BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN VIẾT PHÚC
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÀO CHẾ VÀ SỬ
DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI
BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
THANH HÓA NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN VIẾT PHÚC
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÀO CHẾ VÀ SỬ
DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI
BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
THANH HÓA NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH:TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Phương Nhung
Thời gian thực hiện: 07/2016 đến 11/2016
HÀ NỘI 2016
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
TS.Nguyễn Thị Phương Nhung và Thạc sĩ. Nguyễn Thị Phương Thúy đã dành
nhiều thời gian, công sức hướng dẫn động viên hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Thầy, Cô giáo của
Trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo của Bộ môn Quản lý
kinh tế dược đã giảng dạy, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo và cán bộ của Bệnh viện y
dược cổ truyền tỉnh Thanh Hóa, tập thể Khoa Dược, Phòng Tài chính kế toán đã
rất nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, số liệu, giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu này;
Tôi xin cám ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng lớp CKI -18 tại Thanh
Hóa của Trường Đại học Dược Hà Nội đã động viên, khuyến khích tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn bố, mẹ là những người đã sinh thành, vất vả nuôi
nấng tôi khôn lớn và là nguồn động viên to lớn cho tôi học tập phấn đấu. Tôi xin
cám ơn các thành viên trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi yên tâm
công tác và học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt và biết ơn sâu sắc tới vợ và con
tôi là nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ, là chỗ dựa vững chắc cho tôi vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, luôn dành thời gian cho tôi được tập trung vào học tập và
công tác.
Hà nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Nguyễn Viết Phúc
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1.VÀI NÉT VỀ THUỐC Y HỌC CÔ TRUYỀN (YHCT). ............................. 3
1.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu. ........................................ 3
1.1.2. Vai trò của thuốc YHCT. ...................................................................... 4
1.1.3 Một số quy định liên quan hoạt động BC và SD thuốc YHCT ............ 7
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC YHCT .............................................. 9
1.2.1. Sử dụng thuốc YHCT trên thế giới ....................................................... 9
1.2.2. Sử dụng thuốc YHCT tại Việt Nam.................................................... 11
1.3. BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HÓA. ............................. 15
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ........................................................ 15
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện. ................................................. 15
1.3.3. Cơ cấu tổ chức hiện nay. ..................................................................... 18
1.3.4. Quy mô khám chữa bệnh. ................................................................... 18
1.3.5 Khoa Dược - Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa. ...................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU. ........................ 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 24
2.1.2. Thời gian nghiên cứu. ......................................................................... 24
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu. ........................................................................... 24
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ..................................................................... 24
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................ 25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. ........................................................................... 25
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 25
2.4. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU. .......................................................... 25
2.4.1 Biến số nghiên cứu............................................................................... 25
2.4.2 Chỉ số nghiên cứu. ............................................................................... 28
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH. ................................................................ 29
2.6. TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG............................................................................. 30
2.7. XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU. ......................................................... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG BÀO CHẾ THUỐC YHCT………………...31
3.1.1. Bào chế vị thuốc YHCT tại Bệnh viện YDCT Thanh Hóa . .............. 32
3.1.2 Hoạt động bào chế thuốc thành phẩm YHCT năm 2015. .................... 42
3.1.3 Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với hoạt động
bào chế thuốc YHCT. ................................................................................... 43
3.2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC YHCT. ......................... 45
3.2.1 Hoạt động sử dụng vị thuốc YHCT. .................................................... 46
3.2.2 Hoạt động sử dụng thuốc thành phẩm YHCT. .................................... 51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 54
4.1. VỀ HOẠT ĐỘNG BÀO CHẾ THUỐC YHCT TẠI BỆNH VIỆN YDCT
THANH HÓA NĂM 2015. .............................................................................. 55
4.1.1. Về hoạt động bào chế vị thuốc YHCT tại Bệnh viện y dược cổ truyền
