Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM dạy PHÂN môn vẽ THEO mẫu ở TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.38 KB, 44 trang )

NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
MỤC LỤC
Contents
Contents....................................................................................................................1
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................................2
II. CƠ SỞ THỰC TẾ............................................................................................3
1/ Đối với giáo viên........................................................................................3
2/ Đối với học sinh..........................................................................................5
B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................6
I/. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH................................................................................6
II/. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..........................................................7
III/. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT............................................................................8
1/. VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: CÔNG TÁC CHẨN BỊ CẦN THIẾT CHO BÀI
GIẢNG..............................................................................................................8
2/. VẤN ĐỀ THỨ HAI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH QUAN SÁT, NHẬN XÉT
MẪU................................................................................................................14
3/. VẤN ĐỀ THỨ BA: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH VẼ......................21
4/. VẤN ĐỀ THƯ TƯ: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH:..............31
5/. VẤN ĐỀ THỨ NĂM: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BÀI CỦA HỌC SINH:....33
6/. VẤN ĐỀ THỨ SÁU: CỦNG CỐ GIỜ HỌC BẰNG TRÒ CHƠI PHÙ HỢP:
.........................................................................................................................36
IV./ KẾT QUẢ. ..................................................................................................39
C/. KẾT LUẬN........................................................................................................41
1/. Bài học kinh nghiệm. .................................................................................41
2/. Điều kiện áp dụng:......................................................................................41
3/. Những vấn đề còn hạn chế:.......................................................................42
4/. Hướng tiếp tục nghiên cứu:........................................................................43


Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2012..............................................................44
NGƯỜI VIẾT........................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................44

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói là xương sống,
trọng tâm và là nòng cốt của bộ môn mĩ thuật. Hơn nữa, với môn mĩ thuật ở tiểu
học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì
phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm
vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẽ là điều
kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới bộ môn mĩ thuật
chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nói
cách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chính vì vậy,
ở tiểu học mới chỉ dừng ở mức “cảm tính” mà thôi. Chúng ta dạy học sinh nhằm
đạt được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật. Để bắt đầu cảm
nhận mĩ thuật các em sẽ hình thành khái niệm mĩ thuật qua cách quan sát, nhận
xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Và tất thảy những sự vật hiện tượng ấy
được sắp xếp, tổ chức trong 45 tiết (bài) vẽ theo mẫu ở tiểu học. Trong những
bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trở thành những

mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng.
Vẽ theo mẫu ở tiểu học là một phân môn tạo nên ý thức quan sát để cảm
nhận cái đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng. Đó sẽ là một trong những kiến thức
ban đầu quan trọng của chương trình mĩ thuật tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình
thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo
chương trình, và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh họat hàng ngày.
Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học, cũng như các phân môn khác của bộ môn mĩ
thuật đều được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó không
phải là những mẫu vẽ, bài vẽ khó và đòi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu
từ cách vẽ những nét thẳng, nét cong (đối với lớp 1), đến vẽ những đồ vật thông
dụng như cái xô, cái phích, cái bát… (đối với lớp 4,5).
Vẽ theo mẫu là một phân môn mà học sinh được quan sát mẫu thực và
nhận xét mẫu để rồi mô phỏng lại mẫu một cách tương đối giống thực. Tức là

2


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của môn mĩ thuật qua phân môn
vẽ theo mẫu này. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp cụ thể, đơn giản. Đó là
vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và
chu trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của bộ môn mĩ
thuật. Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho
học sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần riêng sau; vẽ phần chính trước, phụ
sau; vẽ đơn giản trước, chi tiết sau; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng
chính trước, mảng phụ sau.

Nói tóm lại vẽ theo mẫu có thể là “kim chỉ nam” cho các phân môn còn
lại của bộ môn mĩ thuật. Và đây sẽ là kiến thức cơ bản tạo đà để học sinh tiếp
tục khám phá và làm chủ cái đẹp trong chương trình mĩ thuật đồng tâm ở các
cấp cao hơn , đặc biệt là biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày.

II. CƠ SỞ THỰC TẾ.
1/ Đối với giáo viên.
Trong thực tế của ngành giáo dục, giáo viên của bộ môn mĩ thuật trong
những năm gần đây đã được chuyên biệt hoá cao. Tức là đã tương đối đủ chỉ
tiêu giáo viên chuyên bộ môn mĩ thuật cho các trường tiểu học. Như vậy, ở các
trường tiểu học, học sinh đã được học môn mĩ thuật do giáo viên chuyên phụ
trách. Nhưng trong chương trình giáo dục mĩ thuật tiểu học lại có tới 5 phân
môn nhỏ, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh họat nhiều phương pháp
giảng dạy thì mới có hiệu quả. Riêng đối với phân môn vẽ theo mẫu phần nào đó
bị tác động bởi điều kiện dạy học mà giáo viên chưa chú ý tới phương pháp hiệu
quả của phân môn này. Giáo viên dạy còn phụ thuộc vào nói “suông” hay còn
gọi là dạy “chay”, mà dạy “chay” kiểu này rất không hiệu quả, mà còn ảnh
hưởng lớn tới ý thức ban đầu về bộ môn. Yêu cầu của phân môn vẽ theo mẫu là
cho học sinh vẽ mẫu thực, quan sát mẫu thực. Nhưng cũng có nhiều lí do mà
giáo viên vẫn chưa chuẩn bị mẫu thực cho học sinh vẽ được. Chính điều đó,
khiến mỗi học sinh không nhận thức được đầy đủ kiến thức, cũng như kết quả
3


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
của bài vẽ kém hiệu quả. Ngoài thực trạng trên vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng

phương pháp cũ mà giờ đây đã trở thành lạc hậu, đã tạo nên sự áp đặt kiến thức
một cách cứng nhắc và chưa phù hợp với đại trà đối tượng học, khiến cho học
sinh tiếp thu một cách thụ động, qua loa chiếu lệ, có thái độ không cần thiết.
Một số giáo viên vẫn coi bộ môn mĩ thuật là môn phụ, môn có cũng được,
không có cũng không sao, dạy thế nào cũng xong, học sinh tiếp thu được bao
nhiêu cũng mặc kệ, khiến cho việc khích lệ các em khá, giỏi có năng khiếu và
các em yếu, trung bình bị hạn chế. Phương pháp giảng dạy của bộ môn mĩ thuật
nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng là rất đặc thù, rất riêng. Đòi hỏi
người thầy phải hiểu rõ mình đang dạy đối tượng đại trà không có năng khiếu
bằng một môn năng khiếu. Cái khó là rất khó nếu những người đóng vai trò gợi
mở cho học sinh không biết cách tìm tòi, sáng tạo và sử dụng linh họat nhiều
phương pháp; cái dễ lại rất dễ nếu chúng ta sử dụng các phương pháp linh họat
có sáng tạo một chút, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách độc lập, hiệu quả cao.
Vì là một phân môn đòi hỏi học sinh phải tập chung quan sát mẫu là chính
mà giáo viên một mặt không chuẩn bị mẫu thực, một mặt chưa hướng dẫn kĩ (kể
cả lúc học sinh thực hành). Hầu hết học sinh sau khi nghe giảng cách vẽ theo
mẫu nhưng vẫn chưa vẽ được theo mẫu, bởi lời giảng của giáo viên còn trừu
tượng, chưa phù hợp với cảm tính ở lứa tuổi của trẻ. Nhiều khi giáo viên còn coi
học sinh như những người học chuyên về họa, lời giảng còn nhiều lý tính, gần
như để dạy học sinh trở thành họa sỹ. Trong khi đó mục tiêu của chúng ta lại
không phải là như vậy.
Nói tóm lại, để giảng dạy tốt phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học. Giáo viên
cần hướng học sinh theo định hướng tích cực, truyền tải cho học sinh những
khái niệm mĩ thuật hết sức cụ thể, đơn giản và dễ hiểu. Kết hợp lời giảng với ví
dụ, chứng minh thực tế để học sinh thấy ngay, nhận biết dễ dàng. Học sinh hiểu
được đường nét, hình khối, mảng miếng, mầu sắc đơn giản từ đó mô phỏng
được gần giống với mẫu thực, không có sai sót chính về tỉ lệ, hình dáng của
mẫu; có ý thức bước đầu về đậm nhạt.

