Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG của TRẺ EM ở một số TRƯỜNG mầm NON lào và đề XUẤT BIỆN PHÁP dự PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

DENG INTHASENG

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON LÀO VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

DENG INTHASENG

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON LÀO VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Quý Tỉnh


HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Quý Tỉnh
đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tác giả có thể hoàn
thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm
Khoa, các thầy cô trong Bộ môn Thể chất và các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất
trong quá trình viết Luận văn.
Cũng nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo nhà
trường Cao đẳng sư phạm Luông Năm Tha và Ban Giám hiệu trường Mầm
non Chom Chaeng, xã Long, huyện Long, tỉnh Luông Năm Tha, Lào, đặc biệt
là các cô giáo, các bậc phụ huynh, các cháu của trường Mầm non Chom
Chaeng đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu.
Nhân dịp này tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, chia sẻ, giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Học viên

Deng Inthaseng


MỤC LỤC

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt dùng trong luận văn

Danh mục các bảng dùng trong luận văn
Danh mục các hình dùng trong luận văn
..........................................................................................................................9
DANH MỤC CÁC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN.............................10
DANH MỤC CÁC HÌNH DÙNG TRONG LUẬN VĂN..............................11
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................4
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu....................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................8
1.1. Sơ lược về lịch sử suy dinh dưỡng Protein – năng lượng......................8
1.1.1. Những nghiên trên thế giới..............................................................8
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam....................10
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu khoa học ở Lào..............................14
1.2. Suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng ở trẻ.............................................15
1.2.1. Suy dinh dưỡng.............................................................................15


1.2.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ.....................................................................15
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ suy dinh dưỡng....................................23
1.3.1. Đặc điểm sinh lý ...........................................................................23
1.3.2. Đặc điểm tâm lý............................................................................25
1.4. Biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng ở trẻ...........................................26
1.4.1. Quan niệm về biện pháp................................................................26
1.4.2. Quan niệm về biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng......................27

1.4.3. Các biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng ở trẻ..............................27
1.4.4. Một số kinh nghiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ............29
Tiểu kết chương 1........................................................................................30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ BIỆN PHÁP ........32
DỰ PHÒNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON LÀO..........................................................................32
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng...........................................32
2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ Mầm non......32
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu........................................................................32
2.1.3. Phân bố của đối tượng điều tra......................................................32
2.2. Một số chỉ số nhân trắc của trẻ mầm non Chom Chaeng, xã Long,
huyện Long, tỉnh Luông Năm Tha Lào.......................................................33
2.2.1. Chiều cao đứng theo tuổi...............................................................33
2.2.2. Cân nặng theo tuổi.........................................................................37
2.2.3. BMI của trẻ trong nghiên cứu.......................................................39
2.3. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở trường mầm non Chom
Chaeng, xã Long, huyện Long, tỉnh Luông Năm Tha, Lào .......................40
2.3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi.....................................40


2.3.2. Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi..............................42
2.3.3. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi...................................................44
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại khu vực
nghiên cứu...................................................................................................45
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác dự phòng suy dinh
dưỡng cho trẻ em các trường Mầm non..................................................45
2.4.2. Số con trong gia đình và tình trạng dinh dưỡng............................46
2.4.3. Nghề nghiệp của bố mẹ.................................................................47
2.4.4. Tình trạng kinh tế của gia đình......................................................48
2.4.5. Thời gian cai sữa mẹ.....................................................................49

2.5. Thực trạng các biện pháp dự phòng nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng
cho trẻ em ở một số trường Mầm non Lào..................................................50
2.6. Đánh giá chung về thực trạng...............................................................50
2.6.1. Ưu điểm.........................................................................................50
2.6.2. Hạn chế..........................................................................................51
Tiểu kết chương 2........................................................................................52
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG NHẰM GIẢM TỈ LỆ SUY DINH
DƯỠNG CỦA TRẺ EM Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON LÀO..............53
3.1. Những cơ sở định hướng xây dựng biện pháp dự phòng suy dinh
dưỡng cho trẻ em ở một số trường Mầm non Lào.......................................53
3.1.1. Dựa vào tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường
mầm non Lào...........................................................................................53
3.1.2. Dựa vào tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ của tổ chức y
tế thế giới WHO (2006)...........................................................................53
3.1.3. Cân nặng theo tuổi (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân).........................53


