Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.62 KB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ VĂN LÂM

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ VĂN LÂM

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ : CK 60 .72 .04 .12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 07/2016 - 11/2016

HÀ NỘI 2016




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn
cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, gia đình,đồng nghiệp,
bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình,
đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện và
hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược, Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Phòng quản lý sau đại
học trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và khoa dược Bệnh viện Đa
khoa huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi thu thập số liệu để hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và
bạn bè, những người luôn động viện và khích lệ tinh thần giúp tôi vượt qua
mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm luận văn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Học viên

Lê Văn Lâm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC
TRONG BỆNH VIỆN....................................................................................... 4

1.1.1. Mô hình bệnh tật ..................................................................................... 6
1.1.2. Phác đồ điều trị........................................................................................ 7
1.1.3. Nguồn kinh phí của Bệnh viện................................................................ 7
1.1.4. Danh mục thuốc thiết yếu ....................................................................... 7
1.1.5. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh.............................. 9
1.1.6.Trình độ chuyên môn, kỹ thuật .............................................................. 10
1.1.7. Hội đồng thuốc và điều trị.....................................................................10
1.1.8. Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện..................................................11
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ TRONG
NƯỚC ............................................................................................................. 13
1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng ..................................................... 13
1.2.2.Về phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam ................... 17
1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH LỘC .............. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DMT ĐÃ SỬ DỤNG CỦA BVĐKVL NĂM 2015... 28


3.1.1. Cơ cấu thuốc theo tân dược - và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu…...28
3.1.2. Cơ cấu tân dược theo nhóm tác dụng dược lý ...................................... 30
3.1.3. Cơ cấu thuốc trong nhóm điều trị KST, chống NK đã sử dụng………31
3.1.4. Tỷ lệ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ trong DMTSD năm 2015 ................ 32
3.1.5. Cơ cấu thuốc generic và thuốc biệt dược gốc. ...................................... 35
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng ............................................................. 36

3.1.7. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phân trong DMTSD ................. 37
3.1.8. Thuốc theo tên hoạt chất và thuốc theo tên thương mại trong danh mục
thuốc đơn thành phần. ..................................................................................... 37
3.1.9. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn ............................................................ 38
3.1.10. Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu có trong thông tư 10/2016/TT-BYT
những thuốc SX tại Việt Nam đảm bảo nhu cầu điều trị, khả năng cung ứng,
và giá thành rẻ. ................................................................................................ 38
3.2. PHÂN TÍCH ABC/VEN DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA VĨNH LỘC NĂM 2015 .................................................... 39
3.2.1. Phân loại ABC....................................................................................... 39
3.2.2. Phân loại các thuốc nhóm A theo tác dụng điều trị .............................. 40
3.2.3. Phân tích VEN....................................................................................... 41
3.3.3. Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................ 42
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 46
4.1.VỀ CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ TIỀN THUỐC THEO NHÓM ĐIỀU TRỊ ... 46
4.1.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý.................. 46
4.1.2. Cơ cấu trong nhóm thuốc kháng sinh ................................................... 48
4.1.3. Về cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược
liệu ................................................................................................................... 50
4.1.4.Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ................................................... 50
4.1.5. Cơ cấu thuốc biệt dược và thuốc generic .............................................. 51
4.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng ............................................................. 52


4.1.7. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần ...................................................... 53
4.1.8. Cơ cấu thuốc theo tên hoạt chất và thuốc theo tên thương mại trong
danh mục thuốc đơn thành phần ..................................................................... 54
4.1.9. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn ............................................................ 54
4.1.10. Về cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu có trong thông tư 10/2016/TTBYT những thuốc SX tại Việt Nam đảm bảo nhu cầu điều trị, khả năng cung
ứng, và giá thành rẻ ......................................................................................... 55

4.2. PHÂN TÍCH ABC/VEN DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VĨNH LỘC NĂM 2015 ..................................... 55
4.2.1. Phân tích ABC/VEN và các thuốc nhóm A .......................................... 55
4.2.2.Hạn chế của nghiên cứu: ........................................................................ 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 58
1. Cơ cấu của DMTBV đã được sử dụng năm 2015………………………...58
2. Phân tích ABC/VEN ................................................................................... 58
II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976 – 2013…......
Bảng 2.2. Nội dung, chỉ số, giá trị biến và kỹ thuật thu thập thông
tin, trong các chỉ tiêu của cơ cấu thuốc………………………………
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc theo tân dược- và thuốc có nguồn gốc từ
dược liệu……………………………………………………………...
Bảng 3.4. Tỷ lệ các nhóm thuốc tác dụng dược lý trong nhóm tân
dược………………………………………………………………….
Bảng 3.5. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn…...
Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu từ
nước ngoài trong DMTSD năm 2015………………………………..

