Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh lâm đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.38 KB, 27 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

NGUYN HONG CHNG

QUảN Lý ĐộI NGũ GIáO VIÊN
TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG TỉNH LÂM Đồng
TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC
Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 62 14 01 14

TểM TT LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

H NI - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN LỘC
PGS.TS DƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Học viện Quản lý Giáo dục
Phản biện 2: PGS.TS Đặng Thành Hưng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Phản biện 3: PGS.TS Lê Kim Long
Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường,
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Vào hồi giờ, ngày

tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Con người được coi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của
tổ chức. Quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực là chìa khóa để giải phóng
sức sáng tạo cá nhân và nhờ vậy tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh.
Nguồn nhân lực có chất lượng, đạt chuẩn nghề nghiệp là một trong
những yếu tố quyết định thành quả của công cuộc đổi mới giáo dục phổ
thông. Đội ngũ giáo viên là nòng cốt của sự nghiệp giáo dục, chất lượng
của đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH TW khóa XI, Chiến
lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, chiến lược phát triển nhân lực giai
đoạn 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết
định số 579/QĐ-TTG; Luật Giáo dục và Thông tư số 30/2009/TTBGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT đều
chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thời kỳ đổi mới và xác định
yếu tố góp phần quyết định và nâng cao chất lượng giáo dục chính là
đội ngũ các nhà quản lý, các thầy cô giáo.
1.3. Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông sẽ có nhiều biện pháp, nhưng biện pháp quyết định đó là

phát triển đội ngũ giáo viên THPT. Cán bộ quản lý nhà trường phải làm
sao khơi dậy được động lực nghề nghiệp, khát khao vươn lên của đội
ngũ giáo viên, tạo môi trường làm việc để đội ngũ giáo viên trau dồi
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
1.4. Giáo dục THPT của khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh
Lâm Đồng nói riêng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất
định góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, công tác xã hội
hóa giáo dục đều khởi sắc. Tuy vậy, đội ngũ giáo viên tỉnh Lâm Đồng
cũng không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém như phân tích ở trên,
nhất là trong bối cảnh còn nhiều khu vực là vùng kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc, đa dạng về tôn giáo,...
Với những vấn đề đang tồn tại của giáo dục và đội ngũ giáo viên
THPT tỉnh Lâm Đồng trước yêu cầu đặt ra từ Nghị quyết Hội nghị lần
thứ VIII của BCH TW khóa XI, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo, cần có một nghiên cứu khoa học xác đáng


2

với những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT cho tỉnh Lâm
Đồng toàn diện, khả thi. Vì vậy, đề tài “Quản lý đội ngũ giáo viên
trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” cần
được đặt ra và nghiên cứu một cách có hệ thống.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đội ngũ giáo viên và
quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng, đề xuất biện
pháp quản lý đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT,
chiến lược phát triển trường THPT và yêu cầu của địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục THPT.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu
này, đề tài sử dụng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực để nghiên cứu quản
lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT công lập tỉnh Lâm
Đồng theo hướng phát triển đội ngũ giáo viên thành nguồn nhân lực tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường.
4.2. Giới hạn đối tượng khảo sát
Nhóm 1: 02 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT;
Nhóm 2: 148 Hiệu trưởng, Hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn
trường THPT;
Nhóm 3: 569 giáo viên trường THPT.
Đề tài tiến hành khảo sát trên 12 trường THPT của tỉnh Lâm Đồng
gồm thuộc địa bàn thuận lợi, địa bàn ít thuận lợi và địa bàn khó khăn.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng còn
nhiều hạn chế về số lượng, cơ cấu, đặc biệt là chất lượng chưa đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cũng như yêu cầu của cộng đồng
dân cư và nhà trường. Nếu tiếp cận nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên
trường THPT theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler
và lý thuyết chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter để đề xuất và
vận dụng những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên với tư cách là
nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, đảm bảo sự phù hợp với đặc thù


3

vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường và cá nhân giáo

viên, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh của
cộng đồng dân cư thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các
trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường
THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
6.2. Phân tích thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý.
6.3. Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
6.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm một biện pháp quản lý đội ngũ
giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
* Các tiếp cận chính trong nghiên cứu
- Tiếp cận thực tiễn
Trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và
cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh
tranh cao, đòi hỏi phải đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT.
Giáo viên trường THPT với tư cách là những người có nhiệm vụ trang bị
cho học sinh kiến thức cơ bản, chuẩn bị cho giai đoạn học tập và làm
việc sau phổ thông có chất lượng. Quản lý có hiệu quả đội ngũ giáo viên
trường THPT sẽ đảm bảo góp phần nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao, một trong ba đột phá chiến lược phát triển và bảo vệ đất
nước trong giai đoạn mới.
- Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
Luận án tiếp cận mô hình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức của
Leonard Nadler, nên các biện pháp quản lý cần tập trung tạo ra các cơ hội
cho các giáo viên trong tổ chức như nhận dạng các giáo viên quan trọng
trong các nhiệm vụ khác nhau của tổ chức, đào tạo và phát triển nghề

nghiệp cho giáo viên, huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ cho giáo viên để phát
triển tốt nhất năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
- Tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp
Quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng phát triển năng lực
nghề nghiệp phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học, yêu cầu


