ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRIỆU THỊ THANH TUYỀN
DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
THỜI KÌ CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRIỆU THỊ THANH TUYỀN
DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
THỜI KÌ CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
Chuyên ngành: LL&PP DH Văn - Tiếng Việt
Mã ngành: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội
Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên
cứu trong Luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong một công trình nào khác.
Ngƣời thực hiện
Triệu Thị Thanh Tuyền
Xác nhận của trưởng khoa
Xác nhận của người hướng dẫn
chuyên môn
khoa học
TS. Hoàng Hữu Bội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn sự hƣớng dẫn khoa học, tận tình và độ lƣợng của Thầy giáo . TS. Hoàng Hữu Bội
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Ngữ văn trƣờng Đại
học Sƣ phạm Thái Nguyên. Và các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà
Nội, đã tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân yêu, đã luôn ở bên tôi, động
viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong những ngày học tập tại trƣờng.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2015.
Tác giả luận văn
Triệu Thị Thanh Tuyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC ....... 9
CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THỜI KÌ CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC ........................... 9
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC. ................................................... 9
1.1 Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 9
1.1.1 Một số khái niệm mở đầu................................................................................. 9
1.1.1.1 Thời kì kháng chiến chống Mĩ trong lịch sử Việt Nam ................................ 9
1.1.1.2 Truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ ......................................................... 11
1.1.2 Đặc điểm truyện thời kì chống Mĩ cứu nƣớc ................................................. 13
1.1.2.1 Đặc điểm về nội dung của truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ ............... 13
1.2.2.2 Đặc điểm nghệ thuật của truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ ................. 27
1. 2 Cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện thời kì chống Mĩ .............................. 33
1. 2.1 Các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ đƣợc lựa chọn vào
chƣơng trình sách giáo khoa bậc trung học. ........................................................... 33
1. 2.2 Giáo viên với việc dạy học tác phẩm truyện thời kì chống Mĩ trong trƣờng
phổ thông ................................................................................................................. 34
1.2.3 Học sinh với việc học tác phẩm truyện thời kì chống Mĩ ............................. 36
Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
THỜI KÌ CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC THEO THỂ LOẠI .......................................... 38
2.1 Định hƣớng chung về phƣơng pháp dạy học tác phẩm truyện theo thể loại .... 38
2.1.1 Ý kiến của tác giả Trần Thanh Đạm .............................................................. 38
2.1.2 Ý kiến dạy Truyện của tác giả Nguyễn Viết Chữ .......................................... 39
2.1.3 Định hƣớng dạy học Truyện của luận văn ..................................................... 40
2.2 Định hƣớng riêng cho từng tác phẩm ............................................................... 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii
2.2.1 Định hƣớng dạy học tác phẩm ―Chiếc lƣợc ngà‖. ......................................... 41
2.2.2 Định hƣớng dạy học tác phẩm ―Những ngôi sao xa xôi‖ .............................. 52
2.2.3 Định hƣớng dạy học tác phẩm ―Những đứa con trong gia đình‖ .................. 61
2.2.4 Định hƣớng dạy học tác phẩm ―Rừng xà nu‖ ................................................ 71
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................... 84
3.1 Thiết kế bài học ―Những đứa con trong gia đình‖ .......................................... 84
3.2.1 Địa bàn thực nghiệm ..................................................................................... 92
3.2.2 Kế hoạch thực nghiệm ................................................................................... 93
3.2.3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 93
3.2.4. Kết luận chung về thực nghiệm .................................................................... 95
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 99
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài
1.1.Lí do lí thuyết
Truyện viết về thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc đã đƣợc lựa chọn vào
chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông từ
lâu. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về truyện viết về thời kháng chiến chống
Mĩ trong nhà trƣờng phổ thông. Hầu hết là các sách tham khảo chung cho sách giáo
khoa theo chƣơng trình tổng thể mà có ít công trình nghiên cứu cụ thể về truyện viết
về thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc trong sách giáo khoa bậc trung học. Do
đó, chúng tôi chọn đề tài này để mong có đƣợc một đóng góp nhỏ bé vào lí thuyết dạy
các tác phẩm truyện theo đặc trƣng thể loại, đặc biệt là bốn tác phẩm truyện viết về
thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 và lớp
12 chƣơng trình phổ thông.
1.2.Lí do lí thực tiễn
Các tác phẩm truyện viết về thời kì chống Mĩ cứu nƣớc đã đƣợc đƣa vào sách
giáo khoa từ lâu. Tuy nhiên, dạy học các tác phẩm ấy sao cho có hiệu quả vẫn là một
vấn đề đang đƣợc đặt ra. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với hi vọng giải quyết
phần nào vấn đề đang đặt ra đó.
2- Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu truyện viết về thời kì kháng chiến
chống Mĩ cứu nƣớc.
Truyện về thời chống Mĩ cứu nƣớc là một trong những chặng đƣờng phát
triển tiếp theo của của truyện Việt Nam hiện đại. Chặng đƣờng này, truyện đã
kịp ghi lại hình ảnh cả dân tộc đang trong không khí sôi sục của những ngày
toàn dân kháng chiến. Bởi vậy, đã có nhiều ngƣời quan tâm tới truyện trong
thời kì này.
* Cuốn “Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945” (Do Nguyễn Văn Long chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sƣ
phạm 2010) là một cuốn chuyên luận để dạy phần lịch sử Văn học Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1
hiện đại ở các trƣờng Đại học. Ở chƣơng VI, phần 3,nói về những năm cả
nƣớc kháng chiến chống Mĩ 1965-1975, tác giả Nguyễn Văn Long đã viết
những nội dung sau:
1. Truyện và kí tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ
Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh và hướng vào các nhiệm vụ và mục tiêu
của cuộc kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền bắc, giành
độc lập và thống nhất Tổ quốc.[ 16 ,tr 167]
2. Những đặc điểm
Khuynh hướng sử thi là đặc điểm bao trùm trong văn học thời kì chống
Mĩ đặc điểm ấy được thể hiện rõ nét trong văn xuôi. Dù dung lương hạn chế
của một bài tùy bút hay mở rộng bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết
dài, dù câu chuyện chỉ diễn ra quanh một tình huống của một con người hay
có quy mô bao quát cả một giai đoạn lịc sử, một chiến dịch lớn thì các tác
phẩm đều đề cập đến vấn đề hệ trọng của dân tộc và thời đại, vận mệnh của
đất nước và nhân dân…Văn xuôi thời kì chống Mĩ đã tiếp tục làm nảy nở và
phát triển nhiều phong cách cá nhân và hình thành một số khuynh hướng thẩm
mĩ trong việc khám phá, chiếm lĩnh và thể hiện đời sống.
