu
khiến cho hàng hoá nhập khẩu tăng lên sẽ giúp cho các nhà sản xuất nội địa có thể
cạnh tranh với giá rẻ hơn với hàng ngoại nhập. Đặc biệt thuế quan còn đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành sản xuất còn non trẻ trong nước có thời

gian trưởng thành và tích luỹ khi chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài nhập
khẩu. Sẽ rất khó khăn khi các nhà sản xuất và cung ứng hàng hoá xuất khẩu phải
5


cạnh tranh theo mặt bằng giá thế giới so với việc cạnh tranh mặt bằng giá trong
nước.[19]
1.1.2. Mục đích thực hiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất
nhập khẩu
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đều phải tuân thủ
thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế đã được hướng dẫn cụ
thể tại Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy
định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan. Nếu quá thời hạn quy định mà
người khai hải quan không nộp thuế thì cơ quan hải quan thực hiện truy thu các
khoản nợ. Như vậy cơ quan hải quan cần thực hiện công tác truy thuế là thực hiện
nhiệm vụ của nhà nước giao để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo
tính răn đe của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện nộp thuế
đúng thời hạn.
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện cụ
thể như sau:
Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất
khẩu
Để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan, người nộp thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện:
Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam: Có quyền sử
dụng hợp pháp mặt bằng sản xuất, nhà xưởng (bao gồm cả nhà xưởng gắn liền trên
đất đai); có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị
tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu;
Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục

tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và trong 02 năm đó được cơ quan hải quan xác
6


định là: Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới; Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại;
Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;
Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về
trước;
Phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa nhập khẩu để sản
xuất xuất khẩu.
Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, nhưng được tổ chức
tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh
nhưng tối đa không quá 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không
phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh;
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất
Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu, các loại thuế khác theo quy định
của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập.
Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế
phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15
ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập -tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia
hạn thời hạn tạm nhập - tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn
bảo lãnh;
Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể
từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu
ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất);
Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh

nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế theo quy định của pháp
luật trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa.
7


Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác
Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn
nộp thuế là thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc
giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế.
Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định
Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn
định số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời
hạn nộp thuế của tờ khai đó;
Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan
ban hành quyết định ấn định thuế từ ngày Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế
ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế [3].
Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế:
Nghĩa vụ nộp thuế nói chung
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đều có nghĩa vụ
nộp thuế theo quy định của Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Trường hợp không đồng ý với số thuế
do cơ quan hải quan ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời
có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng


8


việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt
hoạt động
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể
được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản
được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật phá sản.
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì
phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp.
Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm
nộp.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi
thực hiện chia doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị chia chưa hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị
chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được
thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp
nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển

đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
9


Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của
doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các
doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy
định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Việc kế thừa nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân là người đã chết, người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc người mất tích theo quy định của pháp luật dân sự
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người được pháp luật coi là đã chết
do người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết để lại hoặc
phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp
không có người thừa kế hoặc tất cả những người thuộc hàng thừa kế không nhận
thừa kế tài sản thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết thực hiện
theo quy định của pháp luật dân sự.
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người mất tích hoặc người mất năng
lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật do người quản lý tài sản của người
mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phần tài sản của
người đó.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố
một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì số tiền thuế nợ
đã xoá theo quy định tại Điều 65 của Luật này được phục hồi lại, nhưng không bị
tính tiền phạt chậm nộp cho thời gian bị coi là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực
hành vi dân sự.
Như vậy tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
trong thời hạn quy định. Nếu quá thời hạn này cơ quan hải quan phải thực hiện truy
thu thuế để đảm bảo nguồn thu ngân sách và đảm bảo tính thực thi pháp luật,
không cho doanh nghiệp chây ỳ, nợ thuế.[8]
Mục đích thực hiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất

nhập khẩu:

