Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn Các yếu tố kèm lời dẫn thoại qua khảo sát truyện ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.78 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

--  --

TRIỆU THANH THÙY

CÁC YẾU TỐ KÈM LỜI DẪN THOẠI
QUA KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN CỦA
MA VĂN KHÁNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP
C

u nn n
M s

N

nn ữ

: 60220240

LU N VĂN THẠC S KHOA HỌC NGỮ VĂN

N ƣ

ƣ n

n

o


TS N u ễn T

HÀ NỘI, NĂM 2014

T uT ủ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS N u ễn T ị
T u T ủ , người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Ngôn ngữ,
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã ủng hộ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 11 năm 2014
Tác giả

Triệu T an T ù


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

NKC

: Người kể chuyện

TDTT


: thoại dẫn trực tiếp

TDGT

: Thoại dẫn gián tiếp

ĐTNN

: Động từ nói năng

HĐNN

: Hành động nói năng

HVNN

: Hành vi ngôn ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
4. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
C ƣơn 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................. 10
1.1. Lý thuyết hội thoại ................................................................................... 10

1.1.1. Ngữ cảnh ............................................................................................ 10
1.1.2. Hành động ngôn ngữ ......................................................................... 11
1.1.3. Các yếu tố kèm lời và phi lời ............................................................. 16
1.2. Lý thuyết thoại dẫn ................................................................................... 20
1.2.1. Khái niệm thoại dẫn .......................................................................... 20
1.2.2. Các hình thức của thoại dẫn ............................................................. 21
1.3. Lý thuyết điểm nhìn ............................................................................. 26
1.3.1. Khái niệm điểm nhìn.......................................................................... 27
1.3.2. Các nhân tố của điểm nhìn ................................................................ 29
1.3.3. Vấn đề điểm nhìn ở lời dẫn thoại ...................................................... 34
T ểu ết

ƣơn 1 .......................................................................................... 36

C ƣơn 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC YẾU TỐ KÈM LỜI DẪN
THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG VÀ
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................ 37
2.1. Thống kê các ĐTNN trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn
Huy Thiệp ........................................................................................................ 37
2.1.1. ĐTNN trong truyện ngắn Ma Văn Kháng:....................................... 37
2.1.2. ĐTNN trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................... 39


2.2. Phân loại các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn của Ma Văn
Kháng và Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................... 41
2.2.1. Tiêu chí phân loại.............................................................................. 41
2.2.2. Kết quả phân loại các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn
của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp ....................................... 43
2.3. Đặc điểm của các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn của Ma Văn
Kháng và Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................... 46

2.3.1. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................. 46
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ......................................................................... 49
2.3.3. Đặc điểm về cách sử dụng ............................................................... 51
T ểu ết

ƣơn 2 .......................................................................................... 56

C ƣơn 3 CÁC YẾU TỐ KÈM LỜI DẪN THOẠI TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG VÀ NGUYỄN HUY THIỆP NHÌN TỪ
LÝ THUYẾT ĐIỂM NHÌN .......................................................................... 58
3.1. Một số nhân tố thể hiện điểm nhìn trong việc miêu tả các yếu tố kèm lời
dẫn thoại .......................................................................................................... 58
3.1.1. Tiêu điểm .......................................................................................... 58
3.1.2. Hình thức ngôn ngữ của các yếu tố kèm lời dẫn ............................... 62
3.2. Đặc trưng điểm qua việc miêu tả các yếu tố kèm lời dẫn trong truyện
ngắn Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp................................................... 64
3.2.1. Điểm nhìn bên ngoài – đặc trưng chi phối việc miêu tả các yếu tố
kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................... 65
3.2.2. Điểm nhìn toàn tri – đặc trưng chi phối việc miêu tả các yếu tố kèm
lời dẫn thoại trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ................................ 71
T ểu ết

ƣơn 3 .......................................................................................... 75

KẾT LU N .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC




MỞ ĐẦU
1. Lí o

n đề tà

Hội thoại là một trong những bộ phận quan trọng được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến của lí thuyết Ngữ dụng học. Hội thoại có đặc tính cơ
bản là giao tiếp hai chiều – Tính đa kênh trong hội thoại. Tức là thông tin,
giao tiếp,thông tin giữa những người tham gia hội thoại được truyền đến nhau
bằng nhiều kênh: thi giác, cảm giác, khứu giác, thính giác… Vì vậy, khi cuộc
thoại diễn ra, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thì người tham gia hội
thoại còn có những vận động cơ thể như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, trạng thái
cảm xúc, các yếu tố chỉ cách thức nói năng, phát âm… để bổ sung cho lời nói.
Những yếu tố đó được gọi là các yếu tố kèm ngôn ngữ. Các yếu tố này có vai
trò rất quan trọng trong giao tiếp. Trong tác phẩm văn học, các yếu tố này
được mã hóa, miêu tả lại dưới con mắt quan sát và đánh giá của người kể
truyện. Người kể chuyện đứng ở nhiều góc độ khác nhau miêu tả lại những
thái độ của nhân vật tham cuộc thoại. Hội thoại được đưa vào các tác phẩm
văn học dưới hình thức của các thoại dẫn. Những yếu tố kèm ngôn ngữ khi đi
vào tác phẩm văn học thường xuất hiện ở trong phần lời dẫn thoại. Đây là một
trong những đối tượng được quan tâm nghiên cứu khi phân tích thoại dẫn ở
các tác phẩm truyện.
Mặt khác, điểm nhìn là một trong những vấn đề quan trọng đã và đang
được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Vấn đề ứng dụng lí
thuyết điểm nhìn vào trong nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu hội thoại trong
văn học cũng được số công trình nghiên cứu nói đến. Ở Việt Nam, vấn đề
nghiên cứu điểm nhìn ngày càng được quan tâm sâu sắc. tuy vậy, việc nghiên
cứu những ứng dụng của lí thuyết điểm nhìn mặc dù đã được đề cập đến ở
nhiều lĩnh vực như trong ngôn ngữ, văn học và đời sống nhưng vẫn chưa phổ
biến. Tuy nhiên, việc sử dụng lý thuyết điểm nhìn để phân tích, lý giải các


