Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của việc tích nước lòng hồ thủy điện sơn la đến sự thay đổi thời tiết của huyện mường la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.83 KB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian dà i làm việc tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng của việc tích nước lòng hồ thủy điện Sơn La đến sự thay đổi thời tiết
của huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, ý
kiến đóng góp và định hướng nghiên cứu từ các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí, người hướng dẫn khoa học
đã tận tình giúp đỡ về mọi mặt để em hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Trung tâm khí tượng thuỷ văn
khu vực Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Thực vật học,
khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các cán
bộ phòng Thiết bị công nghệ, trường Cao Đẳng Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi
trong công tác để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích tới gia đình, nơi đã sinh
thành, nuôi dưỡng và là nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn
trong suốt thời gian qua!
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 10 năm 2014
Học viên

Mai Nhật Thành


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NMTĐ
NN & PTNN
TNMT
VKH


TB
Tx
Tm
Um
TS
Rx
KHTN & CNQG

Tên gọi đây đủ
Nhà máy thuỷ điện
Nông nghiệp & phát triển nông thôn
Tài nguyên môi trường
Vi khí hậu
Trung bình
Nhiệt độ thấp nhất trong năm
Nhiệt độ cao nhất trong năm
Độ ẩm không khí thấp nhất
Tổng lượng mưa trong năm
Ngày có lượng mưa lớn nhất
Khoa học tài nguyên & công nghệ Quốc gia


MỤC LỤC
1.Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1

i



DANH MỤC HÌNH
1.Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1

ii


MỞ ĐẤU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là gia có tiềm năng to lớn về thủy điện trải dọc suốt toàn bộ đất
nước. Khảo sát trên 2200 con sông có chiều dài lớn hơn 10km thì tổng tiềm
năng về thủy điện ở nước ta theo lí thuyết đạt khoảng 300 tỷ kWh/năm và
tổng tiềm năng về thủy điện có tính khả thi đạt 80 - 100 tỷ KWh năm với tỉ lệ
công suất là 18.000 - 20.000 MW.
Theo quy hoạch phát triển ngành điện cả nước đến năm 2015 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện đến năm
2015 khoảng hơn 18.000 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm trên 80 tỷ
KWh ( Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2005-2015)
[1]
Với những lợi ích to lớn từ việc khai thác nguồn năng lượng do các con
sông mang lại, ngày càng có nhiều công trình thủy điện được xây dựng. Đặc
biệt là tại các hệ thống sông có tiềm năng to lớn về thủy điện như: sông Đà,
sông Lô, sông Chảy… ở miền Bắc. Sông Mã, sông Cả ở miền Trung. Sông
Đồng Nai ở miền Nam.
Thủy điện Sơn La là một công trình trọng điểm của Quốc gia, được đầu tư
với quy mô lớn. Tuy nhiên việc hoàn thành công việc tích nước lòng hồ thủy
điện đã khiến cho một diện tích lớn rừng bị nhấn chìm dưới lòng hồ, điều đó
đồng nghĩa với việc sẽ dẫn tới những thay đổi về mặt khí hậu đối với khu vực

xung quanh.
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế và năng lượng do việc làm thủy
điện mang lại, chúng ta cũng cần phải đánh giá những ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên như: khi thực hiện công việc tích nước lòng hồ sẽ trực tiếp
hủy hoại hàng trăm nghìn hecta rừng. Bên cạnh đó, các vùng dân cư lòng hồ

1


thủy điện (phần lớn là người dân tộc) sau khi di dân đến địa phương mới sẽ
tiếp tục có những hành động gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng đó cũng là
một hình thức hủy hoại rừng, các hệ sinh thái rừng trước đó sẽ được thay thế
bằng hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước chảy sẽ được thay thế bằng hệ
sinh thái nước đứng…. Từ những thay đổi đó sẽ kéo theo những thay đổi về
khí hậu, địa chất, tài nguyên thiên nhiên cũng như thay đổi về văn hóa, xã hội.
Nhận thức được những biến đổi to lớn về điều kiện tự nhiên sẽ diễn ra do
việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La mang lại, những sự biến đổi ấy có
thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến điều kiên thời tiết của vùng vì
vậy tôi chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc tích nước lòng hồ thủy
điện Sơn La đến sự thay đổi thời tiết của huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
2. Lịch sử nghiên cứu
• Những nghiên cứu về lợi ích kinh tế của việc xây dựng thuỷ điện
Việc xây dựng các công trình thủy điện ở Việt Nam nói riêng và trên
toàn thế giới nói chung mang lại một lợi ích kinh tế vô cùng to lớn. Lợi ích
lớn nhất của thủy điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy
thủy điện không phải chịu sức ép của vấn đề tăng giá của nhiên liệu hóa
thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên
liệu. Các nhà máy thủy điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện,
một số nhà máy thủy điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50
đến 100 năm trước. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được

tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường.
Trên thực tế không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thủy điện. Nguồn
thu từ việc bán điện cũng đem lại một lợi ích kinh tế không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc ra đời các công trình thủy điện nhỏ khắp cả nước sẽ
đóng vai trò quan trọng trong công cuộc điện khí hóa nông thôn. Đồng thời

2


thông qua việc xây dựng thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng được đầu tư
xây dựng đồng bộ.
Không thể không kể đến việc hình thành hồ chứa nước khu vực thủy
điện tạo ra những cảnh quan đẹp, qua đó tạo điều kiện để phát triển du lịch
địa phương.
Như vậy có thể thấy việc xây dựng các công trình thuỷ điện không chỉ
góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng cho cuộc sống mà còn đem lại những
lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.
• Những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thuỷ
điện đến khí hậu địa phương trên thế giới
Công nghiệp thủy điện trên thế giới xuất hiện từ cuối thế kỉ IXX với
sự ra đời của nhà máy thủy điện Cragside, Rothbury tại Anh Quốc vào năm
1870. Tiếp đó vào năm 1882 tại Appleton, Wisconsin, Hoa Kỳ một bánh xe
nước trên sông Fox cung cấp nguồn thủy điện đầu tiên để thắp sáng cho hai
nhà máy giấy và một ngôi nhà. Hai năm sau, Thomas Edison đã trưng
bày đèn sợi đốt trước công chúng. Chỉ trong khoảng vài tuần sau sự kiện
này, một nhà máy phát điện cũng đã đi vào hoạt động thương mại
tại Minneapolis. Có thể thấy công nghiệp thủy điện đã trải qua một lịch sử
phát triển lâu dài và bền vững.
Theo số liệu năm 1999, các nước có công suất thủy điện lớn nhất bao
gồm:

Canada, 341.312 GWh (66.954 MW đã lắp đặt)
Hoa Kỳ, 319.484 GWh (79.511 MW đã lắp đặt)
Brasil, 285.603 GWh (57.517 MW đã lắp đặt)
Trung Quốc, 204.300 GWh (65.000 MW đã lắp đặt)
Nga, 169.700 GWh (46.100 MW đã lắp đặt) (2005)
Na Uy, 121.824 GWh (27.528 MW đã lắp đặt)

3


Nhật Bản, 84.500 GWh (27.229 MW đã lắp đặt)
Ấn Độ, 82.237 GWh (22.083 MW đã lắp đặt)
Pháp, 77.500 GWh (25.335 MW đã lắp đặt)
Tuy nhiên, dù công suất thủy điện khác nhau, việc phát triển ngành công
nghiệp thủy điện ở mỗi quốc đều phải đi kèm với việc nghiên cứu, khảo sát
tác động của công trình thủy điện đối với môi trường xung quanh.(Nguồn Thư
viện học liệu mở Việt Nam, ) [10]
Cernea M.M (2000) nghiên cứu biện pháp bảo vệ và tái thiết những rủi ro:
Mô hình cho di dân và tái định cư khu vực lòng hồ thuỷ điện ở Washington
DC (Mỹ) [13].
Green ID (2013) phân tích rủi ro, chi phí môi trường và xã hội của các đập
thuỷ điện, nghiên cứu trường hợp của thuỷ điện sông Tranh 2, Việt Nam [14].
Bộ luật bảo vệ môi trường của Trung Quốc được thông qua ngày 1 tháng 2
năm 1982 (một trong những quốc gia có công suất thủy điện hàng đầu thế
giới) quy định: khi tiến hành xây dựng, mở rộng, cải thiện các công trình, đơn
vị chủ quản trực tiếp thi công phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những
tác động của công trình lên môi trường tự nhiên. Chương 2 điều 19 của bộ
luật quy định: đối với các công trình có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
phải tiến hành việc lập kế hoạch và đánh giá mức độ tác động ấy trên cơ
sởpháp luật, đối với những công trình không tiến hành công tác lập kế hoạch

