Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.43 KB, 25 trang )

ĐỀ BÀI : Từ những thu hoạch của chuyên đề “Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
ở trường phổ thông” đến việc thực hiện đổi mới thiết kế kế hoạch dạy học môn
Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
BÀI LÀM:
1.

Những thu hoạch của mình sau khi kết thúc chuyên đề “Nâng cao hiệu quả
bài học lịch sử ở trường phổ thông”.

“Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” là chuyên đề cuối cùng
trong hệ thống chuyên đề của bộ môn phương pháp dạy học lịch sử. Vì vậy, có thể
nói đây là chuyên đề cung cấp những kiến thức và kỹ năng quan trọng cuối cùng,
để trang bị cho sinh viên trước khi bước ra cảnh cổng bên ngoài giảng đường đại
học. Sau khi kết thúc chuyên đề này, em đã học tập thêm được nhiều kiến thức và
kỹ năng quan trọng, để có thể áp dụng trước tiên cho đợt thực tập sắp tới.
Trước khi đến với chuyên đề này, em đã được học chuyên đề “Lý luận về
phương pháp dạy học lịch sử”, ở đó chúng em đã được biết đến “Bài học lịch sử ở
trường phổ thông”. Một hệ thống kiến thức được đưa ra như khái niệm bài học lịch
sử, yêu cầu đối với bài học, mục tiêu của bài học, cấu trúc của bài học, mối quan
hệ giữa nội dung - phương pháp tiến hành bài học và các loại bài học lịch sử. Và ở
đó, chương trình học vẫn chưa đưa ra kiến thức về việc nâng cao hiệu quả bài học.
Vì vậy, khi vấn đề “Nâng cao hiệu quả bài học” được tách ra thành một chuyên đề
cuối cùng thì em khẳng định vấn đề này không chỉ là việc trả lời câu hỏi “Làm thế
nào để nâng cao hiệu quả bài học”, hay là “những biện pháp nào để nâng cao hiệu
quả”, mà đây sẽ là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiều kiến thức liên quan khác.
Quả đúng như vậy, sau khi học xong chuyên đề này, em đã thu thập được cho mình
nhiều kiến thức chuyên môn và liên môn quan trọng.
Trước hết, em được biết được hai chức năng của người Giáo viên. Chức năng
thứ nhất là hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh tích cực tham gia vào hoạt
động học tập để lĩnh hội kiến thức mới. Thứ hai là cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới và dân tộc để học sinh có thể biết


được quá trình phát triển lịch sử loài người. Trước đây, em được học theo phương
pháp dạy học truyền thống, có nghĩa là thầy đọc trò chép. Do đó em luôn nghĩ giáo
viên chỉ có chức năng duy nhất là cung cấp kiến thức cho học sinh. Chính suy nghĩ
này đã khiến e nghĩ rằng giáo viên chỉ cần có kiến thức sâu rộng là có thể dạy tốt,


và em cũng không chú trọng nhiều về các hoạt động của học sinh trong quá trình
học. Tuy nhiên sau khi học chuyên đề này, em được biết đến chức năng thứ hai của
giáo viên, đó còn là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất. Đó là chức năng tổ
chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh tích cực tham gia lĩnh hội kiến thức mới.
Hay nói cách khác, đây chính là hình thức lấy người học làm trung tâm, định
hướng và phát triển năng lực cho người học. Do vậy, kiến thức này đã giúp em
nhận ra điểm hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống, và cần khắc phục
bằng phương pháp lấy người học làm trung tâm, phát triển năng lực người học. Đó
như là một định hướng của việc “nâng cao hiệu quả bài học lịch sử”.
Để phát triển năng lực cho học sinh thì trước hết phải biết được dấu hiệu chứng
tỏ học sinh có năng lực. Đó là học sinh có khả năng huy động kiến thức, kỹ năng
mà học sinh đã học để giải quyết vấn đề của cuộc sống đặt ra. Học sinh biết kết
hợp hài hòa kiến thức, kỹ năng, thái độ, thể hiện qua hành động, sẵn sàng hành
động để đạt được kết quả, mục tieu đề ra. Học sinh biết sử dụng những điều đã học
được ở nhà trường, kết hợp từ gia đình, bạn bè, xã hội…để hoàn thiện năng lực,
giải quyết vấn đề cuộc sống.
Để đánh giá được năng lực của học sinh thì giáo viên phải dựa vào sự hội tụ của
3 yếu tố cơ bản: kiến thức, kỹ năng – kĩ xảo và thái độ mà học sinh đó thể hiện.
Kiến thức là sự hiểu biết mà học sinh thu nhận được. Kỹ năng là việc học sinh vận
dụng bước đầu kiến thức vào hoạt động. Kỹ xảo là các kỹ năng được lặp đi lặp lại
nhiều lần đến mức thuần thục, cho phép học sinh không phải tập trung nhiều ý thức
vào công việc mình đang làm. Kiến thức, kỹ năng – kỹ xảo là điều kiện cần để hình
thành năng lực, song không đồng nhất với năng lực. Có năng lực sẽ góp phần cho
quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng – kỹ xảo được thuận lợi, dễ dàng. Học sinh có

năng lực tức là có kiến thức, kỹ năng – kỹ xảo ở lĩnh vực đó, nhưng có kiến thức,
kỹ năng – kỹ xảo chưa hẳn đã có năng lực đó.
Có 6 năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Thứ nhất là năng lực thu thập và xử lý thông tin về các sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Thứ hai là năng lực tái hiện quá khứ lịch sử. Thứ ba là năng lực
xác định mối liên hệ logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Thứ tư là năng lực
đánh giá, giải thích các sự kiện hiện tượng theo quan điểm lịch sử. Thứ năm là
năng lực vận dụng kiến thức để hiểu biết các vấn đề đang đặt ra. Và cuối cùng là
năng lực trình bày các hiện tượng lịch sử.


