Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

nghiên cứu lí luận và thực tiễn kỹ năng khắc phục và phòng tránh tai nạn thương tích của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.7 KB, 33 trang )

MỤC LỤC


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Đại học Sư phạm Hà Nội

: ĐHSPHN

Tai nạn thương tích

: TNTT

Sinh viên

: SV

Câu lạc bộ

: CLB

Nhà xuất bản

: NXB


KỸ NĂNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
ĐỐI VỚI SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Sinh viên nghiên cứu:

Phạm Tiến Lợi – Lớp K64B
Bùi Thị Linh – Lớp K65B


Đinh Thị Phương Thảo – Lớp K65B

Email:



Điện thoại:

01675290661

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Thiếu tá Trần Ngọc Ngân

Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu lí luận và thực tiễn kỹ năng khắc phục và phòng
tránh tai nạ thương tích của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từ khóa: Kỹ năng, khắc phục, phòng tránh, tai nạn thương tích.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển đòi hỏi mỗi chúng ta phải không
ngừng nâng cao, hoàn thiện về mặt kiến thức và các kỹ năng cơ bản cần thiết phục vụ
cho học tập, cho công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Đối với sinh viên – những người trẻ đang chuẩn bị hành trang bước vào đời thì
việc trau dồi kĩ năng sống là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là các kỹ năng phải đối phó
với tình huống bất ngờ, đòi hỏi cách xử trí nhạy bén như kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu,
kỹ năng khắc phục hậu quả tai nạn thông thường… Thực tế những kỹ năng này còn
yếu và hạn chế đối với SV các trường đại học nói chung, đặc biệt là sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng.
Ngoài việc tự giải quyết cho bản thân khi gặp phải tai nạn thông thường thì giáo
viên còn phải ứng xử nhanh nhạy trước những tình huống tai nạn thương tích học đường
và khắc phục những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đây là vấn đề quan trọng và đáng được

quan tâm nhưng không phải sinh viên nào cũng hiểu và nắm vững nội dung này.
Vì những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Kỹ năng khắc phụcvà phòng
tránh tai n thương tíchđối với sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội”


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu của đề tài
- Nhằm phân tích thực trạng TNTT của SV trường ĐHSPHN.
- Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa việc nâng cao kỹ năng khắc phục TNTT.
- Nhằm đề xuất các biện pháp, hướng giải quyết để nâng cao kỹ năng khắc phục
TNTT đối với SV.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung đề tài
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp toán học thống kê.
3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được
3.1. Một số khái niệm
- Kỹ năng: Khả năng vân dụng những kiến thức (khái niệm, cách thức, phương
pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới. (Dương Diệu Hoa (2008) Giáo trình Tâm lý
học Phát triển, NXB Đại học Sư phạm)
- Khắc phục: Làm mất đi những cái chưa tốt, khuyết điểm, gây tác hại xấu.
(Trần Văn Chánh (1999) Từ điển Hán Việt, NXB Trẻ)
- Phòng tránh: Những hoạt động ngăn trước, không để cái xấu xảy ra.(Trần
Văn Chánh (1999) Từ điển Hán Việt, NXB Trẻ)
- Tai nạn thương tích: Tai nạn thương tích là những tổn thương trên cơ thể
người do tác động của những năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện hóa học, phóng
xạ…) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của cơ thể người.(Nguyễn Võ
Kỳ Anh (2012) Cẩm nang y tế học đường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)

3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức khỏe
Việc nghiên cứu, khai thác những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận
dụng vào những hoạt động thực tiễn của sự ngiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước
ta trong điều kiện hiện nay là việc làm quan trọng và cần thiết.
Trên cương vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có nhiều cống hiến vĩ đại trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đảng, của nhà nước và
nhân dân ta để giải phóng đất nước, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, phát triển


đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội… Với lĩnh vực y tế và sức khỏe, Người
cũng đã để lại cho chúng ta những tư tưởng, quan điểm vô cùng sâu sắc, phong phú, có
ý nghĩa định hướng cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe con người, coi đây là
một nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách
mạng. Người chỉ rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần sức khỏe mới thành công”. Người nói: “Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước
yếu ớt, dân cường thì nước mạnh”. Trong thời kỳ lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Sức
khỏe của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và
sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.
Điều này nói lên rằng Bác Hồ của chúng ta đã đánh giá rất cao vai trò của sức khỏe.
Quan niệm về sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm sự lành mạnh cả về
thể xác lẫn tinh thần. Người định nghĩa: “Ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu
thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Nội dung của định nghĩa này hoàn toàn
thống nhất với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới trong Tuyên ngôn
Alma Ata năm 1978: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn, về thể
xác, về xã hội”. Như vậy trước Tuyên ngôn Alma Ata gần nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có một quan niệm rất chính xác về sức khỏe. Khi đưa ra khái niệm này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cận đến tinh thần Mác xít về con người, bản chất của con
người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội; vì vậy việc chăm lo sức

khỏe cho con người phải bằng cả biện pháp vật chất và biện pháp tinh thần. Người nói:
“Làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui
mạnh hơn”. Trong thư gửi Hội nghị Quân y, Bác Hồ đã nói: “Người thầy thuốc chẳng
những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm
yếu”.
3.3. Các yếu tốgây tai nạn thương tích
Các yếu tốgây TNTT có thể chia thành ba nhóm:
3.3.1. Yếu tố xã hội
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế mà mỗi vùng, mỗi quốc gia có những đặc điểm
về yếu tố nguy cơ gây TNTT khác nhau. Trước đây các TNTT thường được đề cập tới
ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng hiện nay TNTTcác nước đang phát triển
được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự gia tăng cơ giới hóa giao thông, sự đô thị


hóa và sự thay đổi công nghệ ở các dẫn tới sựgia tăng tình trạng TNTT ở các nước
này. Ở những nước điều kiện kinh tế còn thấp thường dễ bị một nguy cơ TNTT do lửa,
đánh nhau…
3.3.2. Yếu tố con người
Tai nạn thương tích thường phụ thuộc vào các yếu tố: giới tính, tuổi tác, nhận
thức hành vi, tình trạng sức khỏe, sử dụng rượu và các chất kính thích.
3.3.3. Yếu tố môi trường
- Môi trường vật chất:
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trong nhà (ổ cắm điện, cầu dao, dao kéo,
thuốc trừ sâu… để gần tầm với của trẻ em)
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường học (bàn ghế hư hỏng không sửa
chữa kịp thời, ngộ độc do ăn bếp ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngã do
đùa nghịch,..)
+Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở cộng đồng (nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng
đường giao thông không đảm bảo...)
- Môi trường phi vật chất:

+Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.
+Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra giám sát việc
thực hiện, chưa có các biện pháp phạt rõ ràng.
+Giáo dục về an toàn còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi
người về phòng chống TNTT còn hạn chế.
Tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu. Mô hình bệnh tật ở
các nước đang phát triển trước đây chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm, nay đã chuyển dịch
thành các bệnh không lây nhiễm và chấn thương. Tuy nhiên mỗi khu vực, mỗi quốc gia
có các yếu tố nguy cơ đặc thù vì vậy cũng có các mô hình TNTT đặc thù. Do đó, các
chương trình can thiệp phòng chống TNTT sẽ được thiết kế cho phù hợp với từng khu
vực, từng quốc gia.
3.4. Phân loại tai nạn thương tích
Có thể phân loại TNTT theo 2 loại: TNTT có chủ định và TNTT không có chủ
định hoặc phân loại TNTT theo nguyên nhân.
Theo phân loại tai nạn theo nguyên nhân có 7 tai nạn sau:
3.4.1. Tai nạn thương tích do bỏng
- Bỏng là một tai nạn rất nguy hiểm đối với nạn nhân. Không những bỏng gây
ra đau đớn, việc chữa trị phức tạp, lâu dài, tốn kém mà còn gây tử vong cho nạn nhân
hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ hoặc da, gây tàn phế suốt đời.
- Nguyên nhân gây bỏng do:
+ Bỏng nhiệt ướt
+ Bỏng nhiệt khô
+ Bỏng hóa chất


+ Bỏng do điện giật, sét đánh
3.4.2. Tai nạn thương tích do vật sắc nhọn
- Thương tích do vật sắc nhọn gây ra thường là vết thương phần mềm, không
kèm theo hiện tượng gãy xương, vết thương nhẹ có thể chỉ đứt tay chân, chảy máu,
nặng có thể gây thủng các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan, lách, ruột… nếu không

kịp thời xử trí tại chỗ vết thương sẽ bị nhiễm trùng, bị uốn ván, có thể dẫn đến tử vong.
- Có thể gặp thương tích do vật sắc nhọn trong các trường hợp sau:
+ Nạn nhân vô tình dẫm, chạn phải các vật sắc nhọn như: đinh, mảnh thủy tinh,
mảnh sành, kéo.
+ Chơi các đồ chơi sắc nhọn.
3.4.3. Tai nạn đuối nước
- Đuối nước (còn gọi là chết đuối) là hiện tượng đường thở bị ngăn cản do nước
hoặc các chất dịch tràn vào, gây ra ngạt thở do thiếu ô-xi hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong
nếu không kịp thời kéo ra khỏi nước và tiến hành sơ cấp cứu.
- Nguyên nhân đuối nước
+ Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố
nguy cơ và kĩ năng phòng tránh đuối nước, nên đã không lường trước được những
nguy hiểm đang rình rập quanh mình, dẫn đến chuyện đáng tiếc xảy ra.
+ Do tai nạn chìm xuồng, chìm đò mà trẻ em và người đi lại không được trang
bị áo phao…
+ Do các quy định về an toàn chưa chặt chẽ, kinh phí về phòng chống tai nạn
đuối nước rất thấp…
+ Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như:Sông, hồ, ao, suối, kênh rạch
không có biển báo nguy hiểm, rào chắn…
3.4.4. Tai nạn thương tích do dị vật rơi vào cơ thể
- Dị vật rơi vào cơ thể qua nhiều đường như: mắt, mũi, họng, tai… có thể gây
nên nhiều tai biến cho con người, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Dị vật rơi vào mắt do trong quá trình lao động, sinh hoạt, vui chơi… bị dị vật
đột nhiên bắn vào mắt (hạt thóc, cát, bụi, đất, bùn…). Nếu không được lấy ra kịp thời
dễ gây biến chứng, có thể mù lòa.
- Dị vật rơi vào do hóc, nghẹn thức ăn hoặc các dị vật (xương, hạt na, đồng xu,
cúc áo, hòn bi, kim băng, ngòi bút, nắp bút…). Tai nạn thường xảy ra khi nạn nhân
vừa ăn hoặc ngậm dị vật vừa chạy nhảy, cười đùa.
3.4.5. Tai nạn thương tích do động vật cắn, húc, đốt
- Nguyên nhân

+ Do tò mò đụng vào tổ ong, chui vào bụi rậm dẫm phải rắn, rết, bò cạp…
+ Vô tình bị chó đẻ hoặc chó bị dại cắn.
+ Do nhà ở, lớp học ẩm thấp, nhiều cây cối, không phát quang nên rắn rết, bò


cạp… bò vào nhà, giường ngủ.
+ Tai nạn do rắn cắn thường hay xảy ra vào lúc nhá nhem tối, ở những nơi cây cối
rậm rạp, nhất là ở những vùng ngập nước, rắn thường bò lên những đồi cao.
3.4.6. Tai nạn thương tích do sét đánh
- Sét đánh là hiện tượng phóng điện từ trên những đám mây tích điện xuống
đất với cường độ điện rất cao gây ra cháy, nổ, chết người. Sét thường đánh xuống các
cây cao, cột cao (cột điện cao thế), nhà tầng… hoặc vùng đất cỏ mỏ kim loại bên dưới.
3.4.7. Tai nạn thương tích do ngã
- Khái niệm: Ngã là những trường hợp TNTT do bị ngã, rơi từ trên cao hoặc
ngã trên cùng một mặt phẳng
- Nguyên nhân:
+ Do chạy nhảy nô đùa, xô đẩy nhau ngã.
+ Do tập đi xe đạp xa máy hoặc do va quệt vào xe đạp, xe máy, bám đuôi ô tô.
+ Ngã từ trên cao xuống do trèo cây hái quả, trèo tường, trèo cột điện, cầu
thang, ban công.
+ Do nền nhà, đường đi trơn trượt, mấp mô, gồ ghề, thiếu ánh sáng.
+ Do các vật dụng sắp xếp không hợp lí.
+ Ngã từ trên đồi núi cao xuống.
+ Ngã do tai nạn giao thông.
3.5. Thực trạng vềtai nạn thương tích của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
3.5.1. Sự hiểu biết và ảnh hưởng của tai nạn thương tích
a) Hiểu biết của SV về TNTT
- Phỏng vấn sâu 6 SV ở mỗi khoa thuộc đối tượng nghiên cứu, khi đặt câu hỏi :
“Bạn hiểu thế nào là TNTT?”, chúng tôi thu được đa số kết quả các SV còn mơ hồ và