1


yếu tố đi kèm trong lời dẫn thoại ở những tác phẩm văn xuôi cụ thể vẫn chưa
nhiều, chưa được đề cập đến một cách chi tiết.
Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp được biết đến là một trong
những hiện tượng tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam từ sau 1980. Mỗi tác giả
đều có những trưng riêng cho phong cách truyện ngắn của mình. Điều đó
được thể hiện cả trong cách dẫn thoại của mỗi tác giả. Việc sử dụng các yếu
tố đi kèm trong lời dẫn như thế nào cũng góp phần thể hiện phong cách sáng
tác riêng biệt của nhà văn đó. Việc sử dụng lý thuyết điểm nhìn để phân tích,
lý giải các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn của hai tác giả trên
cũng là một trong những hướng tiếp cận tác phẩm đáng để lưu tâm.
Từ những lí do trên, người viết chọn đề tài:”Các yếu tố kèm lời dẫn
thoại qua khảo sát truyện ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp”.
2. L

sử vấn đề

2.1. Nghiên cứu về các yếu tố kèm lời, phi lời
Theo C.K.Orecchioni: “Có thể xem những nhân vật tương tác là những
nhạc công trong bản giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không được
biên soạn trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của bản giao hưởng
không có nhạc trưởng… Cách ứng xử kèm ngôn ngữ sẽ là một vũ điệu giưa
những nhân vật tương tác.” ( dẫn theo Đại cương ngôn ngữ học, Tập 1, Đỗ
Hữu Châu). Các nhà nghiên cứu khi đề cập đến các yếu tố kèm lời và phi lời
đều khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố này trong giao tiếp, duy trì
hội thoại. Có thể thấy, quá trình nghiên cứu về các yếu tố này đã được bắt đầu
từ một thời gian khá dài và được nhiều nhà nghiên cứu lớn lưu tâm.

2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Đầu tiên phải kể đến là nhà tự nhiên học nổi tiếng Charles Robert
Darwin (1809-1882) với công trình “Three Principles” cùng những nghiên
cứu hiện đại về giao tiếp không lời của ông. Những nghiên cứu này cho thấy

2


về cơ bản, ngôn ngữ cơ thể là một sự pha trộn của các cử động, động tác, tư
thế, dáng điệu và ngữ điệu của giọng nói.
Tiếp đến là một số công trình của các nhà nghiên cứu như: L. Vaitsaida
(trong “Ngôn ngữ khuôn mặt”), Leopold Bellan và Xema Sinpolier Baker
(trong “Đọc khuôn mặt”), Ellen Steele (trong “nonverbal communication” NXB Marcel Dekker, 1974), Allan Pease (trong “Ngôn ngữ của cử chỉ, ý
nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp” – NXB Đà Nẵng (Nguyễn Hữu Thành
dịch), 1999), các nghiên cứu của C.K.Orecchioni (dẫn theo Đỗ Hữu Châu,
Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 – NXB Giáo dục, 2001)…
J.Vendryes (1990) cho rằng: “Có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất
cho ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu”, và “nên hiểu kí hiệu là bất
kì phù hiệu nào mà con người có thể dùng để giao tiếp qua lại với nhau”. Do
vậy, “mọi giác quan đều có thể là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ. Có ngôn ngữ
khứu giác và ngôn ngữ xúc giác, ngôn ngữ thính giác và ngôn ngữ thị giác.
Chúng ta nói đến ngôn ngữ khi hai cá thể quy ước gán cho một hành động nào
đó một nghĩa nhất định và thực hiện hành động này nhằm mục đích giao tiếp
qua lại với nhau”. J.Vendryes khẳng định cử chỉ, điệu bộ cũng là một loại
ngôn ngữ nếu hiểu “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu”. Và do vậy, mối quan
hệ giữa nội dung và ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ là một sự quy ước.
Ngoài ra, có thể kể đến một số cuốn sách đã đi vào nghiên cứu sâu về các
yếu tố kèm lời, phi lời như: Cử chỉ - những điều nên làm và nên tránh trong
ngôn ngữ chỉ khắp thế giới (Roger E.Axtell), Ngôn ngữ cơ thể (Julias Fast)…
2.1.2. Các nghiên cứu ở nước ta

Ở Việt Nam, khi đề cập đến các nhân tố ngôn ngữ trong giao tiếp, các
nhà ngôn ngữ học không chỉ thừa nhận sự tồn tại của các yếu tố kèm lời, phi
lời – các nhân tố giao tiếp phi ngôn ngữ - mà còn nhấn mạnh đến ý nghĩa và
vai trò quan trọng của loại phương tiện này trong hoạt động giao tiếp.