Tóm lại, để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, góp phần nâng cao
hiệu quả bài học lịch sử, giáo viên phải là người đi trước, đổi mới từ nhận thức đến
hành động. Giáo viên phải định hướng, tổ chức, hỗ trợ cố vấn đánh giá cho học
sinh. Còn học sinh dựa trên sự hướng dẫn đó, tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức,
để cuối cùng có thể tự đánh giá tự điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn.
Kiến thức quan trọng thứ hai mà em tiếp thu được đó là kiến thức về quy trình
thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Có thể hiểu
đây là cách soạn một giáo án theo hướng phát triển năng lực người học, góp phần
vào việc nâng cao hiệu quả cho bài học lịch sử ở trường phổ thông. Quy trình này
gồm có 6 bước.
Bước một là lựa chọn bài học hoặc chủ để mà chúng ta cần thiết kế. Để giải
quyết được bước này ta cần tìm hiểu bài học mà ta lựa chọn sẽ thuộc dạng bài gì
(bài cung cấp kiến thức mới, hay là dạng bài sơ kết tổng kết…), thời lượng của bài
là bao nhiêu tiết. Còn về chủ để thì thường những bài học có kiến thức liên quan
đến nhau sẽ được tổ chức thành một chủ để, ví dụ như chủ để Văn hóa Đại Việt thế
kỷ X – XIX, hoặc chủ đề Biển đảo Việt Nam, chủ đề các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm trong lịch sử… Bài học hay chủ đề do ta lựa chọn phải nằm trong
chương trình Lịch sử Phổ thông.
Bước hai là xác định mục tiêu (cái đích cuối cùng mà bài học/ chủ để hướng tới

cho người học cần phải đạt được. Đó là các kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng
lực cần hình thành hoặc phát triển cho người học sinh.
Bước ba là xác định chuẩn nội dung, kiến thức cốt lõi của bài học/ chủ đề. Đó là
những kiến thức cơ bản cần thiết nhất buộc phải cung cấp cho học sinh trong quá
trình dạy học.
Bước bốn là xác định, lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với
từng nội dung kiến thức để người học được học tập một cách tích cực và hiệu quả
nhất.
Bước năm là thiết kế kịch bản thể hiện rõ các hoạt động dạy học theo hướng
phát triển năng lực học sinh. Đây là bước quan trọng nhất mà giáo viên lên kịch
bản để lên lớp thực hiện một cách thuần thục và nhuần nhuyễn. Bao gồm: ổn định
tổ chức lớp; kiểm tra bài cũ ( Có nhiều hình thức kiểm tra khác nhau. Không nhất


thiết phải theo kiểu truyền thống kiếm trả đầu tiết học. Có thế kiểm tra trong quá
trình học để học sinh liên hệ được kiến thức cũ và kiến thức mới. Cũng có thể kiểm
tra cuối giờ để kiểm tra xem mức độ tiếp thu bài của học sinh như thế nào); tạo
động cơ học tập cho học sinh (chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới,
dẫn dắt học sinh vào bài mới, có thể vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề, đưa
học sinh vào tình huống có vấn đề để lôi cuốn học sinh chú ý tìm hiểu bài học).
Để làm tốt được bước này, cần hiểu được thế nào là 1 hoạt động dạy học theo
hướng phát triển năng lực học sinh. Và một hoạt động đó được tổ chức như thế
nào? Để thực hiện được 1 hoạt động dạy học tích cực cần tiến hành 5 bước nhỏ sau
đây:
Thứ nhất: Định hướng mục tiêu, sản phẩm đầu ra cho hoạt động là gì. Sản phẩm
của hoạt động là đầu ra của hoạt động. Từ đó đề ra công việc và nhiềm vụ cho
người học, để đạt được mục tiêu đó.
Thứ hai: Tổ chức cho người học tiếp cận với các nguồn tài liệu (phương pháp
dùng lời, tài liệu phát cho học sinh hoặc sách giáo khoa, kênh hình…)
Thứ ba: Hướng dãn, định hướng người học cách làm việc, tự giải quyết vấn đề

dựa trên nguồn tài liệu được cung cấp.
Thứ tư: Điều khiển người học trình bày báo cáo vấn đề
Thứ năm: Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết vấn đề
Thực hiện đúng các bước trên, chúng ta sẽ thiết kế được một kịch bản hợp lý
và hiệu quả.
Và bước cuối cùng của quy trình thiết kế kế hoạch dạy học tích cực đó là xây
dựng bộ công cụ đánh giá các tiêu chí cho mỗi hoạt động dạy học. Đây cũng là một
bước quan trọng giúp ta kiểm định những gì đã đạt yêu cầu và những gì còn chưa
phù hợp. Từ đó có thể bổ sung sữa chữa hoặc tiếp tục phát huy để đạt kết quả tôt
hơn.
Trên đây là cách thức xây dựng một giáo án hiện đại, lấy học sinh làm trung
tâm, phát huy năng lực của học sinh. Đây là một kiến thức quan trọng mà em thu
nhận được qua chuyên đề này. Nó sẽ rất hữu ích, để em có thể áp dụng thử nghiệm
trong đợt thực tập sắp tới.


Một kiến thức nhỏ cũng liên quan đến kịch bản hoạt động dạy học tích cực đó
là cấu trúc một hoạt động dạy học tích cực. Trước đây em không chú ý đến vấn đề
này. Nó thường xuyên xuất hiện trong giáo án ở cột “ hoạt động dạy học của thầy
và trò”. Nhưng lúc đó em chỉ nghĩ đơn thuần là việc giáo viên đặt một câu hỏi, cả
lớp trả lời, cuối cùng giáo viên nhận xét tổng kết lại. Nhưng nếu chỉ đơn giản như
thế thì sẽ không đạt được nhiều hiệu quả. Một hoạt động dạy học cần phải có:
Tên hoạt động và hình thức hoạt động (hoạt động bắt đầu bằng động từ đo mức
độ nhận thức của học sinh từ thấp đến cao như phân tích, đánh giá về, tìm hiểu về,
làm rõ, chứng minh… Hình thức hoạt động là nhóm hay cá nhân hay cả lớp, nhưng
cuối cùng đều do một cá nhân thay mặt trình bày).
Dự kiến thời gian tổ chức hoạt động (có thể 2-5 phút).
Mục tiêu – sản phẩm đầu ra, loại hình sản phẩm (cái đích hướng tới của hoạt
động là gì).
Các phương pháp, kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động này là gì (ví dụ hoạt

