PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới có nhiều cách tổ chức nền hành chính khác nhau mà các quốc gia
có thể lựa chọn,sự lựa chọn này phải dựa trên những điều kiện đặc điểm khách
quan của mỗi quốc gia .Tổ chức được một nền hành chính mang lại nhiều hiệu
lực và hiệu quả là mong muốn của bất cứ quốc gia nào.tuy nhiên mỗi quốc gia
có những đặc điểm về địa lý,kinh tế,văn hóa,xã hội do đó mà nèn hành chính
của các quốc gia là không giống nhau ,nó mang nhiều nét đặc thù riêng.và trong
bài tiểu luận này,em xin được tìm hiểu về đề tài: Tìm hiểu về nền hành chính
của Pháp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nền hành chính Pháp đã có lúc đươc các học giả phương Tây đánh giá là nền
hành chính mạnh,tiêu biểu cho các nước tư bản phát triển và ngày nay vẫn còn
là một trong những nền hành chính điển hình của các nước phương Tây.
Việc tìm hiểu về nền hành chính Pháp sẽ cho chúng ta biết những biểu hiện ,đặc
điểm của nền hành chính Pháp,những ưu nhược điểm của nền hành chính Pháp
và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam-một quốc
gia chưa có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lý cũng như xây dựng nền hành
chính nhất là trong bối cảnh cải cách hành chính hiện nay.
Kết cấu bài tiểu luận gồm:
I .Khái quát chung về Pháp
II.Nền hành chính của Pháp
III.Những ưu,nhược điểm của nền hành chính Pháp
IV.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1
PHẦN NỘI DUNG
I.Khái quát chung về nước Pháp
Pháp là một quốc gia rộng lớn nằm ở Tây âu.Pháp giáp với nhiều quốc gia lớn
như :Bỉ.Lucxembourg,Đức,Thụy Sĩ,Ý,Monaco,Andorra và Tây Ban Nha
Pháp có diện tích là 674,84km^2 .pháp là nước rộng thứ 40 trên thế giới.nhờ
những khu vực và lãnh thổ hải ngoai nằm rải rác trên tất cả các đại dương,Pháp
sở hữu vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ 2 trên thế giới và chỉ đứng sau Hoa
kì .vùng đặc quyền kinh tế của Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc
quyền kinh tế trên thế giới.
Pháp nổi tiếng trên thế giới là quố gia đa dạng dân tộc ,kiến trúc và phong
cảnh.hiện nay dân số Pháp khoảng 64 triệu người .khoảng 50%dân số pháp có
nguồn gốc nước ngoài biến Pháp trở thành một trong những nước đa dạng dân
tộc nhất trên thế giới .Pháp còn rất nổi tiếng với phong cảnh đẹp và những công
trình kiến trúc nổi tiếng như thành phố Paris hay trung tâm Troyes.
pháp có nền kinh tế phát triển ,GDP đứng thứ năm trên thế giới(1,792 tỉ Euro
năm 2006) và đứng thứ ba Châu Âu (sau Đức và Anh) tăng trưởng chủ yếu dựa
trên các ngành xây dựng,lĩnh vực công và dịch vụ.Pháp là nước sản xuất nông
nghiệp hàng đầu của Châu Âu.
Pháp đứng thứ hai Châu Âu về xuất khẩu với 368 tỉ Euro năm 2006
Nước pháp trong lich sử cận đại là nước đầu tiên xuất hiện mô hình nhà nước xã
hội chủ nghĩa(công xã Pari).bị thiệt hại sau hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng
Pháp đã nhanh chóng lấy lại vị thế của mình là một cường quốc của thế giới.
Pháp là một trong những nước sáng lập ra Liên minh Châu Âu và đông thời
cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này,tính theo diện tích.nằm trong khu vực
đồng euro và khối Schengen.Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO
2
và liên hợp quốc.Pháp là một trong năm thành viên thường trực của hội đồng
bảo an liên hợp quốc.Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới công
nhận là có vũ khí hạt nhân.