chưa hiểu rõ về khái niệm thế nào là TNTT. Đặc biệt là SV đều biết TNTT nguy hiểm và
ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân nhưng lại chưa quan tâm sâu sắc với vấn đề này.
b) Tần xuất gặp phải TNTT
- Để tìm hiểu về tần xuất và mức độ nghiêm trọng của TNTT chúng tôi đã điều
tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 250 SV năm 2 các khoa: Giáo dục mầm non,
Giáo dục tiểu học, Giáo dục quốc phòng, Sinh học, Hóa học, Giáo dục thể chất. Kết
quả thu được như sau:
Biểu đồ 1: Tần suất gặp phải các tai nạn thương tích
Qua phân tích biểu đồ trên ta thấy: Việc gặp phải các TNTT thì thỉnh thoảng
chiếm tần suất cao nhất, còn mức độ thương xuyên là ít nhất. Việc chưa bao giờ gặp
phải TNTT cũng chiếm tỉ lệ khá ít. Điều này cho thấy rằng TNTT là tai nạn phổ biến
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Và dù ít hay nhiều thì đa phần chúng ta cũng
từng gặp phải.


c) Mức độ nguy hiểm của TNTT đối với SV
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của TNTT chúng ta hãy theo dõi biểu đồ sau:
Biếu đồ 2: Mức độ nguy hiểm của tai nạn thương tích
Phân tích 2 biểu đồ trên ta thấy TNTT ngoài việc phổ biến trong cuộc sống thì
chúng còn đem lại những hậu quả nguy hiểm đến con người. Từ đó đặt ra vấn đề cấp
thiết cần phải biết những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu hậu quả của các tai nạn
này.


3.5.2. Kỹ năng khắc phục và phòng tránh hậu quả các tai nạn thương tích
a)
Hiểu biết về kỹ năng khắc phục hậu quả TNTT
Biểu đồ 3: Hiểu biết về kỹ năng khắc phục hậu quả tai nạn thương tích
Khi khảo sát 250 SV về việc các bạn có biết các kỹ năng khắc phục TNTT
không? Biểu đồ trên là kết quả chúng tôi thu được: Có đến 58.4% SV không biết và

chỉ có 9.2% SV khẳng định mình biết nhiều về các kĩ năng này. Tuy nhiên cũng có 81
trên tổng số 250 người (tức 32.4 %) thấy rằng mình có biết chút ít về kỹ năng này.
b) Mức độ tự tin khi sơ cấp cứu nạn nhân
Biểu đồ 4: Thái độ tự tin khi sơ cấp cứu nạn nhân
Khi trả lời câu hỏi: “Là một giáo viên tương lai bạn khi thấy người bị nạn bạn
có tự tin sơ cấp cứu cho nạn nhân hay không?”, chúng tôi đã thu được kết quả sau: 139
SV tự tin với khả năng sơ cấp cứu của mình chiếm 52.7%; 119 SV không tự tin với
khả năng sơ cấp cứu của mình chiếm 47.6%.
Từ đó ta có thể thấy hơn một nửa SV có thái độ tự tin và tin vào khả năng sơ
cấp cứu của mình.
3.5.3. Tinh thần của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng phòng tránh tai
nạn thương tích
a) Tinh thần tham gia tập huấn
Tinh thần sẵn sàng tham gia tập huấn được biểu hiện thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 5: Tinh thần khi tham gia tập huấn kĩ năng


Biểu đồ trên cho ta thấy rất đông các bạn SV đã nhận thức được tầm quan trọng
của kỹ năng khắc phục và giảm thiểu hậu quả do TNTT. Cụ thể có 196 SV đồng ý
tham gia tập huấn chiếm 78.4%.


b)

Tinh thần tham gia đội tuyên truyền

Biểu đồ 6: Tinh thần tham gia đội tuyên truyền phòng tránh và khắc phục
tai nạn thương tích
Ngoài việc muốn trang bị kỹ năng cho bản thân, 150 bạn SV chiếm 60% còn muốn

chia sẻ những kỹ năng mình học tập, rèn luyện được cho các bạn khác. Có 21.6% SV muốn
tham gia và 18.4% SV không muốn tham gia.
3.6 Một số biện pháp nhằm khắc phục và phòng tránh hậu quả tai nạn
thương tích cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3.6.1. Tuyên truyền cho sinh viên kiến thức về tai nạn thương tích
Thành lập một CLB: “Sinh viên tuyên truyền kiến thức và kĩ năng phòng
chống, khắc phục TNTT”.
a) Mục đích
- Nhằm trang bị cho từng cá nhân kiến thức, kỹ năng khắc phục và phòng
chống TNTT.
- Giúp giảm thiểu sự cố và hậu quả của TNTT trong sinh hoạt, học tập.
b) Đối tượng tham gia
- Tất cả những SV trong trường ĐHSPHN có niềm đam mê tình nguyện và
ham học hỏi các thông tin liên quan sức khỏe và các kĩ năng cơ bản để bảo vệ sức
khỏe như cơ cấp cứu ban đầu, cách cầm máu, băng bó vết thương,….
c) Cơ cấu tổ chức
- Đứng đầu CLB là ban chủ nhiệm bao gồm 9 thành viên:
+ 1 chủ nhiệm
+ 2 phó chủ nhiệm
+ 6 ủy viên


+
+
+

Cơ cấu dọc
Câu lạc bộ được chia làm 6 đội: đội 1, đội 2, đội 3, đội 4, đội 5, đội 6.
Mỗi đội đặt tên riêng cùng với slogan của đội.
Cơ cấu ngang

