Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa tẻ râu vụ mùa 2014 và vụ xuân 2015 tại thành phố lai châu, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG THANH NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY
VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TẺ RÂU TẠI THÀNH PHỐ
LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG THANH NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY
VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TẺ RÂU TẠI THÀNH PHỐ
LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trương Thanh Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2014 đến năm 2015,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng

Quản lý Đào tạo, Khoa Nông học, cùng các thầy cô giáo và sinh viên Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Lãnh đạo Thành ủy, HĐND-UBND thành
phố Lai Châu; Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông thành phố Lai Châu; UBND
xã San Thàng và bà con Nhân dân bản Lùng Than xã San Thàng và các đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học: TS.
Nguyễn Đức Thạnh Trường đại học nông lâm Thái Nguyên là người thầy đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân
trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trương Thanh Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt nam .................................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .................................................... 7
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước .................................................... 13
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa tại Lai Châu .................................................. 16
1.2.4. Tình hình sản xuất lúa tại thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu .......... 17
1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ................................................ 19
1.3.1. Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng lúa ............................................................................................. 19
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới .................... 21
1.3.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam ..................... 23
1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam .............. 25
1.4.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa .................................... 25
1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam ............................. 27
1.4.3. Phương pháp bón phân cho lúa ......................................................... 27
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 30
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm .................................................................. 30
2.4.1. Làm đất.............................................................................................. 30
2.4.2. Thời vụ trồng ..................................................................................... 30
2.4.3. Mật độ cấy ......................................................................................... 31
2.4.4. Kỹ thuật ngâm ủ ................................................................................ 31
2.4.5. Bón phân ........................................................................................... 31
2.4.6. Thu hoạch .......................................................................................... 31
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.5.1. Đất đai nơi thí nghiệm....................................................................... 32
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 32
2.5.3. Phương pháp theo dõi ....................................................................... 34
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................... 34
2.6.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng ...................................................... 34
2.6.2. Các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý ....................................................... 34
2.6.3. Các chỉ tiêu chống chịu ..................................................................... 35
2.6.4. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................. 38
2.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 39
3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đối với giống lúa Tẻ Râu tại Lai Châu ........ 39
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống
lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 39
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của giống lúa Tẻ Râu .......... 41
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống
lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 44
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy chỉ số diện tích lá của giống lúa Tẻ Râu....... 47
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô
của giống lúa Tẻ Râu....................................................................................... 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v
3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu của giống
lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 52
3.1.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ............................................................ 54
3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa
Tẻ Râu ............................................................................................................. 58
3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đối với giống lúa Tẻ Râu tại Lai Châu 60
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón cấy đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa Tẻ Râu....................................................................................... 60
3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây của giống
lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 62
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số nhánh của giống lúa
Tẻ Râu tại Lai Châu ........................................................................................ 63
3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống lúa Tẻ Râu ............................................................................................. 65
3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy vật chất
khô của giống lúa Tẻ Râu................................................................................ 66
3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu của
giống lúa Tẻ Râu ............................................................................................. 68
3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ...................................................... 70
3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống lúa Tẻ Râu ............................................................................................. 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75

2. Đề nghị ........................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bộ NN & PTNT :

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

FAO

Tổ chức nông lương thực thế giới

:

Food and Agriculture Organization of the
United Nations
LAI

:

Chỉ số diện tích lá

NSLT


:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

VM

:

Vụ mùa

VX

:

Vụ xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới
giai đoạn 1970 - 2013 ....................................................................... 8
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của 10 nước đứng
đầu thế giới năm 2013 ....................................................................... 9
Bảng 1.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
giai đoạn 1970 - 2013 ..................................................................... 14
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa tại Lai Châu từ năm 2009 - 2014 .............. 16
Bảng 1. 5.Tình hình sản xuất canh tác lúa tại thành phố Lai Châu từ năm
2009 - 2014 ..................................................................................... 17
Bảng 1.6. Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020 .............. 27
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa Tẻ Râu ............................................................................. 40
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây lúa ......................... 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh đẻ cây lúa ..................... 46
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá ......................... 48
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô
của giống lúa Tẻ Râu ...................................................................... 50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu của giống
lúa Tẻ Râu ....................................................................................... 53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ............................................ 56
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa
Tẻ Râu ............................................................................................. 59
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa Tẻ Râu ............................................................................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





