Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.79 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƯU QUANG NINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2016

1


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Hiển

Phản biện 1: TS Đặng Đình Thanh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc


sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Địa điểm: Phòng họp 402C, Nhà A. - Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa –
TP Hà Nội.
Thời gian: vào hồi 9 giờ ngày 06 tháng 01 năm 2017

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ ban ngành đã ban
hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ
sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn; nội dung các văn bản pháp
luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước. Các cơ chế, chính sách sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh
nghiệp nhà nước, phân loại, sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, về đầu tư vốn được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu
cầu quản lý; phân công, phân cấp rõ ràng các quyền, trách nhiệm,
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính công
khai, minh bạch, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp
trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.
Trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, doanh nghiệp Nhà nước vốn ít,
quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhiều
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước năm 2010 một số đơn vị
lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể, phá sản như: Công ty Gỗ Vinh, Xí

nghiệp đánh cá Cửa Hội, Công ty Vật liệu xây dựng và Thi công cơ
giới. Một số đơn vị phải có các cơ chế mạnh của Chính phủ mới đủ
điều kiện chuyển đổi hình thức sở hữu, vốn nhà nước bị thâm hụt
như: Công ty Mía đường Sông Lam, Công ty Mía đường Sông Con,
Công ty Đầu tư hợp tác kinh tế Việt - Lào, Công ty Xây dựng số I,
Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp vv... Thực hiện chủ
trương sắp xếp, chuyển đổi, đến cuối năm 2010, trên địa bàn toàn
tỉnh đã sắp xếp, chuyển đổi 160 doanh nghiệp, trong đó: Cổ phần
3


hoá: 86; Giao, bán, khoán: 8; Giải thể: 6; Chuyển sang sự nghiệp có
thu: 5; Phá sản: 2; Sáp nhập: 31 (Sáp nhập về TW: 20; Sáp nhập về
địa phương: 11); Chuyển thành Công ty TNHH một thành viên: 22
DN. Sau khi chuyển đổi, hầu hết các doanh nghiệp đã tinh giản lao
động, tình hình tài chính lành mạnh; hoạt động theo cơ chế quản lý
điều hành mới, nhận thức và trách nhiệm của bộ máy quản lý cũng
như người lao động trong doanh nghiệp nâng cao. Hiệu quả kinh tế xã hội được nâng lên rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ
đồng mở rộng sản xuất kinh doanh.
Để hoạt động quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiếp tục được hoàn thiện đảm
bảo cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, cạnh
tranh bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đã đặt ra
nhiều vấn đề lý luận và pháp lý cần phải được giải quyết thấu đáo, có
căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy việc chọn vấn đề “Quản lý nhà
nước đối với Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công là tất yếu khách
quan, có tính cấp thiết sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan tới hoạt

động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể như: Đổi mới quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước trên đia bàn tỉnh Vĩnh Phú, Luận án Tiến
sĩ kinh tế năm 1996 của tác giả Trần Mạnh Tôn; Quản lý kinh tế của
cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước – Thực trạng và
kiến nghị, Luận văn thạc sĩ Luật học tác giả Nguyễn Văn Cương,
năm 2012; Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thình từ cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Nghệ An, Luận văn thạc sĩ của
4


tác giả Trần Anh Tuấn, năm 2006; Một số khía cạnh pháp lý của
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2012, Khoa
Luật, ĐHQGHN, tác giả Đoàn Thị Lan Anh.
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước ở nhiều góc độ và đưa ra các giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, đặc biệt sau khi
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực thi hành . Vì vậy,
tôi đã lựa chọn đề tài này cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng về quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vận dụng vào điều
kiên của tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn

tỉnh Nghệ An.
- Nhiệm vụ:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước.
Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, chỉ rõ những
thành công, hạn chế và các nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong điều kiện và thời gian có hạn luận văn tập trung trọng
tâm nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước Trong không gian là trên pham vi địa bàn
tỉnh Nghệ An và thời gian trong giai đoạn 2011 -2015 và đề xuất các
giải pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu từ cơ sở phương pháp luận của Chủ

nghĩa duy vật biện chứng và duy vậy lịch sử cùng các phương pháp
cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn giải và quy nạp
và phương pháp đối chiếu-so sánh, v.v…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhà nước và làm rõ quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước
Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp chủ
yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
6


Tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tấm đến vấn đề
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với Doanh
nghiệp nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đến năm 2025.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước

Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông
qua, ban hành ngày 20 tháng 4 năm 1995 này quy định: “Doanh
nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công
ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao”.
Như vậy, xét về quan hệ sở hữu vốn thì Luật mới chỉ chấp nhận loại
doanh nghiệp nhà nước mà chủ sở hữu duy nhất năm giữ 100% vốn
của doanh nghiệp là Nhà nước.
Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 26
tháng 12 năm 2003, trong điều 1 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước
7


là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ
phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” [26]. Theo đó,
Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã có điểm mới, đó là ngoài
các doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp nhà nước, các
doanh nghiệp mà nhà nước có cổ phần hoặc vốn góp chi phối cũng là
doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật
Doanh nghiệp, luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006,
khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “Doanh nghiệp
nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn
điều lệ”.
Theo Luật Doanh nghiệp được Quốc Hội ban hành ngày 26
tháng 11 năm 2014, tại khoản 8 Điều 4 quy định “Doanh nghiệp nhà
nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
1.1.2. Các loại hình Doanh nghiệp nhà nước
Đến năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp có hiệu

lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế Luật Doanh
nghiệp 2005 quy định rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp. Như
vậy, trải qua các nhiều giai đoạn và hiện nay Doanh nghiệp nhà nước
được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên,
- Tập đoàn kinh tế nhà nước
- Tổng công ty nhà nước
Quy định về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà
nước tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014.
8


1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được thể hiện cụ thể trên các nội
dung:
Một là, Các DNNN giữ những vị trí then chốt của nền kinh tế.
Điều này thể hiện ở chỗ DNNN bảo đảm những điều kiện phát triển,
bảo đảm những cân đối lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hai là, Các DNNN còn đảm nhận những trách nhiệm, những
nhiệm vụ xã hội rất lớn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các vùng
kinh tế lạc hậu. Do vậy DNNN thường phải đảm nhận những mục
tiêu xã hội, đầu tư vào những lĩnh vực ít lãi, hoặc thu hồi vốn lâu
nhưng có ý nghĩa xã hội lớn.
Ba là, Các DNNN còn có sứ mệnh rất lớn là tạo điều kiện và
thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bốn là, Trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần ở nước ta hiện nay, các DNNN còn những hạt nhân, nòng

cốt trong việc liên doanh, liên kết lôi cuốn các thành phần kinh kế
khác đi vào quĩ đạo phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm là, DNNN là nơi tạo ra việc làm cho xã hội, góp phần đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động có thu nhập và
cuộc sống ổn định.
Sáu là, DNNN ngoài việc hoàn thành các mục tiêu do nhà
nước đề ra còn trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ thị trường,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; đóng góp vào ngân sách nhà
nước, tham gia xuất khẩu, từng bước mở rộng thị trường trong và
ngoài nước.