động nhóm, kết hợp kỹ thuật 3-2-1, kỹ thuật khăn trải bàn…)
Công việc cụ thể của người điều khiển hoạt động và người tham gia hoạt động
sẽ được luân phiên nhau. Giáo viên đặt ra vấn đề, học sinh giải quyết, giáo viên
nhận xét đánh giá…
Một kiến thức nữa em thu thập được, có thể giúp cho tiết học diễn ra sôi nổi
hơn, tránh nhàm chán cho học sinh đó là việc đưa video có nội dung liên quan đến
bài học vào tiết học. Nhưng làm thế nào để tiến hành một cách hiệu quả, khai thác
hiệu quả video chứ không biến tiết học lịch sử thành chiếu phim lịch sử . đây là
vấn đề không đơn giản. Và các bước triển khai kỹ thuật hướng dẫn học sinh phân
tích đánh giá phim video khi tổ chức hoạt động nhóm đó là:
Xác định mục đích khi cho xem phim (nhằm làm gì)
Nếu nhiệm vụ cho học sinh trước khi xem ( để định hướng cho học sinh, cần
chú ý giải quyết vấn đề)
Người học xem phim (do người dạy điều khiển, đến điểm nhấn nào đó giáo viên
có thể tạm thời dừng lại và nhấn mạnh giúp học sinh để học sinh có sự tập trung
chú ý vào những đoạn quan trọng)


Học sinh thảo luận, phân tích video, tổng hợp các ý sau khi xem.
Học sinh báo cáo kết quả, phân tích video. Giáo viên nghe và đánh giá tổng kết.
Việc đưa phim video vào bài học là một cách hiệu quả để tạo sự hứng thú cho
học sinh trong quá trình học. Vì vậy giáo viên cần nắm rõ nguyên tắc để thực hiện
một cách hiệu quả.
Hiện nay nhiều người cho rằng học sinh nhàm chán đối với việc học lịch sử.
Một trong những nguyên nhân đó là do trong sách giáo khoa kênh chữ quá nhiều,
kênh hình quá ít. Vì vậy, một trong những cách tạo hứng thú cho học sinh đó là
giáo viên phải biết tận dụng phân tích kênh hình một cách hiệu quả nhất.
Có 4 loại tranh ảnh thường gặp nhất trong dạy học lịch sử. Mỗi loại tranh ảnh
lại có một cách khai thác khác nhau.
Thứ nhất là tranh ảnh phản ánh các công trình văn hóa, kiến trúc của nhân loại

như khi dạy về ai cập phải biết khai thác hình ảnh kim tự tháp, hoặc khi dạy văn
hóa thời Lý cần khai thác về chùa một cột…Trước hết phải định hướng cách đặt
câu hỏi cho học sinh tìm hiểu. Công trình được xây dựng vào thời điểm nào, nhằm
mục đích gì? Nét đặc sắc và giá trị lịch sử văn hóa của công trình được thể hiện ở
những điểm nào? Yếu tố lịch sử được phản ánh qua công trình này như thế nào?
Em có suy nghĩ, nhận xét gì về giá trị lịch sử của công trình này?
Tiêu chí đánh giá kỹ năng khai thác: học sinh biết quan sát, nhận diện đúng loại
tranh ảnh lịch sử. Phát hiện được những nội dung, thông tin phản ánh qua công
trình này (về mặt giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa). Biết nhận xét, đánh giá lịch sử,
biết liên hệ với công trình khác ở các nước cùng thời điểm.
Thứ hai là tranh ảnh chân dung. Thường là những nhân vật lịch sử nổi tiếng.
Cần sử dụng phương pháp nêu đặc điểm kết hợp kể chuyện lịch sử và xen kẽ miêu
tả. Đặt câu hỏi cho học sinh: em biết gì về nhân vật lịch sử này (hiểu biết của học
sinh về nhân vật này, là chính diện hay phản diện hay lưỡng tuyến). Công lao đóng
góp hoặc tội trạng của nhân vật đối với lịch sử. Vì sao nhân dân lại lập đền thờ, lấy
tên nhân vật đặt tên đường phố, trường học?


Tiêu chí đánh giá: học sinh biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
Học sinh nêu được những đặc điểm của nhân vật, biểu tượng nổi bật về nhân vật
lịch sử. Nhận thức đánh giá được nhân vật lịch sử đó.
Thứ ba là loại tranh ảnh phản ánh về một biến cố, hiện tượng lịch sử (ví dụ về
tranh miêu tả cảnh phá ngục baxti, tranh chiến dịch điện biên phủ, tranh về Bác Hồ
đọc bản tuyên ngôn độc lập…). Cách đặt câu hỏi cho học sinh như sau: bức hình
được ghi lại, chụp lại vào thời khắc lịch sử nào? Nội dung của bức hình cho chúng
ta biết điều gì? Giá trị lịch sử của bức hình được thể hiện ở những điểm nào, vì
sao? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của sự kiện lịch sử được phản ánh qua bức hình.
Tiêu chí đánh giá: học sinh biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
Biết miêu tả quang cảnh (nơi diễn ra sự kiện đó). Nhận thức được giá trị lịch sử
của bức ảnh đem lại. Biết đánh giá, nhận xét sự kiện dựa trên tư liệu lịch sử đã cho.