Nhân vật trung tâm của văn xuôi thời kì này là người lính. Đó là những
con người sử thi tiêu biểu cho khát vọng, ý chí chiến đấu và quyết thắng của cả
dân tộc, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng thời đại, cho sức mạnh và phẩm
chất của con người Việt Nam
Khuynh hướng sử thi tạo nên một giọng điệu trang trọng, sùng kính, ngợi ca,
hào sảng..[ 16, tr,167,168]
Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Văn Long đã khái quát những đặc điểm về giá
trị nội dung của truyện viết về thời kì kháng chiến chống Mĩ (1965-1975): về
nội dung, tâm tƣ thời đại “vươn tới khám phá và lí giải về cuộc chiến đấu, khái
quát sự vận động lịch sử trong cuộc chiến tranh”, về nhân vật trung tâm trong
tác phẩm truyện “các nhân vật anh hùng cũng thường được xây dựng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2
những con người toàn diện trong mối quan hệ chung và riêng, thủy chung, trọn
vẹn với đất nước, quê hương, với cách mạng và cả tình nghĩa gia đình.”. Về
giá trị nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh vào những biến đổi khá rõ về hình thức
thể loại, về phƣơng thức trần thuật về giọng điệu và ngôn ngữ.
* Cuốn “Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam (1945-1970)” (Tác giả Phong Lê,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1972) là một cuốn sách chuyên nghiên cứu về
văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1970. Cuốn sách gồm hai phần. Phần I:
Những chặng đƣờng phát triển, phần II: Mấy vấn đề đặt ra trong quá trình phát
triển của văn xuôi, và phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong phần I,
chƣơng 5: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn xuôi miền Bắc những
năm cả nƣớc chống Mĩ, tác giả Phong Lê viết về các nội dung sau:
Văn xuôi bước sang một thời kì mới, biến chuyến khá mạnh mẽ….thể
hiện rõ rệt ở sự tập trung vào một chủ đề bao trùm: phát huy chủ nghĩa anh
hùng cách mạng của mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình
thống nhất nước nhà. [ 15, tr,105]
I. Xu hƣớng tiếp cận cuộc sống.
Yêu cầu đặt ra cho văn xuôi là làm sao nắm cho được, theo cho kịp
những đề tài sốt dẻo…các tuyến lửa, các tên tuổi anh hùng. Tổ quốc và chủ
nghĩa xã hội đã trở thành một chủ đề lớn bao trùm trong văn xuôi những
năm chống Mĩ…có bao nhiêu vấn đề mới mẻ trong đời sống đang dần dần
đòi hỏi được nêu ra trong một mối liên quan ràng buộc: tiền tuyến, hậu
phương: chiến đấu, sản xuất:cái chung, cái riêng: đất nước và gia đình…
Như vậy chủ đề trung tâm là chủ nghĩa anh hùng, nói cách khác, đó là sự
phấn đấu thể hiện cho được sức mạnh của tình yêu đất nước gắn với tình
yêu chế độ….Tình yêu nước như một sợi dây đàn căng, sẵn sàng ngânlên
thành tiếng, tạo nên chất thơ, chất trữ tình khá đậm trong văn xuôi mấy
năm đầu chống Mĩ.[15 ,tr.104-113]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3
II. Nhân vật trung tâm của truyện.
Ca ngợi chân thành và rất nhiệt tình con người mới,là nét nổi bật trong
văn xuôi những năm chống Mĩ, dựng được những hình ảnh khách quan về đất
nước và con người. Những đổi mới trong cách nhìn của các nhà văn, ý thức
hướng hẳn về phía trước con người mới. Con người xả thân vì nước cũng là
con người toàn tâm toàn ý vì lời ích tập thể [15,tr.124]
Trong phần I, chƣơng 6: Con đƣờng lớn của văn xuôi cách mạng miền Nam,
tác giả Phong Lê viết về các nội dung sau:
I. Xu hƣớng tiếp cận cuộc sống.
Văn xuôi miền Nam đã sinh ra và trưởng thành trong cuộc chiến đấu
của nhân dân và là vũ khí của nhân dân chiến đấu…Chưa bao giờ văn xuôi có
sức gắn sâu vào hiện thực cách mạng như mười năm qua. Ngay từ đầu tiếng
nói của văn xuôi miền Nam là tiếng nói lớn của nhân dân, của cách mạng. Một
tiếng nói căm thù lớn đối với đế quốc và bè lũ tay sai vang dội trong “Từ tuyến
đầu tổ quốc”, “Những ngày gian khổ”, “Rừng xà nu…” một tiếng nói ca ngợi
hào hùng thắm thiết chủ nghĩa anh hùng cách mạng của cuộc chiến đấu cuối
cùng để giải phóng dân tộc vút lên trong “Người mẹ cầm súng”, “Sống như
Anh…”[15,tr 138]
