Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Luận văn Phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.78 KB, 25 trang )

Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Để góp phần thực hiện một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non
là: “Tăng cường cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
trên cơ sở đó phát triển ngôn ngữ, tư duy và óc tưởng tượng của trẻ.”[14].
Do đó cần hình thành cho trẻ kĩ năng nhận thức về hiện thực xung quanh
giúp trẻ có khả năng tự giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc sống
phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động lao động là một trong những hoạt động giáo dục được trẻ ưa
thích, và là một hoạt động chiếm ưu thế trong việc phát triển KNQS cho trẻ
mầm non. Tuy nhiên trong thực tế thì việc phát triển KNQS cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động lao động vẫn chưa được quan tâm đúng mức, kĩ năng
quan sát của trẻ còn hạn chế. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động
lao động”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển kĩ năng quan sát
cho trẻ 5-6 tuổi, đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ
5-6 tuổi trong hoạt động lao động nhằm nâng cao mức độ hình thành này cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động
lao động.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
hoạt động lao động.



Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

4. Giả thuyết khoa học
KNQS của trẻ 5-6 tuổi sẽ được nâng cao hơn nếu giáo viên biết khai
thác tiềm năng của hoạt động lao động theo hướng kích thích trẻ tận dụng
tối đa các cơ hội sử dụng các giác quan vào quá trình thực hiện nhiệm vụ lao
động một cách có hiệu qủa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển KNQS
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động
5.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trong hoạt động lao động
5.3. Thực nghiệm một số biện pháp phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động lao động
6. Phạm vi nghiên cứu
-Chúng tôi chỉ nghiên cứu KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động lao động của chủ đề thế giới thực vật.
- Nghiên cứu trên 100 trẻ ở trường mầm non Thực hành trên địa bàn
Quận Kiến an- TP Hải phòng.
- Tổ chức điều tra thực trạng và tiến hành thực nghiệm từ tháng 12 đến
tháng 5 năm 2013.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Xây dựng được hệ thống lý luận về việc phát KNQS cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động
8.2. Làm rõ thực trạng của việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trong hoạt động lao động.

8.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển KNQS cho trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động lao động.
2


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1.Những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
* Các nghiên cứu về kĩ năng có 3 hướng chính:
- Nghiên cứu ở mức độ đại cương
- Nghiên cứu ở góc độ tâm lý học và giáo dục lao động
- Nghiên cứu về các kĩ năng trong hoạt động sư phạm.
*Các nghiên cứu về KNQS có 5 hướng chính là:
- Nghiên cứu về vai trò của quan sát
- Nghiên cứu về nội dung quan sát
- Nghiên cứu về phương pháp, phương tiện quan sát
- Nghiên cứu về con đường hình thành KNQS
- Nghiên cứu về đánh giá KNQS.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc
*Các hướng nghiên cứu về kĩ năng:
- Nghiên cứu về tâm lý và kĩ năng lao động
- Nghiên cứu về các kĩ năng trong hoạt động sư phạm
- Nghiên cứu về kĩ năng tổ chức các quá trình sư phạm
* Các hướng nghiên cứu về kĩ năng quan sát:
- Nghiên cứu về việc hình thành kĩ năng quan sát

- Nghiên cứu về hình thức quan sát
- Nghiên cứu về biện pháp quan sát

3


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

1.1.2. Khái niệm “ Biện pháp phát triển kĩ năng quan sát”
1.1.2.1. Khái niệm “kĩ năng”
1.1.2.2. Khái niệm “quan sát”
1.1.2.3. Khái niệm “kĩ năng quan sát”
“Kĩ năng quan sát là khả năng tri giác sự vật hiện tượng trong thế giới
xung quanh có chủ định dựa trên việc nắm được cách thức thực hiện và vận
dụng tri thức, kĩ năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn”.
1.1.2.4. Khái niệm “phát triển kĩ năng quan sát”
“Phát triển kĩ năng quan sát là quá trình thay đổi để nâng cao khả năng
tri giác có chủ định với sự tham gia tích cực tri thức, kinh nghiệm đã có, nhằm
phát hiện ra đặc điểm, thuộc tính của sự vật và hiện tượng xung quanh”.
1.1.2.5. Khái niệm “ biện pháp phát triển kĩ năng quan sát”
Biện pháp phát triển kĩ năng quan sát là cách thức tổ chức hoạt động cho
trẻ của giáo viên nhằm nâng cao khả tri giác sự vật hiện tượng xung quanh
một cách có chủ định với sự tham gia tích cực của quá trình nhận thức”
1.1.3. Quá trình phát triển kĩ năng quan sát của trẻ mầm non:

1.1.4. Đặc điểm của việc phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi.
Đặc điểm phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được biểu hiện
như sau:
- Độ nhạy cảm và khả năng phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài
của sự vật hiện tượng trở lên chính xác và đầy đủ hơn do ở độ tuổi này trẻ có

4


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng ở thế giới xung
quanh mình.
- KNQS của trẻ được phát triển, không chỉ ở số lượng mà ở các chi tiết,
dấu hiệu, thuộc tính, màu sắc…thông qua các hoạt động khác nhau.
- Trẻ biết chủ động tri giác đối tượng phù hợp với nhiệm vụ nhận thức
đã đặt ra.
- Trẻ biết sử dụng hợp lý các giác quan và phối hợp chúng để giải quyết
nhiệm vụ đề ra.
1.1.5. Hoạt động lao động và vai trò của nó đối với việc phát triển KNQS
cho trẻ 5-6 tuổi.
1.1.5.1. Hoạt động lao động ở lứa tuổi mầm non
a. Khái niệm “ Hoạt động lao động”
“Hoạt động lao động là quá trình tác động qua lại giữa con người với
tự nhiêm nhằm thoả mãn nhu cầu của mình, đồng thời hoàn thiện bản thân”
.b. Đặc điểm hoạt động lao động ở lứa tuổi mầm non: LĐ trong trường
MN là một trong những hinh thức hoạt động cơ bản, nội dung lao động
phong phú, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ. LĐ được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau và trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
1.1.5.2. Vai trò của hoạt động lao động đối với việc phát triển kĩ năng
quan sát
Thứ nhất là trẻ có cơ hội quan sát trong suốt quá trình lao động
Thứ hai là yêu cầu cần so sánh trong quá trình lao động làm cho quan
sát chi tiết hơn.
Thứ ba là trẻ có cơ hội rèn luyện kĩ năng quan sát trên mọi phương diện
1.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi

trong hoạt động lao động.
Thứ nhất: đặc điểm phát triển của trẻ 5-6 tuổi
5


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Thứ hai: môi trường hoạt động:
Thứ ba: cách tổ chức hoạt động của giáo viên
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển KNQS trong HĐLĐ
1.2.1. Thực trạng của việc phát triển KNQS cho trẻ 5-6 tuổi.
1.2.1.1. Mục đích điều tra: Điều tra nhận thức của giáo viên về việc phát
triển KNQS và các biện pháp, kinh nghiệm họ đã sử dụng trong tổ chức hoạt
động lao động cho trẻ.
1.2.1.2. Đối tượng điều tra: Điều tra trên 70 giáo viên mầm non thuộc địa
bàn thành phố HP
1.2.1.3. Nội dung điều tra
Điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển
KNQS, quan niệm về KNQS, những ưu thế của các hoạt động đối với việc
phát triển KNQS, ý nghĩa của HĐLĐ đối với việc phát triển KNQS.
Điều tra việc phát triển KNQS cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non
trong HĐLĐ
1.2.1.4.Cách tiến hành và kết quả
a. Cách tiến hành: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên mầm non
b. Thời gian điều tra: Từ ngày 09/12 đến ngày 16/12 năm 2012
c. Kết quả điều tra:
* Nhận thức của giáo viên: Hầu hết giáo viên đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc hình thành KNQS cho trẻ 5-6 tuổi, nhận thấy ưu thế và ý
nghĩa của HĐLĐ trong việc hình thành KNQS cho trẻ, nhưng hiểu chưa đầy
đủ về khái niệm KNQS.

* Việc hình thành KNQS cho trẻ 5-6 tuổi: Gần một nửa giáo viên chưa
nắm được quy trình tổ chức HĐLĐ. Giáo viên ít quan tâm đến việc lập kế
hoạch lao động cho trẻ, mà họ chú trọng nhiều nhất là việc tạo môi trường
hoạt động. Giáo viên đã biết sử dụng các hình thức tổ chức, nhưng về
phương tiện thì chủ yếu sử dụng tranh ảnh.
6