viii
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây lúa Tẻ Râu ...... 62
Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của cây lúa ... 64
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá .............. 65
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy vật
chất khô của giống lúa Tẻ Râu........................................................ 67
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu
của giống lúa Tẻ Râu ...................................................................... 69
Bảng 3. 15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ..................................... 71
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống lúa Tẻ Râu ............................................................................. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Năng suất của giống lúa Tẻ Râu ở các mật độ cấy khác nhau ........ 58
Hình 3.2. Năng suất của giống lúa Tẻ Râu ở các tổ hợp phân bón khác nhau ..... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với người Việt Nam chúng ta, hay phần lớn dân châu Á nói chung,
cây lúa (Oryza sativa) là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai
trò quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày. Sản xuất lúa nước là nghề truyền
thống của người nông dân Việt Nam nói chung và của các đồng bào dân tộc
khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Tại nhiều địa phương, đặc biệt là trên
các cánh đồng rộng lớn ở vùng miền núi Tây Bắc (Mường Thanh - Điện Biên,
Mường Lò - Yên Bái, Mường Than - Lai Châu,...) từ những năm 60 của thế
kỷ trước, khi đồng bào ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng lên xây dựng vùng
kinh tế mới, phong trào thâm canh tăng năng suất lúa ngày càng được mở
rộng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay có nhiều vùng đã dần
chuyển sang sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, như tại cánh đồng Mường
Thanh gạo IR64 đã trở thành loại gạo đặc sản được nhiều tỉnh phía bắc biết
đến, cánh đồng Mường Lò đã từng bước chuyển đổi mở rộng diện tích cấy
các giống lúa thơm như Bắc thơm 7, Chiêm hương, HT1, cánh đồng Mường
Than có giống lúa Sén Cù,…
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt khi Việt
Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO), cơ chế thị trường đã thực sự mở cửa, Việt Nam không chỉ chú trọng
đến việc sản xuất đủ lương thực mà còn phải nâng cao chất lượng lương thực.
Trong những năm gần đây, an ninh lương thực của Việt Nam đã tương đối ổn
định và Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Do vậy vấn đề nâng cao năng suất và chất lượng gạo là một việc làm rất
cần thiết để thích ứng ngày càng nhanh với sự cạnh tranh gay gắt của thị
trường. Tìm ra các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kết hợp với
các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu đã và đang là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

nhiệm vụ cấp bách của chúng ta. Song song với nó là công tác quy hoạch các
vùng sản xuất lúa gạo mang tính chất hàng hoá, phát triển bền vững các giống
lúa có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời nghiên cứu và xác lập hệ thống thị
trường tiêu thụ. Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giúp cho nông
dân có thêm cơ sở để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc
sống góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thành phố Lai Châu, một trung tâm chính trị của tỉnh Lai Châu, có
điều kiện thuận lợi về giao thông có quốc lộ 4D, quốc lộ 12 nối liền hai
tỉnh Lào Cai và Điện Biên, thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa,
có điều kiện khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất lúa Tẻ Râu, thành
phố Lai Châu có diện tích ruộng cấy lúa trên 495 ha, chủ yếu là đất 1 vụ
lúa, điều kiện tưới nước phụ thuộc vào nước mưa là chính, việc thâm canh
còn hạn chế, tổng sản lượng lúa hàng năm trên 2.290 tấn. Tuy nhiên, so với
điều kiện lợi thế thì thành phố Lai Châu chưa phát huy được tiềm năng thế
mạnh đó, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất lúa còn rất thấp, chưa sản
xuất lúa thành hàng hóa.
Thực tế trong sản xuất nhiều năm qua người nông dân do thói quen và
quan niệm lấy lượng bù chất cũng như chưa chủ động áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất nên thường cấy với mật độ dầy, việc sử dụng phân bón còn
thiếu khoa học và lãng phí. Người nông dân mới chỉ quan tâm đến sử dụng
phân đạm, lân, một số ít quan tâm đến sử dụng kali. Việc sử dụng các loại
phân bón không cân đối như lượng đạm bón nhiều, trong khi đó phân kali còn
sử dụng rất thấp hoặc không bón. Thời điểm bón phân chưa hợp lý, thường
bón muộn, bón rải rác không tập trung nhất là đạm nên cây lúa thường hay bị
đổ, sâu bệnh nhiều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng,... Vì vậy, ngoài
các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