Thanh Hóa trong năm 2015. ......................................................................... 55
4.1.2 Về hoạt động bào chế thuốc thành phẩm YHCT tại Bệnh viện y dược
cổ truyền Thanh Hóa trong năm 2015. ......................................................... 58
4.1.3 Về mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc đối
với hoạt động bào chế thuốc YHCT trong năm 2015. .................................. 59
4.2. VỀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC YHCT TẠI BỆNH VIỆN YDCT
THANH HÓA NĂM 2015. .............................................................................. 60
4.2.1. Về hoạt động sử dụng vị thuốc YHCT tại Bệnh viện y dược cổ truyền
Thanh Hóa năm 2015. ................................................................................... 60
4.2.2. Về hoạt động sử dụng thuốc thành phẩm YHCT tại Bệnh viện y dược
cổ truyền Thanh Hóa năm 2015. ................................................................... 62
4.2.3. Về mức độ đáp ứng của khối lượng bào chế so với khối lượng sử dụng
thuốc YHCT tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2015. .......... 62
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 67
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm Y tế
BC
Bào chế
BV
Bệnh viện
CAM
Complementary and Altemative Medicine (Thuốc bổ
sung và thay thế)
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
DMT
Danh mục thuốc
ĐYTN
Đông y thực nghiệm
KCB
Khám chữa bệnh
KHTH
Kế hoạch tổng hợp
KHCN
KL
Khoa học công nghệ
Khối lượng
HĐT&ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị
SL
Số lượng
SD
Sử dụng
SDT
Sử dụng thuốc
STT/TT
Số thứ tự
TB
Trung bình
TCKT
Tài chính kế toán
THA
Tăng huyết áp
VN
Việt Nam
YHCT
Y dược cổ truyền
YHHĐ
Y học hiện đại
YHCT
Y học cổ truyền
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng bệnh nhân KCB tại BV YDCT Thanh Hóa năm 2015 ......... 19
Bảng 1.2. Cơ câu nhân lực Khoa Dược – Bệnh viện YDCT Thanh Hóa ............ 20
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu....................................................................... 25
Bảng 3.2: Cơ cấu vị thuốc YHCT được bào chế theo nguồn gốc xuất xứ. ......... 32
Bảng 3.3: Cơ cấu vị thuốc YHCT được bào chế theo nhóm tác dụng điều trị. .. 33
Bảng 3.4 Cơ cấu vị thuốc YHCT so với các DM quy định của Bộ Y Tế. ............ 35
Bảng 3.5: Cơ cấu một số vị thuốc được bào chế nhiều nhất năm 2015. ............ 36
Bảng 3.6: Khối lượng thuốc được bào chế theo các phương pháp bào chế. ...... 38
Bảng 3.7: Tỷ lệ hư hao theo các phương pháp bào chế. .................................... 39
Bảng 3.8: 10 vị thuốc YHCT có tỷ lệ hư hao lớn nhất khi BC tại BV năm 2015 40
Bảng 3.9: Số lượng thuốc thang đã sắc tại bệnh viện năm 2015. ...................... 41
Bảng 3.10: Cơ cấu thuốc thành phẩm YHCT được SX, BC tại bệnh viện năm
2015 ..................................................................................................................... 42
Bảng 3.11: Nhà xưởng và thiết bị bào chế vị thuốc YHCT. ................................ 43
Bảng 3.12: Hiệu suất hoạt động của các máy móc, trang thiết bị phục vụ công
tác bào chế, sản xuất thuốc YHCT ...................................................................... 44
Bảng 3.13: Mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động bào chế, sản
xuất thuốc YHCT ................................................................................................. 45
Bảng 3.14: Cơ cấu vị thuốc YHCT sử dụng năm 2015 theo nguồn gốc, xuất xứ 46
Bảng 3.15: Cơ cấu vị thuốc YHCT sử dụng theo nhóm tác dụng điều trị .......... 47
Bảng 3.16. Cơ cấu vị thuốc YHCT so với các DM quy định của Bộ Y Tế. ......... 49
Bảng 3.17: Cơ cấu một số vị thuốc YHCT được SD nhiều nhất năm 2015 ........ 50
Bảng 3.18: Cơ cấu thuốc thành phẩm YHCT được sử dụng tại bệnh viện năm
2015 ..................................................................................................................... 51
Bảng 3.19: Sự đáp ứng giữa khối lượng bào chế và khối lượng sử dụng vị thuốc
YHCT theo nhóm tác dụng. ................................................................................. 52
Bảng 3.20: Sự đáp ứng giữa số lượng bào chế và số lượng sử dụng thuốc thành
phẩm YHCT ......................................................................................................... 54
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Bệnh viện YDCT Thanh Hóa. ............................ 18
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Khoa Dược – BV YDCT Thanh Hóa. ................. 21
Hình 2.1: Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 24
Hình 3.1. Quy trình BC thuốc YHCT tại Khoa Dược –BV YDCT Thanh Hóa ... 31
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Y học cổ truyền (YHCT) đã góp phần không nhỏ trong công tác
chăm sóc sức khỏe của con người. Y dược cổ truyền đã và đang song hành cùng
với Y học hiện đại (YHHĐ) trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy
không có nhiều thế mạnh trong điều trị các bệnh cấp tính, nhưng hiệu quả khi sử
dụng YHCT trong điều trị các bệnh mãn tính đã được khẳng định bằng các tài
liệu chuyên môn cũng như trên thực tế lâm sàng. Những năm gần đây, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh việc điều
trị bằng YHHĐ thì một bộ phận không nhỏ người dân đã lựa chọn điều trị bệnh
bằng các phương pháp YHCT. Như vậy,YHCT cũng đóng vai trò không nhỏ
trong việc phòng và chữa bệnh cho người dân trong cộng đồng. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, để đảm bảo được việc khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao,
giữ vững được các nguyên lý về chẩn trị của YHCT thì việc kiểm soát chất
lượng của dược liệu cũng như đảm bảo các khâu của quy trình chế biến vị thuốc
YHCT là rất quan trọng. Bởi song song với việc bệnh nhân được chẩn đoán
bệnh chính xác, có phác đồ điều trị phù hợp thì chất lượng thuốc YHCT là yếu
tố đầu vào quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình điều trị của bệnh nhân.