6
21

28

30

31
33

Bảng 3.7. Nguồn gốc của các thuốc nhập khẩu……………………...

34

Bảng 3.8.Tỷ lệ thuốc generic và thuốc biệt dược gốc……………….

35

Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo đường dùng……………………………

36

Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần…………...

37

Bảng 3.11. thuốc theo tên hoạt chất và thuốc theo tên thương mại
trong danh mục thuốc đơn thành phần……………………………….
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc cần hội chẩn……………………………….
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo
thông tư 10/2016/TT-BYT……………………………........................

37
38
39

Bảng 3.14. Kết quả phân tích ABC………………………………….


39

Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong nhóm A……...

40

Bảng 3.16. Kết quả phân tích VEN………………………………….

41

Bảng 3.17. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN…………………...

42

Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc trong nhóm AN…………………………...

43

Bảng 3.19. Các thuốc trong nhóm AN……………………………….

44


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng
trong bệnh viện……………………………………………………...

5


Hình 1.2. Chu trình quản lý thuốc…………………………………..

11

Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu………………………..

23


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Phân tích ABC

ABC
ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế


BTC

Bộ Tài chính

BVĐKVL
DMT

Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lộc
Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTSD

Danh mục thuốc sử dụng

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

GMHH

Gây mê hồi sức


GMP

Sản xuất thuốc tốt

GTTT

Giá trị tiêu thụ

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSCC

Hồi sức cấp cứu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

ICD - 10

Mã chương bệnh theo quốc tế

KCB

Khám chữa bệnh

KHTT


Kế hoạch tổng hợp

TCKT

Tài chính kế toán

LCK

Liên chuyên khoa

SKM

Số khoản mục thuốc

STG

Hướng dẫn điều trị chuẩn


(phác đồ điều trị)
TCĐG

Tiêu chí đánh giá

TCY

Thuốc chủ yếu

TTLT


Thông tư liên tịch

TTY

Thuốc thiết yếu

VEN

Vital, Essential, Non essential

MHBT

không cần thiết
Ủy ban nhân dân

UBND
WHO

Phân tích tối cần thiết, cần thiết,

World Health
Organization

Tổ chức Y tế Thế giới
Mô hình bệnh tật


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có thể cứu mạng sống con người

và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng chi phí cho thuốc cũng khá
cao. Tại Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người trong năm tăng lên từ
19,77USD/ người năm 2009 , đến năm 2014 là 31USD/người, tăng gấp rưỡi
so với năm 2009 . Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp
lý nói chung và trong bệnh viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của
nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng
chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của các
cơ sở khám chữa bệnh. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm
khoảng 30% - 40% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, và phần lớn số tiền
đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng
thuốc không hiệu quả .
Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra
tại nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, 30% - 60% bệnh
nhân sử dụng kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết [24] và hơn một
nửa số ca viêm đường hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý. Tại châu
Âu, sự đề kháng của phế cầu với penicillin tỷ lệ thuận với lượng kháng sinh
được sử dụng [51].
Trong bối cảnh nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường và tham
gia hội nhập WTO, thị trường thuốc phát triển liên tục với sự đa dạng phong
phú về chủng loại cũng như nguồn cung cấp, tình trạng thiếu thuốc phục vụ cho
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã được khắc phục. Tuy nhiên, do sự
mất cân đối về nhóm dược lý với các thuốc sản xuất trong nước, sản xuất chủ
yếu các nhóm thuốc như chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng, vitamin, thuốc bổ,
hạ nhiệt giảm đau, chống viêm, còn các thuốc điều trị chuyên khoa như chuyên
khoa tim mạch, ung thư, nội tiết tố còn rất ít dẫn đến các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau giá trên thị trường. Trong khi đó các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ

1



nhập khẩu các thuốc bán chạy, lợi nhuận cao chưa phù hợp với mô hình bệnh
tật MHBT, dẫn đến sự không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng tới hoạt
động cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện [31].
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người
bệnh. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh
trong bệnh viện là công tác cung ứng thuốc. Trong đó hoạt động lựa chọn, xây
dựng danh mục thuốc là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là
cơ sở để mua sắm, tồn trữ và sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Để hạn chế tình trạng trên, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các
quốc gia thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị HĐT & ĐT tại các bệnh viện.
HĐT & ĐT là hội đồng được thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ an toàn
và hiệu quả sử dụng thuốc trong các bệnh viện. Thành viên của HĐT & ĐT
bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đảm bảo cho
người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông
qua việc xác định xem loại thuốc thiết yếu nào cần phải cung ứng, giá cả và
sử dụng hợp lý an toàn [51]. HĐT & ĐT đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động lựa chọn thuốc xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện. Đối với mỗi bệnh
viện, một hệ thống DMT có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong công tác
KCB. Trong lĩnh vực cung ứng thuốc, nó giúp cho việc mua sắm thuốc dễ
dàng hơn, việc lưu trữ thuốc thuận tiện hơn, vừa đảm bảo cung ứng đủ thuốc
chất lượng và cấp phát dễ dàng, tiện cho việc kê đơn chính xác và điều trị
bệnh hợp lý, thông tin thuốc được cập nhật và đúng trọng tâm, xử trí ADR
được kịp thời. Từ đó giúp cho việc sử dụng thuốc trên người bệnh được hiệu
quả nhất.
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lộc, thuộc Sở y tế Thanh Hóa có nhiệm vụ
KCB cho nhân dân trong toàn huyện và các vùng lân cận.
Hiện nay, bệnh viện với quy mô 200 giường bệnh, bệnh viện có cơ sở
vật chất và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt chất lượng KCB, tạo thương

2



hiệu và làm tốt công tác quản lý bệnh viện. Tuy nhiên, lĩnh vực quản lý dược
bệnh viện đang triển khai hiện chưa có đề tài nghiên cứu về hoạt động cung
ứng thuốc trong bệnh viện, cũng như đánh giá tính hiệu quả của việc xây
dựng DMT bệnh viện, để tăng cường cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
hiệu quả cho bệnh viện. Chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích danh mục
thuốc đã được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lộc - Thanh Hóa
trong năm 2015” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh
Lộc - Thanh Hóa năm 2015.
2. Phân tích ABC/VEN danh mục thuốc đã được sử dụng năm 2015 tại
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp xây dựng DMT hợp lý và giám
sát việc thực hiện sử dụng thuốc hiệu quả cho Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lộc Thanh Hóa những năm tiếp theo.

3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC
TRONG BỆNH VIỆN
Hoạt động lựa chọn thuốc là một quá trình mà trong đó các nhân viên y
tế của một tổ chức làm việc thông qua Hội đồng thuốc và điều trị (HĐTVĐT),
đánh giá và lựa chọn từ rất nhiều các sản phẩm thuốc có sẵn những thuốc
được coi là hiệu quả nhất, an toàn nhất và chi phí hợp lý nhất. Kết quả của
quá trình lựa chọn thuốc là một danh mục thuốc (DMT). Danh mục có chứa
tất cả các loại thuốc đã được phê duyệt cho mua sắm và sử dụng trong các cơ
sở y tế nhất định.
Hiện nay, có đến 70% dược phẩm trên thị trường thế giới là bắt chước

hoặc không thiết yếu. Nhiều thuốc là biến thể nhỏ của một loại thuốc thử
nghiệm và không có lợi thế điều trị hơn các thuốc đó đã có sẵn. Nhiều loại
thuốc cho thấy độc tính cao so với lợi ích điều trị của nó. Nhiều sản phẩm mới
có chỉ định điều trị không liên quan đến các nhu cầu cơ bản của người dân,
chúng gần như luôn luôn đắt hơn các loại thuốc hiện có.Việc lựa chọn thuốc
cho phép cán bộ và nhân viên y tế có thể giải quyết vấn đề này, và một số vấn
đề khác còn tồn tại trong hầu hết các hệ thống dược phẩm [22].
Sự lựa chọn thuốc sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình
bệnh tật, phác đồ điều trị, DMT chủ yếu,… được trình bày trong hình 1.1.

