Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lượng ở việt nam trong giai đoạn 1985 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.67 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Luận văn tốt nghiệp

NGHIÊN CỨU QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỨC TIÊU THỤ
NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 1985-2010

GVHD: ThS. Nguyễn Khánh Duy
SVTH : Hoàng Duy Khoa
Lớp : Đầu Tư 1
MSSV : 108202117
Khóa : 34

Tp Hồ Chí Minh, tháng 04/2012


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................


...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................

1


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ .................................................................... 6
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 7
1.1

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 7

1.2

Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 8


1.3

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 8

1.4

Cấu trúc bài làm ................................................................................................. 8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 10
2.1

Tăng trƣởng kinh tế. ............................................................................................ 10

2.2

Các nghiên cứu trƣớc .......................................................................................... 11

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NĂNG LƢỢNG Ở
VIỆT NAM ................................................................................................................... 17
3.1

Mối quan hệ sơ bộ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiêu thụ năng lƣợng .................. 17

3.2

Thực trạng và ảnh hƣởng của việc sử dụng xăng dầu......................................... 18

3.2.1 Thực trạng sử dụng xăng dầu ở Việt Nam ...................................................... 18
3.2.2 Lịch sử giá xăng dầu thế giới .......................................................................... 20
3.3


Tác động của xăng dầu đến Việt Nam. ............................................................... 28

3.3.1 Về kinh tế. ......................................................................................................... 28
3.3.2 Về xã hội ........................................................................................................... 31
CHƢƠNG 4: KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................ 33
4.1 Mô hình VAR .......................................................................................................... 33
4.2

Kiểm định quan hệ nhân quả. ............................................................................. 33

4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................................ 34
2


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

4.2.2 Đồng liên kết ................................................................................................... 35
4.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ............................................................. 37
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 38
5.1

Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................................... 38

5.2

Kiểm định đồng liên kết. ..................................................................................... 38


5.3

Kiểm định nhân quả Granger tiêu chuẩn. ........................................................... 39

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................................ 42
6.1 Tổng kết .................................................................................................................. 42
6.2 Kiến nghị chính sách ............................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 46

3


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

-

ADF (Augmented Dickey-Fuller): phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị của
Dickey-Fuller.

-

dBA (Decibels Adjusted): mức âm thanh

-


ECM (Error Correction Model): Mô hình điều chỉnh lỗi.

-

ECPC (Energy Consumption per capital): tiêu thụ năng lƣợng bình quân đầu
ngƣời

-

G7 (Group of Seven): tập hợp bảy vị bộ trƣởng tài chính của bảy nƣớc kỹ nghệ
tiên tiến trên thế giới, gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ và Canada.

-

GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc
nội.

-

GNP (Gross National Product): Tổng sản lƣợng quốc gia hay Tổng sản phẩm
quốc gia.

-

GDPPC (GDP per capital): GDP bình quân đầu ngƣời.

-

OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries): tổ chức các nƣớc xuất
khẩu dầu lửa.


-

OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

-

PP (Phillips-Perron): phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị của PhillipsPerron.

-

VECM (Vector Autoregressive Error Correction Model): Mô hình Vector điều
chỉnh lỗi.
4


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

-

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

VAR (Vector autoregression): Mô hình Vector tự điều chỉnh.

5


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế


GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc
Bảng 2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.
Bảng 3: Kiểm định nghiệm đơn vị cho chuỗi gốc.
Bảng 4: Kiểm định nghiệm đơn vị cho chuỗi sai phân bậc một.
Bảng 5 : Kiểm định tính dừng của phần dƣ bằng phƣơng pháp ADF và PP.
Bảng 6: Kiểm định nhân quả Granger tiêu chuẩn cho biến ECPC và GDPPC.
Hình 1 : Đồ thị của ECPC và GDPPC.
Hình 2: Lƣợc tả ảnh hƣởng của việc biến đổi giá xăng dầu.

6


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đất nƣớc trên bƣớc đƣờng đổi mới những năm qua đã có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ, đạt đƣợc nhiều thành quả to lớn. Về kinh tế với chiến lƣợc phát triển phù
hợp với tình hình mới đã có sự tăng trƣởng nhanh, khá ổn định. Đời sống vật chất
văn hoá và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao từng bƣớc. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội có rất nhiều vấn đề nan giải đƣợc đặt ra
trƣớc mắt cần đƣợc giải quyết. Một trong những vấn đề đã và đang đặt ra nhiều
thách thức là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng xăng dầu gây ra. Trong thực
tế điều này là không thể tránh khỏi vì xăng là nguồn nguyên nhiên liệu đƣợc sử