4



NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
2/ Đối với học sinh.
Bộ môn mĩ thuật nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực học tập, yêu
thích bộ môn. nhưng xét về chuyên môn thì những ý thức ấy, sở thích ấy cũng
chỉ dừng ở trào lưu đơn thuần do học môn này học sinh được tự do sáng tạo,
không khí học thoải mái hay nói đúng hơn học sinh được giải trí sau nhiều tiết
học căng thẳng khác. Chính vì điều này, mà “chất” thực sự của học sinh qua bộ
môn này chưa hiệu quả cao. Tới tiết học mĩ thuật thường học sinh rất mong đợi
nhưng khi thực hành thì lại không tuân thủ (làm theo) các bước cơ bản đã được
giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt là phân môn vẽ theo mẫu nếu giáo viên chuẩn bị
được mẫu thì học sinh cũng dường như không cần chú ý đến vật mẫu được bầy
ở trên bảng, cũng không cần vẽ theo góc nhìn của mình đối với mẫu. Tôi đã
nhận thấy một số tiết vẽ theo mẫu (có mẫu) nhưng học sinh lại vẽ theo hình
minh họa bảng của giáo viên chứ không vẽ theo những gì mình nhìn thấy.
Do ý thức vẽ như vậy nên kết quả bài vẽ thường không vẽ theo hướng tại
vị trí mình ngồi (bên trái, bên phải và ở giữa đề vẽ cùng một góc vẽ giống nhau).
Điều này cho ta thây học sinh không hề chú ý tới hình dáng của mẫu một chút
nào.
Một điều nữa, chứng tỏ học sinh tiểu học chưa vượt ra khỏi vở ô ly, đó là
vẽ ở vở mĩ thuật (không có ô ly) học sinh thường thấy trống trếnh bởi trang giấy
trắng lại rộng, do đó thường vẽ hình rất nhỏ so với trang giấy. Có khi vẽ ở mãi
trên đỉnh trang, có khi vẽ lệch sang trái, sang phải, thậm chí có khi lại vẽ tụt
xuống tận dưới đáy của trang vẽ khiến bài vẽ bị lệch lạc về bố cục, không cân
đối với trang giấy. Qua thực tế giảng dạy rôi nhận thấy yếu điểm này của học

sinh chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 20 đến 30 %).
Từ cơ sở lí luận và một số vấn đề thực tế còn hạn chế, vướng mắc đối với
cả giáo viên và học sinh, đã ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả dạy học phân môn vẽ
theo mẫu của bộ môn mĩ thuật. Tôi xin mạnh dạn đưa ra biện pháp nhằm khắc
phục để nâng cao chất lượng cho phân môn này bằng đề tài kinh nghiệm: “Một
số kinh nghiệm dạy phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học”.

5


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I/. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

Vẽ theo mẫu rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét và kĩ
năng vẽ nét, vẽ bố cục và vẽ hình. Vẽ theo mẫu còn giúp học sinh hiểu được vẻ
đẹp của mẫu, tạo điều kiện để học sinh học các bài vẽ trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ
tự do, thường thức mĩ thuật thuận lợi và hiệu quả hơn
Phân môn vẽ theo mẫu xuyên suốt chương trình mĩ thuật tiểu học được
thiết kế theo qui trình đồng tâm, các đơn vị kiến thức được lặp lại nhưng có
nâng cao hơn qua mỗi bài, mỗi lớp. Từ lớp một cho tới lớp năm bao gồm 45 bài
vẽ theo mẫu . Với những mẫu vẽ đơn giản thường là những hình khối, đường nét
quen biết như: nét thẳng, nét cong, các hình cơ bản (hình tròn, hình vuông, tam
giác, chữ nhật …); khối đơn giản (khối hộp, khối cầu, trụ…); vật dụng phổ biến,
gần gũi (cái xoong, cái ấm, cái chén, cặp sách, lá cây, quả cây …). Khi học vẽ

theo mẫu học sinh sẽ nắm được cách vẽ cân đối, vẽ từ bao quát đến chi tiết. Vẽ
từ những hình cơ bản tới những đồ vật cụ thể, bước đầu so sánh kích thước, hình
dáng, đậm nhạt, màu sắc của vật mẫu. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được mẫu, vẽ
mẫu theo sự “cảm” và so sánh để hình vẽ gần đúng với mẫu hơn.
Trong bộ môn mĩ thuật bao gồm năm phân môn: vẽ theo mẫu ; vẽ trang
trí; vẽ theo đề tài và vẽ tự do (nay là vẽ tranh); xem tranh (nay là thường thức mĩ
thuật) và tập nặn (nay là tập nặn tạo dáng tự do). Trong năm phân môn này
chúng ta thấy vẽ theo mẫu là phân môn rất quan trọng và cần thiết cho các phân
môn còn lại. Bởi vì, nắm vững cách vẽ của vẽ theo mẫu thì vẽ các phân môn
khác sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều và đặc biệt sẽ hình thành cách nhìn tổng
thể (định hình được trước khi vẽ). Học sinh sẽ vẽ theo mẫu theo một qui trình:
Quan sát So sánh cảm nhận nhận biết mẫu Hình thành thói quen, kĩ

6


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
năng. Nói tóm lại vẽ theo mẫu giúp các em có óc quan sát tinh tế, có cách nhìn
đúng khi vẽ, dạy các em lối vẽ đúng (từ cơ bản đến cụ thể).
Với vai trò quan trọng của phân môn và yêu cầu cần thiết của bộ môn mỗi
giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp truyền thống
cùng với hiện đại nhằm đưa tới học sinh cách học đơn giản và dễ hiểu nhất ,
nhằm ngày càng nâng cao chất lượng cho bộ môn mĩ thuật ở tiểu học để góp
phần vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục của ngành chúng ta, đã được ghi cụ
thể trong Luật giáo dục tại Điều 2 mục tiêu giáo dục: “…Đào tạo con người Việt
Nam phát triển một cách toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và

nghề nghiệp…”

II/. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đầy đủ và đồng bộ,
phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân
môn vẽ theo mẫu thực sự trở thành “xương sống” của bộ môn, để học sinh học
mĩ thuật ngoài hứng thú ra còn có khả năng biểu hiện cái đẹp và cảm thụ cái
đẹp. Để học sinh hoàn thành xuất sắc các bài tập theo chương trình chúng ta cần
tậo trung vào giải quyết một số vấn đề cụ thể sau.
+ Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Nhận xét đánh giá bài của học sinh.
+ Củng cố bài giảng bằng trò chơi phù hợp.
Sáu vấn đề này được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng
thành công cho một phân môn quan trọng của bộ môn mĩ thuật. Cụ thể từng vấn
đề một sẽ được giải quyết ở phần III dưới đây.