4

của xã hội tại thời điểm đó, phải gắn với nhu cầu của nhà trường trong
mối quan hệ hài hòa với nhu cầu của cá nhân giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục, đưa đến sự phát triển phẩm chất và năng
lực cho học sinh.
- Tiếp cận chiến lược cạnh tranh
Vận dụng lý thuyết chiến lược cạnh tranh của M.E.Porter vào giáo
dục phổ thông, Luận án theo quan điểm chiến lược cạnh tranh được mô
tả là sự kết hợp của các mục tiêu mà tổ chức hướng tới và những chính
sách mà tổ chức sử dụng để thực hiện các mục tiêu. Cụ thể, mục đích
quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT là phát triển
được đội ngũ giáo viên của nhà trường vừa với tư cách phát triển nguồn
lực quan trọng nhất của tổ chức, vừa là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà
trường bởi chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ thu hút học sinh và cha
mẹ học sinh lựa chọn nhà trường, nâng cao vị thế xã hội của nhà trường,
phát huy tầm ảnh hưởng của nhà trường đến cộng đồng dân cư nơi nhà
trường đóng.
7.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, mô
hình hóa, cụ thể hóa… các tài liệu lý luận về lý thuyết quản lý nguồn
nhân lực, quản lý đội ngũ giáo viên, văn bản pháp luật, các chính sách,

nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục và quản lý đội
ngũ giáo viên THPT, đổi mới giáo dục phổ thông, phát triển năng lực
nghề nghiệp, các báo cáo về quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong bối
cảnh hiện nay… nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài và đề xuất biện
pháp quản lý.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết: Nhằm khảo sát thực trạng đội ngũ
giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm xin ý kiến đánh giá của nhà khoa
học, CBQL, giáo viên am hiểu sâu sắc lĩnh vực giáo dục nói chung và
giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng về thực trạng, những vấn đề cần giải
quyết trong quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT, nguyên nhân của
thực trạng quản lý để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý đội
ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng nói riêng đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông.


5

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá, dự báo của nhà
khoa học, CBQL, giáo viên am hiểu sâu sắc lĩnh vực giáo dục nói chung
và giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng về các nội dung nghiên cứu, những
vấn đề đặt ra cần giải quyết của quản lý đội ngũ giáo viên THPT hiện
nay và trong thời gian tới.
- Phương pháp thực nghiệm: Nhằm khẳng định tính hiệu quả, khả
thi của một biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm
Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
7.2.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng công thức toán học, phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu
thu được từ điều tra, khảo sát; báo cáo các kết quả nghiên cứu dưới dạng

các sơ đồ, biểu đồ.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo tiếp cận nguồn
nhân lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh là điều kiện quan trọng để đảm
bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
8.2. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng hiện
nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông và chưa được khai thác với vai trò là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho nhà trường.
8.3. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong
bối cảnh đổi mới giáo dục theo khung năng lực phát triển nghề nghiệp
và phát triển nhà trường THPT của giáo viên, gắn phát triển giáo viên
với thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông và nhu cầu giáo dục của địa phương.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Bổ sung và xây dựng cơ sở lí luận về quản lý đội ngũ giáo
viên THPT theo tiếp cận nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh
của nhà trường.
9.2. Phát hiện thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT và thực
trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng cùng các
yếu tố ảnh hưởng.
9.3. Khẳng định các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường
THPT tỉnh Lâm Đồng được đề xuất phù hợp với điều kiện giáo dục của
Tỉnh và yêu cầu quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường
THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục; đồng thời đem đến lợi thế cạnh
tranh cho nhà trường trong khu vực.