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

* Nhận xét thực trạng trên
- Ưu điểm: Giáo viên đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc hình
thành và phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ, thấy rõ được ưu thế của hoạt
động lao động đối với việc phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ. Ngoài ra giáo
viên đã biết cách xây dựng môi trường cho việc tổ chức hoạt động lao động
như góc thiên nhiên, vườn trường, sân trường…
- Hạn chế: Phương pháp tổ chức hoạt động lao động của giáo viên
chưa hiệu quả, giáo viên chưa nắm được quy trình tổ chức hoạt động lao
động. Do sự quan tâm đầu tư chưa đúng mức của các cấp lãnh đạo đặc biệt là
về phía nhà trường như việc đầu tư dụng cụ lao động, thiết kế khoảng không
gian hợp lý, bổ sung thường xuyên đối tượng lao động, và đặc biệt là sự chỉ
đạo chưa sát sao cũng như chưa có yêu cầu cụ thể của các cấp lãnh đạo về
lĩnh vực này.
1.2.2. Thực trạng mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi
2.2.1. Mục đích khảo sát : Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng mức độ phát
triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi
2.2.2. Đối tƣợng khảo sát: Khảo sát trên 100 trẻ tại 2 lớp của trường mầm
non Thực Hành- Quận Kiến an - TP Hải phòng.
2.2.3. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển KNQS của
trẻ 5-6 tuổi

a, Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1: Chủ động sử dụng giác quan (2đ)
Tiêu chí 2: Phối hợp sử dụng các giác quan hợp lý (4đ)
Tiêu chí 3: Giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ quan sát (4đ)
b, Thang đánh giá
- Loại tốt : từ 9 - 10 điểm
-Loại trung bình : từ 5 - < 7 điểm
7


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

-Loại khá : từ 7 - < 9 điểm
-Loại yếu : < 5 điểm
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát và kết quả
a. Cách tiến hành: Chúng tôi sử dụng hệ thống bài tập sau:
Bài 1: Quan sát cây hoa hồng
Bài 2: Quan sát một số loại rau
Bài 3: Quan sát một số loại quả.
Công cụ khảo sát: Vật thật.
Khảo sát riêng biệt với từng trẻ ở địa điểm riêng.
b. Kết quả khảo sát:
Bảng 1.6. Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi
(tính theo %)
Đối tƣợng
Số
khảo sát
trẻ
( trẻ 5-6 tuổi)


Mức độ
Trung
Khá
bình

Tốt

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Lớp 5TC1

50

10


20

15

30

19

38

6

12

Lớp 5TC2

50

6

12

13

26

20

40


11

22

Tổng

100

16

16

28

28

39

39

17

17

Biểu đồ1.6. Mức độ phát triển kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi (tính theo %)
Tỉ lệ%

16%


17%

28%
39%

8

Tốt
Khá
Trunh bình
Yếu


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Bảng 1.7. Kết quả khảo sát mức độ phát triển kĩ năng quan sát
của trẻ 5-6 tuổi (tính theo tiêu chí)
Đối tƣợng khảo sát (trẻ

Số

Tiêu chí đánh giá

5-6 tuổi)

trẻ

TC1

Lớp 5TC1


50

1.55

2.55

2.63

6.73

Lớp 5TC2

50

1.47

2.40

2.46

6.33

TBC

100

1.5

2.5


2.6

6.6

TC2 TC3



Biểu đồ 1.7.Thực trạng MĐ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi
( theo tiêu chí)
3
2.5
2
Điểm 1.5
1
0.5
0

2.5

2.6

1.5
Điểm

TC1

TC2


TC3

Tiêu chí

Kết quả khảo sát cho ta thấy mức độ phát triển KNQS của trẻ không
cao, số trẻ đạt ở mức trung bình chiếm ưu thế, số trẻ đạt loại tốt còn ít và số
trẻ đạt loại yếu thì còn nhiều. Điểm tính theo tiêu chí đều đạt ở mức trung
bình. Tiêu chí 1 có điểm cao hơn cả, tiêu chí 2 và 3 đều đạt ở mức thấp.
Điểm trung bình là 6.6 điểm . Như vậy mức độ hình thành KNQS của trẻ
không đồng đều và còn ở mức độ thấp.
Kết luận chƣơng 1