7


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
III/. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.
1/. VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: CÔNG
TÁC CHẨN BỊ CẦN THIẾT CHO BÀI

GIẢNG.
Chuẩn bị cho một bài giảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cả giáo viên
(người dạy) và học sinh (người học) đều phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một
bài học. Mọi yếu tố của bài được chuẩn bị tốt thì tiết dạy sẽ hiệu quả, thành
công, ngược lại nếu không chuẩn bị tốt sẽ lúng túng mất thời gian và không hiệu
quả.
a/. Sự chuẩn bị đối với giáo viên.
Giáo viên cần chủ động chuẩn bị hai nội dung cụ thể đó là: Đồ dùng dạy
học (mẫu vẽ, trực quan các bước vẽ theo mẫu) và chuẩn bị phương pháp giảng
dạy (theo từng bài, từng lớp).
* Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên: Đối với môn mĩ
thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, việc sử dụng đồ dùng dạy
học (ĐDDH) là đặc biệt cần thiết. Bởi vì, dạy mĩ thuật là dạy trên những gì cụ
thể, hiện diện một cách rõ ràng trước học sinh. Học sinh phải được quan sát một
cách cụ thể về hình dáng, đậm nhạt, mầu sắc, đường nét, bố cụ và tương quan
vật mẫu (đối với bài hai mẫu). Đó cũng chính là kiến thức cơ bản của bộ môn mĩ
thuật. Vì thế, để dạy tiết học vẽ theo mẫu cần phải chú ý nhiều tới ĐDDH và
phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học.
Khi nói tới dạy mĩ thuật tức là nói tới việc sử dụng phương pháp “trực
quan”. Vì học sinh phải quan sát, nhận xét thì mới hình thành được khái niệm.
Hơn thế vẽ theo mẫu lại phải trực quan cụ thể, thực tế. Thực tế ở chỗ vẽ theo
mẫu phải có mẫu thực không thể cho học sinh vẽ theo mẫu mà giáo viên minh
họa trên bảng được, đối với một số phân môn khác thì làm như vậy các em vẫn
có thể tiếp thu bài và vẽ được bài.
Trong chương trình giáo dục mĩ thuật ở tiểu học có 45 bài vẽ theo mẫu
giáo viên cần chuẩn bị đủ mẫu theo đơn vị bài và trực quan cho các bài đó. Từ

8



NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
những mẫu đơn giản như các khối hình (khối hộp, khối trụ, khối cầu…) tới
những mẫu cụ thể hơn (như quả cây, đồ dùng vật dụng…). Khi giáo viên đã
chuẩn bị chu đáo thì lúc đó giáo viên mới có thể dạy tốt được. Đây là phân môn
vẽ theo mẫu, nếu không có mẫu thì không phải là vẽ theo mẫu.
Sự chuẩn bị của giáo viên còn căn cứ theo thực tế của từng bài. Một mặt
do tiết học thường được tổ chức ở tại lớp học “thông thường” một mặt sỹ số học
sinh/ một lớp đông khiến các em khó quan sát mẫu nếu bày một mẫu trên bảng.
Do đó giáo viên có thể chuẩn bị nhiều mẫu để cho học sinh họat động theo
nhóm, tổ.
Ví dụ: Để dạy bài “Vẽ quả (có dạng tròn) bài 10 MT lớp 1 trang 15 vở tập
vẽ. Nếu học sinh từ 30 em trở lên ngồi trong một phòng học bàn ghế kê sát nhau
theo một hướng lên bảng thì việc bầy mẫu một quả cây trên bảng là điều không
thể hoặc khó có thể chấp nhận được, bởi vì những học sinh ngồi cuối lớp hoặc
bàn dưới sẽ không thể thấy rõ được mẫu. Như vậy sẽ vô hiệu khi giáo viên
hướng dẫn quan sát nhận xét. Ở bài này do quả quan sát khó (vì nhỏ) cho nên
giáo viên có thể chuẩn bị 3, 4 mẫu và bầy mẫu theo nhóm, theo tổ giúp học sinh
quan sát và vẽ hiệu quả hơn.
Nếu trường có điều kiện trang bị đầy đủ thiết bị cho phòng giáo dục nghệ
thuật cụ thể như giá vẽ cho học sinh. Thì với sỹ số trên (trên 30 em/lớp), cùng
với phòng học chưa đủ tiêu chuẩn về diện tích và ánh sáng thì học sinh vẫn chưa
thể quan sát hiệu quả và vẽ hiệu quả được. Vì điều đó, cho nên giáo viên chuẩn
bị mẫu chu đáo theo nhóm là cần thiết và thực tế nhất. Nhưng bên cạnh cũng có
những bài chỉ cần một mẫu mà học sinh đông và ngồi học tại lớp học “thông
thường” nhưng cũng vẫn vẽ được bài tốt như bài: Vẽ lá cờ tổ quốc (Bài 9 MT
lớp 2 trang 20).

- Giáo viên phải có khả năng thị phạm tốt bởi vì, học sinh rất thích và rất
“tâm phục”, “khẩu phục” khi giáo viên minh họa bảng đẹp và nhanh. Giáo viên
chuẩn bị tốt khả năng này, bài giảng của giáo viên sẽ rất hấp dẫn và hiệu quả
cao. Đặc biệt sẽ định hướng cho học sinh vẽ bài của mình. Khi giáo viên giảng

9


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
tới cách vẽ phần nào thì minh họa ngay bước đó đồng thời bám sát hình với mẫu
thực. Việc đó, sẽ dẫn tới học sinh dần hình thành ý thức một cách có hệ thống.
- Giáo viên cần chuẩn bị mẫu để so sánh với mẫu chính thức. Với một bài
vẽ theo mẫu ngoài việc giáo viên chuẩn bị một mẫu vẽ chính thức thì giáo viên
cần chuẩn bị thêm một số mẫu tương tự, hoặc mẫu đối lập để học sinh so sánh,
nhận xét nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ví dụ: ở bài vẽ quả có dạng hình tròn: Ngoài vệc chuẩn bị một mẫu chính
thức là quả táo lê chẳng hạn thì giáo viên cần chuẩn bị thêm một số quả cũng có
dạng hình tròn khác như quả cam, quả quýt, dưa lê, ổi, …
- Giáo viên cần chuẩn bị cho bài giảng của mình những tranh vẽ các bước
dựng hình, cách vẽ cụ thể, hoặc để quan sát nhận xét… Tất cả đều thể hiện trên
giấy khổ lớn để học sinh dễ quan sát (trực quan đủ rõ, đủ to). Việc chuẩn bị này
có tác dụng trực tiếp tới giáo viên rất lớn. Có nó, giáo viên thao tác các bước
trên bảng rất linh họat, làm cho giờ giảng lí thuyết không mất nhiều thời gian,
không bị lúng túng… Việc chuẩn bị trực quan tốt còn giúp học sinh hình thành
khái niệm mẫu vẽ một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất. Phần
chuẩn bị này giáo viên có thể chỉ việc phóng hình lớn từ các hình minh họa

trong sách giáo khoa được in cùng với phần lí thuyết (sách học sinh).
* Đối với việc chuẩn bị phương pháp giảng dạy của giáo viên: Để soạn
bài và giảng bài tốt, giáo viên tập trung vào những phương pháp hiệu quả khi
dạy vẽ theo mẫu như: Phương pháp trực quan; phương pháp so sánh; gợi mở;
vấn đáp và luyện tập. Giáo viên phải biết cách kết hợp linh họat giữa các
phương pháp này với nhau, tạo thành một phương pháp tổng hợp phù hợp với tất
cả các đối tượng, phù hợp với bài giảng, gắn liền với thực tiễn. Để phương pháp
của mình chuẩn bị có hiệu quả thì giáo viên nhất thiết cần dự kiến được các tình
huống dạy học, có những tình huống đơn giản thì giáo viên có thể sử lý tốt trong
bất kì hoàn cảnh nào, nhưng cũng có những tình huống khó giáo viên cần có sự
chuẩn bị tốt để sử lí như: Cách so sánh mẫu, cách vẽ thông qua quan sát mẫu
thực, có thể học sinh không hiểu thế nào là “bố cục”; không hiểu thế nào là dựng