và đánh giá tác động môi trường thì không được phép tiến hành [15].
• Những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thuỷ
điện đến khí hậu địa phương tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có diện tích đồi núi và cao nguyên chiếm 4/5 diện
tích đất tự nhiên. Cùng với nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, lượng
mưa trung bình năm lớn, đạt tới khoảng 2000 mm, có những nơi lượng mưa
có thể đạt tới 4000 - 5000 mm, nơi mưa thấp nhất cũng đạt trên 1000 mm. Hệ

4


thống sông ngòi phức tạp. Đây là những điều kiện cơ bản nhất cần có ở một
quốc gia để phát triển nền công nghiệp thủy điện. Như vậy không ai có thể
phủ nhận tiềm năng thủy điện dồi dào của nước ta.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc sử dụng
những điều kiện sẵn có để phát triển thủy điện là nhu cầu tất yếu của Quốc
gia. Song bên cạnh việc hình thành các công trình thủy điện thì sự nghiên cứu
đánh giá tác động của các công trình ấy đối với môi trường xunh quanh cũng
là điều không thể thiếu. Điều 18 của Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm
1995, đã quy định tất cả các dự án xây dựng đều phải có báo cáo đánh giá tác
động môi trường [16].
Tây Bắc với diện tích chiếm 1/3 diện tích của cả nước là nơi tập trung
hai công trình thủy điện lớn nhất cả nước là thủy điện Hòa Bình và thủy điện
Sơn La. Công trình NMTĐ Hòa Bình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11
năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Trong giai đoạn 1985 –
1995 viện Địa lí trong các đề tài cấp nhà nước (chương trình 52D, chương
trình sông Đà và Chương trình KT – 02), “ Hướng dẫn ĐGTĐMT các dự án
thủy năng ở Việt Nam” đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu, đánh giá
nhằm đưa ra được những ảnh hưởng của công trình thủy điện Hòa Bình đến
môi trường [4].

Tháng 12/2005 thủy điện Sơn La khởi công xây dựng, thay thế thủy
điện Hòa Bình trở thành công trình thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Trước đó 30 năm những chuyến khảo sát đầu tiên đã được thực hiện bởi các
chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moscow, Cty Electricity and Power
Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and Production
Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển [8].

5


Năm 2010 nhà máy thủy điện Sơn La tiến hành phát điện tổ máy đầu
tiên. Đến ngày 26/9/2012, tổ máy 6 (tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy
điện Sơn La đã hòa thành công vào lưới điện quốc gia.
Liên quan đến vấn đề công trình thủy điện Sơn La và những tác động
đến môi trường, vào ngày 25/03/1997 Công ty Khảo sát thiết kế điện 1 đã đưa
ra bản báo cáo “Công trình thủy điện Sơn La nghiên cứu tiền khả thi: Đánh
giá tác động môi trường”. Tiếp đó, vào tháng 6/1998 Viện Địa lý Trung tâm
KHTN&CNQG đưa ra “Báo cáo tổng hợp: Đánh giá tác động môi trường của
dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La”, trên cơ sở những nghiên cứu
khảo sát và dựa vào kinh nghiệm với thủy điện Hòa Bình để đưa ra những
đánh giá về sự tác động lên môi trường (đặc biệt là môi trường vùng trực tiếp
xây dựng thủy điện) của công trình thủy điện Sơn La. Đây là những cơ sở đầu
tiên cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của công trình thủy điện lên môi
trường tự nhiên xung quanh khu vực nhà máy. Đồng thời cũng là nền tảng
cho việc hình thành, tìm ra các giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và
hạn chế những tác động tiêu cực của công trình thủy điện Sơn La lên điều
kiện khí hậu của huyện Mường La.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tác động của việc tích nước lòng hồ thuỷ điện Sơn La đến sự
thay đổi về điều kiện tự nhiên đặc biệt là những thay đổi về khí hậu của huyện