dụng rất nhiều trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất. Nó là nguồn nguyên,
nhiên liệu không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào.
Bên cạnh đó, giả cả xăng dầu trong những năm gần đây biến động cực mạnh
cộng với hiện tƣợng nóng lên toàn cầu làm các nhà nghiên cứu cũng nhƣ chính phủ
quan tâm đến việc hoạch định chinh sách tiết kiệm năng lƣợng. Do đó chúng ta phải
tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và năng lƣợng tiêu thụ để không đƣa
ra một chính sách tiết kiệm năng lƣợng có thế làm kiếm hãm kinh tế cũng nhƣ một
chính sách sử dụng quá nhiều năng lƣợng góp phần làm nóng lên toàn cầu cũng nhƣ
ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu này khảo sát mối quan hệ giữa lƣợng năng lƣợng tiêu thụ và tăng
trƣởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1980-2010. Từ kết quả phân tích, các
nhà chính sách sẽ theo đuổi các chính sách bảo tồn năng lƣợng nhằm giảm bớt
lƣợng năng lƣợng tiêu thụ mà không ảnh hƣởng đến kinh tế, năng lƣợng phân bổ
hiệu quả vào nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, phát triển kinh tế theo hƣớng
bền vững.

7


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

1.2 Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua mô hình nhân quả Granger để phân tích 2 biến năng lƣợng tiêu thụ
đầu ngƣời (ECPC) và GDP đầu ngƣời (GDPPC) trong giai đoạn 1985-2010 ở Việt
Nam nhằm mục đích sau:
- Nghiên cứu xem tác động giữa tăng trƣởng kinh tế và tiêu thụ năng lƣợng là
một chiều hay hai chiều.
- Giúp cho các nhà chính sách tìm đƣợc chính sách hợp lý cho mục tiêu phát

triển bền vững kết hợp với chính sách bảo tồn năng lƣợng của Việt Nam.
Dữ liệu đƣợc lấy từ website ngân hàng thế giới Worldbank.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích trả lời câu hỏi sau đây:
(1) Có quan hệ nhân quả giữa tăng trƣởng kinh tế và tiêu thụ năng lƣợng ở Việt
Nam hay không? Nếu có thì quan hệ gì?
(2) Cân bằng có tồn tại giữa năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế ở Việt
Nam hay không?
1.4 Cấu trúc bài làm
Bài làm gồm 6 chƣơng chính nhƣ sau: Chƣơng 1, giới thiệu sơ bộ về lý do chọn
đề tài, các thông tin về bài nghiên cứu. Chƣơng 2, cơ sở lý thuyết, trình bày các lý
thuyết liên quan đến bài nghiên cứu cũng nhƣ các nghiên cứu tiền nghiệm. Chƣơng
3, tổng quan về tình hình tiêu thụ năng lƣợng ở việt nam, chƣơng này sẽ nêu lên
tình hình sử dụng xăng dầu cũng nhƣ hệ quả sử dụng xăng dầu quá mức. Chƣơng 4,
khung phân tích, nêu lên các phƣơng pháp nghiên cứu sẽ ứng dụng trong bài nghiên

8


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

cứu. Chƣơng 5, kết quả nghiên cứu, trình bày và giải thích các kết quả thu đƣợc.
Chƣơng 6, kết luận, đƣa ra nhận xét và các kiến nghị.

9


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế


GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tăng trƣởng kinh tế.
Theo bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia , tăng trƣởng kinh tế là sự tăng lên về
số lƣợng, chất lƣợng, tốc độ và quy mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Sự tăng trƣởng đƣợc so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ
tăng trƣởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lƣợng kinh tế nhanh hay chậm so với thời
điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng
trƣởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới ngƣời ta thƣờng tính mức gia tăng về tổng
giá trị của cải của xã hội bằng các đại lƣợng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản
phẩm quốc nội.
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng
hoá và dịch vụ mà một nƣớc sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản
xuất ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một
năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng
hoá và dịch vụ mà một nƣớc sản xuất ra trên lãnh thổ của nƣớc đó (dù nó thuộc về
ngƣời trong nƣớc hay ngƣời nƣớc ngoài) trong một thời gian nhất định (thƣờng là
một năm).
So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta
thấy:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nƣớc ngoài.
Thu nhập ròng từ tài sản ở nƣớc ngoài = thu nhập chuyển về nƣớc của công dân
nƣớc đó làm việc ở nƣớc ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nƣớc của ngƣời nƣớc
ngoài làm việc tại nƣớc đó.
10



Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

Tăng trƣởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trƣớc.
GNP và GDP là hai thƣớc đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trƣởng kinh tế của
một nƣớc biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát ngƣời ta phân
định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP
và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và
GDP đƣợc tính theo giá cố định của một năm đƣợc chọn làm gốc. Với tƣ cách này,
GNP, GDP thực tế loại trừ đƣợc ảnh hƣởng của sự biến động của giá cả (lạm phát).
Do đó, có mức tăng trƣởng danh nghĩa và mức tăng trƣởng thực tế.
2.2 Các nghiên cứu trƣớc
Mối quan hệ giữa năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế về mặt lý thuyết thì có 2
trƣờng phái đối lập nhau. Trong mô hình tân cổ điển thì cho rằng năng lƣợng chỉ là
nguyên liệu đầu vào, trung gian sản xuất (Tsani, 2010). Tăng trƣởng kinh tế vẫn tiếp
tục mặc dù có một nguồn năng lƣợng giới hạn. Đó là do sự phát triển không ngừng
của khoa học kĩ thuật và các năng lƣợng thay thế khác (Solow, 1974, 1997; Stiglitz,
1997). Năng lƣợng chỉ là một yếu tố đầu vào không cần thiết trong quá trình sản
xuất. Giả thuyết này ủng hộ việc giới hạn năng lƣợng sẽ không làm ảnh hƣởng đến
tăng trƣởng kinh tế.
Mặt khác, có những lý thuyết cho rằng việc tiêu thụ năng lƣợng là một nhân tố
ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế hiện đại. Kinh tế học
sinh thái cho rằng tiến bộ công nghệ hay các đầu vào khác không thể thay thế cho
năng lƣợng trong quá trình sản xuất. Thậm chí năng lƣợng là nguồn gốc của giá trị
vì những yếu tố sản xuất khác nhƣ vốn, lao động không thể nào hoạt động đƣợc nếu
không có năng lƣợng. Do đó, nếu có bất kì cú sốc nào về nguồn cung cấp năng
lƣợng sẽ gây ra một tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Ý tƣởng về mối quan hệ nhân quả giữa năng lƣợng và tăng trƣởng lần đầu tiên
đƣợc đƣa ra bởi Kraft và Kraft (1978) với các ứng dụng của quan hệ nhân quả

Granger tiêu chuẩn, sử dụng nguồn số liệu GDP của Hoa Kì trong khoảng thời gian
11


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

1947-1974. Điều này chứng tỏ Hoa Kì có quan tâm đến việc bào tồn năng lƣợng.
Nhƣng với kĩ thuật về nhân quả Sims, Akarca và Long (1980) chỉ trích kết quả của
Kraft and Kraft, họ cho rằng không có bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả
giữa năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Yu và Hwang (1984) cũng sử dụng những
số liệu của Hoa Kì trong giai đoạn 1947-1974 và nhân quả Sims cũng không tìm
thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Nhƣng khi
sử dụng dữ liệu theo quý, lại có mối quan hệ một chiều của GDP tới năng lƣợng
tiêu thụ Hoa Kì giai đoạn 1973-1981 (Belloumi, 2009).
Yu và Choi (1985) sử dụng quan hệ nhân quả Granger tiêu chuẩn cho giai đoạn
1954-1976 để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa GDP và các loại năng lƣợng
tiêu thụ khác của tập hợp các nƣớc. Nghiên cứu thực nghiệm của họ chỉ ra rằng
quan hệ nhân một chiều từ tăng trƣởng kinh tế tiêu thụ năng lƣợng cho Hàn Quốc,
quan hệ nhân quả một chiều từ tiêu thụ năng lƣợng tới thu nhập cho Philippines,
trong khi không có quan hệ nhân quả tồn tại ở Mỹ, Ba Lan và Vƣơng quốc Anh.
Erol và Yu (1987) đã sử dụng cả hai Sims và các kiểm định quan hệ nhân quả
Granger và nhận thấy quan hệ nhân quả một chiều từ năng lƣợng tiêu thụ thu nhập
cho Tây tới Đức trong khi quan hệ nhân quả hai chiều cho Ý, và không có bằng
chứng về quan hệ nhân quả cho Vƣơng quốc Anh, Canada và Pháp. Bên cạnh đó,
họ cũng phát hiện ra quan hệ nhân quả hai chiều từ năng lƣợng tiêu thụ đến tăng
trƣởng kinh tế cho Nhật Bản trong giai đoạn 1950-1982. Ngƣợc lại, khi mẫu đã
đƣợc giới hạn trong giai đoạn 1950-1973, mối quan hệ nhân quả này là không có ý
nghĩa. Hwang và Gum (1992) sử dụng mô hình đồng liên kết và ECM, mối quan hệ

nhân quả hai chiều giữa việc tiêu thụ tăng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc
quan sát ở Đài Loan cho giai đoạn 1955-1993.
Masih và Masih (1996, 1997) tìm thấy sự tồn tại đồng liên kết giữa năng lƣợng
và GDP ở Ấn Độ, Pakistan và Indonesia, nhƣng không đồng liên kết ở Malaysia,
Singapore và Việt Nam. Với các thiết lập cùng một dữ liệu, các tác giả áp dụng
VECM, và đƣợc công nhận là quan hệ nhân quả một chiều chạy từ tiêu thụ năng
12