II.Nền hành chính của Pháp
1.Thể chế
Hiến pháp hiện hành của cộng hòa Pháp được ban hành ngày 04/10/1958 điểu
chỉnh sự vận hành của các thể chế nền cộng hòa thứ V.
Hiến pháp xác điịnh rõ nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt trong tổ chức bộ máy nhà
nước cộng hòa Pháp là nguyên tắc phân quyền .nguyên tắc này dựa trên tư
tưởng tam quyền phân lập của Montesquieu.trong đó nghị viện gồm 2 viện là
thượng viện và hạ viện.lập pháp thuộc về nghị viện ,hành pháp thuộc về tổng
thống và chính phủ ,còn quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án .qua hệ giữa
lập pháp và hành pháp mật thiết hơn so với cộng hòa tổng thống.cùng với tổng
thống và chính phủ ,hội đồng bảo hiến trở thành thế lực thứ ba hạn chế quyền
lực của nghị viện.
Gần đây,dự thảo hiến pháp sửa đổi đang được thảo luận tại quốc hội pháp được
đánh giá là một kế hoạch cải tổ thể chế mang tính cách mạng nhất kể từ 50 năm
qua kể từ thời điểm bắt đầu của nền cộng hòa thứ V.dự thảo hiến pháp sửa đổi
năm 2008 hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới ,ở đó quyền lực giữa cơ quan hành
pháp và lập pháp được cân bằng nhưng mục tiêu này cuối cùng lại dẫn đến tình
trạng cán cân quyền lực nghiêng về phía hành pháp.
Hiến pháp 1958 đã đặt ra một loạt các điều khoản nhằm hạn chế việc quốc hội
có thể gây sức ép quá lớn lên chính phủ và thậm chí là lật đổ chính phủ .điều
này dẫn đến vai trò giám sát của quốc hộ đối với các cơ quan hành pháp trong
nền cộng hòa thứ V trở nên yếu so với thời kì trước đó.
3
Cộng hòa pháp là một nước vừa có tính chất cộng hòa tổng thống vừa có tính
chất cộng hòa đại nghị .tổng thống là người đứng đầu nhà nước do toàn dân bầu
cử nhiệm kì 7 năm,có quyền chỉ định thủ tướng ,giải tán quốc hội ,phê chuẩn
các hiệp ước.
ở Pháp không có sự độc quyền của một hay hai Đảng lớn nhất mà tất cả các
đảng đều có cơ hội ngang nhau trong việc nên nắm quyền.điều này có cơ sở ở
thể thức bầu cử của Pháp các Đảng có thể liên minh với nhau để tham gia tranh
cử ,bởi vậy sự hình thành một chính phủ liên hiệp là một thưc tế khá phổ biến
trong đời sống chính trị của quốc gia này.
2.Bộ máy hành chính nhà nước
2.1.Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương
Cơ quan hành chính cao nhất ở trung ương là tổng thống và chính phủ
a,Tổng thống
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước ,được bầu theo chế độ phổ thông đầu
phiếu và có nhiệm kì là 7 năm.tổng thống là người đứng đầu về hành pháp
,không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Theo điều 21 của hiến pháp năm 1958 trao quyền lập quy cho thủ tướng chính
phủ .như vậy ,trong nền cộng hòa thứ V,tổng thống về nguyên tắc không có
quyền ban hành văn bản dưới luật mà tham chính viện đã từng công nhận.Tổng
thống có quyền quyết định bổ nhiệm thủ tướng ,miễn nhiệm thủ tướng khi có
đơn từ chức của chính phủ do thủ tướng trình lên.quyết định giải tán Hạ
viện,giám đốc tham vấn ý kiến của Hội đồng bảo hiến và quyết định bổ nhiệm
thành viên của hội đồng bảo hiến là những văn bản của tổng thống không cần
tiếp kí.