4


*Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng tại BV
Căn cứ để lựa chọn
Thuốc đưa vào
DMT bệnh viện
1.Mô hình bệnh tật.
2.Phác đồ điều trị.
3.DMT thiết yếu,
chủ yếu.
4.Nguồn kinh phí
của bệnh viện.
5.Đóng góp ý kiến
của các khoa phòng
trong bệnh viện.
6.DMT sử dụng
thuốc kì trước.
7.Trình độ khám
chữa bệnh (KCB)

của bệnh viện.
8.Thông tin về
thuốc và các văn

Khoa Dược
xây dựng
dự thảo
DMT của
bệnh viện
và hướng
dẫn thực
hành
DMTBV

HĐTVĐT
thông qua

Giám đốc
bệnh viện
xem xét và
ký duyệt

Làm cơ sở
xây dựng
DMT kì sau
Danh mục thuốc (DMT) bệnh viện
theo hoạt chất

bản pháp quy khác.
Danh mục thuốc đấu thầu


Danh mục thuốc sử dụngtheo tên
biệt dược

Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng
trong bệnh viện [43]

5


1.1.1. Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian
nhất định (thường theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị. Để
nghiên cứu mô hình bệnh tật được thống nhất, thuận lợi và chính xác, Tổ chức
y tế thế giới đã ban hành phân loại Quốc tế về Bệnh tật ICD ( Internation
Classification of Diseases and Health Problems) Bảng phân loại này đã được
bổ sung và sửa đổi 10 lần. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10
gồm 21 chương với 10.000 bệnh, mỗi chương có một hay nhiều nhóm bệnh,
mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết theo
nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó [22].
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch
định, phát triển toàn diện trong tương lai. Mỗi bệnh viện được xây dựng trên
địa bàn khác nhau, ứng với mỗi đặc trưng nhất định về cấu trúc dân cư, địa lý,
yếu tố môi trường, văn hóa, kinh tế xã hội cũng như sự phân công chức năng
nhiệm vụ theo tuyến. Từ đó dẫn đến mỗi mô hình bệnh tật của mỗi bệnh viện
đều khác nhau, chủ yếu được phân thành 2 loại là MHBT của bệnh viện đa
khoa và MHBT của bệnh viện chuyên khoa. [51].
Bảng 1.1. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976 - 2013
(Đơn vị tính: Tỷ lệ %)

TT

Chương bệnh

Năm 1976

Năm 1986

Năm 1996

Năm 2013

Mắc

Mắc

Mắc

Mắc

Chết

Chết

Chết

Chết

1


Bệnh lây

55,50 53,06 59,20 52,10 37,63 33,13 25,33 12,23

2

Bệnh không lây

42,65 44,71 39,00 41,80 50,02 43,68 63,50 69,63

3

Tai nạn, ngộ

1,84

2,23

1,80

6,10

12,35 23,20 11,17 18,15

độc, chấn
thương
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế các năm 1976, 1986, 1996, 2013)

6



1.1.2. Phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị hay hướng dẫn điều trị chuẩn (STGs) là văn bản có tính
chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như
một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực hành
điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau. Theo Tổ chức
Y tế thế giới, một hướng dẫn điều trị bao gồm đủ 4 tiêu chí:
- Hợp lý: Đúng thuốc, đúng chủng loại , phối hợp đúng, còn hạn dùng;
- An toàn: Không gây tai biến, không có tương tác thuốc.
- Hiệu quả: Dễ dàng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu.
- Kinh tế: Chi phí điều trị thấp nhất.
Phác đồ điều trị là sự tập trung trí tuệ của tập thể cán bộ chuyên môn của
bệnh viện cho những phương án điều trị cụ thể của từng loại bệnh. Vì vậy
DMT của BV cần dựa vào phác đồ điều trị (có thể là các phác đồ điều trị
trong và ngoài nước) Không có phác đồ điều trị thì không thể xây dựng DMT
một cách khoa học. [51]
1.1.3. Nguồn kinh phí của Bệnh viện
Nguồn kinh phí của bệnh viện đến từ nguồn đầu tư của nhà nước, nguồn
thu của bệnh viện thông qua các hoạt động như khám, chữa bệnh, nguồn quỹ
BHYT hoặc nguồn tài trợ của các đơn vị trong và ngoài nước. Đây cũng là căn
cứ quan trọng để quyết định và lựa chọn DMT sao cho thật hợp lý.
1.1.4. Danh mục thuốc thiết yếu
Bắt nhịp cùng với các nước trên thế giới, năm 1985 Bộ Y tế đã ban
hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ I gồm 225 thuốc tân dược được xác
nhận là an toàn và có hiệu lực [2]. Năm 1989 Danh mục thuốc tối cần và chủ
yếu được ban hành lần thứ II gồm 116 thuốc thiết yếu, cùng một danh mục
thuốc gồm 64 thuốc tối cần, trong đó tuyến xã có 58 thuốc thiết yếu và 27
thuốc tối cần [14]. Danh mục thuốc thiết yếu theo đúng thông lệ quốc tế được
ban hành lần thứ III năm 1995 gồm có 225 TTY phân theo trình độ chuyên