3.1.4. Dựa vào chỉ tiêu chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi)
.................................................................................................................53
3.1.5. Dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao (suy dinh dưỡng thể
còm).........................................................................................................54
3.1.6. Dựa vào mục tiêu chăm sóc giáo dục mầm non............................54
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em
ở một số trường Mầm non Lào....................................................................54
3.2.1. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn của các trường Mầm non Lào ....54
3.2.2. Đảm bảo tính khoa học..................................................................55
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi.....................................................................55
3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa....................................................................56
3.2.5. Đảm bảo tính hệ thống..................................................................56
3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................58

3.3. Một số biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở một số trường
mầm non Lào...............................................................................................58
3.3.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của công tác dự phòng SDD.....58
3.3.2. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng
các bữa ăn cho trẻ ...................................................................................60
3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ...............61
3.3.4. Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Mầm
non...........................................................................................................61
3.3.5. Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo tính khoa học cho trẻ............63
3.3.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho trẻ.........65
3.3.7. Chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của
trẻ.............................................................................................................65


3.3.8. Tổ chức tốt công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ....................66
3.3.9. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dự phòng suy dinh
dưỡng cho trẻ...........................................................................................67
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở
một số trường mầm non Lào.......................................................................68
3.5. Khảo nghiệm biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở một số
trường mầm non Lào...................................................................................69
3.5.1. Khái quát chung về khảo nghiệm .................................................69
3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm .....................................................70
Tiểu kết chương 3........................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................74
1. Kết luận...................................................................................................74
2. Khuyến nghị............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76
PHỤ LỤC...........................................................................................................i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BMI

: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

Epi – Info 6.04

: Phần mềm hỗ trợ nhập và quản lý số liệu

SDD

: Suy dinh dưỡng

SD

: Độ lệch chuẩn

SPSS 11.5

: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm
máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê).

UNICEF

: United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc)

WHO


: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1. Phân bố của đối tượng điều tra theo tuổi và giới tính.....................33
Bảng 2.2. Chiều cao đứng (cm) của trẻ trong nghiên cứu...............................33
Bảng 2.3. So sánh chiều cao đứng của trẻ em Lào trong nghiên cứu với trẻ em
Việt Nam theo điều tra của Bộ Y tế năm 2003...............................................36
Bảng 2.4. Câng nặng trung bình của đối tượng trong nghiên cứu..................37
Bảng 2.5. So sánh cân nặng của trẻ em Lào trong nghiên cứu với trẻ em Việt
Nam theo điều tra của Bộ Y tế năm 2003.......................................................38
Bảng 2.6. So sánh cân nặng của trẻ em Lào trong nghiên cứu với điều tra của
Vũ Văn Tâm năm 2014...................................................................................38
Bảng 2.7. Chỉ số BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu......................................40
Bảng 2.8. Tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ trong nghiên cứu
.........................................................................................................................41
Bảng 2.9. Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi trong nghiên cứu...........42
Bảng 2.10. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi trong nghiên cứu......................44
Bảng 2.11. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác dự phòng
suy dinh dưỡng cho trẻ em các trường Mầm non............................................45
Bảng 2.12. Số con trong gia đình....................................................................46
Bảng 2.13. Mối liên quan giữa số con và tình trạng suy dinh dưỡng..............47
Bảng 2.14. Nghề nghiệp của bố mẹ.................................................................47
Bảng 2.15. Tình trạng kinh tế của gia đình.....................................................48
Bảng 2.16. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và tình trạng suy dinh dưỡng
.........................................................................................................................48
Bảng 2.17. Mối liên quan giữa thời điểm cai sữa
và tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân........................................................49



Bảng 2.18. Mối liên quan giữa thời điểm cai sữa............................................49
và tình trạng suy dinh dưỡng thể còi...............................................................49
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng......70
cho trẻ em ở các trường Mầm non Lào...........................................................70
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng.............71
cho trẻ em ở các trường Mầm non Lào..........................................................71

