Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

NGHIÊN cứu sự tác ĐỘNG của MARKETING TRUYỀN MIỆNG (WOM) đến ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG tại THỊ TRƯỜNG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.56 KB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MARKETING TRUYỀN MIỆNG
(WOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TẠI THỊ
TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI , NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------


NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MARKETING
TRUYỀN MIỆNG (WOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC
PHẨM CHỨC NĂNG TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ MARKETING

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. VŨ MINH ĐỨC


HÀ NỘI , NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ Minh Đức.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Vũ Minh Đức_
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Với những lời chỉ
dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tôi
vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đang giảng dạy tại Khoa
Marketing, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình
trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các

bạn học viên khác.
Học viên

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
eWOM
KQKD
TPCN
WOMM

Tên đầy đủ
Electronic word of mouth
Kết quả kinh doanh
Thực phẩm chức năng
Word of mouth marketing


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang



DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ/đồ thị

Trang


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MARKETING
TRUYỀN MIỆNG (WOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC
PHẨM CHỨC NĂNG TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ MARKETING

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. VŨ MINH ĐỨC


HÀ NỘI , NĂM 2017



TÓM TẮT LUẬN VĂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------


NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MARKETING
TRUYỀN MIỆNG (WOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC
PHẨM CHỨC NĂNG TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ MARKETING

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. VŨ MINH ĐỨC


HÀ NỘI , NĂM 2017


LỜI MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu

Cuộc cách mạng Công nghiệp hoá bên cạnh những ưu điểm cũng dẫn đến nhiều

hệ luỵ. Theo đó, con người phải đối mặt với 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm
việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và
môi trường. Hậu quả dẫn đến là việc bị thiếu hụt trầm trọng các vi chất, chất chống oxy
hoá, chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày. Thêm vào đó, môi trường ô nhiễm, ít vận
động thể lực, áp lực cuộc sống tăng cao, sự già hoá dân số cũng là những nguyên nhân
dẫn đến “cơn thuỷ triều dịch bệnh mạn tính không lây” (1). Tuy nhiên, việc phòng
chống các bệnh mạn tính không lây không thể tiêm vaccine như dịch bệnh truyền
nhiễm mà phải bổ sung các vi chất, các chất chống gốc tự do, bổ sung chất xơ để phục
hồi lại cấu trúc và chức năng của tế bào, tăng khả năng thích nghi của cơ thể. Do đó,
TPCN được xem là “vaccine” dự phòng bệnh mạn tính không lây trong thế kỉ XXI.
Kết quả cuộc khảo sát của Hội đồng dinh dưỡng có trách nhiệm (Council for
Responsible Nutrition - cơ quan nghiên cứu khoa học về TPCN tại Mỹ) tiến hành năm
2014 cho biết khoảng 68% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng TPCN và khoảng 50%
trong số này sử dụng với mức độ thường xuyên. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng
TPCN ở Hà Nội là 68,1%, con số này là 43% ở TP. Hồ Chí Minh (theo kết quả điều tra
của Cục An toàn Thực phẩm, 2011). Nhu cầu người dùng tăng cao trong những năm
qua đã kích thích sự tăng trưởng của thị trường này. Theo báo cáo của Industry ARC,
thị trường TPCN toàn cầu ước tính đạt khoảng 168 tỷ USD, quy mô trên 305 tỷ USD
đến năm 2020 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 8,5%.
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, thị trường TPCN Việt Nam những
năm gần đây đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ có vài sản phẩm
nhập khẩu vào năm 1999 mà đến nay, trên thị trường đã có trên 7000 sản phẩm của


hơn 3500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN (theo số liệu thị trường TPCN
Việt Nam 2000-2012 của Hiệp hội TPCN Việt Nam công bố). Lợi nhuận hấp dẫn, thị
trường màu mỡ đã khiến các công ty dược phẩm trong và ngoài nước sẵn sàng lao vào
cuộc cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài
như Amway, Tiens Vietnam, Herbalife, Unicity Vietnam, Synergy, Aloe Trading,
Nuskin… đang nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Chỉ sau 5 năm bước