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

lƣợng tới thu nhập ở Ấn Độ, quan hệ nhân quả một chiều từ tăng trƣởng kinh tế đến
tiêu thụ năng lƣợng ở Indonesia, và quan hệ nhân quả hai chiều ở Pakistan. Nghiên
cứu này cũng đã sử dụng quan hệ nhân quả tiêu chuẩn của Granger thử nghiệm cho
các nƣớc không có đồng liên kết (bao gồm cả Malaysia, Singapore và Việt Nam),
nhƣng không tìm thấy bất kỳ quan hệ nhân quả Granger.
Asafu Adjaye (2000) đã thử nghiệm mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng
năng lƣợng và thu nhập trong 4 châu Á nƣớc (bao gồm cả Ấn Độ, Indonesia, Thái
Lan và Việt Nam) bằng cách sử dụng mô hình ECM. Các thử nghiệm kết quả cho
thấy một quan hệ nhân quả một chiều từ năng lƣợng đến thu nhập ở Ấn Độ và
Indonesia, và quan hệ nhân quả hai chiều ở Thái Lan và Việt Nam. Aqeel và Butt
(2001) sử dụng các mô hình ECM để điều tra mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu
thụ năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ giữa năng lƣợng tiêu thụ và việc
làm cho Việt Nam. Các kết quả suy ra rằng tăng trƣởng kinh tế có ảnh hƣởng tới
tổng tiêu thụ năng lƣợng.
Mehrara (2007) đã kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ năng lƣợng
bình quân đầu ngƣời và GDP bình quân đầu ngƣời trong một nhóm 11 nƣớc xuất
khẩu dầu mỏ (bao gồm cả Iran, Kuwait, Saudi Arabia, United Arab Emirates,

Bahrain, Oman, Algeria, Nigeria, Mexico, Venezuela và Ecuador) bằng cách sử
dụng kiểm định nghiệm đơn vị đối với dữ kiệu bảng và kiểm định đồng liên kết của
dữ liệu bảng.
Chiou-Wei et al. (2008) đã tiến hành cả kiểm định quan hệ nhân quả Granger
tuyến tính và phi tuyến để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ năng
lƣợng và tăng trƣởng kinh tế cho một dữ liệu bảng mới các nƣớc công nghiệp châu
Á cũng nhƣ Hoa Kỳ cho giai đoạn 1954-2006. Nghiên cứu của họ một lần nữa hỗ
trợ cho giả thuyết trung lập cho Mỹ, Thái Lan, và Nam Triều Tiên. Hơn nữa, họ đã
khám phá ra sự tồn tại của một quan hệ nhân quả một chiều chạy từ sự tăng trƣởng
kinh tế đến tiêu thụ năng lƣợng cho Việt Nam và Singapore trong khi tiêu thụ năng
lƣợng có thể có tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế Đài Loan, Hồng Kông,
13


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

Malaysia và Indonesia. Chontanawat et al. (2008) đã kiểm tra cho mối quan hệ nhân
quả giữa năng lƣợng và GDP bằng cách sử dụng một tập hợp dữ liệu phù hợp và
kiểm định Granger cho 30 nƣớc OECD và 70 các nƣớc ngoài OECD. Họ phát hiện
ra rằng quan hệ nhân quả từ năng lƣợng đến GDP xuất hiện phổ biến ở các nƣớc
phát triển OECD.
Tóm lại, một kết luận chung là kết quả có sự hỗn hợp: có nghĩa là, trong khi
một số nghiên cứu tìm thấy quan hệ nhân quả từ tăng trƣởng kinh tế đến tiêu thụ
năng lƣợng, những ngƣời khác tìm ra mối quan hệ nhân quả từ tiêu thụ năng lƣợng
đến tăng trƣởng kinh tế và thậm chí một số nghiên cứu cho thấy không có mối quan
hệ nhân quả và/hoặc quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai biến. Sự khác biệt giữa
các nghiên cứu này dựa trên đặc điểm cụ thể đất nƣớc, thời gian mẫu, phƣơng pháp
nghiên cứu và các biến nghiên cứu.


Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc
 Những nghiên cứu có kết quả thể hiện quan hệ nhân quả một chiều
Nhà nghiên cứu

Phƣơng pháp

Mối quan hệ

Dữ liệu

Belloumi

Nhân quả Sims

GDP tới tiêu thụ năng

Mỹ (theo quý)

lƣợng

1973-1981

Tiêu thụ năng lƣợng

Philippines

(2009)

Yu và Choi


Nhân quả Granger

tới thu nhập

(1985)

tiêu chuẩn

Tăng trƣởng kinh tế

Hàn Quốc

tới tiêu thụ năng lƣợng
Tiêu thụ năng lƣợng
Erol và Yu

Sims và Granger

(1987)

tiêu chuẩn

Tây Đức

tới thu nhập
Tiêu thụ năng lƣợng

Nhật (1950-1982)


14


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

tới tăng trƣởng kinh tế
Tiêu thụ năng lƣợng

Ấn Độ, Pakistan,

tới GDP

Indonesia
Ấn Độ

Masih và Masih

Đồng liên kết,

Tiêu thụ năng lƣợng

(1996,1997)

VECM

tới thu nhập
Tăng trƣởng kinh tế


Indonesia

tới tiêu thụ năng lƣợng
Asafu Adjaye

Tiêu thụ năng lƣợng

ECM

(2000)

tới thu nhập

Aqeel và Butt

Tăng trƣởng kinh tế

ECM

al. (2008)

Việt Nam

tới tiêu thụ năng lƣợng

(2001)