trừ sâu bệnh,... thì xác định mật độ cấy và các mức phân bón, cách bón là một
biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm cho
cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của
sản xuất lúa.
Xuất phát từ những thực trạng trên, việc tìm và duy trì giống lúa vừa
năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của thành phố
Lai Châu và những biện pháp kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của giống là
nhiệm vụ cấp bách. Từ tình hình thực tiễn sản xuất lúa tại địa phương chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và
các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ
Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được mật độ cấy và các mức phân bón thích hợp đối với
giống lúa Tẻ Râu trồng trong vụ mùa và vụ xuân tại thành phố Lai Châu, tỉnh
Lai Châu.
2.2. Yêu cầu
Xác định đặc điểm sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu tại xã San Thàng,
thành phố Lai Châu.
Xác định được ảnh hưởng của các mức phân bón, mật độ cấy đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Tẻ Râu.
Xác định được mức phân bón, mật độ cấy cho hiệu quả cao nhất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định đặc điểm sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu cho năng suất cao,
chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực thành phố Lai Châu.
Xác định liều lượng bón phân và mật độ cấy cho giống lúa Tẻ Râu tại
xã San Thàng thành phố Lai Châu;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ xung vào tài liệu phục vụ
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được thời vụ, liều lượng phân bón, mật độ cấy hợp lý cho
hiệu quả cao nhất, duy trì được chất lượng của lúa Tẻ Râu để khuyến cáo áp
dụng vào thực tiễn sản xuất tại thành phố Lai Châu.
Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện quy trình làm tăng năng suất,
hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực,
nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào dân tộc khu vực thành phố Lai
Châu nói riêng và vùng trung du, miền núi phía Bắc nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh
tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu
hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác
thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp
lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba
thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo.
Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách
thức, trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dùng cho
trồng lúa lại không tăng, và xu thế có chiều hướng giảm theo thời gian vì phải
nhường đất cho một số công trình giao thông (đường cao tốc Cuôn Minh Hải Phòng), các khu công nghiệp,... Hiện nay năng suất lúa bình quân chung
của cả nước đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại
có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ
nông dân trồng lúa đã đạt được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó
năng suất lúa ở các vùng trung du miền núi thường lại rất thấp, chỉ đạt bình
quân khoảng trên 2 tấn/ha. Do đó, vấn đề lương thực từng được đặt ra như là
một mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo
dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục gia
tăng trong vòng 20 năm tới, thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng
cho nhu cầu sống còn của cư dân mới. Trong điều kiện eo hẹp đó, người ta
phải suy nghĩ đến một chiến lược để tăng sản lượng lúa gạo thông qua một số
biện pháp kỹ thuật canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6