II. Nhân vật trung tâm của truyện.
Văn xuôi miền Nam những năm chống Mĩ đã xây dựng nên những điển
hình kiểu mẫu về con người Việt Nam, trong sự gắn bó giữa vẻ đẹp truyền
thống và những phẩm chất của giai cấp tiên phong. Hình ảnh con người miền
Nam rõ nét và đậm dần, mở rộng thành hình ảnh người nông dân, hình ảnh
người phụ nữ, anh chiến sĩ giải phóng quân, ….đến cả những người ở hàng
ngũ bên kia…Một lẽ sống mới nhờ cách mạng mà bật ra cái vỏ trì trệ. Đó là
những con người trong sự phong phú của những tình cảm lớn đẹp [ 15
,tr144,145]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4
* Cuốn Lịch sử văn học Việt Nam tập III, (Nguyễn Đăng Mạnh, chủ biên,
NXB Đại học Sƣ phạm, 2002) Chƣơng I, phần III, mục 4.1964-1975. Văn học
trong cao trào chống Mĩ cứu nƣớc. tác giả viết: ―Toàn bộ nền văn học từ Bắc
chí Nam được huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu. Đề tài tập trung: chống
Mĩ. Chủ đề tập trung: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cảm hứng sử
thi được pháthuy hơn bao giờ hết. Lời văn là lời truyền hịch. Ngôn từ sang
sảng. Hình ảnh chói lọi. Giọng điệu hùng hồn.” [20,tr,54]
Ở miền Bắc: các cây bút văn xuôi đã nhanh nhạy chuyển hướng đề tài,
và cảm hứng hướng vào những sự kiện thời sự nóng bỏng của cuộc chiến đấu.
Nhiều kí sự, truyện ngắn, truyện vừa đã kịp thời phản ánh khí thế và những sự
kiện, chiến công, những tấm gương anh hùng tiêu biểu trong thời kì đầu bước
vào cuộc chiến đấu.[20,tr,150]
Ở miền Nam: nhiều cây bút văn xuôi vươn tới sự khám phá , lí giải về
cuộc chiến đấu và khái quát sự vận động lịch sử của cuộc chiến tranh. Nhiều
tác phẩm tìm về khoảng thời gian những năm trước Đồng Khởi – thời kì “đen
tối” khó khăn nhất của phong trào cách mạng ở miền Nam, để khám phá và
thể hiện những mâu thuẫn dồn nén và sự bùng nổ cuộc đấu tranh vũ trang như
là con đường duy nhất của nhân dân miền Nam. [20, tr,151]
* Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập I- Bộ cơ bản (Nhà xuất bản Giáo dục,
2008), đã có những nhận định về văn xuôi kháng chiến chống thực dân Mĩ nhƣ
sau: “ Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động,
đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên
cường, bất khuất. Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện, kí viết trong máu
lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc chiến đấu của
quân và dân miền Nam anh dũng. Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi,
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Giấc mơ ông lão vườn chim, Hòn Đất
của Anh Đức,…..đã tạo được sự hấp dẫn người đọc trong những năm kháng
chiến chống Mĩ. Ở miền Bắc, truyện và kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5
kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn
Kiên,Vũ Thị Thường, Đỗ Chu: tiểu thuyết Vùng trời của Hữu Mai, Cửa sông,
Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu….”[18,tr,8]
Văn xuôi nói chung và truyện nói riêng viết về thời kì kháng chiến chống
Mĩ đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trăn trở, tìm hiểu để khẳng định giá trị. Các
công trình nghiên cứu đó đã đóng góp những kiến thức bổ ích, quý báu giúp
ngƣời thực hiện luận văn về truyện viết về thời kì kháng chiến chống Mĩ trong
sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học.
2.2. Những tài liệu nghiên cứu về dạy truyện thời chống Pháp
- Bộ sách “Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả Hoàng
Hữu Bội, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
- Bộ sách “Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn ” (Tác giả Trần Đình Chung,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Bộ sách “Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả Trƣơng
Dĩnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)
- Bộ sách giáo viên Ngữ văn bậc THCS (Tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ
biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ cơ bản (Tác giả Phan Trọng Luận
tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
- Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ nâng cao (Tác giả Trần Đình Sử tổng
chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
- “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” - Nâng cao (Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2008)
- “Thiết kế dạy học Ngữ văn ” (Tác giả Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2008)
- “Thiết kế bài giảng Ngữ văn ” (Tác giả Nguyễn Văn Đƣờng, Nhà xuất bản
Hà Nội, 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6
- Bộ sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn” 2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mỗi cuốn sách, mỗi tác giả có cách nhìn khác nhau, thành công khác
nhau khi khai thác các tác phẩm truyện viết về thời chống Mĩ cứu nƣớc. Mỗi
vấn đề đƣợc các tác giả đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp
thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở bậc Trung học hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đã là những gợi dẫn rất quý báu cho
chúng tôi trong quá trình làm đề tài. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có cái
nhìn tổng quát hơn về truyện viết về thời chống Mĩ trong nhà trƣờng để tìm ra
đƣợc phƣơng án dạy học phù hợp với đặc điểm truyện viết về thời chống Mĩ
và tầm tiếp nhận của thế hệ trẻ ngày nay. Bởi thế, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
vấn đề này để nghiên cứu.
3- Đối tƣợng- Phạm vi nghiên cứu
1) Nghiên cứu các tác phẩm truyện về thời chống Mĩ cứu nƣớc đƣợc.
2) Hoạt động dạy học của thầy và trò về các tác phẩm truyện viết về thời kì chống Mĩ
cứu nƣớc trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trƣng thể loại.
4- Mục đích- Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu này có hai mục đích:
1) Tìm ra đặc điểm của các tác phẩm truyện thời kì chống Mĩ cứu nƣớc đƣợc đƣa vào
sách giáo khoa Ngữ Văn bậc trung học
2)Trên cơ sở đó xác định hƣớng dạy học cho từng tác phẩm, từ đó đề xuất một
phƣơng án dạy học phù hợp với đặc trƣng của từng tác phẩm và phù hợp với khả
năng tiếp nhận của học sinh miền núi chúng tôi.
4.2. Nhiệm vụ
1) Nghiên cứu trên bình diện lí thuyết: Cơ sở lí luận về truyện thời kì kháng chiến
chống Mĩ cứu nƣớc: lí thuyết về đặc trƣng của tác phẩm truyện: lí thuyết về phƣơng
pháp giảng dạy các tác phẩm truyện theo đặc trƣng thể loại.