Mường La.
4. Nội dung nghiên cứu
Thu thập các số liệu về đa dạng sinh học, trạng thái thảm thực vật ở khu
vực nghiên cứu trước và sau khi tích nước lòng hồ thuỷ điện.
Thu thập, phân tích và khảo sát những số liệu liên quan đến môi
trường, khí hậu khu vực xây dựng thủy điện Sơn La trong các năm trước và

6


sau khi hình thành thủy điện. So sánh được sự thay đổi về điều kiện khí hậu
(nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình cả năm) trước và sau khi có thủy điện.
Phân tích những thay đổi đó là thay đổi tích cực hay tiêu cực từ đó làm
rõ những tác động (tích cực và tiêu cực) của công trình thủy điện Sơn La đến
điều kiện tự nhiên và khí hậu của khu vực hình thành thủy điện (huyện
Mường La – tỉnh Sơn La). Đồng thời nêu được một số kiến nghị cũng như
giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh và giảm thiểu những tác động tiêu
cực của công trình đối với môi trường tự nhiên.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những biến đổi về điều kiện tự nhiên dẫn đến
sự thay đổi về các yếu tố khí hậu đặc trưng nhất (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm)
của huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu: làm rõ những thay đổi của các yếu tố khí hậu
(nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) trước và sau khi tích nước lòng hồ thuỷ điện
Sơn La.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài sử dụng những số liệu cụ thể và chính xác từ những nguồn tin
cậy vì vậy sau khi hoàn thành đề tài sẽ giúp có cách nhìn nhận cụ thể nhất về
những tác động đến môi trường tự nhiên do việc tích nước lòng hồ thuỷ điện
Sơn La mang lại.

Đề tài cũng đánh giá được những thay đổi về môi trường tự nhiên do
việc tích nước lòng hồ thuỷ điện sẽ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế
nào đến những biến đổi về mặt thời tiết của khu vực có NMTĐ.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu
Tìm hiểu, thu thập các số liệu có liên quan đến quá trình thực hiện đề
tài (các số liệu về đa dạng sinh học, điều kiện khí hậu, đặc điểm tự nhiên...).

7


Số liệu có thể thu thập được từ các nguồn tài liệu có liên quan hoặc tiến hành thu
thập từ các thống kê, đo đạc của các sở, ban, ngành trong tỉnh (cục Thống kê, sở
TNMT,sở NN&PTNN, TTKTTV khu vực Tây Bắc). Tất cả các số liệu liên
quan đến đặc điểm thời tiết đều được thu thập từ TTKTTV khu vực Tây Bắc.
Sử dụng bảng thông kê lượng mưa trong các tháng của huyện Mường La
– tỉnh Sơn La từ năm 2008-2012 (trong đó, số liệu giai đoạn 2008 – 2009
phản ánh lượng mưa của khu vực trước khi tiến hành tích nước lòng hồ, số
liệu giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện sự thay đổi của lượng mưa sau khi
công tác tích nước lòng hồ hoàn thành) do TTKTTV khu vực Tây Bắc cung
cấp để thấy được sự thay đổi về lượng mưa trong khu vực trước và sau khi
xây dựng thủy điện.
Sử dụng bảng thông kê số liệu độ ẩm không khí trung bình trong các
tháng của huyện Mường La – tỉnh Sơn La từ năm 2008-2012 do TTKTTV
khu vực Tây Bắc cung cấp để thấy được sự thay đổi về độ ẩm không khí trong
khu vực trước và sau khi xây dựng thủy điện.
Sử dụng bảng thông kê nhiệt độ không khí trung bình trong các tháng
của huyện Mường La – tỉnh Sơn La từ năm 2008-2012 do TTKTTV khu vực
Tây Bắc cung cấp để thấy được sự thay đổi về nhiệt độ không khí trong khu
vực trước và sau khi xây dựng thủy điện.