Quan hệ giữa năng suất cá thể (khóm lúa, bông lúa) với năng suất quần
thể ruộng lúa là rất chặt chẽ. Trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao
(gieo cấy dầy) thì số bông nhiều song số hạt trên bông càng ít (bông bé), tốc
độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ. Vì vậy, gieo cấy
dầy quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Nếu gieo cấy quá thưa nhất
là giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không thể đạt được số
bông tối ưu. Vì vậy, khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn mật độ
vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên
một đơn vị diện tích gieo cấy. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây
lúa cần một lượng dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là phân đạm lượng dinh
dưỡng này một phần có sẵn ở trong đất, phần lớn còn lại là do con người cung
cấp hợp lý sẽ làm cho cây lúa sinh trưởng tốt đạt năng suất cao.
Khi nghiên cứu về vai trò của đạm đối với cây trồng nói chung, với cây
lúa nói riêng, nhiều tác giả đã ghi rõ: Đạm tham gia cấu tạo nên cơ thể thực
vật, đạm có trong protein, đạm điều tiết các hoạt động sống của cây, tham gia
vào các chất kích thích sinh trưởng các Xytokinin, vitamin. Đạm có hoạt tính
sinh học cao, làm tăng hay giảm các hoạt động sinh lý của cây. Người ta còn
thấy đạm có trong các enzim xúc tiến các quá trình biến đổi sinh hóa trong cơ
thể cây. Đặc biệt đạm có mặt trong diệp lục tố, vì thế lúa được bón đạm sẽ
khác hẳn như: lá to, dài, xanh, quang hợp tốt, đẻ nhiều. Nếu thiếu đạm lá
vàng, nhỏ, đẻ ít, bông nhỏ, nhưng nếu quá nhiều đạm lúa sẽ lốp đổ, sâu bệnh
nhiều, hạt lép (Nguyễn Thị Lẫm, 1994) [13].
Trong cây lúa tính theo chất khô, tỷ lệ kaki nguyên chất (K2O) chiếm
khoảng 0,6-1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong hạt gạo. Khác với
đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ
nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với

chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân và kali chiếm tỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali còn tồn tại dưới dạng ion nên
nhờ vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận
chuyển dinh dưỡng, giúp cho cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc
đẩy tổng hợp protit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác
hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng
hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô
hạn. Kali làm tăng chống hạn và chống rét cho cây lúa. Cây lúa được bón đầy
đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị đổ ngã, chịu hạn và chịu rét tốt. Cây
lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali
nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía
dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn
bằng 1/2-1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên
lá, cho nên khi triệu chứng suất hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali
không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng
thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây. Trong sản xuất, khi bón kali cho
lúa, lượng kali clorua bao giờ cũng ít nhất trong 3 loại phân bón chính và
thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm [12].
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở cho các công trình nghiên
cứu sau này nhằm góp phần xác định mật độ cấy và mức phân bón hợp lý cho
giống lúa thuần Tẻ Râu. Khẳng định được vai trò của khoa học kỹ thuật đối
với sản xuất, đặc biệt là việc tìm ra các công thức mật độ và phân bón có hiệu
quả thâm canh để tăng năng suất cây trồng và giữ được cân bằng sinh thái của

ruộng lúa.
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng. Biến động về diện tích, năng
suất và sản lượng lúa trên toàn thế giới trong vài thập kỷ gần đây thể hiện qua
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới
giai đoạn 1970 - 2013
Năm
1970
1980
1990
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013

Diện tích
Năng suất
(nghìn ha)
(tạ/ha)
132,873
23,81
144,412
27,48
146,961
35,29
154,056
38,91
155,026
40,92
155,741
41,16
155,953
42,12
159,251
43,07
161,421
42,04
153,652
43,74
163,147
44,29
163,463
43,95

166,085
44,87
(Nguồn: FAO STAT, 2015) [30]

Sản lượng
(triệu tấn)
316,371
396,844
518,625
599,432
634,366
641,030
656,874
685,894
678,614
672,074
722,578
718,420
745,223

Bảng 1.1 cho thấy: Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ
gần đây có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất vào những thập niên 70, 90
của thế kỷ XX và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI,
năm 2000 có diện tích lúa là 154.056 nghìn ha, đến năm 2013 là 166.085 ha.
Về năng suất của lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh nhất vào thập
niên 70, 80. Đến thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI năng suất
lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi từ 23,81 tạ/ha
năm 1970 lên 44,87 tạ/ha vào năm 2013. Điều này cho thấy “cuộc Cách mạng
xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế
giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là

giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng đã góp phần làm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

sản lượng lúa tăng lên đáng kể. Châu Á gồm 8 nước có sản lượng cao nhất đó
là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma
và Nhật Bản. Năm 2013 châu Á có diện tích lúa cao nhất với 146,2 triệu ha,
sản lượng 674,8 triệu tấn.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của 10 nước
đứng đầu thế giới năm 2013
Tên nước
Ấn Độ
Trung Quốc
Indonesia
Thái Lan
Bangladesh
Việt Nam
Myanmar
Philippines
Cambodia
Pakistan

Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
43.500.000
36,598

159.201.300
30.226.000
67,257
203.291.008
13.835.252
51,520
71.279.218
12.373.163
31,348
38.787.391
11.770.000
43,755
51.499.635
7.899.400
55,797
44.076.282
7.500.000
37,333
27.999.750
4.746.082
38,852
18.439.478
3.100.000
30,129
9.339.990
2.800.000
35,000
9.800.000
(Nguồn: FAO STAT, 2015) [30]


Qua Bảng 1.2 cho thấy: Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất
thế giới với diện tích năm 2013 là 43.500 nghìn ha, tuy nhiên do năng suất lúa
của nước này thấp (chỉ đạt 36,598tạ/ha) nên sản lượng lúa của Ấn Độ đứng
thứ 2 thế giới là 159.201 nghìn tấn, chiếm 21,08% tổng sản lượng của thế
giới. Trung Quốc có diện tích trồng lúa đứng thứ 2 thế giới, trong vài thập
niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó
đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình quân năm
2012 đạt 67,257 tạ/ha, sản lượng đạt 203.291 nghìn tấn (đứng đầu về sản
lượng lúa trên thế giới). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích canh
tác lúa của Trung Quốc giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng
nhanh bên cạnh đó nguồn nước ngọt không đủ và phân bố không đều. Đây
cũng là trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Quốc. Tuy Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước có diện tích trồng lúa cao nhất
thế giới nhưng năng suất lúa của nước Australia cao nhất, năm 2013 đạt
102,177 tạ/ha, gấp 2,28 lần năng suất lúa bình quân của thế giới, gấp 2,21 lần
năng suất lúa bình quân của châu Á. Ả Rập là nước có năng suất lúa đứng thứ
2, năm 2013 đạt 96.429 tạ/ha, gấp 2,16 lần năng suất lúa bình quân của thế
giới, gấp 2,1 lần năng suất lúa bình quân của châu Á. Thái Lan là nước xuất
khẩu gạo hàng đầu Thế giới. Nước này cũng được thiên nhiên ưu đãi với
những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện tích canh tác lớn (chiếm
khoảng 40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió
hòa thích hợp cho phát triển cây lúa nước. Vì vậy, cây lúa là cây trồng chính
trong sản xuất nông nghiệp của Thái Lan với diện tích năm 2013 là

12.373.163 ha, năng suất bình quân 31.348 tạ/ha, sản lượng 38.787.391 tấn.
Các trung tâm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực.
Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có
thời gian sinh trưởng trung bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ
trồng được 1 vụ/năm) hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương
thơm, coi trọng chất lượng hơn là năng suất. . . điều này giải thích tại giá gạo
xuất khẩu của Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hướng này Thái
Lan đã tạo ra các giống lúa chất lượng nổi tiếng Thế giới, trong đó phải kể
đến các giống như: Khao đomali, Jasmin (Hương nhài). Theo dự báo của Ban
Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo trong giai đoạn 2007 2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất
khẩu chính của thế giới: Bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất
khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng
lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu.
Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gạo dính. Một số nước
khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

vùng Saharan Châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil. Ấn Độ dự báo vẫn
đứng ở vị trí thứ tư trong số các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Xuất
khẩu gạo của Ấn Độ thất thường. Gạo Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu là gạo
basmati. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lũ và hạn hán xảy ra ở nước
này gây thiệt hại lớn về sản lượng lương thực, giá lúa mỳ tăng cao đã đẩy nhu
cầu tiêu thụ gạo tăng. Chính phủ nước này đang xem xét ban hành chính sách
cấm xuất khẩu các loại gạo thường không phải basmati. Theo dự báo của
USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ tăng trưởng hơn