chân vào thị trường, doanh số Amway Việt Nam đã đạt đến con số ấn tượng 70 triệu
USD. Đặc biệt, việc nhà máy thứ hai trị giá 20 triệu USD sắp được triển khai tại Việt
Nam đã cho thấy kì vọng rất lớn của Amway tại thị trường này. Tuy chậm chân hơn
Amway một năm, nhưng Herbalife Việt Nam cũng đã đạt được những con số đáng
kinh ngạc, liên tục trong suốt 3 năm qua, tăng trưởng hằng năm luôn ở mức 50% trở
lên, đứng ở vị trí thứ 16 của Herbalife toàn cầu về chỉ số phát triển kinh doanh.
Không chịu khoanh tay đứng nhìn thị trường TPCN rơi vào tay các “ông lớn”
nước ngoài, các công ty dược phẩm trong nước cũng ráo riết chạy đua không ngừng.
Báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm 2016 của Dược Hậu Giang cho thấy sự bứt phá mạnh
mẽ của TPCN. Theo đó, tỷ trọng doanh thu từ TPCN chiếm tới 13,73%, đây là mức
cao nhất mà mảng kinh doanh này đạt được. Dược Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm
2020 tỷ trọng đóng góp của nhóm TPCN sẽ lên đến 12% doanh thu, gấp đôi so năm
2015. Công ty cổ phần Traphaco đang chứng tỏ được phong độ của mình trên đường
đua. Chỉ riêng hai sản phẩm TPCN chủ lực về não và gan đã đem về doanh thu gần 200
tỷ đồng mỗi năm cho công ty. Tổng doanh thu của công ty tăng nhanh từ dưới 900 tỷ
năm 2010 đến cuối năm ngoái đã đạt gần 1.700 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng loạt các công
ty trong nước như Trung tâm Cao dược liệu công nghệ cao, Công ty TNHH Nhà Yến
Nha Trang, Domesco Đồng Tháp, IMC, Sao Thái Dương, Dược phẩm Thành Đạt, Y tế
Bình Nghĩa, Công ty CP Nam Dược... đang đua nhau đầu tư nhà xưởng, tung ra hàng
loạt sản phẩm TPCN mới.


Thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
TPCN phải chi tiền cho quảng cáo nhiều hơn để giành được chỗ đứng trong tâm trí
khách hàng. Đã xa rồi cái thời hữu xạ tự nhiên hương, ngày nay, một sản phẩm đã từng
bán rất chạy trên thị trường vẫn có nguy cơ bị tụt giảm doanh số nhanh chóng. Tất cả
đều bởi mật độ cạnh tranh quá cao và dường như tất cả các sản phẩm hỗ trợ điều trị
bệnh, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý… đều đã tràn ứ trên thị trường. Cùng một
dòng sản phẩm mà có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm nhãn sản phẩm cạnh tranh với
nhau cho nên các công ty chỉ cần lơ là, mất cảnh giác, không duy trì hoạt động truyền

thông tiếp thị thường xuyên là có thể nhìn thấy thị phần của mình bị tụt giảm rõ rệt.
Ý thức được điều này, hàng năm các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
TPCN đã chi rất nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo, truyền thông tiếp thị sản phẩm.
Nhưng câu hỏi đặt ra là làm truyền thông như thế nào cho hiệu quả, sử dụng công cụ
truyền thông nào để vừa tiết kiệm mà có thể tiếp cận được trúng và đúng đối tượng
khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, thông điệp truyền thông ra sao để tăng mức độ
tin cậy, thuyết phục khách hàng trong khi vấn nạn quảng cáo TPCN sai sự thật đang
khiến khách hàng trở nên e dè, hoài nghi vào quảng cáo. Trong khi, đặc thù của ngành
Dược nói chung và TPCN nói riêng là kinh doanh các mặt hàng về sức khỏe nên sẽ bị
hạn chế quảng cáo. Đơn cử như quảng cáo Google Adwords, nếu doanh nghiệp muốn
quảng cáo phải có chứng chỉ nhà thuốc online và bị hạn chế nội dung như tránh sử
dụng các từ “ung thư”, “AIDS”, “chữa khỏi bệnh 100%”.... Ngoài ra, sự phát triển của
internet đã làm thay đổi thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của công
chúng. Theo thống kê của CIMIGO tại Việt Nam năm 2016, lượng người tự tìm các
thông tin trên internet để chuẩn đoán bệnh chiếm đến 20% lượng người sử dụng
internet. Các bạn trẻ do tâm lý e ngại và sợ cha mẹ biết nên thường lén lút sử dụng
internet để tự tìm cách chuẩn đoán bệnh và mua thuốc điều trị cho chính mình. Do vậy,
truyền thông cho TPCN hiện nay không còn là việc quảng cáo trực tiếp nói về tác
dụng, công hiệu của sản phẩm mà phải cung cấp cho công chúng kiến thức về bệnh,


cách khắc phục bệnh và loại TPCN phù hợp với việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sức
khỏe mà họ đang gặp phải.
Áp lực cạnh tranh từ thị trường, sự thay đổi về thói quen sử dụng các phương
tiện truyền thông của công chúng, sự đa dạng hóa các công cụ truyền thông là những
thách thức đặt ra cho các nhà truyền thông Marketing trong ngành TPCN, buộc họ cần
đi tìm lời giải.
2.