3


Trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2 (NXB Giáo dục, 2001)
tác giả Đỗ Hữu Châu đã phân biệt các yếu tố kèm lời và phi lời, đồng thời
cũng khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố này trong hội thoại.
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1998) (trong cuốn Phong cách học
tiếng Việt) đã khẳng định: “Muốn nói tốt, không những phải biết suy nghĩ tốt
mà còn phải biết cách sử dụng lời nói với cách phát âm đúng và rõ kết hợp với
ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu để người nghe có thể hiểu ngay, hiểu hết ý
tứ mình. Còn muốn nghe tốt thì cần phải biết tổng hợp ý nghĩa của lời nói với
sắc thái cảm xúc, bình giá thông qua ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của
người nói để có thể hiểu hết ngay, hiểu hết tình ý của người nói” [32; 45].
Trong cuốn “Nỗi oan thì, là, mà”(2002) (Nxb Trẻ, TP HCM), Nguyễn
Đức Dân cũng dành một phần để nói về “Cử chỉ: Thứ ngôn ngữ không lời”.
Tác giả khẳng định cử chỉ là một công cụ để giao tiếp. Có những cử chỉ là
bẩm sinh, vô thức, và có nhiều cử chỉ là do học hỏi, do được giáo dục mà hình
thành ở người nói. Đóng góp đáng chú ý của Nguyễn Đức Dân khi bàn về
ngôn ngữ cử chỉ (thuật ngữ được tác giả sử dụng) là đã bước đầu chỉ ra những
yếu tố ảnh hưởng đến cử chỉ với tư cách là phương tiện giao tiếp.
Trong giáo trình “Quy luật ngôn ngữ” (Quyển II - Tính quy luật của cơ
chế ngôn giao, NXB Khoa học Xã hội, 1996), phần bàn về cơ chế ngôn giao,
tác giả Hồ Lê cũng phát biểu rằng: Những cử chỉ điệu bộ và những phương
tiện phi ngôn ngữ nói chung kèm theo lời được gọi là ngôn hiệu, là 1 trong 7
thành tố của ngữ huống phát ngôn.

Phi Tuyết Hinh trong bài viết “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ của cử chỉ,
điệu bộ” (Tạp chí Ngôn ngữ số 4/1996) đã bàn về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu
bộ, điệu mặt (thuật ngữ được tác giả sử dụng) trên các phương diện sau như:
về vai trò, về chức năng, bản chất, và về đặc tính văn hóa của các yếu tố đó.
Ngoài ra, cho đến nay cũng đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
về các yếu tố kèm lời và phi lời ở nhiều góc tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn như:

4


Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ ở người Việt trong giao
tiếp (Thục Khánh, Tạp chí ngôn ngữ số 3/1990), Quy luật ngôn ngữ, Nghiên cứu
đặc điểm văn hoá ngôn ngữ cử chỉ của người Việt (Trần Thị Nga, Đề tài NCKH
ĐHQG Hà Nội, 2005), Các phương tiện phi ngôn ngữ trong việc thực hiện hành
đông ngôn ngữ (Nguyễn Kim Anh, LVTS ĐHSP Hà Nội, 2009)…
Tuy nhiên, việc phân tích, lý giải các yếu tố kèm lời và phi lời có vai
trò thực hiện HĐNN trong phần lời dẫn ở các tác phẩm văn xuôi còn chưa
được nói đến nhiều.
2.2. Nghiên cứu về điểm nhìn (point of view)
Là một trong những vấn đề quan trọng trong giao tiếp hàng ngày và
giao tiếp nghệ thuật, điểm nhìn ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu sắc,
đặc biệt là trong những năm gần đây. Có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu quan trọng về điểm nhìn ở trên thế giới và ở Việt Nam như:
Những nghiên cứu trên thế giới: M.Bakhtin, W.Booth, IU. Lotman,
Genette, K.Wales…
Ở Việt Nam, có nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến một vài khía cạnh
của vấn đề điểm nhìn. Chẳng hạn như Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ
học, tập 2, 2001), Nguyễn Đức Dân (Logic và tiếng Việt, 1996), Trần Đình Sử
(Giáo trình dẫn luận thi pháp học 1998), Nguyễn Thái Hòa…
Nhưng các nhà nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến vấn đề điểm nhìn ở

một vài khía cạnh chứ chưa có hệ thống hoàn chỉnh. Người có công tập hợp,
lý giải, và đưa ra các lý thuyết, khái niệm về điểm nhìn như một hệ thống
hoàn chỉnh là tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với công trình nghiên cứu “Ngôn
ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ
kể chuyện)” (2003).
Bên cạnh đó còn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, các bài viết
nghiên cứu đề cập đến vấn đề nghiên cứu điểm nhìn. Cho đến nay, đã có khá