2) Nghiên cứu thực tiễn: vị trí của các tác phẩm truyện viết về thời kì chống Mĩ
cứu nƣớc trong chƣơng trình Ngữ văn cấp trung học: hoạt động dạy học của giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7
về các tác phẩm này: họ đang dạy học nhƣ thế nào? Học sinh với các tác phẩm truyện
này: hứng thú, hiểu biết, năng lực cảm thụ của các em về các tác phẩm truyện viết về
thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc ra sao?
3) Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của định hƣớng dạy học do
luận văn đề xuất.
5- Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lí luận
- So sánh, đối chiếu
5.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại
- Thực nghiệm sƣ phạm (Thiết kế bài giảng, dạy thực nghiệm)
6- Cấu trúc luận văn
Ngoài phần ―mở đầu‖ và ―kết luận‖, luận văn này gồm ba chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học các tác phẩm truyện
thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc trong sách giáo khoa bậc Trung học.
Chƣơng II: Định hƣớng dạy học các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống
Mĩ cứu nƣớc theo thể loại.
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THỜI KÌ CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC.
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số khái niệm mở đầu
1.1.1.1 Thời kì kháng chiến chống Mĩ trong lịch sử Việt Nam
Thời kì kháng chiến chống Mĩ bắt đầu sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ năm 1954 về
Đông Dƣơng. Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ liền thay thế thực dân Pháp dựng lên
chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mƣu chia cắt nƣớc ta, biến
miền Nam thanh thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dƣơng và Đông Nam
Á. Và kết thúc vào ngày 30 – 04 - 1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nƣớc thắng
lợi, kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
Cuộc kháng chiến đó có những sự kiện lịch sử trọng đại nhƣ sau;
■ Ở miền Bắc;
- Năm 1954 – 1960 Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa hàn gắn vết thƣơng chiến
tranh, cải tạo quan hệ sản xuất, bƣớc đầu khôi phục kinh tế, bƣớc đầu xây dựng cuộc
sống mới và con ngƣời mới.
- Năm 1962 – 1965 Miền Bắc xây dựng bƣớc đầu cơ sở vật chất và kinh tế của
chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch nhà nƣớc 5 năm 1961-1965.
- Ngày 05 –8- 1964. Sau khi dựng lên sự kiện ―vịnh Bắc bộ‖, Mĩ cho máy bay
ném bom bắn phá miền Bắc tại cửa sông Gianh (Quảng Bình), Vinh –Bến Thủy
(Nghệ An), Lạch Trƣờng (Thanh Hóa), Hòn Gai (Quảng Ninh).
- Ngày 07 – 02 - 1965 Mĩ ném bom bắn phá Đồng Hới (Quảng Bình), Cồn
Cỏ (Vĩnh Linh), chính thức gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa thực hiện
nghĩa vụ hậu phƣơng lớn.
- Năm 1969 -1973 Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, vừa chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ vừa làm nghĩa vụ hậu phƣơng, chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9
viện cho chiến trƣờng miền Nam sức ngƣời sức của. Cùng nhân dân miền Nam giành
lại độc lập, thống nhất hai miền Nam Bắc vào ngày 30-04-1975.
■ Ở miền Nam;
- Năm 1954 -1959 nhân dân ta đấu tranh chống chế độ Mĩ –Diệm, giữ gìn và
phát triển lực lƣợng cách mạng.
- Năm 1959 -1960 nổ ra phong trào Đồng Khởi.
+ Tại Bến Tre, ngày 17 -01- 1960, cuộc Đồng Khởi đã mở ra vùng giải phóng
rộng lớn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
ngày 20 -12 -1960
- Năm 1961 -1965 Mĩ triển khai chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt‖ tại miền Nam.
+ Chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam là “dùng
người Việt đánh người Việt‖. Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây –Taylo hòng bình định miền
Nam trong vòng 18 tháng. Mĩ tăng cƣờng viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm,
tăng nhanh lực lƣợng Sài Gòn, tiến hành dồn “ấp chiến lược‖. Ngày 08 -02- 1962 Bộ
chỉ huy quân sự Mĩ đƣợc thành lập ở Sài Gòn trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở
Việt Nam.
+ Miền Nam chiến đấu chống chiến lƣợc ―Chiến tranh đặc biệt‖ của đế quốc Mĩ.
◦ Tháng 01-1961 Chính phủ thành lập Trung ương cục miền Nam thay cho Xứ
ủy Nam Bộ cũ
◦ Ngày 15 -12 -1961 các lực lƣợng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân
giải phóng miền Nam. Cuộc đấu tranh chống và phá ―ấp chiến lược‖ diễn ra gay go,
quyết liệt giữa ta và địch, với quyết tâm ―một tấc không đi, một li không dời”, nhân
dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.
◦ Ngày 01 -01 -1963 Mĩ giật dây các tƣớng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do
Dƣơng Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính, giết anh em Diệm, Nhu. Chính quyền
Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên, trong 18 tháng liên tục diễn ra hơn 10 cuộc
đảo chính.
+ Năm 1963 L.Giônxơn đẩy mạnh hơn ―Chiến tranh đặc biệt‖. Kế hoạch
Giônxơn –Mac Namara vạch ra nhằm tăng cƣờng quân sự, ổn định chính quyền Sài
Gòn trong hai năm 1964 -1965
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10
- Chiến lƣợc ―Chiến tranh cục bộ‖ của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
+ Năm 1965 Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lƣợc mới bằng lực lƣợng quân đội
Mĩ và quân Đồng Minh, lúc cao điểm nhất (năm 1969) lên đến gần 1,5 triệu quân. Sử
dụng ƣu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cố gắng giành
thế chủ động trên chiến trƣờng. Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công năm 1965-1966
và 1966-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt‖ và ―bình định‖ trên khắp
miền Nam.
+ Với ý chí không gi lay chuyển ―Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược‖
đƣợc sự phối hợp chi viện của miền Bắc, quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu,
với các thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tƣờng (Quảng Ngãi). Và
tiến hành cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân năm 1968, trọng tâm là
đô thị nhằm tiêu diệt bộ phận quân đội Mĩ, quân đồng minh và chính quyền Sài Gòn.