6


10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh
Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 3: Biện pháp quản lý đội giáo viên trường THPT tỉnh Lâm
Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên
(1) Các công trình nghiên cứu nhấn mạnh đến quản lý, phát triển
đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu của nhà trường
(2) Các công trình nghiên cứu nhấn mạnh đến sự kết hợp hài hòa
giữa mục tiêu của nhà trường và nhu cầu cá nhân giáo viên
(3) Các công trình nghiên cứu về xây dựng khung chuẩn nghề
nghiệp và phân loại giáo viên
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên
trường THPT

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua
quản lý nguồn nhân lực của tổ chức
1.2. Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực
1.2.1. Khái niệm: Nguồn nhân lực (Human Resources) và Quản lý
nguồn nhân lực (Human Resources Management).
1.2.2. Các mô hình quản lý nguồn nhân lực
(i) Mô hình của Geogre T. Milkovich và John W. Boudreaw
(ii) Mô hình Havard
(iii) Mô hình Warwick
(iv) Mô hình Fombrun
(v) Mô hình Guest
(vi) Mô hình của Lenand Nadler
1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý nguồn nhân lực
(1) Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
(2) Tuyển mộ và tuyển chọn
(3) Huấn luyện và phát triển
(4) Thẩm định kết quả hoạt động
(5) Tạo động lực và môi trường làm việc
1.2.4. Quản lý nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức
1.3. Đổi mới giáo dục THPT và yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo
viên trường THPT và quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục THPT


8

1.3.2. Giáo viên THPT
Luận án tập trung làm rõ: khái niệm giáo viên THPT, vai trò của
người giáo viên THPT và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
1.3.3. Đổi mới giáo dục THPT và yêu cầu đặt ra cho giáo viên THPT

Trên cơ sở phân tích nội dung đổi mới giáo dục phổ thông và đổi
mới giáo dục THPT, luận án xác định những yêu cầu đặt ra cho giáo
viên THPT.
1.3.4. Đội ngũ giáo viên THPT
1.3.4.1. Số lượng đội ngũ giáo viên THPT
1.3.4.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT
+ GV “hạt nhân”;
+ GV tiềm năng;
+ GV trưởng thành;
+ GV cần cố gắng.
Năng lực
phát triển
nhà trường
Cao

Giáo viên tiềm năng

Giáo viên
“hạt nhân”

TB
Thấp

Giáo viên cần
cố gắng
Thấp

Giáo viên trưởng thành
TB


Cao

Năng lực
phát triển
chuyên môn

Hình 1.6: Mô hình cơ cấu giáo viên trường THPT theo
năng lực phát triển chuyên môn và nhà trường
1.3.4.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng giáo viên có thể hiểu thông qua hai khía cạnh:
(1) Đảm bảo theo các chuẩn quy định;
(2) Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
1.3.5. Yêu cầu về khung phẩm chất, năng lực của giáo viên trường
THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông
(1) Về phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, trách nhiệm
công dân;
(2) Kiến thức;


9

(3) Năng lực thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục;
(4) Năng lực hoạt động xã hội;
(5) Năng lực phát triển chuyên môn;
(6) Năng lực phát triển nhà trường.
1.4. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới
giáo dục
1.4.1. Quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT
Hiệu trưởng trường THPT và vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên THPT
Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT là quá trình Hiệu trưởng

xây dựng hệ thống biện pháp quy hoạch, tuyển dụng, phân công, đào tạo
và bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá, tạo môi trường thuận lợi nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà
trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.4.2. Quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT tạo
lợi thế cạnh tranh cho nhà trường
1.4.3. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường
THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
1.4.3.1. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
(1) Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giáo viên;
xác định cơ hội, thách thức đến từ môi trường bên ngoài;
(2) Dự báo về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của nhà
trường theo định mức biên chế;
(3) Xác định mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên theo cơ cấu năng
lực nghề nghiệp;
(4) Xác định và lựa chọn phương án phát triển năng lực nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên theo cơ cấu năng lực nghề nghiệp;
(5) Xác định những công việc cần thực hiện để quản lý đội ngũ;
(6) Xác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển đội
ngũ giáo viên.
1.4.3.2. Quy hoạch đội ngũ giáo viên
(1) Xác định số lượng giáo viên theo định mức;
(2) Phân tích cơ cấu về tuổi nghề, cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới
tính, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu theo năng lực nghề nghiệp;
(3) Cụ thể hóa kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo cơ cấu
năng lực nghề nghiệp;
(4) Xác định những giáo viên cụ thể vào vị trí công việc theo tiến
trình thời gian;