5


nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết đề cập đến vấn đề diểm nhìn ở nhiều
lĩnh vực khác nhau như thi pháp học, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học…
2.3. Các nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp
2.3.1. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn luôn tìm tòi, đổi mới,
và sáng tạo. Hơn 50 năm cầm bút, ông đã sở hữu một gia tài rất đồ sộ gồm cả
truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong đó, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng trong nghiệp văn của ông. Từ sau những năm 80, truyện ngắn của
Ma Văn Kháng đã thực sự gây được những tiếng vang và thành công lớn. Có
thể kể đến những tập truyện: Ngày đẹp trời (1986), Heo may gió lộng (1992),
Trăng soi sân nhỏ (1995), và Truyện ngắn Ma Văn Kháng (1996).
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn đi sâu tìm
hiểu về truyện ngắn Ma Văn Kháng với nhiều hướng tiếp cận khác nhau,
nhưng chủ yếu là về đặc trưng thi pháp và nghệ thuật. Có thể kể đến một số
nghiên cứu như: Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn
Kháng trong những năm 1980 (Tạp chí văn học, số 2, 1989), Đọc Heo may
gió lộng của Ma Văn Kháng (Trần Bảo Hưng, Báo Văn nghệ, số 47, 11/1993),
Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng (Dương Kiều Linh, Báo Giáo dục thời đại,
11/1996), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm 1980 (Hà Thị Thu
Hà, LVTS ĐHSP Hà Nội, 2003)…

2.3.2. Nguyễn Huy Thiệp được nhắc tới như một hiện tượng là trong
cao trào đổi mới văn xuôi nghệ thuật cuối những năm 80. Các truyện ngắn
tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông không thể không nhắc đến: Tướng
về hưu, Không có vua, Giọt máu, Những người thợ xẻ, Con gái thủy thần…
Xung quanh hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều ý
kiến phê bình, nhận định trái chiều, khen hoặc chê, khẳng định hoặc phủ
nhận… Tính đến thời điểm này đã có nhiều nghiên cứu về truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Truyện ngắn Nguyễn

6


Huy Thiệp, vài cảm nghĩ (Nguyễn Đăng Mạnh, Tạp chí Cửa Việt, số 16/
1992), Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp (Ngyễn Đăng Điệp, in trong
Vọng từ con chữ, NXB Văn học, 2003), Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh
mới trong văn xuôi hiện đại qua cấu trúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp (Châu
Minh Hùng, in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu
và giảng dạy, Nxb Giáo dục, H., 2006), bên cạnh đó còn có các luận văn, đề
tài nghiên cứu và tìm hiểu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp… Năm
2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp tất cả những bài phê bình của các nhà
văn, nhà phê bình, nhà sử học… được đăng trên báo in thành sách với nhan đề
“Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” (gồm 54 bài viết), mỗi bài viết bàn về các khía
cạnh khác nhau xoay xung quanh truyện ngắn của chính tác giả. Tất cả những
ý kiến đồng tình – phản đối, khen – chê khác nhau. Các bài viết đều mang
tính chất đối thoại với độc giả, tranh luận lẫn nhau, tạo một cơ sở khách quan
cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, việc đi sâu vào tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của các yếu đi tố
kèm lời dẫn thoại từ góc độ điểm nhìn vẫn chưa được chú ý đến nhiều. Mặt
khác, việc tiến hành đề tài này trên nguồn ngữ liệu truyện ngắn của Ma Văn
Kháng và Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời tiến hành so sánh, làm nổi bật lên

phong cách dẫn thoại của mỗi tác giả cũng là một hướng đi mới.
3. P ạm v n

ên ứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu về đối tượng chính là
các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn
Huy Thiệp.
Đối tượng được chọn làm ngữ liệu khảo sát bao gồm:
- 15 truyện ngắn trong tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn
học, H., 2003.

7


- 15 truyện ngắn trong tập Truyện ngắn của Ma Văn Kháng, Nxb Công
an nhân dân, H., 1996.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong một số truyện
ngắn tiêu biểu của Ma Văn kháng và Nguyễn Huy Thiệp.
- Phân loại các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngăn của Ma Văn
Kháng và Nguyễn Huy Thiệp.
- Sử dụng lí thuyết điểm nhìn để lí giải, phân tích sự chi phối của của
điểm nhìn đối với việc sử dụng các yếu tố đi kèm, và mục đích sử dụng các
yếu tố đó trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp.
4. Mụ t êu n

ên ứu


- Vận dụng cơ sở lí thuyết đã được xây dựng để khảo sát và phân loại
các yếu tố đi kèm lời dẫn thoại thực hiện HĐNN xuất hiện trong truyện ngắn
của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp.
- Lý giải cách sử dụng các yếu tố kèm lời dẫn thoại của Ma Văn Kháng
và Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó xem xét ảnh hưởng của điểm nhìn trong việc
quan sát, miêu tả các yếu tố đó. Từ đó thấy được đặc trưng phong cách trong
việc dẫn lời của mỗi tác giả.
5. P ƣơn p áp n

ên ứu

Nghiên cứu đề tài Các yếu tố kèm lời dẫn thoại qua khảo sát truyện
ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các yếu tố kèm lời dẫn thoại
thực hiện HĐNN trong các lời dẫn trên ngữ liệu truyện ngắn của Ma Văn
Kháng và Nguyễn Huy Thiệp. Kết quả khảo sát sẽ được tiến hành thống kê,

8


phân loại theo những tiêu chí chung để từ đó rút ra đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu.
b. Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích diễn ngôn
- Phương pháp phân tích ngữ dụng
c. Phương pháp phân tích tu từ học
d. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những đặc trưng nổi

bật mang tính chất riêng biệt qua cách sử dụng các yếu tố kèm lời dẫn thoại
trong truyện ngắn của hai tác giả Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp
e. Phương pháp phân tích liên ngành
Do đối tượng nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát của luận văn là các văn
bản nghệ thuật nên ngoài những tri thức ngôn ngữ làm nền tảng thì chúng tôi
còn tham khảo và sử dụng một số tri thức của một số lĩnh vực khác như lí
luận văn học, phê bình văn học, xã hội học, tâm lí học…
6. Cấu trú