■ Năm 1969 -1973 Mĩ thực hiện chiến lƣợc ― Việt Nam hóa chiến tranh‖ và
―Đông Dương hóa chiến tranh‖ thực chất là rút quân đội Mĩ về và tăng nhanh ngụy
quân Sài Gòn.
- Năm 1972 quân ta mở cuộc tiến công từ ngày 30—3, lấy Quảng Trị làm
hƣớng tiến công chủ yếu đến 06-1972 quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất
của địch là Quảng Trị, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong khi đó Mĩ cho máy bay
bắn phá các vùng sản xuất, nhà máy ở miền Bắc từ ngày 06-04-1972.
- Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, Hiệp định Pa-ri 1973 về chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, song Mĩ để lại hơn 2000 cố vấn cho chính quyền
Sài Gòn nhằm phá hoại hiệp định Pa –ri.
- Quân ta thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, diễn ra trong
gần hai tháng từ ngày 4-3 đến ngày 2-5, qua ba chiến dịch lớn; Tây Nguyên, Huế -Đà
Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, giành thắng lợi hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc
trên hai miền đất nƣớc.
1.1.1.2 Truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ
* Khái niệm truyện
Theo Từ điển thuật ngữ Văn Học, (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi, NXBGD-2007) định nghĩa về truyện nhƣ sau: Là tác phẩm tự sự… Có thể dựa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11
vào tiêu chí nội dung hoặc tiêu chí hình thức để phân chia các tác phẩm tự sự thành
các thể loại nhỏ hơn. Chia theo nội dung thể loại, ta sẽ có: tác phẩm mang chủ đề
lịch sử dân tộc, thế sự - đạo đức, đời tư. Chia theo hình thức ta sẽ có các thể loại cơ
bản: anh hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn.
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao
trùm hầu hết các phương diện đời sống; đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo
của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi
không nghỉ.
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống
ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của
nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện
sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng [13,tr.328]
* Truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc.
Thời gian sáng tác: là những tác phẩm ra đời trong 10 năm kháng chiến chống
Mĩ (1965-1975) và những tác phẩm viết về kháng chiến chống Mĩ sau khi thống nhất
đất nƣớc, sau 1975.
Một đội ngũ nhà văn đông đảo, gồm nhiều thế hệ và không hiếm tài năng,
đƣợc đào luyện trong cách mạng và kháng chiến.Từ đội ngũ ấy hình thành nên kiểu
nhà văn - chiến sĩ, đem nghệ thuật phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, đáp
ứng yêu cầu của cách mạng và cuộc chiến tranh ái quốc.
Đội ngũ ấy đông đảo và nhiều thế hệ: Thế hệ nhà văn đã có tên tuổi từ trƣớc
cách mạng: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyên Hồng….Thế hệ nhà văn trƣởng thành từ
cuộc kháng chiến chống Pháp: Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung
Thành), Nguyễn Văn Bổng (Trần Hiếu Minh), Lê Khâm (Phan Tứ), Nguyễn Ngọc
Tấn (Nguyễn Thi)….Thế hệ nhà văn có tên tuổi từ thời kì miền Bắc xây dựng Chủ
nghĩa xã hội: Nguyễn Khải, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu, Bùi Đức Ái (Anh
Đức)….Thế hệ nhà văn trƣởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ: Nguyễn Quang
Sáng, Hữu Mai, Lê Minh Khuê…từ đội ngũ đông đảo ấy đã xuất hiện nhiều tài năng,
hình thành những phong cách nghệ thuật đặc sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12
▫ Những tác phẩm truyện đặc sắc thời kì kháng chiến chống Mĩ:
▫ Truyện viết về miền Bắc đánh Mĩ có thể kể đến;
- Vùng trời của Hữu Mai,( tiểu thuyết,3 tập, 1971, 1975, 1980)
- Bão biển của Chu Văn, (tiểu thuyết, 2 tập, 1969)
- Chiến sĩ của Nguyễn Khải,( truyện,1973)
- Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, (tiểu thuyết, 1972)
- Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, (truyện ngắn)
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.( truyện ngắn,)
▫ Truyện viết về miền Nam đánh Mĩ có thể kể đến:
-
Hòn Đất của Anh Đức, (tiểu thuyết,1966)
-Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch của Nguyễn Quang Sáng,( truyện
ngắn,1968, 1969)
- Mẫn và Tôi của Phan Tứ,( tiểu thuyết,1972)
- Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, (truyện kí,1969)
- Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,( truyện kí 1969)
….
1.1.2 Đặc điểm truyện thời kì chống Mĩ cứu nƣớc
1.1.2.1 Đặc điểm về nội dung của truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ
* Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1, (Nhà xuất bản Giáo Dục, 2009) viết về
chặng đƣờng văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc từ 1965 – 1975 nhƣ sau; Văn
học chặng đường này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề
bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Văn xuôi
chặng đường này phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành
công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất. Từ tiền tuyến
lớn, những tác phẩm truyện, kí viết trong máu lửa chiến tranh đã phản ánh nhanh
nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam …cuộc đấu tranh gìn giữ
hòa bình ở miền Bắc, hướng tới mục tiêu thống nhất nước nhà của dân tộc
[17,tr.7,8]…Hướng vận động của cốt truyện, xung đột nghệ thuật, số phận, tính cách
nhân vật,…dòng cảm xúc của tác giả đều từ hiện tại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra
ánh sáng, từ gian khổ hi sinh đến niềm vui chiến thắng…[18,tr.14]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN13
* Cuốn Lịch sử Văn học Việt Nam tập III (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên,
NXB Đại học Sƣ Phạm, 2002), và cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập
II - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 (chủ biên Nguyễn Văn Long, NXB Đại học
Sƣ Phạm, 2010). Ở chƣơng IV.Văn xuôi (truyện và kí) giai đoạn 1945 -1975, đã có
nhận định: Truyện và kí tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ...Khuynh
hướng sử thi là đặc điểm bao trùm trong văn học thời kì chống Mĩ, đặc điểm ấy cũng
được thể hiện đậm nét trong văn xuôi. Dù dung lượng hạn chế của một bài tùy bút
hay mở rộng tới bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết dài, dù câu chuyện chỉ
diễn ra quanh một tình huống của một con người hay có quy mô bao quát cả một giai
đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn, thì các tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề hệ
trọng của một dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân…..Nhân
vật trung tâm của văn xuôi thời kì này là người lính. Đó là những con người sử
thi, tiêu biểu cho khát vọng và ý chí chiến đấu quyết thắng của dân tộc…Đó là
những con người ý thức sâu sắc về vị trí, ý nghĩa của cuộc chiến đấu, thấu hiểu
chân lí thời đại cách mạng…Các nhân vật anh hùng cũng thường được xây dựng
như những con người toàn diện trong các mối quan hệ chung và riêng, thủy chung
trọn vẹn với quê hương đất nước….[20,tr.452].