30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ 16% năm 2007/08 lên
khoảng 17% đến năm 2016/17.
Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn 1998 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở mức 1 triệu
tấn gạo. Khối lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ năm 2004 do diện
tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nước hạn chế. Diện tích sản xuất
lúa được dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng lên. Trung Quốc xuất khẩu
gạo chất lượng cao, gạo hạt ngắn và trung bình tới thị trường bắc Á và gạo chất
lượng thấp, hạt dài tới thị trường Sahara Châu Phi và một số thị trường có thu
nhập thấp của Châu Á. Năm 2013, sản xuất lúa gạo trên thế giới nhìn chung
không có thay đổi lớn so với năm 2012 nhưng nhóm các nước tiêu dùng lớn
như: Trung Quốc, Indonesia, Philippines đang đẩy mạnh chiến lược tự cân đối
nhu cầu trong nước, do đó thị trường thế giới sẽ chỉ có đột biến khi bất ổn về
thiên tai xảy ra. Đầu năm 2013, lượng cung thương mại gạo toàn cầu vẫn khá
dồi dào, trong khi đó, nhu cầu thế giới chưa có dấu hiệu khan hiếm; do đó, thị
trường gạo toàn cầu chỉ chịu tác động trong hai trường hợp: Nếu các nước vừa
chịu ảnh hưởng nặng nề về hạn hán và lũ lụt như Trung Quốc, ấn Độ,
Philippines tăng lượng dự trữ thông qua nguồn cung trong nước hoặc mua bổ
sung vào lượng dự trữ; hoặc thiên tai bất ngờ xảy ra tại các nước sản xuất gạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Hiện tại, nhu cầu lúa gạo về phẩm chất rất khác nhau tùy từng vùng và
tập quán. Các nước Nhật, Triều Tiên, Trung Quốc, Âu Mỹ thích gạo mềm,
ướt, hơi dẻo (giống Japonica). Ngược lại Ấn Độ, Pakixtan, Việt Nam lại thích
gạo nở, cơm khô. Trên thị trường gạo thế giới, chiều dài hạt, phẩm chất gạo
rất được quan tâm. Về chiều dài hạt, Viện IRRI chia ra làm 4 cấp: hạt rất dài

(trên 7,5 mm), hạt dài (6,6 - 7,5 mm), hạt trung bình (5,5 - 6,5 mm) và hạt
ngắn (dưới 5,5 mm). Về màu sắc gạo, phổ biến nhất là màu trắng ngà, song
cũng có màu đỏ hoặc hơi đen. Về hướng phát triển gạo của các nước cũng rất
khác nhau, tùy vào thị trường tiêu thu ̣ của mình mà các nước xuất khẩu gạo
lớn hiện nay tập trung phát triển các loại gạo có chất lượng khác nhau: Thái
Lan tập trung sản xuất phát triển các giống lúa có kiểu hạt dài, chất lượng cao;
tại Mỹ phát triển các giống có kiểu hạt tròn và hạt dài nhưng có chất lượng
cao; trong khi đó Ấn Độ lại phát triển các giống có năng suất cao để xuất
khẩu sang các nước nghèo như các nước ở Châu Phi (Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ, 2011) [1], (Bùi Huy Đáp 1999) [3].
Trong xã hội hiện nay khi mức sống của đại bộ phân người dân đã
được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm gạo có chất lượng cao đặc biệt là các
loại lúa đặc sản ngày một tăng lên. Theo nhận xét của S.Tang và Z.Wang,
2001: lúa đặc sản chất lượng là cơ sở vật chất quan trọng cho công tác cải tiến
các giống lúa mới.
Còn theo định nghĩa của Ceng Y.M; Chen Y (1998) thì lúa đặc sản là
những loại lúa đặc biệt, không giống như các loại lúa phổ biến thông thường.
Chúng được xác định bởi sự khác biệt về một vài đặc điểm theo những chỉ
tiêu quan trọng quy định chung cho phần lớn các nước châu Á và Châu Phi:
hình dáng, kích cỡ, hàm lượng Amylose, màu nội nhũ và mùi thơm...
Ceng Y.W; Chen Y và Dai L.Y (1998) cho rằng lúa nếp hoặc lúa Waxy,
lúa thơm, lúa màu (lúa đỏ, lúa tím, lúa đen), lúa nương-japonica, lúa dẻo (soft
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

rice), lúa boutique, lúa nấu rượu, lúa vô cơ, lúa có phẩm chất dinh dưỡng, ...