10

(5) Thông qua cấp ủy, Hội đồng sư phạm nhà trường, trình cấp
trên phê duyệt;
(6) Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch;
(7) Rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy hoạch tùy theo tình hình thực tế.
1.4.3.3. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên
(1) Xây dựng mô hình nhân cách giáo viên và yêu cầu đối với từng
nhóm giáo viên theo năng lực nghề nghiệp;
(2) Phân tích công việc, xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công
việc theo vị trí của giáo viên dạy liên môn, giáo viên dạy phân hóa,
hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm lớp và các công tác kiêm nhiệm
khác trong nhà trường;
(3) Phối hợp với Sở GD&ĐT tiến hành tuyển chọn đáp ứng yêu
cầu của Sở và của nhà trường;
(4) Tạo điều kiện để giáo viên được tuyển chọn thích ứng với vị trí
việc làm được phân công.
1.4.3.4. Phân công giáo viên
(1) Cụ thể hóa yêu cầu về đội ngũ giáo viên giảng dạy và chủ
nhiệm, kiêm nhiệm theo nhiệm vụ năm học cho tổ chuyên môn;
(2) Phân tích dự kiến phân công của tổ chuyên môn và thương
thuyết với tổ chuyên môn (nếu cần thiết) nhằm phát triển năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên trong tổ chuyên môn;
(3) Chỉ đạo xếp thời khóa biểu theo phân công chuyên môn đã
thống nhất giữa nhà trường và tổ chuyên môn;
(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ;
(5) Kiểm tra, đánh giá việc biên chế nội bộ đội ngũ giáo viên và
điều chỉnh khi cần thiết.
1.4.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
(1) Xác định danh sách giáo viên cần được đào tạo, đào tạo lại

nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp theo quy hoạch đã phê duyệt;
(2) Chuẩn bị nguồn kinh phí nhất định để đào tạo, đào tạo lại giáo viên;
(3) Động viên giáo viên sắp xếp công việc để đi học theo kế hoạch
đã được phê duyệt;
(4) Gắn việc đánh giá giáo viên với nhiệm vụ được cử đi đào tạo
để đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại của nhà trường;
(5) Tích hợp nhu cầu của xã hội, yêu cầu đổi mới, nhu cầu của nhà
trường và nhu cầu của giáo viên thành nhiệm vụ bồi dưỡng của giáo viên;
(6) Xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động về bồi


11

dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên;
(7) Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn tại tổ chuyên môn do tổ trưởng
chuyên môn & giáo viên hạt nhân phụ trách;
(8) Tổ chức lớp bồi dưỡng, mời chuyên gia về bồi dưỡng tại nhà trường;
(9) Lựa chọn và cử các nhóm giáo viên đi bồi dưỡng thực tế
chuyên môn tại các THPT chất lượng cao;
(10)Chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên;
(11)Chuẩn bị nguồn kinh phí từ ngân sách, xã hội hóa, cá nhân
giáo viên đóng góp để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên;
(12)Kiểm tra, đánh giá, kết hợp với thi đua, khen thưởng về thực
hiện nhiệm vụ bồi dưỡng của giáo viên.
1.4.3.6. Đánh giá đội ngũ giáo viên
(1) Xây dựng Bản đánh giá thực hiện công việc theo Đê án vị trí
việc làm;
(2) Tổ chức đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau;
(3) Trao đổi kết quả đánh giá với giáo viên, tổ trưởng chuyên môn

để giáo viên nhận thấy được ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục;
(4) Rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên theo trình độ;
(5) Công nhận các danh hiệu giáo viên theo năm học, khen thưởng,
khiển trách, đề bạt,...
1.4.3.7. Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên
(1) Tạo môi trường làm việc thân thiện, thuận lợi và sạch sẽ;
(2) Đầu tư, cung cấp phương tiện trang thiết bị dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin để đảm bảo cho giáo viên sử dụng thuận lợi;
(3) Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng theo học kỳ, đợt, năm học;
(4) Giảm bớt các cuộc họp, các yêu cầu hành chính không cần thiết
(sổ sách, hồ sơ...).
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường
THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
1.5.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
(1) Nhận thức về quản lý giáo viên theo hướng phát triển năng lực
nghề nghiệp;
(2) Kinh nghiệm quản lý;
(3) Kỹ năng quản lý giáo viên;
(4) Phong cách lãnh đạo.


12

1.5.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
(1) Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển năng lực nghề
nghiệp, yêu cầu đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
và của ngành GD&ĐT;
(2) Động cơ nghề nghiệp;

(3) Năng lực nghề nghiệp;
(4) Kinh nghiệm dạy học và giáo dục.
1.5.3. Những yếu tố thuộc về môi trường quản lý
(1) Nhóm chế độ chính sách;
(2) Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội;
(3) Nhóm yếu tố môi trường làm việc của nhà trường THPT.
Kết luận chương 1
Chương 2
THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT
TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1. Khái quát về tỉnh Lâm Đồng và giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng
Luận án tập trung phân tích khái quát về tỉnh Lâm Đồng, khái quát
về giáo dục tỉnh Lâm Đồng và đặc điểm giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
2.2.3. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu
Luận án tiến hành khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các
trường THPT trên 717 CBQL và giáo viên (trong đó có 148 CBQL và
569 GV) thuộc 12 trường THPT tỉnh Lâm Đồng. Số lượng các đối tượng
tham gia khảo sát cụ thể:
Bảng 2.2. Mẫu nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên
trường THPT tỉnh Lâm Đồng
TT
Các trường THPT
Trường thuộc địa bàn thuận lợi
1 THPT Bùi Thị Xuân
2 THPT Đơn Dương
3 THPT Lương Thế Vinh
4 THPT Bảo Lộc