9


Bảy là, DNNN vừa là một công cụ quản lý của Nhà nước vừa
là một bộ máy làm kinh tế của nhà nước, góp phần làm cho kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC
1.2.1 Khái niệm
Khái niệm quản lý: Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu riêng của
mình, mỗi ngành khoa học lại đưa ra khái niệm về quản lý khác nhau.
Tuy nhiên, hiểu theo một cách chung nhất và thống nhất nhất, quản
lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật
nhất định.
Khái niệm quản lý nhà nước: Về nghĩa rộng, quản lý nhà nước
là toàn bộ hoạt động của Nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang
tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà

nước. Như vậy, quản lý xã hội trong xã hội đã có Nhà nước là một
khái niệm rộng bao hàm quản lý mang tính chất nhà nước, tức là
quản lý nhà nước theo nghĩa rộng và quản lý mang tính chất xã hội.
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước là phương
thức tác động của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước
thông qua hệ thống luật pháp, các quy định, cách thức, phương tiện
để doanh nghiệp nhà nước hoạt động, thực hiện theo các mục tiêu
kinh tế – xã hội mà Nhà nước đề ra.
1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước
Với vai trò của DNNN nêu trên, thì việc Nhà nước quản lý
DNNN là một yêu cầu “tất yếu”, nó thể hiện ở các nội dung sau:
10


Thứ nhất, Nhà nước không chỉ là một tổ chức chính trị hay tổ
chức hành chính đơn thuần mà trên thực tế trong điều kiện hiện nay,
bộ máy nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải đảm đương
chức năng kinh tế quan trọng, điều này được quyết định bởi sự phát
triển xã hội hoá sản xuất.
Thứ hai, Nhà nước có ít nhất ba chức năng quan trọng liên
quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh sản xuất của DNNN: Một là,
Nhà nước phải định ra và quán triệt thực hiện chiến lược phát triển
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phải định ra chính sách kinh tế, bao
gồm chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách ngành nghề, chính
sách phát triển khu vực, chính sách tiền lương, lao động,… tiến hành
qui hoạch và thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế quốc dân.
Hai là, Nhà nước phải thực hiện chức năng người sở hữu đối với
DNNN. Điều này có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
sản xuất của DNNN. Ba là, Nhà nước còn phải thực hiện chức năng

quản lý kinh tế, điều này liên quan trực tiếp tới tất cả các doanh
nghiệp.
1.2.3. Các công cụ nhà nước dùng để quản lý doanh nghiệp nhà
nước
Xác định quan điểm, đường lối, chiến lược quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, các doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Xây dựng và thực thi luật pháp (quản lý doanh nghiệp nhà
nước) nhằm tạo “luật chơi” cho doanh nghiệp nhà nước; vấn đề quan
trọng nhất là chính sách thuế và chính sách kiểm soát đối với doanh
nghiệp, các quy chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước xây
dựng kết cấu hạ tầng; hướng dẫn kinh doanh; hỗ trợ vốn; hỗ trợ về
công tác đào tạo, quảng bá sản phẩm; xử lý các mối quan hệ trong và
11


ngoài nước có liên quan đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp nhà
nước (trốn lậu thuế, lừa đảo, đối ngoại. v. v…).
Xây dựng bộ máy (các cơ quan) quản lý doanh nghiệp nhà
nước.
1.2.4. Xu hướng can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả các
doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, đổi mới chức năng quản lý nhà nước và phương thức
lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà
nước.
1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, Hoạch định sự phát triển của các doanh nghiệp nhà
nước

Thứ hai, Xây dựng pháp luật làm cơ sở cho DNNN hoạt động
Thứ ba, Quản lý cán bộ hoạt động trong các DNNN
Thứ tư, Quản lý nguồn vốn nhà nước tại các DNNN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.1.3. Tình hình phát triển dân số
2.1.4. Tiềm năng tự nhiên có thể khai thác

12


2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.2.1. Quy mô tăng trưởng
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 – 2015
Năm