4
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao,các đại sứ ,thẩm phán ,tòa kiểm toán tối
cao ,tỉnh trưởng,vùng trưởng ,đại diện của nhà nước tại các lãnh thổ hải
ngoại,người đứng đầu các cơ quan trung ương do tổng thống bổ nhiệm sau khi
thảo luận tại phiên họp chính phủ.
Tổng thống là chủ tịch hội đồng thẩm phán tối cao.
Trong lĩnh vực lập pháp ,mặc dù không có quyền sáng lập luật nhưng tổng
thống có thể gửi thong điệp đến nghị viện thảo luận,quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước.tổng thống có thể yêu cầu nghị viện thảo luận toàn bộ
hoặc một phần đạo luật,có quyền yêu cầu tòa án hiến pháp xem xét tính hợp
hiến của một đạo luật.
Tổng thống chỉ đạo trực tiếp các ĩnh vực quan trọng :đối ngoại,an ninh ,quốc
phòng,xã hội,giáo dục,tổng thống có quyền thành lập chính phủ ,ra quyết định
chỉ đạo hoạt động của chính phủ ,tổng thống bổ nhiệm thủ tướng nhưng phải lựa
chọn lãnh tụ phe đa số trong hạ viện.tổng thống có quyền chấm dứt nhiệm vụ
quyền hạn của thủ tướng nhưng chỉ đưa ra quyết định này khi thủ tướng đẹ đơn
từ chức .tổng thống bổ nhiệm ,cách chức các bộ trưởng theo đề nghị của thủ
tướng.
Tổng thống là người đại diện tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế.tổng
thống có quyền thảo luận ,đàm phán ,kí kết các hiệp ước quốc tế.tổng thống có
quyền ban hành hoặc từ chối các văn bản để áp dụng luật,ra sắc lệnh,kí các nghị
quyết ,nghị định do Chính phủ ban hành.tổng thống có quyền bổ nhiệm các
chức vụ đại sứ ,tỉnh trưởng ,viện trưởng các hàn lâm viện.
Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang ,đứng đầu hội đồng và ủy
ban quốc gia quân đội tối cao về quốc phòng ,bổ nhiệm các chức vụ quân đội
cao cấp.
-bộ máy giúp việc cho tổng thống
5
Bộ máy giúp việc cho tổng thống không có chức năng quản lý nhà nước.bộ máy
gồm 3 thành phần:
1.văn phòng chính phủ
Gồm 1đổng lý văn phòng,chánh văn phòng và các cố vấn chuyên môn.văn
phòng tổng thống quản lý lich làm việc của tổng thống với các Đảng phái chính
trị và phụ trách mảng vật chất và tài chính của tổng thống.
2.ban tổng thư kí
Gồm 1 tổng thư kí và người trợ giúp là phó tổng thư kí và khoảng 20 cố vấn
chuyên môn và chuyên viên.Ban tổng thư kí phụ trách mảng thong tin cho tổng
thống ,giúp tổng thống theo dõi mọi vấn đề lớn trong nước và quốc tế cũng như
hoạt động của chính phủ
3.ban tham vấn riêng cho nguyên thủ quốc gia
Có vai trò giúp tổng thống thực hiện chức năng thống lĩnh quân đội trong thực
thi nhiệm vụ của mình.tham mưu trưởng của quân đội phối hợp chặt chẽ với
tham mưu trưởng quốc gia.
b,Chính phủ
-thủ tướng chính phủ
Thủ tướng là người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các
đạo luật ,lãnh đạo hoạt động của chính phủ .chính phủ xác định và thực thi các
chính sách của quốc gia.chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ
trang.chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện.thủ tướng là người được tổng
thống chỉ định và bổ nhiệm .thủ tướng là người điều hành công việc của chính
phủ ,ngoài ra còn là chủ tịch hội đồng tham chính và xử lý hành chính tối cao.