10


Nhằm thu đủ thuế nộp ngân sách nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Một nền tài chính quốc
gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất
cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế,
phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên
quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn
chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng
nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì
khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu
của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế
trong tổng thu ngân sách: 90% số nộp cho ngân sách nhà nước là số thu được từ
thuế. [18]
Đảm bảo tính công bằng đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế
Luật Quản lý thuế quy định thời hạn nộp thuế đối với các tổ chức, cá nhân.
Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế như đã
phân tích ở trên. Nếu một doanh nghiệp không nộp thuế thì không những làm giảm
số thu nộp ngân sách nhà nước mà còn tạo tâm lý chây ỳ đối với các doanh nghiệp
khác, gây ra cạnh tranh không bình đẳng. Doanh nghiệp không nộp thuế nghĩa là
lợi dụng tiền vốn của nhà nước, giá hàng hóa khi chưa có thuế sẽ thấp hơn hàng
hóa đã tính thuế, khiến các doanh nghiệp nộp đủ thuế thì bán giá cao còn doanh
nghiệp nợ thuế thì với tâm lý làm ăn chụp giật bán hàng giá thấp gây phá giá thị
trường... Do đó tất cả các tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh phải nộp thuế đúng
thời hạn quy định, nếu không thì sẽ bị truy thu thuế. Chính vì vậy thực hiện công
tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo tính công
bằng đối với các tổ chức cá nhân nộp thuế.

Đảm bảo tính răn đe của pháp luật đối với đối tượng vi phạm
Nhà nước quy định thời hạn nộp thuế đối với từng đối tượng cụ thể nêu trên.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tổ chức, cá nhân không chấp hành quy định của pháp
11


luật. Nếu cơ quan hải quan không có biện pháp truy đòi nợ thuế đối với các đối
tượng này thì tạo tâm lý coi thường pháp luật trong các doanh nghiệp vi phạm:
không nộp thuế cũng không sao. Do đó cơ quan hải quan phải thực hiện các biện
pháp để truy đòi nợ thuế, không để doanh nghiệp trốn thuế. Từng đối tượng nợ
thuế với thời hạn nợ và số nợ khác nhau sẽ được cơ quan hải quan thực hiện các
biện pháp khác nhau: từ thông báo bằng công văn đối với doanh nghiệp nợ quá hạn
chưa đến 90 ngày, đến cưỡng chế bằng các biện pháp trích tiền của doanh nghiệp
tại tài khoản ngân hàng, cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, cưỡng chế đóng mã
số thuế... Như vậy thực hiện công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu nhằm Đảm bảo tính răn đe của pháp luật đối với đối tượng vi phạm.
1.1.3. Khái niệm công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và
các khoản thuế nợ
Công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu là việc thu hồi
các khoản nợ thuế bằng cách thực hiện các quy định của pháp luật để buộc doanh
nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
Như vậy khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế đối với nhà nước, vi phạm thời hạn nộp thuế do pháp luật quy định nêu ở phần
trước thì cơ quan hải quan phải thực hiện công tác truy thu thuế đối với các doanh
nghiệp này.
Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Điều 42 của Luật Quản lý
thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 (có hiệu lực từ 01/07/2013) quy định về
thời hạn nộp thuế thì hàng hóa nếu không được Tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế
thì sẽ phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng (trừ hàng hóa do doanh nghiệp
nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng được nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ

ngày mở tờ khai). Do đó phần lớn số nợ tại Chi cục phát sinh trước ngày
01/07/2013. Theo quy định tại Quyết định 1074/QĐ-TCHQ ngày 02/04/2014 của
Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế thì các khái niệm
các khoản thuế nợ như sau:
12


1.1.3.1. Nợ khó thu
Nợ của người nộp thuế đã giải thể: là số tiền nợ của người nộp thuế đã có
quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng người nộp thuế
chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Nợ của người nộp thuế đã phá sản: là số tiền nợ của người nộp thuế đã có
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản, người nộp
thuế đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà
không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Nợ của người nộp thuế có liên quan đến trách nhiệm hình sự: là số tiền nợ
của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, thụ lý hoặc
chờ kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.
Nợ của người nộp thuế có khiếu nại, khởi kiện chưa chịu nộp theo Quyết
định truy thu, ấn định thuế của cấp có thẩm quyền: là khoản nợ của người nộp thuế
đã có khiếu nại, khởi kiện, đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nợ nội địa hóa linh kiện xe hai bánh gắn máy: là số tiền nợ của người nộp
thuế nhập khẩu bộ linh kiện xe hai bánh gắn máy theo tỷ lệ nội địa hóa năm 2001,
2002.
Nợ của người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa
điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh: là số tiền nợ
của người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà cơ quan Hải quan đã
thực hiện xác minh; cơ quan thuế, chính quyền địa phương nơi người nộp thuế
đóng trụ sở đăng ký kinh doanh đã xác nhận không tìm được địa chỉ kinh doanh

hoặc không tìm thấy người nộp thuế tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, hoặc bỏ trốn,
mất tích (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền), người nộp thuế ngừng và tạm
ngừng hoạt động.