ủ luận văn

Ngoài phần mở đầu vầ kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đặc điểm của các yếu tố kèm lời đẫn thoại trong truyện
ngắn của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong truyện ngắn của Ma Văn
Kháng và Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ điểm nhìn

9


C ƣơn 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số lý thuyết liên quan
đến phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: lý thyết hội thoại (về các
HĐNN và các yếu tố kèm lời trong giao tiếp), lý thuyết về thoại dẫn, và lý
thuyết diểm nhìn.
1.1 Lý t u ết ộ t oạ
Các yếu tố kèm lời dẫn thoại trong thoại dẫn liên quan trực tiếp đến quá
trình hội thoại. Vì thoại dẫn là dẫn lời nói của người khác vào diễn ngôn của

mình, nên để hiểu được thoại dẫn thì những hiểu biết về hội thoại là rất cần
thiết. Trong quá trình thực hiện, khi nói về vấn đề hội thoại, chúng tôi không
nhắc lại toàn bộ lý thuyết hội thoại mà chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan
đến đề tài của luận văn.
1.1.1. N ữ cản
Nói tới giao tiếp không thể không nói tới ngữ cảnh. Cuộc hội thoại bao
giờ cũng phải xảy ra trong một ngữ cảnh nhất định. Những lời được nói ra
hoặc viết ra khi chúng ta giao tiếp với nhau được gọi là diễn ngôn (ngôn bản).
Trong một hoạt động giao tiếp, loại trừ diễn ngôn ra, các nhân tố tham gia vào
hoạt động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh.
Ngữ cảnh được định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt” như sau: “Ngữ
cảnh là toàn bộ nói chung những đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa
và giá trị cụ thể của đơn vị ngôn ngữ đó trong chuỗi lời nói” [42; 894]. Đây
là định nghĩa dựa trên quan niệm “ngữ cảnh trong phạm vi hẹp. Ngữ cảnh
đồngnghĩa với chu cảnh ngôn ngữ”.
Tác giả Đỗ Hữu Châu khi trình bày về các nhân tố giao tiếp đã nhắc
đến một cách khá cụ thể và chi tiết nhân tố ngữ cảnh. Theo ông, ngữ cảnh bao
gồm những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn

10


ngôn [5; 15]. Cũng theo Đỗ Hữu Châu, ngữ cảnh là một tổng thể bao gồm các
nhân tố: nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn, hoàn cảnh giao tiếp
(hoàn cảnh giao tiếp rộng), thoại trường (hoàn cảnh giao tiếp hẹp), và hệ
thống tín hiệu ngôn ngữ.
Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá
nhân. Quan hệ này được xét theo hai trục: quan hệ ngang và quan hệ dọc.
- Quan hệ ngang (quan hệ thân sơ): quan hệ này được đặc trưng bằng
yếu tố “khoảng cách” một ẩn dụ không gian biểu trưng cho sự gần gũi hoặc

xa cách trong quan hệ. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ ngang như: những
dấu hiệu bằng lời và những dấu hiệu cử chỉ, điệu bộ và dấu hiệu kèm lời.
- Quan hệ dọc (quan hệ vị thế): là quan hệ tôn ti xã hội, tạo thành các
đơn vị trên dưới xếp thành từng bậc trên trục dọc. Quan hệ này được đặc
trưng bằng yếu tố quyền lực, nó phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như:
cương vị xã hội, giới tính, tuổi tác… tùy theo quan niệm văn hóa khác nhau
của mỗi dân tộc. Có rất nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế khi giao tiếp.
Trong đó các dấu hiệu cử chỉ, điệu bộ là một trong những yếu tố quan trọng
thể hiện vị thế của những người tham gia giao tiếp.
1.1.2. H n độn n ôn n ữ
1.1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
J. Austin đã xuất phát từ sự phân biệt các phát ngôn khảo nghiệm và
phát ngôn ngữ vi để đưa ra cách hiểu nền tảng về hành động ngôn ngữ như
sau: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một
loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn
ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết)SP1 nói ra một phát ngôn U
cho người nghe (hoặc đọc) SP2 trong ngữ cảnh C”. [dẫn theo 5; 88].
Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), tác giả Đỗ Hữu Châu đã
tìm hiểu các quan niệm mà Austin đưa ra khi nghiên cứu về hành động ngôn
ngữ. Trong đó, theo J. Austin, có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: Hành vi

11


tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Khi phát ra phát ngôn U, SP 1 thực
hiện đồng thời ba hành vi này [5; 88]
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo thành một phát ngôn về hình
thức và nội dung. Tức là hành động tạo ra một biểu thức có đủ nghĩa bằng từ
ngữ. Đây là hành động cơ sở chung cho mọi hành động ngôn ngữ.