6
Thủ tướng tổ chức thực hiện chính sách quốc gia và do đó nắm quyền và điều
hành hệ thống hành chính ,như vậy,thủ tướng là một thiết chế chủ chốt của bộ
máy hành chính nhà nước.
Thủ tướng là người nắm giữ quyền lập quy ,thể hiện ở 2 khía cạnh:
Thứ nhất,thủ tướng có thẩm quyền đảm bảo việc thực hiện pháp luật ,do đó,thủ
tướng có quyền ban hành mọi quyết định có tính chất quy phạm cần thiết để
hướng dẫn thi hành luật.
Thứ hai,thủ tướng có quyền ban hành văn bản dưới luật để quyết định về mọi
vấn đề không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật theo quy định của điều 34 hoặc
một số quy phạm hiến pháp khác.
Điều 13 quyết định ch tổng thống quyền bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân
sự ,theo sắc lệnh ngày 28/11/1958 ban hành theo quyết định tại điều 13 của hiến
pháp ,tổng thống đã ủy quyền bổ nhiệm cho thủ tướng đối với phần lớn các
chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình
-bộ máy giúp việc cho thủ tướng
Văn phòng thủ tướng mang tính chính trị,về hành chính có ban tổng thư kí của
chính phủ.văn phòng thủ tướng có cơ cấu bao gồm một đổng lý văn phòng,một
phó đổng lý và các cố vấn chuyên môn và chuyên viên ,tất cả đều do thủ tướng
lựa chọn.ban tổng thư kí của chính phủ đảm bảo sự phối hợp và thống nhát
trong hoạt động của chính phủ.
Bên cạnh thủ tướng còn có tổng nha công vụ và cải cách hành chính.tổng nha là
cơ quan thuộc thủ tướng ,đứng đầu về quản lý hành chính.
-bộ trưởng ,hội đồng bộ trưởng
Chính phủ gồm các bộ trưởng.bộ trưởng là người đứng đầu một bộ,là một thiết
chế của chính phủ.tuy ngang nhau về quy chế nhưng các bộ trưởng cũng được
7
tổ chức theo trật tự thứ bậc.quốc vụ khanh là người phụ trách một lĩnh vực thẩm
quyền nào đó bên cạnh một bộ trưởng thì chỉ ham gia phiên họp hội đồng bộ
trưởng về những phạm vi thẩm quyền của mình.
Mỗi bộ trưởng có những thẩm quyền hành chính riêng căn cứ vào các nghị định
phân bổ chính sách được ban hành sau khi thành lập chính phủ mới.
Hội đồng bộ trưởng là cơ quan thường trực của chính phủ ,tổng thống chủ tọa
các phiên họp của hội đồng bộ trưởng .hội đồng bộ trưởng bàn bạc và quyết
định các vấn đề quan trọng :thông qua sắc lệnh,thảo luận các dự án luật của
chính phủ ,thi hành tình tranggj nghiêm giới khi cần thiết.
Mỗi bộ trưởng có văn phòng chính trị,có cơ quan quản lí hành chính bao gồm
các vụ.chức năng nhiệm vụ của văn phòng bộ trưởng là sự hòa trộn giữa tổ chức
chính trị thuần túy và tổ chức hành chính .
Nội các gồm thủ tướng và các bộ trưởng .nội các ấn định thi hành chính sách
quốc gia và chịu trách nhiệm trước quốc hội .thủ tướng quyết định thành phần
nội các,chủ tọa các phiên họp và điều khiển hệ thống hành chính.
Trong chính phủ còn nhiều hội đồng liên bộ,gồm bộ trưởng ,quốc vụ khanh có
liên quan đến những vấn đề nhất định.
2.1cơ quan hành chính ở địa phương
a,Vùng
Cộng hòa pháp có 22 vùng.thông qua phổ thông đầu phiếu,dân trong vùng bầu
ra hội đồng cấp vùng.từ năm 1982 đến nay ,vùng trở thành đơn vị cộng đồng
lãnh thổ địa phương,là đơn vị hành chính.trước năm 1982,vùng không được coi
là đơn vị hành chính mà được coi như một công sở sự nghiệp.thẩm quyền của
vùng do vùng trưởng là người đại diện của nhà nước thực hiện.