9


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KNQS CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
2.1.Cơ đề xuất biện pháp nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2.1.1. Dựa vào mục đích giáo dục trẻ mầm non.
2.1.2. Dựa vào quy luật vận dộng của đối tượng quan sát và khả năng nhận
thức của trẻ.
2.2.3. Dựa vào quy trình tổ chức hoạt động lao động.
2.2. Đề xuất biện pháp phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
Biện pháp 1: Tạo môi trường mở, kích thích trẻ tự do lựa chọn nhiệm vụ
lao động dựa trên kết quả quan sát.
a. Mục đích: Định hướng sự quan sát cho trẻ, kích thích trẻ tích cực quan
sát, tạo cơ hội cho trẻ được tương tác lẫn nhau trong quá trình lựa chọn

nhiệm vụ cũng như trong quá trình hoạt động.
b. Ý nghĩa: Làm cho trẻ luôn thích thú, làm nảy sinh những ý tưởng về hoạt
động mới nào đó, trẻ có cơ hội để so sánh, đối chiếu, qua đó trẻ sẽ tự lựa
chọn cho mình được một nhiệm vụ lao động hấp dẫn.
- Việc tạo môi trường mở sẽ làm cho môi trường luôn gần gũi với đứa
trẻ và trẻ có cơ hội được làm chủ môi trường, từ đó sẽ xuất hiện nhu cầu
được hoạt động, được làm một điều gì đó cho môi trường vì thế trẻ sẽ dễ
dàng lựa chọn nhiệm vụ lao động cho mình.
c. Cách tiến hành:
Việc tạo môi trường có thể được thực hiện cụ thể theo từng tuần với
chủ đề như sau:
Tuần 1:“ Khu vườn của bé
Tuần 2:“Bác làm vườn tí hon”
10


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Tuần 3:“Bác làm vườn thông minh
Tuần 4: “Khu vườn đón bạn mới”
Tuần 5:“Bạn của nhà nông”
Tuần 6:“Tìm bạn cho cây”
Tuần 7: “Khu vườn đáng yêu”
Tuần 8: “Hội mùa”.
Ở mỗi tuần chúng tôi có sự thay đổi làm cho môi trường luôn luôn mới,
tạo ra sự thích thú, hấp dẫn trẻ, kích thích trẻ tích cực quan sát lựa chọn
nhiệm vụ lao động.
Biện pháp 2: Phối hợp nhiều hình thức lao động, tạo cơ hội cho trẻ tích
luỹ kinh nghiệm quan sát qua nhiều tình huống.
a, Mục đích:

- Trẻ được quan sát trong quá các hình thức lao động khác nhau.
- Trẻ có cơ hội được so sánh, đối chiếu các cách lao động qua quá trình
quan sát các đối tượng, dụng cụ lao động, vật liệu lao động. Củng cố và mở
rộng KNQS cho trẻ.
b. Ý nghĩa:
Trẻ có nhiều cơ hội để tích luỹ những kinh nghiệm quan sát các đối
tượng cụ thể qua sự đa dạng hoá các loại hình lao động. Trẻ được rèn luyện
KNQS thường xuyên, có hệ thống.
c, Cách tiến hành:
Các hình thức lao động như: Giao nhiệm vụ; Lao động cá nhân; Hình
thức lao động tập thể; Hình thức lao động trực nhật; Phối hợp các hình thức
lao động trên. Ở mỗi hình thức lao động đều có những ưu thế riêng để phát
triển KNQS cho trẻ. Do đó để phát huy các ưu thế của các hình thức lao
động trong việc phát triển KNQS cho trẻ, giáo viên cần phải biết lựa chọn
hình thức lao động cho phù hợp với khả năng của trẻ của lớp mình.
11


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Biện pháp 3: Đa dạng hoá nội dung đánh giá, hình thức đánh giá và tự
đánh giá, kích thích trẻ tự giác, tích cực rèn luyện kĩ năng quan sát trong
quá trình lao động.
a, Mục đích:
Kích thích trẻ hứng thú quan sát trong quá trình lao động. Củng cố các
KNQS đã được. Tạo cơ hội cho trẻ được so sánh, đối chiếu kết quả lao động
với nhiệm vụ tự chọn.
b, Ý nghĩa:
Đánh giá không chỉ là một khâu, một phương tiện giáo dục có hiệu quả,
đánh giá còn kích thích trẻ tích cực hoạt động hơn, mong muốn đạt kết quả

cao hơn trong hoạt động. Điều đó sẽ sẽ thúc đẩy trẻ quan sát sự vật hiện
tượng, để trẻ tự đánh giá sẽ buộc trẻ phải có kĩ năng quan sát.
c, Cách tiến hành:
- Đa dạng hoá nội dung đánh giá: Đánh giá việc lựa chọn nhiệm vụ lao
động, lập kế hoạch lao động, thực hiện kế hoạch lao động.
- Đa dạng hoá hình thức đánh giá: đánh giá trong quá trình lao động đánh giá sau lao động; đánh giá trực tiếp- đánh giá gián tiếp; đánh giá bằng
tài liệu trực quan; đánh giá kết hợp với khen thưởng…
- Kích thích trẻ tự đánh giá: Việc kích thích trẻ tự tự đánh giá sẽ buộc trẻ
phải quan sát trong suốt quá trình lao động nhờ đó mà trẻ được rèn luyện
KNQS qua nhiều các tình huống làm cho KNQS của trẻ ngày càng phát triển.