Hành vi mượn lời là hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, hay chính
là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người
nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Các hiệu quả của hành vi mượn lời
này phân tán, không tính toán được và không có tính quy ước. Hiện tượng
đích ngôn trung làm cho hành động ngôn trung có hiệu quả gọi là hiệu quả
dụng ngôn.
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Hành vi ở lời (hành động ngôn trung) là cái chức năng, cái đích hay mục đích
trong ý nghĩ của người nói. Chúng được thực hiện bằng một lực thông báo
trong một phát ngôn, chúng là chức năng của phát ngôn đó. Ví dụ: Người nói
thực hiện hành vi hỏi, sai khiến, chào, cám ơn, hứa… thì các ý hỏi, sai khiến,
chào, cám ơn, hứa đó là cái đích trong ý nghĩ của người nói, là chức năng của
phát ngôn chứa chúng ( và cũng được gọi là lực ngôn trung). Hiệu quả của
các hành vi ở lời là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra
một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Chẳng hạn như
hành vi hỏi của SP1 đòi hỏi SP2 phải có hành vi hồi đáp, trả lời…
Hành vi ở lời là hành vi quan trọng nhất trong ba loại hành động ngôn
ngữ theo phân loại của Austin. Hành vi ở lời chính là đối tượng quan tâm của
ngữ dụng học. Các phát ngôn ngữ vi là sản phẩm, cũng là phương tiện của các
hành vi ở lời. Chính vì vậy, ngữ dụng học chỉ quan tâm đến các hiệu lực ở lời
và sử dụng khái niệm hành động ngôn ngữ để chỉ khái niệm được thu hẹp nội
hàm đó là hành vi ở lời.

12


Cũng theo tác giả Đỗ Hữu Châu, ĐTNN là các động từ biểu thị, gọi tên
các hành động ngôn từ ( mà ông gọi đó là các hành vi ngôn ngữ). Trong tiếng
Việt, ĐTNN bao gồm:
- Động từ chỉ cách thức nói năng như: Làu bàu, ngắc ngứ, oang oang…

- Động từ chỉ các hành động ở lời như: Chất vấn, nói kháy, vặn, đe,
chửi, hỏi kháy…
- Động từ ngôn hành: Hứa, xin, cảm ơn…
1.1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã tập hợp các công trình nghiên cứu, phân loại
HĐNN quan trọng của một số nhà nghiên cứu nước ngoài như: Austin,
Wierzbicka, Searle, D. Wunderlich và F. Recanati, K. Bach và R.M.
Harnish… [5; 120].
a) Phân loại của Austin
Austin đã phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh thành 5 phạm
trù đó là: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử. Tuy nhiên, thử
nghiệm ban đầu này của Austin cũng gặp phải những hạn chế lớn, đó là
không có sự tương thích hoàn toàn giữa các hành động ngôn ngữ và động từ
ngữ vi: Không phải hành động ngôn ngữ nào cũng có động từ ngữ vi tương
ứng, và nhiều động từ ngữ vi khác nhau có thể biểu thị cùng một hành động
ngôn ngữ. Do đó, việc phân loại theo tiêu chí này sẽ dẫn đến hiện tượng
không chínhh xác, chồng chéo nhau.
Cùng hướng phân loại động từ chỉ hành động ngôn ngữ như Austin thì
Wierzbicka (1987) đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa để phân chia động từ nói
năng trong tiếng Anh thành 37 nhóm đó là: nhóm ra lệnh, cầu xin, hỏi, gọi,
cấm, cho phép, tranh cãi, trách mắng, giễu, phê phán, buộc tội, công kích,
cảnh báo, khuyến cáo, cho tặng, khen ngợi, hứa hẹn, cám ơn, tha thứ, than
phiền, cảm thán, đoán định, gợi ý, kết luận, kể, thông tin, tóm tắt, chấp nhận,

13


xác tín, củng cố, nhấn mạnh, tuyên bố, đặt tên thánh, ghi chú, trả lời, tranh
luận, trò chuyện. Tuy vẫn còn hạn chế nhưng bảng phân loại của Wierzbicka
là một gợi ý đáng quý cho người nghiên cứu khi đứng trước việc gọi tên các

hành động ngôn ngữ trong đời sống và trong văn bản nghệ thuật.
b) Phân loại của Searle
Searle là người đầu tiên chỉ ra hạn chế trong bảng phân loại của Austin
như đã nói ở trên. Ông cho rằng trước hết phải phân loại các hành vi ở lời chứ
không phải phân loại các động từ gọi tên chúng. Searle đã liệt kê 12 điểm
khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ có thể dùng làm tiêu chí phân loại, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh bốn tiêu chí dùng để phân loại hành vi ngôn ngữ là:
đích ở lời, hướng khớp ghép ở lời, trạng thái tâm lý và nội dung mệnh đề.
Từ bốn tiêu chí này, Searle đã phân lập được năm loại hành vi ở lời đó là:
- Tái hiện (trước đó được Searle gọi là hành vi xác tín): Đích ở lời là
miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời – hiện
thực, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là
một mệnh đề (có thể dánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai logic. Ví dụ: các
hành vi thuộc nhóm này như: giải thích, chứng minh, nhận xét, khẳng định,
tường thuật, miêu tả, thông báo…
- Điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép): Đích ở lời là đặt người
nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép
hiện thực – lời; trạng thái tâm lý là sự mong muốn của SP1 và nội dung mệnh
đề là hành động tương lai của SP2.
- Cam kết (hứa hẹn, tặng, biếu): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực
hiện hành động tương lai mà SP1 bị ràng buộc; hướng khớp – ghép hiện thực –
lời; trạng thái tâm lý là ý định của SP1 và nội dung mệnh đề là hành động
tương lai của SP1.
- Biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở
lời(vui thích / khó chịu, mong muốn / rẫy bỏ…). Trạng thái tâm lý thay đổi