Câu lạc bộ được chia làm 6 ban: ban nhân sự, ban chuyên môn, ban văn nghệ

sự kiện, ban công tác tình nguyện, ban đối ngoại.
d) Nhiệm vụ cụ thể của đội theo ban
Ban nhân sự:
- Phụ trách nhân sự của tất cả các hoạt dộng và công trình của CLB
- Các đội trưởng đội phó tìm kiếm, phát hiện và đề xuất nhân sự cho các ban,
tổ đội trong CLB
- Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ các thành viên trong CLB trong cuộc sống,
học tập, công tác.
* Ban chuyên môn:
- Là ban chuyên môn đặc thù của CLB, gồm 3 mảng: phòng chống TNTT,
khắc phục TNTT, nghiên cứu thực tế
* Ban văn nghệ sự kiện:
- Tổ chức các sự kiện, chương trình để đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
* Ban công tác tình nguyện:
- Phụ trách tìm địa điểm và tổ chức các chương trình tình nguyện cho CLB
* Ban đối ngoại:
- Phụ trách công việc liên kết với các CLB, các tổ chức khác để cùng tuyên
truyền sâu rộng về TNTT như đội SV tự quản, CLB máu, đội thanh niên xung kích,….
* Ban truyền thông:
- Lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch truyền thông
- Thông báo các hoạt động, sự kiện của CLB tới các thành viên trong CLB
- Cầu nối giữa các thành viên trong CLB và tổ chức các hoạt động gắn bó
thành viên.
- Có sự gắn kết ngay từ bên trong đến các thành viên bên ngoài CLB, tạo nên
công tác tuyên truyền mạnh mẽ, xây dựng 1 CLB phát triển và vũng mạnh.
e) Liên kết hoạt động với các tổ chức khác
* Đội SV tự quản
- Trường ĐHSPHN có hơn 8000 SV mà có đến hơn ¼ SV hiện đang sống nội

trú tại kí túc xá ĐHSPHN. Tại đây, chủ yếu các SV đều sống xa gia đình, đặc biệt là có
cả SV thuộc các dân tộc thiểu số và du học sinh nước ngoài. Và sống trong môi trường
tập thể đông đúc như vậy thì việc cần trao đổi hiểu biết, kĩ năng cá nhân tự chăm lo
được cho sức khỏe bản thân.
- Nhờ vào việc phát thanh hàng tuần của đội SV tự quản để đưa các thông tin,
kiến thức về TNTT cho SV, đặc biệt là SV nội trú.


- Sử dụng không gian bảng tin trong kí túc xá, có thể dùng tranh ảnh, các
thông báo mang tính sáng tạo để đưa toàn bộ thông tin mà CLB muốn truyền tải.
- Liên kết cùng các thành viên trong đội SV tự quản để tuyên truyền các kiến
thức, kĩ năng khắc phục và phòng tránh TNTT nhưng trước hết cần chuẩn bị cho mọi
thành viên trong đội tự quản đầy đủ kiến thức và kĩ năng về TNTT.
* Câu lạc bộ truyền thông
- Dựa vào khả năng quảng cáo, viết bài và sử dụng internet thành thạo của
CLB khi kết hợp với CLB truyền thông sẽ giúp nhưng thông báo hoạt động, sự kiện
của CLB tới SV thông qua internet.
- Học hỏi từ CLB truyền thông để trao dổi các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng
quảng cáo, kĩ năng sử dụng các phần mềm photoshop, proshow gold, khả năng viết bài,
sử dung thành thạo internet để đẩy mạnh công tác cho ban truyền thông. Giúp nâng cao
sự tự tin, sáng tạo qua các slide, video… Tạo nên hướng hoạt động cho ban truyền
thông.
* Câu lạc bộ máu
- Truyền đạt cho các CLB kiến thức và kĩ năng phòng chống, khắc phục
TNTT để kết hợp tạo ra nhiều hoạt động, tổ chức cung cấp mọi hiểu biết về TNTT đến
SV.
f) Lập Web/page tuyên truyền và giải đáp trực tuyến về TNTT
- Thiết kế web/page liên kết với trang web nhà trường, tạo liên hệ với sinh
trong nhà trường.
- Nội dung hoạt động:

+ Đăng tải bài viết phổ biến về TNTT.
+ Tìm kiếm chia sẻ về các hình ảnh, video thực tế về TNTTvà khắc phục TNTT.
+ Sẵn sàng và liên tục trả lời, giải đáp thắc mắc về TNTT.
+ Cập nhật thông tin CLB.
+ Sử dụng các bài khảo sát trực tuyến để đánh giá mức độ hiểu biết của SV.
- Phương thức hoạt động cụ thể:
+ Đứng đầu là quản trị viên có nhiệm vụ thành lập web, quản lí chung, thiết kế,
trực tiếp chỉ đạo các bộ phận, phe duyệt bài viết và đăng bài.
+ Phó quản trị viên hỗ trợ cho quản trị viên, tổng hợp bài viết, quản lí thành
viên và giám sát hoạt động.
+ Các trưởng ban phụ trách việc tìm kiếm, chọn lựa bài viết, viết bài, thu hoạch
thực tế và gửi bài.
+ Các thành viên khác hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, quản lí các hoạt động khác.
3.6.2. Bảo đảm an toàn trong học tập, sinh hoạt cho sinh viên
a) Trong học tập


* Môn giáo dục thể thất
Tập luyện thể dục, thể thao rèn luyện thân thể là 1 phàn phòng bệnh tích cực,
không những tránh được những yếu tố gây bệnh mà còn chủ động rèn luyện để thích
ứng chịu đựng quen với những yếu tố đó, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể, tăng
cường sức khỏe và tuổi thọ. Với những mặt lợi ích to lớn như thế nhưng khi thể dịch
thể thao không đảm bảo đúng quy tắc và thứ tự quy trình sẽ dẫn đến những mặt hại
như chấn thương, mệt mỏi và các tai nạn không đáng có với nhiều mức độ năng nhẹ
khác nhau dẫn đến phá hoại sức khỏe. Chính vì vậy, trong giờ học tập thể dục thể thao
cần thực hiện các phương pháp sau:
+ Trước khi tập phải kiểm tra dụng cụ sân bãi, đảm bảo an toàn.
+ Khi tiếp hành tập cần chú ý phải khởi động kĩ trước khi tập luyện. Khởi động
bằng những động tác nhẹ nhàng như : đi bộ, chạy, nhảy, múa, các bài tập cơ bản phát
triển chung, trò chơi vận động đơn giản để giúp cơ thể thích ứng dần với lượng vận