12


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển KNQS cho trẻ MG5-6 tuổi

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho
nhau. Để phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ, giáo viên cần linh hoạt khi vận
dụng và phối hợp các biện pháp này.
Kết luân chƣơng 2

13


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KĨ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
3.1. Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả
việc sử dụng những biện pháp phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ đã đề xuất
ở chương 2, đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu
và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
3.2. Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp
phát triển kĩ năng quan sát trong quá trình tổ chức các HĐLĐ cho trẻ ở
trường mầm non là:
Biện pháp 1: Tạo môi trường mở, kích thích trẻ tự do lựa chọn nhiệm vụ lao
động dựa trên những quan sát tích cực.
Biện pháp 2: Phổi hợp nhiều hình thức lao động, tạo cơ hội cho trẻ tích luỹ
kinh nghiệm quan sát qua nhiều tình huống.
Biện pháp 3: Đa dạng hoá nội dung đánh giá,hình thức đánh giá và tự đánh giá,
kích thích trẻ tự giác, tích cực rèn luyện KNQS trong quá trình lao động.
Các biện pháp này được phối hợp sử dụng trong quá trình tổ chức các
hoạt động lao động cho trẻ ở trường mầm non trong chủ đề Thực vật.
3.3. Mẫu thực nghiệm: Thực nghiệm trên 70 trẻ ở hai lớp 5C1, 5C2Trường Mầm non Thực hành - TP Hải phòng. Giáo viên ở hai lớp có trình độ
tương đương nhau.
3.4.Cách tiến hành thực nghiệm:
- Tại lớp ĐC giáo viên tiến hành hoạt động như bình thường
-Lớp TN chúng tôi áp dụng các biện pháp đã đề xuất ở chương 2.
- Quá trình TN chia 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khảo sát mức độ phát triển KNQS trước thực nghiệm của 100
trẻ tại hai lớp TN và ĐC.
14


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Giai đoạn 2: Tổ chức thực nghiệm.

Giai đoạn3:Khảo sát sự phát triển KNQS sau TNở lớpTN và ĐC.
3.5.Kết quả thực nghiệm
a.Mức độ phát triển KNQS của trẻ hai lớp TN và ĐC trước TN:
Bảng 3.1. Mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 ở hai lớp TN và ĐC
trước TN ( tính theo %)
Mức độ
Lớp

Số trẻ

TN

35

ĐC

Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4
11.43 13

37.14 13
37.14 5
14.29

35

5

14.29

15

42.86

11

31.42

4

11.43

Biều đồ 3.1: Mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 ở nhóm
TN và ĐC trước TN ( tính theo %)
42.86

45

37.14


37.14

40

31.42

35
30
Tỉ lệ %

25
20
15

14.29
11.43

14.29
11.43

TN
ĐC

10
5
0
Tốt

khá


yếu

Trung bình
Mức độ

Bảng 3.2: Mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 ở nhómTN và ĐC
trước TN ( tính theo tiêu chí)
Lớ

Số

Tiêu chí đánh giá

p

trẻ

1

2

3

TN

35

1.53

2.46


2.51

6.50

ĐC

35

1.56

2.49

2.56

6.60

15

X


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Biều đồ 3.2: Mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 nhóm TN và ĐC
trước TN ( tính theo tiêu chí)
3

2.51 2.56


2.46 2.49

2.5
2

1.53 1.56

Điểm 1.5

TN
ĐC

t

1
0.5
0
TC1

TC2

TC3

Tiêu chí

Kết quả trên cho thấy mức độ phát triển KNQS ở cả hai lớp trước TN là
tương đồng và đều ở mức trung bình khá. Số trẻ đạt loại yếu còn nhiều.
Điểm TB của cả hai lớp đều chỉ đạt ở mức độ TB là 6.50 và 6.60 điểm. Xét
về tiêu chí, của các tiêu chí vẫn còn thấp nhất là tiêu chí 2 và 3. Để kiểm
nghiệm sự chênh lệch về kết quả giữa hai lớp TN và ĐC trước TN có ý nghĩa

hay không, chúng tôi sử dụng công thức kiểm định độ tin cậy
T- Student và kết quả là Tsố ở hai lớp TN và ĐC trước TN là hoàn toàn không có ý nghĩa.
b. Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở hai lớp TN và ĐC sau TN:
Bảng 3.3. Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi hai lớp TN và ĐC sau
TN ( Tính theo%):