Thứ tư là loại tranh biếm họa (vị dụ hình ảnh ba đẳng cấp ở nước Pháp trước
cách mạng, hình ảnh chiếc bánh ngọt trung quốc, hình ảnh về cây gậy và củ cà rốt
của Mỹ…). Một số câu hỏi được gợi ý để phân tích tranh biếm họa như sau: bức
tranh biếm họa, châm biếm này gợi cho chúng ta thông điệp lịch sử gì? Những yếu
tố lịch sử nào được thể hiện qua sự biếm họa của bức tranh? Em có suy nghĩ gì về
lịch sử bấy giờ được phản ánh qua tranh? Kể tên những bức tranh châm biếm trong
xã hội có chủ đề lịch sử mà em biết.
Tiêu chí đánh giá: học sinh biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
Biết khai thác hình ảnh…
Như vậy, những kiến thức này sẽ giúp chúng ta khai thác tranh ảnh lịch sử một
cách có hiệu quả nhất tromg dạy học lịch sử mà ta cần phải nắm bắt.
Kiến thức quan trọng cuối cùng mà em thu thập được khi học chuyên đề này là
cách thức tổ chức dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án là một phương pháp
hiện đại, còn khá mới mẻ, đòi hỏi nhiều thời gian tiến hành. Hình thức đem lại hiệu
quả cao trong quá trình dạy học, khơi gợi sự tích cực chủ động của học sinh, dễ
dàng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Bước 1: lựa chọn chủ đề hoặc nội dung bài học phù hợp để tổ chức dạy học
theo dự án. Cần lưu ý những điểm sau. Số tiết học cho việc thực hiện dạy học theo
dự án là 2 tiết trở lên. Có gắn với thực tiễn hay không, trách nhiệm với thế hệ trẻ.


Có tính liên môn, vận dụng được kiến thức của nhiều môn. Và lưu ý khá quan
trọng là điều kiện để triển khai dạy học theo dự án, phải có đối tượng học sinh, môi
trường học tập phù hợp. Vì không phải ở bất kì trường nào cũng có thể tiến hành
được. Chỉ những trường đáp ứng điều kiện công nghệ thông tin, trình độ của học
sinh đạt yêu cầu thì việc tiến hành dạy học dự án mới khả thi được, thường áp dụng
ở một số trường trọng điểm của thành phố.
Bước 2: Thiết kế kịch bản, tổ chức dạy học theo dự án. Đây chính là giáo án
của dự án. Đây là bước quan trọng nhất, bao gồm những mục sau:
Mục 1: Lí do chọn chủ đề

Mục 2: Mục tiêu cần đạt: kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần hình thành
cho học sinh.
Mục 3: Nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề
Mục 4: Phương tiện, phương pháp kỹ thuật dạy học
Mục 5: Tiến trình tổ chức dạy – học theo dự án.
TIẾT 1: Giới thiệu chủ đề, định hướng mục tiêu, giao nhiệm vụ và hướng dẫn
học sinh cách triển khai dự án.
Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề, mục tiêu dự án. Học sinh xác định được tên chủ
đề, nắm rõ được nhiệm vụ của mình.
Hoạt động 2: chia nhóm học sinh, giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm đầu ra cho
từng nhóm. Tiêu chí đánh giá sản phẩm. Giúp học sinh định hướng khi tham gia dự
án, biết nhóm mình phải làm gì. Chia nhóm học sinh có thể chia theo sở thích, theo
tổ, đặt tên cho nhóm gắn với nội dung của chủ đề. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
phải thực hiện trong dự án. Yêu cầu sản phẩm cho các nhóm, kèm theo tiêu chí
đánh giá cho sản phẩm. Cần thống nhất số lượng sản phẩm, loại sản phẩm báo cáo.
Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh cách thức triển khai thực hiện dự án. Hướng
dẫn học sinh chia các nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ cho
từng nhóm. Yêu cầu nhóm trưởng nộp danh sách thành viên đã phân công để giáo
viên theo dõi. Giáo viên giới thiệu các tài liệu có thể tham khảo để triển khai dự án,


giáo viên nên phô tô tài liệu cho các em triển khai trong trường hợp điều kiện khó
khăn không có tài liệu. Đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm.
TIẾT 2: Báo cáo, đánh giá và tổng kết dự án. Nếu có 3 tiết thì xen kẽ kiểm tra
tiến độ thực hiện của dự án.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh cách thức báo cáo sản phẩm của nhóm.
Hoạt động 2: tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm theo kịch bản. Từng nhóm
một lên báo cáo theo nội dung, nhiệm vụ đã được giao, phải theo tiến trình lịch sử.
Báo cáo xong, giáo viên cho tất cả các nhóm 1 phút hội ý để tìm ra những nhận xét
chung của nhóm theo nguyên tắc 3-2-1. Giáo viên có ý kiến, khen ngợi, góp ý,

hoặc đặt câu hỏi. Dành cho nhóm báo cao 1 phút hội ý rồi đưa ra thông tin phản
hồi trước những lời bình luận và đặt câu hỏi.
Hoạt động 3: đánh giá tổng kết dự án. Cần lưu ý một số điểm sau: giáo viên tổ
chức cho học sinh tự đánh giá, tổng kết dự án. Yêu cầu các nhóm bình bầu cá nhân
và nhóm xuất sắc nhất để được biểu dương. Giáo viên đánh giá và tổng kết dự án.
Nhận xét về tinh thần và thái độ của học sinh tham gia, chất lượng của các sản
phẩm, kiến thức, kỹ năng năng lực…
Bước cuối cùng là tổng kết dự án, rút kinh nghiệm cho lần sau. Phần này do
giáo viên tự làm.
Trên đây là 3 bước để tổ chức dạy học theo dự án, một trong những hình thức
dạy học nhằm phát huy tính tích cực học sinh, nhằm hình thành và phát triển năng
lực của học sinh. Nắm rõ được cách triển khai dạy học này, chúng ta sẽ nắm rõ
được một phần quan trọng trong chuyên đề nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Tóm lại, mặc dù thời lượng của việc học chuyên đề này có hạn nhưng em đã thu
thập được rất nhiều kiến thức cơ bản cần thiết có ích cho bản thân , phục vụ đắc
lực cho thực tiễn đợt thực tập sắp tới. Mỗi người giáo viên tương lai cần không
ngừng học hỏi, tìm hiểu, để hoàn thiện hơn nữa.


2.

Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương V: QUAN HỆ QUỐC TẾ 1945-2000.
Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh.
(Tiết 11, 12)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này, Học sinh cần:
I.1.
Kiến thức:

- Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện
dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN.
- Hiểu rõ khái niệm “Chiến tranh lạnh” và tóm tắt được nội dung các cuộc
chiến tranh cục bộ đã xảy ra từ năm 1945 đến năm 1975.
- Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa
hai phe TBCN và XHCN, những biến đổi của tình hình thế giới sau khi
Chiến tranh lạnh.
I.2.
Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tư duy logic; xâu chuỗi các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
- Rèn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
- Rèn kỹ năng thuyết trình.
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá.
I.3.
Thái đô
- Học sinh nhận thấy trong suốt những năm 1945-2000, mặc dù hòa bình
thế giới vẫn được duy trì, nhưng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tình hình
thế giới luôn căng thẳng, có những lúc đứng trên bờ vực cuộc chiến tranh
thế giới. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội còn đầy khó khăn và phức tạp.
- Lên án giới cầm quyền Mỹ, các nước tư bản phương Tây, trong việc gây
nên Chiến tranh lạnh, và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, Triều Tiên.
- Tự hào về những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ, từ đó có ý thức trách nhiệm bảo về Tổ quốc và chế độ CNXH
hiện nay.
I.4.
Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ…
I.


II.

CHUẨN KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Những nội dung chính của bài học được thể hiện qua sơ đồ sau



II.1.

MÂU THUẪN ĐÔNG TÂY VÀ SỬ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH
LẠNH.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mỹ và Liên Xô nhanh chóng
chuyển sang đối đầu và đi tới trình trạng chiến tranh lạnh. Đó là sự đối lập nhau về
mục tiêu chiến lược của hai cường quốc. Mỹ hết sức lo ngại trước thắng lợi của
cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu và sự thành công của cách mạng
Trung Quốc.
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữ Mỹ và
các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Những sự kiện từng bước đưa tới trình trạng chiến tranh lạnh là: “học thuyết
Truman” (3/1947), “Kế hoạch Macsan” (6/1947) và việc thành lập tổ chức Liên
minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4/1949).
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ
kinh tế (SEV, 1/1949) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5/1955).
Kết quả là hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự giữa hai phe tư

bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe do
hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe).
II.2.

SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC
BỘ.

Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954):
Lúc đầu là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng từ sau 1950 cuộc chiến
tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
Hiệp định Gionevo về Đông Dương (7/1954) đã kết thúc cuộc chiến tranh với
sự công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,
Lào, Campuchia nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17
làm ranh giới quân sự tạm thời.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với sự ra đời của hai
nhà nước Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.


Tháng 6/1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ. Sau 3 năm chiến tranh
ác liệt, tháng 7/1953, Hiệp định đình chiến được ký kết, vẫn lấy vĩ tuyến 38 làm
ranh giới quân sự.
Cuộc chiến tranh triều tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự
đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954-1975):
Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe, đánh
dấu sự phá sản của mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973)
đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

II.3.

XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG – TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH
CHẤM DỨT.

Các cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mỹ
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (11/1972)
Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn
chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) được kí kết vào năm 1972.
Định ước Henxinki (8/1975) khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa
các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình,
an ninh ở Châu Âu.
Tháng 12/1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo là M.
Góocbachốp (Liên Xô) và G. Busơ (Mỹ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến
tranh lạnh, mở ra những điều kiện để giải quyết các cuộc xung đột, tranh chấp ở
nhiều khu vực trên thế giới. Đó là do hai siêu cường Xô – Mỹ đã quá tốn kém
trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài tới hơn bốn thập kỷ cùng với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
II.4.

THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH


Trật tự thế giới hai cực tan rã. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình
thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,
Nga và Trung Quốc…
Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát
triển kinh tế.
Lợi dụng lợi thế tạm thời do Liên Xô tan ra, Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới
đơn cực để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường

quốc, Mỹ không dễ dàng có thể thực hiện được tham vọng đó.
Sau chiến tranh lạnh, tuy hòa bình thế giới được củng cố nhưng xung đột, tranh
chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và
Trung Á. Vụ khủng bố ngày 11/9/2000 ở Mỹ đã gây ra những khó khăn, thách thức
mới đối với hòa bình, an ninh của các dân tộc.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

III.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU, GIAO NHIỆM
VỤ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRIỂN KHAI DỰ ÁN.
III.1.

Hoạt đông 1: Giới thiệu bài mới mới, mục tiêu dự án.

Bước 1: GV cho HS xem một đoạn video (Gv lấy từ YouTobe “Cuộc Chạy đua
vũ trang thời chiến tranh lạnh”, thời lượng 5p), và kết hợp phát phiếu học tập
(Vận dụng kỹ thuật “KWLH”)
BẢNG HỎI THEO KỸ THUẬT DẠY HỌC “KWLH”
Họ và tên HS:………………………..; Lớp……………
1.
2.
3.
4.

Đoạn video gợi cho em hướng đến nội dung gì của lịch sử Thế giới. Em biết
gì về nội dung đó? (HS điền vào cột K)
Em mong muốn được tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến bài học này?
( HS điền vào cột W).
Em đã học thêm được những gì sau khi học xong bài học này? (HS điền vào

cột L).
Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức gì và vận dụng như thế
nào? (HS điền vào cột H).


K
……………….
………………..

W
……………
……………

L
…………….
…………….

H
.................
……………..

Bước 2: HS trao đổi, thảo luận với bạn và hoàn thiện vào phiếu học tập.
Bước 3: Thu thập thông tin phản hồi trên cột K và W, GV vận dụng phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề, giải mã tư liệu để hướng dẫn HS nghiên cứu, tìm hiểu
nội dung của bài học.
III.2.

Hoạt đông 2: chia nhóm HS và giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm dự
án (đầu ra) cho từng nhóm và tiêu chí đánh giá.