8
Vùng trưởng là người đại diện của nhà nước trung ương tại vùng,đại diện cho
tất cả các thành viên của chính phủ .đảm bảo việc chấp hành pháp luật và có
trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của cấc văn bản của cơ quan vùng và các tổ
chức sự nghiệp trong vùng.
Hỗ trợ cho hội đồng vùng là ủy ban thường trực .hội đồng kkinh tế xã hội của
vùng được thiết lập theo luật ngày 6/2/1991.bên cạnh chủ tịch hội đồng vùng có
cơ quan quản lý hành chính có công sở ,tổng thư kí ,chánh văn phòng.thẩm
quyền của vùng hiện nay rất lớn và do đó chủ tịch hội đồng vùng là người rất
quan trọng.
Trong quá trình hoạt động quản lý có sự trao đổi giữa một bên là vùng trưởng
vớ một bên là chủ tịch hội đồng vùng,như vậy có sự trao đổi giữa một bên là
đại diện nhà nước lên nắm quyèn lực được nhà nước ủy quyền với một bên là
người được dân bầu lên.chủ tịch hội đồng vùng thường có những chính sách
thỏa mãn yêu cầu của người dân.tỉnh trưởng và vùng trưởng luôn kiểm tra xem
những việc đó có đúng pháp luật không.đó là quan hệ giữa tản quyền và phân
quyền trong phạm vi lãnh thổ.
b,Tỉnh
Một mức độ dưới vùng,một vùng bao gồm nhiều tỉnh.có 96 tỉnh.các tỉnh cũng
được quản lí bởi một hội đồng chung bầu cử phổ thông bầu trực tiếp 6 năm một
lần.hội đồng tỉnh có quyền ra các quyết định liên quan đến phát triển địa
phương.
ủy ban thường trực bao gồm:chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng,thực hiện
những quyền hạn ,nhiệm vụ do hội đồng phân công.
Chủ tịch hội đồng tỉnh là cơ quan chấp hành của chính quyền tỉnh,do hội đồng
bầu ra trong số các đại biểu hội đồng.chủ tịch hội đồng có quyền ủy quyền cho
các phó chủ tịch.
9
Hiện nay ,quyền hành pháp địa phương nằm trong tay chủ tịch hội đồng tỉnh.
Hỗ trợ cho tỉnh trưởng gồm phó tỉnh trưởng ở địa phương cấp dưới và một bộ
máy giúp việc hành chính ở dinh tỉnh trưởng.việc phân chia tỉnh thành nhiều
phân khu hành chính đứng đầu mỗi phân khu là phó tỉnh trưởng và chức năng
quyền hạn của phó tỉnh trưởng chỉ giới hạn ở mức hỗ tợ cho tỉnh trưởng.
c,Xã
ở pháp có khoảng hơn 35000 công xã và quy mô công xã cũng rất khác nhau
công xã là địa hạt nhỏ nhất,có biên giới ,có dân cư.dân cư trong công xã có
quyền bầu hội đồng công xã thông qua phổ thông đầu phiếu.hội đồng này chăm
lo tất cả mọi hoạt động trong công xã.hội đồng này bầu ra công xã trưởng,là
người hành pháp,thực hiện những quyết định của hội đồng công xã.công xã thực
hiệ quyền pháp lí .quyền này không phải từ trên xuống mà là do dân bầu.vì vậy
việc công xã trưởng làm chỉ liên quan trong địa hạ của mình.đó là tiêu biểu cho
đơn vị phân quyền,tức là quyền của đơn vị này là do dân bầu ra ,chứ không phải
là từ trên đưa xuống.hội đồng xã họp ít nhất mỗi quý một lần ,xẫ trưởng có thể
triệu tập khi cần thiết.đại biểu hội đồng xã có thể tự nguyện xin miễn nhiệm
hoặc bị bãi nhiệm trong trường hợ đang đảm nhiệm một chức vụ khác không
được phép kiêm nhiệm với chức năng đại biểu hội đồng xã.