10


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
“hình chung”; ước lượng “tỷ lệ”… Giáo viên cần phải chuẩn bị những tình
huống khi học sinh không hiểu và cần phải đơn giản hoá những cụm từ mang
tính chuyên môn tối thiểu này. Giáo viên có thể chuẩn bị theo những gợi ý sau:
Bố cục nên giải thích đơn giản đó là sự sắp xếp hình vẽ vào trang giấy, bố cục
đẹp là sự sắp xếp hình vẽ cân đối, bố cục lệch, xấu là sự sắp xếp hình vẽ trên
trang giấy chưa hợp lý; Tỷ lệ ta có thể hiểu đơn giản là chiều cao so với chiều
ngang, xem các chiều này hơn kém nhau bao nhiêu lần, từ đó giữ được tỷ lệ
chuẩn của mẫu khi vẽ sẽ không bị sai lệch. Ví dụ: Mẫu vẽ cái xô có tỷ lệ chiều
cao bằng hai lần chiều ngang, như vậy hình vẽ có to bằng bao nhiêu đi nữa thì

chúng ta vẫn phải hướng dẫn học sinh vẽ chiều cao của cái xô bằng hai lần chiều
ngang, có như vậy hình vẽ mới cân đối, cái xô sẽ không bị thấp quá hay không
bị cao quá hay chúng ta nói là “tỷ lệ” của bài vẽ cân đối; tương tự như vậy hình
chung cũng được giải thích cho học sinh hiểu là hình vẽ bên ngoài của vật mẫu,
học sinh cần hiểu đơn giản, cụ thể như một khối hộp nằm ngoài bao kín vật mẫu
tạo thành một khung hình bao quanh. Khung hình đó được gọi là khung hình
chung.
Mọi phương pháp giáo dục của giáo viên tuy cùng nhằm cung cấp kiến
thức và phải theo những qui định chung nhưng khi vận dụng, giáo viên không
đòi hỏi, không bắt buộc tất cả học sinh làm bài như nhau và tuân thủ một cách
máy móc, rập khuôn theo cái chung. Học sinh tuy vẽ cùng một mẫu nhưng sản
phẩm sẽ rất khác nhau về nét, về hình, về mầu, về cách bố cục, cách nhìn, cách
hiểu, cách cảm nhận của mỗi học sinh khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm có
nhiều vẻ khác nhau. Vì thế, có thể nói, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc
vào sự “giàu có” kiến thức, vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên. Nhưng
quan trọng hơn cả là khả năng cảm nhận của học sinh. Bởi lẽ học sinh có thích
thú thì mới chịu khó suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của mình. Vẽ có
cảm xúc bao giờ cũng có hiệu quả cao. Vì thế dạy học mĩ thuật nói chung và dạy
vẽ theo mẫu nói riêng không đơn giản là dạy và học kĩ thuật vẽ mà còn phải kết

11


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
hợp với dạy và học cảm thụ thế giới quan xung quanh. Bắt buộc, gò ép học sinh
trong học mĩ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu.

Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự
độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo
của phương pháp dạy học mĩ thuật nói chung và daỵ vẽ theo mẫu nói riêng. Kết
quả cuối cùng của việc “dạy” là kiến thức phải “đến” phải “vào” người học. Hơn
nữa, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Vì thế khi
giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy của giáo viên mà
còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Do đó, khi Dạy-Học vẽ theo
mẫu ở tiểu học giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau:
+ Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học.
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên
giảng giải.
+ Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một
cách tự giác.
+ Động viên khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm
xúc riêng.
Việc chuẩn bị phương pháp tốt cho giáo viên cũng không thể thiếu việc
sắp xếp, tổ chức giờ dạy thông qua giáo án, qua kế họach giảng dạy tiết vẽ theo
mẫu đó một cách rõ ràng, cụ thể. Phương pháp chủ đạo là lấy học sinh làm trung
tâm và thầy giáo là người hướng dẫn cũng được thể hiện rõ trên giáo án. Mọi
họat động của giáo viên mang tính chất gợi mở, cũng như vậy mọi họat động
tích cực của học sinh được lập kế họach theo từng bước của tiến trình giảng dạy.
Và đặc biệt giáo viên cần chú ý tới phần minh họa bảng cũng cần được thể hiện
rõ trong giáo án theo một cột riêng (bên phải của phần kiến thức và diễn biến
giờ dạy).
b/. Sự chuẩn bị đối với học sinh.
Học vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học vốn vẫn là kiến thức trừu
tượng nhất trong bộ môn mĩ thuật. Trừu tượng bởi lẽ học sinh bắt đầu dần hình

12



NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
thành khái niệm về khối, về hình thể. Khi học sinh vẽ vẫn thường có suy nghĩ vẽ
vật đó chứ chưa bao giờ có khái niệm về khối của vật đó, mà vẽ theo mẫu thì
yếu tố khối hình mới là trọng tâm. Tuy nhiên vẽ theo mẫu ở tiểu học không đòi
hỏi học sinh diễn tả được khối rõ ràng mà chỉ yêu cầu học sinh có khái niệm về
“khối” mà thôi. Vì lý do này, học sinh cần chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia
vào tiết học một cách tích cực và hiệu quả như sau:
+ Việc xem bài trước là công việc đầu tiên của học sinh. Từ đó, học sinh
sẽ tìm hiểu mẫu ở nhà (nếu có) hoặc mẫu tương tự, sẽ tạo được thói quen chủ
động cho học sinh . Cũng có những bài học sinh cần chuẩn bị mẫu cá nhân để
giờ thực hành học sinh làm việc một cách độc lập. Ví dụ như: bài vẽ lá cây (MT
lớp 2 bài 19 trang 40). Muốn vẽ tốt được yêu cầu của bài (vẽ một lá cây), thì học
sinh nên quan sát trước lá cây ở nhà và chuẩn bị ít nhất một lá cây để đến lớp
làm bài thực hành vẽ lá cây mình đã chuẩn bị. Việc chuẩn bị này giúp học sinh
tư duy nhanh hơn, so sánh dễ dàng hơn và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn.
+ Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với
học sinh. Bởi vì, cũng như thầy (T) nếu chuẩn bị thiếu mẫu thì không phải là dạy
vẽ theo mẫu, còn trò (H) nếu thiếu đồ dùng học tập cũng coi như là không phải
học mĩ thuật. Những đồ dùng của học sinh không thể thiếu được đó là: Vở mĩ
thuật (Vở tập vẽ đối với lợp 1,2,3); bút vẽ (bút chì, bút dạ mầu, bút sáp mầu…).
Học sinh mà đã chuẩn bị được đồ dùng học tập tức là giờ giảng đã được góp một
phần lớn vào hiệu quả của giờ dạy.
Như chúng ta thấy nếu học sinh không có vở dẫn tới học sinh không làm
bài, hoặc làm lấy lệ và chắc chắn phần chuẩn bị ở nhà là học sinh không hề chú
ý, không muốn nói là không cần chuẩn bị, và nếu học thiếu mầu, hoặc bút chì

các em sẽ thực hành một là bằng bút mực, hai là chờ để mượn của bạn khác.
Như vậy chúng ta thấy rất rõ học sinh không chuẩn bị đồ dùng học tập dẫn tới
hai hiện trạng đó là ở nhà thì không chuẩn bị, ở lớp thì lười làm bài. Do mượn
đồ dùng học tập lớp học sẽ rất mất trật tự và ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng tiết dạy.

13


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
* Như vậy việc chuẩn bị tốt của T và của H cho bài học vẽ theo mẫu sẽ
đem lại hiệu quả cao cho tiết học và khắc phục được cách Dạy-Học cũ và lạc
hậu.
2/. VẤN ĐỀ THỨ HAI: HƯỚNG
DẪN HỌC SINH QUAN SÁT, NHẬN
XÉT MẪU
Dạy mĩ thuật nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng, phải thực hiện theo
hướng để học sinh làm bài thực hành là chính (thời gian khoảng 20 - 25 /40 phút
của tiết học).Thế nhưng thời gian đầu giờ (10 -15 phút) là thời gian giảng lý
thuyết. Phần này tuy chiếm ít thời gian nhưng lại là một việc vô cùng quan trọng
trong quá trình hình thành kiến thức mĩ thuật, kiến thức vẽ theo mẫu đối với học
sinh.
a/. Thực tế:
Lâu nay dạy vẽ theo mẫu thường là qua loa nhất trong tất cả năm phân
môn của bộ môn mĩ thuật. Bởi một lẽ đồ dùng dạy học thiếu rất nhiều, mẫu vẽ
hầu như không có trong suốt chương trình tiểu học. Mà giáo viên thì việc chuẩn

bị mẫu cho học sinh quá nhiều là điều không thể.
Mặt khác học sinh ngồi học 30 40 học sinh /lớp, bàn thẳng kê xếp cố
định theo hướng lên bảng. Với điều kiện như thế thì việc học sinh quan sát mẫu
là một điều tương đối phức tạp và hiệu quả là cả một vấn đề cần bàn tới. Song
song với hai thực trạng trên thì việc học sinh có cần quan sát mẫu hay không lại
là một vấn đề khác bức xúc không kém. Bởi vì, kết quả của các bài vẽ như vậy
thường đơn điệu, cứng nhắc…Từ những thực tế ấy trong lúc ta chuẩn bị điều
kiện cơ sở vật chất cho môn học còn chưa đồng nhất thì mỗi người giáo viên
chúng ta cần đưa ra những phương pháp cụ thể, một mặt để khắc phục, một mặt
để nâng cao hiệu quả dạy vẽ theo mẫu là tất yếu.
b/. Phương pháp.
Trong 45 bài vẽ theo mẫu ở tiểu học được chia đều cho 5 lớp là những bài
vẽ từ đơn giản và nâng cao dần theo cấu trúc chương trình đồng tâm. Vì vậy ở