động cao trong phần cơ bản, chuần bị tốt chức năng của hệ thần kinh, tăng cườngkhả
năng linh hoạt khớp, làm nóng cơ, hạn chế những chấn thương như trẹo chân, bong
gân, chuột rút, sai khớp… có thể xảy ra.
+ Tập luyện nội dung chính trong quá trình tập luyện, không được để cơ thể bị
nhiễm lạnh, về mùa lạnh cần giữ đến mức tối đa độ ấm đã có được nhờ hiệu quả của
khởi động. Chúng ta phải lắng nghe và cảm nhận những phản ứng của cơ thể đối với
thể loại bài tập và cường độ tập luyện để có sự điều chỉnh hợp lý, không nên tập quá
nhiều sẽ dẫn tới sự quá căng thẳng cho các cơ quan vận động và dẫn tới tình trạng tiền
bệnh lý hoặc bệnh lý, nhưng tập quá ít thì hiệu quả mang lại không đáng kể.
+ Kết thúc buổi tập: Cũng giống như khi mới bắt đầu tập luyện, khi kết thúc
chúng ta phải giảm dần cường độ vận động bằng những động tác nhẹ nhàng để chuyển
cơ thể từ trạng thái hoạt động vận động cao dần sang trạng thái nghỉ. Không nên ngồi
hay nằm xuống nghỉ một cách đột ngột có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nhịp tim do
lượng adrenalin trong máu cao. Cho nên cần đi lại, tập những động tác thả lỏng nhẹ
nhàng và thả duỗi cơ, kết hợp với xoa bóp hồi phục chức năng của các nhóm cơ hoạt
động căng thẳng và cột sống
 Sinh viên cần có kiến thức thông thường về y học cơ bản để tự kiểm tra theo
dõi sức khỏe của mình khi tham gia hoạt động thể dục thể thao.
* Môn hóa học


Hóa học là bộ môn hết sức thú vị, lôi cuốn bởi những phản ứng hóa học gây nhiều
hứng thú đối với SV. Tuy nhiên, khi học tập đặc biệt là khi tham gia thực hành các thí
nghiệm hóa học nếu không có sự quản lí chặt chẽ từ giáo viên hoặc khí nhầm lẫn chất,
hiểu chưa sâu về các chất hóa học sẽ gây ra những phản ứng nguy hiểm như cháy nổ, bắn
chất lên cơ thể, tạo chất độc hại… gây ra các TNTT cho người xung quanh. Vì vậy , để
bảo đảm an toàn khi thực hành hóa học cần nắm vững những quy định sau:
+ Cần nắm vững kiến thức lí thuyết về các chất hóa học.
+ Tuân thủ các quy định vật lí trước khi thực hành thí nghiệm.
+ Thực hiện các thao tác thí nghiệm đúng quy trình.

+ Tuân thủ theo các hướng dẫn, quy tắc quy định của giáo viên.
+ Các chất hóa học cần được bảo quản đúng cách và được gắn nhãn mác đúng
để không bị nhầm lẫn.
+ Hoạch định cụ thể về mặt lí thuyết và dự kiến kết quả trước khi thực hành để
tránh mắt kiểm soát phản ứng và có xử lí kịp thời.
+ Sau khi thí nghiệm, các chất hóa học không thể tái sử dụng cần được xử lí
đúng quy trình.
+ Vật dụng thí nghiệm cần cọ rửa đúng cách và bảo quản cẩn thận.
* Môn Giáo dục quốc phòng.
Là bộ môn trang bị cho SV tinh thần yêu nước và kiến thức, kĩ năng về khả
năng tự vệ cũng như chiến đấu. Môn học huấn luyện sử dụng nhiều loại vũ khí, trang
bị vì vậy để đảm bảo an toàn cần thực hiện các quy định sau:
+ Kiểm tra kĩ sân tập, bãi tập, thao trường, trước khi học tập, tránh để lại dị vật,
vật cứng, vật nhọn.
+ Khám súng, kiểm tra trang bị vật chất kĩ trước khi học tập, đặc biệt là súng,
không để sót đạn.
+ Mang mặc trang phục đúng quy định, đảm bảo hoạt động thoải mái.
+ Quá trình học tập phải tuân thủ quy tắc học tập trên thao trường
+ Không hướng súng vào phía có người.
+ Nắm vững lí thuyết, kĩ năng để không xảy ra sự cố.
+ Kiểm soát vũ khí trang bị đầy đủ, không để thất lạc.
* Môn chung
+ Quan sát kĩ môi trường học tập, đảm bảo vật chất ổn định.
+ Kiểm tra thiết bị điện chắc chắn hoạt động bình thường, nếu có vấn đề cần
báo cáo ngay cho quản lí.
+ Kiểm soát tâm lí học đường để không xảy ra xô sát, đánh nhau.
b) Trong sinh hoạt


* Trong giao thông

Tai nạn giao thông luôn là hiểm họa khó lường, đe dọa tính mạng của tất cả mọi
người. Hiện tại mỗi ngày Việt Nam có gần 30 người tử vong và 60 người bị thương do
tai nạn giao thông. Vấn đề đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đã trở thành mối
quan tâm chung của xã hội. Chính vì thế để đảm bảo an toàn giao thông nên thực hiện
10 nguyên tắc vàng sau:
- Hãy luôn thắt dây an toàn khi lên xe
- Tuân thủ nghiêm ngặt các biển báo giao thông trên đường.
- Đi đúng tốc độ cho phép
- Kiểm tra lốp định kỳ
- Luôn tỉnh táo khi lái xe
- Hãy bảo vệ trẻ cem khi lái xe
- Dừng xe lại khi mệt mỏi
- Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy xe đạp
- Luôn ân cần và lịch sự khi tham gia giao thông
* Trong an toàn thực phẩm
- Bếp ăn được bố trí đảm bảo không nhiễm chéo giữa các thực phẩm chưa qua
chế biến và các thực phẩm đã chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kĩ thuật phục vụ chế biến.
- Nhà ăn thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp
ngăn ngừa động vật gây hại.
- có thiết bị bảo quản thực phẩm, rửa tay và thu dọn chất thải thường xuyên.
- Dụng cụ nấu nướng đảm bảo vệ sinh.
- Thực phẩm chế biến đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
- Sử dụng thực phẩm nguyên liệu rõ nguồn gốc đảm bảo an toàn.
* Trong môi trường
- Xử lí dọn dẹp sạch sẽ xung quanh khu vực sống tránh nguồn bệnh và các sinh
vật lan truyền bệnh.
- Chất thải lỏng và chất thải khí cần được xử lí trước khi xả thải.
- Cống rãnh ở khu vực nhà ở, phòng ở phải đảm bảo thông thoát, không ứ đọng.
- Có dụng cụ thu gom chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