Tổng cộng
Trường thuộc địa bàn ít thuận lợi

CBQL

GV

Số lượng

13
11
12
13
49
(33.1%)

74
38
64
46
222
(39.0%)

87
49
76
59
271
(37.8%)



13

5
6
7
8

THPT Nguyễn Du
THPT Lê Hồng Phong
THPT Đạ Tẻh
THCS-THPT Chi Lăng
Tổng cộng

Trường thuộc địa bàn khó khăn
9 THCS - THPT Nguyễn Viết Xuân
10 THPT Lộc Thành
11 THPT Lộc Phát
12 THPT Lộc An
Tổng cộng
Tổng cộng chung

13
13
13
12
51
(34.5%)

55

63
50
34
202
(35.5%)

68
76
63
46
253
(35.3%)

12
11
13
12
48
(32.4%)
148
(100%)

36
29
44
36
145
(25.5%)
569
(100%)


48
40
57
48
193
(26.9%)
717
(100%)

2.2.4. Công cụ nghiên cứu thực trạng
Đề tài tiến hành xây dựng 03 Phiếu khảo sát thực trạng dành cho GV
và CBQL trường THPT tỉnh Lâm Đồng. Nội dung các Phiếu như sau:
(1) Nội dung Phiếu khảo sát về thực trạng phẩm chất và năng lực đội
ngũ giáo viên trường THPT;
(2) Nội dung Phiếu khảo sát về thực trạng Quản lý đội ngũ giáo viên
các trường THPT;
(3) Nội dung Phiếu khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hướng
đến quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT.
2.2.5.
Quy trình khảo sát và xử lý số liệu (từ tháng 01/2014 –
7/2014)
(1) Nghiên cứu lý luận và xây dựng phiếu khảo sát thử (từ tháng
01/2014 – 4/2014)
(2) Khảo sát thử (tháng 04/2014)
(3) Chính xác hóa lại phiếu và khảo sát chính thức (từ tháng
4/2014-6/2014)
(4) Phân tích và xử lý số liệu (từ tháng 4/2014 - 9/2014)
(5) Thang đánh giá



14

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng
2.3.1. Số lượng đội ngũ giáo viên và CBQL
2.3.2.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên
2.3.2.1. Cơ cấu độ tuổi và tuổi nghề
Đội ngũ CBQL và GV trường THPT tỉnh Lâm Đồng có độ tuổi chủ
yếu nằm trong khoảng từ 30 đến 40 tuổi, chiếm 55,9% tổng số đối tượng
khảo sát, thâm niên công tác nằm trong khoảng từ 6 đến 10 năm (61,3%).
2.3.2.2. Cơ cấu giới tính, tôn giáo
Về cơ cấu giới tính, số lượng GV và CBQL là nữ chiếm tỉ lệ cao
hơn (74,9%). Đặc biệt, tại các trường THPT tỉnh Lâm Đồng, đội ngũ
CBQL và GV là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 7,8% (56 GV và
CBQL). Đây là một trong những đặc trưng của giáo dục THPT tại tỉnh
Lâm Đồng.
2.3.2.3. Cơ cấu trình độ chuyên môn
Về trình độ chuyên môn, tất cả giáo viên, CBQL các trường THPT
tỉnh Lâm Đồng đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó, đội ngũ CBQL
có 67,6% đạt chuẩn và 32,4% đạt trên chuẩn. 100% đội ngũ giáo viên
đạt chuẩn trình độ đào tạo.
2.3.2.4. Cơ cấu trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học
Về trình độ ngoại ngữ, còn rất nhiều giáo viên và CBQL chưa sử dụng
thành thạo ngoại ngữ, tỉ lệ GV và CBQL đạt chứng chỉ B và B1 thấp.
Đây là hạn chế cần khắc phục trong đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh
Lâm Đồng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn qua mô
hình Nhà trường kết nối và cập nhật kiến thức chuyên môn hiện nay.
2.3.2.5. Cơ cấu theo năng lực phát triển
Đội ngũ GV và CBQL các trường THPT tỉnh Lâm Đồng tập trung

chủ yếu ở nhóm giáo viên trưởng thành (49.9%) và giáo viên tiềm năng
(31.7%); đội ngũ giáo viên cần cố gắng (9.9%) và giáo viên “hạt nhân”
(8.5%) chiếm tỉ lệ rất ít (<10%).
2.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên
Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng


15

Bảng 2.17. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng
T
T

1
2
3
4
5
6

Chất lượng đội ngũ giáo viên

Mức độ nhận thức
Điểm Độ lệch
TB
chuẩn

Phẩm chất đạo đức, phẩm chất
nghề nghiệp, trách nhiệm công dân

Kiến thức
Năng lực thực hiện hoạt động
dạy học và giáo dục
Năng lực hoạt động xã hội
Năng lực phát triển chuyên môn
Năng lực phát triển nhà trường
Trung bình chung

Mức độ thực hiện

3.067

0.471

0.031

2.875

Độ
Sai
lệch
số
chuẩ
n
0.500 0.033

3.643
3.565

0.515

0.544

0.034
0.035

3.600
3.526

0.486 0.032
0.510 0.033

3.416
2.943
2.959
3.29
2

0.466
0.26
0.142

0.03
0.017
0.009
0.02
8

3.364
2.518
2.927


0.585 0.038
0.499 0.032
0.273 0.018
0.03
0.490 2

0.431

Sai
số

Điểm TB

3.172

Biểu đồ 2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng
Qua bảng 2.17 và biểu đồ 2.1 cho thấy, ba nhóm năng lực nghề
nghiệp gồm: Kiến thức, Năng lực thực hiện hoạt động dạy học và giáo
dục, và Năng lực hoạt động xã hội luôn có số điểm TB mức độ nhận
thức và mức độ thực hiện cao hơn điểm TBC của cả 6 năng lực và phẩm
chất của người giáo viên trường THPT được nghiên cứu. Bên cạnh đó,
đáng chú ý về mặt điểm yếu của bức tranh thực trạng là Năng lực phát
triển chuyên môn chỉ đạt 2.943 điểm ở mức độ nhận thức và 2.518 điểm
ở mức độ thực hiện. Đây là nội dung khảo sát có kết quả đánh giá thấp


16


nhất trong 6 nội dung.
Từ các số liệu thu thập được còn cho thấy, giữa 03 nhóm trường
THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không có sự chênh lệch nhau quá lớn
về năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên. Nhóm trường 01 (thuộc
địa bàn thuận lợi) đạt được mức điểm đánh giá cao hơn nhưng không đáng
kể. Điều này cũng có nghĩa, chất lượng đội ngũ giáo viên giữa các nhóm
trường THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là tương đối đồng đều nhau. Cụ
thể, bảng 2.18 và biểu đồ 2.2 dưới đây sẽ minh chứng rõ điều này:
Bảng 2.18. So sánh ý kiến đánh giá các năng lực và phẩm chất của
đội ngũ giáo viên thuộc 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng
TT

Nhóm trường

1 Nhóm trường 1
2 Nhóm trường 2
3 Nhóm trường 3
Trung bình chung

Mức độ nhận thức

Mức độ thực hiện

Điểm Độ lệch Sai số
TB
chuẩn

Điểm Độ lệch Sai số
TB
chuẩn


3.300 0.438 0.029 3.177 0.492 0.032
3.286 0.427 0.028 3.172 0.490 0.032
3.294 0.431 0.028 3.165 0.490 0.032
3.292 0.431 0.028 3.172 0.490 0.032

Biểu đồ 2.2. So sánh ý kiến đánh giá các năng lực và phẩm chất của
đội ngũ giáo viên thuộc 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng
2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
2.4.2. Thực trạng quy hoạch đội ngũ giáo viên
2.4.3. Thực trạng tuyển chọn đội ngũ giáo viên
2.4.4. Thực trạng phân công đội ngũ giáo viên
2.4.5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
2.4.6. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên


17

2.4.7. Thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên
Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.26. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng
T
T

Năng lực phát triển
chuyên môn

1


Lập kế hoạch phát triển đội
ngũ giáo viên THPT

2 Quy hoạch đội ngũ giáo viên
3 Tuyển chọn đội ngũ giáo viên
4 Phân công giáo viên
5

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên

6 Đánh giá đội ngũ giáo viên
7

Tạo môi trường thuận lợi
cho đội ngũ giáo viên
Trung bình chung

Mức độ nhận thức
Điểm Độ Sai số
TB
lệch
chuẩn
.
.
3.4469
39700 01767
3.282
.