14


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
những lớp nhỏ (lớp 1,2,3) thường là những mẫu vẽ hết sức đơn giản như: hình
vuông, hình tam giác, hình tròn, cái túi xách, cái cốc, cái xô…. . Còn ở lớp cao
hơn (lớp 4,5) nhìn chung những mẫu vẽ đều là các đồ dùng vật dụng trong gia
đình. Cho nên, việc hướng dẫn quan sát mẫu cho học sinh là rất cụ thể, rất gần
gũi, chỉ cần đòi hỏi giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp là sẽ đạt hiệu quả
cao.
Hầu hết các mẫu vẽ ở tiểu học đều là những hình vẽ đơn giản, giáo viên
giới thiệu mẫu và hướng dẫn quan sát, so sánh tối đa từ 5 7 phút thì đòi hỏi

giáo viên phải có lời giảng cũng như yêu cầu cô đọng, dễ hiểu và phải thự tế.
Trong phương pháp giảng dạy cũ: Giáo viên thường vấn đáp học sinh và
học sinh trả lời câu hỏi máy móc thậm chí vu vơ bởi học sinh thường không chú
ý tới mẫu. Do đó, việc đầu tiên để dạy tốt và hướng dẫn tốt học sinh quan sát,
nhận xét thì giáo viên cần chủ động khắc phục cách bày mẫu và chuẩn bị mẫu
cũng như phương pháp cho học sinh quan sát mẫu.
- Giáo viên bầy mẫu: lớp học thường đông cho nên giáo viên nên bầy mẫu
vào giữa lớp và kê bàn ghế theo hình chữ u để học sinh nào cũng có cự ly gần
với mẫu, và đảm bảo các em được quan sát mẫu 100%, không có hiện tượng học
sinh này quan sát “mẫu” tại “gáy” học sinh ngồi trước mình.
- Giáo viên chuẩn bị mẫu: Nếu là những mẫu nhỏ, như cái cốc, cái lá, quả
cây… Giáo viên nên chuẩn bị nhiều mẫu gống nhau để học sinh quan sát theo
nhóm (số lượng nhóm tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế lớp học để giáo viên quyết
định). Khi học sinh quan sát theo nhóm, học sinh sẽ nhận xét, so sánh mẫu rất
hiệu quả, khắc phục được việc học sinh không quan sát mẫu, nói chuyện và đùa
nghịch. Nhưng cái lớn nhất đạt được là học sinh đều nhận xét và có khả năng
mô phỏng lại được mẫu gần giống thực.
- Giáo viên chủ động đối với phương pháp dạy quan sát mẫu: Việc hướng
dẫn của giáo viên dạy vẽ theo mẫu là rất khéo léo, học sinh tiểu học do tâm lý
lứa tuổi các em chỉ nhận thức vấn đề từ cảm tính, nhìn thấy thực tế. Vì lý do
này, giáo viên cần hình tượng, cụ thể hoá mẫu vẽ thành những hình phải đơn

15


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc

giản, cụ thể và dễ mô phỏng. Ví dụ: Vẽ cái cốc trước hết phải hướng dẫn học
sinh vẽ một hình học giống cái cốc đã, như hình chữ nhật chẳng hạn. Vậy để vẽ
được hình cái cốc cần phải vẽ hình chữ nhật trước, như vậy chúng ta thấy cụ thể
hoá hình vẽ rất quan trọng, đó chính là quá trình qui đổi mẫu vẽ thành một hình
học có tên, dễ vẽ, từ đó việc biểu hiện mẫu trên bài vẽ là rất dễ dàng, đơn giản.
- Trước đây giáo viên hay cho học sinh nhận xét hay so sánh mẫu bằng lời
không (phương pháp này chưa hợp với học sinh tiểu học chỉ phù hợp với học
sinh trình độ cao hơn). Vì các em còn rất nhỏ, khái niệm về mĩ thuật còn hạn chế
nhiều, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh mẫu ngoài bằng lời ra còn
bằng cả hành động (động tác). VD: Khi hướng dẫn các em quan sát để tìm ra
hình chung của mẫu giống hình gì ? . Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi không,
buộc học sinh phải hình dung khó hơn, lâu hơn, nhưng nếu giáo viên hỏi xong
rồi dùng thước kẻ chặn hai chiều, theo chiều ngang và chiều dọc. Lúc đó học
sinh sẽ được cụ thể hoá hình chung của mẫu là hình học gì? Bằng phương pháp
này học sinh sẽ nhận xét nhanh hơn và hiệu quả hơn, tỷ lệ hình dễ chuẩn xác
hơn.
- Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ ít chuyên môn (từ
khó) mà sử dụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu như: Đối với từ khó:
Các em cho biết tỷ lệ của vật mẫu như thế nào ? ; Thay bằng cụm từ dễ hơn: Em
hãy so sánh xem chiều cao của mẫu với chiều ngang của mẫu như thế nào ? Khi
giáo viên đặt câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ tập trung vào so sánh, nhận xét và
đưa ra kết quả ngay, đã giản đơn được một bước phải suy nghĩ tỷ lệ là gì đối với
học sinh.
Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp giảng dạy cải tiến đối với phân
môn vẽ theo mẫu, tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung đổi mới cho vấn đề
hướng dẫn quan sát nhận sét.
c/. Một số ví dụ:
+ Bài 4: vẽ hình tam giác - MT 1 Vở tập vẽ trang 9.

16



NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
Mục tiêu của bài là học sinh biết cách vẽ hình tam giác, và vẽ được một
số hình tượng bắt nguồn từ hình tam giác.
Để đưa học sinh thực sự vào hoàn cảnh có vấn đề giáo viên hướng dẫn
học sinh quan sát nhận xét theo hướng tích cực của học sinh. Với những yêu cầu
chuẩn bị đối với giáo viên và học sinh, thì học sinh có thể chủ động nêu được
đặc điểm của hình tam giác.
- Giáo viên đưa một số mẫu giống hình tam giác (cái nón, ê ke, khăn
quàng…) rồi giáo viên đặt câu hỏi: Những vật này giống hình gì ? Học sinh sẽ
tư duy so sánh nhận xét  đua ra kết quả là giống hình tam giác.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, trong gia đình mình còn có những vật
dụng gì giống hình tam giác ?
Lúc này do học sinh được chuẩn bị kĩ ở nhà và cách gợi tả của giáo viên
qua câu hỏi thứ nhất về các đồ vật, học sinh sẽ nhận biết và kể rất nhiều thứ ở
gia đình mình giống hình tam giác. Với hình học đơn giản này giáo viên không
cần hướng dẫn học sinh vào cấu tạo của tam giác . Bởi vì, hình tam giác các em
đã được làm quen và biết rõ từ khi các em học mẫu giáo lớn, và từ đầu lớp 1 qua
môn toán. Vì vậy, giáo viên sẽ tập trung để học sinh hiểu được vẽ một hình tam
giác cần vẽ như thế nào (cách vẽ) và để hiểu được thì học sinh phải biết quan sát
và nhận xét hình.
Do yêu cầu của bài đối với phần thực hành (giáo viên hướng dẫn học sinh
vẽ một bức tranh về biển bằng những hình tam giác). Nên ở phần chuẩn bị giáo
viên chú ý tới trực quan của bài (hình vẽ thuyền buồm, núi, các con cá), những
trực quan đều phải bắt nguồn (giống hình tam giác). Tới lúc này, sau khi giáo

viên cho học sinh kể được tên của nhiều đồ vật giống hình tam giác, giáo viên sẽ
treo một số tranh gợi ý mà giáo viên đã chuẩn bị như: Tranh vẽ một thuyền
buồm, học sinh sẽ nhận xét phần nào của thuyền buồm gống hình tam giác.
Tương tự như vậy đối với các hình khác giáo viên cũng đưa học sinh vào hoàn
cảnh có vấn đề (tức là cho học sinh nhận xét và nêu lên nhận xét riêng của
mình).