Bước 1:
- GV tổ chức chia học sinh làm 4 nhóm theo 4 tổ.
-

Giáo viên thông báo cho học sinh: lớp học sẽ được chia làm 4 nhóm để
thực hiện dự án về “Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lanh”

Bước 2:
-

Giáo viên thống nhất tên gọi của từng nhóm học sinh và giao nhiệm vụ
để các em thực hiện dự án (các nhóm tự lựa chọn tên cho nhóm mình).
Giáo viên đặt vấn đề và giao nhiệm vụ dự án, yêu cầu sản phẩm (đầu ra
cho từng nhóm) : học sinh sẽ nhập vai là các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà
chính trị, nhà ngoại giao, nhà lãnh đạo … cùng tham gia thực hiện dự án
“Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh”, thực hiện 4 nhiệm vụ :
Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của
Chiến tranh lạnh.
Nhóm 2: Làm rõ sự đối đầu Đông – Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ.
Liên hệ thực tế đến Việt Nam.
Nhóm 3: Làm rõ xu thế hõa hoãn Đông – Tây và Chiến tranh lạnh chấm
dứt.
Nhóm 4: Phân tích những xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh.

Bước 3: GV yêu thông báo yêu cầu về sản phẩm( đầu ra) của mỗi dự án
-

Giáo viên trình chiếu trên slide những thông tin lien quan đến các sản
phẩm(đầu ra) của mỗi nhóm sau khi kết thúc thời gian làm dự án:



Một bài báo cáo được trình bày trên powerpoint hoặc clip do nhóm
tự xây dựng liên quan đến nhiệm vụ dự án.
• Một tập san hoặc tranh cổ động được tổng hợp lại từ kết quả
nghiên cứu về dự án đã được giao (10-15 trang).
Giáo viên yêu cầu các nhóm về cấu trúc tập san , bài trình bày, ví dụ như
yêu cầu trang bìa, ghi tên trường và biểu tượng logo trường, tên dự án,
lớp và tên nhóm, giáo viên hướng dẫn, kích cỡ chữ…; trang 2 ghi danh
sách thành viên nhóm được phân công nhiệm vụ; trang mục lục; nội
dung; tài liệu tham khảo và trích dẫn.


-

Bước 4: Đưa ra tiêu chí đánh giá dự án của từng nhóm.
Để có cơ sở, định hướng và thống nhất chung khi đánh giá quá trình thực hiện dự
án (GV đánh giá HS và HS đánh giá lẫn nhau), GV xây dựng các tiêu chí cụ thể:
Bảng đánh giá các mức độ nhận thức của HS
Phiếu đánh giá tính hiệu quả về tinh thần hợp tác nhóm trong quá trình triển
khai từng dự án
Phiếu đánh giá sản phẩm dự án cho từng nhóm…
III.3.

Hoạt đông 3: Hướng dẫn nhóm giải quyết, triển khai nhiệm vụ dự án
được giao.

Bước 1:
-

-


Hướng dẫn các nhóm thảo luận bầu nhóm trưởng, thư ký và phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên để thực hiện dự án. Ở bước này, GV cần
đưa ra tiêu chí cụ thể để các nhóm bầu chọn được nhóm trưởng, thư ký
tốt (người có uy tín, khả năng chỉ đạo, thu phục nhóm…)
GV thông báo nhiệm vụ của nhóm trưởng: thường xuyên phải liên lạc,
đôn đốc các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo tiến độ
dự án của nhóm cho GV. Thư kí có nhiệm vụ ghi chép, giúp việc cho
nhóm trưởng. Nếu nhóm trưởng và thư ký làm tốt nhiệm vụ được giao,
sau này sẽ là cơ sở để các thành viên trong nhóm bầu chọn là thành viên
xuất sắc nhất nhóm.


Bước 2: GV yêu cầu các nhóm trưởng, thư ký ghi chép lập danh sách các
thành viên cùng nhiệm vụ được phân công, nộp cho GV để GV tiện theo dõi,
giám sát và đôn đốc HS trong quá trình nhóm thực hiện dự án.
Bước 3: Giới thiệu, hướng dẫn HS một số trang Web, địa chỉ tìm kiếm và
tên sách liên quan đến bài học “Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh
lạnh”. Ở bước này, GV cần lưu ý HS khi tìm kiếm, xử lý thông tin nhằm
đảm bảo tính khoa học, cơ bản và mang định hướng giáo dục.

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
(Gv tận dụng 15p đầu giờ truy bài, hoặc giờ 15p ra chơi đến lớp gặp gỡ học sinh để
kiểm tra tiến độ triển khai dự án)
III.4.

Hoạt đông 4: Tổ chức cho HS báo cáo tiến đô triển khai nhiệm vụ dự
án và hướng dẫn các nhóm sử dụng môt số phần mền, công cụ để báo
cáo.


Bước 1: GV gọi đại diện các nhóm nêu những nhiệm vụ của mình được GV
phân công ở tiết học trước.
Bước 2:
-

-

GV nhắc lại nhiệm vụ, đầu ra (sản phẩm) mỗi nhóm phải hoàn thành sau
khi kết thúc dự án, sau đó yêu cầu từng nhóm lên báo cáo tiến độ công
việc triển khai.
Sau mỗi nhóm báo cáo, GV nhận xét (dựa vào tinh thần, thái độ, kết quả
bước đầu triển khai dự án của từng nhóm) và góp ý để nhóm sửa chữa, bổ
sung.

Bước 3: Giới thiệu, hướng dẫn HS sử dụng một số phần mềm tin học, công
cụ có thể hỗ trợ xử lý kết quả, xây dựng sản phẩm dự án.
Một trong những công cụ quan trọng để đánh giá HS trong dạy học theo dự
án là phải có sản phẩm. Vì vậy, GV cần hướng dẫn các em kỹ năng khai thác
và sử dụng một số phần mềm tin học, công cụ xử lý khi thực hiện dự án (làm
tập san; trình chiếu báo cáo; xây dựng hình ảnh, clip…) như Microsoft


Word, Excel, PowePoint, Mindmap, Imindmap, Movie Maker, PhotoStory,
Violet…
Trên cơ sở HS báo cáo tiến độ công việc và hướng dẫn các em sử dụng một
số phần mềm tin học để hoàn thiện dự án, GV yêu cầu HS tiếp tục hoàn
thành nhiệm vụ theo định hướng, gợi ý. Đồng thời GV yêu cầu đại diện các
nhóm thường xuyên báo cáo tiến độ của dự án.
Bước 4: GV kiểm tra và duyệt sản phẩm dự án của nhóm lần cuối trước khi
cho HS báo cáo chính thức tại lớp học.