3.Nền công vụ công hòa pháp
a,quan niệm về công chức của cộng hòa pháp
Đặc điểm đầu tiên của hệ thống công vụ pháp so với các nước khác là phạm vi
rộng lớn của nền công vụ.ở pháp,người ta có thể là công chức cả khi thưc hiện
các công việc thừa hành lẫn khi đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo quan
trọng.chính phủ và các công sở hành chính không còn là những cơ quan độc
quyền có công chức làm việc.
10
Bản thân thuật ngữ nền công vụ cũng cần được làm rõ.trong ngôn ngữ hành
chính thông thường,thuật ngữ này dung để chỉ toàn bộ nhân viên được sử dụng
bởi các pháp nhân công pháp.trong loại viên chức nhà nước cần phân biệt 2 loại
nhỏ khác nhau là viên chức nhà nước chính ngạch và nhân viên nhà nước không
chính ngạch.sự khác biệt này rất đơn giản mặc dù đều chịu sự chi phối của công
luật nhưng các nhân viên không chính ngạch không được hưởng chế độ chức
nghiệp lẫn sự đảm bảo việc làm vốn chỉ áp dụng cho các nhân viên chính
ngạch,trong số các viên chức nhà nước chính ngạch ,cần phải phân biệt các
thẩm phán và quân nhân họ là những viên chức nhà nước chính ngạch nhưng
không phải là công chức theo đứng nghĩa.
Công chức được dung để chỉ các viên chức nhà nước chính ngạch được tuyển
dụng,đề bạt vào một công việc thường xuyên được bổ nhiệm vào ngạch bậc
nhất địnhtrong thứ bậc nhất định trong thứ bậc hành chính nhà nước,của
vùng,của tỉnh,của xã,và các công sở tự quản ,kể cả cơ sở y tế .bởi vậy không
nên tìm kiếm định nghĩa này mang tính lí thuyết về công chức.định nghĩa này
mang tính quy ước tùy theo sự lựa chọn của luật pháp.nhưng sự lựa chọn này là
quan trọng vì những người phù hợp với định nghĩa này sẽ tự động áp dụng quy
chế công chức
b,phân loại công chức
ở pháp,ngạch công chức về nguyên tắc tương ứng với chuyên ngành nghiệp
vụ.chính vì vậy mỗi nghạch có một quy chế riêng gồm các điều khoản kĩ thuật
về quản lí không có trong khung quy chế chung về công chức.tuy nhiên ở pháp
số ngạch công chức (1700 ngạch)mỗi khung làm việc tương ứng với một
chuyên ngành khá rộng.mỗi ngạch gắn với một trong ba loại công chức :A,B,C
-Công chức loại A chiếm tỉ lệ lớn nhất (37%).loại công chức này không chỉ bao
gồ các cán bộ hành chính cao cấp mà còn bao gồm cả giáo viên trung học và
giảng viên đại học.công chức loại a là tên gọi của các ngạch nổi tiếng nhất(hội
11
đồng nhà nước,thanh tra tài chính,việ thẩm kế…)vì những lí do xã hội hơn là
pháp lý,chức nghiệp trong nền hành chính của các thành viên thuộc các ngạch
này được đảm bảo tốt nhất.
-Các ngạch thuộc loại B tương ứng với các chức vụ đòi hỏi năng lực trí tuệ và
mức độ trách nhiệm thấp hơn,loại này đông nhất trong nên công vụ địa phương
nhưng lai chiếm 28% công chức nhà nước ở trung ương
-Các công chức thừa hành được xếp vào loại C.loại này chiếm 30%công chức
nhà nước ở trung ương.