3.3.3. Chương trình tập huấn, kiểm tra các kỹ năng khắc phục và phòng
tránh hậu quả tai nạn thương tích
a) Vai trò của trạm y tế trường ĐHSPHNtrong chương trình tập huấn, kiểm


tra, đánh giá kỹ năng khắc phục và phòng tránh hậu quả TNTT
Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao gồm
một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ
học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt
động sống của lứa tuổi học đường.
Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên
cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó
xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn
diện. Y tế trường học có các vai trò sau:
Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học:
- Vệ sinh môi trường trường học (bao gồm vệ sinh quy hoạch, xây dựng
trường, vệ sinh phòng học, phòng thí nghiệm, vệ sinh môi trường: các công trình vệ
sinh, cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải).
- Vệ sinh chế độ học tập, lao động và sinh hoạt tại nhà trường (thời khoá biểu
trong ngày, trong tuần, thời gian và gánh nặng thực hành lao động trong nhà trường)
- Vệ sinh trang thiết bị và đồ dùng học tập (vệ sinh học cụ, bàn ghế, bảng và
đồ dùng học tập).
- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (vệ sinh nhà ăn, chế độ dinh
dưỡng trong nhà trường).
Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học
- Khám và điều trị một số bệnh thông thường: cảm cúm, đau bụng, đau đầu,
tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da…
- Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu. Nhằm xử lý ngay tại chỗ sớm nhất các tai nạn,
các biến chứng do tai nạn gây ra như: chảy máu, gẫy xương, bong gân, sai khớp,

ngừng tim, ngừng thở, điện giật, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, dị vật rơi vào
mắt, dị ứng, động kinh…
- Khám sức khoẻ định kỳ và phân loại sức khoẻ học sinh.
- Quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh
Triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và TNTT trong trường học
- Phòng chống các bệnh truyền nhiễm


+ Bệnh truyền qua đường hô hấp (lao, cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, sốt ban, thuỷ
đậu, đau mắt đỏ, quai bị, viêm màng não, SARS, H5N1).
+ Bệnh truyền qua đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp,
giun sán, viêm gan siêu virus A).
+ Bệnh truyền qua đường máu ( sốt Dangue và sốt xuất huyết dangue, viêm não
Nhật bản, viêm gan B, sốt vàng; dịch hạch, sốt rét, giun chỉ).
+ Bệnh truyền qua da và niêm mạc (uốn ván, than, lậu cầu, giang mai,
leptospira, dại, mắt hột, HIV/AIDS).
- Phòng chống bệnh tật học đường (cong vẹo cột sống, cận thị).
- Phòng chống tai nạn, thương tích.
- Chương trình chăm sóc sức khoẻ trơng trường học (chăm sóc răng miệng,
phòng chống lao, phòng chống sốt rét, phòng chống mắt hột...).
- Giáo dục sức khoẻ

+ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh.
+ Nâng cao hiểu biết và kỹ năng phòng chống bệnh tật.
+ Giáo dục giới tính.
- Trạm y tế - Trường ĐHSPHN được xây dựng từ ngay khi Trường ĐHSPHN
được thành lập, tiền thân chỉ là một tổ y tế với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán
bộ, giảng viên và các học viên của nhà trường.
- Hiện tại trạm y tế có 11 cán bộ nhân viên, trong đó có: 3 bác sĩ, 2 y sĩ, 6 y tá.
- Với đội ngũ cán bộ nhân viên như trên, trạm y tế đã đảm nhiệm hàng loạt

nhiệm vụ mà nhà trường giao cho, trong đó có công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ
công nhân viên và học sinh, SV, học viên trong toàn trường.
- Đảm nhiệm tốt chức năng y tế trường học, đồng thời thấy được tầm quan
trọng trong việc phòng chống TNTT, trạm y tế trường ĐHSPHN là cơ quan tổ chức
các buổi tập huấn, luyện tập, kiểm tra các kỹ năng khắc phục và phòng tránh hậu quả
do TNTT gây ra.
b) Chương trình tập huấn, kiểm tra, đánh giá các kỹ năng phòng tránh và khắc
phụchậu quả của TNTT
* Chương trình tập huấn, luyện tập các kỹ năng phòng tránh và khắc phụcTNTT


- Người tổ chức: Trạm y tế trường ĐHSPHN, Đoàn Thanh niên – Hội SV
trường ĐHSPHN phối hợp tổ chức.
- Thời gian tổ chức: Trong ngày 20 tháng 2 hàng năm.
+ Sáng 20/2: Tập huấn kỹ năng phòng tránh và giảm thiểu hậu quả của TNTT
+Chiều 20/2: Luyện tập kỹ năng giảm thiểu và phòng tránh TNTT
- Đối tượng tham gia: Sinh viên, đoàn viên các khoa, CLB, SV sinh hoạt trong
kí túc xá.
- Hình thức tiến hành:
Buổi sáng ngày 20/2:
+ Cán bộ y tế: Thuyết trình, đàm thoại, giải đáp thắc mắc
+ Sinh viên tham gia: Lắng nghe, đặt câu hỏi, nêu khó khăn, thắc mắc về việc
thực hiện các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh TNTT.
+ Sau khi thảo luận, trao đổi, cán bộ y tế tổng kết những kiến thức về kỹ năng
khắc phục và phòng tránh hậu quả của TNTT. Từ đó rút ra kết luận về mức độ nguy
hiểm của TNTT và các biện pháp khắc phục chúng.
Buổi chiều ngày 20/2:
+ Trên cơ sở trao đổi thông tin buổi sáng ngày 20/2, cán bộ y tế phổ biến cách
xử trí đối với từng loại TNTT:
Xử trí TNTT do bỏng

Nếu nạn nhân bất tỉnh cần làm hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt. Nếu tỉnh táo
cần thực hiện các bước sau đây:
- Loại bỏ ngay tiếp xúc cơ thể với tác nhân gây bỏng (nếu bị bỏng do nước sôi
phải cởi bỏ quần áo ngay)
- Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang
chảy trong vòng 20 phút (không dùng nước đá)
- Ủ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân uống nước, cháo loãng, súp, oresol.
- Không làm vỡ, làm trợt các nốt phồng rộp.
- Tuyết đối không bôi bất cứ chất gì lên vết bỏng khi chửa rửa sạch và có sự
hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Băng nhẹ để bảo vệ vết bỏng bằng băng sạch. Có thể dùng khăn mặt, khăn
tay, vải màn sạch phủ lên vết bỏng.


- Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế nếu thấy những dấu hiệu nguy hiểm sớm
như: bỏng nặng sâu, diện tích bỏng rộng hơn một bàn tay nạn nhân hoặc ở các vị trí
nguy hiểm (bỏng ở vùng cổ, mặt và bộ phận sinh dục).
- Khi quần áo bị bén lửa: tuyệt đối không chạy, phải lập tức dừng lại, nằm
xuống, hai tay che mặt và lăn tròn trên đất cho đến khi lửa tắt
- Thoát ra khỏi đám cháy: dừng mọi việc ngay, lấy khăn mặt ướt phủ lên mồm,
mũi và bò dưới làn khói để ra ngoài.
- Khi thấy đám cháy: khẩn trương gọi lực lượng cứu hỏa.
- Khi thấy diêm và bật lửa: để chúng lên cao, không sử dụng.
- Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang
cháy trong vòng 20 phút (không dùng nước đá).
Xử trí TNTT do vật sắc nhọn
- Trước hết người sơ cứu nạn nhân phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
- Rửa vết thương của nạn nhân bằng nước sạch, tốt nhất là nước đun sôi để
nguội có pha xà phòng
- Cần rửa sạch các vết bẩn ở trong vết thương.