Bước 5: GV giới thiệu cho HS một số phương pháp báo cáo sản phẩm để
chuẩn bị cho tiết báo cáo trên lớp, yêu cầu các nhóm rà soát lại nội dung,
phân công các thành viên chuẩn bị tốt công việc của mình.
TIẾT 2: BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT DỰ ÁN
III.5.

Hoạt đông 5: Tổ chức, hướng dẫn các nhóm báo cáo sản phẩm dự
án cùng đánh giá, nhận xét dự án của nhau.

Bước 1: GV thông báo kế hoạch, quy trình báo cáo sản phẩm để các nhóm hiểu:




Mỗi nhóm có 6 phút báo cáo (theo thứ tự các nhóm đã phân công). Hết
thời gian báo cáo, các nhóm còn lại cùng hội ý trong 1 phút để đưa ra
nhận xét, đánh gia đội bạn theo kỹ thuật 3-2-1 (3 lời khen dành cho đội
bạn; 2 lời góp ý chưa hài lòng và 1 câu hỏi yêu cầu làm rõ, giải đáp thắc
mắc liên quan đến sản phẩm).
Thời gian nhận xét, đánh giá đội bạn là 2 phút.

Lưu ý: Để tăng thêm không khí tranh luận trong quá trình các nhóm báo cáo,
nhận xét và đánh giá sản phẩm của nhau, GV yêu cầu lời nhận xét,đánh giá
và góp ý của các nhóm sau không được trùng lặp với nhóm trước.
Bước 2: GV phát cho các nhóm HS phiếu định hướng đánh giá sản phẩm.
1.
2.

Hệ thống câu hỏi/ bài tập được sử dụng đánh giá trong bài học.
Phiếu đánh giá sản phẩm dự án của HS bầu chọn nhóm xuất sắc nhất.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN
Nhóm được đánh giá……………………………………..
Nhóm đánh giá…………………………………………….


Nội dung đánh giá

Ý tưởng xây dựng sản phẩm
-Có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, sắp xếp trật tự, khoa học
và logic
-Có ý tưởng hay, sáng tạo nhưng sắp xếp chưa khoa học
và logic
-Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc, chưa khoa học
và logic
2. Nội dung sản phẩm báo cáo
-Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và thuyết phục
-Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục nhưng chưa thuyết
phục
-Thiếu chính xác, chưa đầu đủ, có tính giáo dục, thiếu
thuyết phục
3. Hình thức trình bày báo cáo
-Cấu trúc hợp lý, màu sắc, font chữ phù hợp, sử dụng
phần mềm tin học để báo cáo tôt.
-Cấu trúc hợp lý, màu sắc, font chữ phù hợp, sử dụng
phần mềm tin học để báo cáo chưa tôt.
- Cấu trúc chưa hợp lý, màu sắc, font chữ kém, sử dụng
phần mềm tin học để báo cáo chưa tôt.
1.

Cách trình bày sản phẩm

-Cả nhóm cùng trình bày sản phẩm, có tính thuyết phục,
hấp dẫn.
-Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, có tính thuyết phục,
hấp dẫn.
-Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, ít có tính thuyết
phục, hấp dẫn.
5. Thời gian báo cáo
-Đúng thời gian, phù hợp giữa các phần trong bài trình
bày.
-Đúng thời gian, chưa phù hợp giữa các phần trong bài
trình bày.
4.

Thang Điể
điểm
m
thực
tế
10
10
8
5
30
30
20
15
15
15
10
5

10
10
7
5
10
10
7


-Thừa hoặc thiếu thời gian, chưa phù hợp giữa các phần
trong bài trình bày.

5

Nhận xét góp ý và trả lời phản biện các nhóm
-Nhóm nhận xét, có góp ý hay, không trùng lặp các
nhóm, phần trả lời câu hỏi thuyết phục.
-Nhóm nhận xét, có góp ý hay, không trùng lặp các
nhóm, phần trả lời câu hỏi tương đối thuyết phục.
-Nhóm nhận xét, có góp ý không hay, thường trùng lặp
các nhóm, phần trả lời câu hỏi chưa thuyết phục.

10
10

6.

7
5


Bước 3: GV yêu cầu 4 nhóm cùng hội ý để bầu chọn nhóm xuất sắc nhất
khi làm dự án “Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh”.
Các nhóm theo dõi quá trình từng nhóm báo cáo sản phẩm và phiếu đánh
giá trên để làm cơ sở nhận xét, bình bầu từng cá nhân và nhóm khách
quan, hiệu quả hơn.
Bước 4: Tổ chức điều khiển hướng dẫn nhóm lên báo cáo sản phẩm dự
án (theo thứ tự nhóm 1 đến nhóm 4). Ở bước này, GV cần chủ động linh
hoạt trong việc tổ chức và điều khiển lớp học:
Trước khi từng nhóm lên báo cáo, GV yêu cầu các nhóm đều phải tập
trung theo dõi, ghi chép để làm cơ sở cho nhận xét, đánh giá đội bạn.
Từng nhóm báo cáo xong, GV dành thời gian 1phút để các nhóm hội ý,
thống nhất nhận xét, đánh giá chung theo kỹ thuật 321.
Bước 5: GV nhận xét (sau mỗi nhóm báo cáo và được các nhóm khác
phản biện)
Việc nhận xét cần dựa nhiều mặt như tinh thần, thái độ làm việc nhóm,
sản phẩm trình bày, trả lời câu hỏi đội bạn…
Bước 6: GV căn dặn các nhóm lưu ý về kết quả của mỗi nhóm để đánh
giá cho điểm, bình bầu đội xuất sắc.
III.6.

Hoạt đông 6: Đánh giá, tổng kết dự án.