17


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
Như vậy đối với tiết học vẽ theo mẫu này mặc dù học sinh đông (35 học
sinh/ 1 lớp vẫn ngồi học ở lớp học thông thường, nhưng do mẫu vẽ là hình tam
giác cho nên việc hướng dẫn học sinh không mấy khó khăn gì, chỉ đòi hỏi giáo
viên cần đưa học sinh vào hoàn cảnh có vấn đề, để các em chủ động tích cực
quan sát nhận xét mẫu, so sánh và nhận biết nhanh, có như vậy kiến thức đến
với học sinh không bị áp đặt, không bị gò ép.
+ Bài 24: Vẽ cái ám tích và cái bát MT 5 trang 50.
Đối với bài này mục tiêu đặt ra đó là học sinh tập quan sát, so sánh, ước
lượng tỷ lệ mẫu ghép (hai mẫu) để tìm ra vị trí, kích thước các bộ phận của mẫu
và biết cách vẽ mẫu ghép. Riêng về kĩ năng yêu cầu học sinh vẽ được gần đúng
mẫu (diễn tả được đặc điểm, tỷ lệ chính của mẫu).
Bài vẽ theo mẫu này có thể nói là kiến thức cuối của chương trình mĩ
thuật tiểu học về phân môn vẽ theo mẫu. Bởi vì, vẽ mẫu ghép (hai mẫu) chỉ
được áp dụng khi học sinh đã có vốn kiến thức tương đối hay nói cách khác chỉ
dành cho học sinh cuối cấp. Như vậy, cũng là bài vẽ theo mẫu ở tiểu học nhưng

ở mỗi bài, mỗi lớp giáo viên lại chọn phương pháp riêng sao cho phù hợp, ở đây
ta thấy bài 4 (vẽ hình tam giác) của mĩ thuật lớp 1, chỉ cần chuẩn bị, áp dụng
phương pháp linh họat là bài dạy đã đạt được hiệu quả cao, nhưng bài này đòi
hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp, đặc biệt là vấn đề quan sát nhận
sét mẫu. Đối tượng học sinh là lớp 5, kiến thức mĩ thuật đang dần hoàn thiện ở
trình độ sơ đẳng (cấp tiểu học). Mẫu vẽ đòi hỏi phải so sánh nhiều, điều kiện
Dạy-Học lại là một vấn đề khó. Vậy, giáo viên (người làm nhiệm vụ dẫn đường,
gợi mở) cần đặc biệt chú trọng, tìm tòi cách chuyển tải bài giảng theo hướng tích
cực:
- Trước hết là chuẩn bị: Theo phương pháp mà tôi đã đề cập ở phần trước
(Vấn đề thứ nhất) giáo viên - học sinh - cơ sở vật chất phải được chuẩn bị tốt.
Vẽ mẫu này đòi hỏi học sinh phải được ngồi (đứng) vẽ theo hình chữ u. Tức là
mẫu được bầy ở giữa phòng, học sinh ngồi (đứng) vẽ ở ba hướng khác nhau:
Hướng bên trái, hướng bên phải và cuối lớp. Mẫu phải được giáo viên bầy

18


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
không cao quá đường tầm mắt (không cao hơn mắt học sinh), mẫu vẽ phải đảm
bảo có mĩ quan, có vải trắng trải bàn để bầy mẫu, chú ý cho học sinh nhỏ đứng
(ngồi) trước học sinh lớn.
- Trước khi vào phần hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét, giáo viên đặt
câu hỏi: Mẫu hôm nay vẽ có gì khác với mọi khi ?. Mục đích để học sinh hiểu
được đây là một mẫu khó, đòi hỏi học bài cần tập trung cao, có tư duy so sánh,
tạo không khí thích tìm tòi, khám phá của học sinh, và gây chú ý cho học sinh

đối với mẫu bầy phía trước.
- Đối với phần quan sát hình chung: Giáo viên nên chuẩn bị hai miếng
bìa: Một miếng được đục lỗ hình chữ nhật bao quanh cả hai mẫu, có thể làm cả
ba hướng thì cần ba miếng đục lỗ ca chiều rộng khác nhau; và một miếng bìa
đục thủng hình chữ nhật bao quanh vừa cái bát, hình nhỏ này chỉ cần một bởi cái
bát nhìn ở hướng nào cũng có tỷ lệ giống nhau. Mục đích của sự chuẩn bị này là
khi đặt câu hỏi đối với học sinh về hình chung và hình riêng của vật mẫu trông
giống hình gì?, hình riêng của cái bát nhỏ bằng một phần mấy của hình chung ? ;
hoặc hình riêng của các vật so sánh với nhau. Khi giáo viên cụ thể hoá bằng
cách đục lỗ miếng bìa thì học sinh nhận xét hình rất nhanh và so sánh rất tốt bởi
vì, trẻ ở tiểu học thường cảm nhận trực quan là chính. Nếu chúng ta hướng dẫn
học sinh bằng cách chỉ vào mẫu và yêu cầu học sinh so sánh, cho biết hình
chung, hình riêng thì e rằng học sinh ước lượng, tính toán rất khó chính xác
được. Việc đục lỗ miếng bìa làm đơn giản ở chỗ học sinh sẽ chỉ nhìn thấy một lỗ
thủng mà trong nó (phía sau) chứa chọn vẹn mẫu vẽ, đương nhiên khái niệm về
hình chung, hình riêng hình thành rất nhanh.
- Đối với việc quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu: Do đây là
mẫu ghép (hai mẫu) nên hai đồ vật sẽ có rất nhiều chi tiết: Như miệng của tích,
vòi tích, quai sách của tích, miệng bát, chôn bát. Và đặc biệt chú ý (học sinh hay
mắc phải) hướng dẫn học sinh quan sát khi ngồi ở những vị trí khác nhau sẽ thấy
mẫu thay đổi rõ rệt. Cái ấm tích ngồi ở vị trí khác nhau sẽ thấy vòi và quai khác
nhau. Có những vị trí không thấy vòi. Do đó, giáo viên sẽ đặt câu hỏi ở ba vị trí