13


Nợ khó thu khác: là các khoản tiền nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết
thời hạn nộp thuế nhưng chưa quá 10 năm, không thuộc các khoản nợ nêu trên, cơ
quan Hải quan đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế số 21/2012/QH13 nhưng vẫn không thu hồi được tiền nợ.
1.1.3.2. Nợ chờ xóa, xét miễn, giảm, gia hạn, nộp dần
Nợ chờ xóa: là số tiền nợ của người nộp thuế thuộc đối tượng được xem xét
xóa nợ theo quy định tại Điều 32, Điều 55 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục để được
xem xét xử lý xoá nợ theo quy định của pháp luật về thuế.
Nợ chờ xét miễn, giảm thuế theo quy định: là số tiền nợ của người nộp thuế
thuộc đối tượng được xem xét miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế
đang trong thời gian chờ các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định miễn thuế,
giảm thuế.
Nợ được gia hạn theo quy định: là số tiền nợ của người nộp thuế đã có văn
bản gia hạn nộp thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nợ nộp dần tiền thuế nợ: là số tiền nợ của người nộp thuế đã có quyết định
nộp dần tiền thuế nợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.1.3.3. Nợ có khả năng thu
Là các khoản nợ không thuộc các khoản nợ đã nêu trên và được sắp xếp theo
tiêu chí:
Nợ trong hạn: các khoản nợ thuế đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa đến thời hạn nộp thuế theo quy

định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số
21/2012/QH13.
Nợ được bảo lãnh của tổ chức tín dụng: khoản nợ thuế đang trong thời hạn
bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
14


Nợ quá hạn trong 90 ngày: các khoản nợ thuế đã quá hạn từ 1 ngày đến 90
ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
Nợ quá hạn quá 90 ngày: các khoản nợ thuế đã quá hạn quá 90 ngày kể từ
ngày hết thời hạn nộp thuế.
Nợ tiền chậm nộp thuế: khoản nợ tiền phải nộp do chậm nộp tiền thuế so với
thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ
quan quản lý thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý của cơ quan thuế.
Nợ tiền phạt vi phạm hành chính: khoản nợ tiền phải nộp do bị xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Nợ lệ phí hải quan: khoản tiền nợ lệ phí hải quan phải nộp khi làm thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nợ các khoản thu khác (phụ thu): khoản nợ khoản đóng góp bổ sung đối với
mặt hàng thuốc lá,...[6]
1.2. Các văn bản quy định về truy thu thuế đối với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu
Đối với công tác truy thu thuế, cơ quan hải quan đang triển khai thực hiện
các văn bản sau:
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính trong lĩnh
vực Hải quan;

Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 hướng dẫn thi hành Nghị định
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013;

15


Quyết định 1074/QĐ-TCHQ ngày 02/04/2014 của Tổng cục Hải quan về
việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế, nợ tiền chậm nộp, nợ phạt đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn
xóa nợ tiền thuế tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày
1/7/2007.
Công tác này được triển khai từ Tổng cục Hải quan đến các Chi cục Hải
quan cửa khẩu theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
1.3. Các tiêu chí đánh giá công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu
Căn cứ Khoản 20, 26 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Luật
Quản lý thuế do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2012 quy định về biện pháp cưỡng
chế thì các tiêu chí đánh giá công tác truy thu thuế đối với doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu là:
1.3.1. Thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế
Căn cứ Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính
trong lĩnh vực Hải quan, rất nhiều doanh nghiệp khi bị cơ quan hải quan áp dụng
biện pháp cưỡng chế mới tiến hành nộp thuế, lý do: cơ quan hải quan thông báo
nộp thuế cho doanh nghiệp nhưng đơn vị dịch vụ tiếp nhận thông tin lại không
thông báo cho doanh nghiệp, hoặc mức tiền phạt do chậm nộp thuế thấp hơn lãi
suất ngân hàng nên doanh nghiệp lợi dụng vốn để quay vòng...
Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh

vực hải quan khi đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc
hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan
hoặc đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế, nộp dần tiền nợ thuế mà người nộp thuế
16


×