Lí do lựa chọn đề tài

Theo báo cáo khảo sát thăm dò ý kiến về quảng cáo Nielsen Toàn cầu (2015)

được thực hiện với 30.000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để đánh giá tình cảm
của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện có, ở Đông Nam Á, 88%
người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào quảng cáo truyền miệng. Đáng chú ý, ở Việt
Nam phương thức quảng cáo truyền miệng đạt mức tăng lớn nhất (tăng 8 điểm so với
năm 2013) đạt 89%. "Không nghi ngờ gì, sự truyền miệng đạt được niềm tin lớn nhất
của người tiêu dùng và nếu kết hợp phương thức này với sức mạnh của các định dạng
kỹ thuật số, tiềm năng của quảng cáo có thể đạt đến mức tối ưu", Craig Johnson,
Trưởng bộ phận Các Giải Pháp Tiếp Cận Người Tiêu Dùng khu vực Đông Nam Á, Bắc
Á và Thái Bình Dương của Nielsen nhận định.
Đặc biệt, đối với các sản phẩm TPCN, khác với thuốc kê đơn, dù là sản phẩm
liên quan đến sức khỏe nhưng người tiêu dùng có thể dễ dàng mua và sử dụng mà
không cần đến sự thăm khám, chỉ định của bác sỹ. Thế nhưng trên thị trường hiện nay
lại đang tràn lan quá nhiều sản phẩm, thật giả lẫn lộn, do đó, người tiêu dùng sẽ có
khuynh hướng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và hình thành ý định mua dựa trên
những thông tin có được từ người thân, bạn bè, dược sỹ tư vấn tại điểm bán hoặc thông
qua các diễn đàn. Vấn nạn tràn ứ thông tin quảng cáo, quảng cáo sai sự thật cũng khiến
người tiêu dùng hoang mang và có xu hướng tin tưởng vào lời giới thiệu, nhận xét của


những người tiêu dùng khác hơn là thông tin do nhà sản xuất, người tiếp thị cung cấp.
Rõ ràng, truyền thông truyền miệng đang ngày càng thể hiện sự ảnh hưởng đến ý định
mua của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các sản phẩm TPCN. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN vẫn chưa có cái nhìn đúng mực về lĩnh
vực mới mẻ này, cụ thể là ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của
marketing truyền miệng đến ý định mua TPCN. Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu sự tác động của marketing truyền miệng (WOM) đến ý định mua
TPCN tại thị trường Hà Nội”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, cung cấp thêm thông tin
và cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý đưa ra những chiến lược truyền thông

marketing hiệu quả cho các sản phẩm TPCN.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của internet, người tiêu dùng hiện nay
đã hình thành một xu hướng mới trong việc chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch
vụ. Họ có thể tự do thể hiện quan điểm, bày tỏ thái độ hay các trải nghiệm tiêu dùng
trên các blog, mạng xã hội hoặc chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm bằng cách
để lại các câu hỏi trên các trang web chính thức khi cần. Theo một nghiên cứu được
tiến hành bởi Kotler (2007), WOM đang phát triển một cách tự nhiên nhưng đầy mạnh
mẽ thông qua internet, vì vậy marketing truyền miệng truyền thống trong bối cảnh hiện
nay cũng được xem như truyền miệng điện tử (eWOM). Do đó, để đảm bảo nghiên cứu
phù hợp trong bối cảnh hiện nay, trong giới hạn và phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác
giả tập trung nghiên cứu sự tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định
mua TPCN tại thị trường Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu về truyền thông truyền miệng (WOM), truyền miệng điện tử (eWOM),

so sánh WOM và eWOM
• Nghiên cứu sự tác động của eWOM đến ý định mua TPCN tại thị trường Hà
Nội thông qua các biến số: sự tin cậy của nguồn tin eWOM, kiến thức trải


nghiệm của người tiêu dùng, sự quan tâm của người tiêu dùng, sự tin cậy của


thông tin eWOM, số lượng eWOM và sự chấp nhận eWOM
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị sử dụng hiệu quả eWOM trong việc truyền
thông các sản phẩm TPCN tại thị trường Hà Nội