.46119
6
02052
.
3.4059 .47252
02103
3.402
.
.45764
8
02036
.
3.1165 .23561
01048
.
3.1794 .47314
02105
3.022
.
.46491
3
02069
3.282 0.427 0.028

Mức độ thực hiện
Điểm Độ lệch Sai số
TB
chuẩn
3.1838 .43101 .01918
3.0956 .46656 .02076

3.0545 .48998 .02180
3.0899
.
.020687
0
464874
3.1078 .36143 .01608
3.1014 .28455 .01266
2.9718 .32439 .01444
3.079

0.402

0.026

Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường
THPT tỉnh Lâm Đồng
Số liệu bảng 2.26 và biểu đồ 2.3 cho thấy, đội ngũ CBQL và GV
trường THPT tỉnh Lâm Đồng đã nhận thức đúng về tầm quan trọng và
thực hiện tương đối tốt các nội dung quản lý đội ngũ giáo viên (3.282 và
3.079). Trong đó, mức độ nhận thức luôn được đánh giá cao hơn mức độ


18

thực hiện các nội dung quản lý này.
Cụ thể, nội dung “Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
THPT” được đánh giá là quan trọng nhất và thực hiện tốt nhất trong
quá trình quản lý đội ngũ giáo viên (3.4469 và 3.1838 – đều cao nhất
trong 7 nội dung).

Ngược lại, nội dung “Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo
viên”, có điểm TB mức độ nhận thức và mức độ thực hiện kém nhất
trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên (3.0223 và 2.9718 - đều thấp
nhất trong 7 nội dung).
Với độ lệch chuẩn chạy từ 0,23561 đến 0,48998 so với điểm trung
bình của từng nội dung quản lý (2,9718 đến 3,4469) thể hiện mức độ
phân tán của sự phân bố các giá trị trong mẫu là không lớn lắm, vì vậy
các giá trị cho độ tin cậy và chính xác cao.
Kết quả này còn cho thấy sự thống nhất về mặt nhận thức cũng
như thực hiện của các CBQL và GV trường THPT tỉnh Lâm Đồng về
các hoạt động trong quản lý đội ngũ giáo viên. Theo đó, điểm mạnh là
“Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT” và điểm yếu chính là
“Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên”. Trước thực trạng này
cần có những biện pháp cụ thể và phù hợp với từng nhà trường để đội
ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng được quản lý tốt hơn, có cơ
hội phát triển nghề nghiệp nhiều hơn, nỗ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
nhà trường đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện đại trong thời kỳ đổi mới.
So sánh thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên giữa 03 nhóm trường
THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy, các trường nhóm 1 luôn đạt
mức điểm cao hơn so với các trường nhóm 2 và nhóm 3 trong vấn đề
nhận thức về tầm quan trọng và thực hiện các nội dung quản lý đội ngũ
giáo viên. Bảng 2.27 và biểu đồ 2.4 dưới đây thể hiện rõ thực trạng này:
Bảng 2.27. So sánh thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên giữa 03
nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng
TT

Nhóm trường

1 Nhóm trường 1
2 Nhóm trường 2

3 Nhóm trường 3

Mức độ nhận thức
Điểm Độ lệch Sai số
TB
chuẩn
3.313 0.427 0.028
3.285 0.431 0.028
3.258 0.429 0.028

Mức độ thực hiện
Điểm Độ lệch Sai số
TB
chuẩn
3.094 0.411 0.027
3.081 0.405 0.026
3.064 0.400 0.026


19
Trung bình chung

3.282

0.427

0.028

3.079


0.402

0.026

Biểu đồ 2.4. So sánh thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên giữa 03
nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên
trường THPT tỉnh Lâm Đồng
Bức tranh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên
THPT tỉnh Lâm Đồng là khá rõ nét, trong đó, nhóm các yếu tố thuộc về
chủ thể quản lý vẫn có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất, nhóm yếu tố thuộc
về đối tượng quản lý và môi trường quản lý có mức độ ảnh hưởng thấp
hơn và tương đương nhau. Thực trạng này được thể hiện trực quan trong
bảng 2.31. và biểu đồ 2.5 dưới đây:
Bảng 2.31. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ
giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng
TT
1
2
3

Các nhóm yếu tố
Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý
Điểm TB chung

Điểm
TB
2.8911

2.8632
2.8711
2.875

Độ
lệch
chuẩn
.16894
.14194
.12695
0.146

Sai số

.00752
.00632
.00565
0.006

Biểu đồ 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ


20

giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng
2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình
Luận án lựa chọn 03 trường THPT đại diện cho 3 địa bàn khảo sát
gồm: trường THPT Bảo Lộc, trường THPT Đạ Tẻh và trường THPT
Lộc Phát để phác họa bức tranh thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên
trường THPT tỉnh Lâm Đồng.