14


tùy theo từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính

chất nào đó của SP1 hay của SP2.
- Tuyên bố (tuyên bố, buộc tội): Đích ở lời là nhằm làm cho tác dụng
nội dung của hành vi hướng khớp – ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện
thực – lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề.
Việc phân loại hành động ngôn ngữ theo Searle là một đóng góp quan
trọng cho ngôn ngữ học thế giới, và thường được giới nghiên cứu sử dụng.
J.R. Searle đã đưa ra tám kiểu HĐNN đó là:
- Thỉnh cầu
- Khẳng định, trình bày, xác nhận
- Hỏi
- Cám ơn (vì…)
- Khuyên
- Cảnh báo
- Chào đón
- Chúc mừng
Trên thực tế thì các hành động nói cụ thể có số lượng lớn hơn nhiều và
đa dạng về kiểu loại hơn chứ không chỉ dừng lại ở tám kiểu hành động nói
năng như Searle đã trình bày.
Sử dụng lý thuyết hành động ngôn ngữ sẽ cung cấp cho người viết các
tiêu chí để nhận diện, phân loại, mô tả hoạt động của hệ thống hành động
ngôn ngữ trong các truyện ngắn khảo sát của Ma Văn Kháng và Nguyễn Huy
Thiệp, đồng thời vận dụng lý thuyết này để tìm hiểu mối liên hệ giữ các yếu
tố đi kèm với các hành động ngôn ngữ khác nhau. Việc sử dụng các ĐTNN
như thế nào trong lời dẫn thoại cũng thể hiện phong cách dẫn thoại riêng của
mỗi tác giả.

15


1.1.3. Các ếu t kèm lời v p i lời

Trong những cuộc hội thoại, ngoài những yếu tố ngôn ngữ (về từ vưng
và các đơn vị ngữ pháp), người nói còn sử dụng các yếu tố kèm lời và phi lời.
Khi đưa vào tác phẩm văn học, các yếu tố phi lời, kèm lời này được cụ thể
hóa thành các thành phần đi kèm với động từ nói năng trong thoại dẫn hoặc
xuất hiện độc lập trong thoại dẫn để miêu tả một hành động ngôn ngữ nào đó.
Ví dụ: - Vợ Đoan ném toạc đôi đũa v o mâm, n

iến răn : “ông cáu

gì với tôi!”.
Hành động “ném toạch đôi đũa vào mâm” và biểu hiện “nghiến răng” là
các yếu tố kèm với HVNN, nhằm thể hiện thái độ tức giận của nhân vật vợ Đoan.
Về vai trò của các yếu tố kèm lời và phi lời, Birdwhistell đã phát hiện
ra trong một cuộc trò chuyện trực diện thì yếu tố lời nói chiếm chưa đến 35%
còn trên 65% là giao tiếp không lời. Còn Albert Maerabian, một nhà nghiên
cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên 50 của thế kỉ 20, đã nghiên
cứu và cũng đưa ra những số liệu đáng lưu tâm: Trao đổi thông tin diễn ra qua
các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%. Trong khi đó, qua các
phương tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác)
chiếm 38%, còn qua các phương tiện không lời (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…)
thì chiếm tới 55% [Dẫn theo 1; 17].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp bao
gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể) và
giọng điệu thì ngôn ngữ chỉ góp phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động đến
người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên
quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu này đã ghi
vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ
thể. Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người
có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau. Do tốc độ suy nghĩ


16


của con người nhanh hơn lời nói (trung bình 1 phút có thể nghĩ được khoảng
700 đến 1200 từ trong khi chỉ có thể nói với tốc độ khoảng 120 đến 150 từ/ 1
phút). Vì thế, khi lời nói không thể hiện hết thì cơ thể tìm cách bộc lộ ra thông
qua ngôn ngữ cơ thể. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể còn là công cụ hữu hiệu để thể
hiện những điều mà vì hoàn cảnh, tình huống nào đó mà con người không thể
diễn đạt bằng lời. [Dẫn theo 1; 17]
Thường thì giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ đi kèm lời nói, nhưng cũng có
trường hợp nó tồn tại độc lập. Có thể nói, ngôn ngữ chỉ là một bộ phận của
quá trình giao tiếp và trong thực tế thì giao tiếp bằng lời và giao tiếp phi lời
luôn luôn gắn chặt với nhau. Theo nhà nghiên cứu Hồ Lê: “Ngôn hiệu (điệu
bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…) là yếu tố không thể thiếu trong phong cách
nói… Ngôn hiệu có tác dụng phối hợp với lời để diễn đạt ý nghĩa... Nó cũng
sẽ góp phần tạo ra phong cách nói của từng người… Nếu lạm dụng ngôn hiệu
sẽ không tránh khỏi sự thái quá, thậm chí sự lố bịch. Song nếu không biết sử
dụng ngôn hiệu để đến nỗi lúc nào cũng chỉ “nói chay” thì sẽ dễ bị rơi vào
tình trạng nói đều đều, kém sinh động và kém hiệu quả” [34; 465].
1.1.3.1. Các ếu t p i lời
Có thể hiểu các yếu tố phi ngôn ngữ chính là một hệ thống tín hiệu bao
gồm tất cả những cử chỉ, điệu bộ, cách bài trí thoại trường, các âm thanh
ngoài ngôn ngữ, ngữ điệu… (các yếu tố còn lại trừ lời nói) trong hội thoại, có
khả năng tham gia vào điều hành vận động hội thoại.
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học”(tập 2) đã nhận
xét: “Các yếu tố phi lời đóng vai trò nhất định trong việc lí giải nghĩa của lời
nói. Chúng ta biết rằng nghĩa trực tiếp, theo câu chữ của phát ngôn là do lời
diễn đạt. Nhưng nhiều khi chính các yếu tố phi lời mới giúp chúng ta hiểu
đúng lời của nhau, thí dụ qua ánh mắt, nụ cười khẩy mà chúng ta biết được
một lời khen thực ra lại là một câu nói mỉa…” [5; 223]