đều thuộc lúa đặc sản và khái niệm về lúa đặc sản cổ truyền, lúa đặc sản cải
tiến là khái niệm để phân biệt lúa đặc sản bản địa và lúa đặc sản mới chọn tạo.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới nằm ở toạ độ 8030’ - 23022’ vĩ tuyến Bắc,
102010’ - 109029’ kinh tuyến Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc
điểm khí hậu này đã phần nào khẳng định thêm Việt Nam là cái nôi hình
thành cây lúa. Là một nước có nền nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm
nghề nông, chính vì vậy mà trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền
với sự phát triển của dân tộc. Địa hình nước ta trải dài từ Bắc vào Nam hình
thành nên những vùng đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện cho sự hình thành và
phát triển của cây lúa nước. Lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu trong
sản xuất nông nghiệp của nước ta, hàng năm cây lúa cung cấp 85 - 87% tổng
sản lượng lương thực trong nước, tuy rằng diện tích tự nhiên của Việt Nam
chỉ đạt 33,1 triệu ha, đất sử dụng cho nông nghiệp là 7,4 triệu ha chiếm 22%
diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng lúa là 4,25 triệu ha chiếm 76,9%,
còn lại là cây trồng cạn và cây lương thực khác. Tình hình sản xuất lúa gạo ở
Việt Nam trong những năm gần đây thể hiện qua số liệu bảng 2.3 cho thấy,
diện tích trồng lúa tăng trong thập kỷ 80 và 90. Diện tích trồng lúa năm 1970
là 4.724.400 ha, năm 2000 đạt 7.666.300 ha. Từ năm 2000 đến nay diện tích
trồng lúa biến động không nhiều. Năm 2013 cả nước trồng được 7.899.400
ha, tăng 233.100 ha so với năm 2010.
Năng suất lúa của nước ta cũng tăng rất nhanh theo thời gian. Từ những
năm 1970 đến 1980 năng suất lúa rất thấp và biến động không nhiều, đạt xấp
xỉ 20 tạ/ha. Năm 1990 năng suất lúa đã tăng lên 31,81 tạ/ha, năm 2000 là
42,43 tạ/ha, năm 2010 năng suất lúa đạt 53,22 tạ/ha và năm 2012 có năng suất
lúa cao nhất là 56,32 tạ/ha, tăng 13,89 tạ/ha so với năm 2000 và tăng 35,52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





14

tạ/ha so với năm 1980. Tuy nhiên đến năm 2013 năng suất lúa lại giảm nhẹ so
với năm 2013, đạt 55,8 tạ/ha.
Bảng 1.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
giai đoạn 1970 - 2013
Năm
1970
1980
1990
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
4.724.400
21,53

10.171.633,2
5.600.200
20,80
11648416,0
6.042.800
31,81
19222146,8
7.666.300
42,43
32528110,9
7.492.700
42,85
32.106.219,5
7.504.300
45,90
34.444.737,0
7.452.200
46,39
34.570.755,8
7.445.300
48,55
36.146.931,5
7.329.200
48,89
35.832.458,8
7.324.800
48,94
35.847.571,2
7.207.400
49,87

35.943.303,8
7.414.300
52,23
38.724.888,9
7.440.100
52,28
38.896.842,8
7.513.700
53,22
39.987.911,4
7.655.440
55,38
42.395.826,7
7.753.163
56,32
43.665.814,0
7.899.400
55.80
44.078.652,0
(Nguồn: FAO STAT, 2015) [30]

Do diện tích và năng suất tăng lên sản lượng tăng khá cao, năm 2012
đạt 436.658.140 tấn, năm 2013 đạt 440.786.520 tạ/ha. Có được thành tựu trên
nhờ chúng ta không ngừng cải thiện công tác giống trong sản xuất lúa, đây
cũng chính là chiến lược sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới, phấn đấu
đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 45 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất
giống lúa có chất lượng cao xuất khẩu hàng năm từ 5 - 6 triệu tấn. Như vậy
việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các loại giống lúa có chất
lượng cao phục vụ cho yêu cầu sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đặt
thành chương trình cấp Quốc gia và phải huy động cả “4 nhà”(Nhà nước, Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×