Lớp

TN

Mức độ

Số
trẻ

Tốt
SL

%

Khá
SL

%

35 10 28.57 15 42.86

16


Yếu

TB
SL

%

SL

%

9

25.71

1

2.86


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

ĐC

35

5

14.29 15 42.86 12 34.28


3

8.57

Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở hai lớp TN và ĐC
sau TN ( Tính theo%)
42.86 42.86

45
40

34.28

35
30
Tỉ lệ %

28.57

25.71

25
20
15

TN
ĐC

14.29
8.57


10

2.86

5
0
Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Mức độ

Bảng 3.4. Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở hai lớpTN và ĐC sau
TN ( tính theo tiêu chí)
Lớp

Tiêu chí

Số



trẻ

1


2

3

TN

35

1.76

2.81

3.01

7.59

ĐC

35

1.61

2.50

2.63

6.74

Biểu đồ 3.4. Mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau

TN ( tính theo tiêu chí)

17


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

3.5
3

2.5

2.5
Mức độ

2

3.01
2.63

2.81

1.76
1.61

1.5

TN
ĐC


t

1
0.5
0
TC1

TC2

TC3

Tiêu chí

Kết quả sau TN của hai lớp TN và ĐC có sự khác biệtrõ rệt: Số
lượng trẻ đạt loại tốt và khá ở lớp TN đã tăng lên, sốtrẻ số trẻ đạt loại yếu
chỉ còn 2.86 %. Trong khi đó ở lớp ĐC thìsố lượng trẻđạt loại tốt vẫn giữ
nguyên và số trẻ đạt loại khá vàtrung bình vẫn rất cao, loại yếu thì giảm
chậm. Xét về tiêu chí,điểm của cả 3 tiêu chí ở lớp TN đều cao hơn điểm của
lớp ĐC.Trẻ ở lớp TN tỏ ra nhanh nhẹn, chủ động sử dụng các giác quan,biết
phối hợp các giác quan để hoàn thành nhiệm vụ QS.
c. So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở lớp TN trước và sau TN:
Bảng 3.5. So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN
trước và sau TN ( tính theo %)
Lớp

Mức độ

Số
trẻ


Tốt
SL

%

Khá
SL

%

Yếu

TB
SL

%

SL

%

TTN

35

4

11.43 13

37.14 13


37.14 5

14.29

STN

35

10

28.57 15

42.86 9

25.71 1

2.86

Biểu đồ35. So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm
TN trước và sau TN ( tính theo %)

18


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

42.86

45

40

37.14

37.14

35
28.57

30
Tỉ lệ %

25.71

25
Trước TN

20
15

14.29

11.43

Sau TN

10
5

2.86


0
Tốt

Khá

Yếu

Trung bình
Mức độ

Bảng 3.6. So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ở lớp TN
trước và sau TN ( tính theo tiêu chí)
Thời gian

Số

Tiêu chí đánh giá



trẻ

TC 1

TC 2

TC3

Trước TN


35

1.52

2.46

2.51

6.50

Sau TN

35

1.76

2.81

3.01

7.59

Biểu đồ3.6: So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm
TN trước và sau TN ( tính theo tiêu chí)
3.5
2.81
2.46

3

2.5
Đi ểm

2

3.01
2.51

1.76
1.52

Trước TN

1.5

Sau TN

1
0.5
0
TC1

TC2

TC3

Ti êu chí

Mức độ phát triển KNQS ở lớp TN sau TN tăng lên rõ rệt . Đặc biệt số
trẻ đạt loại tốt và loại khá. Số trẻ đạt loại yếu giảm mạnh. Về tiêu chí sau sau

19


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

TN trẻ đã chủ động hơn khi khảo sát đối tượng, trẻ sử dụng giác quan một
cách thuần thục và biết giải thích đươc kết quả quan sát.
d. So sánh mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở lớp ĐC trước và
sau TN: Mức độ phát triển KNQS của trẻ ở nhóm ĐC có cao hơn trước
nhưng không đáng kể. Xét về tiêu chí thì còn nhiều trẻ chưa sử dụng giác
quan ngay sau khi cô giao nhiệm vụ, trẻ vẫn tỏ ra lúng túng khi phối hợp các
giác quan vì thế mà kết quả quan sát chưa cao.