Sau khi nghiên cứu kĩ các công trình trên và trực tiếp đọc các tác phẩm truyện
tiêu biểu, chúng tôi có đƣợc hiểu biết nhƣ sau;
1.1.2.1.1 Đặc điểm thứ nhất: Các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ
cứu nƣớc đã thể hiện chân thực và sinh động cuộc sống chiến đấu chống Mĩ cứu
nƣớc của dân tộc ta. Dựng lại bức tranh hào hùng của dân tộc trong các chặng
đƣờng đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lƣợc.
* Đó là cuộc sống sục sôi chiến đấu của dân tộc ta trong những ngày đánh giặc
Mĩ xâm lược..
Ngay từ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, các nhà văn đã nhanh
chóng đến những nơi ác liệt và nóng bỏng nhất. Nơi nào có tiếng súng, tiếng máy bay
gầm rú, tiếng bom, tiếng đạn đại bác, nơi đó nhà văn có mặt. Có nhiều nhà văn vừa
cầm súng vừa cầm bút, vƣợt Trƣờng Sơn đến với chiến trƣờng để tìm nguồn cảm
hứng sáng tạo mới và khám phá đƣợc biết bao vẻ đẹp, bao kì tích anh hùng nảy nở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN14
hàng ngày, hàng giờ trong đời sống chiến đấu của dân tộc. Nhà văn Nguyễn Minh
Châu đã dựng lên những khung cảnh rộng lớn và hào hùng cuộc hành trình ―xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước” của các binh đoàn chủ lực để làm nên những chiến dịch
Khe Sanh – Tà Cơn long trời lở đất. Tiểu thuyết Dấu chân người lính (NXB Văn
học 1978) đã làm sống lại những chặng đƣờng hành quân và cuộc chiến đấu anh
dũng của những ngƣời lính Trung đoàn 5. Từ những ngày đầu chuẩn bị chiến dịch
cho đến những chặng đƣờng hành quân gian khổ và cuối cùng là cuộc tổng tấn công
khép chặt vòng vây ở thung lũng Khe Sanh. Bao dấu chân của chính ủy Kinh, của
Khuê, Thái Văn, Cận….để lại trên bƣớc đƣờng hành quân cũng là bao nhiêu ngày
những ngƣời lính phải đối mặt với cái chết, cái cao cả và thấp hèn, lí tƣởng chiến đấu
và hiện thực cuộc sống khắc nghiệt. Tác phẩm tái hiện sinh động một cuộc chiến toàn
dân, toàn diện, hào hùng ―Đông đúc quá, không ai có tài nào mà phân biệt hoặc đếm
có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết đây là đường rừng hay quảng trường, là
rừng cây hay là rừng người và rừng súng đạn. người ta chỉ biết đông đúc và chật
chội, là hơi nóng của hơi thở và mùi mồ hôi người, là tiếng nói ồn ào của cuộc sống,
là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc, là cơn giận giữ của đất nước
lại một lần cầm lấy súng. Người ta cũng không thể phân biệt hiện tại hay khung cảnh
lịch sử, hay là tương lai đang bước ra từ đôi bàn chân của người lính‖[10,tr46,47]
Tiểu thuyết Hòn Đất (1965) của Anh Đức, NXB Văn học, 2010 là cuốn tiểu
thuyết đầu tiên của văn học miền Nam chống Mĩ, viết về cuộc chiến đấu của nhân
dân vùng Hòn thuộc tỉnh Kiên Giang trong những năm đầu chống Mĩ cứu nƣớc. Giặc
mở một trận càn lớn trong đó có đại đội biệt kích do trung úy Xăm chỉ huy, cuộc
chiến đấu không cân sức, đội du kích phải rút vào cố thủ trong Hang Hòn. Địch mở
nhiều cuộc tấn công vào hang nhƣng đều bị chống trả quyết liệt. Chúng chiếm đƣợc
suối và bỏ thuốc độc vào suối khiến cho du kích khó khăn. Trƣớc tình hình đó bốn
ngƣời trong đó có chị Sứ xung phong đi lấy nƣớc. Họ bị phục kích, chị Sứ bị bắt,
chúng thuyết phục chị kêu gọi du kích ra đầu hàng, chị không khuất phục, chúng giết
chị. Đám tang chị Sứ trở thành cuộc biểu tình và là dịp để tranh thủ tiếp tế cho du
kích. Thằng Xăm bị chết và sự tàn bạo vô cảm của giặc Mĩ đã khiến cho bọn ngụy
hoang mang, nhiều ngƣời đã vứt súng quay trở về. Bọn địch không tấn công đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN15
Hang Hòn và chúng đƣợc lệnh rút, bà con ào vào hang, cuộc gặp gỡ xúc động của
những ngƣời chiến đấu và chiến thắng. Tiểu thuyết đã góp phần khám phá, thể hiện
từng khía cạnh khác nhau của đời sống chiến tranh, hơn cả là tinh thần đoàn kết toàn
dân, đồng lòng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lƣợc ―Đoàn người đã kéo đến bên bờ
suối Lươn. Quân giặc đóng trên bờ suối khi nhìn thấy ánh đuốc như một đám cháy
lớn trườn về phía chúng, chúng liền la lên và chạy xổ ra….Kinh nghiệm các cuộc đấu
tranh đã từng dạy cho mọi người rằng giữa giờ phút này chỉ có tiến chớ không được
lùi. Mà họ cũng nghe những phát súng bắn bổng kiểu đó nhiều lần rồi, nên họ vẫn
bình tĩnh. Vả lại, mỗi người đi đây đều biết rõ, ngoài việc đưa chị Sứ, họ còn có mục
đích khác hết sức quan trọng, là nhân lúc kéo đến chân Hòn, một số chị em sẽ chạy
đến miệng hang liệng vào đấy những gói cơm, thức ăn và những chai nước mà họ đã
chuẩn bị, bó chặt và giấu kín trong người” [27,tr.182]
Truyện viết về thời kì kháng chiến chống Mĩ đã tái hiện một thời kì kháng
chiến hào hùng của dân tộc ta. Đó là những tháng ngày nhân dân miền Bắc đấu tranh
chống chiến tranh phá hoại bằng máy bay của đế quốc Mĩ vào các khu vực kinh tế
trọng điểm của miền Bắc. Trong tiểu thuyết Vùng trời (3 tập) (NXB Quân đội nhân
dân), 1994 của nhà văn Hữu Mai đã tái hiện lại những trận đánh B52 của quân và dân
miền Bắc. Truyện kể về những chiến sĩ phi công nhƣ Đông, Quỳnh, Luân và Tú …
đƣợc đào tạo lái máy bay ở Liên Xô trở về nƣớc. Toàn truyện tái hiện lại những lần
địch cho máy bay ném bom các nhà máy, khu vực tập trung dân cƣ và kinh tế của ta.