Khác với quy trình sản xuất các thuốc tân dược, các thuốc YHCT
thường được bào chế theo các phương pháp riêng đặc thù của YHCT như:
sao, tẩm, ngâm, sấy…Thông thường,các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT
thường tự bào chế các vị thuốc và các thành phẩm YHCT để phục vụ cho
công tác điều trị. Việc sử dụng thuốc YHCT cũng có những đặt thù riêng
khác biệt hoàn toàn so với sử dụng thuốc tân dược. Các phương thuốc YHCT
để điều trị bệnh thường là phối ngũ của các vị thuốc YHCT nhằm điều trị và
nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
1
Bệnh viện Y dược cổ truyền (YDCT) Thanh Hóa là đơn vị đầu ngành về
YHCT của tỉnh Thanh Hóa. Với đặc điểm là cơ sở khám chữa bệnh YHCT lớn
nhất trong tỉnh. Hàng năm, bệnh viện tiêu thụ một lượng lớn dược liệu với xu
hướng ngày càng tăng. Cụ thể,khối lượng dược liệu tiêu thụ năm 2015 là hơn 16
tấn, tăng 160% so với năm 2010(10 tấn).
Tuy nhiên, thực trạng hoạt động bào chế và sử dụng thuốc YHCT tại
Bệnh viện YDCT Thanh Hóa còn chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy, câu hỏi
đặt ra là thực trạng hoạt động bào chế và sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu của Bệnh viện hiện nay ra sao? Còn điều gì bất cập, tồn tại cần phải khắc
phục để nâng cao hơn nữa chất lượng thuốc YHCT đồng thời cung ứng đầy đủ,
kịp thời cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Nhằm trả lời câu hỏi trên, chúng
tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình bào chế và sử dụng thuốc y học cổ
truyền tại Bệnh viện YDCT Thanh Hóa năm 2015” với mục tiêu như sau:
1. Mô tả kết quả hoạt động bào chế thuốc y học cổ truyền tại Bệnh
viện YDCT Thanh Hóa năm 2015.
2. Mô tả kết quả hoạt động sử dụng thuốc y học cổ truyền được bào
chế tại Bệnh viện YDCT Thanh Hóa năm 2015.
2
Chương 1.TỔNG QUAN
1.1.Vài nét về thuốc y dược cổ truyền (YHCT).
1.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu.
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu đề cập đến nhiều cách phân loại thuốc
YHCT. Căn cứ vào Quyết định 39/2008/ QĐ – BYT của Bộ Y tế, chúng tôi đưa
ra một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu như sau [6],[19],[20]:
Thuốc YHCT là một vị thuốc (sống hoặc chín) hay một chế phẩm thuốc
được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ
một hay nhiều vị thuốc (có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay khoáng vật) có
tác dụng chữa bệnh hay có lợi cho sức khoẻ con người [6].
Dược liệu là một nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật , động vật hay
khoáng vật dùng để bào chế ra vị thuốc y dược cổ truyền.[6]
Vị thuốc y học cổ truyền là một loại dược liệu được chế biến theo lý luận
và phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng
để phòng bệnh, chữa bệnh [20].
Thuốc thang là một dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc
cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh
nghiệm dân gian được đóng gói theo liều sử dụng [20].
Thuốc thành phẩm y học cổ truyền (thuốc đông y, thuốc từ dược liệu) là
dạng thuốc y học cổ truyền đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói
và dán nhãn, bao gồm: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè,
thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác [20].
Thuốc Bắc là những dược liệu (cây, con, khoáng vật) được nuôi trồng và
khai thái từ nước ngoài [19].
Thuốc Nam là những dược liệu (cây, con, khoáng vật) được nuôi trồng và
khai thác trong nước [19]
3
Bào chế vị thuốc YHCT là quá trình là thay đổi về chất và lượng của dược
liệu thô thành vị thuốc đã được chế biến theo phương pháp YHCT. Trong Quyết
định 39/2008/QĐ -BYT đã chia ra các phương pháp bào chế vị thuốc YHCT
như sau: Phương pháp rửa, phương pháp sấy, phương pháp sao, phương pháp
tẩm, phương pháp nung...[6]
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm thuốc YHCT bao
gồm: các vị thuốc YHCT dùng để cân thuốc thang và các thuốc thành phẩm
YHCT được bào chế tại Bệnh viện. Nguồn gốc của thuốc YHCT bao gồm:
nguồn gốc là thuốc Bắc và nguồn gốc là thuốc Nam.
1.1.2. Vai trò của thuốc YHCT.
Tổ chức Y tế thế giới khẳng định “Không cần phải chứng minh lợi ích
của YHCT mà cần phải đề cao khai thác rộng hơn nữa những khả năng của nó
có lợi cho nhân loại, phải đánh giá và công nhận theo đúng giá trị của nó và làm
hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn và rẻ hơn để sử dụng nhiều hơn".
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có đến 80% dân số thế giới
hưởng ứng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT[36],[39]. Việc sử dụng
thuốc YHCT ở các nước đang phát triển ngày càng tăng. Chính phủ các nước
này khuyến khích người dân sử dụng thuốc bản địa hơn là phụ thuộc vào thuốc
nhập khẩu đồng thời khôi phục và gìn giữ nền văn hóa truyền thống.
Theo số liệu thống kê mới đây: 03 trong số những sản phẩm có nguồn
gốc từ YHCT bán chạy nhất là Ginkgo Biloba; Allium Sativum và Panax
Ginseng là những thuốc đang được dùng để điều trị nhiều bệnh lý. Có đến 90%
dân số châu Phi, 70% dân số Ấn Độ sử dụng thuốc YHCT để chăm sóc sức
khỏe.11% thuốc trong số 252 thuốc của DMTTY do WHO ban hành có nguồn
gốc dược liệu.Ước tính, 25% thuốc được kê đơn trên toàn thế giới có nguồn gốc
dược liệu. Có đến 70% trong 177 thuốc điều trị ung thư được thừa nhận trên thế
giới được dựa trên các sản phẩm thiên nhiên.60% các phương pháp chữa trị ung
4
thư trên thị trường hoặc đang trong thử nghiệm đều dựa trên các sản phẩm thiên
nhiên. “Tổng hợp của cuốn “Herbal Medicine: Biomolecular and Qinical
Aspects”[36]
Dược liệu không chỉ được dùng làm thuốc mà còn làm nguyên liệu ban
đầu cho tổng hợp thuốc hay làm chuẩn cho công tác nghiên cứu.
Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển,bên cạnh sự phát triển của YHHĐ thì
YHCT đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền Y tế Việt nam. Toàn
ngành Y tế đã đạt được những thành tựu trong công tác YHCT như sau:
Y dược cổ truyền có vị trí quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân
dân, có tổ chức từ trung ương tới các địa phương. Mạng lưới khám chữa bệnh
bằng YHCT được củng cố và mở rộng, số bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh
tăng từ 53 bệnh viện năm 2010 lên 58 bệnh viện năm 2015; bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa ở các tuyến đã thành lập khoa hoặc tổ y học cổ truyền chiếm 92,7%
(tăng 3,2% so với năm 2010); đặc biệt là bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉ lệ có
khoa YHCT chiếm 62,9%; mạng lưới khám chữa bệnh bằng YHCT tại trạm y tế
xã ngày càng phát triển với 84,8% trạm y tế tổ chức khám chữa bệnh bằng
YHCT, tăng 4,9% so với năm 2010 tăng cường khả năng tiếp cận của người dân
đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT [9],[15],[22]
Tỉ lệ khám bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ tăng 6,2% ở
tuyến huyện, tăng 6,2% ở trạm y tế so với năm 2010 góp phần quan trọng trong
chăm sóc sức khỏe toàn diện của nhân dân ở tuyến y tế cơ sở [9],[15],[22].
Công tác đào tạo về y dược học cổ truyền được chú trọng, cả nước có 1
học viện YHCT, 3 khoa YHCT thuộc Trường đại học Y Hà Nội và Trường đại
học Y dược Tp Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y khoa Thái Bình. Số lượng
bác sĩ chuyên khoa YHCT đã tăng lên đáng kể[9].
Dược liệu và thuốc YHCT đã được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu.
Công tác nghiên cứu thực vật và động vật làm thuốc được đẩy mạnh.[7],[16].
Công tác xã hội hóa về YDHCT cũng được đẩy mạnh góp phần tích cực
5
thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân mặt khác góp phần
thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
Tổ chức kế thừa và phát triển được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý
của các lương y trên mọi miền đất nước.
Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa
bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện
tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất coi trọng việc phát triển nền YHCT
và chủ trương kế thừa, phát triển mạnh mẽ YHCT, kết hợp chặt chẽ YHCT với
YHHĐ. Chủ trương này đã được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết
định, Thông tư của Ban Bí thư TW Đảng, của Thủ tướng Chính phủ, của liên
Bộ, ngành và của Bộ Y tế…qua từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển chung
của xã hội, của ngành y tế nói chung và lĩnh vực YHCT nói riêng.[30]
Ngày 4/7/2008, Ban Bí thư trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 24CT/TW về phát triển nền Đông y Việt nam và hội đông y trong tình hình
mới.[21]
Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền đến
năm 2020 [23]. Có quy định:
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn có tổ chức khám chữa bệnh bằng
YHCT do một thầy thuốc YHCT (y sỹ hoặc lương y trở lên) trong biên chế của
trạm phụ trách. Trạm y tế xã, phường trị trấn có vườn cây thuốc.
+ Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YHCT: tại tuyến xã đến năm 2015 đạt
30% và đến năm 2020 đạt 40% số người được khám và điều trị.
Để tăng cường vai trò và dần chuẩn hóa hệ thống y tế tuyến xã, Bộ trưởng
Bộ Y tế Việt Nam có Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 ban
hành chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010[4], bao gồm 10 chuẩn
trong đó có 01 chuẩn dành riêng cho YHCT.
6
Ngoài ra còn hệ thống các quyết đinh, thông tư hướng dẫn và định hướng
cho sự phát triển của YHCT.
1.1.3 Một số quy định liên quan hoạt động bào chế và sử dụng thuốc YHCT.
1.1.3.1 Hoạt động bào chế thuốc YHCT.
Thuốc YHCT đã được bào chế và sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Việc
bào chế các vị thuốc YHCT dựa theo các nguyên lý của YHCT cũng như là
kinh nghiệm của cổ phương để lại. Đây là đặc trưng của YHCT và là một điểm
khác biệt hoàn toàn của thuốc YHCT so với tân dược.