20


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

e. Kiểm định hiệu quả Thực nghiệm
Kiểm định độ khác biệt kết quả mức độ phát triển KNQS của trẻ5-6 tuổi ở
nhóm TN trước và sau TN


TG

S

T( n= 35)

Tα(α= 0.05)


3.10

2.04

TTN 6.50 1.64
STN 7.59 1.37
Nhìn vào kết quả trên ta thấy T > Tα ( 3.1 > 2.04) nên sự khác biệt về
điểm số ở nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa
Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ hình thành KNQS của
trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau TN
Lớp



TN

7.59 1.38

S

T( n= 35)

Tα (α= 0.05)

2.73
ĐC

2.04


6.74 1.42

Từ bảng trên cho ta thấy kết quả phát triển KNQS của nhóm TN cao hơn
nhóm ĐC. Trong đó độ lệch chuẩn của nhóm TN lại nhỏ hơn nhóm ĐC.
Điều này đã được kiểm định bằng phép kiểm T- Test và cho thấy T > Tα
(2.73 > 2.04). Như vậy sự khác biệt về kết quả trên là hoàn toàn có ý nghĩa
với độ tin cậy là 95%.
Kiểm định độ khác biệt kết quả mức độ phát triển KNQS của trẻ 5-6 tuổi ở
lớp ĐC trước và sau TN
Thời gian



S

TTN

6.60

1.47

STN

6.74

1.42

21

T (n=35)


Tα (α=0.05)

0.4

2.04


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

Kết quả kiểm định bằng công thức tính độ tin cậy T- Student ở trên
cho thấy T< Tα ( 0.4 < 2.04). Như vậy sự chênh lệch về kết quả trước và sau
TN của lớp ĐC là không có ý nghĩa. Sự tăng lên về điểm số ấy chỉ là sự phát
triển theo chiều tỉ lệ thuận với kinh nghiệm và nhận thức của trẻ, không nói
lên việc sử dụng các biện pháp của giáo viên mang lại hiệu quả.
Kết luận chƣơng 3

PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy biện pháp phát triển kĩ năng
quan sát là cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ của giáo viên nhằm nâng cao
khả tri giác sự vật hiện tượng xung quanh một cách có chủ định với sự tham
gia tích cực của quá trình nhận thức.
1.2.Hoạt động lao động là một hoạt động có nhiều ưu thế để phát triển
KNQS cho trẻ như: Trẻ có cơ hội quan sát trong suốt quá trình lao động. Trẻ
có cơ hội quan sát trong suốt quá trình lao động. Quá trình lao động của trẻ
được bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ lao động - thực hiện nhiệm vụ lao
động - kết thúc lao động. Trong quá trình đó ở mỗi một khâu trẻ đều có cơ
hội luyện tập kĩ năng quan sát của mình. Vì thế giáo viên cần tận dụng từng
khâu của quá trình lao động để đưa ra các biện pháp tác động cho phù hợp.

1.3. Thực tiễn hiện nay cho thấy các nhà giáo dục cũng đã và đang quan
tâm đến việc hình thành và phát triển KNQS cho trẻ. Tuy nhiên qua khảo sát
thực trạng thì mặc dù giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
phát triển KNQS cho trẻ nhưng chưa đầy đủ, giáo viên ít tổ chức HĐLĐ cho
trẻ và khi tổ chức thì còn lúng túng, không đúng quy trình, chưa chú trọng
22


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

đến phát triền KNQS cho trẻ. Mức độ hình thành KNQS của trẻ mới chỉ đạt
ở mức trung bình, vẫn còn nhiều trẻ đạt ở mức yếu kém, chênh lệch điểm số
giữa các trẻ khá cao.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do việc hình thành và phát triển
KNQS cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà
trường cũng không có những tiêu chí cụ thể để đánh giá việc hình thành và
phát triển KNQS cho trẻ, do vậy dẫn đến tư tưởng của giáo viên cũng chưa
coi trọng, và thực hiện thường xuyên, ngoài ra điều kiện vật chất còn thiếu
thốn, diện tích góc thiên nhiên và sân vườn còn hạn chế, đối tượng quan sát
còn nghèo nàn, dụng cụ lao động thì thiếu thốn và đơn điệu.
1.4. Việc xây dựng một số biện pháp phát triển KNQS cho trẻ cần dựa
vào: Mục đích của GDMN, dựa vào quy luật của đối tượng quan sát và khả
năng nhận thức của trẻ, và dựa vào quy trình của HĐLĐ. Trên cơ sở đó
chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp phát triển KNQS cho trẻ như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường mở, kích thích trẻ tự do lựa chọn nhiệm vụ
lao động dựa trên kết quả quan sát.
Biện pháp 2: Sử dụng đa dạng các hình thức lao động, tạo cơ hội cho trẻ
tích luỹ kinh nghiệm quan sát qua nhiều tình huống
Biện pháp 3: Đa dạng hoá nội dung và hình thức đánh giá, kích thích trẻ
tự giác, tích cực rèn luyện kĩ năng quan sát trong quá trình lao động.