DANH MỤC CÁC HÌNH DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Hình 2.1. Chiều cao đứng trung bình của trẻ trong nghiên cứu......................34
Hình 2.2. Cân nặng trung bình của trẻ trong nghiên cứu................................37
Hình 2.3. Chỉ số BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu.......................................40
Hình 2.4. So sánh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em
trong nghiên cứu tại Lào và trẻ em Việt Nam năm 2015...............................42
Hình 2.5. So sánh tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi trong nghiên cứu
tại Lào và trẻ em Việt Nam năm 2015............................................................43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII đã
khẳng định sự phát triển hệ thống giáo dục quốc gia sao cho chất lượng, phù
hợp với sự đổi mới tích cực công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong đó
đội ngũ giáo viên là nhân tố then chốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục
và việc xác định mục tiêu giáo dục chính là chiến lược đào tạo giáo viên từ
năm 2015 đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Thể thao nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân (CHDCND) Lào [1], [3].
Thực tế cho thấy việc đào tạo giáo viên mầm non ở các trường Cao
đẳng, trường Đại học của Lào nói chung và ở trường Cao đẳng Sư phạm
Luông Năm Tha nói riêng còn những điểm bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đặt ra. Và một số cuộc khảo sát gần đây ở

Lào cho thấy trình độ chuyên môn giáo viên mầm non về việc chăm sóc –
giáo dục trẻ phần lớn chỉ ở bậc trung cấp, cao đẳng [5], [4].
Nhưng muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con
người phát triển toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ, đạo đức, lối sống mà còn
phải là con người cường tráng về thể chất. Để phát triển thành một con người
toàn diện thì thể chất là một trong những nền tảng vững chắc và cần thiết nhất.
Trẻ em là tương lai của nhân loại và cũng là tương lai của đất nước, là
hạnh phúc của gia đình. Nền tảng của mỗi đất nước chính là trẻ em. Vì vậy,
chăm sóc - giáo dục trẻ em hôm nay chính là chúng ta đang gieo hạt để ươm
mầm tương lai cho đất nước.Việc quan tâm, chăm sóc cho trẻ em là một trong
những nhân tố cơ bản để tạo dựng nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và
đáp ứng nhu cầu của xã hội trong tương lai.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển
về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ. Theo các chuyên gia trong

1


ngành giáo dục thì trẻ được tiếp cận với bậc học mầm non càng sớm, càng
thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Để tạo ra
những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các yêu cầu của xã hội đề ra thì
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có một sức khỏe tốt.
Trẻ em là một cơ thể đang sinh trưởng và phát triển, cơ thể cũng thay
đổi rất mạnh mẽ theo độ tuổi. Thậm chí còn thay đổi rõ rệt qua từng tuần,
từng tháng với trẻ ở lứa tổi nhỏ. Và dinh dưỡng chiếm một vị chí quan trọng
đối với sức khỏe trẻ em. Các chất dinh dưỡng không những cần thiết cho mọi
hoạt động bình thường mà còn để lớn lên và phát triển mỗi ngày, muốn trẻ em
phát triển tốt thì nhất thiết phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dinh dưỡng không hợp lý sẽ gây những hậu quả xấu trực tiếp đến quá trình
tăng và phát triển của trẻ em, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật, làm bệnh tật dễ

phát sinh, làm bệnh tật chậm lành hoặc nặng hơn ở trẻ thiếu dinh dưỡng. Suy
dinh dưỡng là tình trạng rất phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá
trình phục hồi sức khỏe, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong. Ở các quốc gia đang
phát triển, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thiếu dinh dưỡng đang là vấn đề sức
khỏe cộng đồng quan trọng.
Sự phát triển cơ thể của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền và
môi trường sống (dinh dưỡng, gia đình, xã hội, văn hoá, giáo dục.v.v...).
Trong đó dinh dưỡng được xem là một yếu tố có tác động trực tiếp, mạnh mẽ
đến sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ, được dùng để đánh giá sự phát triển cơ
thể của trẻ. Ngòai ra suy dinh dưỡng còn liên quan đến thói quen lựa chọn và
chế biến thức ăn, thói quen kiêng khem .v.v. gây ảnh hưởng không nhỏ đến
khẩu phần ăn của trẻ em.
Việc nghiên cứu và theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ em là cần
thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng về thể lực, góp phần làm cơ sở cho việc
theo dõi và đề xuất các giải pháp tăng cường sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non.
Tổ chức Y tế Thế giới (1990) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị
thiếu dinh dưỡng trên phạm vi toàn cầu, khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi

2


bị suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân và hơn 20 triệu trẻ em bị SDD nặng [48,
49,50]. Theo kết quả điều tra quốc gia từ năm 1980 – 1992 của 79 nước đang
phát triển cho thấy tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân là 35,8%, tỷ lệ trẻ em còi là
42,7%, tỷ lệ trẻ em bị còm là 9,2%. Trong đó Châu Á có tỷ lệ SDD cao nhất
so với các châu lục khác: 42% trẻ SDD thể nhẹ cân, 47,1% trẻ em còi và
10,8% trẻ em còm [47].
Ở Lào, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức khá cao so với các nước phát
triển. Luông Năm Tha là một tỉnh cao nguyên đông bắc bộ, dân tộc thiểu số
trong đó sinh sống chủ yếu ở miền núi, điều kiện vật chất khó khăn, phần lớn

là dân tộc A Kha và Kưm Mú. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khá cao và chưa có
chương trình can thiệp và phòng chống về suy dinh dưỡng trẻ em ở các vùng
sâu vùng xa và cũng chưa có ai nghiên cứu về tình trạng và yếu tố đặc thù ảnh
hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc ít người sống tại Tây Nguyên Lào,
cụ thể là các dân tộc A Kha và Kưm Mú. Nếu có cũng chỉ có một số ít chương
trình lương thực thế giới vào một số vùng miền nghèo khổ nằm trong mục
tiêu để cứu trợ lương thực bổ sung cho trẻ, tuy nhiên chương trình không diễn
ra thường xuyên. Vì thế để nhằm góp phần hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dân tộc A Kha và Kưm Mú tỉnh Luông Năm Tha, Lào theo như chiến lược
quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn hiện nay đòi hỏi các tác động đặc thù và sát
hợp với thực tế dựa trên việc phân tích tình hình và nguyên nhân suy dinh
dưỡng cụ thể của từng địa phương.
Xuất phát từ những lý do nên trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực
trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non Lào và đề xuất
biện pháp dự phòng” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em nhằm
đề xuất một số biện pháp dự phòng SDD cho trẻ em ở một số trường Mầm
non của Lào.

3


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở một số trường mầm non Lào.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non Lào
và đề xuất biện pháp dự phòng.
4. Giả thuyết khoa học

Tỉ lệ (Thực trạng) suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non
Lào hiện nay khá cao và nếu nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng của
vấn đề này và đề xuất, áp dụng các biện pháp dự phòng suy duy dinh dưỡng
cho trẻ em ở các trường Mầm non Lào mang tính khoa học, hợp lý thì sẽ góp
phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thiếu cân, trẻ có nguy cơ thiếu cân trên
địa bàn nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những cơ sở lý luận về biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng
cho trẻ em ở nột số trường mầm non Lào.
Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở nột số trường mầm
non Lào.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em
ở nột số trường mầm non Lào.
Đưa ra một số biện pháp dự phòng nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng
của trẻ em ở nột số trường mầm non Lào.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trẻ em ở trường mầm non U Đôm Sin, huyện U Đôm Sin và trường
mầm non Chom Chaeng, huyện Chom Chaeng, tỉnh Luông Năm Tha, Lào.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập, đọc, phân tích, phân loại và tổng hợp các tài liệu liên quan
đến đề tài.

4


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Các điều tra viên sử dụng phiếu phỏng vấn đã được chuẩn bị để
điều tra các dữ liệu như Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Cân nặng, Chiều cao

.v.v. Các phiếu phỏng vấn này sau đó được đánh số và nhập vào phầm
mềm SPSS 11.5. Ngoài ra các điều tra viên phỏng vấn sâu phụ huynh,
giáo viên về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của
trẻ tại địa phương.
7.2.2. Phương pháp tính tuổi
Tuổi của trẻ trong nghiên cứu được tính bằng phần mềm WHO
Anthroplus. Dữ liệu về ngày tháng năm sinh của trẻ được ghi trong phiếu
phỏng vấn, sau đó được nhập vào phần mềm WHO Anthroplus, phần mềm sẽ
cho ra tuổi của trẻ trong nghiên cứu. Tuổi của trẻ mầm non tính theo phần
mềm như sau: từ 36 tháng 1 ngày đến 48 tháng là 4 tuổi; từ 48 tháng 1 ngày
đến 60 tháng là 5 tuổi; từ 60 tháng 1 ngày đến 72 tháng là 6 tuổi.
- Phương pháp đo cân nặng, chiều cao đứng
Cân nặng: Cân nặng của trẻ được đo bằng cân đồng hồ. Trẻ được cân
vào buổi sáng, mặc quần áo mỏng, đứng giữa cân, mắt nhìn thẳng, trọng
lượng chia đều vào cả hai chân.
Chiều cao đứng: Chiều cao đứng của trẻ được đo bằng thước dây dán
sát tường. Trẻ đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang, không đi giầy dép,
đứng sát vào tường. Gót chân, mông, vai và chẩm thẳng theo tường, mắt nhìn
thẳng, hai tay buông tự do. Mắt điều tra viên nhìn thẳng vuông góc để đọc chỉ
số đo chiều cao đứng của trẻ.
BMI: Cân nặng và chiều cao đo được của trẻ dùng để tính chỉ số BMI.
Chỉ số BMI dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển cơ thể