Chontanawat et

Indonesia, Ấn độ


Granger tiêu chuẩn

Tăng trƣởng kinh tế

Việt Nam,

tới tiêu thụ năng lƣợng

Singapore

Tiêu thụ năng lƣợng

Đài Loan, Hong

tới tăng trƣởng kinh tế

Kong,
Malaysia,Indonesia

Tiêu thụ năng lƣợng

Các nƣớc OECD

tới GDP

 Những nghiên cứu có kết quả thể hiện quan hệ nhân quả 2 chiều
Nhà nghiên cứu

Phƣơng pháp


Dữ liệu

Erol và Yu (1987)

Sims và Granger tiêu

Ý

chuẩn
15


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

Hwang và Gum (1992)

Đồng liên kết và ECM

Đài Loan (1955-1993)

Masih và Masih

Đồng liên kết, VECM

Pakistan

ECM


Thái Lan, Việt Nam

(1996,1997)
Asafu Adjaye (2000)

 Những nghiên cứu thể hiện kết quả không có đồng liên kết
Nhà nghiên cứu

Phƣơng pháp

Dữ liệu

Kraft và Kraft (1978)

Granger tiêu chuẩn

Mỹ (1947-1974)

Akarca và Long (1980)

Sims

Mỹ (1947-1974)

Yu và Hwang (1984)

Sims

Mỹ (1947-1974)


Yu và Choi (1985)

Nhân quả Granger tiêu

Mỹ, Ba Lan, Anh

chuẩn
Erol và Yu (1987)

Sims và Granger tiêu

Anh

chuẩn
Masih và Masih

Đồng liên kết, VECM

(1996,1997)
Chontanawat et al. (2008)

Malaysia, Singapore, Việt
Nam

Granger tiêu chuẩn

Mỹ, Thái Lan, Triều Tiên

16



Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
NĂNG LƢỢNG Ở VIỆT NAM
Chƣơng này sẽ trình bày sơ lƣợc tình trạng sử dụng xăng dầu ở Việt Nam, tình
hình biến động của giá xăng dầu trên thế giới cũng nhƣ tác động của xăng dầu đến
các mặt của xã hội. Bên cạnh đó cũng trình bày các lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế
vá các nghiên cứu trƣớc về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trƣởng kinh tế và tiêu
thụ xăng dầu ở các nƣớc trên thế giới.
3.1 Mối quan hệ sơ bộ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiêu thụ năng lƣợng
Hình 1 : Đồ thị của ECPC và GDPPC

.0005

.0004

1,600

.0003
1,200
.0002
800
.0001
400

.0000


0
2

4

6

8

10

12

GDPPC

14

16

18

20

22

24

26


ECPC

Từ đồ thị ta cũng có thể thấy đƣợc hầu hết trong khoảng thời gian nghiên cứu,
hai biến GDPPC (USD/ngƣời) và ECPC (kt/ngƣời) đồng biến với nhau chỉ trong

17


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

khoảng thời gian từ 1985-1989 thì GDP có sự biến đổi nhỏ nhƣng nhanh chóng ổn
định trong những năm tiếp theo.
Bài nghiên cứu cũng thông qua hàm phản ứng và thấy đƣợc khi có một sự biến
đổi ở một biến thì biến kia cũng phản ứng lại sau một hoặc hai năm. Điều đó bƣớc
đầu đã chứng tỏ giữa tăng trƣởng kinh tế và tiêu thụ năng lƣợng có mối liên hệ.
Bảng 2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Biến

Trung

Trung vị

bình

Giá trị lớn

Giá trị


Độ lệch

Số quan

nhất

nhỏ nhất

chuẩn

sát

GDPPC

470,8858

401,7114

1224,1912

97,1578

310,0181

26

ECPC

0,0002


0,0002

0,0005

0,0007

0,0001

26

3.2 Thực trạng và ảnh hƣởng của việc sử dụng xăng dầu
3.2.1 Thực trạng sử dụng xăng dầu ở Việt Nam
Theo tổng cục thống kê thì dân số nƣớc ta vào khoảng 86 triệu ngƣời với số
lƣợng phƣơng tiện giao thông cơ giới trên 1 triệu xe ôtô các loại và trên 26 triệu xe
gắn máy, lƣợng xe gắn máy chiếm 1/4 dân số. Nhìn vào “bộ mặt” giao thông trong
các đô thị lớn nhƣ Hà nội và TP.Hồ Chí Minh ngày nay đã nói lên điều này. Đó là
điều lý giải vì sao ô nhiễm môi trƣờng giao thông ngày càng tăng cao.
Nhƣng chúng ta vẫn cứ mặc nhiên chịu đựng sự ngột ngạt ô nhiễm trong không
khí trên đƣờng giao thông để cố đổi lấy sự đi lại cho tự do bằng việc mỗi ngƣời một
phƣơng tiện. Đặc biệt khi bị ùn tắc giao thông trong các đô thị thì sự lãng phí nhiên
liệu tăng lên, đồng thời sự ô nhiễm càng gia tăng do khối lƣợng phƣơng tiện dồn ứ
không di chuyển đƣợc.
18


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

Hơn 26 triệu xe máy đang hoạt động đồng nghĩa với việc hơn 26 triệu bình

xăng cùng với 26 triệu ống xả đang là “gánh nặng” cho bầu không khí. Trong khi
sông Đồng Nai bị ô nhiễm do công ty bột ngọt Vedan đã nhiều năm lén lút xả
xuống chất thải độc hại, thì bầu không khí cũng trong tình trạng ô nhiễm nhƣng
không phải do lén lút mà rất đƣờng hoàng từ chính phƣơng tiện cá nhân của mỗi
chúng ta.
Sử dụng giao thông cá nhân không phù hợp hay hoạch định sách lƣợc về giao
thông vận tải không đúng hƣớng đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Thật khó tự lý giải vì sao
một đất nƣớc còn nghèo giá cả xăng dầu đã tăng cao mà phƣơng tiện đi lại bằng xe
gắn máy ô tô cá nhân thì thi nhau phát triển đem lại quá nhiều hệ lụy cho xã hội.
Mặt khác, từ nông thôn đến thành thị từ nhà giàu đến ngƣời nghèo đâu đâu cũng
phƣơng tiện cá nhân từ ôtô du lịch, xe máy cao cấp, xe máy thông dụng, xe máy rẻ
tiền phù hợp cho đủ mọi tầng lớp… Đi đôi với nó là các dịch vụ đáp ứng nhƣ trạm
xăng dầu các điểm sửa chửa và rửa xe tƣ nhân đƣợc tự do mọc lên nhƣ nấm. làm
phát thải hơi xăng dầu vào không khí.
Mặt khác nhiều dịch vụ xăng dầu lại “tự nhiên” mọc lên ngay ở khu dân cƣ hay
ở khu vực chợ. Các dịch vụ sửa chửa và rửa xe nhỏ lẻ có mặt khắp nơi lại cho ra
hƣớng ô nhiễm khác. Đó là cặn dầu mỡ các loại từ sửa chữa và nƣớc rửa xe ra mọi
nơi vào đất đai hay ao cống gây ô nhiễm vào đất và nƣớc.
Chƣa ai thống kê hết những hệ lụy do sự bùng nổ phƣơng tiện giao thông cá
nhân bằng xe gắn máy gây ra. Điều lạ cũng là năng lƣợng ngang nhau nhƣng với
nguồn điện thì đƣợc khuyến cáo cần tiết kiệm tối đa. Còn xăng dầu phải nhập siêu
có lúc giá đã lên trên 20.000 đồng/lít thì không đƣợc sự cảnh báo vào cuộc của cơ
quan chức năng của xã hội đề cập đến cần tiết kiệm xăng dầu phƣơng tiện từ nhiều
phƣơng tiện cá nhân không cần thiết.

19


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế


GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

Trong khi đó, ở Mỹ khi giá cả xăng dầu tăng cao, tại một số đô thị chính quyền
và các cơ quan đã kêu gọi ngƣời dân đi lại bằng xe đạp và đi bộ. Ngƣời Hà lan một
đất nƣớc giàu mà vẩn giữ truyền thống từ lâu đi làm bằng xe đạp.
3.2.2 Lịch sử giá xăng dầu thế giới
Giá xăng dầu tăng - giảm luôn ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình phát triển, giá
cả hàng hoá, an ninh xã hội của bất cứ quốc gia nào.
Theo Trần Long (2008), ông phân tích lịch sử biến đổi của giá xăng dầu thông
qua các giai đoạn:
-

Giai đoạn hậu chiến tranh thế giới (1947 - 1971):

Từ năm 1948 đến cuối những năm 1957: Giai đoạn này chứng kiến sự ổn định
của giá dầu. Giá dầu nằm trong khoảng từ 2,50 USD đến 3,00 USD. Giá dầu tăng từ
2,5 USD năm 1948 lên 3 USD năm 1957, nếu tính theo giá 2006, thì tƣơng ứng là
17 USD và 18 USD.
Từ năm 1958 đến 1971: Giá dầu ổn định ở mức khoảng 3 USD/thùng (17 USD
theo giá 2006).
-

Giai đoạn bất ổn 1972 - 1981:

Từ năm 1972-1974: Vào năm 1972, giá dầu thô vào khoảng 3USD/thùng và
cuối năm 1974 đã tăng gấp 4 lần lên 12 USD. Cuộc chiến The Yom Kippur War bắt
đầu bằng một cuộc tấn công vào Israel bởi Syria và Ai cập vào ngày 5/10/1973. Mỹ
và nhiều nƣớc phƣơng tây khác đã ủng hộ Israel.
Từ năm 1975 đến 1978: giá dầu thế giới không biến động nhiều, giao động
quanh mức từ 12,21 USD đến 13,55 USD. Khi tính cả lạm phát thì giá dầu thế giới

trong giai đoạn này đã giảm nhẹ.
20


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

Từ 1979 đến 1981: Các sự kiện xảy ra ở Iran và Iraq năm 1979, 1980 đã dẫn tới
một chu kỳ tăng giá tiếp theo của giá dầu. Cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran đã gây
nên tổn thất khoảng 2 đến 2,5 triệu thùng/ngày từ 11/1978 đến 6/1979.
Có thời điểm quá trình sản xuất dầu gần nhƣ đình trệ. Trong khi cuộc cách
mạng ở Iran có vẻ là nguyên nhân dẫn tới sự tăng cao kỷ lục của giá dầu sau chiến
tranh thế giới thứ 2, thực tế thì tác động ko nhiều mà chủ yếu là các sự kiện sau đó.
Ngay sau cuộc cách mạng, sản lƣợng đã tăng lên 4 triệu/ngày.
Vào tháng 9/1980, Iraq tấn công Iran đang ở thế yếu. Đến tháng 11/1980, sản
lƣợng của cả 2 nƣớc là chỉ khoảng 1 triệu thùng/ngày thấp hơn năm trƣớc đó 6,5
triệu thùng/ngày. Do đó sản lƣợng dầu thế giới thấp hơn 10% so với năm 1979.
Cuộc cách mạng hồi giáo Iran và chiến tranh Iran-Iraq làm cho giá dầu tăng hơn 2
lần từ mức 14 USD năm 1978 lên 35 USD/thùngnăm1981.
-

Giai đoạn 1981 - 1998:
Giai đoạn này gắn liền với sự can thiệp của OPEC vào giá dầu.
Giá dầu tăng cao trong giai đoạn 1979-1981 đã khiến sản lƣợng bên ngoài

OPEC tăng mạnh. Từ năm 1980 đến 1986, sản lƣợng các nhà cung cấp ngoài OPEC
tăng 10 triệu thùng/ngày. OPEC đã phải đối mặt với nhu cầu giảm xuống và cung
cao hơn từ các nguồn ngoài tổ chức này.
Từ năm 1982 đến 1986: OPEC cố gắng áp đặt hạn mức sản xuất đủ thấp để

bình ổn giá. Những nỗ lực này đã gặp thất bại liên tiếp khi rất nhiều thành viên của
OPEC sản xuất vƣợt quá hạn mức. Trong suốt khoảng thời gian này, Ả rập xê út đại
diện nhƣ là nhà sản xuất cơ động nhất có thể cắt giảm sản lƣợng nhằm nỗ lực cản sự
xuống dốc của giá dầu.
Vào tháng 8/1985, Ả rập xê út đã từ bỏ vai trò này. Họ gắn giá dầu với thị
trƣờng giao ngay và tăng sản lƣợng từ 2 triệu thùng/ngày lên 5 triệu thùng/ngày vào
21


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

đầu năm 1986. Giá dầu giảm dƣới 15 USD/thùng (theo giá năm 2006 là 20 USD)
vào giữa năm 1986.
Mặc dù giá dầu giảm nhƣng doanh thu của Ả rập xê út vẫn không đổi do sản
lƣợng tăng đã bù đắp giá giảm. Vào tháng 12/1986, giá dầu đứng ở mức 18
USD/thùng.
Từ năm 1987 đến 1998: Giá dầu giảm từ mức 18 USD đầu năm 1987 xuống
mức dƣới 15 USD đầu năm 1988. Giá dầu tăng mạnh từ năm 1988 đến 1990 (đạt
trên 20 USD/thùng) do OPEC duy trì mức sản lƣợng thấp và sự bất ổn gắn với cuộc
tấn công của Iraq vào Kuwait khởi nguồn cho cuộc chiến tranh vùng vịnh.
Thế giới và đặc biệt là các nƣớc Trung Đông đã có quan điểm cứng rắn hơn với
Saddam Hussein khi tấn công Kuwait hơn là khi tấn công Iran. Tuy nhiên từ sau
năm 1990, do OPEC tăng sản lƣợng liên tục và nhất là sau cuộc chiến vùng vịnh
giải phóng Kuwait, giá dầu bƣớc vào giai đoạn giảm giá liên tục và ở mức gần 15
USD năm 1994.
Chu kỳ giá sau đó lại tăng lên. Nền kinh tế Mỹ lớn mạnh và khu vực Châu á
Thái Bình Dƣơng tăng trƣởng mạnh. Từ năm 1990 đến năm 1997, mức tiêu thụ dầu
thế giới tăng 6,2 triệu thùng/ngày.

Mức tiêu thụ của các nƣớc châu Á đóng góp 300.000 thùng/ngày cho mức tăng
thêm đó và góp phần làm cho giá dầu tăng trở lại và tăng mạnh vào năm 1997. Sản
lƣợng giảm sút của Nga cũng góp phần vào sự tăng giá dầu. Giữa năm 1990 và
1996, sản lƣợng của Nga giảm trên 5 triệu thùng/ngày.
Sự tăng lên của giá dầu không kéo dài đƣợc lâu và kết thúc vào năm 1998 khi
OPEC đã làm ngơ hoặc đánh giá thấp tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á.
Vào tháng 12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2,5 triệu thùng/ngày (10%) lên
27,5 thùng/ngày có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. Sự phát triển nhanh của các nền KT
22


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

châu Á đã bị chặn lại. Vào năm 1998, tiêu thụ dầu của châu Á Thái Bình Dƣơng đã
giảm lần đầu tiên từ năm.1982.
Giá dầu rơi vào vòng xoáy giảm giá khi mà mức tiêu thụ thấp hơn đi liền với
mức sản lƣợng cao hơn từ OPEC. Trƣớc tình hình đó, OPEC đã cắt giảm hạn ngạch
1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 4 và tiếp 1,335 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Giá
tiếp tục giảm hết tháng 12/1998 và đứng ở mức 12 USD/thùng.
-

Giai đoạn 1999 đến 2003:

Giá dầu lại tăng lại vào đầu năm 1999 khi OPEC tiếp tục cắt giảm sản lƣợng
thêm 1,719 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Tính từ đầu năm 1998 đến đầu giữa 1999,
sản lƣợng của OPEC đã giảm 3 triệu thùng/ngày và đã khiến giá dầu tăng lên trên
25 USD/thùng.
Với vấn đề Y2K và sự tăng trƣởng của nền kinh tế Mỹ cũng nhƣ thế giới, giá

tiếp tục tăng vào năm 2000 và đạt mức 35 USD vào tháng 10/2000 (mức cao nhất
tính từ năm 1981). Giữa tháng 4 và 10/2000, OPEC 3 lần tăng hạn ngạch với tổng
số 3,2 triệu thùng/ngày nhƣng ko đủ để ngăn đà lên giá dầu. Giá dầu bắt đầu giảm
khi OPEC tăng sản lƣợng thêm 500.000 thùng/ngày bắt đầu từ 1/11/2000.
Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lƣợng của các nƣớc
ngoài OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Trƣớc tình hình đó, OPEC một lần nữa
liên tiếp cắt giảm sản lƣợng và tính tới ngày 1/9/2001, OPEC đã cắt giảm 3,5 triệu
thùng. Nếu không có cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001, sự cắt giảm này
của OPEC có thể đủ để làm cân bằng thậm chí là đảo ngƣợc xu thế.
Trƣớc cuộc tấn công khủng bố giá dầu đã sụt giảm. Giá dầu giao ngay theo tiêu
chuẩn của các nhà trung gian Tây Texas Mỹ đã giảm 35% vào giữa tháng 11. Trong
điều kiện bình thƣờng, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ dẫn tới một đợt cắt giảm sản

23


Mức năng lƣợng tiêu thụ và tăng trƣởng kinh tế

GVHD: Th.s Nguyễn Khánh Duy

lƣợng của OPEC nhƣng với điều kiện chính trị không phù hợp, OPEC đã hoãn việc
cắt giảm thêm đến tận tháng 1/2002.
Sau tháng 1/2002, OPEC cắt giảm tiếp 1,5 triệu thùng/ngày và các nƣớc ngoài
OPEC cũng tham gia việc cắt giảm sản lƣợng trong đó có cả Nga với mức cắt giảm
cam kết là 462,500 thùng/ngày. Điều này đã đem lại kết quả mong muốn của OPEC
khi mà giá dầu tăng lên mức 25 USD/thùng vào tháng 3/2002.
Vào giữa năm 2002, các nƣớc ngoài OPEC đã khôi phục lại mức sản lƣợng đã
cắt giảm tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và dự trữ dầu của Mỹ đạt mức thấp nhất
trong 20 năm.
Vào thời điểm cuối năm, dƣ cung không còn là vấn đề. Cuộc đình công tại

Venezuela đã khiến cho sản lƣợng dầu nƣớc này giảm mạnh. Trƣớc khi cuộc đình
công diễn ra, Venezuela chƣa bao giờ có thể khôi phục lại mức sản lƣợng trƣớc đó
và đứng ở mức thấp hơn 900.000 thùng/ngày so với mức kỷ lục 3,5 triệu
thùng/ngày.
OPEC tăng sản lƣợng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003.
Vào ngày 19/3/2003, khi mà sản lƣợng dầu của Venezuela bắt đầu đƣợc khôi phục,
cuộc tấn công quân sự vào Iraq đã nổ ra. Trong khi đó, trữ lƣợng dầu ở Mỹ và các
quốc gia OECD vẫn ở mức thấp. Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ
Mỹ và các nƣớc châu Á đã tăng một cách chóng mặt.
Sự giảm sản lƣợng ở Iraq và Venezuela đƣợc bù đắp bởi việc tăng sản lƣợng ở
các thành viên khác tuy nhiên vẫn khiến cho mức sản lƣợng dầu tiềm năng có khả
năng sản xuất giảm xuống. Vào giữa năm 2002, sản lƣợng dầu tiềm năng là 6 triệu
thùng/ngày và giữa năm 2003 đã giảm xuống dƣới 2 triệu thùng
-

Giai đoạn 2004 đến nay:

24


×