Mặc dù thuốc YHCT đã được bào chế tại các cơ sở khám chữa bệnh từ
rất lâu. Tuy nhiên, đến năm 2008, Bộ Y Tế mới ban hành quyết định
39/2008/QĐ – BYT về việc “Ban hành phương pháp chung chế biến các vị
thuốc theo phương pháp cổ truyền”[6]. Trong đó quy định rõ các phương pháp
bào chế cụ thể, các giai đoạn cụ thể để bào chế vị thuốc YHCT. Các phương
pháp được quy định để bào chế vị thuốc YHCT bao gồm: Phương pháp rửa,
phương pháp thái, phương pháp sấy, phương pháp tẩm, phương pháp sao,
phương pháp nấu, phương pháp nung.
Đến năm 2010, Bộ Y Tế ban hành quyết định 3759/2010/QĐ – BYT về
việc “Ban hành phương pháp bào chế đảm bảo chất lượng của 85 vị thuốc y
dược cổ truyền”[8]. Trong quyết định này quy định đầy đủ các phương pháp
bào chế cụ thể của 85 vị thuốc YHCT, là cơ sở pháp lý cho hoạt động bào chế
các vị thuốc YHCT trên toàn quốc.
Đến năm 2011. Bộ Y Tế ban hành thông tư 49/2011/TT – BYT về việc
“Ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với vị thuốc y học cổ truyền
trong chế biến, bảo quản và cân chia”[13], là căn cứ pháp lý để các đơn vị, cơ
sở sản xuất, bào chế vị thuốc YHCT tính toán và áp dụng tỷ lệ hư hao khi bào
chế vị thuốc YHCT theo từng phương pháp bào chế. Tỷ lệ hư hao trên thực tế
khi bào chế vị thuốc YHCT tại các cơ sở y tế được xác định bằng công thức:
7
Tỷ lệ hư hao = (KL dược liệu đưa vào – KL vị thuốc YHCT sau bào chế) / KL
dược liệu đưa vào [13].
Đến năm 2014, Bộ Y Tế ban hành quyết định 3635/2014/QĐ – BYT về
việc “ Ban hành phương pháp bào chế đảm bảo chất lượng của 18 vị thuốc y
dược cổ truyền” [17]. Đây là quyết định bổ sung cho quyết định 3759/QĐ –
BYT năm 2010. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Bộ Y Tế đã có các quy
định bào chế của 103 vị thuốc YHCT mà các đơn vị, cơ sở sản xuất bào chế vị
thuốc YHCT phải tuân theo. Các vị thuốc không nằm trong 103 vị thuốc này,
các đơn vị y tế có thể bào chế theo các quy định của từng đơn vị.
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng thuốc YHCT.
Hoạt động sử dụng thuốc YHCT trong các cơ sở khám chữa bệnh tuân
theo các quy định chung Luật Dược, Luật khám chữa bệnh. Trong đó, Bộ Y tế
cũng đã ban hành những quy định riêng liên quan đến đặc thù của YHCT. Cụ
thể được quy định như sau:
Năm 2005, Bộ Y Tế ra quyết định 17/2005/QĐ – BYT về việc “ Ban
hành danh mục thuốc thiết yếu lần V”. Trong quyết định này, ngoài việc ban
hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược thì Bộ Y Tế cũng ban hành danh mục
thuốc thiết yếu YHCT gồm 215 vị thuốc YHCT.
Trong những lần ban hành trước, Bộ Y tế không tách rời danh mục
thuốc thiết yếu tân dược và vị thuốc YHCT. Cho đến năm 2013, Bộ Y Tế ra
Thông tư 40/2013/TT – BYT về việc “Ban hành danh mục thuốc thiết yếu đông
y và thuốc từ dược liệu lần VI” [16]. Quyết định này đã kế thừa danh mục của
quyết định 17/2005/QĐ – BYT và bổ sung thêm danh mục các vị thuốc YHCT
chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Danh mục này gồm 334 vị
thuốc YHCT. Đến thời điểm hiện nay, danh mục thuốc YHCT thiết yếu gồm
334 vị thuốc YHCT.
Năm 2014, Bộ Y Tế ban hành thông tư 05/2014/TT – BYT về việc
8
“Quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y dược cổ truyền trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh”[18]. Trong thông tư này quy định việc kiểm soát
nguồn gốc, chất lượng và các quy trình sử dụng thuốc YHCT tại các cơ sở
khám chữa bệnh.
Năm 2015, Bộ Y Tế ban hành thông tư 05/2015/TT – BYT về việc
“Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y dược cổ
truyền thuộc pham vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế”[19]. Danh mục của
thông tư này gồm 349 vị thuốc YHCT. Trước khi thông tư 05/2015/ TT – BYT
có hiệu lực thì việc thanh toán BHYT tuân theo danh mục của quyết định
40/2013/QĐ - BYT. Đến thời điểm hiện nay, danh mục thuốc YHCT được
thanh toán BHYT là 349 vị thuốc. Trong nghiên cứu này, hoạt động sử dụng
thuốc YHCT được xem xét bao gồm kết quả sử dụng vị thuốc, thuốc thang,
thuốc thành phẩm YHCT của bệnh viện đã được bào chế, được sử dụng tại
Bệnh viện YDCT Thanh Hóa năm 2015.