- Không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ hoặc các loại lá lên vết thương.
- Đối với SV bị thương nhẹ, sau khi sơ cứu có thể đưa đến cơ sở y tế để xử trí
vết thương và tiêm phòng uốn ván.
- Đối với SV bị thương nặng, chảy máu nhiều khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y
tế để tiến hành cấp cứu, nếu chậm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Xử trí TNTT do đuối nước
- Đưa nạn nhân lên bờ
Nếu thấy nạn nhân bị đuối nước
- Hô hoán, kêu gọi mọi người đến giúp đỡ
- Không nhảy xuống cứu trẻ khi mình không biết bơi và không biết cách cứu
đuối, vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
Nếu nạn nhân ở gần bờ
- Hãy đưa một vật gì đó cho trẻ (gậy, sào, phao có buộc dây thừng…) để nạn
nhân nắm lấy và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn.
- Hoặc ném một dây chắc, dai (dây thừng) để nạn nhân túm lấy và kéo nạn
nhân vào bờ.
Nếu nạn nhân ở xa bờ và đang bất tỉnh:
- Ngay lập tức sử dụng thuyền có sẵn để vớt nạn nhân lên thuyền.
- Nếu bạn biết bơi giỏi, lấy một dây thừng buộc quanh thắt lưng mình bơi ra
cứu nạn nhân và có một người cầm đầu dây kia đứng trên bờ. Khi bơi ra đến chỗ nạn
nhân nếu thấy nạn nhân còn bình tĩnh hãy nói cho nạn nhân còn bình tĩnh. Giữ tay nạn
nhân phía sau, cố gắng nâng cằm và mặt nạn nhân lên khỏi mặt nước. Người đứng trên
bờ kéo cả bạn và nạn nhân vào bờ một cách an toàn.


- Nếu có phao bơi, hãy đem phao bơi ra cùng với bạn, nhưng vẫn phải buộc sợi
dây thừng quanh người bạn.
Sơ cứu nạn nhân bị đuối nước
Khi nạn nhân bị đuối nước và đã được đưa lên bờ an toàn , sơ cứu như sau:
Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, chỉ lo sợ hoảng hốt

- Gọi người giúp đỡ.
- Cởi nhanh quần áo ướt.
- An ủi nạn nhân và đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.
- Kiểm tra và moi hết dị vật trong miệng và đường thở của nạn nhân.
- Tháo nước bằng cách móc họng cho nôn hoặc ép lồng ngực và bụng cho nạn
nhân trào nước ra.
- Ủ ấm cho nạn nhân.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, thở yếu hoặc đã ngừng thở
- Làm sạch đường thở và làm thông thoáng đường thở bằng cách lấy hết bùn
đất, dị vật trongmiệng và mũi nạn nhân nếu nhìn thấy.
- Kiểm tra hơi thở và mạch. Nếu nạn nhân ngừng thở cần hà hơi thổi ngạt ngay.
Nếu không sờ thấy mạch (ngừng tim), cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hà
hơi thổi ngạt và kiên trì làm nhiều lần cho đến khi trẻ thở lại được hoặc chết hẳn.
- Nếu trời lạnh hoặc nạn nhân có dấu hiệu tím tái do bị hạ nhiệt, phải lau khô
người, xoa nóng dầu toàn thân, đắp áo quần khô hoặc ủ ấm cho nạn nhân.
- Khi nạn nhân bắt đầu tỉnh lại, sẽ nôn ra nước, do vậy phải đặt nạn nhân trong
tư thế hồi phục (nằm ngửa, đầu nghiêng một bên) đề phòng cho nạn nhân không bị
đuối nước trở lại vì sặc chất nôn của chính mình.
- Hãy để cho nạn nhân ở tư thế hồi phục cho đến khi nạn nhân đủ khỏe để ngồi
dậy và đi.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế sau khi đã được sơ cứu và hồi phục để nạn
nhân có thể tiếp nhận sự chăm sóc tiếp theo của nhân viên y tế.
- Nếu không có điều kiện chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cần có người túc trực
bên cạnh nạn nhân để tránh tâm lí cô đơn, sợ hãi.
Xử trí TNTT do dị vật rơi vào cơ thể
Dị vật vào mắt
- Tránh dụi mắt vì có thể gây xước giác mạc.
-Ngâm hoặc dội mắt bằng nước đun sôi để nguội, chớp mắt nhiều lần cho dị vật
trôi ra khỏi mắt.

+Cho nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái
+Người tiến hành sơ cứu rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi
vành mi mắt nạn nhân để tìm dị vật.


+Dùng bông cuộn lại thành thỏi có một đầu nhọn, gạt nhẹ dị vật, nếu dị vật ở
nông sẽ theo nước mắt trôi dần ra ngoài. Khi gạt 1-2 lần không được, nếu dị vật ở lòng
trắng thì có thể dùng một kẹp nhỏ, sạch để gắp, nếu nó ở lòng đen, không nên cố lấy ra
mà chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để kịp thời xử lí.
Dị vật rơi vào họng
Nếu dị vật rơi vào đường tiêu hóa:
- Phải ngừng ăn nếu đang ăn.
- Chuyển ngay tới bệnh viện.
- Tuyệt đối không cho nạn nhân nuốt thêm một miếng cơm to hoặc chữa mẹo
hay dùng que chọc, móc họng.
Nếu dị vật rơi vào đường thở:
- Cho nạn nhân cúi đầu để đầu thấp hơn ngực, lấy tay móc miệng để tạo phản
xạ nôn dị vật ra.
- Khuyến khích cho nạn nhân ho để bắn dị vật ra.
- Nếu không ho được và vật cản đường thở, dùng gốc bàn tay vỗ mạnh vài lần
vào giữa hai bên xương sườn nạn nhân, rồi đột ngột thúc ngược nắm tay ra sau và
hướng lên trên. Động tác này có thể làm dị vật lạ bị đẩy lên miệng và nạn nhân có thể
ho ra được.
- Nếu xử trí như trên vẫn không thể làm cho dị vật ra khỏi đường thở, phải
chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Xử trí TNTT do động vật cắn, húc, đốt
Khi bị động vật cắn
- Giúp nạn nhân bình tĩnh bằng cách an ủi và giải thích rằng bạn sẽ sơ cứu ngay.
Điều này sẽ giúp cho nạn nhân tránh sợ hãi và phòng nạn nhân bị sốc.
- Rửa vết cắn (thậm chí cả vết cắn nhìn rất nhỏ) bằng nhiều nước và xà phòng,