Và tình yêu nƣớc hòa quyện trong tình yêu thƣơng gia đình của Đông và Thùy. Sự
khâm phục và quý trọng nhau của Quỳnh và Hảo. Không khí chiến đấu hăng say của
những chiến sĩ phi công “Một loạt những tiếng còi của các đồng chí công an nối
nhau rít lên. Tiếng loa của hội đồng phòng không thành phố nhắc nhở mọi người
phải vào ngay trong hầm trú ẩn vì có nhiều máy bay địch đang tiến vào Hà Nội. Ngay
sau đó tiếng pháo cao xạ nổ ầm ầm phía sông Hồng” [26,tr.612] . Và tinh thần luôn
sẵn sàng của nhân dân Hà Nội ―Mấy người mặc quần áo xanh vừa đứng dậy. Họ rút
băng phòng không trong túi áo ra, đeo vào cánh tay, rồi chạy đến gốc cây mở khóa
xe đạp. Chắc họ là những người làm việc tại các nhà máy phía đó.‖ [26,tr.615].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN16
Có thể nói nét nổi bật của truyện thời kì kháng chiến chống Mĩ là vừa bao
quát hiện thực, vừa chú ý đào sâu những vấn đề mang tính thời đại và dân tộc. Tình
yêu đất nƣớc, yêu dân tộc và lí tƣởng chiến đấu của các chiến sĩ trong các tác phẩm
truyện thời kì chống Mĩ cứu nƣớc đã trở thành nguồn sức mạnh vô giá, cổ vũ ý chí
dân tộc quyết đánh đuổi kẻ thù xâm lƣợc giành độc lập, thống nhất Tổ quốc.
* Đó là cuộc sống vừa chiến đấu bảo vệ thành quả của cách mạng, vừa xây dựng
hậu phương vững chắc của quân dân miền Bắc
Trong quá trình khám phá và sáng tạo, các nhà văn đã chú ý khai thác và thể
hiện những khía cạnh độc đáo của cuộc sống vừa sản xuất, vừa chiến đấu, sự gắn bó
giữa tiền tuyến và hậu phƣơng cũng nhƣ các mối quan hệ trong đời sống, gia đình, xã
hội… Tiểu thuyết Bão biển (1969) của Chu Văn gồm 3 phần (2 tập) (NXB Văn học,
1987), viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới, bƣớc đầu đƣa nông thôn vào hợp
tác ở một vùng công giáo ven biển miền Bắc vừa đƣợc giải phóng. Cuộc đấu tranh
giai cấp diễn ra quyết liệt giữa một bên là bọn phản động đội lốt thầy tu với một bên
là những lớp cán bộ cách mạng vững vàng nhƣ Tiệp và lớp thanh niên tiến bộ nhƣ
Vƣợng, Ái ―Bảy hợp tác xã thôn Sa Ngoại đều có người đi gặt khá đông, đủ cả trẻ
già, trai gái. Trên tầng chuông cao vút cha Quang nhìn cánh đồng vàng ối lốm đốm
những chiếc nón trắng tròn; đám gặt mỗi lúc một lan rộng ra” [25,tr329]. Cuộc đấu
tranh giữa lực lƣợng cách mạng với những tàn dƣ của thế lực đế quốc và phong kiến
ở một vùng nông thôn công giáo ven biển đồng bằng Bắc bộ, trong thời kì bƣớc vào
xây dựng chủ nghĩa xã hội đầu những năm 1960. Những ngƣời cách mạng nhƣ Tiệp,
Thất, Ái, Nhân ra sức xây dựng quê hƣơng và bảo vệ thành quả lao động của nhân
dân trƣớc sự phá hoại ngầm của thế lực phản động. Bão biển đã đƣa ra ánh sáng
những đại diện của thế lực phản động ở một vùng nông thôn công giáo. Tác giả
không ngần ngại phanh phui những dục vọng đê tiện và mƣu mô quỷ quyệt của bọn
phản động khoác áo thầy tu nhƣ cha Hoan, giám mục Độ, thầy già San, đến chánh
Hạp – tên địa chủ cƣờng hào bị đánh đổ nhƣng vẫn nuôi chí phục thù và lũ lƣu manh
tay sai của chúng nhƣ Hào, Ngật, Mẩy…tìm mọi cách chống phá cách mạng ở địa
phƣơng, tuyên truyền đạo chống phá cách mạng, ―cha không ngờ rằng ông lão thật
thà sùng tín ấy lại cũng đi gặt trong một ngày kiêng việc, làm gương cho kẻ khác học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN17
theo, trái với điều cấm, Cha đã định ra‖ [25,tr 330] nhân dân vì đi lễ nhà thờ nghe
những điều kiêng của chúa mà không ra ruộng gặt lúa đã chín trĩu bông dù trong nhà
không còn hạt gạo nào và bão sắp về. Tác phẩm thành công trong việc xây dựng hình
tƣợng ngƣời cán bộ đại diện cho lực lƣợng cách mạng ở nông thôn mà tiêu biểu hơn
cả là Tiệp. Nhân vật Tiệp đƣợc đặt trong nhiều mối quan hệ riêng và chung làm cho
tính cách thêm đa dạng và chân thực. Đó là một trong số không nhiều hình tƣờng
ngƣời anh hùng mới ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa “Tiệp suy nghĩ đến bản thân mình. Anh có thể cứ an phận, chỉ cốt lo hợp tác xã
nhỏ bé cả mình làm ăn đứng đắn, không điều tiếng gì là được thì cũng không sao.