Kết luận chương 2
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp: Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và Kế hoạch thực hiện chương trình
hành động số 74-CTr/TU ngày 11/2/2014 của tỉnh ủy Lâm Đồng
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển;
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi;
- Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa mục tiêu, vấn đề và
biện pháp.
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.1. Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường
THPT phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và thực tiễn
của tỉnh Lâm Đồng
3.2.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên theo Đề án vị trí việc làm
của trường THPT phù hợp với đặc điểm vùng miền của tỉnh Lâm Đồng
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo
viên tạo lợi thế cạnh tranh cho trường THPT
3.2.4. Hoàn thiện chế độ chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho
giáo viên trường THPT
3.2.5. Đánh giá gắn với thu hút, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo
viên trường THPT


21


3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp
3.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý đội ngũ giáo
viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
được đề xuất
3.4.1. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm
biện pháp đã đề xuất
3.4.1.1. Tổ chức khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đã đề xuất
(1) Mục đích
(2) Đối tượng khảo nghiệm
(3) Nội dung khảo nghiệm
(4) Xử lý kết quả khảo nghiệm
3.4.1.2. Kết quả trưng cầu ý kiên
(1) Về tính cấp thiết của các nhóm biện pháp
(2) Về tính khả thi của các nhóm biện pháp

Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng
trong bối cảnh đổi mới giáo dục
3.4.2. Thực nghiệm biện pháp quản lý đã đề xuất
Tên biện pháp thực nghiệm: “Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng
lực nghề nghiệp cho giáo viên tạo lợi thế cạnh tranh cho trường
THPT”.
- Tổ chức thực nghiệm: Mục đích, Giả thuyết, Mẫu, Địa bàn, Các
giai đoạn, Phương pháp đánh giá, Tiêu chí và Thang đánh giá
thực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm:



22

(1) Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học chung cho toàn trường;
(2) Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trường THPT năng lực thiết
kế tình huống dạy học và giáo dục theo hướng phân hóa người học;
(3) Xây dựng văn hóa đọc cho giáo viên trường THPT;
(4) Khuyến khích giáo viên chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm đổi
mới phương pháp dạy học với đồng nghiệp;
(5) Phát triển kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục
cho giáo viên trường THPT.
- Kết quả thực nghiệm
(1) Đánh giá về kết quả bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà trường THPT
(2) Kết quả đánh giá lợi thế cạnh tranh của Nhà trường trước và
sau thực nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

1. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT là quá trình Hiệu
trưởng xây dựng hệ thống biện pháp quy hoạch, tuyển dụng, phân công,
đào tạo và bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá, tạo môi trường thuận lợi
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao lợi thế cạnh
tranh của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp bao gồm 07 nội dung: Lập kế hoạch phát triển đội
ngũ giáo viên; Quy hoạch đội ngũ giáo viên; Tuyển chọn đội ngũ giáo
viên; Phân công giáo viên; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Đánh
giá đội ngũ giáo viên; Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông gồm yếu tố thuộc về chủ
thể quản lý, yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và yếu tố thuộc về môi
trường quản lý.
3. Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT
tỉnh Lâm Đồng đã xác định được hai vấn đề cần giải quyết, đó là đội ngũ
giáo viên trường THPT có cơ cấu tuổi nghề và tuổi đời khá trẻ, đặc biệt
cơ cấu theo năng lực phát triển chưa cân đối; số giáo viên hạt nhân ít


23

làm hạn chế đến chất lượng dạy học và phát triển của các trường.
4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm
Đồng đang tồn tại hai vấn đề, đó là Năng lực phát triển chuyên môn và
Năng lực phát triển nhà trường của giáo viên còn chưa được quan tâm và
thể hiện tốt, ảnh hưởng đến việc tăng khả năng cạnh tranh và phát triển
thương hiệu của giáo viên và của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả quản lý chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ người Hiệu trưởng so với
nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và môi trường quản lý.
5. Các biện quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm
Đồng được xác định theo tiếp cận QLNNL nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của nhà trường, vì thế, có khả năng tác động vào cả số lượng, cơ
cấu và chất lượng của đội ngũ giáo viên trường THPT, bao gồm tập hợp
năm biện pháp: (1) Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên
trường THPT phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và thực
tiễn của tỉnh Lâm Đồng; (2) Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên theo
đề án vị trí việc làm của trường THPT phù hợp với đặc điểm vùng miền
của tỉnh Lâm Đồng; (3) Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên tạo lợi thế cạnh tranh cho trường THPT; (4) Hoàn

thiện chế độ chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên trường
THPT phát triển năng lực nghề nghiệp; (5) Đánh giá gắn với thu hút,
tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên trường THPT.
Kết quả trưng cầu ý kiến các chủ thể có liên quan đến quản lý đội
ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng đã khẳng định các biện pháp
có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định biện pháp quản lý được thực
nghiệm quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng được đề
xuất có tác dụng tích cực và có khả năng để triển khai trong thực tiễn.
KIẾN NGHỊ

1. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên trường THPT giai đoạn
2016 -2020 và định hướng đến năm 2025. Tham mưu, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện đúng quy hoạch đúng lộ trình.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của tỉnh
phù hợp với nhu cầu của các trường THPT.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về quản lý


×