2010

2011

2012

Đơn vị: doanh nghiệp

2013
2014
2015

111

94

91

88

86

87

Trung
ương

57

48

52

46

44

44


Địa
phương

54

46

39

42

42

43

Doanh nghiệp
ngoài nhà
nước

4593

5798

6127

6245

6449


6894

Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

18

28

33

32

32

47

Tỷ trọng %

100

100

100

100

100


100

DNNN

2,35

1,59

1,46

1,38

1,31

1,24

Trung
ương

1,21

0,81

0,83

0,72

0,67

0,63


Địa
phương

1,14

0,78

0,63

0,66

0,64

0,61

Doanh nghiệp
ngoài nhà
nước

97,27

97,94

98,02

98,11

98,2


98,09

Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

0,38

0,47

0,52

0,51

0,49

0,67

DNNN

13


Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, số doanh nghiệp
nhà nước đang hoạt động đã giảm được 24 doanh nghiệp (từ năm
2010 đến 2015) trong đó doanh nghiệp ở trung ương giảm 13 doanh
nghiệp và doanh nghiệp nhà nước ở địa phương giảm được 11 doanh
nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Nghệ An quản
lý là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương do vậy trong 5 năm từ
2011 đến năm 2015 tỉnh Nghệ An chỉ tỉnh giảm được 09 doanh

nghiệp.
2.2.2. Quy mô lao động
Đến cuối năm 2014, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
tỉnh đã sử dụng 21.823 lao động, giảm gần 20% so với năm 2010,
trung bình mỗi năm giảm gần 1.039 lao động (Bảng 2.2). Trong đó,
các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tạo nhiều công ăn việc làm và giải
quyết lao động của tỉnh nhiều nhất (trung bình mỗi năm tăng thêm
6.555 người lao động) và có xu thế ngày càng tăng, góp phần đảm
bảo thu nhập và việc làm cho lao động của tỉnh và lao động nhập cư.
Ngoài ra, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở địa bàn tỉnh
ngày càng phát triển, tuy số lượng không nhiều (năm 2014 có 32
doanh nghiệp) nhưng góp phần tạo việc làm cho lao động ở tỉnh
tương đối nhiều, trung bình mỗi năm tăng thêm 1.874 người lao
động.
Bảng 2.2: Phân bổ lao động theo loại hình doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014

14


Lao động đến 31/12 hàng năm (người)
Năm

2010

2011

2012

2013


2014

27 018

23 516

22 683

22 996

21 823

Trung
ương

15 305

14 296

16 202

13 894

11 886

Địa
phương

11 713


9 220

6 481

9 012

9 937

Doanh nghiệp
ngoài nhà
nước

105 051

124
506

128 465

136
972

137 825

Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

3 865


8 298

10 300

15 104

19 237

Tỷ trọng %

100

100

100

100

100

DNNN

19,8

15,05

13,93

13,14


12,2

Trung
ương

11,26

19,15

9,95

7,94

6,64

Địa
phương

8,62

5,9

3,98

5,2

5,56

Doanh nghiệp

ngoài nhà
nước

77,27

79,65

79,99

78,24

77,05

Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

2,85

5,30

6,08

8,62

10,75

DNNN

2.2.3. Quy mô vốn

Bảng 2.3: Quy mô vốn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014

15


Đơn vị: triệu đồng
2013
2014

Năm

2010

DNNN

16 699 585

25 098
623

24 532
219

26 137
909

25 704
887


Trung
ương

12 617 764

22 027
602

21 876
407

22 690
119

21 629
034

Địa
phương

4 081 821

3 071 021

2 655 812

3 447 790

4 111 853


Doanh nghiệp
ngoài nhà
nước

53 152 897

75 312
368

93 210
505

113 596
000

135 538
000

Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

1 860 828

3 891 191

4 430 179

4 745 330


4 986 439

100

100

100

100

100

23,28

24,06

20,08

18,09

15,48

Trung
ương

17,59

21,12

19,91


15,7

13,01

Địa
phương

5,69

2,94

2,17

2,39

2,47

Doanh nghiệp
ngoài nhà
nước

74,12

72,2

76,92

78,63


81,52

Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài

2,6

3,74

3,63

3,28

3,00

Tỷ trọng %
DNNN

2011

2012

Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, tuy nhiên quy mô
vốn doanh nghiệp nhà nước lại tăng lên cho thấy sự tăng trưởng đầu
tư vốn vào các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà
nước ở Trung ương hoạt động trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2010 đến
năm 2014, quy mô vốn doanh nghiệp nhà nước tăng 153,94%, trong
16