19


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm


Xu©n Ngäc
(chủ động chọn theo ý đồ) để có ba hình vẽ tương ứng: Thấy vòi ở bên trái tích,
thấy vòi ở bên phải tích và thấy vòi ở chính giữa tích. Tương tự như vậy giáo
viên cần đặt câu hỏi để học sinh nhận xét cái bát với cái tích cũng có vị trí thay
đổi khi học sinh ngồi ở vị trí khác nhau. Giáo viên cho học sinh nhận xét theo vị
trí nhìn thấy: tích che mất một phần của bát, và vị trí thấy bát che mất một phần
của tích. Ở những phương pháp này mục đích cho học sinh nhận ra mẫu vẽ sẽ
thay đổi khi nhìn ở những vị trí khác nhau, nhưng lại đòi hỏi giáo viên quan sát
vị trí học sinh ngồi để học sinh nhận xét hình nhìn thấy đúng như ý đồ chuẩn bị
của giáo viên, việc này không khó nếu khi giáo viên bầy mẫu đã đi quan sát
trước một lần.
- Đối với việc quan sát, nhận xét mầu sắc (đậm nhạt) của vật mẫu. Hệ
thống bài vẽ theo mẫu ở tiểu học, về vấn đề quan sát để nhận biết đậm nhạt cũng
rất quan trọng. Khi nhận xét học sinh hiểu được đậm nhạt thì sẽ hiểu và mô
phỏng được khối. Tuy nhiên đối với những lớp nhỏ như lớp 1,2,3 việc vẽ đậm
nhạt thực sự chưa cần thiết, nhưng học sinh cũng phải hình thành được khái
niệm đậm và nhạt. Vì thế, ở bài này giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát
mẫu và nêu nhận xét của mình về đậm nhạt. Bởi vì đối tượng của bài này đã
được học và vẽ mĩ thuật trong 4 năm, đặc biệt đây lại là những bài vẽ theo mẫu
cuối cùng của chương trình tiểu học. Để học sinh nhận biết được đậm nhạt,
chúng ta cần chọn một hướng ánh sáng chiếu vào mẫu, giáo viên sẽ đóng một vế
cửa lại chỉ mở một bên để tạo ánh sáng chiếu một chiều vào vật mẫu. Lúc đó
học sinh quan sát mẫu sẽ nhận dạng được tối thiểu 3 sắc độ. Một số giáo viên
hướng dẫn quan sát đậm nhạt lại đặt câu hỏi: Em cho biết nhìn mẫu vẽ thấy mấy
độ đậm nhạt ? Như vậy khái niệm của thầy chưa cụ thể khiến nhiều học sinh
chưa thể hình dung được sắc độ là gì ?. Ngược lại, nếu giáo viên thay bằng: Em
nhìn lên mẫu thấy phần bên nào là đậm nhất ? Tương tự như vậy đặt câu hỏi với
phần sáng nhất. Còn ở giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào ? (* ở giữa là độ
sáng trung gian). Nếu mẫu được chuẩn bị là hai vật có mầu đậm nhạt khác nhau
thì giáo viên cũng cần gợi ý sự quan sát của học sinh theo cách tương tự.


20


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
* Qua hai ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để bắt đầu học vẽ nói chung và
vẽ theo mẫu nói riêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét. Khi quan
sát nhận xét đầy đủ mẫu việc tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải
lỗi sai lớn về tỷ lệ, hình dáng. Có thể nói phần hướng dẫn quan sát nhận xét là
điều kiện bất biến để hướng dẫn tiếp học sinh cách vẽ.
3/. VẤN ĐỀ THỨ BA: HƯỚNG
DẪN HỌC SINH CÁCH VẼ.
Cấu tạo của tiết vẽ theo mẫu được chia làm hai phần: Phần một là hướng
dẫn; phần hai là thực hành. Thời gian cho hai phần này cũng khác nhau: Phần
hướng dẫn rất quan trọng nhưng giáo viên lại không được giảng quá nhiều chỉ
nên chiếm 1/4 hoặc 1/3 tiết học (khoảng 10 - 15 phút) trong đó lại gồm 2 phần
hướng dẫn đó là: hướng dẫn quan sát, hướng dẫn cách vẽ. Phần quan sát chúng
ta vừa được tìm hiểu xong. Riêng phần cách vẽ giáo viên cũng nên hướng dẫn
học sinh cụ thể và đơn giản theo một số nội dung sau:
a/. Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp): Trước hết bài vẽ bao giờ giáo
viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh xây dựng ý đồ với một bố cục đẹp, tức là
sắp xếp phải cân đối, thuận mắt. Ở phần hướng dẫn này giáo viên vẫn thường
xuyên không chú ý tới vai trò của nó, mà thường hướng dẫn qua loa, không cơ
bản và nhất quán khiến cho các em hay vẽ nhỏ quá (phổ biến) và vẽ lệch trang
giấy. Như vậy kết quả bài vẽ chưa đẹp mắt không dám nói nhiều bài còn thấy
khó chịu. Vì vậy, tôi đưa ra một phương pháp để thay đổi cách tiếp nhận kiến

thức của học sinh. Nhằm khắc phục một số yếu điểm của phương pháp cũ. Nếu
trước đây giáo viên thường chỉ nói áp đặt cho học sinh “các em không được vẽ
nhỏ quá, to quá hoặc lệch trái, lệch phải”. Như vậy học sinh sẽ không khắc sâu,
thậm chí nhiều em không chú ý, dẫn đến tác dụng của lời “nhắc” đó ít hiệu quả.
Còn theo tôi để hướng dẫn học sinh vào vấn đề thì nên đặt học sinh trong hoàn
cảnh đó: Giáo viên treo trực quan bao gồm 4 hình vẽ vật mẫu trong đó có: một
hình được vẽ rất nhỏ ở giữa trang giấy; một hình có hình vẽ lệch sát sang một
mép của trang giấy; một hình vẽ thật lớn kín hết cả chiều cao giấy và cuối cùng

21


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
một hình vẽ cân đối đẹp mắt. Sau đó cho học sinh tự chọn và nhận xét bài đẹp
nhất (các bài được đánh số từ 1 4 theo thứ tụ như trên). Khi học sinh được
quan sát, nhận xét thì việc tìm ra bài vẽ thứ 4 đẹp là điều rất dễ dàng. Qua đó
giáo viên đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao hình 1,2,3 lại là hình chưa đẹp ?. Và tất
cả những lý do ấy được học sinh nêu ra một cách rõ ràng, nếu trả lời chưa đầy
đủ giáo viên có thể bổ sung (vẫn theo hướng gợi ý) nhằm phát huy tính tích cực
ở học sinh.
Như vậy cái hình ảnh gọi là, không đẹp, chưa đẹp ấy (hình 1,2,3) sẽ được
học sinh ghi đậm trong trí nhớ của mình, thường thì tâm lý trẻ hình tượng bao
giờ cũng dễ nhớ hơn và nhớ lâu hơn. Điều đó sẽ dẫn đến kết quả học sinh khi vẽ
phải nghĩ ngay tới bài đẹp nhất để bắt trước hay làm theo. Như vậy, tránh được
hiện tượng học sinh vẽ theo sự sắp xếp tự do không có chuẩn mực nào cả.
b/. Hướng dẫn học sinh vẽ hình chung của mẫu.

Vẽ theo mẫu, tức là nhìn mẫu rồi mô phỏng lại mẫu, mà muốn mô phỏng
được mẫu học sinh cần có khái niệm vẽ, hình thành được các bước vẽ trong đó
bước vẽ hình chung cho mẫu được ví như thợ xây dựng muốn xây được cái nhà
thì phải cần xây cái móng, cũng như vậy muốn vẽ được theo mẫu thì dựng hình
chung cũng là nền tảng cho bài vẽ. Khung hình chung có nghĩa là hình của mẫu
vẽ được chứa chọn vẹn bên trong khung hình ấy. Khi xác định bố cục của bài vẽ
chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình chung sẽ chiếm từng ấy. Khi vẽ khung
hình chung học sinh chủ động được tỷ lệ với trang giấy là điều mà mỗi giáo viên
chúng ta ai cũng rất cần.
Việc hướng dẫn vẽ kung hình chung này được đơn giản và hiệu quả thì
phần quan sát nhận xét sẽ đóng một vai trò tương đối quan trọng. VD như trong
phần vẽ khung hình chung này đã được giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
bằng cách đục lỗ trên tấm bìa. Do đó, khái niệm hình chung đến với học sinh sẽ
dễ dàng hơn. Nếu ở phần hướng dẫn quan sát nhận sét giáo viên không sử dụng
phưng pháp đó. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ khung hình chung cần đặc