- Phân tích các số liệu thu thập được
Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, so sánh để làm rõ được
vấn đề nghiên cứu đó là những tác động to lớn của việc thay đổi đột ngột về
điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng như thế nào điều kiện thời tiết của khu vực đó.
Đánh giá những ảnh hưởng của việc tích nước lòng hồ thuỷ điện Sơn La
dẫn đến sự biến động lớn và đột ngột về điều kiện tự nhiên, đó là tác nhân
chính gây ra những biến đổi về mặt khí hậu của khu vực có thuỷ điện.

8


9


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Khu vực tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc của Việt Nam. Phía Bắc
giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây
giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào. Sơn La nằm trong tọa độ địa lí từ 20 039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và
103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Theo Tổng cục thống kê, Sơn La là một trong
những tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta nhưng cũng đồng thời là một
trong số những tỉnh có mật độ dân số trung bình thấp nhất cả nước, mật độ dân
số trung bình của Sơn La đạt 80 người/km2, Hà Nội 2059 người/km2, thành
phố Hồ Chí Minh 3666 người/km2 (Cục thống kê, năm 2012) [2].
Sơn La là tỉnh nằm trên trục đường Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện
Biên. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc. Tỉnh lại
có vị trí nằm án ngữ cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, lại có đường biên
giới với Lào dài 250km nên có một vị trí địa lí quan trọng về mặt an ninh

quốc phòng.

10


Hình 1.1: Bản đồ địa lý tỉnh Sơn La

11


1.1.1 Địa hình
Trong phạm vi lưu vực sông Đà địa hình núi và cao nguyên chiếm ưu thế,
với hướng núi chính là Tây Bắc - Đông Nam trùng với hướng trải của lưu
vực. Bên cạnh các dãy, khối núi đồ sộ, các cao nguyên đá vôi rộng lớn còn có
một số thung lũng rộng mở và các trũng giữa núi, các dải đồng bằng nhỏ hẹp
ven sông Đà.
Lịch sử phát triển kiến tạo địa chất đã tạo cho địa hình của tỉnh Sơn La
chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Nhìn chung địa
hình của tỉnh có đặc trưng đồi núi cao, độ cao trung bình khoảng 600 - 700m.
Các hệ thống núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và
cùng với dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc kẹp lấy một dải cao nguyên đá vôi ở
giữa. Địa hình núi cao xen lẫn cao nguyên đã chia lãnh thổ Sơn La thành 2
lưu vực sông lớn là lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã.
Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La nói riêng và miền núi Tây Bắc nói
chung là có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang đều mạnh. Trên
87% diện tích đất tự nhiên của Sơn La có độ dốc 250 trở lên, điều này là
nguyên nhân khiến cho hệ thống đồng ruộng trong khu vực nhỏ hẹp, chủ yếu
là ruộng bậc thang. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn,
chiếm 50% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Nhìn chung ở địa hình bao gồm
các dạng núi cao, núi trung bình có cấu trúc bề mặt khá phức tạp, địa hình

hiểm trở, độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang đều mạnh vì vậy đặc
điểm chung của những dòng sông, suối của khu vực đều có dòng chảy siết.
Trên bề mặt đỉnh, sườn núi thường xảy ra các quá trình xói mòn, rửa trôi bề
mặt, đặc biệt khi lớp phủ thực vật không còn.
Sơn La lưu vực sông Đà nói riêng, khu vực Tây Bắc nói chung có lịch
sử phát triển địa chất khá lâu dài và phức tạp. Ở giai đoạn hiện nay, các quá
trình kiến tạo địa chất vẫn đang tiếp tục diễn ra. Theo kết quả của viện vật lí

12


địa cầu và của công ty khảo sát thiết kế điện 1 (năm 1998) [05] cho thấy: khu
vực nghiên cứu là vùng có hoạt động động đất vào loại mạnh nhất ở nước ta.
Thực tế chứng minh, trong gần một thập kỉ qua, đã có khá nhiều các trận động
đất lớn nhỏ xảy ra trong khu vực.
Vì có địa hình phức tạp và có nhiều sông suối nên Sơn La rất phù hợp
để phát triển thuỷ điện.
1.1.2 Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của vùng núi phía Bắc.
Tuy nhiên khí hậu của Sơn La cũng có những nét đặc thù, nhờ dãy Hoàng
Liên Sơn chắn gió nên gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng trực tiếp đến
vùng. Vì vậy đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có mùa đông
tương đối ấm và suốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu
gió mùa, còn mùa hè do có lượng mưa lớn nên đặc điểm thời tiết chung của
cả vùng là nóng và có độ ẩm luôn ở mức cao nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất đạt khoảng 250C và thấp nhất khoảng 110C, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 210C [3]. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và phân hóa theo độ cao, ở
những khu vực có độ cao so với mực nước biển lớn như cao nguyên Mộc
Châu hay xã Co Mạ huyện Thuận Châu thì nhiệt độ trung bình năm cũng thấp
hơn đáng kể so với nhiệt độ trung bình của cả tỉnh và ngược lại ở những vùng

có độ cao so với mực nước biển thấp hơn thì nhiệt độ trung bình năm cũng vì
thế mà cao hơn so với nhiệt độ trung bình của cả tỉnh (Mường La, Yên Châu).
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600 mm, trung bình hàng
năm có 123 ngày mưa, độ ẩm không khí bình quân là 81% [3].
Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng
tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,5 0C - 0,60C (thị xã Sơn La từ 20,9 0C lên
21,10C, Yên Châu từ 22,60C lên 230C); lượng mưa trung bình năm có xu
hướng giảm (thị xã từ 1.445mm xuống 1.402mm, Mộc Châu từ 1.730mm

13


xuống 1.563mm) [3]; độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Do tình
hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác,
cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng
3 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong
tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản
xuất, đời sống. Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc
Sông Đà, đã được hình thành có thể tình hình khí hậu khô và nóng vào mùa khô
sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống.
Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều vùng vi khí hậu (tiểu
vùng khí hậu) cho phép phát triển một nền sản xuất Nông - Lâm nghiệp
phong phú. Tuy nhiên, tỉnh cũng thường xảy ra tình trạng sương muối, mưa
đá, lũ quét, đây cũng là những nhân tố bất lợi cho sản xuất, đời sống.
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
+ Thảm thực vật và tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng tự nhiên tương đối
lớn, đồng thời diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm tới 73%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện
xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá

trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị
đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Ở thời
điểm hiện tại, Sơn La đang đẩy mạnh việc khai thác các khu du lịch sinh thái
này, điển hình là việc đưa vào sử dụng khu du lịch sinh thái huyện Mộc Châu
với lượng khách tới nghỉ dưỡng mỗi năm không ngừng tăng cao.
Hiện nay diện tích rừng của Sơn La là 480.057ha, trong đó rừng tự
nhiên là 439.592ha, rừng trồng 41.047ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng
40%, trong khi đó độ che phủ rừng trung bình cả nước đạt 39,7% (cục thống kê,
năm 2011) [02]. Có thể thấy so với yêu cầu đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa

14


tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, độ
che phủ rừng của tỉnh Sơn La vẫn còn thấp.
Trong diện tích rừng tự nhiên của tỉnh, đóng vai trò điều chỉnh nguồn
nước cho thuỷ điện Hoà Bình có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên, bao
gồm: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia
(Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha [3].
Theo số liệu kiểm kê của đoàn điều tra quy hoạch và phát triển nông
thôn Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La trữ lượng rừng hiện có là 16,5 triệu m 3 gỗ và
202,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên. Rừng trồng có trữ lượng gỗ
154000 m3 và 220 ngàn cây tre nứa. Toàn tỉnh còn 651.980 ha đất chưa sử
dụng (chiếm 46,4% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát
triển nông, lâm nghiệp khoảng 500.000 ha (trong đó phần lớn là lâm nghiệp).
Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Khi xây dựng xong thuỷ điện Sơn La, sẽ có một phần rừng và
đất rừng bị ngập (khoảng 21.451 ha), trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ.
Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu gỗ trong lòng hồ trước khi nước ngập và
sau đó trồng rừng phòng hộ dọc theo hai bên sông Đà và toàn lưu vực để bảo
vệ nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này [11].

+ Động, thực vật
Hệ thực vật ở Sơn La có 161 họ, 645 chi và khoảng 1.187 loài, bao gồm cả
thực vật hạt kín và hạt trần, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới [6].
Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có pơ mu
(Fokienia hodginsii), thông tre(Podocarpus annamiensis), lát hoa (Chukrasia
velutina), nghiến (Burretiodendron hsienmu), thông ba lá (Pinus kesiya)….
Theo thống kê được thành phần các loại động vật rừng lưu vực sông Đà,
sông Mã, chủ yếu trong các rừng đặc dụng thì rừng Sơn La có 101 loài thú, trong

15


đó cũng có các loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ nhưng cho đến hiện nay thì
hầu hết các loài quý hiếm đã biến mất [6].
1.2 Khu vực huyện Mường La
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành
phố Sơn La khoảng 41km về phía Đông Bắc.
Ngày 2/12/2006 tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tiến
hành khởi công xây dựng công trình trọng điểm Quốc gia đó là nhà máy thủy
điện Sơn La. Các thông số kỹ thuật của thủy điện Sơn La:
- Công suất: 2.400 MW
- Đập: Cao 138 m; dài: 928 m.
- Hồ chứa: Hồ chứa thủy điện Sơn La trên sông Đà thuộc địa phận hai
tỉnh Sơn La và Lai Châu với phương án cao trình mực nước dâng bình thường
là 215 mét; diện tích hồ chứa 224 Km 2; dung tích toàn bộ hồ chứa 9,26 tỉ
m3nước [5].
- Bờ phải nối với các xã: Chiềng Ngàm, Liệp Tè, Bó Mười huyện Thuận
Châu; xã Mường Sại, Chiềng Bằng, Cà Nàng, Nậm Ét, Mường Giàng huyện
Quỳnh Nhai.
- Bờ trái nối với các xã: Chiềng Lao, Hua Trai, Nậm Giôn huyện Mường

La; xã Chiềng Ơn, Pá Ma Pha Khinh huyện Quỳnh Nhai.
- Công trình Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại tuyến Pá Vinh
II nằm trên sông Đà, thuộc địa phận Xã Ít Ong, Huyện Mường La, Tỉnh Sơn
La. Vị trí công trình cách thủ đô Hà Nội 360 km theo đường bộ (320 km theo
quốc lộ 6 và 40 km theo đường Tỉnh lộ ĐT-106), cách đập Hòa Bình theo
đường thủy 215 km, bờ phải công trình đầu mối là các Huyện: Quỳnh Nhai,
Thuận Châu, bờ trái là huyện Mường La [5].

16


1.2.1 Vị trí địa lý
Phía Bắc Mường La giáp 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Đông giáp
huyện Bắc Yên, phía Tây giáp 2 huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai, phía
Nam giáp huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La.

Hình 1.2: Bản đồ khu vực huyện Mường La
1.2.2 Địa hình
Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình 500 - 700m so với mặt nước
biển, phía Đông và Đông Bắc của huyện là những dãy núi cao, địa hình thấp
dần về phía Nam và dọc theo 2 bờ sông Đà. Trên địa bàn có sông Đà và 5 con
suối lớn là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn và Nậm Pia chảy qua.

17


1.2.3 Khí hậu
Mường La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm chia 2 mùa
rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa khô chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và khí hậu tiểu vùng (vi khí hậu) lòng hồ

sông Đà, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 23 0C - 260C. Lượng mưa trung bình 1.347mm/năm. Độ
ẩm trung bình là 85% [3].
1.2.4 Tài nguyên thiên nhiên
+ Thảm thực vật và tài nguyên rừng
Theo kết quả nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật lưu vực sông Đà thì
lưu vực hồ chứa thủy điện Sơn La có các kiểu thảm thực vật sau đây :
1. Rừng rậm, ẩm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở đai thấp
(<700m) trên đất feralit và trên các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi).
2. Rừng rậm, ẩm, nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở núi
thấp (700-1.600m) trên đất feralit mùn, phát triển trên các loại đá mẹ khác
nhau (trừ đá vôi).
3. Rừng rậm, ẩm, nhiết đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng hoặc
hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim ở núi trung bình (1.600-2.600m).
4. Rừng rậm, ẩm, nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng ở núi
cao (>2.600m).
5. Rừng tre, nứa ở đai thấp và núi thấp (<1.600m).
6. Rừng rậm nhiệt đới nửa ẩm, nửa rụng lá mưa mùa cây lá rộng ở đất
thấp (<700m).
7. Rừng rậm cây lá rộng nửa ẩm, nửa rụng lá, nhiệt đới mưa mùa ở núi
thấp (700-1.600m).
8. Trảng cây bụi ở đất thấp, núi thấp và núi trung bình (từ 0-2.600m).
9. Trảng cỏ ở đất thấp, núi thấp và núi trung bình (từ 0-2.600m).