Việc sắp xếp công chức theo một trong ba loại cho phép xác định mức độ trách
nhiệm của mỗi thành viên trong ngạch và cả mức lương của họ.
c,cơ quan quản lí công vụ.
Hội đồng công vụ cấp cao là cơ quan đưa ra những thay đổi quan trọng mang
tính quy tắc trong nền công vụ.ngoài ra các công đoàn công chức cũng có quyền
đàm phán với chính phủ về sự vận động của hệ thống trả lương và chính sách xã
hội của nền công vụ
d,các nguyên tắc chức nghiệp của công chức
Nguyên tắc 1:cơ cấu ngạch bậc đặc biệt
Nguyên tắc 2:bình đẳng ,công trạng và vị trí thi tuyển
Nguyên tắc 3:diễn biến chức nghiêp
e,thi tuyển
Thi tuyển là điều kiện bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội việc làm và giúp đỡ cho
tổ chức có khả năng lựa chọn những thí sinh tốt nhất.để trở thành công chức và
là việc suốt đời cho nhà nước,phải qua thi tuyển.thi tuyển được tổ chức ở các bộ
12
và địa phương.tương ứng với ba đối tưỡng thi khác nhau có 3 hình thức thi
tuyển
Cuộc thi cho những sinh viên tốt nghiệp đại học ,vào loại a
Thi nội bộ trong công vụ cho những công chức muốn được nâng ngạch
Cuộc thi cho những người làm việc có kinh nghiệm ở khu vực tư nhân,dân biểu.
f.tiền lương công chức
mức lương trung bình của các công chức cao hơn lương doanh nghiệp.trong loại
B và loại C lương công chức cao hơn hẳn so với khu vực tư.ngược lại,đối với
công chức loại A,đặc biệt là đối với các công chức cao cấp,lương của họ không
cao bằng những người làm việc ở khu vực tư cùng độ tuổi và cùng chuyên môn
nghề nghiệp.
ở phá có hệ thống tiền thưởng ,khi kết thúc sự nghiệp tất cả công chức có thâm
niên tối thiểu 15 năm có quyền hưởng lương hưu tỉ lệ thuận với thời gian công
tác và mức lương mà họ đạt được khi kết thúc sự nghiệp.
4.tài chính công
-nguồn tài chính dồi dào,đảm bảo cho hoạt động của nền hành chính.
-việc quản lý và sử dụng tài chính công hiệu quả,nhất là quản lý thuế.việc thu
thuế và đóng thuế nghiêm túc .chính sách thuế ở Pháp rất hà khắc,những người
trốn thuế sẽ bị phạt rất nặng.
-quản lý tài chính chặt chẽ,chính quyền địa phương chỉ được sử dụng gián
tiếp,bị kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ quan độc lập do Nghị viện thành lập,ở
Pháp rất ít hiện tượng tham nhũng.
III.những ưu nhược điểm của nền hành chính pháp
1.ưu điểm
13
-nền hành chính pháp mang tính quốc gia,tập trung và có tính pháp lý cao
-nền hành chính pháp có chất lượng cao ,duy trì được tính liên tục,ổn định,đóng
vai trò quyết định trong việc xây dựng sự gắn kết xã hội
-hành chính pháp mang tính thứ bậc cao,được kiểm soát chặt chẽ
-hành chính pháp mang tính mở,công khai và thu hút được sự tham gia của
người dân
2.hạn chế
-những đảm bảo về việc làm của công chức tạo nên sự bất bình đẳng ,nó được
xem như đặc quyền trong một xã hội có tỉ lệ thất nghiệp cao
-sự ổn định của nền công vụ,bộ máy hành chính có biên chế lớn lại là những cản
trở cho tính năng động của nền kinh tế hiện đại,cho quá trình toàn cầu hóa.
