Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Vấn đề công nhận và can thiệp trong luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 30 trang )

Vấn đề công nhận và can thiệp trong
Luật quốc tế
Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền


I. Vấn đề công nhận trong LQT
1. Khái niệm công nhận trong luật quốc tế

2. Thể loại công nhận

3. Hình thức công nhận

4. Phương pháp công nhận

5. Hệ quả pháp lý của sự công nhận


1. Khái niệm công nhận

Công nhận trong luật quốc tế là hành vi chính trị pháp lý, dựa trên ý chí
độc lập của quốc gia công nhận nhằm thể hiện thái độ của mình đối với
đường lối, chính sách, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của bên được
công nhận và thông qua đó xác lập những quan hệ quốc tế bình thường
với bên được công nhận.


Đặc điểm của sự công nhận

Công nhận là quyền của quốc gia
Công nhận là sự thể hiện thái độ chính trị của bên công nhận với bên
được công nhận


Mục đích của công nhận là để thiết lập các quan hệ quốc tế


2. Các thể loại công nhận

Công nhận quốc gia mới
Công nhận chính phủ mới
Các thể loại công nhận khác


Công nhận quốc gia mới


Công nhận quốc gia mới là công nhận chủ thể mới trong luật
quốc tế



Công nhận quốc gia mới đặt ra khi:



- Có sự phân chia lãnh thổ



- Có sự hợp nhất lãnh thổ


Công nhận chính phủ mới


Công nhận chính phủ mới là công nhận người đại diện mới của quốc
gia trong quan hệ quốc tế
Phân biệt chính phủ Dejure với chính phủ Defacto
Công nhận chính phủ mới chỉ đặt ra với các chính phủ Defacto


Điều kiện công nhận chính phủ Defacto



Đủ năng lực để duy trì và thể hiện quyền lực quốc gia trong một
thời gian dài.



Được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.



Có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia
một cách độc lập



Tự quản lý mọi công việc của đất nước.


Các thể loại công nhận khác




Công nhận dân tộc đang đấu tranh giành độc lập



Công nhận chính phủ lưu vong,



Công nhận các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa


3. Hình thức công nhận

Công nhận Dejure
Công nhận Defacto
Công nhận Adhoc


Công nhận Dejure

Công nhận Dejure là hình thức công nhận chính thức, đầy đủ, toàn
diện
Kết quả của công nhận Dejure: hai bên sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao
với nhau


Công nhận Defacto


Công nhận Defacto là hình thức công nhận chính thức nhưng không
đầy đủ toàn diện
Kết quả: hai bên sẽ thiết lập các quan hệ hạn chế với nhau. VD: quan
hệ lãnh sự


Công nhận Adhoc



Công nhận Adhoc là hình thức công nhận đặc biệt chỉ phát sinh
trong một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công việc
cụ thể không mang tính chính thức



Mối quan hệ giữa bên công nhận và bên được công nhận sẽ
chấm dứt khi công việc chung của cả hai bên được giải quyết.


4. Phương pháp công nhận

Là cách thức bên công nhận thể hiện sự công nhận của mình với bên
được công nhận. Bao gồm 2 phương pháp:
- Công nhận minh thị
- Công nhận mặc thị


Công nhận minh thị


Công nhận minh thị được thể hiện rõ ràng, minh bạch thông qua các hành vi cụ thể

Các phương pháp phổ biến:

- Gửi công hàm hoặc Tuyên bố công nhận công khai

- Cử phái đoàn thăm viếng lẫn nhau

- Ký kết điều ước quốc tế với nhau

...


Công nhận mặc thị

Công nhận mặc thị là sự công nhận kín đáo, không thể hiện rõ ràng
thông qua hành vi cụ thể nào, theo cách thức "im lặng không phản
đối"
Công nhận mặc thị là sự thể hiện thái độ thận trọng của bên công
nhận với bên được công nhận


5. Hệ quả pháp lý của sự công nhận




Khẳng định quy chế pháp lý của bên được công nhận
Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia một cách tích cực vào
quan hệ quốc tế




Mở đường cho việc thiết lập các quan hệ nhiều mặt giữa bên công nhận
và bên được công nhận


Lưu ý

Công nhận không phải là điều kiện cấu thành nên một quốc gia


II. Vấn đề can thiệp trong Luật Quốc tế

1. Khái niệm can thiệp trong luật quốc tế

2. Tính hợp pháp của hành vi can thiệp trong luật quốc tế

3. Các hình thức can thiệp trong luật quốc tế

4. Hệ quả pháp lý của hành vi can thiệp trong luật quốc tế

5. Thực tiễn can thiệp trong quan hệ quốc tế


1. Khái niệm can thiệp trong luật quốc tế

Nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác (Khoản 7, Điều 2
Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970)
Trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này:

- Khi có xung đột vũ trang nội bộ đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 39 Hiến
chương LHQ)
- Khi có hành vi xâm phạm các quyền con người cơ bản được luật quốc tế bảo vệ


Định nghĩa Can thiệp

Can thiệp trong LQT là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia nhằm mục đích khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế hoặc
ngăn chặn, trừng trị các tội các diệt chủng, các hành vi vi phạm quyền
con người trên quy mô lớn và các thảm họa nhân đạo khác trên cơ sở
quyết định của Hội đồng bảo an LHQ.


2. Tính hợp pháp của hoạt động can thiệp

Can thiệp phải vì mục đích nhân đạo, bảo vệ quyền con người, bảo vệ hoà bình và an
ninh quốc tế

Hoạt động can thiệp sẽ được thực hiện khi quốc gia nơi xảy ra hành vi vi phạm không
muốn hoặc không thể chấm dứt tình trạng này.

Hoạt động can thiệp chỉ được tiến hành khi các biện pháp về ngoại giao, chính trị, kinh
tế… của cộng đồng quốc tế không đạt hiệu quả.

Hoạt động can thiệp chỉ được tiến hành dưới thẩm quyền của LHQ, trong đó trước hết là
của HĐBA.


3. Các hình thức can thiệp trong LQT


Can thiệp phi quân sự: Điều 41 Hiến chương LHQ

Can thiệp quân sự: Điều 42 Hiến chương LHQ


Can thiệp phi quân sự
Cắt đứt một phần hoặc toàn bộ quan hệ ngoại giao, cắt đứt giao thông liên lạc như:
cấm vận hàng hải, hàng không, kinh tế...

Bị áp đặt các biện pháp hạn chế chủ quyền

Khai trừ khỏi các tổ chức quốc tế


Can thiệp quân sự

Trừng phạt vũ trang: triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ,áp dụng mọi
hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho
việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế

Chiếm đóng một phần lãnh thổ

Hạn chế quyền có lực lượng vũ trang

Áp đặt chế độ kiểm soát quốc tế


×