đó, quy mô vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Trung ương
tăng 171,42%, doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý chỉ
tăng 100,73%. Qua đó thấy rằng, các doanh nghiệp nhà nước thuộc
trung ương đã tăng quy mô vốn đầu tư vào tỉnh Nghệ An, các doanh
nghiệp nhà nước thuộc tỉnh giảm mạnh (11 doanh nghiệp) nhưng vốn
doanh nghiệp nhà nước vẫn có sự tăng trưởng nhẹ chứng tỏ tỉnh
Nghệ An vẫn tăng cường đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nhà nước.
2.2.4. Doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh song doanh thu
thuần của các doanh nghiệp nhà nước giảm không đáng kể. So với
năm 2010, năm 2014 doanh thu thuần của các doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn Tỉnh giảm không đáng kể chỉ giảm 6,38%. Trong
đó, doanh thu thuần doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương giảm
3,96%; doanh thu thuần doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương
giảm 19,96%.
Bảng 2.4: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

2010

2011

DNNN

20 793 577

20 605 886


Trung
ương

17 647 482

Địa
phương
Doanh
nghiệp ngoài

2012

2013

2014

16 354 374

19 288 484

19 467 081

18 734 313

14 784 194

17 642 839

16 948 687


3 146 095

1 871 573

1 570 180

1 645 645

2 518 394

40 285 408

59 966 633

72 519 169

80 119 255

91 242 163

17


nhà nước
Doanh
nghiệp có vốn
đầu tư nước
ngoài


1 698 083

2 605 551

2 945 234

3 542 670

5 400 976

100

100

100

100

100

33,12

24,77

17,81

18,74

16,77


Trung
ương

28,11

22,52

16,10

17,14

14,16

Địa
phương

5,01

2,25

1,71

1,6

2,17

Doanh
nghiệp ngoài
nhà nước


64,18

72,10

78,98

77,82

78,85

2,7

3,13

3,21

3,44

4,65

Tỷ trọng %
DNNN

Doanh
nghiệp có vốn
đầu tư nước
ngoài

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược phát triển
doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại
doanh nghiệp nhà nước và Công văn số 439/TTg-ĐMDN ngày 22
tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực
hiện Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
đã xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu lại doanh nghiệp
18


nhà nước thuộc tỉnh Nghệ An quản lý giai đoạn 2011 -2015 và đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2449/TTgĐMDN ngày 28 tháng 12 năm 2011. Theo văn bản số 2449/TTgĐMDN tỉnh Nghệ An phải tiến hành duy trì các doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước, tiến hành cổ phần hóa 06 Công ty TNHH MTV thành
Công ty Cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, thực hiện
thoái vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa không thuộc diện nhà
nước giữ cổ phần chi phối và chuyển phần vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp không thuộc diện địa phương cần giữ quyền quản lý về
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Thực tế chỉ ra, đối với công tác hoạch định chiến lược phát
triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay là
thực hiện chỉ đạo của Trung ương về việc sắp xếp, đổi mới và tái cơ
cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày
04 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2011 – 2015, tỉnh Nghệ An chỉ
tiến hành cổ phần hóa được 06 doanh nghiệp nhà nước trong năm
2015 còn các năm 2011 – 2014 không cổ phần hóa được doanh
nghiệp nào.
2.3.2. Công tác ban hành và thực thi các quy định pháp luật liên
quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

- Quy định về đầu tư vốn, quản lý tài sản và sử dụng vốn tại
doanh nghiệp nhà nước
- Quy định về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động
và công khai thông tin tài chính
- Quy định về người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước

19


- Phân biệt Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp và Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước:
2.3.3. Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động
cho doanh nghiệp nhà nước
- Về cải cách hành chính
- Công tác khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước
- Hỗ trợ pháp lý
- Thực hiện hỗ trợ về đào tạo nhân lực:
- Hỗ trợ vay vốn, lãi suất tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh
doanh:
- Thực hiện các chính sách tài khóa và các ưu đãi về thuế:
- Thực hiện đối thoại với doanh nghiệp:
2.3.4. Công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước
Sau một thời gian áp dụng các văn bản về thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp nhà nước, nhiều văn bản pháp luật đã bộc lộ bất cập
như: chưa có quy định cụ thể và phân biệt rõ trách nhiệm của các cơ
quan trong việc thực hiện giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của
DN; các chế tài xử lý cũng chưa đủ mạnh, thiếu quy định trách nhiệm
cụ thể của cá nhân để xảy ra sai phạm; bản thân cơ quan có trách

nhiệm thanh tra, kiểm tra và DNNN vẫn chưa nghiêm túc trong việc
giám sát, chấp hành giám sát và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời,
để đến khi sai phạm xảy ra đã gây thất thoát nguồn tài sản không nhỏ
của Nhà nước. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 49/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 về Giám sát, kiểm tra,
thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp
luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu
20


2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
2.4.1. Những thành công
Tỉnh Nghệ An đã thực hiện thành công phương án sắp xếp, đổi
mới, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An giai đoạn
2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số
2449/TTg-ĐMDN. Tỉnh Nghệ An đã thực hiện cổ phần hóa 06 Công
ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước và duy trì 26 Công ty TNHH
MTV có 100% vốn nhà nước. Lên phương án thực hiện thoái vốn tại
các công ty cổ phần không thuộc diện nhà nước giữ cồ phần chi phối,
năm 2016 tỉnh đã thực hiện thoái vốn tại 04 Công ty cổ phần và đang
lên phương án chuyển phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
nước không thuộc diện địa phương giữ quyền quản lý về Tổng công
ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Thực hiện đơn cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một của,
cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày
22 tháng 6 năm 2007. Trên toàn tỉnh có 23/25 sở, ban, ngành thực
hiện cơ chế một của, đạt 92%. Có 05 đơn vị ngành dọc của các cơ
quan Trung ương đóng trên địa bàn gồm: Công an, Thuế, Hải quan,
Bảo hiểm xã hội, Kho bạc đã thực hiện cơ chế một cử tại cơ quan và

một số đơn vị cấp huyện. Có 20/21 Huyện, thành phố, thị xã thực
hiện cơ chế một của, có 461/480 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ
chế một cửa, còn 19 xã chưa triển khai là những xã vùng núi cao, xã
đặc biệt khó khăn thuộc diện Chính phủ chưa cho phép triển khai.
Thực hiện cơ chế một cửa liên thông đã được triển khai ở các lĩnh
vực: Đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và đăng ký mẫu dấu; Lĩnh
vực đầu tư; Lĩnh vực cấp phép quảng cáo.
21


Thực hiên tốt các chính sách của Trung ương trong việc hỗ trợ
các doanh nghiệp nhà nước về giãn, giảm thuế, hỗ trợ về khoa học,
công nghệ. Ngoài ra, tỉnh đã đề ra các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp bằng nguồn ngân sách Tỉnh.
Thực hiện trao đổi, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp thường
xuyên qua đó năm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng
mắc cho doanh nghiệp.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
Công tác dự bào và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chủ yếu thực hiện các
chủ trương vế sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
của Trung ương. Thiếu các giải pháp mang tính tổng thể để phát triển
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
còn chưa thấy sự hiệu quả, còn trình trạng thất thoát, lãng phí. Chưa
tạo động lực đủ mạnh cho doanh nghiệp và người lao động. Quyền tử
chủ của doanh nghiệp nhà nước tuy được mở rộng nhưng nhìn chung
vẫn còn hạn chế.
Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước chưa chặt chẽ,

thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý nhất là đối với các cơ quan không
phải là thanh tra các cấp chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện theo
trình tự, thủ tục như thế nào.
Bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước chưa
chuyên sâu lĩnh vực kinh tế, phong cách làm việc còn cứng nhắc,
mệnh lệnh hành chính.
Việc công khai và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý
nhà nước còn nhiều vấn đề, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa
22


thể hiện được như: thông tin về tình trạng nhân thân của người đứng
đầu doanh nghiệp nhà nước (trách nhiệm của cơ quan công an);
Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thêm các ngành nghề kinh doanh
có điều kiện chưa đủ điều kiện kinh doanh và các ngành nghề khác;
chưa quy định trách nhiệm cụ thể các sở, ngành về quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp nhà nước sau đăng ký thành lập gồm những nội
dung gì, biện pháp quản lý như thế nào, thiếu sự phối hợp, trao đổi
thông tin giữa các cơ quan có liên quản, chưa có hướng dẫn cụ thể
nên quá trình thực hiện của các sở, ngành còn lúng túng, đổ lỗi cho
nhau khi có doanh nghiệp vi phạm.
Nguyên nhân:
Tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới
làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh
nghiệp nhà nước nói riêng. Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
tỉnh còn mang nặng tư tưởng bao cấp của nhà nước thời trước, chưa
kịp thời chủ động để hội nhập và phát triển nên cần có thời gian để
các cơ quan quản lý nhà nước cũng như lãnh đạo doanh nghiệp nhà
nước thích nghi và nâng cao năng lực trong điều kiện mới.
Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa triệt để khách quan, vẫn

có những ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, việc làm minh
bạch tình hình tài chính, thông tin doanh nghiệp nhà nước còn chưa
thực hiện tốt.
Chưa có sự tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng chính sách
(thông qua các trang điện tử của Chính phủ, của các Bộ, ngành của
Trung ương và địa phương tại các hội thảo, hội nghị, tọa đàm). Vai
trò đóng góp phản biện chính sách của các Hiệp hội, Hội doanh
nghiệp, Hội bảo vệ người tiều dùng tại địa phương chưa cao.
23


Các Sở, ngành đã cử cán bộ, công chức của mình tham gia đầy
đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp do Bộ, ngành Trung ương tổ chức. tuy nhiên các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng thương có nội dung “na ná” như
nhau, dễ gây nhàm chán cho người học, hiệu quản không cao. Đối
tượng học thường là cấp phòng, cấp huyện vì vậy kiết quả triển khai
những nội dung tiếp thu không cao (do không đủ thẩm quyền). Mặt
khác các sở, ngành chưa cử cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý
doanh nghiệp nhà nước, các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ
này lại hay thay đổi vị trí công tác nên việc tiếp cận kiến thức, tài liệu
cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nhà nước nói riêng
và doanh nghiệp nói chung thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công
quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước của Trung ương ban hành còn chưa cụ thể, các văn
bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu như: Quy chế phối hợp mẫu giữa
các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng và doanh nghiệp
nói chung; Nghị định chính phủ về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước nhất là các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025
3.1. QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nghệ An
24


3.1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo Luật
doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp nhà nước
hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
3.1.3. Cải cách thể chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước phải thích ứng với xu hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
3.1.4. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phải
tiến hành đồng bộ với cải cách kinh tế nói chung, phù hợp với thể chế
của Nhà nước và điều kiện cụ thể địa phương
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Giải pháp về hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển doanh nghiệp nhà nước
3.2.2. Giải pháp làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp nhà nước
3.2.3. Đào tạo, sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà
nước chủ chốt
3.2.4. Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại, phát triển và nâng cao hiệu quản
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước

KẾT LUẬN
Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật quy định về
doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập
một khung pháp lý trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước đã tương đối đầy đủ, phù hợp với thực tiễn và
tạo cơ sở cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng với các
loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
25


×