7


môn Để phát triển sử dụng thuốc y học cổ truyền ngày 28/07/1999 Bộ Y tế đã
ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV với 346 thuốc tân dược, 81
thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, bắc [2].
Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo Quyết
định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 tên
thuốc của 314 hoạt chất tân dược, 94 chế phẩm y học cổ truyền, danh mục
thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh
mục TTY Việt nam lần thứ V [2].
Ngày 26/12/2013 Bộ Y tế ban hành Thông tư 45/2013/TT-BYT ban
hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, bao gồm 29 nhóm thuốc
điều tri với 466 tên thuốc tân dược[13], bãi bỏ hiệu lực của Quyết định số
17/2005/QĐ-BYT.
* Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc thiết yếu tân dược

- Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng;
- Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện
bảo quản, cung ứng và sử dụng;
- Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy
thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Giá cả hợp lý;
- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó
có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn.
Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả năng cung
ứng.[13].
Danh mục TTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách
của nhà nước về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và

chữa bệnh nhằm tạo điều kiện đủ thuốc trong danh mục TTY. Cơ quan quản
lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số

8


đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế tập
trung các hoạt động của mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất,
phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc TT an toàn hợp lý phục vụ công tác chăm
sóc sức khỏe của nhân dân.
Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ
sở khám, chữa bệnh.
1.1.5. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh
Thuốc chủ yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam được quy định tại
danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY) sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Danh mục thuốc chủ yếu được Bộ Y tế ban hành xây dựng trên cơ sở
danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và của Tổ chức Y tế hiện hành. Đây
là cơ sở để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều
trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người bệnh có thẻ
bảo hiểm y tế. Từ danh mục thuốc chủ yếu ban hành theo Quyết định số
03/2005/QĐ-BYT, được bổ sung sửa đổi theo Quyết định 05/2008/QĐ-BYT
và sau đó là Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011. Thông tư 31 bao
gồm 900 thuốc (hay hoạt chất) tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh
dấu [6] Đây là cơ sở quan trọng để các bệnh viện xây dựng danh mục thuốc
sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, trình độ kỹ thuật cũng như khả năng
tài chính của BV. Từ 01/01/2015 Danh mục thuốc chủ yếu được thay thế bởi
Thông tư 40/TT-BYT ngày 27/11/2014, bao gồm 845 hoạt chất, 1064 thuốc
tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh đấu [17].

Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc
thiết yếu của Việt Nam và WHO hiện hành với các mục tiêu:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh

9


- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia
BHYT;
- Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của
quỹ BHYT.
Danh mục thuốc chủ yếu có vai trò rất quan trọng trong chu trình quản
lý thuốc trong bệnh viện.
1.1.6.Trình độ chuyên môn, kỹ thuật
Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng lựa chọn, cũng như hiệu
quả của việc sử dụng thuốc. Thông tư 31/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành
và Thông tư 40/TT-BYT (thay thế Thông tư 31 bắt đầu có hiệu lực từ
01/01/2015) cũng đã có quy định về phạm vi sử dụng thuốc trong danh mục
thuốc chủ yếu theo phân hạng bệnh viện (Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I,
hạng II, III, IV, các phòng khám đa khoa và các cơ sở y tế khác) [4] [17].
1.1.7. Hội đồng thuốc và điều trị
* Chức năng:
Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện
về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực
hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
*Nhiệm vụ:
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng DMT trong bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.

- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai sót trong điều
trị.
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc .
* Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc

10


Trong chu trình quản lý thuốc ở BV, HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều
phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận
mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua
sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc,
bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Vai trò của
HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình sau:
Lựa chọn

Sử dụng

Hội Đồng thuốc
và điều trị

Mua sắm

Phân phối

Hình 1.2. Chu trình quản lý thuốc
1.1.8. Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các
quy định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ y tế ban hành, đồng thời căn cứ

vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một
phần viện phí và bảo hiểm y tế) HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc Bệnh
viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn;

11


- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kĩ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của Bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu do Bộ y tế
ban hành;
- Ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước [11].
* Các tiêu chí lựa chọn thuốc
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn
thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an
toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất.

- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng [11].
Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ
động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu

12


quả. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc trong trong các kỳ họp của Hội đồng thuốc và điều trị [21].
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
TRONG NƯỚC
1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí bệnh viện.
Kết quả khảo sát tại Bệnh viện E năm 2009 cho thấy kinh phí mua
thuốc chiếm 50% chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [48] Tại BV Hữu Nghị
năm 2004-2010 tổng tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ từ 29,4% (2010) đến 41,2
%(2007) trong tồng kinh phí BV [36].
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc cho các
BV tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các BV. Theo báo
cáo kết quả công tác KCB năm 2009-2010 của Cục Quản lý KCB- BYT, tổng
giá trị tiền thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và
58,7% (2010) tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong BV [18].
* Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và vitamin
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc

kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc
kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc
sử dụng [39].
Nghiên cứu của Vũ Thị thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bênh
viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và 14 bệnh viện tuyến
tỉnh, 17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho
kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung

13


bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp
nhất tại bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [47].
Cúng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về
tình hình sử dụng của một số BV, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình
tại các BV chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là 28%, tại các BV chuyên
khoa tuyến tỉnh (15 BV) là 34% và tại các BVĐK tuyến tỉnh (52 BV) là cao
nhất (43%) [41].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV trung ương
quân đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy nhóm thuốc kháng sinh có kinh
phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 26,4% tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng [40] Tương tự tại BV Trung ương Huế năm 2012 kinh phí sử
dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (34,84%) [41].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất
chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh,
chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [45].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ

bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng
sinh vẫn còn phổ biến [46].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấ
vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các
tuyến BV [46]. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại
BV Hữu Nghị từ năm 2008-2010 và tại BV E năm 2009 [47][48].
*Tình hình sử dụng thuốc bổ trợ
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin các thuốc có tác dụng bổ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến trong cả

14


nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước
năm 2010 cho thấy , trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất
có cả thuốc bổ trợ là L-ornithin- L-aspartat, Glucosamin, Ginkgobiloba,
Arginin, Glutathion. Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5
hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán[44]. Đồng thời hoạt chất
này cũng là một trong những hoạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc
nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008 [30].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm
2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh
viện.Trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan mật,(L-ornithin-L-aspartat,
Arginin) chiếm tỷ lệ cao. Tại một bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 3
thuốc chứa L-ornithin-L-aspartat 500mg dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ,
chiếm tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài ra tại các BV trung ương
và tuyến tỉnh , nhóm thuốc giải độc và dùng trong TH ngộ độc cũng chiếm tỷ
lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của các nhóm này tập trung vào các thuốc
có giá thành cao, hiệu quả không rõ ràng là Glutathion, Alfoscerat [47].

Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi 5 loại thuốc : Glutathion tiêm,
Ginkgo Biloba uống, Glucosamin uống, Arginin uống và L-ornithin Laspartat tiêm, uống với tỷ lệ chi phí lớn tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong
thanh toán BHYT, ngày 02/07/2012 BHXH Việt Nam đã có Công văn số
2503/BHXH-DVT yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT khi sử dụng
các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi thuốc được
sử dụng phù hợp với các Công văn hướng dẫn có liên quan của Cục Quản lý
dược các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng bệnh nhân. Đối
với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở KCB lựa chọn thuốc
hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không cần
thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù hợp với khả năng chi trả của quỹ
BHYT [26].

15


×