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc YHCT
1.2.1. Sử dụng thuốc YHCT trên thế giới
Tình hình sử dụng thuốc YHCT trên thế giới, hiện nay xu hướng “trở về
với thiên nhiên” đang hướng các hoạt động của con người đến sự tôn trọng tự
nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Trong
công tác bảo vệ sức khỏe con người, YHCT và thuốc Đông y đang là lựa chọn
của nhiều người dân.
Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia về Y học thay thế và bổ sung
(National center for Complemetary and Alternative Medicine) thuộc Viện sức
khỏe quốc gia, Bộ y tế và dịch vụ con người Hoa Kỳ, năm 2007 có tới 38,3%
người lớn và 11,8% trẻ em có dùng thuốc bổ sung và thay thế (Complementary
and Altemative Medicine – CAM) khi có vấn đề về sức khỏe. Cũng tại Mỹ, một
9
khảo sát tiến hành trên 21923 người trưởng thành cho thấy kết quả là 12% trong
số đó có sử dụng ít nhất một sản phẩm YHCT [38].
Một báo cáo điều tra về tình hình sử dụng, hiểu biết và quan điểm về
CAM được tiến hành trên bệnh nhân tại một bệnh viện ở New Zealand cho
thấy: 50% số người được hỏi có dùng thuốc từ YHCT; 65% số người được hỏi
cho rằng thuốc bổ sung và thay thế là an toàn và 86% số người được hỏi cho
biết sẽ tiếp tục dùng các thuốc bổ sung và thay thế [36].
Tại châu Âu, tình hình sử dụng thuốc YHCT và liệu pháp điều trị
thay thế cũng gia tăng rất mạnh những năm gần đây. Theo thông báo của
WHO, có 50% người dân Châu Âu đã từng sử dụng YHCT trong phòng và
điều trị bệnh [40].
Tại châu Á nơi mà YHCT ra đời và phát triển từ rất sớm cũng là nơi
người dân sử dụng thuốc YHCT vô cùng mạnh.
Tại Hong Kong, trong một cuộc khảo sát, 40% số người được hỏi bày tỏ
tin tưởng vào YHCT so với Tây y [38].
Trung quốc là nước có nền YHCT lâu đời và có ảnh hưởng đến nền
YHCT của nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Những quốc gia
này có chính sách về YHCT rất rõ ràng. Tại đây, YHCT được sử dụng rộng rãi
trong chăm sóc sức khỏe. Nhà nước khuyến khích, có chính sách và chiến lược
cụ thể và trong công tác kết hợp YHCT với YHHĐ trong điều trị bệnh cho
người dân. YHCT chiếm đến 40% tổng số các dịch vụ y tế [38].
Nhật Bản với nền YHCT trên 1000 năm, là nước có tỷ lệ người sử dụng
thuốc YHCT cao nhất trên thế giới hiện nay. Việc khám chữa bệnh bằng YHCT
ở Nhật bản được quản lý chặt chẽ, các phòng khám được xây dựng quy mô trang
thiết bị hiện đại. Trên 65% bác sĩ ở Nhật Bản khẳng định họ đã sử dụng phối
hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc YHHĐ[37].
10
Khám chữa bệnh bằng YHCT tại Trung quốc, Hàn quốc và Nhật bản đã
được BHYT chi trả. Chính phủ các nước này coi YHCT là một bộ phận của nền
y tế [40].
Với nhu cầu sử dụng các thuốc YHCT trên thế giới lớn như vậy thì giá
trị thương mai của thị trường này là không hề nhỏ.
Nếu tính theo giá trị thương mại năm 2007, tại Mỹ, doanh số bán lẻ hàng
năm của thuốc từ dược liệu ước tính 1,5 tỷ USD. Còn tại Brazil cũng trong năm
2007, lợi nhuận từ dược liệu và thuốc từ dược liệu của nước này lên tới 160 triệu
USD [38].
Tại Đức, nơi có ngành công nghiệp dược phẩm hàng đầu trên thế giới thì
tổng doanh thu của thuốc không kê đơn có nguồn gốc dược liệu tại các nhà
thuốc ở Đức chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của toàn bộ thuốc không kê
đơn trên cả nước [38].
Tại một số nước có nền YHHĐ phát triển khác như Úc, Canada, Anh thì
số tiền chi trả cho thuốc YHCT hàng năm ước tính lần lượt là 80 triệu, 1 tỷ và
2,3 tỷ USD [38].
Ở một đất nước có nền YHCT phát triển hàng nghìn năm như Trung Quốc
chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho toàn
nghành y tế [14].
Một số nước khác trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc thì chi
phí cho YHCT cũng không hề nhỏ: Hàng năm, Nhật Bản chi phí khoảng 1,5 tỷ
USD cho việc khám, điều trị bệnh bằng YHCT, tương tự ở Hàn Quốc chi phí
khoảng trên 500 triệu USD mỗi năm cho YHCT [37].