…Còn sau đây. Nếu xã hội một ngày một tiến lên, thì Sa Ngoại cũng tiến lên trong cái
chung ấy….Nghĩ như thế thì hà tất phải hoạt động, hà tất phải có sáng kiến, cũng
chẳng cần đấu tranh tư tưởng, giáo dục quần chúng gì gì nữa. Nhưng nếu như thế thì
còn là đảng viên làm gì?” [25,tr.542]. Sự tự vấn, tự suy nghĩ về trách nhiệm của bản
thân của mình cho thấy ở Tiệp nhân cách cao đẹp của ngƣời cán bộ bảo vệ thành quả
của cách mạng.
* Đó là cuộc sống kháng chiến đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng tràn đầy
niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của quân dân ta.
Trên hành trình ra chiến trƣờng, con đƣờng mà các chiến sĩ đi qua không thể
thiếu đƣợc sự trợ giúp của lực lƣợng thanh niên xung phong. Giặc Mĩ điên cuồng tàn
phá những cánh rừng Trƣờng Sơn, con đƣờng hành quân ấy đã bao lần phải chịu từng
tấn bom đổ xuống. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê viết năm
1971 kể về một tổ nữ trinh sát mặt đƣờng tại một trọng điểm trên tuyến đƣờng
Trƣờng Sơn. Đó là ba cô gái rất trẻ; Phƣơng Định, Nho và Thao. Họ ở cách xa đơn
vị, dƣới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch
ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chƣa nổ và phá bom.
Một lần phá bom, Nho bị thƣơng, Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc.
Công việc của họ đầy khó khăn nguy hiểm nhƣng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời.
Những lúc rỗi, họ thƣờng hát, tâm hồn rất thơ mộng. Họ có ƣớc mơ, khát vọng, có
hình tƣợng lí tƣởng trong tim “thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp
nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN18
ngôi sao trên mũ‖[14,tr.50] đó là hình tƣợng khuôn mẫu một thời của các cô gái thời
bấy giờ, rất đẹp và cao quý. Với Nho, hết chiến tranh ― nó sẽ xin vào một nhà máy
thủy điện lớn. Nó làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy‖ Còn
chị Thao ―muốn làm y sĩ. Chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân hàm đại úy, hay đi
xa và có râu quai nón‖ [14,tr51].Những ƣớc mơ thật đẹp và giản dị. Và hơn cả là
niềm tin ở tƣơng lai, khi hết chiến tranh, đoạn đƣờng mà họ đang trấn giữ, phá bom
sau này sẽ ―trải nhựa phẳng lì. Điện sẽ dăng dây vào rừng sâu và những nhà máy gỗ
sẽ ngày đêm không nghỉ…‖ [14,tr51].Họ hi vọng những ƣớc mơ ấy sẽ thành hiện
thực khi không còn chiến tranh.
Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành viết về cuộc đời của Tnú.
Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn đứng trong tầm đại bác của đồn giặc. Sau
3 năm đi lực lƣợng Tnú đƣợc cấp phép trở về làng một đêm. Trong đêm đó cụ Mết kể
cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ – Diệm khủng bố gắt gao đƣợc anh
Quyết dìu dắt Tnú và Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng. Bị giặc bắt sau 3
năm Tnú vƣợt ngục Kon Tum trở về , lúc này anh Quyết đã hi sinh. Tnú lấy Mai, anh
tiếp tục cùng dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc về làng bắt vợ con Tnú
và tra tấn dã man. Tnú nhảy xổ ra xô tên giặc nhƣng không cứu đƣợc mẹ con Mai,
anh bị giặc bắt và đốt mƣời đầu ngòn tay bằng nhựa xà nu. Cụ Mết và thanh niên
trong làng nổi dậy cứu đƣợc Tnú, sau đó anh gia nhập lực lƣợng giải phóng. Câu
chuyện về cuộc đời Tnú gắn với những thăng trầm lịch sử của dân làng Xô Man và
Tây Nguyên. Sự tàn ác của kẻ thù khi chúng giết những ngƣời nuôi giấu cán bộ “Dân
làng Xô Man vẫn tự hào; năm năm chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt giết trong rừng
làng này. Lúc đầu thanh niên đi nuôi cán bộ. Thằng Mĩ – Diệm biết được, nó bắt
thanh niên. Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng. …Rồi nó cấm thanh niên đi rừng.
Ông già bà già thay thanh niên đi nuôi cán bộ. Nó lại biết được, nó giết bà Nhan.
Chặt đầu cột tóc treo trên đầu súng....Sau cùng đến lũ trẻ thay ông già, bà già. Trong
đám đó hăng nhất có Mai và Tnú….‖[18,tr42] Và lời nói của con ngƣời từng trải nhƣ
một chân lí vững vàng, ngắn gọn mà sâu sắc ― Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước
này còn”. [18,tr43].Mối liên hệ gắn bó giữa Đảng và cách mạng. Đảng và dân và
nƣớc đƣợc họ nhận thức rõ ràng và giản dị. Họ tin tƣởng vào sự dẫn dắt của Đảng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN19