Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Năng lực công chức văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh vĩnh phúc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.84 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ KHANH

NĂNG LỰC CƠNG CHỨC VĂN PHÕNG – THỐNG KÊ
CÁC XÃ MIỀN NÖI TỈNH VĨNH PHÖC

Chuyên ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2016


Luận văn được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG NGỌC

Phản biện 1:

TS. CHU XUÂN KHÁNH

Phản biện 2:

TS. TẠ NGỌC HẢI


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính
Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp ..... nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 phút ngày 18 tháng 01 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở
rộng giao lưu với các nước trên thế giới thì vấn đề năng lực của cơng
chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng, đặc biệt là cơng chức ở
các xã miền núi đang rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Cải cách hành chính đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay ở tất cả
các cấp, các ngành, cơng chức Văn phịng - thống kê là một mắt xích
quan trọng trong cải cách hành chính ở cấp xã. Song trong những năm
gần đây qua thực tiễn công việc, năng lực của cơng chức Văn phịng –
thống kê ở các xã miền núi vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Từ những lý do đó tơi đã chọn đề tài “Năng lực cơng chức Văn
phịng – thống kê các xã miền núi trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu, luận án,
luận văn đề cập đến vấn đề về xây dựng đội ngũ CB, CC và nâng cao
năng lực, chất lượng đội ngũ CB, CC ở nước ta như:
Tác giả Vũ Thúy Hiền: “Xác định năng lực của công chức cấp xã
trong thực thi công vụ”, Tạp chí tổ chức Nhà nước (2016).

Luận văn Thạc sĩ Lý Thị Kim Bình: “ Nâng cao năng lực thực thi
công vụ của cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Tun Quang”, 2011.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đây đã mở ra nhiều
hướng nghiên cứu khá phong phú về cải cách hành chính và yêu cầu
nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhưng đến
nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về năng lực cơng chức Văn phịng
– thống kê các xã miền núi trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc

1


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực công chức và thực
trạng năng lực công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh
Vĩnh Phúc. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc để
đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận năng lực cơng chức nói chung, năng lực
cơng chức Văn phịng – thống kê nói riêng.
- Phân tích thực trạng vấn đề năng lực cơng chức Văn phòng –
thống kê ở các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cơng chức
Văn phịng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc..
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực của cơng chức Văn phịng thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khách thể nghiên cứu: công chức Văn phòng – thống kê các xã
miền núi tỉnh Vĩnh phúc.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng cơng chức Văn phịng –
thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2013 – 2015. Do
giai đoạn này Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ
trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc được ban hành và có hiệu lực, đã
xác định tỉnh Vĩnh Phúc có 37/137 xã là xã miền núi.
- Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu cơng chức Văn phịng –
thống kê 37 xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
2


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Dựa vào hệ thống tri thức, kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao
năng lực và kiện toàn chất lượng của cán bộ, công chức.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; phương
pháp quan sát, mạn đàm; thu thập số liệu, thông tin thông qua hệ
thống các văn bản, báo cáo tổng kết và phương pháp chuyên gia;
phương pháp điều tra xã hội học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề về lý
luận năng lực công chức Văn phòng – thống kê cấp xã.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần làm rõ thực trạng năng
lực cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi. Trên cơ sở đó
đề xuất những biện pháp xây dựng cơng chức Văn phịng – thống kê
cấp xã.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 03 chương:

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN
PHỊNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ
1.1. Cơng chức cấp xã và cơng chức Văn phịng – thống kê cấp xã.
1.1.1. Khái niệm công chức, công chức cấp xã và công chức Văn
phịng – thống kê cấp xã
“Cơng chức” là một cụm từ thường được nhắc tới trong bộ máy
hành chính ở các cấp từ trung ương đến cơ sở, đó là mắt khâu không
thể thiếu được trong bộ máy của nền hành chính quốc gia, nó gắn liền
với sự hình thành phát triển của Nhà nước và không ngừng được hoàn
thiện, bổ sung qua các thời kỳ khác nhau.
Tại điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 qui định: “Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì
lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo

quy định của pháp luật”.
Tương tự như vậy có thể rút ra khái niệm “công chức cấp xã là
công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
4


nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước” [20].
Về chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND xã cũng được
xác định tại điểm 2 Điều 3 Chương II Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính Phủ qui định gồm: “Trưởng Cơng an; Chỉ
huy trưởng qn sự; Văn phịng – thống kê; Địa chính; Xây dựng – đơ
thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính-nơng
nghiệp, xây dựng và mơi trường (đối với xã); Tài chính – kế tốn; Tư
pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội”.
Như vậy cơng chức Văn phịng – thống kê là những người nằm
trong bộ máy quản lý hành chính đó và là một trong các chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã trực tiếp quản lý.
1.1.2. Tiêu chuẩn cơng chức Văn phịng – thống kê cấp xã
Tiêu chuẩn công chức bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn
riêng.
* Tiêu chuẩn chung đối với công chức cấp xã
Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính
Phủ, thuộc Chương II ( tại khoản 1, điều 3 quy định tiêu chuẩn chung
của công chức xã phường, thị trấn ).
* Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã, công chức Văn
phòng – thống kê cấp xã.
Tại khoản 1, điều 2, mục 1 Chương 1; Thông tư số: 06/2012/TTBNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn cụ thể
của công chức xã, phường, thị trấn .
Quy định cụ thể với cơng chức Văn phịng-thống kê như sau:

+ Độ tuổi không quá 35 khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông với khu vực đồng bằng
và đô thị, tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên với khu vực miền núi.
5


+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi
dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung
cấp văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp hành chính, trung cấp luật trở lên.
Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu
được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên
môn trên.
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơng chức Văn phịng – thống kê
cấp xã
Theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn cơng tác Văn
phịng – thống kê ở các xã hiện nay, cơng chức Văn phịng – thống kê
cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
+ Giúp UBND cấp xã xây dựng chương trình cơng tác, lịch làm
việc
+ Giúp UBND xã dự thảo và trình cấp có thẩm quyền; làm báo
cáo gửi lên cấp trên.
+ Giúp HĐND tổ chức kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp
khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND và UBND
hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
+ Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu
trữ, biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng
cán bộ, công chức cấp xã.
+ Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở cấp xã.
+ Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại

biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật và công tác được giao.
1.1.4. Đặc trưng của công chức Văn phịng – thống kê các xã ở
miền núi
Cơng chức Văn phịng – thơng kê là lực lượng hoạt động chun
6


môn tương đối độc lập.
Việc thực thi công vụ của cơng chức nói chung, cơng chức Văn
phịng – thống kê nói riêng địi hỏi phải tn thủ nghiêm các quy định
của pháp luật.
Đặc thù hoạt động của công chức Văn phòng – thống kê ở địa bàn
các xã miền núi thường gặp phải khó khăn trong việc đi cơ sở nắm
tình hình, việc tiếp xúc với dân khơng thuần nhất và thuận lợi như các
xã đồng bằng .
Hầu hết công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi đều là
người địa phương nên có sự am hiểu, gắn bó mật thiết với người dân.
Trình độ chun mơn, năng lực của cơng chức Văn phịng – thống
kê các xã miền núi chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chủ yếu
vẫn là trình độ trung cấp, một số ít là sơ cấp và chưa qua đào tạo.
1.2. Năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê cấp xã
1.2.1. Khái niệm năng lực
Có nhiều quan điểm và các tiếp cận năng lực, nhưng về cơ bản:
Năng lực là sự kết hợp đồng thời kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo và
thái độ, hành vi cần thiết của cá nhân hoặc tổ chức để đáp ứng yêu
cầu của công việc và đảm bảo cho công việc đạt kết quả cao.
1.2.2. Năng lực công chức
Năng lực công chức là sự kết hợp đồng thời giữa kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp của người công chức được sử dụng
trong thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định

của pháp luật nhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và
phát triển đất nước, phục vụ nhân dân.
1.2.3. Năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê
1.2.3.1. Khái niệm năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê
7


Năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê là sự kết hợp đồng thời
giữa kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo; thái độ nghề nghiệp của người cơng
chức Văn phịng – thống kê được sử dụng trong thực thi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo cho hoạt động thực thi công vụ được diễn ra nhanh chóng, kịp thời,
chính xác, đúng quy định, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước của
chính quyền xã.
1.2.3.2. u cầu về năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê
Cơng chức Văn phịng – thống kê tập trung ở hai nhóm cơng việc
chính đó là nhóm các hoạt động về cơng tác Văn phịng và nhóm các
hoạt động về cơng tác thống kê.
Đối với các hoạt động thuộc nhóm văn phịng:
Địi hỏi ngồi năng lực chung, cơng chức Văn phịng – thống kê
phải có năng lực chuyên sâu như:
Năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc giúp UBND
theo dõi, triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Năng lực theo dõi tổng hợp tình hình, nắm kết quả, tham mưu kịp
thời cho công tác chỉ đạo, điều hành và dự thảo báo cáo văn bản trình
cấp có thẩm quyền.
Năng lực giúp UBND, HĐND về cơng tác nghiệp vụ thi đua –
khen thưởng, bầu cử và tổ chức đảm bảo cơ sở vật chất tiến hành các
hội nghị theo định kỳ.

Năng lực giải quyết giấy tờ, đơn thư theo cơ chế một cửa và công
tác quản lý lưu trữ, giấy tờ công văn
Đối với hoạt động thống kê:
Địi hỏi ở cơng chức Văn phịng – thống kê năng lực thu thập,
tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, hệ thống bảng biểu chính xác, tỉ mỉ,
khoa học. Hệ thống bảng biểu, mẫu biểu trình bày phải khoa học, diễn
8


giải, xử lý các số liệu có tính logic, sáng tạo và sát với tình hình của
địa phương. Cơng việc thống kê địi hỏi ở người cơng chức kiến thức,
kỹ năng, phương pháp hết sức chặt chẽ, có chun mơn sâu thì mới
đạt được kết quả thống kê chuẩn xác nhất.
1.2.4. Những dấu hiệu biểu hiện của năng lực
- Sự nhanh chậm trong việc tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức và
thông tin
- Khả năng chọn lọc thông tin
- Khả năng vận dụng vào thực tiễn các thông tin đã chọn lọc
- Kỹ năng kỹ xảo trong thao tác nghề nghiệp
- So sánh hiệu quả tương quan về thời gian, số, chất lượng sản
phẩm được làm ra
- Khả năng thích nghi với sự thay đổi
Những dấu hiệu trên có quan hệ biện chứng với nhau và được bộc
lộ thông qua kết quả hoạt động của cá nhân trong các hoàn cảnh, điều
kiện, tính chất cơng việc khác nhau.
1.3. Yếu tố chủ quan quyết định năng lực cơng chức Văn phịng –
thống kê
1.3.1. Kiến thức
Là tồn bộ những thơng tin, những biểu tượng, kinh nghiệm về
các đối tượng sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan được con

người lĩnh hội.
Kiến thức là tiền đề hết sức quan trọng giúp con người nhận thức
thế giới khách quan để tự cải tạo mình, cải tạo xã hội.
13.2. Kỹ xảo, kỹ năng
* Kỹ xảo
Là hoạt động đã được tự động hóa thực hiện một cách nhanh
chóng, chính xác dễ dàng và đạt chất lượng cao.
9


* Kỹ năng
Là sự áp dụng đúng đắn sáng tạo các kiến thức, kỹ xảo vào trong
hoạt động cá nhân phù hợp với sự biến đổi hoàn cảnh thực tế.
1.3.3. Thái độ chủ thể
Khi đề cập đến thái độ người ta muốn quan tâm đến sự hoàn thiện
của nhân cách người cán bộ, công chức đến mức nào? Thái độ thiên về
khả năng ứng xử, giao tiếp thể thiện bản lĩnh, tính văn hóa, tính nhân văn
của người cơng chức trước hồn cảnh, cơng việc, mơi trường cơng tác.
1.4. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới năng lực công chức Văn
phịng – thống kê cấp xã.
1.4.1. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
Khâu đào tạo bồi dưỡng rất quan trọng vì kiến thức và năng lực
khơng phải là những thành tố bất biến mà nó ln vận động phát triển
theo sự phát triển của xã hội của ngành nghề.
1.4.2. Chế độ chính sách đối với cơng chức Văn phịng – thống kê
cấp xã
Bất kỳ một công dân nào trong biên chế tổ chức của Nhà nước
đều phải nghĩ đến chế độ đảm bảo lương và các chính sách bảo đảm
khác, đây chính là điều kiện vật chất đảm bảo cho họ n tâm cơng
tác, gắn bó với nghề nghiệp. Đối với công chức cấp xã điều này càng

trở nên quan trọng
1.4.3. Yếu tố sử dụng, quản lý công chức
Hơn lúc nào hết công tác sử dụng, quản lý con người luôn được coi là
vấn đề thời sự, đặt lên hàng đầu; Bởi lẽ có hiểu được con người, nắm bắt
được con người mới sử dụng đúng việc và phát huy được năng lực của họ,
xã hội càng phát triển thì khoa học quản lý về con người càng cao.
1.4.4.Yếu tố điều kiện và môi trường hoạt động
Điều kiện môi trường tốt có tác dụng hấp dẫn gắn bó người lao
10


động với cơ quan công sở, ngược lại nơi làm việc xuống cấp mất cảm
tình, tạo ra tâm lý tạm bợ, hời hợt không nghiêm túc đối với công việc.
1.4.5. Sự tác động qua lại của các cơ quan chuyên mơn ngành dọc
Để có những dữ liệu đủ độ tin cậy và bài học rút ra ngay từ lĩnh
vực chuyên mơn của mình lại phải thơng qua đội ngũ chun môn
ngành dọc mới thực sự bù đắp cho số công chức Văn phịng – thống
kê các xã miền núi có cơ hội tích lũy và chuyển hóa nhanh về chất đáp
ứng kịp thời cho công việc ở cơ sở.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trọng tâm của chương I tập trung làm rõ vấn đề năng lực, năng
lực cơng chức nói chung, cơng chức Văn phịng – thống kê nói riêng.
Giải quyết tốt hơn nội dung, lý luận của chương 1 cũng chính là tiền
đề để giải quyết các chương tiếp sau

Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC
CÔNG CHỨC VĂN PHÕNG – THỐNG KÊ CÁC XÃ
MIỀN NÖI THUỘC TỈNH VĨNH PHÖC
2.1. Tổng quan một số nét căn bản về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội các xã miền núi và ảnh hƣởng đến năng lực cơng chức Văn

phịng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội
2.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội
đến năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi tỉnh
Vĩnh Phúc
11


2.2. Tình hình cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số lượng xã miền núi của Vĩnh Phúc
Căn cứ vào Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc. Vĩnh Phúc có 37/137 xã được xác
định là xã miền núi thuộc 06/9 đơn vị hành chính trong tỉnh.
- Theo số liệu báo cáo tổng hợp được từ sở Nội vụ tỉnh Vĩnh phúc
thì số lượng cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi tính đến
tháng 06/2015 hiện có là 69 người trong đó tỷ lệ Đảng viên chiếm 2/3.
2.2.1. Trình độ chung
2.2.2. Nhận xét chung về số, chất lượng cơng chức Văn phịng –
thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc
2.3.1. Nhóm năng lực thuộc hoạt động Văn phòng
2.3.1.1. Năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc giúp
UBND theo dõi, triển khai thực hiện nhiệm vụ
Căn cứ vào phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với cán bộ UBND,
HĐND đều có chung nhận định khoảng 57% đạt ở mức tốt; 31% chấp
nhận được; 12% cịn hạn chế. Thơng qua các câu hỏi kiểm tra về năng lực
và các thao tác tư duy nắm thông tin, chọn lọc thông tin vận dụng vào công
việc cụ thể như xây dựng kế hoạch, văn bản các thông số thu được gần sát
với nhận định đánh giá của lãnh đạo UBND và HĐND. Phiếu đánh giá
này cho thấy khoảng 47% nhận thức, tổng hợp nhanh; 39% ở mức trung

bình và 14% mức bình thường. Qua các số liệu điều tra trên đây thấy rằng
số công chức nắm vấn đề nhanh hồn thành tốt cơng việc đều là những
cơng chức được chọn lọc, có thời gian làm quen với cơng việc nhiều năm;
số đạt mức trung bình cịn lệ thuộc nhiều vào văn bản, ít tính sáng tạo trong
vận dụng; số công chức hạn chế trong công việc chủ yếu do nhận thức
chậm, năng lực khái quát và cụ thể hóa vấn đề cịn nhiều hạn chế, cá biệt
12


có 1-2 đồng chí thuộc dân tộc thiểu số nên mức độ giao tiếp nắm vấn đề
và kỹ năng xây dựng văn bản gặp khó khăn
Biểu đồ 2.1. Đánh giá năng lực xây dựng kế
hoạch, chương trình làm việc

Tỷ lệ %

60
50
40
30
20
10
0

Đánh giá của Lãnh
đạo HĐND, UBND

Công chức VP-TK tự
đánh giá


Mức tốt

57

47

Chấp nhận được

31

39

Còn hạn chế

12

14

2.3.1.2 . Năng lực theo dõi tổng hợp tình hình, nắm kết quả, tham mưu
kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành và dự thảo báo cáo văn bản
trình cấp có thẩm quyền.
Qua nắm tình hình thực tế chúng tơi được biết ngồi việc theo
dõi nắm tình hình lập văn bản báo cáo theo định kỳ đội ngũ cơng chức
các xã miền núi cịn thường xuyên phải thâm nhập cơ sở kiểm tra kết
quả công việc, so sánh văn bản với thực tế để điều chỉnh bổ sung. Gặp
gỡ trao đổi trực tiếp với lãnh đạo UBND và HĐND được biết trách
nhiệm làm việc và khả năng tổng hợp báo cáo của đội ngũ công chức
Văn phịng – thống kê khá tốt. Riêng số cơng chức hoàn thành tốt đạt
69%, số hoàn thành 27%, số yếu 4%. Căn cứ vào các chỉ số của phiếu
đánh giá năng lực qua các thao tác chuyên môn cho thấy: số có khả

năng thao tác chun mơn đạt 65%, số trung bình 29%, số yếu 6%.
Qua các số liệu trên xét thấy số cơng chức có khả năng tổng hợp, chọn
lọc, lập báo cáo đều là những đồng chí có năng lực xử lý văn bản
tương đối thành thạo ở trình độ kỹ năng. Số ở mức trung bình hầu hết
13


ở mức độ làm quen với các thao tác văn bản theo lối tư duy thuộc bài,
ít sáng tạo, số hạn chế chủ yếu do năng lực tổng hợp và thao tác
chun mơn hạn chế trong đó có một phần do trách nhiệm
Biểu 2.2. Đánh giá năng lực theo dõi tình hình, nắm
kết quả tham mưu cho lãnh đạo HĐND, UBND

Tỷ lệ %

80
70
60
50
40
30
20
10
0

Đánh giá của
Lãnh đạo
HĐND, UBND

Công chức VP-TK

tự đánh giá

Hoàn thành tốt

69

65

Hoàn thành

27

29

Yếu

4

6

2.3.1.3. Năng lực giúp UBND, HĐND về công tác nghiệp vụ thi đua –
khen thưởng, bầu cử và tổ chức đảm bảo cơ sở vật chất tiến hành các
hội nghị theo định kỳ.
Tổng hợp ý kiến phản ánh của lãnh đạo UBND, HĐND về trách
nhiệm và năng lực tiến hành công việc các hoạt động trên đây của
cơng chức Văn phịng – thống kê chúng tơi nhận được đánh giá tương
đối sát nhau của các xã: mức tốt 78%; mức trung bình 19%; mức yếu
3%. So sánh với chỉ số điều tra bằng định lượng thời gian để đánh giá
năng lực cho thấy: mức tốt 76%, mức trung bình 19%, mức yếu 5%.
Qua kết quả khảo sát trên đây tìm hiểu ngun nhân thực tế chúng

tơi được biết số cơng chức Văn phịng – thống kê đạt mức tốt hầu hết
là các cơng chức có kinh nghiệm, kỹ năng xử lý và thao tác nhanh
nhẹn, hoạt bát đặc biệt là kỹ năng hiểu và kỹ xảo thành thạo, nghiệp
vụ cao, thái độ trách nhiệm tốt; số công chức ở mức trung bình do một
số mới chưa quen việc chưa hình dung hết các đầu việc xử lý chậm,
14


một số do chủ quan và bộc lộ sự trông chờ, ỷ lại; số công chức ở mức
yếu một phần do thái độ trách nhiệm, một phần do không hiểu được
cơng việc, dấu dốt tìm cách né tránh.
Biểu 2.3. Biểu đánh giá năng lực giúp
HĐND, UBND về công tác nghiệp vụ thi
đua, khen thƣởng; bầu cử và tiến hành hội
nghị

Tỷ lệ %

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Đánh giá của Lãnh

đạo HĐND, UBND

Công chức VP-TK
tự đánh giá

Tốt

78

76

Trung bình

19

19

Yếu

3

5

2.3.1.4. Năng lực giải quyết giấy tờ, đơn thư theo cơ chế một cửa và
công tác quản lý lưu trữ, giấy tờ công văn
Đánh giá về mức độ thành thạo các kỹ năng giải quyết công việc
của công chức Văn phòng – thống kê cấp xã: mức tốt: 32%; mức trung
bình là 45%; cịn hạn chế là 23%. Căn cứ vào các chỉ số của phiếu
đánh giá năng lực qua vận dụng các thông tin đã chọn lọc vào giải
quyết tình huống thực tiễn: mức rất thành thạo: 31%; mức thành thạo:

42%; gặp khó khăn: 27%.
Số cơng chức cịn hạn chế là do chưa có kiến thức, kỹ năng về
văn thư – lưu trữ, cùng với đó là tinh thần thái độ làm việc chưa cao.
Do đó cần phải đào tạo, bồi dưỡng thêm về kiến thức cũng như quán
triệt về tinh thần, thái độ trong công tác văn thư – lưu trữ về tầm quan
trọng của công tác này.

15


Tỷ lệ %

Biểu đồ 2.4. Đánh giá năng lực giải quyết giấy tờ, đơn, thƣ khiếu nại tố cáo, công
tác quản lý giấy tờ, công văn

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

Đánh giá của Lãnh đạo HĐND,
UBND


Cơng chức VP-TK tự đánh giá

Mức tốt

32

31

Trung bình

45

42

Hạn chế

23

27

2.3.2. Nhóm năng lực thuộc hoạt động thống kê
Tổng hợp phân tích điều tra riêng về công tác thống kê phản ánh
khá rõ: mức tốt chỉ đạt 27%; mức trung bình 41%; mức hạn chế chiếm
32%. Qua số liệu điều tra trên cho thấy một thực tế khách quan về số
lượng công chức được đào tạo về công tác thống kê ở các xã này cịn
q ít, thiếu cân đối trong sắp xếp lực lượng chuyên môn. Mặt chủ
quan cần chỉ rõ đó là năng lực thực thi các mặt cơng tác thống kê chưa
cao, khả năng thích nghi với sự thay đổi công việc hàng ngày chậm;
số công chức khi làm quen với công việc nhanh chỉ đạt 32%; 35% ở
mức bình thường; 33% ở mức chậm.

Biểu 2.5. Đánh giá năng lực cơng chức Văn phịng thống kê trong cơng tác thống kê
Tỷ lệ %

50
40
30
20
10
0

Đánh giá của lãnh
đạo HĐND, UBND

Công chức VP-TK tự
đánh giá

Mức tốt

27

32

Mức trung bình

41

35

Hạn chế


32

33

16


2.4. Nhận xét chung về cơng chức Văn phịng – thống kê các xã
miền núi Vĩnh Phúc
2.4.1. Điểm mạnh
Điểm mạnh của cơng chức Văn phịng – thống kê được thể hiện
qua cơng tác văn phịng và cơng tác thống kê:
Về cơng tác văn phịng
Năng lực nhận thức, nắm bắt thơng tin ở một số công chức tương
đối nhanh trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc . Giúp
UBND xã xây dựng chương trình làm việc sát với chỉ đạo của tỉnh.
Năng lực xử lý văn bản cơ bản đáp ứng với công việc hiện tại.
Hỗ trợ, tham mưu tích cực cho UBND xã về cơng tác thi đua,
khen thưởng. Làm tốt công tác bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ
cho các kỳ họp HĐND, UBND.
Năng lực xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo và công tác quản lý lưu
trữ giấy tờ, văn bản được đánh giá tốt ở những cơng chức có kinh
nghiệm lâu năm, cách xử lý giải quyết các vụ việc hợp tình hợp lý, tạo
niềm tin cho người dân với Đảng và Nhà nước. Năng lực lưu trữ công
văn, giấy tờ tương đối tỉ mỉ, cẩn thận ở một số khâu.
Về công tác thống kê
Năng lực tổng hợp mới chỉ đảm bảo nhiệm vụ rà sốt, điều tra đơn
thuần mà chưa có kỹ năng thu thập, xử lý số liệu điều tra. Qua tìm hiểu
thực tế ta thấy đánh giá của lãnh đạo HĐND, UBND về cơng tác văn
phịng ở mức tốt cơ bản đạt từ 50% trở lên ở tất cả các mảng hoạt động,

riêng mảng công tác thống kê mức tốt chỉ chiếm 27%; mức hạn chế 32%.
2.4.2. Điểm hạn chế
Thông qua hệ thống các văn bản báo cáo của năm 2015 và gần
đây nhất là tháng 6/2016 đều có chung đánh giá một số mặt hạn chế
nổi lên ở cả hai mảng cơng việc văn phịng và thống kê đó là:
17


Về cơng tác văn phịng
- Năng lực chun mơn của cơng chức Văn phịng – thống kê đặc
biệt là cấp xã trong đó có các xã miền núi phần đa cịn hạn chế ở năng
lực tổng hợp, phân tích, khả năng dự báo, dự đoán, đề ra phương án,
giải pháp giải quyết tình huống.v.v..Đúng như Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI đánh giá : “Công tác thống kê
phân tích dự báo tình hình cịn bất cập chưa sát thực tế”.
- Một số công chức tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt cịn
hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc
tham mưu, ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi
cơng vụ…)
Về cơng tác thống kê
- Công tác thống kê chưa được quan tâm thường xuyên, mang
nặng tính kiêm nhiệm
- Năng lực xây dựng văn bản, tổng hợp, báo cáo, xử lý số liệu ít
tính sáng tạo, khoa học. Sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
2.4.3. Nguyên nhân của mặt mạnh và hạn chế về năng lực của cơng
chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi
2.4.3.1. Nguyên nhân của mặt mạnh
2.4.3.2. Nguyên nhân mặt hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Quy định Nhà nước về chế độ, chính sách đãi ngộ cho CB, CC

chậm được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
mới.
- Phương pháp đánh giá, nhận xét công chức hiện nay chưa đánh
giá đúng hết hiệu quả làm việc của công chức.

18


- Cơ quan tuyển dụng công chức chưa được tự chủ trong việc đưa
ra các yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng thực sự thu hút được những người
có năng lực về cơng tác tại các xã miền núi khó khăn.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng cịn thiếu thốn, mơi trường làm việc ít
hấp dẫn.
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng thiếu cân đối.
* Nguyên nhân chủ quan
- Tỷ lệ cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi qua đào
tạo chính quy thấp, tập trung ở đội ngũ cơng chức trẻ song số lượng
q ít
- Tư duy nghiệp vụ ít sáng tạo, khả năng tự học, tự đào tạo còn
hạn chế, bằng lòng với kiến thức hiện có.
- Sự nhận thức và đánh giá của một số cán bộ lãnh đạo UBND,
HĐND về vị trí, vai trị công tác chuyên môn nghiệp vụ của việc cấu
thành năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê chưa đầy đủ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng cơng chức Văn phịng – thống
kê các xã miền núi Vĩnh Phúc là vấn đề hết sức quan trọng và mang
tính thời sự trong cơng tác cải cách hành chính của tỉnh cũng như công
tác xây dựng, củng cố đội ngũ cơng chức Văn phịng – thống kê trong
tồn tỉnh. Do đó chương 2 của luận văn đã tập trung làm rõ những vấn
đề nổi cộm nhất về thực trạng cơng chức Văn phịng – thống kê các xã

miền núi chỉ ra mặt mạnh, yếu và nguyên nhân của mạnh, yếu, đánh
giá có hệ thống các mặt cơng tác theo tiêu chí khoa học về nghiệp vụ
chun mơn và các tiêu chí hình thành năng lực làm cơ sở đề ra các
giải pháp của chương 3.
19


Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÕNG – THÔNG KÊ CÁC
XÃ MIỀN NÚI TỈNH VĨNH PHÖC
3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng nâng cao năng lực của cơng chức
Văn phịng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc.
3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực cho cơng chức Văn phịng thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc
Nâng cao năng lực công chức phải phù hợp với quan điểm, đường
lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn.
Nâng cao năng lực cơng chức Văn phịng – thống kê phải xuất phát
từ thực tiễn, gắn với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, vùng,
miền.
Nâng cao năng lực cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp
3.1.2. Phương hướng của tỉnh về nâng cao năng lực công chức
Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI và các mục tiêu của
Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra trong giai đoạn 2016-2020 là Tiếp tục đẩy
mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cho cơng chức Văn phịng – thống
kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc
3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo từng giai đoạn cụ thể
Đối với đội ngũ cơng chức cơ sở thì đào tạo bồi dưỡng là con
đường ngắn nhất, trực tiếp nhất nâng cao trình độ

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phải cụ thể, hướng vào một
số trọng điểm như đào tạo, đào tạo lại có mục tiêu, có chất lượng

20


Cần biên soạn lại chương trình, tài liệu bồi dưỡng có cập nhật, bổ
sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực
tế của các địa phương
Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với u cầu của cơng
việc, vị trí cơng tác
Bên cạnh đó cần chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với
đặc thù các xã miền núi
3.2.2. Đổi mới trong cơng tác đánh giá, nhận xét cơng chức
Hồn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá cơng chức phù hợp với
yêu cầu của thực tiễn
Xây dựng cách thức đánh giá khoa học và hiệu quả
Cần lựa chọn những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là những
người khách quan, vì cơng việc chứ khơng vì người, đặc biệt là phải có
tư duy, tầm nhìn sáng suốt trong cơng tác đánh giá, nhìn nhận cơng
chức.
3.2.3. Hồn thiện chính sách đối với cơng chức Văn phịng – thống
kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Tiếp tục rà sốt chế độ chính sách khơng cịn phù hợp để sửa đổi,
bổ sung kịp thời, phục vụ cho thực tiễn.
Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại cấp xã,
đặc biệt là các xã miền núi, để nâng cao chất lượng của đội ngũ công
chức ở đây
3.2.4. Chú trọng công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí nguồn nhân
lực kế cận thay thế những cơng chức Văn phịng – thống kê đã đến

tuổi về hưu
Bên cạnh những giải pháp giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ
công chức Văn phịng – thống kê hiện có ở các xã miền núi. Theo tôi,

21


các cấp chính quyền các xã miền núi cần có sự chuẩn bị cho đội ngũ
cơng chức kế cận.
Kiểm sốt chặt chẽ quá trình thi tuyển tránh tiêu cực trong thi cử,
đảm bảo chất lượng đầu vào.
Ngoài những vấn đề nêu trên, công tác tuyển dụng ở các xã miền
núi cần chú ý đến người địa phương
3.2.5. Nâng cao hơn nữa vai trò của UBND và Chủ tịch UBND xã
Qua điều tra thực trạng chúng ta thấy rõ vai trò của tổ chức và
người chủ trì ở các xã miền núi đang còn hạn chế chung ở năng lực chỉ
đạo và điều hành chun mơn đối với cơng chức nói chung, cơng chức
Văn phịng – thống kê nói riêng.
3.2.6. Đảm bảo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc cho cơng
chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi
Để tạo lập môi trường làm việc tốt cho công chức Văn phòng –
thống kê các xã cần tập trung vào các nội dung sau:
- Phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp trong cơ quan, xây dựng mơi
trương làm việc lành mạnh, thân thiện, cởi mở; duy trì sự dân chủ, công
bằng và gắn kết giữa công chức với công chức và giữa công chức với
lãnh đạo.
- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người cán bộ,
cơng chức cũng như hồn cảnh gia đình họ.
- Bên cạnh đó cần từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện làm
việc để cơng chức Văn phịng – thống kê các xã miền núi có thể phát

huy hết khả năng của mình, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi
công vụ.

22


TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở những giải pháp đưa ra chúng tơi mong muốn góp
phần củng cố, hồn thiện cho cơng chức Văn phịng – thống kê đủ về
số lượng, vững bền về chất lượng

23


×