-về lý thuyết mô hình hành chính mà cộng hòa pháp áp dụng là hiệu quả.tuy
nhiên trong thực tế ,mô hình này cũng bộc lộ nhiều mâu thuẫn của nó:mâu
thuẫn giữa mô hình truyền thống và xu hướng mới,mâu thuẫn giữa tính thống
nhất của các nền hành chính trong lý thuyết với trên thực tế ,mâu thuẫn giữa
phân quyền và trách nhiệm của các cấp được phân quyền.
IV.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ thực trạng nền hành chính Việ Nam trong bối cảnh phát triển nền kinh tế và
mở cửa hội nhập đặt ra yêu cầu cấp bách khách quan phải tiến hành công cuộc
cải cách hành chính nhà nước nhằm tạo lập một nền hành chính mới,hiện đại
phù hợp với tình hình thực tế.công cuộc cải cách đã ddatj được nhiều kết quả
tiến bộ nhưng cũng bọc lộ nhiều yếu ké ,hạn chế.
Từ việc nghiên cứu nền hành chính của Pháp có thể rút ra những kinh nghiệm
bài học về thể chế ,cách thức tổ chức bộ máy hành chính cũng như bộ máy công
vụ để áp dụng vào cải cách hành chính ở nước ta hiện nay:
14
-xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ,hiệu quả ngay trong bản
than bộ máy nhà nước.
-Chuyển đổi mạnh mẽ căn bản vai trò,chức năng ,nhiệm vụ của cả bộ máy nhà
nước cũng như mỗi cơ quan nhà nước để phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh
tế thị trường và dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội.
-Đẩy mạnh phân cấp địa phương ,phát huy tính tích cực ,chủ động của chính
quyền địa phương các cấp ,phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp hành
chính ,định rõ chức năng thẩm quyền và tổ chức bộ máy của cơ quant rung
ương và địa phương.
-Xác định rõ vị trí ,cơ cấu,tiêu chuẩn chức danh công chức trong cơ quan nhà
nước để tuyển dụng,bố trí,sử dụng cán bọ ,công chức.đổi mới công tác đào
tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức theo chức danh vị trí công tác.
-Tạo lập cơ sở pháp luật nhằm đảm bảo quyền giám sát trực tiếp của nhân dân
,tăng cường các hình thúc dân chủ.
15
Kết luận
Cộng hòa Pháp trải qua nhiều bước thăng trầm của lich sử ,nền hành chính Pháp
đã có nhiều bước tiến lớn trong quá trình phát triển và hoàn thiện,phù hợp với
giai đoạn phát triển của chế độ chính trị xã hội.
Có thể nói,hành chính Pháp là một mô hình thành công mẫu mực về hiệu lực
,hiệu quả trong quản lý nhà nước .trong nền hành chính pháp tuy bộc lộ một số
khuyết điểm nhưng nói chung đây là nền hành chính mạnh và hoạt động hiệu
quả, là một nền hành chính điển hình của các nước phương Tây.Qua tìm hiểu về
nền hành chính Pháp,ta sẽ rút ra dược những bài học kinh nghiệm để áp dụng
vào công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay nhằm xây dựng một
nền hành chính dân chủ,trong sạch,vững mạnh,chuyên nghiệp,hiện đại,hoạt
động hiệu lực hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
16
Danh mục tài liệu tham khảo
1.bàn về hành chính Pháp.Fransoice Galloue’lec Genuys.NXB chính trị quốc
gia năm 2003.
2.mấy vấn đề về công vụ và công chức nước Cộng hòa Pháp,tài liệu tham thảo
nội bộ của trường hành chính quốc gia năm 1991.
3.thể chế nhà nước của các nước trên thế giới.Chu Dương.
4.Pháp luật hành chính của cộng hòa Pháp.Martine Lombard.
17
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I.khái quát chung về nước Pháp
II.nền hành chính nước Pháp
1.thể chế
2.bộ máy hành chính
3.hệ thống công vụ
4.tài chính công
III.những ưu điểm và hạn chế của nền hành chính Pháp
IV.bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
KẾT LUẬN
18