5


của trẻ.
7.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Số liệu về nhân trắc được xử lí bằng phần mềm WHO Anthroplus và
Microsoft Excel. Phần mềm sẽ cho ra các số liệu về tuổi, các chỉ số Z-score

của cân nặng, chiều cao, BMI dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Phần mềm SPSS 11.5 dùng để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại khu vực nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 0-19 tuổi được đánh giá bằng chuẩn
suy dinh dưỡng của WHO (2006) [55].
Bảng 1.1. Chuẩn dinh dưỡng cho trẻ 0 – 19 tuổi của WHO (2006) [55]
Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO
Z-score
Cao/tuổi
Cân/tuổi
BMI/tuổi
Xem chú
Xem chú thích
> 3SD
Béo phì
thích 1
2
>2 SD
Bình thường
Thừa cân
Có nguy cơ
>1 SD
Bình thường
thừa cân3
0 (TB)
Bình thường
Bình thường
Bình thường
< -1 SD

Bình thường
Bình thường
Bình thường
4
< -2 SD
Còi
Nhẹ cân
Còm
4
< -3 SD
Rất còi
Rất nhẹ cân
Rất còm
Chuẩn dinh dưỡng cho người từ 5-19 tuổi của WHO
> 3SD
Xem chú
Xem chú thích
Béo phì nặng
thích 1
2
>2 SD
Bình thường
Béo phì
>1 SD
Bình thường
Thừa cân
0 (TB)
Bình thường
Bình thường
Bình thường

< -1 SD
Bình thường
Bình thường
Bình thường
4
< -2 SD
Còi
Nhẹ cân
Gày
< -3 SD
Rất còi4
Rất nhẹ cân
Rất gày
Chú thích: 1. Trẻ trong phạm vi này trẻ có chiều cao khá lớn, gồm cả những trẻ không cao quá
mức như do rối loạn tuyến nội tiết gây ra thì cũng được xếp trẻ vào loại này; 2. Trẻ thuộc ô này
có cân nặng theo tuổi thấp, có thể có vấn đề trong tăng trưởng, nhưng vấn đề này sẽ được đánh
giá tốt hơn với tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi; 3. Trên 1 SD cho thấy
nguy cơ thừa cân có thể xảy ra; 4. Có thể một đứa trẻ còi (hoặc rất còi) trở thành quá cân.

6


Sau khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành tìm hiểu
các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong khu vực
nghiên cứu. Các mối liên quan được thực hiện dựa trên phần mềm SPSS 11.5
và Epi – Info 6.04.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng suy dinh dưỡng và biện pháp dự phòng suy dinh
dưỡng cho trẻ em ở một số trường mầm non Lào
Chương 3: Biện pháp dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở một số
trường Mầm non Lào

7


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lược về lịch sử suy dinh dưỡng Protein – năng lượng
1.1.1. Những nghiên trên thế giới
Năm 1754 Christian Friedrich Jumpert (Đức), đã công bố công trình
nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em trong đó có trình bày
các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao của trẻ em [trích theo 23].
Đến năm 1925 R. Martina (Đức) đã đề xuất phương pháp và dụng cụ để
đo kích thước cơ thể con người. Từ đó trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên
cứu lĩnh vực này. Nhưng phương pháp của R. Martina ngày càng được bổ
sung và hoàn thiện [trích theo 21].
Năm 1925, Tổ chức Y tế của Liên minh Quốc gia nghiên cứu về mối
liên quan dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng và J. Boyd Orrda đã phát hiện ra
mối liên quan trực tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ. Tác giả Brnet
và Aykroyd cho rằng suy thoái kinh tế 1930 làm cho người nghèo bị SDD
nhiều nhất [trích theo 23].
C.William phát hiện ra bệnh gọi là SDD thiếu Protein – năng lượng thể
phù năm 1938 (Kwashiokor) [trích theo 23].
Năm 1942 Daray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng
2 đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức
khỏe [trích theo 19].
Năm 1984 WHO đã tổ chức một hội nghị về dinh dưỡng ở Fiji để đánh
giá tình hình và kinh nghiệm phòng chống dinh dưỡng ở các nước trong khu

vực Tây Thái Bình Dương. Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết định quan
trọng: “Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng rẽ của từng ngành,
ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, mà
phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp

8


các ngành và giáo dục vận động nhân dân, các gia đình tự giác tham gia bằng
khả năng và phương tiện hiện có của mình”. Hội nghị đã đưa ra việc phòng
chống SDD bắt đầu từ thời kì nhi khoa chuyển sang thời kì phòng dịch [trích
theo 23].
Năm 1990, WHO thành lập Nhóm nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ
nhằm đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng và giải thích một cách hợp
lý về các kích thước nhân trắc áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo báo
cáo của nhóm nghiên cứu này: dữ liệu tham chiếu của Trung tâm Quốc gia về
Thống kê Y học của Mỹ/WHO có những sai sót và thất bại trong việc dự đoán
một cách đầy đủ sự tăng trưởng về mặt thể chất của trẻ. Những hạn chế này
đã làm cản trở công tác quản lý dinh dưỡng hợp lý của trẻ nhỏ. Vì vậy cần
phải có những đường tăng trưởng mới để đáp ứng cho nhu cầu trên [51].
Tại khu vực Đông Nam Á, theo thống kê của UNICEF năm 1994 cho
thấy tỉ lệ SDD còn ở mức cao như Campuchia: 52%, Lào: 40%, Mianma:
39% và Indonesia: 34%
Năm 1995, WHO đã đề nghị lấy Quần thể NCHS (National Centre of
Health Satistics) của Hoa Kỳ làm Quần thể tham chiếu. Từ trước những năm
90 của thế kỷ trước, đề nghị này được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên
thế giới trong đó có cả Việt Nam. Trong đó, WHO lưu ý rằng không nên coi
quần thể tham chiếu là chuẩn mà chỉ là cơ sở để đưa ra các nhận định thuận
tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế [51].

Cuộc điều tra của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ SDD có sự
chênh lệch nhiều giữa vùng nông thôn và thành thị. Kết quả cuộc khảo sát về
tình hình kinh tế xã hội ở Indonesia năm 2003 cho thấy tỉ lệ SDD trẻ em ở
vùng thành thị là 25%, trong khi đó ở nông thôn là 30%. Tại Kenya, theo báo
cáo chung năm 2003, tỉ lệ SDD ở thành thị là 13% còn ở nông thôn là 21%
[44].

9


Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ nhất của trẻ
dưới 5 tuổi, gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng
theo tuổi (cân nặng/tuổi), cân nặng theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) và
BMI theo tuổi (BMI/tuổi) [52].
Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ
em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe
dọa. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca
tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm [trích theo 33]. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh
dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số
trẻ em dưới 5 tuổi [trích theo 17]. Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới
đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nước: Bănglađét, Ấn
Độ và Pakixtan. Năm 2004, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân ở Bănglađét là
48%, Ấn Độ là 47%
Năm 2007, WHO tiếp tục công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ 2 cho trẻ
dưới 5 tuổi gồm các chuẩn về vòng đầu theo tuổi (vòng đầu/tuổi), vòng cánh
tay trái duỗi theo tuổi (VCTTD/tuổi), bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu
cánh tay theo tuổi và bề dày lớp mỡ dưới mỏm bả theo tuổi [53].
Năm 2009, nghiên cứu của Shankar Prinja và cộng sự ở Ấn Độ sử dụng
tiêu chuẩn của WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

cho thấy: với cùng một quần thể trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ nhẹ cân khi áp dụng
chuẩn tăng trưởng mới của WHO thấp hơn so với khi áp dụng chuẩn của Viện
Nhi khoa Ấn Độ [trích theo 34].
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
Năm 1974, cuốn “Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người
Việt Nam” của Nguyễn Quang Quyền ra đời [30]. Cuốn sách này có ý nghĩa
rất quan trọng cho việc nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam.