Bước 1: GV yêu cầu từng thành viên của nhóm tự tổng kết hoạt động dự án mà
mình đã trải nghiệm trong quá trình thực hiện, nhằm đánh giá, cho điểm cá
nhân và bình bầu bạn xuất sắc nhất trong nhóm. Nhóm trưởng, thư ký có nhiệm


vụ ghi chép, tổng kết, báo cáo kết quả để làm cơ sở cho GV tổng kết, đánh giá
cho điểm từng thành viên trong quá trình thực hiện dự án.
HS sử dụng phiếu tự đánh giá của cá nhân trong nhóm sau đây.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Họ và tên……………………………;Nhóm………………
Nội dung đánh giá

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tham gia vào các buổi họp nhóm
- Đầy đủ
- Thường xuyên
- Một vài buổi
- Không buổi nào
Tham gia đóng góp ý kiến
- Tích cực
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không bao giờ
Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng thời hạn
- Luôn luôn
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng

- Không bao giờ
Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng
- Luôn luôn
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không bao giờ
Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo đóng góp cho nhóm
- Luôn luôn
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không bao giờ
Hợp tác tốt với các thành viên khác trong nhóm
- Tốt
- Bình thường

Điểm tối
đa
15
15
10
5
0
15
15
10
5
0
15
15
10

5
0
15
15
10
5
0
15
15
10
5
0
15
15
10

HS tự
cho
điểm


-

Không được tốt

5

Bước 2: GV nhận xét, đánh giá các dự án của HS dựa trên hai khía cạnh là ưu
điểm và hạn chế của nhóm khi làm dự án. Cần lưu ý, việc nhận xét đánh giá này
là một quá trình GV theo dõi, ghi chép và dựa trên nhiều phương

SỰ ĐỐI ĐÂUdiện
ĐÔNG như khởi
VÀ CÁC
CUỘCdự án, sản
động dự án, tinh thần hợp tác làm việc trong nhóm, tiến độ TÂY
thực
hiện
CHIẾN TRANH CỤC
phẩm dự án, hình thức phương pháp báo cáo, cách trả lời câu hỏi.
BỘ

Bước 3: GV công bố kết quả và chúc mừng nhóm được bầu chọn.
Bước 4: GV phát trả lại cho HS phiếu KWLH mà các em đã viết ở tiết 1. Yêu
cầu đọc lại thông tin côt K, W, sau đó tự điền câu trả lời đã tìm hiểu trong quá
trình làm dự án (điền vào cột L ,H).
XU THẾ HÒA HOÃN

Đối với những câu hỏi mở rộng nội dung , hoặc sự quan tâm của HS về vấn đề
ĐÔNG TÂY VÀ CHIẾN
quan hệ quốc tê, GV có
thểLẠNH
yêu
cầu các em về nhà tiếp tục tìm hiểu(dựa trên
TRANH
CHẤM
nguồn tài liệu đã cũngDỨT
cấp).
IV.
IV.1.


QUAN

GỢI Ý CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
Bảng mô tả các mức độ và công cụ đánh giá được sử dụng trong bài học.

QUỐC

TRON

SAU T

CHIẾ
MÂU THUẪN
Đ

TÂY VÀ SỬ KH

TRAN

Các nội dung của
dự án

Minh
chứng/Sản
phẩm dự án
Mâu thuẫn Đông – - Trình bày được những sự
-1 tập san hoặc
THẾ GIỚI SAU CHIẾN
Tây và sự khởi đầu kiện dẫn đến tình trạng chiến
tranh cổ động

TRANH LẠNH
của Chiến tranh
tranh lạnh giữa hai phe tư bản -1 bài trình bày
lạnh
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên PowerPoint
hoặc clip do
nhóm tự xây
dựng
Sự đối đầu Đông –
Tây và các cuộc
chiến tranh cục bộ

Mục tiêu dự án

- Trình bày được một số cuộc
-1 tập san hoặc
chiến tranh cục bộ.
tranh cổ động
- Liên hệ thực tế được đến Việt -1 bài trình bày

Công cụ
đánh giá
-Phiếu
đánh giá
sản phẩm
dự án
-Các câu
hỏi trong
Nội dung
1.

-Phiếu
đánh giá
sản phẩm

ĐẦU CHIẾN TR
LẠNH


Nam.

Xu thế hòa hoãn
Đông – Tây và
chiến tranh lạnh
chấm dứt

Thế giới sau chiến
tranh lạnh

V.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

trên PowerPoint
hoặc clip do
nhóm tự xây

dựng

dự án
-Các câu
hỏi trong
Nội dung
2.
- Hiểu được từ đầu những năm -1 tập san hoặc -Phiếu
70, xu hướng hòa hoãn Đông
tranh cổ động
đánh giá
Tây đã xuất hiện với các sự
-1 bài trình bày sản phẩm
kiện tiêu biểu.
trên PowerPoint dự án
- Trình bày được các sự kiện
hoặc clip do
-Các câu
đó
nhóm tự xây
hỏi trong
dựng
Nội dung
3.
- Biết được từ sau 1991, thế
-1 tập san hoặc -Phiếu
giới đã diễn ra nhiều thay đổi
tranh cổ động
đánh giá
to lớn và phát triển theo nhiều -1 bài trình bày sản phẩm

xu thế.
trên PowerPoint dự án
- Nhập vai các nhà chính trị gia hoặc clip do
-Các câu
để dự đoán xu thế thế giới sau nhóm tự xây
hỏi trong
chiến tranh lạnh
dựng
Nội dung
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Đào Thanh Bình, Liên hợp quốc với việc giải quyết một số xung đột từ sau
chiến tranh lạnh đến nay, Nxb ĐH SPHN, 2004.
Lê Đình Năm, Vấn đề Triều Tiên trong quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay,
Nxb ĐH SPHN ,2004.
Nguyễn Hồng Vân, Một số đánh giá của giới sử học thế giới về chiến tranh
lạnh, Tạp chí NCLS số 11 năm 2009.
Nguyễn Văn Tố, Chính sách của Mỹ đối với các nước Đông Nam Á sau
chiến tranh lạnh, Nxb ĐH SPHN, 1997.
Nhiều tác giả, Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb
Chính trị quốc gia, 2002.
Phạm Giang, Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
1954, Nxb Sử học, 1962.
Phạm Thị Thúy, Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh
lạnh, Nxb ĐH SPHN, 2003.


8.


A Fontaine, Lịch sử chiến tranh lạnh, Lê Thanh Hồng Dân (dịch), Nxb Trẻ,
TPHCM, 1971


×