22


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
biệt chú ý tới tỷ lệ (tức là chiều rộng so với chiều cao). Nếu khung hình có tỷ lệ
chuẩn thì việc mô phỏng mẫu sẽ khó giống thực.
Ngay từ đầu, khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình chung cần phải
yêu cầu học sinh không được dùng thước kẻ để kẻ hình chung. Thông thường
khi giáo viên minh họa trên bảng học sinh thấy hình chung vốn thường là hình
chữ nhật hay hình vuông cho nên tiện thể dùng thước kẻ để kẻ cho thẳng, đó

thực sự là một thói quen cần phải định hướng lại ngay từ bây giờ bởi lúc này các
em mới đang bắt đầu làm quen với mĩ thuật. Vẽ theo mẫu trong chương trình mĩ
thuật tiểu học còn có rất nhiều bài có dáng hình dạng nét thẳng cho nên giáo
viên không uốn nắn ngay từ bây gì thì các em sẽ tạo thành thói quen, lối mòn
khó gỡ bỏ. Phân môn vẽ theo mẫu luyện tập khả năng vẽ nét và đậm nhạt, trong
đó vẽ nét là yếu tố rất quan trọng. Khi tay đã vẽ luyện nét thuần thục rồi thì việc
vẽ các phân môn khác là rất khả dĩ. Chính vì vậy , mà giáo viên không được để
các em (học sinh) dùng thước kẻ hoặc compa để vẽ theo mẫu nếu vẽ như vậy thì
nét vẽ của học sinh không mềm mại, thay vào đó là nét vẽ cứng nhắc, đơn điệu,
việc tạo nên nét vẽ đơn điệu và cứng nhắc là điều gây cản trở lớn khi học sinh
học cao lên, đòi hỏi vẽ mẫu khó hơn.
c/.Tìm và xác định vị trí của các bộ phận chi tiết trên mẫu vẽ.
Khi hoàn thành được hình chung của mẫu rồi, việc tiếp theo của giáo viên
trong phần hướng dẫn cách vẽ là hướng dẫn học sinh xác định một số bộ phận
chi tiết VD như: Đối với các khối cơ bản cần xác định các mặt, đối với các vật
dụng thì cần xác định các bộ phận chi tiết trên vật dụng đó. Phần này học sinh sẽ
làm tương đối nhanh, giáo viên cũng không nên hướng dẫn nhiều bởi nó sẽ thừa
vì phần hướng dẫn quan sát nhận xét giáo viên đã cụ thể rõ ràng. Như vậy, giáo
viên cần tập trung hướng dẫn học sinh một số thao tác vẽ (cách dựng hình cơ
bản), những thao tác này vẫn còn nhiều giáo viên bỏ qua, hoặc xem nhẹ dẫn đến
học sinh cũng vẽ đại khái.
Trước hết giáo viên cần hướng dãn học sinh vẽ được trục đối xứng cho
bài vẽ có mẫu cân đối, đối xứng, có chiều đứng như một số mẫu: Cái cốc, khối

23


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm


Xu©n Ngäc
hộp, cái phích, cái bát… khi học sinh xác định được trục đối xứng thì việc vẽ
mẫu sẽ không bị đổ ngả đổ nghiêng.
Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại những gì ở phần quan sát
nhận xét tìm ra và cho một học sinh lên bảng đánh dấu vị trí các bộ phận riêng lẻ
của mẫu. Lúc này cái mới ở đây là đã đưa học sinh thực sự vào hoàn cảnh có
vấn đề. Với khung hình chung và trục đối xứng (nếu có) giáo viên đã minh họa
xong qua từng bước hướng dẫn, thì việc học sinh đánh dấu vị trí của các bộ phận
theo nhận xét của chính mình và của các bạn khác là điều hoàn toàn có thể. Làm
như vậy vừa tạo được không khí học tập sôi nổi, vừa tập trung được nhiều ý kiến
của học sinh, và giáo viên quan sát lớp học dễ hơn, kịp thời nhắc nhở những em
dưới lớp.
d/. Hướng dẫn học sinh vẽ phác bằng nét thẳng:
Tới phần này thì bài vẽ đã đang dần hiện bộ khung của bài. Để vẽ được
bài giáo viên không nên cho học sinh vẽ nét cong giống thực luôn mà phải vẽ
phác bằng nét thẳng trước. Ở bước này giáo viên cũng yêu cầu học sinh luôn:
khi phác hình phải dùng bút chì, nhưng vẽ nhẹ tay để tạo thành nét mờ. Một lần
nữa giáo viên nhắc lại vẽ phác bằng nét thẳng chứ không phải kẻ nét thẳng bằng
thước kẻ.
Phần này việc quan trọng là làm thế nào để cho học sinh hiểu có bước vẽ
nét thẳng thì hình vẽ sẽ chuẩn và dễ đẹp hơn là chúng ta vẽ nét cong ngay. Lúc
đó giáo viên sẽ sử dụng phương pháp trực quan bằng thị phạm, giáo viên vẽ
minh họa hai kiểu vẽ cùng thể hiện một hình tròn: kiểu thứ nhất lấy tay ngoáy
luôn hình tròn tất nhiên giáo viên phải ngoáy hơi méo, hơi vẹo (bởi lẽ học sinh
khó có thể vẽ được tròn bằng cách này, còn giáo viên minh họa nhiều thì có thể
vẽ đơn giản); kiểu thứ hai, cũng vẽ hình tròn nhưng giáo viên vẽ một hình vuông
trước sau đó vát cạnh, góc vuông dần dần cuối cùng tạo được hình tròn đúng với
khung hình và hình tròn sẽ chuẩn và đẹp. Mục đích của cách minh họa này là
học sinh so sánh được 2 cách vẽ: một cách có khung hình chung và một cách

không có khung hình chung và để học sinh thấy cách thứ hai là cách nên làm

24


NguyÔn

S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

Xu©n Ngäc
theo. Lúc này giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Nếu ta vẽ theo mãu nếu cứ
vẽ hình luôn vào vở không cần xác định khung hình gì thì kết quả theo em sẽ
như thế nào ?. Giáo viên sẽ để cho học sinh thoả mái trả lời theo suy nghĩ của
mình, sau nhiều ý kiến giáo viên sẽ giải thích thêm và hướng dẫn các em vẽ
phác nét thẳng theo mẫu bầy trên bảng. Việc giáo viên vẽ phác sẽ tác động trực
tiếp tới ý thức của học sinh cũng có khi là tích cực cũng có khi là không tích
cực: VD như: Nhiều em thấy giáo viên vẽ phá nét thẳng thì mình cũng bắt trước
vẽ nét thẳng nhưng bằng bút mực, khiến hình vẽ bị bẩn và rất rối mắt nếu vẽ tiếp
các bước khác. Điều đó chứng tỏ học sinh vẫn chưa hiểu thật sâu là nét thẳng chỉ
để làm khung xương sau lại tẩy đi ngay.
Vì vậy, mà giáo viên nên cho học học sinh được trả lời vấn đáp nhiều
giúp các em hiểu rõ tác dụng cũng như hiệu quả của vẽ phác nét thẳng, để tránh
tình trạng học sinh vẽ vu vơ, hay vẽ nét tự do.
e/. Hướng dẫn vẽ chi tiết (vẽ mô phỏng giống mẫu):
Bước vẽ này có thể coi là bước cuối (hoàn thiện hình) đối với các lớp nhỏ
(1,2,3), còn đối với các lớp lớn (4,5) chúng tta sẽ hướng dẫn thêm một bước nữa
(vẽ đậm nhạt). Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so
sánh, nhận xét và nhìn thấy trên vật mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu
đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. Sau các bước quan sát, dựng
hình, phác hình thì bước này có thể nói là bước hoàn thiện. Từ những nét vẽ

phác trông bản thân nó đã gần giống mẫu, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh
vẽ bám theo các nét thẳng để hoàn thiện. Việc hướng dẫn học sinh, giáo viên cần
chú ý tới đối tượng của mình dưới lớp. Cũng có nhiều em có năng khiếu hoặc
tiếp thu nhanh và dễ dàng vẽ bài, nhưng cũng có nhiều em do khả năng của bản
thân và yêu cầu của bộ môn vẫn chưa đáp ứng được hay vẽ còn lúng túng, thao
tác còn vụng về. Chính vì điều đó mà giáo viên phải sử dụng những phương
pháp phù hợp để các em giỏi, có năng khiếu vẫn thích thú, các em yếu lấy đó
làm lời động viên, khích lệ và có hứng thú học tập hơn. Phần này giáo viên
không nên giảng áp đặt: Giả dụ các bước trước giáo viên đã minh họa xong (đã

25


×