4. Câu hỏi nghiên cứu
• Thông tin eWOM có tác động đến ý định mua TPCN của nguời tiêu dùng tại Hà


Nội hay không?
• eWOM tác động như thế nào đến ý định mua TPCN của người tiêu dùng tại Hà
Nội?
• Những biến số: sự tin cậy của nguồn tin eWOM, kiến thức trải nghiệm của
người tiêu dùng, sự quan tâm của người tiêu dùng, sự tin cậy của thông tin
eWOM, số lượng eWOM có ảnh hưởng đến sự chấp nhận eWOM của người
tiêu dùng hay không?
• Sự tác động của eWOM đến ý định mua TPCN của những người tiêu dùng có
độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp khác nhau có khác nhau hay không?
• Làm thế nào để doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN sử dụng hiệu quả
eWOM để truyền thông về sản phẩm?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của eWOM đến ý định mua TPCN của người tiêu
dùng tại Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: 08 quận nội thành Hà Nội, cụ thể là các quận Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai
• Thời gian nghiên cứu: 05 tháng (từ tháng 11/2016 đến tháng 03/2017)


6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng, cụ thể:




Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu nhằm xây dựng mô

hình và các biến số đo lường cho phù hợp với bối cảnh thị trường TPCN tại Hà



Nội
Nghiên cứu định lượng được tiến hành dựa trên nguồn thông tin có được từ
cuộc khảo sát bằng bảng hỏi để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
• Ý nghĩa khoa học

Xác định sự tác động của eWOM đến ý định mua TPCN của người tiêu dùng tại
Hà Nội thông qua các biến số: Sự tin cậy của nguồn tin eWOM, kiến thức trải
nghiệm của người tiêu dùng, sự quan tâm của người tiêu dùng, sự tin cậy của thông
tin eWOM, số lượng eWOM và sự chấp nhận eWOM
Những kết quả có được từ nghiên cứu này bổ sung thêm cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc đánh giá sự tác động của eWOM đến ý định
mua TPCN của người tiêu dùng


Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở nghiên cứu khoa học giúp các doanh nghiệp sản xuất và kinh

doanh TPCN biết được eWOM có tác động như thế nào đến ý định mua TPCN của
người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả
eWOM như một công cụ truyền thông.
8. Kết cấu luận văn

Nghiên cứu được chia làm 4 chương với thứ tự và nội dung cụ thể của từng
chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Nội dung chương 1 giới
thiệu các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu, nêu lên các khái niệm dùng
trong nghiên cứu và tổng kết một số nghiên cứu trước đó về sự tác động của
truyền thông truyền miệng, cụ thể trong phạm vi nghiên cứu là truyền miệng


điện tử đến ý định mua hàng. Trên cơ sở đó, trình bày các giả thuyết cần kiểm
định của nghiên cứu cũng như đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Lập kế hoạch và mô tả trình tự các bước của
quá trình nghiên cứu: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, thu thập dữ liệu,
xử lý dữ liệu thu thập.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 3 trình bày những kết quả của nghiên
cứu: phân tích thống kê mô tả, kết quả hồi quy, đưa ra các kết luận cho các giả
thuyết nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Những kết luận về sự tác động của truyền
miệng điện tử đến ý định mua sản phẩm TPCN tại thị trường Hà Nội. Đồng
thời, chương 4 cũng nêu lên những đóng góp, giải pháp và kiến nghị có thể áp
dụng trong thực tiễn được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương
này cũng trình bày những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong
tương lai.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương đầu tiên đề cập đến các khái niệm, lý thuyết làm nền tảng cho
nghiên cứu như TPCN, truyền thông truyền miệng truyền thống (WOM), truyền miệng
điện tử (eWOM), so sánh giữa WOM và eWOM, các nhân tố của eWOM tác động đến
ý định mua TPCN... Chương này cũng nghiên cứu các mô hình của các công trình
nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài để đề xuất mô hình và thang đo cho nghiên
cứu.

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1.1.1. Khái niệm và phân loại thực phẩm chức năng
1.1.1.1. Khái niệm thực phẩm chức năng

Ngày nay, thuật ngữ TPCN không còn quá đỗi xa lạ với nhiều người, thậm chí
tại nhiều quốc gia như Mỹ hay các nước Châu Âu, nó còn được sử dụng phổ biến như
một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thuật ngữ TPCN được sử
dụng ở mỗi nước cũng có đôi chút khác biệt. Các nước Tây Âu gọi TPCN là "thực
phẩm - thuốc" (Alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (Nutraceutics) hoặc thực
phẩm bổ sung dinh dưỡng (Food Suplement), Trung Quốc lại gọi là "thực phẩm bổ
dưỡng bảo vệ sức khỏe" (Health Produce), còn Việt Nam gọi là "thực phẩm đặc biệt"
(Food for Special Use).
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TPCN. Khái niệm
TPCN được sử dụng đầu tiên vào những năm 1980 tại Nhật Bản để chỉ những thực
phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp
nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Ngày nay, khái niệm TPCN được Hiệp Hội thực
phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản định nghĩa là “thực phẩm bổ
sung các thành phần có lợi hoặc loại bỏ các thành phần bất lợi, việc bổ sung hay loại


×