18


10. Rừng rậm nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, đai đất thấp (<700m)
trên núi đá vôi.
11. Trảng cây bụi trên đá vôi đai đất thấp (<700m).

12. Rừng rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa trên đất phong hóa từ
đá vôi đai núi thấp (700-1.600m).
13. Trảng cây bụi trên núi đá vôi đai núi thấp (700-1.600m).
14. Rừng trồng.
15. Thảm cây trồng nông nghiệp.
Trên toàn lưu vực có 167 loại gỗ thuộc 50 họ trong đó các loài Hạt
trần chiếm 78 loài Trong 16% diện tích phủ rừng, rừng lá rộng thường xanh
chiếm 13% , 3% là rừng tre, nứa và hỗn giao). Tuy nhiên các diện tích rừng
giàu chỉ tập trung trên các địa hình cao từ 1.000-2.000m với chức năng phòng
hộ bảo vệ đầu nguồn. Các diện tích rừng trung bình và rừng nghèo đều là các
rừng mọc lại, phân bố trên các đỉnh núi đá, các đường chia nước vì vậy cũng
có chức năng chính là phòng bảo vệ [5].
Nhìn về quá khứ lưu vực sông Đà là nơi có thảm thực vật phong phú về
chủng loại và số lượng với nhiều loại gỗ quý, song ngày nay rừng ở đây đã bị
tàn phá nặng nề. Rừng kín thường xanh ưa mùa nhiệt đới đã nhường chỗ cho
các thảm cỏ tranh, cây bụi, diện tích rừng giàu chỉ còn chiếm 4% chủ yếu nằm
trên các đỉnh núi cao. Diện tích các loài đất trảng gồm trảng cỏ, trảng cây bụi
chiếm đến 89,24% đó là một dấu hiệu suy thoái của cảnh quan tự nhiên.
Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là một thế mạnh cho phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Khi xây dựng xong thủy điện Sơn La sẽ có một diện tích lớn
rừng và đất rừng bị ngập (khoảng 21.451 ha), trong đó chủ yếu là rừng phòng
hộ nhiệm vụ quan trọng sau đó là phải trồng rừng phòng hộ dọc theo hai bên
sông Đà và toàn bộ lưu vực để bảo vệ nguồn nước cho công trình thủy điện
quan trọng này.

19


+ Tài nguyên động vật
Tài nguyên động vật trên lưu vực và vùng dự án theo nghiên cứu của

Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật là khá phong phú về thành phần và số
lượng. Các loài, họ đông đảo gồm loài : Dơi muỗi (Vespertilionidae), khỉ mặt
đỏ (Cacajao calvus), mèo rừng (Felis silvestris), lợn rừng (Sus scrofa), các
loài sóc (Sciuridae)…Các loài chim như : Vẹt (Psittacoidea), bói cá
(Cerylidae), gõ kiến (Picidae), sáo (Sturnidae), quạ(Corvidae)…Các loài bò
sát như : Tắc kè (Gekko gecko), kỳ nhông (Iguana), kỳ đà (Varanidae), rắn
(cylinder), cóc (Bufonidae), ếch nhái (Archaeobatrachia)…Nhìn chung số
lượng và thành phần loài động vật trên lưu vực trong lịch sử khá phong phú
nhưng do nạn săn bắn và ảnh hưởng của việc phá rừng nên hiện nay thành
phần và số lượng các loài đã giảm mạnh, có loài đã biến mất hoàn toàn. Các
loài có giá trị kinh tế, bị khai thác mạnh chỉ phân bố hạn chế ở một số khu
vực còn rừng trên đỉnh núi cao [6].

20


×