1.2.2. Sử dụng thuốc YHCT tại Việt Nam.
Việt Nam là nước có nền YHCT lâu đời, người dân có thói quen và niềm
tin vào phương pháp chữa bệnh này. Bên cạnh đó, hệ thống điều trị bằng
11
phương pháp YHCT đã được WHO công nhận cũng là một nhân tố làm cho số
người có nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa trị bệnh ngày càng gia tăng [10].
Tỉ lệ khám bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trên tổng số
khám chữa bệnh chung tại tuyến tỉnh là 11,7%, giảm 0,8% so với năm 2010;
tuyến huyện là 13,4%, tăng 6,2% so với năm 2010; tuyến xã là 28,5%, tăng
5,8% so với năm 2010 [30]. Trong đó:
+ Tỉ lệ điều trị nội trú và nội trú ban ngày bằng YHCT, kết hợp YHCT
với YHHĐ trên tổng số điều trị chung tại tuyến tỉnh là 5,7%, giảm 2,9% so với
năm 2010; tuyến huyện là 8,4%, giảm 8,7% so với năm 2010 [30].
+ Tỉ lệ điều trị ngoại trú bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trên tổng
số người bệnh điều trị ngoại trú chung tuyến tỉnh là 8,2%, giảm 4,4% so với
năm 2010; tuyến huyện là 14,5%, tăng 6,4% so với năm 2010; tuyến xã là
32,9%, tăng 7% so với năm 2010 [30].
Trong những năm qua, ở nước ta đã có những nghiên cứu về tình hình sử
dụng YHCT ở cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy việc sử dụng
YHCT tại tuyến y tế cơ sở và cộng đồng dân cư là rất phổ biến.
Nghiên cứu của Trần Thuý và cộng sự (1999) về việc sử dụng và quan
niệm của người dân về YHCT, kết quả cho thấy: tỷ lệ người dân có sử dụng
YHCT là 87,2%; người dân khi bị ốm có 13,5% chọn YHCT đơn thuần để chữa
bệnh; có 26,6% chọn YHHĐ và điều trị kết hợp cả hai có 59,9%. Trong đó sử
dụng thuốc YHCT đơn thuần là 48,3% [32]
Nghiên cứu của Thái Văn Vinh (1999) ở tỉnh Thái Nguyên: 65,1% sử
dụng YHCT. Nguồn cung cấp thuốc YHCT phần lớn là tự thu hái trong rừng
42,4%; tự trồng 29,5%; mua ở tư nhân 26,3% [30]
Nghiên cứu của Phạm Nhật Uyển (2002) tại tuyến xã tỉnh Thái Bình cho
thấy việc khám chữa bệnh bằng YHCT là 74%, kết hợp Đông Tây y 26%; trong
12
đó áp dụng trong điều trị thì dùng thuốc nam 86,48%; thuốc tây 93,67%; thuốc
YHCT 12,66%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình tại Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ
người dân tin tưởng vào tác dụng thuốc YHCT trong khám và điều trị là 65%,
rất tin tưởng vào vai trò của thuốc YHCT là 28,3% và không có người nào
không tin vào tác dụng của thuốc YHCT.[24]
Nghiên cứu của Phan Thị Hoa (2003) tại tỉnh Ninh Bình: Tỷ lệ sử dụng
YHCT 71,6%; Nơi người dân lựa chọn chữa bệnh: Tại nhà 65,9%; bệnh viện
16,7%; trạm y tế 11,6%; y tế tư nhân 5,8% [26].
Tại Hưng Yên, theo nghiên cứu thực trạng YHCT và hiệu quả can thiệp
tăng cường hoạt động KCB tại BV YDCT tỉnh năm 2003 của tác giả Phạm Việt
Hoàng, tỷ lệ dùng thuốc YHCT tới 99,8%.[31],[27].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lý (2006) ở Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ sử
dụng YHCT trong cộng đồng là 70,9%; sử dụng các phương pháp YHCT 92%.
Khi người dân bị ốm có 30,4% chọn YHCT để điều trị; có 29,1% chọn YHHĐ
và 40,5% chọn kết hợp cả hai.[29]
Nghiên cứu của Phạm Vũ Khánh,(2008) về thực trạng sử dụng YHCT
tuyến cơ sở và cộng đồng tỉnh Hà Tây cũ cho thấy: Thuốc YHCT được sử dụng
với tỷ lệ cao cả ở trạm y tế xã/phường lẫn cơ sở y tế ngoài công lập YHCT (lần
lượt chiếm 84,5% và 100%). Về dạng thuốc YHCT thường dùng nhất tại tuyến
xã/phường là viên hoàn, cao lỏng; dạng thuốc thang 29 truyền thống được sử
dụng ít hơn. Tỷ lệ sử dụng YHCT của người dân trong vòng 6 tháng là 70,8%.
Hình thức chữa bệnh bằng thuốc YHCT chiếm 62,4%. Tuổi càng cao càng có xu
hướng sử dụng YHCT [28]
Nghiên cứu của Trần Đức Tuấn (2011) về thực trạng sử dụng y học cổ
truyền tại tuyến xã phường thuộc tỉnh Hải Dương cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT
13
là 69,4% trong đó điều trị kết hợp YHHĐ và YHCT là 29,3%; điều trị bằng
thuốc YHCT đơn thuần là 34,8% [34].
Tại Quảng Ninh, theo một nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh tế Y tế, có
43,4 % số người được hỏi trả lời sẽ chọn YHCT để chữa bệnh.56,6% còn lại nói
sẽ chọn YHHĐ. Lý do chọn YHCT là rẻ tiền, sẵn có (65,7%); lý do không chọn
YHCT là do bất tiện trong sử dụng (39,3%).[25]
Hơn 91% trong số 840 người thuộc các tầng lớp: công nhân, nông dân,
cán bộ, nội trợ tại Thừa Thiên Huế trả lời tin tưởng vào YHCT, chỉ có 5,6%
không tin vào YHCT.[35]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy năm 2015 tại Bệnh viện YDCT
Trung ương cho thấy: khối lượng thuốc phiến Khoa Dược bào chế là 62 tấn,
trong đó thuốc Nam chiếm 47.3%. Thuốc thiết yếu được sử dụng đạt 95%. Khối
lượng thuốc do Khoa Dược bào chế chỉ đáp ứng được 66,4% nhu cầu sử dụng
thuốc phiến của Bệnh viện [33]
Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục
thuốc thiết yếu. Từ năm 2008 đến nay, DM các vị thuốc và chế phẩm YHCT
dùng cho KCB tại các tuyến y tế đã được ban hành và cập nhật đến lần thứ 3.
Theo báo cáo thống kê hàng năm của Cục Quản lý y dược cổ truyền, cả
nước sử dụng khoảng 80.000 tấn dược liệu. Trong đó sử dụng trong hệ thống
khám chữa bệnh khoảng 25.000 tấn dược liệu. Trong khi đó, tổng khối lượng
dược liệu trồng trong nước hàng năm chỉ đạt khoảng 8.000 – 10.000 tấn (chiếm
khoảng 10 - 12%). Như vậy, khối lượng dược liệu có nguồn gốc nước ngoài
chiếm đến 88 - 90% tổng khối lượng sử dụng trên toàn quốc [22]
Tóm lại, thuốc YHCT và thuốc từ dược liệu đă và đang được sử dụng
rộng rãi trên thế giới, nguyên nhân có thể là do thuốc YHCT dễ tiếp cận và gần
với suy nghĩ của người dân, phù hợp với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân,
người dân tin tưởng YHCT an toàn, sợ phản ứng của thuốc tây[24],[38].
14
1.3. Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa.
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Bệnh viện YDCT Thanh Hoá tiền thân là Bệnh Đông y Thanh Hóa theo
quyết định số 152/TCDC ngày 20/01/1967 của UBHC tỉnh, thành lập Bệnh viện
Đông y với quy mô 50 giường bệnh có 20 CBVC (nay là Bệnh viện Y học dân
tộc) trực thuộc Ty Y tế Thanh Hoá [1].
Trong 45 năm xây dựng, phát triển Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh
Hóa đã có 150 đề tài NCKH, bao gồm Y và Dược chuyên môn kỹ thuật và công
tác quản lý có nhiều đề tài cấp tỉnh [1].
Tập hợp thừa kế được 676 bài thuốc dân gian và kinh nghiệm dân gian
trong phòng chữa bệnh. Sưu tầm bào chế hàng trăm tấn dược liệu, sản xuất 24
dạng thuốc hoàn tán, xây dựng được các quy trình bào chế, pha chế. Biên tập và
xuất bản 9 đầu sách về YHCT dân tộc với số lượng 19.494 cuốn.
Khám bệnh hàng triệu lượt người, điều trị nội trú hàng chục vạn bệnh
nhân. Bệnh viện đang từng bước chọn lọc để đưa vào thừa kế ứng dụng. Kết quả
điều trị nội trú hàng năm đều đạt 130% chỉ tiêu kế hoạch.
Thành lập với quy mô 50 giường bệnh với 20 cán bộ nhân viên,đến năm
2015 Bệnh viện có 205 cán bộ với quy mô 170 giường bệnh nội trú và 100
giường bệnh nội trú ban ngày. Bệnh viện thực sự trở thành Bệnh viện chuyên
khoa YHCT hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa.[1].
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện.
- Chức năng: Là bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh, Bệnh viện Y
dược cổ truyền Thanh Hóa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi
chức năng bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ; nghiên cứu khoa học, bảo
tồn và phát triển y,dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ
thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược
và các đơn vị có nhu cầu [12],[3].
15
- Nhiệm vụ :
+ Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục
hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại
theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và
các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn [12][3];
+ Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định tại Thông tư số
13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe.
+ Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng
dụng và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu, đánh giá tính
an toàn và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học về y, dược cổ truyền
trong tỉnh;
+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế
xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền
trên địa bàn.
+ Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng
dụng theo quy định của pháp luật.
+ Tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học
viên của các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng
tại bệnh viện;
+ Cử công chức, viên chức đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn
thực hành lâm sàng;Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược
cổ truyền theo quy định;
+ Cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối
tượng đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại bệnh viện theo quy
định. Tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên chuyển giao;
16