nếu cần có thể sử dụng bất cứ loại nước nào có sẵn. Nhớ bảo vệ bạn và người khác khi
tiếp xúc với máu chảy ra từ vết cắn. rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương.
- Phủ lên vết thương một miếng vải sạch và băng lại. Băng vòng quanh chỗ bị
cắn lên cả phía trên, đủ chặt nhưng vẫn luồn được một ngón tay.
- Thông báo với người có trách nhiệm hoặc đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất.
Khi bị ong đốt
-Dùng nhíp hoặc móng tay lấy ngòi chứa túi nọc độc của ong ở vết đốt ra nếu
còn, trước khi đặt gạc lạnh.
-Có thể dí gần vết đốt đầu thẻ hương đang cháy để hủy nọc.
-Đặt miếng gạc lạnh ẩm lên chỗ bị đốt để giảm đau, sung. Nếu có nước đá thì
cuốn vào miếng gạc đắp lên chỗ bị đốt. Nếu có điều kiện, đắp nước Javel hoặc dấm
pha loãng, cồn 70 độ vào vết đốt để khử trùng.


-Sau vài giờ, nếu còn bị sưng hay có chiều hướng nặng lên thì chở nạn nhân đi
bệnh viện xử trí nhiễm trùng, các phản ứng độc, sốc phản vệ…
Xử trí TNTT do sét đánh, điện giật
Khi gặp nạn nhân bị sét đánh
-Khi gặp trường hợp bị sét đánh, nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì chỉ cần ủ ấm,
cho uống nước chè đường nóng; sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm thuốc trợ
tim, trợ lực như cafein, long não…
-Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh nhưng còn thở, tim còn đập thì phải được kích
thích bằng cách lay, gọi, giật tóc, vã nước vào mặt… sau đó, phải tiêm thuốc cho nạn
nhân cafein, long não để trợ tim, trợ lực.
-Nếu nạn nhân ngừng tim, ngừng thở thì phải tiến hành ngay phương pháp thổi
ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực, làm kiên nhẫn, liên tục trong 2-3 giờ.
-Trong mọi trường hợp đều phải băng vô khuẩn vết bỏng, khi nạn nhân hồi
phục thì chuyển đến cơ sở y tế để điều trị tiếp.
Khi gặp nạn nhân bị điện giật
Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra tình trạng của

nạn nhân.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh: an ủi để nạn nhân an tâm, kiểm tra và sơ cứu các vết
thương nếu bị bỏng gẫy xương, trật khớp.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh: xem nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng
ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn
đập không. Nếu thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức phải tiến hành hà
hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức
mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh
viện mà chưa sơ cứu. Cần lựa chọn phương tiện thích hợp để vừa chuyển nạn nhân
vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
+ Học sinh quan sát, lắng nghe, luyện tập.
*Chương trình kiểm tra hiểu biết, kỹ năng khắc phục và giảm thiểu hậu quả của tai
nạn thông thường
- Có 2 hoạt động kiểm tra, đánh giá hiểu biết, kỹ năng khắc phục và giảm thiểu
các TNTT được tổ chức cùng lúc vào sáng ngày 27/2 sau khi tổ chức tập huấn được
một tuần để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
- Đối tượng tham gia:
+ Mỗi CLB ( CLB máu, CLB nghệ thuật, CLB võ, thanh niên xung kích, thanh
niên tự quản), liên chi đoàn các khoa, kí túc xá ( chia theo 6 dãy nhà) sẽ cử ra 5 người


thi kiểm tra hiểu biết về kiến thức ( tổng 100 người)
+ Đối với hoạt động kiểm tra kỹ năng khắc phục: các bộ phận trên thành lập đội
thi gồm 4 người tham gia xử trí tình huống.
Hoạt động 1: Kiểm tra hiểu biết kiến thức về TNTT thông qua trò chơi “ Rung
chuông vàng”
- Luật chơi: Cuộc thi có 100 SV tham dự. Các thí sinh được ngồi vào 1 hiện
trường chính dưới dạng hình vuông 10x10m (có đánh số từ 1 đến 100) và được phát
bảng, bút, khăn lau. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến
thức về TNTT. Thí sinh trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được giữ lại ở trên hiện

trường để trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại và bước ra khỏi hiện trường. Thí sinh
còn lại cuối cùng là người xuất sắc nhất. Người nào trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là
người chiến thắng, rung được chuông vàng.
Hoạt động 2: Kiểm tra kỹ năng xử trí tình huống, khắc phục và giảm thiểu hậu
quả TNTT
- Hình thức: Ban giám khảo đặt tình huống và quy định thời gian để các đội
chơi xử lí tình huống. Đội thắng cuộc là đội xử lí nhanh, chính xác và hiệu quả nhất.
- Cơ cấu giải thưởng: Gồm
+ 1 giải nhất
+ 2 giải nhì
+ 3 giải ba
Đánh giá kết quả tập huấn, huấn luyện, kiểm tra
- Sau chương trình kiểm tra, tiến hành làm một cuộc khảo sát ngẫu nhiên
những người tham gia được giải cao và những người không được giải.
- Trong số những người đạt giải cao và không đạt giải có bao nhiêu người tham
gia hoạt động tập huấn được tổ chức một tuần trước và bao nhiêu người không tham gia.
- Từ đó rút ra kết quả, đánh giá chất lượng của cuộc tập huấn để rút kinh
nghiệm tổ chức cho các năm sau.
III. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thực trạng về tai nạn thương tích của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã thấy được những mặt hạn chế trong nhận thức, kỹ năng khắc
phục và phòng tránh tai nạn thương tích. Đây cũng là một vấn đề thường xuyên xảy ra
trong học tập, sinh hoạt nên việc phổ biến trong giáo dục là cần thiết. Ngoài ra nhà
trường có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cùng thực hiện các chương
trình giáo dục một cách linh hoạt, thiết thực để rèn luyện kỹ năng khắc phục và phòng
tránh tai nạn thương tích cho sinh viên nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chính
họ và những người xung quanh. Là một giáo viên tương lai sẽ là thiếu sót khi không



×