17


Những yếu tố phụ kèm động từ nói năng như cử chỉ, động tác, cách
thức, thái độ của SP1, không phải là yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ, nhưng lại
thường đi kèm với lời nói hoặc thay thế lời nói.
Đỗ Hữu Châu khi trình bày về lý thuyết hội thoại đã phân biệt giữa yếu tố
kèm lời và phi lời [5; 220]: “Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không
phải những yếu tố kèm lời được dùng trong đối thoại mặt đối mặt. Thuộc yếu tố
phi lời là: cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định
hướng cơ thể, vẻ mặt. ánh mắt. Cũng được tính là tín hiệu phi lời những tín hiệu
âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xô ghế, tiếng huýt sáo, tiếng còi… Có thể
kể vào cả đây trang phục, bài trí của thoại trường tức những tín hiệu âm thanh
không nằm trong hệ thống ngữ âm – âm vị học của ngôn ngữ”.
Ví dụ: Ông Nhân iật nẩ n ười: - Sao? Ông Vang chết rồi? [27; 325]
Ở ví dụ trên, yếu tố phi lời được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ viết
trong lời dẫn là trạng thái “giật nẩy người”. Yếu tố này góp phần thể hiện thái
độ bất ngờ do thần kinh bị tác động một cách đột ngột, đột nhiên biết một
điều mình hoàn toàn không ngờ đến hoặc không nghĩ đến.
Yếu tố phi lời có thể được hiểu là một hệ thống các tín hiệu ngoài ngôn
ngữ, các phương tiện giao tiếp được thực hiện trên cơ sở động lực học (các
động tác, cử động của cơ thể) có khả năng hỗ trợ, thay thế một phần chức
năng của ngôn ngữ tự nhiên.
Xếp vào nhóm các yếu tố phi lời, theo Đỗ Hữu Châu bao gồm:
+ Các yếu tố cơ thể, vận động được tiếp nhận bằng thị giác.
+ Những yếu tố tĩnh như diện mạo, trang phục,… cung cấp những
thông tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội, và trong chừng
mực nhất định cả tính cách của người đối thoại.
+ Tín hiệu về không gian tương tác như tư thế của những người hội thoại,

khoảng cách của họ cũng quan trọng đối với diễn biến của cuộc tương tác.

18


1.1.3.2. Các ếu t kèm lời
Trong sự phân biệt với các yếu tố phi lời, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ
ra: “Yếu tố kèm lời (paraverbal) là các yếu tố mặc dầu không có đoạn tính
như âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính. Không một yếu
tố đoạn tính nào được phát âm ra mà không có yếu tố kèm lời đi theo. Được
kể vào những yếu tố kèm lời là những yếu tố như ngữ điệu, trọng âm, cường
độ, độ dài, chỉnh giọng. Vai trò biểu nghĩa, đặc biệt là biểu nghĩa ngữ dụng
của các yếu tố kèm lời là hiển nhiên” [5; 220].
Ví dụ: Cháu xin bác... - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc
cơ mà! [63; 3]
Như vậy, với cách hiểu về các yếu tố kèm lời và phi lời như đã dẫn ở
trên, có thể thấy vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện hành vi
ngôn ngữ của các yếu tố này. Khi nói về các yếu tố kèm lời và phi lời, Đỗ
Hữu Châu cũng đã khẳng định rằng, trong hội thoại, chúng là những yếu tố
không thể bị loại bỏ khi giao tiếp bằng lời.
Theo Nguyễn Quang, một trong những tác giả nghiên cứu khá nhiều về
ngôn ngữ cử chỉ, thì giao tiếp phi ngôn từ được hiểu hoàn toàn rộng là “toàn bộ
các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã hóa ngôn từ, có nghĩa là
không được mã hóa bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngôn
thanh và phi ngôn thanh. Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn như tốc độ, cường
độ, ngữ lưu,… và các yếu tố ngoại ngôn thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ,
dáng điệu, hiện diện…, thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức,… và
ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp” [25; 17].
Các các giả đã phân biệt và gọi tên các yếu tố trên bằng những thuật
ngữ như: Yếu tố kèm lời, yếu tố phi lời, yếu tố ngoài ngôn ngữ, ngôn ngữ cử

chỉ… Xét theo mục đích của luận văn này đó là nghiên cứu về các yếu tố kèm
lời dẫn (lời dẫn thoại). Trong đó, các yếu tố kèm lời dẫn thoại là những yếu

19


×