10


Năm 1975, cuốn “Hằng số Sinh học người Việt Nam”, do Nguyễn Tấn
Gi Trọng chủ biên ra đời, đã tổng hợp kết quả nghiên cứu từ năm 1960-1972
trên đối tượng chủ yếu là trẻ em, học sinh thành thị ở phía Bắc nước ta, làm
cơ sở cho nhiều công trình nghiên cứu tăng trưởng trẻ em sau này [8].
Ngày 13/6/1980 Viện dinh dưỡng Quốc gia được thành lập để nghiên
cứu các vấn đề về dinh dưỡng có tầm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe
cộng đồng Việt Nam. Viện đã tiến hành các cuộc tổng diều tra dinh dưỡng,
dịch tễ học các bệnh thiếu dinh dưỡng Protein – năng lượng, đồng thời tổ
chức các cuộc hội thảo nuôi con bằng sữa mẹ, hội thảo hội nghị phòng chống
thiếu Vitamin A [38].
Năm 1984 Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự với công
trình nghiên cứu “Tình hình suy dinh dưỡng nặng trong năm năm 1978 –
1982”. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD nặng đều tăng rõ rệt và nhiều nhất là
năm 1982, thời điểm vào viện cao nhất là tháng 9, đồng thời nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng SDD không những gặp ở gia đình đông con mà còn gặp ở những
gia đình mới đẻ con thứ nhất, thứ hai, thiếu máu là triệu trứng thường gặp
nhất ở trẻ SDD (chiếm 77%) [14].
Năm 1991, Đào Huy Khuê nghiên cứu cắt ngang gần 50 chỉ tiêu nhân
trắc và mô tả của 1.478 học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi ở thị xã Hà Đông, bao

gồm các đặc điểm hình thái, bề dày lớp mỡ dưới da và đặc điểm phát dục. Tác
giả cho rằng hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo tuổi ở hai giới,
nhưng nhịp độ tăng trưởng không đồng đều theo tuổi và giới tính [26].
Năm 1994, tác giả Nguyễn Hồng Vân với công trình nghiên cứu “Mô
hình suy dinh dưỡng trong 10 năm (1985 – 1994) tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Thanh Hóa”, cho thấy từ năm 1985 – 1994, tại Thanh Hóa số bệnh nhân SDD
nặng vào viện đã giảm xuống rõ rệt. Hàng năm số bệnh nhân vào viện tập
trung vào tháng 8, 9, 10, đây là mùa mưa bão mà Thanh Hóa là một trong số

11


những vùng có nhiều mưa bão nhất nước ta. Tuổi mắc bệnh chủ yếu là trẻ
dưới 2 tuổi, chiếm 80,7% [36].
Trong 2 năm 1995 – 1996, Hàn Nguyệt Kim Chi và cộng sự đã nghiên
cứu trên 10.339 trẻ từ 1 – 36 tháng tuổi và 11985 trẻ từ 37 – 72 tháng tuổi tại
Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình, Nam Hà về các chỉ số cân nặng, chiều
cao đứng, chiều cao ngồi, vòng ngực, vòng đùi, vòng cánh tay. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mức tăng cân nặng có nhanh hơn so với mức tăng chiều
cao [10, 12].
Năm 1999, nghiên cứu của Hồ Quang Trung với đề tài, “Nghiên cứu
tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi với các điều kiện kinh tế xã hội
tại xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ” cho thấy tình trạng dinh
dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi
chiếm 34,1%, tỉ lệ SDD thể còi là 36,6% và SDD thể còm 8% [35].
Phạm Ngọc Khái (2001), nghiên cứu tỉ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi và
các yếu tố liên quan ở Thái Bình. Cũng trong năm này nhóm tác giả Trần Văn Hải
và cộng sự đã nghiên cứu “Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và
một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Kon Tum - 2001”. Cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ
cân là 36,9%, thể còi là 46,3%, thể còm là 8,3%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con

của những người mẹ mù chữ có tỉ lệ SDD nhiều nhất [25].
Nguyễn Đình Học (2004) với nghiên cứu phát triển thể chất, mô hình
bệnh tật và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao ở Thái Nguyên đã
đưa ra một số kết luận: Cân nặng và chiều cao của trẻ em dân tộc Dao trong
địa bàn nghiên cứu tăng truởng theo quy luật chung và phát triển tương đương
so với cân nặng và chiều cao của trẻ em khu vực miền núi phía Bắc đã công
bố. Sau dậy thì, riêng cân nặng bé gái phát triển ngang bằng, còn lại cân nặng
của bé trai và chiều cao của cả hai giới đều thấp hơn so với cân nặng và chiều
cao ở khu vực thành thị khác đã công bố [23].