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn
nhau, vì thế khi sử dụng giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và phù hợp với
mỗi nội dung hoạt động và phù hợp với khả năng của trẻ.
1.5. Kết quả thực nghiệm các biện pháp phát triển KNQS cho trẻ 5-6
tuổi cho thấy: Mức độ phát triển KNQS của trẻ ở lớp TN có sự tiến bộ rõ nét,
sau TN trẻ tỏ ra nhanh nhẹn, chủ động hơn khi tiếp xúc với đối tượng cần
khảo sát, trẻ biết sử dụng đúng giác quan vào giải quyết nhiệm vụ khảo sát
23


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

và thực hiện một cách thuần thục, vì thế mà trẻ giải quyết nhiệm vụ cô giao
với kết quả cao. Kết quả trên chính là một quá trình luyện tập của trẻ thông
qua việc tổ chức hướng dẫn của giáo viên với những nội dung hoạt động và
biện pháp thực nghiệm đã được đề xuất. Qua quan sát thực tế cũng như kết
quả bằng điểm số của trẻ theo tiêu chí thì chúng tôi thấy kết quả mức độ hình
thành KNQS của trẻ được nâng lên, trẻ biết phối hợp các giác quan để khảo
sát đối tượng, kết quả quan sát của trẻ được phản ánh đầy đủ và chính xác.
2. Kiến nghị sƣ phạm
Từ những kết luận trên đây, chúng tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sau:
2.1. Cần thay đổi nhận thức của các lực lượng tham gia vào quá trình
GD trẻ MN( Cán bộ quản lý chỉ đạo chương trình GD, giáo viên MN, phụ
huynh) về tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với sự phát triển nhận
thức của trẻ nói riêng, phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung. Cần nhận
thức được rằng lao động không chỉ giúp trẻ có thể tự lập trong sinh hoạt, tự
phục vụ mà còn là cơ hội rèn luyện quá trình nhận thức giúp trẻ giải quyết dễ
dàng và linh hoạt các vấn đề này trong cuộc sống.
Từ nhận thức đó cần có các hành động cụ thể để khuyến khích giáo viên
tăng cường sử dụng lao động trong quá trình giáo dục trẻ và tạo ra các điều

kiện cần thiết để giáo viên có thể dễ dàng tổ chức hoạt động lao động với các
mục đích giáo dục cụ thể
2.2. Giáo viên mầm non cần tận dụng các cơ hội trong hoạt động và
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ để khuyến khích trẻ tham gia tích cực, tự
nguyện, tự giác vào các HĐLĐ phong phú đa dạng ở trường mầm non. Giáo
viên mầm non cũng cần tự tạo ra các điều kiện cần thiết cho trẻ để trẻ tham
gia vào hoạt động này, cần có ý tưởng sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động
lao động giúp trẻ tích cực chủ động sử dụng KNQS vào việc tự xác định
nhiệm vụ và giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đề ra.
24


Luận văn: Phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lao động

2.3. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhằm giúp phụ huynh
hiểu rõ về vai trò của lao động đối với sự phát triển của trẻ, nó là điều kiện
không thể thiếu để trẻ có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi vào lớp1.Sự
đồng thuận của gia đình không những giúp giáo viên có thể thực hiện được
mục tiêu giáo dục ở trường mà còn tận dụng sự hỗ trợ của gia đình về vật
chất cho việc tạo điều kiện cho nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo
dục trẻ.
Mặc dù mới chỉ dừng lại ở những bước nghiên cứu ban đầu nhưng đề
tài cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy chúng tôi mong muốn
những kết quả này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để góp
phần nâng cao KNQS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong cả nước.

25



×