12


Năm 2004, nhóm tác giả Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn với nghiên
cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng
của trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 xã tỉnh Hà Tây”. Nghiên cứu được tiến hành trên
các xã: Đan Phượng, Tân Lập, Nam Phương Tiến, Trần Phú cho thấy tỉ lệ trẻ
SDD thể nhẹ cân ở các xã nghiên cứu là 30,3%, tỷ lệ SDD thể còi là 27% và tỉ
lệ SDD thể còm còn ở mức cao 10,4% [18].
Phạm Văn Hoan, Lê Danh Tuyên (2007), nghiên cứu tình hình SDD trẻ
em từ 1990 đến 2004 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 45%
(năm 1990) đã giảm xuống còn 26,6% (năm 2004). Mức giảm trung bình
hàng năm tính từ 2000 đến 2004 là 1,8% cao hơn so với 1,12% ở thập kỉ 90.
Mức giảm SDD nhanh nhất ở thành thị, ở cả 3 thể nhẹ cân, còi và còm, đều
giảm trên 47%, nông thôn với mức giảm SDD thể nhẹ cân là 35,1%, thể còi là
40,6% và thể còm là 46,5%. Tỉ lệ SDD giảm chậm ở vùng núi [22].
Ngày 23/12/2008, lễ tổng kết 10 năm chương trình mục tiêu phòng
chống SDD trẻ em ở Việt Nam (1998 – 2008) đã diễn ra tại Hà Nội. Qua 10
năm thực hiện, mục tiêu giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở trẻ
em Việt Nam là dưới 20% vào năm 2010, nhưng với sự nỗ lực của ngành Y

tế, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, Bộ, Ngành và sự phát triển về
kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được mức 19,9% ngay trong năm 2008. Đến
năm 2009 thì tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở Việt Nam giảm còn
18,9% đã vượt trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X [7]. Đây là một dấu mốc quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam đã giảm
SDD thể nhẹ cân xuống dưới ngưỡng cao theo phân loại của Tổ chức Y tế
Thế giới.
Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, SDD nặng
giảm (0,8 %) và SDD ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và thể vừa. Tuy
nhiên tỉ lệ SDD hiện nay vẫn còn cao so với quy định của Tổ chức Y tế thế
giới. Mặc dù tỉ lệ trẻ em bị còi đã giảm nhanh trong những năm qua song vẫn

13


còn ở mức khá cao (25,9% năm 2013). Những vùng có tỉ lệ nhẹ cân cao cũng
là những vùng có tỉ lệ còi cao. Tỉ lệ SDD có sự khác biệt giữa các vùng sinh
thái, giữa các tỉnh [9].
Trẻ từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển thể lực, trí lực quan trọng và
có nguy cơ cao khi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ SDD cao
nhất là từ 12 đến 24 tháng tuổi và tỷ lệ SDD giữ ở mức cao cho đến 60 tháng
tức là 5 tuổi [1, 37]. Các nhà dinh dưỡng cũng đúc kết được rằng những trẻ bị
SDD nặng trong 2 – 3 năm đầu của cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể
lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên, trí lực của những trẻ này
cũng kém hơn những trẻ khác.
Trong năm này Trần Thị Mai nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng trẻ em dân tộc Êđê, M’Nông tại 2 xã tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD ở 2 xã Durk Măn và Yang Tao đang còn ở
mức cao, thể nhẹ cân là 41,2%, thể còi là 40,6%, thể còm là 10,8%, SDD xuất

hiện sớm và ở mọi nhóm tuổi [28].
Những năm trước kia, người ta chỉ đề cập đến nhóm SDD do thiếu dinh
dưỡng bao gồm nhẹ cân, còi, còm (tức là cân nặng, chiều cao của trẻ thấp hơn
so với tuổi hoặc cân nặng thấp (không đạt) so với chiều cao). Nhưng trong
thập kỷ vừa qua, SDD thể thừa (thừa cân, béo phì) có xu hướng gia tăng ở các
vùng đô thị. Tuy nhiên, SDD thể thiếu vẫn phổ biến hơn, đặc biệt là nông
thôn, vùng sâu vùng xa [7].
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu khoa học ở Lào
Theo sự thông báo ngày 14/2/2016 của bệnh viện huyện
Long, tỉnh Luông Năm Tha cho biết người dân huyện Long nhiều dân tộc trẻ
em bị suy dinh dưỡng do ăn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, phần lớn do họ
kiếm được gì thì ăn cái đó không lo trong việc nó có đủ chất dinh dưỡng cho
trẻ em không [2].

14


×